Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nâng Cao Ý Thức Bảo Vệ Môi Trường, Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.38 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LAI VUNG
TRƯỜNG THCS HÒA LONG
- Địa chỉ: ấp Long Bửu, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
- Số điện thoại: 0673650740
- Email:
- Nhóm học sinh:
1/ Hà Tuyết Anh
Sinh ngày 24/ 08/ 2001 - Lớp 9A1
2/ Nguyễn Thị Huyền
Sinh ngày 19/ 04/ 2001 - Lớp 9A1
Giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Phương và cô Hồ Mỹ Xuyên

1


1. Tên tình huống:
NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang là những vấn đề cực "nóng",
đáng báo động của nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây. Không
chỉ vậy, tình trạng này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, cuộc
sống và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai của loài người, của nhân
loại.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức phi
chính phủ về bảo vệ môi trường thì năm vừa qua đã có 200 trẻ em chết mỗi ngày
do nhiễm khuẩn hô hấp cấp (60% trong số đó do ô nhiễm không khí), xấp xỉ
14000 cái chết vì ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lí ở các nước đang phát
triển và con số lên đến 580 người tử vong vì ô nhiễm đất.
Vậy giải quyết ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu không


chỉ là việc cấp thiết đối với các cấp quản lí, doanh nghiệp chịu trách nhiệm mà đó
là trách nhiệm của toàn xã hội.
Qua tình huống này: Giúp cho chúng ta hiểu rõ những tác hại của ô nhiễm
môi trường, biến đổi khí hậu. Từ đó, chúng ta cải thiện hành vi của bản thân, tích
cực bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, giảm bớt tác
hại, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Để giải quyết tình huống trên phải vận dụng những kiến thức liên môn sau:
+ Môn Hóa học: Hiểu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
và hậu quả của nó.
+ Môn Sinh học: Biết được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với môi trường
sinh học với sức khỏe con người.
+ Môn Địa lí: Các hiện tượng thiên nhiên, thiên tai do ô nhiễm môi trường
gây ra.
+ Môn Vật lí: Nắm được tác hại của ô nhiễm môi trường liên quan đến cơ
sở vật lí.
+ Môn Toán học: Tính toán số liệu, lượng chất hoá học làm ảnh hưởng đến
môi trường và gây biến đổi khí hậu.
+ Môn Giáo dục Công dân: Biết về các luật bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ
năng sống, tích cực làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chỉnh hành
vi bản thân.
+ Môn Lịch sử: Quá trình gây ra biến đổi khí hậu.
+ Môn Mĩ thuật: Các tranh ảnh về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
+ Môn Ngữ văn: Làm bài thuyết trình.
+ Môn Tin học: Tìm kiếm thông tin, hình ảnh trên mạng Internet và soạn
thảo văn bản.

2


3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:

a) Thành lập nhóm nghiên cứu:
Gồm 2 thành viên của lớp 9/1:
1/ Hà Tuyết Anh
2/Nguyễn Thị Huyền
b)Tiến hành nghiên cứu:
Để thực hiện giải quyết tình huống này chúng em dùng phương pháp:
- Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tìm hiểu
qua mạng xã hội.
- Thống kê số liệu, lượng chất ảnh hưởng đến môi trường.
- Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế cuộc sống.
- Phân tích, đánh giá cụ thể các tác hại, bày tỏ quan điểm bản thân về vấn đề bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
c)Vận dụng kiến thức liên môn, nắm bắt, giải quyết tình huống:
- Dấu hiệu của biến đổi khí hậu:
Trong những năm gần đây, những dấu hiệu của biến đổi khí hậu ngày
càng thể hiện rõ nét, cụ thể là trái đất của chúng ta đang nóng dần lên, tốc độ
băng tan nhanh chưa từng có khiến mực nước biển không ngừng dâng cao gây
ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển, xóa sổ nhiều đảo trên biển
và đại dương, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn và quá hủy môi trường sinh sống
của các loài động vật, thực vật. Dẫn đến tình trạng số lượng của một số loài động
vật - thực vật quý hiếm (như Tê giác, Báo Amur, Hổ Siberia, Hải cẩu,...) đang
giảm sút và tuyệt chủng . Nguyên nhân là do môi trường sống bị ô nhiễm nặng
bởi sự biến đổi khí hậu cùng với các hoạt động và sự thờ ơ của đại bộ phận con
người trước biến đổi của tự nhiên.

Xác chết của động vật quý hiếm

Thế giới phát triển... Việt Nam vươn mình tiến tới giai đoạn công nghiệp
hóa - hiện đại hóa cũng chính là thời gian người dân cả nước chứng kiến sự phát
triển không ngừng về kinh tế - xã hội, sự "thay da đổi thịt" đáng tự hào của thành


3


phố, các khu đô thị, nhà máy xí nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp
ứng nhu cầu của con người và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, song song với đó là những hậu quả không ngờ tới đó là nạn ô
nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường
- Vậy, ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc
tính vật lý, hóa học, sinh học, nhiệt độ, chất phóng xạ...
- Thế, biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo. Biến đổi khí hậu là ảnh hưởng có hại, những biến đổi trong môi trường
vật lý và sinh học tác động đến khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên.
Nói một cách khác, biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so
với trung bình hoặc giao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài thường
là vài thập kỷ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn.

Ảnh biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến người dân
4


Nhưng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đều phát sinh từ các
nguyên nhân và hậu quả như sau:
+ Nguyên nhân thứ nhất: do tự nhiên gây ra biến đổi khí hậu bao gồm

thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương,
thay đổi quỹ đạo quay của trái đất. Nhưng có thể nói các nguyên nhân từ tự nhiên
chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào tình hình biến đổi khí hậu hiện nay và có tính
chu kì từ quá khứ đến hiện tại.
+ Nguyên nhân thứ hai: Gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu là do các hoạt
động của con người. Đầu tiên phải kể đến các hoạt động công nghiệp và giao
thông vận tải các phản ứng cháy xảy ra trong đời sống sinh hoạt, nạn cháy rừng,
một số khí thải ra từ các nhà máy, khói bụi thải ra từ các xe ô tô ở các khu đô thị
đã làm gia tăng lượng khí thải công nghiệp trong không khí. Hàng tấn bụi, các
nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: SO 2, NO2, CO, CO2... cứ đều đặn
được thải vào mội trường hàng ngày gây nên hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhiệt
độ trái đất từ 1,4oC đến 5,8oC (từ 1990 đến 2100) và vì vậy sẽ kéo theo những
nguy cơ đe dọa cuộc sống.

Phản ứng cháy và khói bụi thải ra từ các xe ô tô ở các khu đô thị
Ngoài ra, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát,
rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển, các hóa chất bay hơi là
nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người.
+ Nguyên nhân thứ ba: Từ thời kì công nghiệp hóa cũng kéo theo nhiều
phiền toái khác mà điển hình là nạn phá rừng dẫn đến những thảm họa khủng
khiếp. Tại Việt Nam, vào năm 2013 diện tích rừng toàn quốc là khoảng 13,5 triệu
héc ta, độ che phủ gần 39,7%, trong đó rừng tự nhiên còn khoảng 10,3 triệu héc
ta. Nếu so với số liệu năm 2009 khoảng 13,2 triệu hécta với độ che phủ 39,1% thì
diện tích rừng hiện nay đã tăng xấp xỉ 300.000 héc ta. Diện tích rừng nguyên sinh
giảm trầm trọng, hiện chỉ còn rất ít, chủ yếu còn ở những khu rừng phòng hộ, khu
bảo tồn, phần lớn rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn lại là rừng nghèo. Diện tích
rừng ngập mặn cũng đã giảm hơn một nửa trong các thập kỷ trước và vẫn tiếp tục
suy giảm trong những năm gần đây.

5



+ Nguyên nhân thứ tư: Bên cạnh việc chặt phá rừng, xả rác bừa bãi cũng là
một trong những hành vi đáng lên án của con người. Bởi đây là hành vi thiếu ý
thức và đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng lên môi trường, phổ biến diễn ra
ở nhiều địa phương, nguồn nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp chưa qua xử lý đã
được xả thẳng ra sông gây nên những hậu quả trầm trọng.
+ Nguyên nhân thứ năm: Ít ai biết rằng các bức xạ cực tím UV gồm nhiều
dải có bước sóng khác nhau UVC, UVB, UVA là những yếu tố nhỏ ảnh hưởng
đến khí hậu.

- Hậu quả:

Con người đang gánh chịu hậu quả của biến đổi khí hậu
* Đối với hệ sinh thái: Các khí lưu huỳnh đioxit và các oxit nitơ gây ra mưa axit
và làm giảm độ pH trong đất.
Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cõi, không thích hợp cho cây trồng. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
làm mất cân bằng sinh thái.
6


Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được trong
quá trình quang hợp.
Các loài động vật ngoại lai có thể xâm lấn, cạnh tranh chiếm môi trường
sống làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học mà
gần đây nhất là khí CO2 từ các nhà máy và phương tiện qua lại làm tăng hiệu ứng
nhà kính, làm cho Trái Đất nóng lên dần, các khu sinh thái có sẵn dần bị quá hủy.
Làm tăng cường các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, sống thần, hiện tượng sa
mạc hóa xảy ra bất thường và có sức tàn phá lớn. Một trong những minh chứng

gần đây xảy ra với Ninh Thuận biến vùng đất màu mỡ nơi đây bị tàn phá một
cách nặng nề do sa mạc hóa xảy ra.

Ảnh sa mạc hóa
* Đối với con người:
- Ô nhiễm không khí: Lưu huỳnh đioxit (SO2): là chất khí gây kích thích
đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO 2 thậm chí ở nồng độ thấp có thể gây
co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO 2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở
niêm mạc đường hô hấp. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi,
viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc
bệnh hen,..
Cacbon oxit(CO): Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh chóng qua phế nang,
mao mạch, nhau thai,.. Đến 90% CO hấp thụ sẽ kết hợp với CacbonxyHemoglobin, làm kiềm chế khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu. Các tế bào máu
này sẽ bị vô hiệu hóa, không mang được oxy tới các mô của cơ thể gây hiện
tượng ngạt. Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như hệ thần kinh, hệ
tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ lượng oxy cao như
não, tim, và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,.. đau đầu, chóng mặt, khó
thở, rối loạn cảm giác,..
- Ô nhiễm nước: Tiếp xúc lâu dài với nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây

ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide,
sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium
tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các
7


loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại
nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần
kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu...
Theo nghiên cứu mới nhất, nước thải thường có độ pH trung bình từ

9-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có
thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp có chứa xyanua (CN-)
vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn
cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng
dân cư.
4. Giải pháp để giải quyết tình huống
Sau đây sẽ là một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Biện pháp 1: Đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền, xây dựng văn hóa ứng
xử thân thiện với môi trường. Củng cố công tác kiểm tra, xử lí hành vi thiếu
ý thức, áp dụng hình phạt nếu cần thiết với các trường hợp nghiêm trọng.
- Biện pháp 2: Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện
tượng khí hậu một cách chính xác.
- Biện pháp 3: Tăng cường và phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Đây được
xem là giải pháp mới nhưng lại được xem trọng để kịp ứng phó với hiện
tượng biến đổi khí hậu, đảm bảo xác suất thành công cao, hợp khoa học.
- Biện pháp 4: Thay đổi cách quản lí của các cơ quan, tổ chức chịu trách
nhiệm theo chiều hướng tích cực, phù hợp với điều kiện.
- Biện pháp 5: Hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường, quy định một
cách chi tiết và tỉ mỉ các luật.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Thế kỉ 21, cả nhân loại đang đứng trước một thách thức lớn, đó là sự
biến đổi khí hậu toàn cầu đe dọa đến thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Vì vậy, việc giáo dục về biến đổi khí hậu là hết sức quan trọng trong
hệ thống giáo dục quốc gia, trong đó cấp trung học (THCS, THPT) được
xem như có ý nghĩa thiết thực và rất được Nhà nước, nhân dân ta đặc biệt
quan tâm. Chính vì vậy chúng em xin đưa ra một số biện pháp nhằm giảm
nhẹ biến đổi khí hậu như sau:
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí: Lắp đặt các thiết bị lọc bụi và
xử lí khói độc hại từ các ngành công nghiệp thải vào môi trường. Phát triển công

nghệ sử dụng các nhiên liệu, năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, năng lượng
gió, năng lượng thủy triều...)
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có giải pháp hoàn hảo nào để giải quyết vấn đề
trên vì thế các cơ quan ,tổ chức có liên quan về môi trường cần tăng cường trồng
nhiều cây xanh giúp hạn chế bụi, vi khuẩn và điều hòa khí hậu, chống hiệu ứng
nhà kính, bảo vệ con người khỏi các tia cực tím, cung cấp khí oxi góp phần cân
bằng không khí giúp không khí trong lành. Cây xanh có vai trò rất quan trọng
trong việc chống biến đổi khí hậu ,Vì thế mỗi người nâng cao ý thức trồng và bảo
8


vệ cây xanh là đã góp phần to lớn trong việc chống ô nhiễm môi trương và biến
đổi khí hậu.

Trồng cây bảo vệ môi trường

Bảng thống kê một số nước sử dụng nguồn năng lượng vĩnh cửu
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm nước: Xây dựng hệ thống cấp và thoát nước ở
các khu đô thị. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống xử lí nước thải hạn chế đến
mức thấp nhất nguồn nước bị ô nhiễm. Xây dựng chế độ tưới, tiêu hợp lý cho các
vùng quy hoạch sản xuất lúa, vùng nuôi thuỷ sản, xây dựng quy trình đóng mở
cống ngăn mặn hợp lý đáp ứng yêu cầu: Lấy nước mặn, ngăn mặn, xả phèn và trữ
ngọt. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước, hóa chất, chất thải từ các
nhà máy công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng
mức, các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm
vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu
dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,
sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển xa hơn nữa là
nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết
ngạt các sinh vật sống ở môi trường nước.

9


Nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm đất: Môi trường đất là nơi trú ngụ của con
người và các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng,
công nghiệp và văn hóa của con người. Người ta sử dụng các biện pháp làm sạch
hóa đồng ruộng, thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật nhằm cải tạo đất.
Có hai nhóm giải pháp quan trọng nhất để đối phó với những thách thức do
biến đổi khí hậu gây ra là: giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu và giải pháp thích
ứng với những thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, giảm thiểu thiệt
hại của những thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Điều quan trọng là giáo dục kĩ
năng sống cho các em học sinh cấp trung học vì các em ấy là nhân tố thúc đẩy
phát triển cơ cấu công nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức bảo vệ môi trường
bằng cách:
- Mở ra các khóa sinh hoạt về vấn đề cấp bách và cần thiết của xã hội.
- Thông qua chương trình giảng dạy giúp cho các em hiểu rõ về biến đối
khí hậu nhằm nâng cao ý thức của mỗi cá nhân.
- Trang bị thùng rác, tạo cho mỗi học sinh thói quen không vứt rác bừa bãi.
- Tổ chức hoạt động trồng cây xanh.
Hiện nay, biến đổi khí hậu là thách thức lớn của nhân loại, cần phải nhận
thức đúng, đầy đủ về biến đổi khí hậu để vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ: Bạn là người có quyền nhập khẩu thiết bị sản xuất thì nhất quyết phải nói
không với công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu và khí gây hiệu ứng nhà
kính. Sử dụng tiết kiệm năng lượng: đó chính là sự thay đổi thói quen hằng ngày
trong cuộc sống theo hướng tiết kiệm năng lượng. Chỉ cần một cái nhấn nút tắt
đèn hay các thiết bị điện, điện tử khi ra vào phòng ở hoặc nơi làm việc góp phần
tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí phải trả. Nghiên
cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu mới vào trong hiện thực cuộc sống là
sự đóng góp thiết thực nhất của chúng ta. Trên thế giới đã tập trung vào việc

nghiên cứu ứng dụng những nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, sức
gió, sóng biển... để tạo ra những sản phầm thân thiện với môi trường.
Bạn hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua trao đổi, trò
chuyện với gia đình, bạn bè, hàng xóm... về những vấn đề môi trường (như hạn
chế xả chất thải bẩn, trồng và chăm sóc cây xanh, đi xe đạp ở những quãng
10


đường thích hợp hoặc tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng,
hạn chế và tiến tới không dùng túi ni lông, sử dụng nước sạch, tiết kiệm).
Tiếp theo đây là một số luật bảo vệ môi trường và nghị quyết về biến đổi
khí hậu: Do một vài nguyên nhân, các hành động gây ô nhiễm môi trường ngày
càng lớn yêu cầu cơ quan chức trách cần có trách nhiệm và phải thật công bằng
xử lí người vi phạm một cách thận trọng và hợp lí. Trong đó, ngoài những biện
pháp nhắc nhở và hình phạt nhẹ thì cưỡng chế thi hành là biện pháp được áp dụng
đối với các hành vi trầm trọng trong một thời gian lâu dài là không thể thiếu, bao
gồm:
1. Hình phạt tiền: Đây là hình phạt phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới và Việt Nam cũng vậy. Việc áp dụng rộng rãi hình phạt tiền sẽ làm tăng hiệu
quả trong việc trừng phạt kẻ vi phạm đồng thời phòng ngừa các hành vi sau này.
Hình phạt tiền đòi hỏi độ chính xác cao, tỉ mỉ cao thì sẽ càng có hiệu quả lâu dài.
Mức độ phạt tiền tùy theo nặng - nhẹ với số tiền khác nhau, chúng giao động từ
500.000 - 3.000.000.
2. Hình phạt tù: Hình phạt tù được áp dụng với các đối tượng vi phạm
ở mức độ nặng nhưng là lần đầu vi phạm. Hình phạt này gồm tạm giữ, tịch thu và
phạt tù trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng và nhiều hơn nếu hành vi mang
tính chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, môi trường. Tuy nhiên, ở
Việt Nam ta thì hình phạt này vẫn ít được áp dụng do các nguyên nhân xã hội
khác nhau.
3. Cắt giấy phép kinh doanh hoặc tước đoạt tài sản: Đây được xem là

hình phạt nặng trong các biện pháp cưỡng chế, được áp dụng với các cơ quan, tổ
chức, công ty trá hình mang mục đích khai thác, che giấu hành vi gây ảnh hưởng
xấu và tác động nhiều đến con người, khí hậu...Hình phạt này chỉ mới được ban
hành gần đây nên việc áp dụng vẫn rất hạn chế.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Môi trường tự nhiên vẫn đang từng giờ từng phút cung cấp cho cuộc sống
con người những nguồn lợi vô giá. Thế nhưng, con người đã và đang làm gì để
đền đáp, bảo vệ cho môi trường, cái nôi nuôi dưỡng sự sống của chính mình?
Câu hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm cho ta phải giật mình
một khi trả lời. Nguồn không khí bị ô nhiễm nặng nề đã ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô
hấp,... Nguồn nước hiện nay trên thế giới và đặc biệt là Việt Nam đối mặt với
nguy cơ rơi vào trình trạng ô nhiễm, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở
nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước
sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải
công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn
đất đai bị cạn kiệt, khô cằn. Ngay cả ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị
lớn cũng gây ra các bệnh lí về mắt, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống
của con người.
Thế đấy, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tưởng chừng
là những việc, những câu nói dễ dàng nhưng chẳng mấy ai trong chúng ta có thể
làm được khi không có ý thức và trách nhiệm với môi trường sống. Trong khi đó,
môi trường tự nhiên cho ta quá nhiều thứ và chúng ta đang phá hủy những cái tốt
11


đẹp đó. Tại sao vậy? Lẽ nào ta làm ngơ trước những hành động phá hủy môi
trường sao?
Không, chúng ta cần cố gắng hơn nữa cùng nhau chung sức đẩy mạnh
công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các biện pháp có thể và thực hiện

ngay bây giờ, để bảo vệ cuộc sống bình an cả thế giới và toàn nhân loại. Chúng
em tha thiết kêu gọi những ai đang có các hành động tiêu cực làm ảnh hưởng đến
thiên nhiên xin hãy thôi đừng gây thêm hệ lụy hơn nữa. Hãy cùng chúng em tham
gia bảo vệ môi trường vì hạnh phúc và tương lai các thế hệ mai sau!

-Hết-

12


13


14


15



×