Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH CUNG ỨNG và sử DỤNG GIỐNGGIÁP xác nước lợ ở TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.11 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ KIM TƯ

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG
GIỐNG GIÁP XÁC NƯỚC LỢ Ở TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ KIM TƯ

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG
GIỐNG GIÁP XÁC NƯỚC LỢ Ở TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THANH LONG

2011



LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Long đã tận tình
hướng dẫn tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn đến các anh, chị ở Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Kiên
Giang, các cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trạm Khuyến
nông Khuyến ngư và các hộ dân cũng như các chủ cơ sở sản xuất và kinh
doanh tôm cua giống ở các huyện Vĩnh Thuận, An Minh, U Minh Thượng, An
Biên.
Xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần
Thơ đã dạy bảo và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức trong suốt thời gian học tập
tại khoa.
Xin cảm ơn các bạn cùng lớp Quản Lý Nghề Cá K34 đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Tư

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm khảo sát hiện trạng sản xuất và kinh doanh, hiệu quả tài
chính của các cơ sở sản xuất và kinh doanh tôm sú và cua biển giống. Nghiên
cứu này được thực hiện từ tháng 08/2011 đến tháng 12/2011 ở các huyện Vĩnh
Thuận, U Minh Thượng, An Minh, An Biên của tỉnh Kiên bằng cách phỏng
vấn 5 cơ sở sản xuất tôm sú giống, 27 cơ sở kinh doanh tôm sú giống và 10 cơ
sở sản xuất cua biển giống, 5 cơ sở kinh doanh cua biển giống. Bên cạnh đó đề
tài đã tham khảo kết quả nghiên cứu của 30 hộ nuôi tôm và 30 hộ nuôi cua biển
về đánh giá chất lượng con giống. Kết quả cho thấy các trại sản xuất tôm sú
giống trong tỉnh trung bình một năm sản xuất được 89,4 triệu post chỉ đáp ứng
được khoảng 25% nhu cầu con giống trong tỉnh. Các cơ sở kinh doanh phải

nhập con giống từ các cơ sở sản xuất giống tôm sú ở các tỉnh Miền Trung. Hoạt
động sản xuất cua biển giống phát triển mạnh, sản lượng trung bình 1,31 triệu
cua bột/cơ sở. Nguồn gốc tôm giống chưa ổn định, hầu như các cơ sở kinh
doanh đều không quan tâm đến vấn đề kiểm dịch con giống. Lợi nhuận của mô
hình SXG và kinh doanh tôm sú giống lần lượt là 1.084,6 triệu đồng/năm và
165,2 triệu đồng/năm và lợi nhuận của mô hình SXG và kinh doanh cua biển
lần lượt là 295,74 triệu đồng/năm và 132,95 triệu đồng/năm. Công tác ngành
chưa được thực hiện chặt chẽ. Các cán bộ địa phương chưa kiểm soát hết được
nguồn gốc chất lượng con giống nhập về các cơ sở kinh doanh tôm sú giống.
Các cơ sở sản xuất tôm sú giống hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu con giống
của ngươi nuôi tại địa phương. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các cơ sở
SXG cua biển rất nhanh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nguồn giống của địa
phương và xuất sang một số tỉnh lân cận.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................i
TÓM TẮT.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... viii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................ix
Chương 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 1
1.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất giống và nuôi giáp xác nước lợ ............ 3

2.1.1 Các đối tượng giáp xác trong nuôi trồng thủy sản ............................. 3
2.1.2 Lịch sử phát triển của sản xuất giống và nuôi giáp xác ..................... 4
2.1.2.1 Tôm biển ....................................................................................... 4
2.1.2.2 Cua biển ........................................................................................ 6
2.1.3 Các mô hình nuôi tôm sú.................................................................... 6
2.1.4 Tác động của nghề nuôi giáp xác, xu hướng nuôi giáp xác ............... 7
2.2 Kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (penaeus monodon)................................ 8
2.2.1 Chọn địa điểm xây dụng trại giống .................................................... 8
2.2.2 Trang thiết bị của trại ......................................................................... 9
2.2.3 Nuôi vổ tôm bố mẹ ........................................................................... 11
2.2.4 Cho đẻ và nở trứng ........................................................................... 12
2.2.5 Ương nuôi ấu trùng .......................................................................... 13
2.2.6 Thu hoạch và vận chuyển postlarvae ............................................... 13
2.3 Tình hình thủy sản ở Đồng bằng Cửu Long ........................................... 14
2.3.1 Tình hình nuôi tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long....................... 14
2.3.2 Tình hình sản xuất giống tôm biển ở Đồng bằng sông Cửu Long .. 14
2.3.3 Bệnh tôm biển ở Đồng bằng sông Cửu Long................................... 15
2.4 Tình hình thủy sản Kiên Giang............................................................... 16
2.4.1 Giới thiệu tổng quan......................................................................... 16
2.4.2 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở Kiên Giang .................................. 16

iii


2.4.3 Hiện trạng nuôi tôm sú ở Kiên Giang .............................................. 17
2.4.4 Hiện trạng nuôi cua biển ở Kiên Giang............................................ 17
2.4.5 Hiện trạng cung cấp và sử dụng tôm sú và cua biển giống.............. 18
2.4.6 Định hướng phát triển thủy sản của tỉnh đến năm 2015 .................. 19
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 22
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................... 22

3.1.1 Thời gian nghiên cứu........................................................................ 22
3.1.2 Địa điểm khảo sát ............................................................................. 22
3.1.3 Phạm vi đề tài ................................................................................... 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 22
3.2.1 Thu thập thông tin ............................................................................ 22
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................... 24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 25
4.1 Hiện trạng sản xuất và kinh doanh giống giáp xác ................................. 25
4.1.1 Thông tin chung về chủ các cơ sở SXG và KD tôm sú giống và cua
biển giống ..................................................................................................... 25
4.1.2 Khía cạnh kỹ thuật của các mô hình sản xuất và kinh doanh tôm sú
giống và cua biển .......................................................................................... 27
4.1.2.1 Khía cạnh kỹ thuật của các mô hình SXG tôm sú ...................... 27
4.1.2.2 Khía cạnh kỹ thuật của các mô hình KD tôm sú giống .............. 29
4.1.2.3 Khía cạnh kỹ thuật của các mô hình SXG cua biển giống ........ 31
4.1.2.4 Khía cạnh kỹ thuật của các mô hình KD cua biển giống ........... 33
4.2 Hiện trạng sử dụng giống giáp xác nước lợ trong nuôi trồng thủy sản .. 34
4.2.1 Nguồn gốc và tình hình phân phôi giống giáp xác........................... 34
4.2.1.1 Nguồn gốc tôm sú bố mẹ và tình hình phân phối tôm sú giống . 34
4.2.1.2 Nguồn gốc và tình hình phân phối tôm sú giống của các cơ sở
kinh doanh............................................................................................... 35
4.2.1.3 Nguồn gốc cua mẹ và tình hình phân phối của các cơ sở SXG và
kinh doanh cua biển giống ..................................................................... 36
4.2.2 Đánh giá chất lượng con giống của các cơ sở SXG và kinh doanh
giống giáp xác ở tỉnh Kiên Giang .............................................................. 39
4.2.2.1 Đánh giá chất lượng con giống của các cơ sở SXG và kinh doanh
tôm sú giống .......................................................................................... 39

iv



4.2.2.2 Đánh giá chất lượng con giống của các cơ sở sản xuất và kinh
doanh cua biển giống ............................................................................. 40
4.3 Hiệu quả tài chính của các mô hình sản xuất và kinh doanh giống giáp xác
nước lợ ơ tỉnh Kiên Giang ............................................................................ 40
4.3.1 Chi phí khấu hao............................................................................... 40
4.3.2 Chi phí biến đổi ................................................................................ 42
4.3.3 Hiệu quả tài chính............................................................................. 44
4.4 Những thuận lợi và khó khăn của các cơ sở cung cấp giống giáp xác nước
lợ ở tỉnh Kiên Giang ..................................................................................... 47
4.4.1 Những thuận lợi và khó khăn của các cơ sở sản xuất giống ............ 47
4.4.2 Những thuận lợi và khó khăn của các cơ sở kinh doanh giống ....... 48
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................... 50
5.1 Kết luận ................................................................................................... 50
5.2 Đề xuất .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 53

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Những đối tượng chính trong nuôi trồng thủy sản ............................3
Bảng 2.2: Phát triển về trại giống, sản lượng giống sản xuất và giống nhập khẩu
của ĐBSCL ........................................................................................5
Bảng 2.3: Diện tích nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam ............................................6
Bảng 2.4: Số lượng trại tôm sú và sản lượng tôm bột sản xuất ở các tỉnh ven
biển ĐBSCL năm 2005 ....................................................................15
Bảng 2.5: Biến động diện tích và sản lượng nuôi thủy sản tỉnh Kiên Giang ....17
Bảng 2.6: Diện tích NTTS tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và định hướng đến

năm 2020 .........................................................................................20
Bảng 4.1: Loại hình sản xuất và số năm kinh nghiệm của các cơ sở cung cấp
giống giáp xác .................................................................................25
Bảng 4.2 : Lực lượng lao động ở mô hình sản xuất và kinh doanh tôm sú giống
và cua biển giống .............................................................................26
Bảng 4.3: Tỉ lệ lực lượng lao động ở mô hình sản xuất và kinh doanh tôm sú
giống và cua biển giống .................................................................. 27
Bảng 4.4: Thông tin chung về kỹ thuật của các trại sản xuất tôm sú .............. 28
Bảng 4.5: Thông tin chung về kỹ thuật của các cơ sở kinh doanh tôm sú .......29
Bảng 4.6: Thông tin chung về kỹ thuật của các cơ sở sản xuất cua biển giống ...
.............................................................................................................
........................................................................................................ 31
Bảng 4.7: Thông tin chung về kỹ thuật của các cơ sở kinh doanh cua biển giống
..........................................................................................................34
Bảng 4.8: Tình trạng tiêu thụ tôm sú giống của các cơ sở SXG tôm giống.....35
Bảng 4.9: Tình trạng phân phối tôm sú giống của các cơ sở kinh doanh ........36
Bảng 4.10: Tình trạng phân phối cua biển giống của các cơ sở SXG và kinh
doanh ...............................................................................................38
Bảng 4.11: Chất lượng tôm sú giống cung cấp cho các hộ nuôi ở ...................39
Bảng 4.12: Đánh giá chất lượng cua biển giống ở tỉnh Kiên Giang ................40
Bảng 4.13: Cơ cấu chi cố định của cơ sở SXG tôm sú ....................................41
Bảng 4.14 Cơ cấu chi cố định của cơ sở SXG cua biển ..................................41
Bảng 4.15: Cơ cấu chi phí cố định của cơ sở kinh doanh tôm sú và cua biển
giống..41
Bảng 4.16: Cơ cấu chi phí biển đổi của cơ sở sản xuất tôm sú giống..............42
Bảng 4.17: Cơ cấu chi phí biển đổi của cơ sở sản xuất cua biển giống ...........43

vi



Bảng 4.18 : Cơ cấu chi phí biển đổi của cơ sở kinh doanh tôm sú và cua biển
giống................................................................................................ 44
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của cơ sở sản xuất tôm sú
giống................................................................................................45
Bảng 4.20: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của cơ sở sản xuất cua biển
giống................................................................................................46
Bảng 4.21: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của các cơ sở kinh
doanh tôm sú và cua biển giống......................................................46
Bảng 4.22 : Những thuận lợi của các cơ sở sản xuất giống .............................47
Bảng 4.23: Những khó khăn của các cơ sở sản xuất giống..............................48
Bảng 4.24: Những thuận lợi của các cơ sở kinh doanh giống..........................49
Bảng 4.25: Những khó khăn của các cơ sở kinh doanh giống .........................49

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Mùa vụ kinh doanh...................................................................... 30
Hình 4.2 : Sản lượng bán ra của cơ sở kinh doanh tôm sú giống ............... 30
Hình 4.3: Sản lượng cua giống sản xuất hàng năm ..................................... 32
Hình 4.4: Hình thức vận chuyển cua giống ................................................. 32
Hình 4.5: Hình thức tiêu thụ cua giống ....................................................... 33
Hình 4.6: Nguồn gốc con giống nhập về cơ sở cung cấp giống tôm sú ...... 35
Hình 4.7: Nơi bán con giống ....................................................................... 35
Hình 4.8: Nguồn gốc cua mẹ cho sinh sản ................................................. 36
Hình 4.9: Nơi bán cua biển giống của cơ sở SXG ...................................... 37
Hình 4.10: Nguồn gốc con giống nhập về cơ sở kinh doanh cua biển........ 37
Hình 4.11: Đánh giá chất lượng con giống phân theo địa phương ............. 38

viii



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO:

Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc

KD:

Kinh doanh

KH&CN:

Khoa học & Công nghệ

NN&PTNT:

Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

QCCT:

Quảng canh cải tiến


SXG:

Sản xuất giống

TACB :

Thức ăn chế biến

Tr.c:

Triệu con

Tr.trứng:

Triệu trứng

TX :

Thị Xã

UMT :

U Minh Thượng

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Ở Việt Nam nghề nuôi thủy sản hiện đã và đang phát triển rất năng động. Nghề
nuôi thủy sản truyền thống bắt đầu từ thập niên 60. Nuôi trồng thuỷ sản
(NTTS) Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong 10 năm gần đây. Diện tích
NTTS cả nước năm 2010 là 1.096.722 ha. Sản lượng NTTS là 2.828.622 tấn,
đạt 141,4% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu từ NTTS đạt 3,5 tỷ USD,
bằng 125% so với kế hoạch. NTTS không ngừng phát triển đặc biệt là trong
lĩnh vực nuôi giáp xác như: tôm sú, cua, ghẹ… Sự phát triển này không chỉ ở
quy mô diện tích mà còn cả về mức độ thâm canh hóa ngày càng đa dạng, từ
hình thức quảng canh đến bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh, và hiện
nay đang mở rộng các mô hình nuôi kết hợp nhiều đối tượng (Tạp chí Thương
mại Thủy sản, 2011).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm
của nước ta. ĐBSCL có tiềm năng lớn nhất Việt Nam về nuôi trồng thủy sản cả
về nuôi mặn lợ ven biển và nuôi nước ngọt, có sự phân bố đa dạng một số loài
thủy sản có giá trị kinh tế cao từ nước ngọt đến mặn, lợ, trong đó có một số đối
tượng (giáp xác, nhuyễn thể, cá…) có giá trị kinh tế cao không chỉ ở Việt Nam
mà còn trên thế giới. Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một
vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản
xuất thủy sản hàng hóa tập trung. Với xu hướng tăng diện tích nuôi, tăng mật
độ như thời gian qua dẫn đến nhu cầu con giống ngày càng tăng cao cả về số
lượng cũng như chất lượng. Việc cung cấp con giống vì vậy được xem là một
trong những trở ngại cơ bản để phát triển nghề nuôi thủy sản ở vùng ĐBSCL
(Minh Lê, 2010).
Kiên Giang là một trong những tỉnh ven biển có nguồn lợi thủy sản rất đa dạng
và là địa phương có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ
với các đối tượng nuôi chủ yếu là: tôm sú, tôm thẻ, cua biển. Trong đó tôm sú
là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh, với diện tích ngày càng mở rộng và mức độ
thâm canh hóa ngày càng cao. Hiện nay nhu cầu tôm sú giống tăng cao, nguồn
giống sản xuất trong tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu, đó là chưa kể đến công

tác kiểm dịch chất lượng tôm giống còn khá nhiều hạn chế. Đặc biệt là sự bùng
phát của nhiều dịch vụ kinh doanh con giống đã đi vào hoạt động đã gây trở
ngại không nhỏ trong công tác quản lý và quy hoạch của tỉnh. Vì thế, để có
được nguồn cung ứng con giống ổn định và chất lượng cao để nâng cao hiệu
quả và giảm rủi ro trong quá trình nuôi là một vấn đề không đơn giản. Chính vì
1


thế mà đề tài “ Khảo sát tình hình cung ứng và sử dụng giống giáp xác nước
lợ ở tỉnh Kiên Giang” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng giống giáp xác nước lợ nhằm cung cấp
thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề nuôi giáp xác ở tỉnh Kiên Giang.
1.3 Nội dung nghiên cứu
-

Khảo sát hiện trạng sản xuất và kinh doanh giống giáp xác nước lợ ở
tỉnh Kiên Giang.

-

Khảo sát hiện trạng sử dụng giống giáp xác nước lợ trong nuôi trồng
thủy sản của tỉnh.

-

Đánh giá hiệu quả tài chính của các cơ sở cung cấp giống giáp xác nước
lợ ở tỉnh Kiên Giang.

-


Những thuận lợi và khó khăn của các cơ sở cung cấp giống giáp xác
nước lợ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất giống và nuôi giáp xác nước lợ trên
thế giới và Việt Nam
2.1.1 Các đối tượng giáp xác trong nuôi trồng thủy sản
Nhóm giáp xác hiện cũng có khá nhiều loài được nghiên cứu và phát triển đại
trà trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Tùy thuộc vào điều kiện phân bố
tự nhiên ở các vùng địa lý khác nhau mà các đối tượng giáp xác được chọn
nuôi ở những vùng khác nhau. Nhìn chung, các loài tôm sú, tôm thẻ chân trắng
vẫn chiếm sản lượng chủ yếu trong tổng sản lượng nuôi. Trong số các loài giáp
xác, tôm biển (Penaeus spp) và cua biển (Scylla ssp) có xu hướng phát mạnh
trong thời gian tới (Hambrey, 1999) (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Những đối tượng chính trong nuôi trồng thủy sản
Vùng địa lý

Nước lợ, mặn

Nước ngọt

Vùng nhiệt đới

Penaeus indicus


Macroracchium ssp.

Penaeus merguiensis

Chera quadricarinatus

P. monodon
P. vanamei
Metapenaeus spp.
Scylla serrata
S.olivecea
S. paramamosain
S.tranqueparic
Vùng Á nhiệt đới

P. chinensis

C. destructor

P. japonicus

C. tenuimarus

P. pennicilatus
Panilirus spp.
Portunus spp.
Vùng ôn đới

Homarus gammarus
H. amaricanus


3

Astascus leptodactylus


2.1.2 Lịch sử phát triển của sản xuất giống và nuôi giáp xác
2.1.2.1 Tôm biển
Nghề nuôi trồng thủy sản từ lâu dựa chủ yếu vào nguồn giống tự nhiên bằng
cách thu giống vào ao đầm khi lấy nước hay có thể đánh bắt thu gom tôm cá
bột trên các sông rạch, bãi biển và thả trực tiếp vào ao đầm nuôi. Song, do yêu
cầu phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản, những nghiên cứu sản xuất giống
đã được thực hiện và đã góp phần quan trọng cho nghề sản xuất giống và ngành
nuôi trồng thủy sản.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên quan trọng nhất là nghiên cứu trong lĩnh
vực sản xuất giống tôm biển do Hudinaga của Nhật Bản thực hiện thành công
trên đối tượng tôm Penaeus japonicus năm 1933. Từ đó, nhiều nghiên cứu đã
được thực hiện trên các đối tượng khác như P. monodon, P. merguiensis, P.
indicus, P. vanamei. Các qui trình nước xanh qui mô lớn và qui trình Gaveston
đã dần được hoàn thiện và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Đến nay, đã
có 24 loài tôm thuộc giống Panaeus và 7 loài thuộc Metapenaeus đã nghiên
cứu sinh sản nhân tạo, trong đó có 11 loài được ứng dụng sản xuất đại trà. Hiện
nay, tôm biển được xem là một trong những đối tượng quan trọng nhất trong
nghề nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Nghề nuôi tôm thịt bắt đầu từ các nước Đông Nam Á với hình thức quảng
canh. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thịt chỉ thật sự bắt đầu phát triển mạnh từ
những năm 1970. Năm 1975, Ecuador trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản
lượng tôm nuôi ở Tây Bán Cầu, còn Đài Loan và Trung Quốc dẫn đầu ở Đông
Bán Cầu. Sản lượng nuôi tôm thế giới tăng từ 50.000 tấn 1975 lên 200.000 tấn
vào năm 1987, trong đó, khoảng 70% sản lượng nuôi tôm đến từ các nước

Châu Á. Năm 1988, sản lượng nuôi tôm trên thế giới đạt 450.000 tấn. Tuy
nhiên nghề nuôi tôm trong những năm này đã bắt đầu gặp trở ngại lớn về bệnh
tật. Đài Loan bị thiệt hại nặng nhất với sản lượng giảm từ 100.000 tấn/năm còn
20.000 tấn/năm. Năm 1992, Thái Lan trở thành nước có sản lượng tôm đứng
đầu thế giới và tiếp tục duy trì đến giữa thập niên 90. Quá trình thâm canh hóa
trong nuôi tôm ở Thái Lan tăng rất nhanh. Năm 1985, có 94,9% số ao nuôi tôm
là quãng canh và chỉ có 5,1% ao nuôi là bán thâm canh hay thâm canh. Tuy
nhiên năm 1995, có đến 78,5% số ao nuôi thâm canh, 7% nuôi bán thâm canh
và 14,5% nuôi quãng canh. Năng suất nuôi tôm cũng không ngừng gia tăng từ
456 kg/ha/năm 1985 lên 2.325 kg/ha/năm vào năm 1990 và 3.580 kg/ha/năm
vào năm 1995. Năm 1993-1994 nghề nuôi tôm ở Trung Quốc bị sụp đỗ do dịch
bệnh, sản lượng giảm từ 200.000 tấn (1992) còn 50.000 tấn năm 1993 (Nguyễn
Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).

4


Nghề nuôi tôm biển trên thế tăng trưởng chậm lại do dịch bệnh virus xảy ra
trên toàn cầu từ năm 1995. Dù thế sản lượng vẫn tăng do nhiều công nghệ mới
đã được áp dụng. Sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 1996 đạt 900.000 tấn. Châu
Á là nơi nuôi tôm chủ yếu, chiếm gần 84% sản lượng tôm nuôi mỗi năm. Trong
số các loài tôm nuôi, tôm sú là đối tượng nuôi quan trọng và được nuôi rộng rãi
nhất. Sản lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm he ở Trung Quốc chiếm sản
lượng cao nhất (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Ở Việt Nam, nghiên cứu sinh sản nhân tạo tôm biển được tiến hành ở Miền Bắc
từ những năm 70 với các loài tôm P. meruiensis, P. penicilatus và P. japonicus.
Năm 1982, trại sản xuất giống tôm biển đại trà được thành lập ở Quy Nhơn do
FAO hỗ trợ. Từ năm 1985, tôm sú dã được sinh sản thành công ở Nha Trang và
dần trở thành đối tượng chủ yếu trong sản xuất giống và nuôi tôm biển ở nước
ta. Năm 1994, cả nước đã có trên 800 trại sản xuất giống. Năm 1999 cả nước có

2.116 trại tôm (Bộ Thủy sản, 1999) và 2002 có 4774 trại (Bộ Thủy sản, 2003).
Khu vực sản xuất tôm giống tập chung ở nước ta là tỉnh Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Cà Mau với số trại tương ứng là 1.260 trại, 1.169 trại, 821 trại vào năm
2002. Sản lượng tôm Postlarave sản xuất năm 2002 cả nước trên 19 tỷ con.
Bảng 2.2: Phát triển về trại giống, sản lượng giống sản xuất và giống nhập khẩu
của ĐBSCL
Việt Nam
Năm

ĐBSCL

Sản lượng PL
sản xuất (triệu)

Trại
giống

Trại
giống

Sản lượng PL
sản xuất (triệu)

Sản lượng PL
nhập (triệu)

1997

-


-

134

218

1.703

1998

1.489

4.685

350

701

4.001

1999

2.116

7.466

416

1.219


6.001

2000

2.763

10.271

465

1.340

6.500

2001

4.071

16.247

55

2.500

12.000

2002

4.774


19.088

1.003

3.877

15.000

2003

5.017

25.008

1.089

7.963

-

(Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004)

Bảng 2.3: Diện tích nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam
5


Năm
2005
Diện tích nuôi tôm nước 327,4
lợ (nghìn ha)


2007
323,9

2008
346,9

2009
322,8

2010
334,0

(Niên giám thống kê 2010)

2.1.2.2 Cua biển
Cua biển cũng là đối tượng rất quan trọng trong ngành nuôi thủy sản và khai
thác thủy sản. Nghiên cứu trên đối tượng cua biển Scylla serrata của Ong Kah
Sin năm 1964 là thành công đầu tiên trong việc khép kín vòng đời của cua biển.
Từ đó, đã làm cơ sở cho nhiều nghiên cứu khác trên đối tượng S. serrata, S.
paramamosain, S. olivacea, S. transqueparica…
Nghề nuôi cua biển ở Việt Nam bằng giống tự nhiên có từ rất lâu, đến năm
2004 sản xuất giống thành công, mở ra hướng nuôi bằng giống nhân tạo và nay
đã có cua y, cua gạch, cua lột cung cấp tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Năm 2007 Trung tâm Khuyến ngư và Nghiên cứu kỹ thuật thủy sản Bình Định
đã cho cua xanh sinh sản nhân tạo, tạo nguồn cua giống, chủ động cung cấp
cho người nuôi trong và ngoài tỉnh. Năm 2007 đã xuất trại 3,3 vạn con cua
giống đủ tiêu chuẩn.
Năm 2006, nhiều hộ dân ở Năm Căn – Đầm Dơi Cà Mau, Duyên hải Trà Vinh
và Thạnh Phú Bến Tre đã dùng cua giống nhân tạo nuôi thành công có hiệu

quả. Năm 2007, nghề nuôi cua biển lan rộng, cua giống nhân tạo không còn
hoài nghi là ‘‘nuôi không lớn’’. Nghề nuôi cua lan nhanh ra tỉnh phía Bắc và
tỉnh miền Trung.
Năm 2008, chỉ tại Cà Mau đã thả hơn 200 triệu con cua giống, Trà Vinh thả
gần 100 triệu con, diện tích thả cua nuôi tăng lên gấp 4-5 lần và tại Cà Mau
mỗi năm đã cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hơn 7.000 tấn
cua (Nguyễn Chung, 2010). Cũng giống như tôm càng xanh và tôm biển, sản
xuất giống cua cũng dựa trên các qui trình nước trong hở, nước trong kín và
nước xanh. Nghề nuôi cua biển vì thế vẫn còn dựa chủ yếu vào nguồn cua
giống bắt từ tự nhiên ở các cửa sông, rừng ngập mặn, bãi triều ven biển.
2.1.3 Các mô hình nuôi tôm sú
Hiện nay, có nhiều mô hình nuôi tôm sú đang được áp dụng trên thế giới và ở
Việt Nam, mỗi mô hình nuôi có tính đặc thù về vùng sinh thái, kỹ thuật, kinh tế
xã hội và tác động đối với môi trường. Các hình thức thâm canh nuôi tôm biển
cơ bản được phân chia thành quảng canh, bán thâm canh và siêu thâm canh.
Ngoài ra, trong xu hướng phát triển hiện nay, nhiều hình thức mới với những
tiêu chí thiêng về nuôi bền vững và thân thiện với môi trường đã được đưa ra

6


như nuôi tôm sú sinh thái, nuôi tôm sú thân thiện với môi trường, nuôi tôm sú
an toàn sinh học… (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
- Nuôi quảng cảnh
Đây là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của các mô hình nuôi mật độ thấp (1-5
con/m2). Thức ăn hoàn toàn dựa vào thức ăn tự nhiên trong đầm hoặc bổ sung
thức ăn không thường xuyên. Ở nước ta các mô hình nuôi tôm sú kết hợp trong
rừng gập mặn, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hay một số mô hình nuôi tôm sú
luân canh trên ruộng lúa ở vùng đất nhiễm mặn theo mùa.
- Nuôi bán thâm canh

Là hình thức nuôi tôm sú vừa dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên, vừa được cho ăn
bổ sung như thức ăn viên hay kết hợp với thức ăn tươi sống. Mật độ thả nuôi từ
8-10 con/m2 theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam 2000.
- Nuôi thâm canh
Đây là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn cho ăn, chủ yếu là thức ăn
viên có chất lượng cao. Mật độ thả cao từ 25-40 con/m2.
- Nuôi siêu thâm canh
Mô hình nuôi siêu thâm canh là nuôi với mật độ rất cao 100-150 con/m2. Mô
hình này chỉ áp dụng được với một số nước có nghề nuôi tôm sú phát triển.
2.1.4 Tác động của nghề nuôi giáp xác, xu hướng nuôi giáp xác hiện nay và
trong thời gian tới
Nghề nuôi giáp xác mà quan trọng nhất là nghề nuôi tôm biển mặc dù đã và
đang góp phần rất quan trọng cải thiện đời sống người dân, tạo công ăn việc
làm, tạo sản phẩm giá trị cao và có thị trường rộng lớn cho xã hội. Tuy nhiên
nghề nuôi cũng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực lên môi trường và kinh tế
xã hội.
Tác động lên môi trường
-

Ô nhiễm môi trường do chất thải từ các ao nuôi

-

Ô nhiễm từ hóa chất sử dụng trong NTTS

-

Tàn phá rừng ngập mặn

-


Suy giảm sản lượng và tính đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản

-

Di nhập các loài nuôi lạ ảnh hưởng đến quần thể địa phương

Tác động lên xã hội

7


-

Mẫu thuẫn giữa các thành phần kinh tế

-

Thay đổi quan hệ và phân cấp xã hội

-

Thất nghiệp và di dân

-

An toàn lượng thực bị đe dọa

Giai đoạn hiện nay đang mở rộng diện tích NTTS cũng như nâng cao sản
lượng, bên cạnh đó cũng gặp không ít trở ngại xảy ra liên quan đến vấn đề ô

nhiễm môi trường, tình hình dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi.
Do những trở ngại nêu trên, xu hướng hiện nay và trong tương lai là nuôi tôm
bền vững đa dạng hóa đối tượng nuôi, cải thiện quy hoạch và quản lý trong
phát triển nuôi trồng.
2.2 Kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon)
2.2.1 Chọn địa điểm xây dựng trại giống
Chọn địa điểm xây dựng trại giống là khâu cơ bản trong sản xuất giống tôm.
Sau đây là một số chỉ tiêu cần lưu ý khi chọn địa điểm xây dựng trại:
* Nguồn nước
+ Nước biển: Nước biển dùng trong trại giống nên trong sạch và hạn chế
phù sa, chất lượng nước ổn định độ mặn giao động ít. Nước thích hợp cho trại
giống cần đảm bảo:
- Độ mặn: 28-32‰
- Nhiệt độ nước: 28-32 oC
- pH: 7,5-8,3
- Oxy hoà tan: 5-10 mg/l
- Amonia: < 0,1 mg/l
- N-NO2-: < 0,02 mg/l
- N-NH4+ : < 0,1 mg/l
- Kim loại nặng: < 0,01 mg/l
+ Nước ngọt: Nước ngọt cũng là yếu tố quan trọng trong trại sản xuất. Nước
ngọt dùng để điều chỉnh độ mặn rửa dụng cụ và dùng cho sinh hoạt khác. Khi
sử dụng nước giếng cần chú ý đến chất lượng của nước.
*Nguồn tôm bố mẹ
Chọn địa điểm với nguồn tôm bố mẹ dồi dào, dễ tìm và quanh năm là yếu tố
cần xem xét khi chọn vị trí xây dựng trại giống.
8


* Năng lượng

Trong sản xuất giống tôm, điện là yêu cầu rất quan trọng trong sản xuất và sinh
hoạt của trại. Cần chọn nơi xây dựng gần đường điện để tiện cho việc sản xuất
giống tôm.
* Điều kiện thời tiết, khí hậu
Trại tôm có thể xây dựng bất cứ nơi nào có điều kiện thời tiết đảm bảo cho môi
trường nuôi. Những nơi thuộc vùng nhiệt đới thường thuận lợi hơn vùng ôn đới
có nhiều nắng và nhiệt độ cao sẽ dễ dàng cho việc ương ấu trùng và nuôi thức
ăn tự nhiên cho ấu trùng. Tuy nhiên, vào mùa mưa cũng có thể bị trở ngại do
nhiệt độ xuống thấp và nước bị nhạt hóa. Trại tôm nên đặt ở nơi hạn chế giông
bão, lũ lụt hay vùng dễ bị xoáy mòn không thích hợp cho trại tôm.
2.2.2 Trang thiết bị của trại giống
* Bể lắng, bể lọc, bể chứa và bể xử lý nước thải
Bể lắng bằng xi măng cốt thép, có thể tích từ 100 m3 trở lên, bể dạng chìm hay
bán chìm, bán nổi, dùng để chứa nước biển cho lắng bùn, chất rắn trước khi
bơm lên bể lọc. Bể có thể được che bằng máy che tối.
Bể lọc có dạng lọc cơ học và lọc sinh học.
Bể chứa dùng để cấp nước cho các bể ương nuôi. Bể chứa phải đảm bảo ít nhất
20% thể tích bể ương để sẵn sàng cấp thay nước khi cần thiết.
Bể xử lý nước thải là một trong những yêu cầu quan trọng trong một trại giống
nhằm hạn chế nước thải lang tràng, làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Bể
chứa xây chìm bằng xi măng. Bể có thể tích đủ lớn 20-100m3 để đủ chứa nước
thải và xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường.
* Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ
Bể nuôi vổ tôm bố mẹ có thể là bể xi măng, bể composite hay bể lót tấm nhựa.
Bể có thể dạng tròn, hình chữ nhật hay dạng oval, đáy bể phẳng hay hình chóp,
thể tích của bể có thể từ 5-40 m3 và sâu 1m. Bể có màu đen là tốt nhất cho nuôi
vổ và đẻ trứng của tôm.
* Bể đẻ
Bể có thể bằng nhựa hay composite, thể tích bể từ 0,5 - 1,5 m3, bể có dạng đáy
hình chóp hay đáy phẳng, dùng để chứa tôm đẻ đến khi sắp đẻ.


9


* Bể ương ấu trùng
Có hai hệ thống bể khác nhau dùng trong nuôi ấu trùng tôm sú, bể lớn được
dùng chủ yếu ở Nhật Bản và Đài loan và hệ thống bể nhỏ (hệ thống bể
Galvenson) phổ biến ở Đông Nam Á.
-

Hệ thống bể nhỏ: có dạng hình tròn, hình chữ nhật hay dạng oval với
thể tích từ 4-6 m3. Bể được làm bằng xi măng, nhựa hay composite.
Bể có lắp đặt các ống PVC để cấp và thay nước.

-

Hệ thống bể lớn: Bể thường có dạng hình chữ nhật hay vuông có thể
tích từ 50-2000 m3 bể có thể đặt ngoài trời hay trong nhà với máy
che trong suốt.

-

Hệ thống bể tuần hoàn: Bao gồm bể ương và bể lọc sinh học. Bể
ương tốt nhất có hình tròn, màu xám, bằng composite có thể tích từ
4-10 m3. Bể được nối với bể lọc sinh học nhờ hệ thống ống nhựa
PVC.

Bể lọc sinh học có thể là bể lọc ngập nước hay có kết hợp với lọc ước. Mỗi loại
điều có ưu và nhược điểm riêng, tổng thể tích bể lọc khoảng 20-30% tổng thể
tích bể ương. Bể có thể bằng nhựa, composite có thể tích bằng 0,5 - 1 m3/bể.

Các bể điều được lắp ráp với các ống nhựa PVC sao cho nước được lưu thông
tốt giữa các bể lọc và bể ương ấu trùng. Giá thể cho bể lọc có thể là đá nhỏ, san
hô, hay hạt nhựa sao cho có tổng diện tích bề mặt lớn.
* Bể ương Postlavae
Bể có thể bằng nhựa, composite có thể tích bằng 5 - 10 m3/bể, bể có thể đặt
ngoài trời. Trại quy mô lớn thường có ao ương, diện tích từ 500 - 1.000 m2. Độ
sâu của ao và bể đủ đảm bảo mức nước từ 60-80 cm.
* Bể nuôi tảo và bể ấp trứng Artemia
Nuôi tảo hay Artemia hay các loại thức ăn tự nhiên khác là khâu quan trọng
trong trại tôm giống. Bể nuôi có thể làm bằng composite, bằng nhựa hay xi
măng. Thể tích bể nuôi thức ăn tự nhiên chiếm khoảng 20% tổng thể tích bể
ương ấu trùng.
* Hệ thống sục khí
Sục khí là khâu luôn được duy trì xuyên suốt trong quá trình ương nuôi ấu
trùng của trại giống, nhằm đảm bảo đủ oxy hòa tan trong nước, đảm bảo nhiệt
độ đều trong bể, giảm hàm lượng khí độc, phân tán đều ấu trùng và thức ăn.
Sục khí có thể bằng máy thổi hay máy nén chạy bằng nhiên liệu hay điện, nên
10


có ít nhất 2 máy luân phiên nhau nhằm đảm bảo an toàn cho máy và đảm bảo
sục khí liên tục. Máy thổi có áp suất khí hơi 0,2 - 0,3 kg/cm3 và tốc độ thổi từ
4-5 lít/m2 sẽ đảm bảo đủ oxy hòa tan cho tôm.
* Hệ thống cấp thải nước
Hệ thống bơm cấp nước trong trại cần được lắp đặt hoàn chỉnh để đảm bảo việc
cấp và thải nước dễ dàng trong bể. Tùy theo hệ thống qui mô trại mà sử dụng
loại máy bơm với công xuất thích hợp, máy bơm điện sẽ tiện lợi nhiều hơn so
với máy bơm dầu. Nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường cũng cần phải
được xử lý và dùng hóa chất xử lý thật kỹ.
* Các dụng cụ khác

Ngoài các bể, các hệ thống điện, nước, trong trại giống còn yêu cầu rất nhiều
các loại máy móc và dụng cụ khác để sử dụng trong sản xuất.
2.2.3 Nuôi vỗ tôm bố mẹ
* Nguồn tôm bố mẹ
Hiện nạy nguồn tôm bố mẹ trong sinh sản nhân tạo có từ 2 nguồn: tôm tự nhiên
bắt từ biển và tôm nuôi trong các ao đầm. Nhìn chung tôm đầm có kích cỡ nhỏ
hơn tôm biển, cho sức sinh sản thấp và đôi khi chất lượng ấu trùng cũng thấp
hơn. Tuy nhiên, tôm đầm giúp chủ động nguồn tôm bố mẹ, giá thành tôm ao
đầm cũng rẻ hơn tôm biển rất nhiều lần. Tôm biển có kích cỡ từ 150-300 g, tôm
trong đầm có kích cỡ từ 100-150 g là có thể được chọn làm tôm bố mẹ để nuôi
vỗ.
* Thả nuôi
Những con tôm chưa thành thục hay chớm thành thục khỏe mạnh, vỏ sạch và
cứng, không thương tích, mang bình thường được chọn để nuôi vỗ. Sau đó xử
lý tôm bố mẹ bằng formalin 200 mg/l trong 30 phút. Mật độ tôm bố mẹ 6
con/m2 (3 đực: 3 cái).
* Cơ sở khoa học để cắt mắt tôm
Thông thường quá trình thành thục của tôm bị ức chế bởi hormon ức chế sinh
dục GIH. Hormon này được tiết ra từ một cơ quan X trong cầu mắt, hormon
được chứa ở tuyến nút để tiết vào máu. Khi cắt mắt ở tôm mẹ sẽ giúp làm
lượng hormon này giảm đến mức thấp để quá trình thành thục có thể diễn ra
nhanh chóng.
* Các bước chuẩn bị để cắt mắt tôm

11


-

Chỉ chọn tôm cái để cắt mắt, khi cắt mắt giữ tôm nhẹ nhàng chắc

chắn bằng một tay.

-

Kiểm tra thelycum của con cái, chỉ những tôm có chứa túi tinh mới
cắt mắt.

-

Chỉ cắt 1 mắt tôm, giữ lại mắt khỏe, cắt mắt hư nếu có.

-

Có thể cắt mắt tôm bằng một số phương pháp sau: thắt cuốn mắt, cắt
cuốn mắt bằng kẹp, rạch và bóp cầu mắt.

* Quản lý môi trường nuôi
Trong nuôi vỗ tôm bố mẹ chất lượng nước cần đảm bảo là khâu rất quan trọng,
các yếu tố môi trường như: độ mặn, nhiệt độ, pH, oxy, đạm, kim loại nặng, chất
hữu cơ,... là những yếu tố cần được đảm bảo thích hợp:
-

Độ mặn: 28- 30 ppt

-

Nhiệt độ nước: 28-31oC

-


pH: 7,5-8,5

-

Cường độ chiếu sáng: 100 lux hay dưới

-

Oxy hòa tan: >5 mg/l

-

Đạm tổng số: <0,5 mg/l

-

Nitrite: <0,1 mg/l

Trong quá trình nuôi hàng ngày thay nước với tỉ lệ 10-40% thể tích bể, ít nhất
là 6-7% thể tích bể. Thay nước mới hoàn toàn sẽ rất tốt cho tôm, tuy nhiên
dùng nước tuần hoàn với hệ thống lọc cơ học và sinh học cũng mang lại kết
quả tốt. Trong quá trình nuôi vỗ không nên gây tiếng ồn hay động tôm. Chỉ bắt
tôm khi thật cần thiết và thao tác phải nhẹ nhàng, tránh gây thương tích cho
tôm.
* Thức ăn và cách cho ăn
Các loại thức ăn thường dùng cho tôm bố mẹ trong trại giống là mực, sò huyết,
hầu, ốc mượn hồn, gan heo với lượng 10% trọng lượng tôm. Trong quá trình
nuôi vỗ tôm được cho ăn ngày 2 lần, thức ăn được xi phong sạch sẽ.
2.2.4 Cho đẻ và cho nở trứng
Thời gian nuôi vỗ tôm có thể từ 3 ngày đến 2 tháng tùy vào độ tuổi, kích cỡ,

giai đoạn lột xác,... Tôm chọn cho đẻ cần đạt một số chỉ tiêu như: Buồng trứng
ở giai đoạn IV có màu xanh đậm, các phụ bộ đầy đủ không bị thương tích, có
túi tinh ở túi chứa tinh, màu sắc của tôm bình thường.
12


Trước khi cho đẻ tôm cần được xử lý bằng hóa chất như formalin, KMnO4,...
sau khi cho tôm vào bể đẻ cần che tối lại bằng vải bạc và tránh làm động tôm.
Tôm sẽ đẻ ngay trong đêm đó, có thể nhận biết tôm đẻ bằng mùi đặt biệt và qua
những ván bọt trên mặt nước. Sáng hôm sau, vớt tôm mẹ ra khỏi bể đẻ và xi
phong trứng vào túi lọc mịn. Trứng thu được nên xử lý bằng formol. Iodine hay
KMnO4 trước khi đem ấp, mật độ ấp có thể từ 100-200 trứng/l. Trứng có thể ấp
trong những bể riêng biệt sau đó chuyển ấu trùng vào bể ương hay ấp trực tiếp
trứng trong bể ương ấu trùng. Trứng sẽ nở sau 12-15 giờ sau khi ấp.
2.2.5 Ương nuôi ấu trùng
Mật độ ương của ấu trùng trung bình từ 150-200 nauplius/lít nước.
Các chỉ tiêu môi trường, công việc thay nước, xử lý hóa chất là những yếu tố
quan trọng cần được kiểm soát để quản lý môi trường ương. Nhiệt độ nước nên
duy trì ở khoảng 28-30oC, những tháng lạnh dụng cụ tăng nhiệt là rất cần thiết,
đồng thời đậy bể lại cũng là phương pháp hữu hiệu. Độ mặn nước ương tốt nhất
28-30 ppt, tuy nhiên độ mặn của nước biển thường dao động theo mùa nên
công việc dự trữ nước mặn là rất cần thiết để đảm bảo sản xuất quanh năm.
Ngoài ra, nước ót (90-120 ppt) cũng có thể dùng để pha nước ương thay thế
cho nước biển khi cần thiết. Trong quá trình ương sục khí liên tục để đảm bảo
cung cấp đủ oxy cho ấu trùng, hàm lượng N-NO2 và NH3 đảm bảo dưới mức
gây hại.
Trong quá trình ương nuôi không cần phải thay nước trong giai đoạn Nauplius,
giai đoạn Zoea thay nước 30% mỗi ngày, vào giai đoạn Mysic thay nước 50%
mỗi ngày, giai đoạn Post-larvae thay nước từ 50-80% mỗi ngày. Trong hệ
thống lọc nước tuần hoàn do nước được luân chuyển thường xuyên và nước đã

được lọc qua hệ thống sinh học nên không cần thay nước.
2.2.6 Thu hoạch và vận chuyển Postlarvae
+ Thu hoạch
Rút cạn nước trong bể nuôi, dùng vợt vớt Postlarvae ra thùng, chậu. Tiến hành
định lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu mẫu để tính số
lượng Postlarvae bằng cách đong mẫu hoặc đếm so màu mẫu để tính số lượng
Postlarvae xuất cho người ương, nuôi đồng thời tính được kết quả sản xuất và
tỷ lệ sống cho từng đợt sản xuất giống, hạch toán lỗ, lãi.
+ Vận chuyển Postlarvae
Đóng tôm vào túi nilon có nước và oxy. Mật độ tôm, trong bao tùy thuộc vào
thời gian vận chuyển. Mật độ vận chuyển thông thường 300 - 500 PL/lít (với
thời gian vận chuyển trên 10 giờ) 500 - 800 PL/lít (với thời gian vận
13


chuyển dưới 10 giờ). Giữ nhiệt độ trong bao khoảng 22–24 oC có tác dụng làm
tôm ít hoạt động giảm lượng tiêu hao oxy, không ăn thịt lẫn nhau do vậy, giảm
được sự hao hụt trong quá trình vận chuyển.
+ Quản lý bệnh trong trại tôm giống
Trong sản xuất giống phòng bệnh là phương pháp quan trọng, mang lại hiệu
quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là phương pháp đối phó cuối cùng, ít hiệu quả.
2.3 Tình hình thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
2.3.1 Tình hình nuôi tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước trong năm 2010 đạt trên 639.000 ha, sản
lượng đạt gần 470.000 tấn. ĐBSCL có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát
triển nghề NTTS. Vài năm trở lại đây, các tỉnh trong khu vực này phát triển khá
nhanh nghề NTTS. Trong NTTS ở ĐBSCL, con tôm sú là đối tượng nuôi được
nông dân lựa chọn nhiều nhất đã trở thành nghề sản xuất mang lại hiệu quả
kinh tế cao, làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong vùng; góp phần giải quyết việc
làm, xóa đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn và làm thay đổi nhiều bộ

mặt làng quê. Đến nay, diện tích nuôi tôm của khu vực này chiếm 70% tổng
diện tích và 80% sản lượng NTTS của vùng. Chỉ tính trong 5 năm (2005-2010),
vùng ĐBSCL phát triển diện tích nuôi tôm nước lợ từ 568.130 ha tăng lên
639.115 ha. Các tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn như: Cà Mau đạt 265 nghìn ha;
Bạc Liêu 125.623 ha; Kiên Giang có diện tích từ 20 nghìn ha đến 81,726 nghìn
ha, sản lượng 34.737 tấn (Đỗ Nam, 2011).
2.3.2 Tình hình sản xuất giống tôm biển ở Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL, nghiên cứu sản xuất giống lần đầu tiên được tiến hành vào những năm
1987-1988 trên đối tượng tôm thẻ. Sau đó, trại sản xuất giống đại trà được
thành lập và phát triển nhanh chóng ở các tỉnh ven biển trong vùng. Tuy nhiên,
từ những năm 1994-1995 nhờ sự thành công trong kỹ thuật sản xuất giống tại
địa phương, tôm sú đã trở thành đối tượng chủ yếu trong nghề sản xuất giống ở
ĐBSCL, đặc biệt từ năm 1997 (Trần Ngọc Hải & Nguyễn Thanh Phương,
2009).
Năm 2005, cả nước có trên 4.280 trại và đạt sản lượng trên 28,8 tỷ tôm bột.
ĐBSCL là nơi nuôi tôm chính của cả nước nhưng số trại giống chỉ là 1.261 trại.
Vì thế, hàng năm ĐBSCL phải nhập thêm một lượng lớn tôm bột từ các tỉnh
Miền Trung để đảm bảo cung cấp giống cho nghề nuôi trong vùng.

14


×