Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Quy Hoạch Phát Triển Giáo Dục, Đào Tạo Tỉnh Vĩnh Phúc Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.62 KB, 89 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VĨNH PHÚC, 2011

1


Lời nói đầu
Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là
quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững.
Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã đạt
được những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế, xã hội với đặc trưng là tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao. Trên cơ sở đó, với sự quan tâm của Đảng và chính
quyền các cấp, được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, các
doanh nghiệp và các tổ chức trong tỉnh, giáo dục và đào tạo của tỉnh Vĩnh
Phúc đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và nhu cầu nâng cao trình độ dân trí, đào
tạo nhân lực và nuôi dưỡng, khuyến khích nhân tài trong tỉnh.
Tuy nhiên, những điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập của nhiều cơ
sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh còn hạn chế về cơ sở vật chất trường, lớp học,
chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập chưa đáp
ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, yêu cầu đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh.
Nhằm khắc phục những tồn tại hiện có, tận dụng những cơ hội và vượt
quan thách thức đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và


của đất nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, để tạo tiền đề phát
triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, ngành giáo dục, đào tỉnh Vĩnh Phúc
cần được phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, UBND
tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan trong
tỉnh và Trung ương có liên quan tiến hành nghiên cứu xây dựng Quy hoạch
phát triển giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
Mục tiêu của Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là: trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh
giá các yếu tố và điều kiện phát triển từ đó xác định các quan điểm, mục tiêu,
phương hướng và hệ thống các giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các bước đi phù hợp với điều kiện phát triển
của tỉnh.
Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 được nghiên cứu xây dựng dựa trên cơ sở những căn
cứ chủ yếu sau:
- Nghị định số 92/2006-NĐ của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.

2


- Nghị định số 04/2008/NĐ của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH về hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 04/2008/NĐ của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2006/NĐ của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.
- Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh trình đại hội đại biểu Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV.
- Nghị quyết 04-NQ/TU Tỉnh uỷ (Khoá XIII) về phỏt triển giáo dục, đào
tạo thời kỳ 2001-2005.
- Nghị quyết 04/NQ của HĐND Tỉnh về phổ cập giáo dục Trung học.
- Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 25 tháng 2 năm 2008 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (Khoá XIV) về phát triển nguồn nhân lực phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2015 định hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 15/2007/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Hội
đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát
triển giáo dục, đào tạo giai đoạn 2007-2010.
- Kế hoạch số 4486/KH-UBND của UBND Tỉnh về thực hiện phổ cập giáo
dục trung học để triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ của HĐND tỉnh.
- Kế hoạch số 87-KH/TU thực hiện chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư
Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục...
- Đề án phát triển giáo dục và nguồn nhân lực đến năm 2015.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
202 0, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
- Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan.
- Niêm giám thống kế tỉnh Vĩnh Phúc, các kết quả điều tra khảo sát kinh
tế-xã hội liên quan, các báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc về
tình hình phát triển ngành những năm gần đây...
- Các tài liệu, thông tin, số liệu và văn bản pháp quy về giáo dục, đào tạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ,
ngành TƯ liên quan.
Trong thời gian nghiên cứu xây dựng Quy hoạch, Báo cáo tổng hợp Quy
hoạch đã được chỉnh sửa nhiều lần trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo và tư vấn của
các đồng chí Lãnh đạo các cấp, Lãnh đạo các Sở, ngành, các nhà giáo, nhà

quản lý giáo dục và các chuyên gia của tỉnh và các cơ quan Trung ương.
Cấu trúc của bản Quy hoạch gồm 5 phần:
- Phần 1: Các điều kiện và yếu tố phát triển giáo dục, đào tạo thời kỳ
đến năm 2020
- Phần 2: Hiện trạng phát triển giáo dục, đào tạo
- Phần 3: Phương hướng phát triển giáo dục, đào tạo thời kỳ đến năm
2020
3


- Phần 4: Tầm nhìn giáo dục, đào tạo đến năm 2030
- Phần 5: Những giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch

Phần thứ nhất
CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ YẾU TỐ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020
I. ĐẶC ĐIỂM NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TỔ CHỨC HÀNH
CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
1. Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (1), phía Bắc
giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Nam và
phía Đông giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,0 km 2, với 9
đơn vị hành chính, trong đó 1 Thành phố (Vĩnh Yên), 1 thị xã (Phúc Yên) và 7
huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường,
Yên Lạc. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô
Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và
tuyến đường cao tốc Xuyên Á Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng đang
được xây dựng, là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), vùng trung du
miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội. Quá trình CNH, HĐH trong những năm

qua đã tạo ra cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý: tỉnh có tốc độ
phát triển công nghiệp rất nhanh và trở thành một bộ phận cấu thành của vành
đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước
sự lan toả của các khu công nghiệp và đô thị lớn thuộc Hà Nội như Bắc
Thăng Long, Nội Bài, Sóc Sơn...
Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và
quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã và đang đưa tỉnh xích gần hơn với các
trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước và quốc
tế như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 -Việt Trì
- Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường
vành đai IV thành phố Hà Nội...
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với
vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.
Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha (chiếm 53,1% tổng diện tích
của tỉnh), bao gồm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch (17 xã), huyện Sông lô
(17 xã), huyện Tam Đảo (9 xã) và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị
(1)

Vĩnh Phúc được Chính phủ phê duyệt thành một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vào
tháng 7 năm 2003.
4


xã Phúc Yên. Vùng có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở
trường lớp học và việc đi lại đến trường của học sinh.
Vùng trung du chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông – Nam, có diện tích tự
nhiên khoảng 24.900 ha (chiếm 20,2% tổng diện tích của tỉnh), bao trùm phần
lớn diện tích huyện Tam Dương (13 xã) và Bình Xuyên (15 xã), thành phố
Vĩnh Yên (6 phường xã), một phần huyện Lập Thạch, Sông Lô (11 xã), thị xã

Phúc Yên.
Vùng đồng bằng có diện tích 32.900 ha (chiếm 26,7% tổng diện tích của
tỉnh), bao gồm các huyện Yên Lạc (17 xã) và Vĩnh Tường (29 xã). Đây là vùng
có địa hình bằng phẳng, trình độ phát triển kinh tế, xã hội và kết cấu hạ tầng
khá hơn vùng miền núi, thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở trường học và việc
đến trường của học sinh.
2. Tổ chức hành chính
Do yêu cầu của công tác quản lý, các cơ sở giáo dục (mầm non và phổ
thông) thường được tổ chức theo địa bàn đơn vị hành chính. Vì vậy, việc tổ
chức hành chính cấp cơ sở (số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện,
xã/phường và thôn của tỉnh) có tác động nhất định đến tổ chức mạng lưới và
số lượng cơ sở giáo dục các cấp. Mỗi đơn vị cấp huyện thường có ít nhất là 1
Trường trung học phổ thông (hoặc mỗi một cụm xã trong phạm vi một huyện
có 1 trường), mỗi Xã/Phường/Thị trấn có ít nhất 1 trường trung học cơ sở và
một hoặc hai trường tiểu học. Trường mầm non (mẫu giáo) thường được tổ
chức theo phạm vi một thôn (vùng nông thôn) hoặc tổ dân phố (khu vực đô
thị).
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 9 huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh;
Toàn tỉnh có 112 xã (nông thôn) và 25 phường, thị trấn (đô thị). Trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội và đô thị hoá, số đơn vị hành chính có thể thay
đổi và theo đó số lượng cơ sở giáo dục cũng sẽ biến động theo xu hướng tăng
lên để phù hợp với quy mô dân số và đặc điểm tổ chức xã hội trên địa bàn.
II. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, NGUỒN NHÂN LỰC VÀ XÃ HỘI
1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu dân số
Dõn số trung bỡnh theo tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 4/2009 có
khoảng 1.000,8 ngàn người, trong đó, phần lớn là nông thôn (chiếm 77,6%
tổng số), dân số đô thị chỉ mới chiếm 22,4% tổng dân số của tỉnh, chủ yếu tập
trung ở thành phố Vĩnh Yên (31,0% tổng dân số đô thị) và Thị xã Phúc yên
(chiếm 26,8% tổng dân số đô thị). Mật độ dân số khá cao (824 người/km2), đòi
hỏi phải có sự tập trung với mật độ cao các trường học phổ thông các cấp.

Dự báo trong thời kỳ từ năm 2010 đến năm 2015 và năm 2020, tổng số
người trong tuổi lao động liên tục tăng cho thấy nhu cầu đào tạo nghề nghiệp,
đào tạo nâng cao và đào tạo lại nghề còn lớn. Tổng số người trong các nhóm
tuổi đi học tiếp tục tăng dần cho đến năm 2020. Số lượng người trong nhóm
tuổi đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (tập trung

5


trong nhóm 18-21 tuổi) tăng liên tục và tương đối nhanh đòi hỏi phải đầu tư
mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo cho nhóm đối tượng này.

Bảng 1: Dự báo dân số đến năm 2020 (có tính đến di cư-tăng cơ học)
Đơn vị : 1000 người

Nhóm tuổi
1. Tổng dân số
2. Tổng dân số trong tuổi lao động
3. Tổng dân số trong các nhóm tuổi đi
học (0-21 tuổi)
Trong đó :
- Nhóm từ 0 - 2 tuổi (nhà trẻ)
- Nhóm từ 3 - 5 tuổi (mẫu giáo)
- Nhóm từ 6 - 10 tuổi (tiểu học)
- Nhóm từ 11 - 14 tuổi (THCS)
- Nhóm từ 15 – 17 tuổi (THPT)
- Nhóm từ 18 - 21 tuổi ĐH, CĐ,
TCCN, DN)

2010


2015

2020

1.009,5
657,0

1.130,0
748,0

1.245,0
800,0

378,0

385,8

394,3

54,7
50,1
71,5
59,7
59,5

53,5
52,8
82,1
54,7

59,8

51,9
51,3
84,1
64,7
59,7

82,5

82,8

82,6

Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2009; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần
thứ XV; Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tính toán
của nhóm nghiên cứu

Nhìn chung, sự biến động số người trong các nhóm tuổi đi học của tỉnh
trong thời kỳ đến năm 2020 không có những xáo trộn lớn làm phát sinh nhiều
khó khăn đối với sự phát triển giáo dục, đào tạo.
Trong dự thảo đề án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (do tổ chức JICA, Nhật Bản xây dựng) đề
xuất một phương án dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 có thể đạt tới 1,5-1,6 triệu
người. Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, dân số của
tỉnh năm 2015 là 1,130 triệu người. Theo phương án quy mô dân số tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2020 đạt tới 1,5-1,6 triệu người, chủ yếu là do tăng cơ học lao động
cho các khu công nghiệp, tăng số lượng sinh viên các trường đại học, cao
đẳng… với tổng số lượng vào khoảng 250-350 ngàn người trong 5 năm. Đây là
một phương án cần được tính đến, nếu xảy ra trên thực tế thời kỳ 2016-2020 thì

Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo đến năm 2020 phải được kịp thời cập
nhật, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với bối cảnh mới, đặc biệt là cần phải
tăng cường đào tạo nguồn nhân lực là người dân Vĩnh Phúc, trước hết là người
dân nông thôn để cạnh tranh được với lao động di cư từ những nơi khác đến tìm
kiếm việc làm trong tỉnh.
6


2. Yêu cầu giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động
Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2010 có khoảng 657 ngàn
người (chiếm 65,2% tổng dân số), dự báo đến năm 2015 có 752 ngàn người
(tăng thêm 91 ngàn người so với năm 2010) và năm 2020 có khoảng 832 ngàn
người (tăng thêm 80 ngàn người so với năm 2015).
Mức gia tăng dân số trong tuổi lao động tạo sức ép lớn về đào tạo nghề
nghiệp và tạo việc làm cho người lao động, trước hết là cho nhóm tuổi thanh
niên 15-29 tuổi. Đồng thời, sẽ diễn ra quá trình chuyển dịch mạnh lao động từ
nông thôn và ngành nông nghiệp – là nơi lao động thủ công, trình độ nghề
nghiệp thấp - sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với yêu cầu trình
độ nghề cao, đòi hỏi phải mở rộng đào tạo nghề cho người lao động để đáp
ứng yêu cầu phát triển. Những chuyển biến trên tác động lớn đến các hoạt
động đào tạo trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi phải mở rộng các cơ sở đào tạo, điều
chỉnh cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển
các ngành kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và
của cả nước.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao, năm 2010 là 51,2% (trong đó
qua đào tạo nghề là trên 38,2%). Tuy nhiên, dân số và lao động khu vực nông
thôn còn chiếm tỷ lệ rất cao (86,4%) đòi hỏi đào tạo nhân lực phải được đẩy
mạnh để trang bị những kiến thức và kỹ năng làm việc mới cho những người
lao động nông thôn, đặc biệt là thanh niên nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Trong thời kỳ đến năm 2020, nhu cầu giải quyết việc làm trên địa bàn
tỉnh khá lớn, lao động làm việc trong nền kinh tế tăng tương đối nhanh. Cơ cấu
lao động chuyển dịch mạnh. Lao động các ngành, lĩnh vực công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ tăng nhanh, lao động khu vực nông-lâm-ngư giảm. Việc rút
lao động ra khỏi khu vực nông-lâm-ngư để chuyển sang khu vực công nghiệpxây dựng và dịch vụ đòi hỏi phải mở rộng, tăng cường công tác đào tạo nghề
cho người lao động, nhất là lao động ở khu vực nông thôn. Trong số lao động
tăng thêm trong khu vực công nghiệp-dịch vụ, phần lớn tập trung vào các
ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh là cơ khí chế tạo, điện tử-công nghệ thông
tin, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, du lịch, xây dựng công nghiệp, hạ
tầng và dân dụng… Điều đó đòi hỏi phải đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao
động, nhất là thanh niên ở khu vực nông thôn, lao động được giải phóng khỏi
khu vực nông nghiệp để họ có được trình độ kiến thức và kỹ năng làm việc
trong những ngành, lĩnh vực này.
3. Các yếu tố xã hội
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân
tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như:
Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái... chiếm
4,28% dân số. Trong số các dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ
dõn số cao nhất (3,93% tổng số dân), các dân tộc khác chỉ chiếm dưới 0,08%
7


dân số. Do đó, chính sách đối với đồng bào các dân tộc trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo phải được quan tâm thực hiện.
Cộng đồng xã hội, dân cư tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu
việt. Các giá trị văn hóa truyền thống lưu lại thông qua các di tích lịch sử văn
hoá đa dạng, cùng với nền văn hoá phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn (hệ thống
cỏc lễ hội, cỏc trũ chơi dân gian, văn hoá nghệ thuật, thi ca, ẩm thực…) tạo nên
nền tảng cơ sở vững chắc để phát triển nhanh, bền vững mạng lưới cơ sở giáo
dục, đào tạo của tỉnh. Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cầu thị… có ý thức tìm

tòi, đổi mới và sáng tạo trong nhiều năm qua đó là động lực cơ bản để phát
triển nhanh, bền vững về kinh tế, xã hội và giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng
Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, nền văn hóa dân gian đặc sắc, truyền thống
khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và
phỏt huy cho đến ngày nay. Tất cả những đặc điểm xã hội nêu trên là cơ sở gốc
tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo và kinh
tế - xã hội ở mỗi thời kỳ.
III. TRÌNH ĐỘ VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
Phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc tác động đến phát triển giáo dục, đào
tạo của tỉnh thể hiện trên những mặt chủ yếu sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc kể từ năm 2000 luôn đạt
được ở mức cao. Theo Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế là
14,0-15,0% thời kỳ 2011-2015 và trên 14,0-14,5% thời kỳ 2016-2020.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP, %
20012005

20062010

20112015

20162020

Toàn bộ nền kinh tế
- Công nghiệp-xây dựng

14,4

21,1

17,40
20,00

14,0-15,0
16,0-16,5

14,0-14,5
14,80

- Dịch vụ

12,3

19,50

14,0-14,5

14,50

- Nông-Lâm-Ngư

6,1

5,60

3,0-3,5

3,00


Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030; Số liệu 2001-2015 của Cục thống kê và Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc (số liệu 2010
và 2015 mới điều chỉnh).

8


Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi tăng cường ứng dụng khoa họccông nghệ, thu hút thêm lao động và tăng năng suất lao động. Để thực hiện
những công việc này, phải tăng cường, mở rộng đào tạo, nâng cao trình độ,
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ
Theo Kế hoạch 5 năm phát triển KT-XH thời kỳ 2011-2015 Quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây
dựng trong tổng GDP của tỉnh ước thực hiện năm 2010 là 56,03%, dự báo tăng
lên 61,6% năm 2015 và đến năm 2020 là 58,1%; khu vực dịch vụ tương ứng
là 30,23% năm 2010 lên 31,6% và trên 38,5%; khu vực nông-lâm-ngư giảm từ
13,74% năm 2010 xuống 6,8% năm 2015 và khoảng 3,4% năm 2020. Như vậy,
cho đến năm 2020, khu vực công nghiệp-xây dựng vẫn sẽ chiếm vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế của tỉnh.
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2010-2020

1. Cơ cấu kinh tế (GDP)
Tổng số
- Công nghiệp-xây dựng
- Dịch vụ
- Nông-Lâm-Ngư
2. Cơ cấu lao động
Tổng số
- Công nghiệp-xây dựng

- Dịch vụ
- Nông-Lâm-Ngư

2010

2015

2020

100,0
56,03
30,23
13,74

100,0
61,0-62,0
31,0-32,0
6,5-7,0

100,0
58,0-60,0
38,0-38,5
3,0-3,5

100,0
28,0
32,0
40,0

100,0

35,0
40,0
25,0

100,00
25,5
28,1
46,4

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông-lâm-ngư sang các khu
vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đòi hỏi người lao động phải được đào
tạo nghề và kỹ năng làm việc của các ngành, nghề phi nông nghiệp. Khu vực
doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với kinh tế dân doanh phát triển nhanh tạo thêm
nhiều việc làm mới, trong đó chủ yếu là các ngành nghề phi nông nghiệp đòi
hỏi phải mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo, trước hết là đối với lao động
nông thôn.
- Vĩnh Phúc đang tiến nhanh tới thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa

9


Mục tiêu đến năm 2015 Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và
đến năm 2020 trở thành một tỉnh cụng nghiệp theo hướng hiện đại, là một trong
những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của của cả nước; hướng tới trở
thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.
- Tốc độ đô thị hoá nhanh, Vĩnh Phúc trở thành Thành phố trực thuộc
Trung ương

Trong thời kỳ 2011-2020, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra nhanh. Vào
những năm 2020 của thế kỷ 21, Vĩnh Phúc sẽ trở thành thành phố trực thuộc
TƯ. Vĩnh Phỳc sẽ là một trung tõm kinh tế lớn của vùng Thủ đô, vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ và cả nước với kinh tế chủ đạo là công nghiệp, dịch vụ,
thương mại, đào tạo- khoa học công nghệ, du lịch-nghỉ dưỡng. Vĩnh Phúc sẽ
nhanh chóng trở thành một trung tâm văn hoá lớn, giữ vai trũ là đầu mối giao
thông, giao lưu quan trọng của Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả
nước và quốc tế.
Tỷ lệ dân số đô thị so tổng dân số của tỉnh năm 2015 đạt khoảng 3540% và năm 2020 đạt khoảng 60%. Hình thành và phát triển mạng lưới đô thị,
gồm: Thành phố Vĩnh Yên (quy mô dân số năm 2020 là trên 200 ngàn người
với các khu đô thị mới Định Trung, Đồng Tâm, Thanh Trù); Thị xã Phúc Yên
(với 6 cụm dân cư đô thị mới như Phúc Thắng-Nam Viên, Hùng Vương, Đầm
Rượu...), Thị xã Bình Xuyên (sau này là đô thị cấp 3).
- Hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp
Trên địa bàn tỉnh hiện có 9 khu công nghiệp đã được thành lập, trong đó
có các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn với trình độ công nghệ tương đối
hiện đại: Bình Xuyên (271 ha), Bá Thiện 1 (327 ha), Bình Xuyên I (485 ha),
Bình Xuyên II (308 ha), Khai Quang (262 ha), Chấn Hưng (131 ha), Hợp
Thịnh (146 ha) và Sơn Lôi (416 ha)… Dự kiến đến năm 2020 sẽ thành lập
thêm 11 khu công nghiệp (đã được Thủ tướng phê duyệt bổ sung vào danh
mục) là: Tam Dương I (700 ha), Nam Bình Xuyên (304 ha) và Phúc Yên (150
ha)… Tiếp tục xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã. Do đó, nhu cầu lao động, chủ yếu là lao
động kỹ thuật trong các khu công nghiệp tăng nhanh, đòi hỏi phải nâng cao
trình độ học vấn và đào tạo các nghề tương ứng cho người lao động trong tỉnh.
- Hình thành và phát triển các ngành công nghiệp và du lịch, dịch vụ
trọng điểm
Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, sẽ hình thành và phát
triển nhanh các ngành trọng điểm: cơ khí chế tạo phương tiện giao thông (ôtô,
xe máy), điện tử-máy tính-công nghệ thông tin, điện-kỹ thuật điện, vật liệu xây

dựng cao cấp, dệt-may, chế biến lương thực-thực phẩm, du lịch, đào tạo, dịch
vụ tài chính-ngân hàng... Do đó, đòi hòi phải nhanh chóng đào tạo được đội
ngũ nhân lực trình độ cao, gồm kỹ sư, giám đốc điều hành, chuyên gia quản lý
kinh tế, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề trong những ngành này.

10


- Quy mô GDP bình quân đầu người và thu ngân sách trên địa bàn tỉnh
và thu tăng nhanh
Do kinh tế tăng trưởng nhanh, quy mô nền kinh tế của tỉnh ngày càng
lớn, nên GDP bình quân đầu người và tổng thu ngân sách nhà nước tăng nhanh
sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tăng chi cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã
hội, trong đó có giáo dục, đào tạo.
GDP bình quân đầu người năm 2015 dự kiến đạt 75 triệu đồng (3.5004.000 USD) và năm 2020 đạt khoảng 6.500-7.000 USD (Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XV).
Tỷ lệ huy động ngân sách trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2011-2015 hàng năm
là 22-25%. Đó là nguồn thuận lợi để tiếp tục tăng chi ngân sách của tỉnh cho
phát triển giáo dục-đào tạo. Ngoài ra, ngân sách trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ
và các doanh nghịêp lớn trên địa bàn tỉnh sẽ dành ngày càng nhiều kinh phí
cho đào tạo nhân lực.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CẢ NƯỚC,
CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM BẮC BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA TỈNH
Theo Quyết định 148/QĐ/TTg-2002 của Thủ tướng Chính phủ về
phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, những yếu tố cơ bản phát triển kinh tếxã hội vùng sẽ là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng phải đạt được tốc độ nhanh gấp
1,2-1,3 lần tốc độ phát triển cả nước, hình thành các ngành công nghiệp có khả

năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, phát triển các
ngành có hàm lượng khoa học cao;
- Mức tăng trưởng GDP cả vùng: 11 - 12%/năm, trong đó thương mại
-dịch vụ phải đạt mức tăng tối thiểu 7 - 8%/năm;
- GDP bình quân đầu người cao hơn mức trung bình cả nước tại thời
điểm đó là 1,56 lần;
- Xuất khẩu tăng bình quân 19 - 20%/năm.
- Vùng KTTĐBB là trung tâm khoa học-công nghệ và đào tạo trình độ cao
của cả nước. Đổi mới công nghệ, đi đầu trong tiến trình hiện đại hoá (tốc độ đổi
mới công nghiệp tiên tiến đạt khoảng 20-25%); tỷ lệ lao động qua đào tạo năm
2020 đạt 70-75%.
- Phát triển các khu công nghệ cao và các trung tâm công nghiệp lớn của
vùng. Hình thành các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật công nghệ
cao, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, phần mềm, tự động hoá, sản
xuất vật liệu mới, công nghệ sinh học, năng lượng điện, sản xuất thép chất
lượng cao, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.
11


- Xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh
tranh của vùng để tăng giá trị sản phẩm như: ngành cơ khí kỹ thuật cao, chế
tạo ô tô, xe gắn máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, công nghiệp
VLXD, dệt may, giày da xuất khẩu.
- Xây dựng và phát triển mạnh các khu sinh dưỡng công nghiệp (nghiên
cứu-triển khai kỹ thuật, công nghệ) và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,
các ngành nghề trình độ cao.
- Hình thành những trung tâm dịch vụ-thương mại hiện đại, trình độ cao,
chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế, kể cả dịch vụ tài chính, ngân
hàng, chứng khoán, thông tin liên lạc, viễn thông và nghiên cứu-triển khai
khoa học-công nghệ, giao dịch quốc tế, tư vấn…

- Phát triển dịch vụ cao cấp, hình thành và phát triển du lịch toàn diện,
liên kết các tour du lịch khu vực và quốc tế để trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của vùng.
- Tiếp tục phát triển đồng bộ và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng giao thông,
nhất là mạng lưới đường cao tốc và nâng cấp các tuyến đường liên vùng.
- Xây dựng và phát triển tiềm lực đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo
trình độ cao, cùng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ - chất xám cao đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Theo Quy hoạch các trường đại học, cao
đẳng và trung tâm đào tạo chất lượng cao vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
trong thời kỳ đến năm 2020, tỷ trọng sinh viên đại học của vùng chiếm khoảng
40-42% tổng số sinh viên cả nước, hoàn thành đầu tư xây dựng các trường đại
học trọng điểm. Dự kiến đến năm 2020, trong vùng sẽ có thêm khoảng 12
trường đại học và 20 trường cao đẳng, trong đó thành lập và thu hút thêm một
số trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Vùng đô thị Hà Nội mở rộng tác động mạnh đến KT-XH các tỉnh lân
cận, trong đó có Vĩnh Phúc. Hà Nội dự kiến sẽ phát triển mạnh các khu công
nghịêp quy mô lớn và đưa các cơ sở đào tạo (trường đại học, trường cao đẳng,
trường dạy nghề...) ra các vùng ngoại thành và các tỉnh giáp gianh với Hà Nội.
Vĩnh Phúc có cơ hội để đón nhận những cơ sở công nghịêp, dịch vụ và đào tạo
mới thành lập và di chuyển từ Hà Nội.
Từ đó cho thấy, sự phát triển nhanh của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
và đòi hỏi tỉnh Vĩnh Phúc phải phấn đấu đi đầu trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và từng bước thực sự trở thành một trong những tỉnh đầu tàu
lôi kéo sự phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, tỉnh phải trở thành trung tâm
đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực cho vùng Bắc Bộ, trung tâm thu hút đầu tư
nước ngoài, phát triển công nghệ cao, hợp tác quốc tế và xuất khẩu
V. CHỦ TRƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC,
CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO


12


Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm và thường xuyên ban hành những chính sách phát triển giáo dục - đào tạo,
coi đó là quyền lợi thiết thực của mỗi người dân và điều kiện cho sự phát triển
của đất nước. Đường lối và những chính sách phát triển giáo dục - đào tạo
được thể chế hoá ở Điều 35 và 36 trong Hiến pháp 1992; được thể hiện rõ
trong các văn bản sau: Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011-2020,
Cương lĩnh xây dựng đất nước (phát triển, bổ sung năm 2011); Nghị quyết TƯ
4 (VII), Nghị quyết TƯ 2 (VIII), Luật Giáo dục; Luật Phổ cập giáo dục tiểu
học và THCS; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh
vực văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, TDTT và môi trường; Chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010; Quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề thời kỳ
2001-2010; Quy hoạch mạng lưới các trường CĐ và ĐH đến năm 2020, Quy
chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001
đến năm 2010); Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ giáo viên giai
đoạn 2008-2012; Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015...
Tinh thần chủ đạo của những văn bản trên đều khẳng định “phát triển
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và đưa ra phương hướng và giải
pháp nhằm tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đưa giáo dục nước
ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nước phát triển trong khu vực, tiếp
cận với trình độ tiên tiến của thế giới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, của từng vùng, tỉnh và nâng
cao sức cạnh tranh của nền kinh tế...
Vấn đề then chốt trong đổi mới sự nghiệp giáo dục mà Đại hội Đảng lần
thứ XI khẳng định là “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xó hội hoỏ, dõn chủ húa và hội nhập quốc tế,

trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viờn và cỏn
bộ quản lý là khõu then chốt. Tập trung nõng cao chất lượng giáo dục, đào tạo,
coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
khả năng lập nghiệp”.
Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thường
xuyên quan tâm sâu sắc và khá toàn diện đến sự phát triển giáo dục, đào tạo
của Tỉnh, thể hiện bằng việc thông qua nhiều Nghị quyết, Quyết định về phát
triển giáo dục, đào tạo, như:
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, XV.
- Nghị quyết 04-NQ/TU Tỉnh uỷ (Khoá XIII) về phỏt triển giáo dục-đào
tạo thời kỳ 2001-2005.
- Nghị quyết 04/NQ của HĐND Tỉnh về phổ cập giáo dục Trung học vào
năm 2010, theo đó sẽ đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi
vào năm 2008, phổ cập giáo dục Trung học vào năm 2010.

13


- Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 25 tháng 2 năm 2008 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (Khoá XIV) về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2015 định hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 15/2007/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Hội
đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát
triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2007-2010.
- Nghị quyết số 9/2010/NQ-HĐND ngày 22/7/2010 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non bán công
trên địa bàn tỉnh sang các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
- Kế hoạch số 4486/KH-UBND của UBND Tỉnh về thực hiện phổ cập giáo
dục trung học để triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ của HĐND tỉnh.
- Kế hoạch số 87-KH/TU thực hiện chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư

Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục...
- Đề án phát triển giáo dục và nguồn nhân lực đến năm 2015.
Đó là những văn bản pháp quy quan trọng có tính chất chỉ đạo, dẫn dắt và
làm cơ sở cho việc đề ra hệ thống các quan điểm mục tiêu và giải pháp phát
triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Phần thứ hai
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH
Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng (trong đó có một số địa bàn miền núi), là
một trong cái nôi hình thành nên cộng đồng người Việt (di chỉ Đồng Đậu) với
dân cư tập trung sinh sống lâu đời, kinh tế phát triển nhanh trong hơn một thập
kỷ qua, mạng lưới kết cấu hạ tầng khá phát triển và liền kề với Thủ đô Hà Nội
nên có mạng lưới giáo dục, đào tạo tương đối toàn diện và phát triển.
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (ngân sách nhà nước, chương trình
mục tiêu, huy động từ các thành phần kinh tế, sự đóng góp của người dân…),
mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo các cấp của tỉnh đã và đang phát triển ngày
càng rộng và phân bố trên khắp các xã, đến tận thôn/bản trên địa bàn tất cả các
huyện/thị trong tỉnh với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật chất-kỹ thuật
từng bước được cải thiện.
Hệ thống giáo dục-đào tạo trên địa bàn tỉnh có đến năm 2010 như sau:
1. Giáo dục mầm non: Toàn tỉnh có 171 trường mầm non, trong đó có 7
trường mầm non tư thục. Có 111/137 xã có trường mầm non ở khu trung
tâm và 111/171 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 65,0% tổng số). Có
1.632 lớp mẫu giáo với 51.021 cháu nhập học, tỷ lệ ra lớp đạt 98,2%; số
14


cháu 5 tuổi ra lớp mẫu giáo là 15.399 cháu, đạt 99,9%. Tổng số phòng

học có 1.915 phòng. Tổng số giáo viên có 2.860 người. Tỷ lệ giáo viên
đạt chuẩn trở lên là 95,1%, trong đó trên chuẩn là 30,33%.
Nhà trẻ: Toàn tỉnh có 3.254 nhóm trẻ (trong đó 2.856 nhóm trẻ gia đình)
với 20.273 cháu ra nhóm trẻ (đạt tỷ lệ ra nhóm trẻ 48,7%).
2. Cấp tiểu học: Có 175 trường (trong đó có 131 trường đạt chuẩn quốc
gia, chiếm 74,8%) với 2.748 phòng học, 2.936 lớp và 75.460 học sinh.
Tổng số giáo viên có 3.791 người. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên là
99,67%, trong đó trên chuẩn là 85,0%. 100% là trường công lập. Tỷ lệ
trẻ 6 tuổi ra lớp đạt gần 100%, tỷ lệ học sinh khuyết tật ra lớp học hòa
nhập đạt 95,3%;
3. Cấp THCS: Có 146 trường, trong đó có 145 trường THCS và 1 trường
PTCS (trong đó có 45 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 30,8%) với
1.672 phòng học, 1.850 lớp và 56.519 học sinh. Tổng số giáo viên có
4.162 người. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên là 99,08%, trong đó trên
chuẩn là 55,7%.; Trong tổng số trường, có 144 trường công lập và 2
trường tư thục. Tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình tiểu học được tuyển
vào THCS đạt 99,9%;
4. Cấp THPT: có 37 trường (trong đó có 11 trường đạt chuẩn quốc gia
chiếm 29,7%) với 850 phòng học, 879 lớp và 37.510 học sinh. Tổng số
giáo viên có 1.897 người. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên đạt 100%,
trong đó trên chuẩn là 23,75%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được
tuyển vào lớp 10 THPT và bổ túc THPT đạt 91,8%, trong đó THPT là
76,8% và bổ túc THPT là 15,0%.
5. Giáo dục thường xuyên: Toàn tỉnh có 19 đơn vị tổ chức bổ túc THPT
với 185 lớp và 6.852 học viên (trong đó tỷ lệ học sinh học trung cấp
nghề là 99,5%). Trong đó có 8 Trung tâm giáo dục thường xuyên (Trung
tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và 7 Trung tâm giáo dục thường xuyên
của Thành phố, Thị xã và các huỵên) với 63 lớp, 114 giáo viên, 4.590
học viờn. Toàn tỉnh có 135 Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động,
bước đầu có hiệu quả;

6. Hệ thống đào tạo: Trên địa bàn tỉnh có 73 cơ sở đào tạo gồm: 5 Trường
đại học (Trung ương quản lý 2 trường, 2 trường thuộc quân đội và 1
trường thuộc địa phương), 13 Trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên
nghiệp (trong đó địa phương có 3 trường cao đẳng và 5 trường TCCN)
và 55 cơ sở dạy nghề thuộc các Bộ ngành TƯ, tỉnh, huỵên, doanh
nghiệp, các tổ chức quần chúng-xã hội và các thành phần khác.
Tỉnh có Trường Chính trị Tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp
huyện có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chính trị và quản lý nhà
nước cho cán bộ các cơ quan đảng, chính quyền các cấp.

15


Hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo của Vĩnh Phúc đã góp phần nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bỗi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tỉnh
đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục bậc
trung học cơ sở từ năm 2002. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 52,1%
(tăng nhanh so với 33,6% của năm 2006).
Nhìn chung, tỉnh đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu (10/10 mục tiêu)
được đặt ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những năm 2006-2010 theo 3
nhóm nhiệm vụ về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài;
chất lượng các mặt giáo dục có chuyển biến mạnh theo hướng tích cực; những
chỉ số cơ bản phát triển giáo dục được nâng lên và xếp vào nhóm tỉnh có nền
giáo dục tương đối phát triển; hệ thống giáo dục, đào tạo về cơ bản đáp ứng
nhu cầu học tập và đào tạo của thanh thiếu niên, trẻ em và các tầng lớp nhân
dân trên địa bàn tỉnh. Ngành giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc đã và đang góp
phần quan trọng và vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
II. HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
Trình độ dân trí của Vĩnh Phúc thuộc loại tương đối cao trong số 63 tỉnh
thành của cả nước, thể hiện qua những đặc điểm chủ yếu sau:

- Toàn tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng tuổi vào
tháng 12 năm 2002 (vượt trước 1 năm so với kế hoạch). Hàng năm có 99,5%
trẻ 6 tuổi vào lớp 1, có khoảng 98% học sinh hoàn thành chương trình lớp 5
đúng độ tuổi.

16


- Được công nhận phổ cập trung học cơ sở tháng 12 năm 2002. Tỷ lệ
chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở đạt 99,9%. Tỷ lệ thanh niên độ tuổi
15-18 có bằng tốt nghiệp THCS là trên 93,5%.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển vào lớp 10 THPT và
BTTHPT đạt 91,8% so với số học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó THPT:
76,8%; BTTHPT: 15,0%, riờng BTTHPT cú học nghề chiếm 90% số học sinh
học BTTHPT. Số học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường đại
học, cao đẳng trong cả nước tăng nhanh (năm 2005 có 3.900 em-gấp 2 lần năm
2001-và năm 2010 có gần 8.000 em, gấp 2,05 lần năm 2005). Nếu tính số sinh
viên đại học, cao đẳng là người Vĩnh Phúc trên số dân của tỉnh năm 2010 đạt
tỷ lệ 255 sinh viên/10.000 dân.
- Trình độ dân trí của lực lượng lao động tương đối cao. Theo tiêu chí tỷ
trọng những người trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trung
học cơ sở trở lên thì Vĩnh Phúc đạt 59,5% cao hơn mức bình quân chung cả
nước (của cả nước là 48,3%), song còn thấp hơn mức bình quân của vùng
Đồng bằng Sông Hồng (là 66,6%) và Thủ đô Hà Nội (là 68,8%). Chất lượng
học tập của học sinh phổ thông Vĩnh Phúc thể hiện qua kết quả các cuộc thi
tuyển sinh đại học và thi học sinh giỏi toàn quốc là khá cao. Kỳ thi tuyển sinh
đại học, cao đẳng năm 2010, theo xếp loại của Cục Cụng nghệ Thụng tin
(Bộ GD và ĐT), điểm trung bỡnh 3 mụn thi ĐH của học sinh Vĩnh Phúc là
12,12 điểm đứng thứ 6 trờn tổng số 63 tỉnh, thành cả nước; 6 trường THPT
của tỉnh được xếp hạng trong top 200 trường THPT có chất lượng tuyển

sinh tốt nhất cả nước (trong đó có 5 trường thuộc top 100 tốt nhất, đó là
THPT chuyên Vĩnh Phúc, Bán công Hai Bà Trưng, Yên Lạc, Lê Xoay, Trần
Phỳ).
Số lượng và chất lượng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế của tỉnh tiếp
tục ổn định ở mức cao. Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia lớp 12
THPT năm 2010, toàn tỉnh có 55/60 học sinh dự thi đạt giải, chiếm tỷ lệ
91,7%, trong đó có: 6 giải Nhất, 12 giải Nhỡ, 27 giải Ba và 10 giải Khuyến
khích. Vĩnh Phỳc xếp thứ 3 về tỷ lệ học sinh đạt giải trên tổng số 70 đơn vị
dự thi của cả nước (gồm 63 tỉnh thành và 7 trường đại học). Thế mạnh về
học sinh giỏi của Vĩnh Phúc tiếp tục được khẳng định, là một trong các tỉnh,
thành có số lượng và chất lượng giải cao trong toàn quốc.
Bảng 4: Cơ cấu lực lượng lao động 15 tuổi trở lên năm 2009
theo trình độ học vấn (Đơn vị : %)
Vĩnh
Phúc
Tổng số
Trong đó :
- Chưa biết chữ
- Chưa tốt nghiệp tiểu học

Hà Nội

Vùng ĐB
S.Hồng

Cả
nước

100,00


100,00

100,00

100,00

2,9
15,5

2,4
12,4

2,9
14,0

6,5
20,8

17


- Tốt nghiệp tiểu học
- Tốt nghiệp trung học cơ sở
- Tốt nghiệp trung học phổ thông

23,0
30,1
29,4

16,8

22,1
46,7

17,2
31,2
35,4

25,7
21,9
26,4

Nguồn : Tổng điều tra dân số Việt Nam 1-4-2009. NXB Thống kê, 2009

Việc Vĩnh Phúc đã được công nhận phổ cập trung học cơ sở năm 2008
tạo điều kiện thuận lợi để tập trung các nguồn lực cho việc nâng cao chất
lượng giáo dục và thực hiện mục tiêu phổ cập trung học phổ thông cho thanh
niên trong nhóm tuổi quy định.

Vĩnh Phúc có vị trí khá cao so với một số tỉnh trong vùng đồng bằng
Sông Hồng về kết quả học tập của học sinh phổ thông.
Bảng 5: Vị trí của Vĩnh Phúc trong số các tỉnh, thành cả nước về kết quả
học tập và số học sinh/lớp của Vĩnh Phúc năm học 2009-2010
Vị trí về tỷ
lệ thi đại
học-cao
đẳng

Vị trí về tỷ
lệ học sinh
tốt nghiệp

THPT

Số học
sinh mẫu
giáo/lớp

Số học
sinh tiểu
học/lớp

(Học sinh)

(Học sinh)

Số học
sinh
THCS/lớ
p
(Học sinh)

1. Vĩnh Phúc

6

22
18

30

25


32


2. Hà Nội

2

27

33

33

35

3. Hải Phòng

10

8

32

31

33

3. Nam Định


1

1

30

31

37

4. Hải Dương

3

7

27

28

33

5. Hưng Yên

5

5

26


28

36

6. Thái Bình

4

3

29

19

34

III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Kể từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, giáo dục mầm non và phổ thông
trên toàn tỉnh tiếp tục được củng cố, hoàn thiện về mạng lưới, hệ thống tổ
chức, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên theo hướng tập trung vào đáp ứng
nhu cầu đến trường của trẻ, nhu cầu học tập của nhân dân và nâng cao chất
lượng giáo dục trong tất cả các cấp.
1. Giáo dục mầm non
Trong thời kỳ 2001-2010, quy mô giáo dục mầm non có xu hướng tăng
với tốc độ cao hơn so với các cấp phổ thông, đặc biệt là về số cháu đi nhà trẻ.
a). Nhà trẻ
Số trẻ em đi nhà trẻ đã liên tục tăng và tăng khá nhanh trong 5 năm gần
đây (tăng trên 3,0%/năm) song tỷ lệ huy động ra lớp còn thấp. Năm 2010 toàn
tỉnh có 3.254 nhóm trẻ (trong đó có 2.856 nhóm trẻ gia đình) thu hút 20.273
cháu ra nhóm trẻ, đạt tỷ lệ huy động khoảng 48,7% số cháu trong độ tuổi.

Bảng 6: Một số chỉ báo phát triển nhà trẻ năm 2010
Nội dung

Số lượng

1. Số cháu đi trẻ
2. Số nhóm trẻ
3. Số trẻ bình quân trong một nhóm trẻ

20.273
3.254
6

Nguồn: Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc

Tình trạng cơ sở vật chất phục vụ cho việc nuôi dạy trẻ còn chưa đảm
bảo yêu cầu. Trong tổng số 3.254 nhóm trẻ, chỉ có 398 nhóm trẻ tập thể có cơ
sở chuyên dụng. Còn lại gần 2.856 nhóm trẻ gia đình chủ yếu sử dụng cơ sở
chung với gia đình với những điều kiện không đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho
việc nuôi dạy trẻ.
Tình trạng thiếu phòng nuôi dạy trẻ chuyên dùng đến không đảm bảo
chất lượng nuôi dạy trẻ là một trong những nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ
huy động cháu ra lớp còn thấp.
19


a). Mẫu giáo
Mạng lưới các cơ sở trường, lớp mẫu giáo phát triển rộng khắp trong
tỉnh. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 171 trường mẫu giáo với 1.915 phòng
học và 1.632 lớp, thu hút được 51.021 cháu ra lớp, tỷ lệ ra lớp đạt 98,2%, riêng

đối với nhóm trẻ 5 tuổi đạt 99,9%.
Có 111/171 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 65,0% tổng số trường).
Có 166 trường tổ chức học bán trú, tỷ lệ các cháu học bán trú là 79,8%,
trong đó 100% trẻ 5 tuổi được học bán trú.
Số cháu bình quân/lớp học tính chung là 31 cháu, phù hợp với quy định
chung của Bộ GD & ĐT (Bộ GD & ĐT quy định không quá 25 cháu/lớp đối
với nhóm 3-4 tuổi, không quá 30 cháu/lớp đối với nhóm 4-5 tuổi và không quá
35 cháu/lớp đối với nhóm 5-6 tuổi).
Bảng 7: Một số chỉ báo phát triển mẫu giáo năm 2010
Nội dung

Số lượng

1. Số trường
2. Số phòng học
3. Số lớp
4. Số cháu
5. Số cháu/lớp
6. Giáo viên – người
7. Bình quân số cháu/giáo viên (cháu)
8. Bình quân số giáo viên/lớp (giáo viên)
9. Số phòng học/lớp học (phòng)

171
1.915
1.632
51.021
31
2.860
18

1,75
1,17

Nguồn: Sở Giáo dục-Đào tạo

Tình trạng cơ sở vật chất của các phòng học và trang thiết bị nuôi dạy
các cháu còn nhiều khó khăn. Trong tổng số phòng học, có 901 phòng kiên cố
(chiếm 47% tổng số phòng học) và 1.014 phòng bán kiên cố (chiếm 53% tổng
số phòng học). Việc có nhiều phòng học bán kiên cố ảnh hưởng không tốt đến
chất lượng dạy và học. Tình trạng cơ sỏ trang thiết bị trong các trường mầm
non cũng còn thiếu.
Bảng 8: Tình trạng cơ sở vật chất trong các trường mầm non năm 2009
Nội dung

Số lượng

Tổng số trường khảo sát
Trong đó :
1. Trường có bếp 1 chiều
2. Trường có công trình vệ sinh tự hoại mới
20

159
105
99


3. Trường có nguồn nước sạch
4. Trường có sân chơi
5. Trường có máy vi tính

6. Trường được nối mạng internet

158
150
110
22

* Năm /2010 có 171 trường.

Như vậy, nếu tính ở mức tối thiếu cần thiết thì mới chỉ có 62,6% số
trường mẫu giáo có công trình vệ sinh tự hoại. Nguyên nhân chính của tình
trạng cơ sở trường lớp mẫu giáo còn yếu kém là do chưa được quan tâm đầu tư
đầy đủ. Do thiếu vốn đầu tư, nên việc kiên cố hóa phòng học còn chậm. Trong
các trường mầm non chủ yếu là phòng học chung, thiếu phòng chức năng.
Tổng số giáo viên mẫu giáo của toàn tỉnh là 2.860 người, trung bình
1,75 giáo viên/lớp học. Nếu căn cứ vào định mức cho các lớp bán trú là 2 giáo
viên/lớp và các lớp không bán trú 1 giáo viên/lớp (theo Thông tư Liên tịch của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về định mức biên chế viên chức sự
nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập) thì số giáo viên cần có là
3.264 người. Như vậy, toàn tỉnh còn thiếu 404 giáo viên mẫu giáo.
Trình độ chuyên môn của giáo viên mẫu giáo như sau: Trong tổng số
giáo viên, tỷ lệ có trình độ đại học là 9,0%, tốt nghiệp cao đẳng là 10,4%, tỷ lệ
tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp là 70,0%và tỷ lệ giáo viên mầm non chưa
qua đào tạo còn chiếm đến 10,7% tổng số. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 95,1%,
trong đó trên chuẩn là 30.33%.
Tổng diện tích đất của giáo dục mầm non hiện là 66 ha, trung bình cho 1
học sinh là 13 m2/học sinh, còn thiếu 7,0 m2/học sinh (so với định mức trong
Nghị quyết 15 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định là 20 m2/học sinh).
Hoạt động nuôi dạy trẻ trong các cơ sở mẫu giáo có tiến bộ, chất lượng
từng bước được nâng cao tạo niềm tin cho các bậc cha mẹ. Cụ thể là đã thực

hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở 100% số trường và 90% số lớp
mầm non; tỷ lệ các cháu được theo dõi sức khỏe thường xuyên là 100% và tỷ
lệ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non liên tục giảm và hiện ở
mức thấp (năm 2010 là 9,1%, giảm 2,3 điểm % so năm trước).
2. Giáo dục tiểu học
Mạng lưới trường, lớp học phủ kín đến tất cả các xã, phường. Tất cả các
xã/phường/thị trấn trong tỉnh đều có ít nhất 1 trường tiểu học. Những địa bàn
tập trung mật độ dân số cao hoặc diện tích rộng có 2 trường tiểu học trong một
xã/phường. Một số thôn, xóm có phân hiệu (điểm trường).
Toàn tỉnh đã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học đúng tuổi từ
năm 2002, đến nay tỷ lệ phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,4%. Tỷ lệ huy
động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 năm 2010 đạt gần 100,0% và tỷ lệ trẻ khuyết tật học
hoà nhập đạt 95,3%.

21


Tổng số học sinh tiểu học năm 2010 là 75.460 em, giảm 1.304 em so với
năm 2005 (năm 2005 là 76.764 học sinh). Nguyên nhân là do tỷ lệ sinh đẻ
giảm, nên số trẻ em trong tuổi đi học tiểu học cũng giảm theo.
Số lớp học cấp tiểu học năm 2010 có 2.936 lớp (năm 2005 là 3.073 lớp).
Sỹ số học sinh trung bình trong 1 lớp học trong mấy năm qua tương đối ổn
định ở mức thấp (trong khoảng 24-25 học sinh/lớp tính từ năm 2005 đến nay).
Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện điều kiện dạy, học và nâng cao
chất lượng giáo dục.
Năm 2010, toàn tỉnh có 131 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 74,7%), tỷ lệ
học sinh học 2 buổi ở trường/ngày đạt trên 84,1%. Có 144 trường tổ chức cho
học sinh lớp 3 đến lớp 5 học tự chọn ngoại ngữ (tiếng Anh) với tỷ lệ là 82,6%
và 87 trường tổ chức cho học sinh học tự chọn tin học với tỷ lệ là trên 55%.
Khoảng 98% học sinh tốt nghiệp tiểu học đúng tuổi.

Hiện trạng cơ sở giáo dục tiểu học (trường, lớp) và số lượng học sinh,
giáo viên năm 2010 như sau:
Bảng 9: Một số chỉ báo về hiện trạng giáo dục tiểu học năm 2010
Nội dung

Số lượng

1. Số xã/phường, thị trấn
2. Số trường
Trong đó : số trường đạt chuẩn
Tỷ lệ trường đạt chuẩn (%)
3. Số phòng học
4. Số lớp học
5. Số học sinh
6. Số giáo viên
7. Học sinh/lớp
8. Tỷ lệ phòng học/lớp
9. Tỷ lệ giáo viên/lớp

137
174
131
74,7
2.748
2.936
75.460
3.791
26
0,94
1,30


Nguồn: Sở GD và ĐT

Tỷ lệ phòng học/lớp học trung bình toàn tỉnh là 0,94 phòng/lớp, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tổ chức học cả ngày ở trường. Tỷ lệ học sinh được học
2 buổi/ngày đạt 84,1%, trong đó các huyện có tỷ lệ huy động cao là Vĩnh Yên
đạt 100%, Yên Lạc đạt 95,5%, Sông Lô 92,7%.
a). Cơ sở vật chất trường học
Trong quá trình phát triển, một số trường được xây dựng mới, nhiều
trường được cải tạo, nâng cấp. Nhiều trường, lớp được kiên cố hoá và đã xây
dựng được nhà cao tầng. Số phòng kiên cố là 2.390 phòng (đạt 87% tổng số
22


phòng học). Như vậy, hiện toàn tỉnh vẫn còn 358 phòng học bán kiên cố
(chiếm 23% tổng số phòng học).
Huyện có tỷ lệ phòng học bán kiên cố và phòng học tạm cao nhất là Tam
Đảo (chiếm 50%), hai đô thị (thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên) có tỷ lệ
thấp nhất (Vĩnh Yên là 21% và Phúc Yên là 23%). Vì vậy, trong chương trình
kiên cố hoá, cải tạo và nâng cấp trường lớp học thời gian tới cần ưu tiên cho
huyện Tam Đảo.
Tổng diện tích đất của các trường tiểu học hiện có 146 ha, bình quân
một học sinh đạt 19,4 m2/học sinh, so với định mức của HĐND tỉnh là 25
m2/1 học sinh còn thiếu bình quân 5,6 m2/học sinh.
b). Đội ngũ giáo viên
Tổng số giáo viên tiểu học năm 2010 của toàn tỉnh có 3.791 người. Có
99,67% giáo viên được công nhận đạt chuẩn trở lên, trong đó đạt chuẩn là
14,67% và trên chuẩn là 85,0%.
Tỷ lệ giáo viên/lớp là 1,30 (thiếu so với định mức chuẩn theo yêu cầu
học 2 buổi/ngày tại trường là 1,5 giáo viên/lớp). Một số huỵên có tỷ lệ giáo

viên/lớp thấp hơn khá xa so với mức chuẩn là Tam Đảo (1,14), Lập Thạch
(1,16) và Tam Dương (1,19). So với yêu cầu thực hiện học 2 buổi/ngày tại
trường, cần phải có 4.404 giáo viên. Như vậy, hiện đang còn thiếu 613 giáo
viên tiểu học.
Tỉnh có Trường cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc (nay là Trường Cao đẳng
Vĩnh Phúc) có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp giáo viên tiểu học.
Tổng số sinh viên hệ cao đẳng chính quy là trên 1.200 người. Năm 2009, số
học sinh tuyển mới hệ cao đẳng là 188, số tốt nghiệp là 173.
3. Giáo dục trung học cơ sở
Trường THCS đã phủ kín tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh. Trên bình diện chung toàn tỉnh, mỗi xã/phường/thị trấn có ít nhất một
trường THCS. Một số xã/phường có 2 trường.
Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 99,9% và tỷ lệ
học sinh đi học cấp THCS trong tổng số trẻ em trong tuổi đạt 95%.
Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn về phổ cập trung học cơ sở từ năm
2002 và thực hiện mục tiêu phổ cập THCS đúng tuổi vào năm 2008.
Tổng số học sinh THCS năm 2010 có 56.519 em, giảm nhanh so với
năm 2005 (năm 2005 có 80.008 em). Nguyên nhân chính là do tỷ lệ sinh giảm
dẫn đến số trẻ em sinh ra hàng năm giảm, làm cho số học sinh tiểu học giảm,
nên số học sinh cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh cũng giảm theo.
Bảng 10: Một số chỉ báo về hiện trạng giáo dục trung học cơ sở năm 2010

Nội dung

Số lượng
23


1. Số xã/phường
2. Số trường

Trong đó : số trường đạt chuẩn quốc gia
3. Số phòng học
4. Số lớp học
5. Số học sinh
6. Số giáo viên
7. Học sinh/lớp
8. Phòng học/lớp học
9. Giáo viên/lớp

137
146
45
1.672
1.850
56.519
4.162
31
0,90
2,25

Nguồn: Sở GD-ĐT và Niên giám thông kê tỉnh Vĩnh Phúc

Số lớp học THCS năm 2010 có 1.850 lớp. Quy mô sỹ số trung bình một
lớp học là 31 học sinh/lớp (năm 2005 là 37 học sinh/lớp) và ở hầu hết các
huyện đều ở trong khoảng 30-35 HS/lớp, đều thấp hơn quy định chuẩn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo (40 học sinh/lớp) là điều kiện thuận để giáo viên theo dõi
học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học.
Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp: có 45/146 trường, chiếm
30,8% tổng số trường THCS của tỉnh được công nhận đạt chuẩn.
a). Cơ sở vật chất trường học

So với cấp tiểu học, hiện trạng phòng học của cấp trung học cơ sở có tốt
hơn. Không còn tình trạng học 3 ca.
Tỷ lệ phòng học/lớp học là 0,90 phòng học cho một lớp học. Số phòng
học kiên cố là 1.576 phòng (chiếm 94,2% tổng số). Như vậy, hiện vẫn còn 96
phòng bán kiên cố (chiếm 5,8% tổng số).
Đó cú 34,5% số trường THCS có phũng học bộ mụn được khai thác tốt,
hầu hết các trường đều có thư viện, nhiều trường cú thư viện đạt chuẩn.
Tổng diện tích của các trường THCS hiện có 124 ha, bình quân 1 học
sinh đạt 22,0 m2, so với định mức của HĐND tỉnh là 30 m2/1 học sinh, còn
thiếu 8 m2/học sinh.
b. Giáo viên cấp trung học cơ sở
Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 4.162 giáo viên trung học cơ sở, tỷ lệ
giáo viên/lớp ở mức cao (2,25 giáo viên/lớp), vượt định mức biên chế chung
(biên chế tối đa 1,90 giáo viên/lớp học).
Tính chung, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên là 99,08%, trong đó trên
chuẩn là 55,7%.
Mặc dù tỷ lệ giáo viên/lớp ở mức cao (là 2,25) vượt định mức chuẩn,
song về cơ cấu, vẫn thiếu giáo viên các bộ môn, như thể dục, mỹ thuật, tin học,
ngoại ngữ, cụ thể là 1 trường THCS mới có bình quân: 1,17 giáo viên thể dục;
0,86 giáo viên nhạc-hát; 0,95 giáo viên mỹ thuật; 0,27 giáo viên tin học và
24


3,37 giáo viên ngoại ngữ. Như vậy, một số trường không có giáo viên các bộ
môn tin học, ngoại ngữ và mỹ thuật.
4. Giáo dục trung học phổ thông
Toàn tỉnh có 37 trường trung học phổ thông với 879 lớp, phân bố trên
khắp các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong số các trường THPT có 1
trường Trung học (cấp 2+3) là Trường THPT Hai Bà Trưng.
Tổng số học sinh PTTH năm 2010 có 37.510 em. Tỷ lệ học sinh tốt

nghịêp THCS được vào học lớp 10 tăng từ 75% năm 2000 lên 91,8% năm
2010 (trong đó vào THPT là 76,8% và bổ túc THPT là 15,0%.
Một số chỉ báo về hiện trạng phát triển giáo dục trung học phổ thông của
tỉnh năm 2010 như sau:
Bảng 11: Một số chỉ báo về hiện trạng giáo dục trung học phổ thông
năm 2010
Nội dung

Số lượng

1. Số trường
2. Số phòng học
3. Số lớp học
4. Số học sinh
5. Học sinh/lớp
6. Phòng học/lớp học
7. Số giáo viên
8. Giáo viên/lớp

37
850
879
37.510
43
0,96
1.897
2,16

Nguồn: Sở GD-ĐT và Niên giám thông kê tỉnh Vĩnh Phúc


Giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh trong những năm qua có
những tiến bộ về kết quả dạy và học. Học sinh các trường THPT của Vĩnh
Phúc có điểm thi trung bình trong thi tuyển vào các trường đại học đứng thứ 5
trên tổng số 63 tỉnh thành của cả nước và 6 trường THPT của tỉnh đứng vào
nhóm 200 trường có chất lượng tuyển sinh cao nhất của cả nước, trong đó có 5
trường thuộc nhóm 100 trường tốt nhất.
a). Cơ sở vật chất trường học
Hầu hết các trường trung học phổ thông được xây dựng khang trang. Số
trường THPT đạt chuẩn quốc gia là 11 trường, đạt tỉ lệ 29,7% (tăng 2 trường
so với năm học trước). Hệ thống cơ sở vật chất về trường, lớp và các công
trình phục vụ học tập của cấp trung học phổ thông được xây dựng tương đối
đồng bộ và về cơ bản là tốt. Tính chung trên toàn tỉnh có 99% tổng số phòng
học trong các trường THPT được xây dựng kiên cố, hầu hết thuộc loại nhà cao
tầng. Số phòng bán kiên cố hiện còn 26 phòng. Có 100% trường THPT đó cú
25


×