Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.25 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

VŨ HỒNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN
HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

VŨ HỒNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN
HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Khoa Học Môi Trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thanh Thủy

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày…..tháng…. năm 2017
Tác giả

Vũ Hồng Tuyên


2
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Thanh Thủy
tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Môi trường, Khoa Sau đại
học - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có sự giúp đỡ tận tình trong quá
trình tôi học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn phòng TN và MT huyện Chi Lăng, Công ty TNHH Thành

Linh, UBND các xã, thị trấn nơi chúng tôi thực hiện đề tài đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi được học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã
luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Thái Nguyên, ngày…..tháng…. năm 2017
Tác giả

Vũ Hồng Tuyên


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài..............................................................................3
1.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài.......................................................................... 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài........................................................................3
1.1.3. Khái niệm về chất thải.............................................................................4
1.1.4. Khái niệm và phân loại về chất thải rắn sinh hoạt...................................5
1.1.5. Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt....................6
1.1.6. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng ... 8

1.2. Hiện trạng quản lý, xử lý CRTSH trên thế giới và ở Việt Nam................11
1.2.1. Hiện trạng quản lý, xử lý CTRSH trên thế giới.....................................11
1.2.2. Hiện trạng quản lý, xử lý CTRSH ở Việt Nam..................................... 16
1.3. Khái quát về huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.......................................... 25
1.3.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ............................................................25
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 26
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 28


1.3.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
môi trường.......................................................................................................30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

.............32

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................32
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................ 32
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 32
2.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải sinh hoạt huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn32
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chi Lăng. 32
2.3.3. Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp đảm bảo
công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Chi Lăng..................32
2.3.4. Một số giải pháp quản lý chất thải rắn tại huyện Chi Lăng - tỉnh
Lạng Sơn......................................................................................................... 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................32
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................... 32
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.....................................................33
2.4.3. Phương pháp chuyên gia....................................................................... 34
2.4.4. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải.................... 34

2.4.5.ơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu........................................................ 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................37
3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải sinh hoạt huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. .37
3.1.1. Phát sinh CTRSH từ các khu dân cư, hộ gia đình................................. 37
3.1.2. Phát sinh CTRSH từ chợ, các cơ quan công sở, trường học và các
nguồn khác.......................................................................................................40
3.1.3. Tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Chi Lăng................40
3.1.4. Thành phần chất thải rắn....................................................................... 42
3.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chi Lăng....44


3.2.1. Cơ sở pháp lý và các văn vản của các cấp quản lý nhà nước về công
tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn...........44
3.2.2. Hệ thống quản lý hành chính.................................................................45
3.2.3. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và phân loại chất thải rắn
trên địa bàn huyện Chi Lăng........................................................................... 50
3.2.4. Hiện trạng công tác xử lý...................................................................... 58
3.2.5.Dự báo khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Chi Lăng đến năm
2025...60
3.3. Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp đảm bảo
công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Chi Lăng..................62
3.3.1. Nguyên tắc đề xuất................................................................................62
3.3.2. Định hướng chiến lược..........................................................................62
3.3.3. Xây dựng mô hình/giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
huyện Chi Lăng............................................................................................... 63
3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tại huyện Chi Lăng.....................................................................67
3.4.1. Công tác tuyên truyền............................................................................67
3.4.2.................................................................................................................Tă
ng cường công tác quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt:......69

3.4.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm:..................................70
3.4.4. Giải pháp huy động sự tham gia của các tổ chức chính tri, xã hội và
cộng đồng trong quản lý, xử lí CTR sinh hoạt................................................71
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 72
4.1. Kết luận.................................................................................................... 72
4.2. Kiến nghị..................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................74


6

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BC

: Báo cáo

BHTN

: Bảo hiểm tự nguyện

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế


BVMT

: Bảo vệ môi trường

CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

NXB

: Nhà xuất bản

PCGDMN

: Phổ cập giáo dục mầm mon

THCS

: Trung học cơ sở

THPT


: Trung học phổ thông

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

: Tài nguyên môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần chủ yếu của CTRSH......................................................7
Bảng 1.2: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước..................................13
Bảng 1.3: Tỷ lệ % CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
14
Bảng 1.4: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt......................................................17
Bảng 1.5: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007
18
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình

tại thị trấn, một số xã điều tra trên địa bàn huyện Chi Lăng.........37
Bảng 3.2: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình trên
địa bàn Huyện Chi Lăng................................................................39
Bảng 3.3: Phát sinh CTRSH từ chợ, các cơ quan cống sở, trường học và
các nguồn khác..............................................................................40
Bảng 3.4: Tổng khối lượng chất thải rán sinh hoạt từ các nguồn phát sinh ... 41
Bảng 3.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Chi Lăng ..
42 Bảng 3.6: Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện Chi Lăng......................................................... 49
Bảng 3.7. Trang thiết bị phục vụ công tác thu gom rác thải trên địa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.................................................... 51
Bảng 3.8: Hiệu quả công tác thu gom trên địa bàn huyện Chi Lăng...............52
Bảng 3.9: Kết quả điều tra phỏng vấn công nhân môi trường về công tác
thu gom rác thải trên địa bàn huyện Chi lăng................................54
Bảng 3.10: Ý kiến của người dân về vấn đề phân loại rác tại nguồn..............57
Bảng 3.11: Dự báo dân số của huyện Chi Lăng đến năm 2025.......................61
Bảng 3.12: Dự báo lượng rác thải sinh hoạt huyện Chi Lăng đến năm 2025
62


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường......................11
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện thành phần chất thải rắn trên địa bàn huyện
Chi Lăng........................................................................................43
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường trên địa bàn huyện
Chi Lăng........................................................................................45
Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thành Linh..............................48
Hình 3.4: Mô hình tổ đội môi trường tại cấp xã/thị trấn................................. 63



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao
động từ 0,35 - 0,8 kg/người.ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được
thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của
nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát
triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần
ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng
bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến lò đốt đạt khoảng 8090%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn,
rác thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Rác
thải có mối nguy cơ cao chỉ khi con người không quan tâm đến công tác quản lý thu
gom và xử lý đối với chúng.
Chi Lăng là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Lặng Sơn. Huyện Chi Lăng là miền
đất có bề dày truyền thống trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nơi có nhiều di tích
lịch sử gắn liền với những biến cố trọng đại của đất nước. Trong nhiều năm qua
thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế xã hội mà
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đề ra, người dân Chi Lăng không ngừng
tìm tòi, sáng tạo trong lao động sản xuất biến những tiềm năng, thế mạnh thành nội
lực, tạo đà phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Chi Lăng là một huyện vùng cao với mật độ dân số trung bình, nhưng với sự
phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của địa phương về kinh tế và sự gia tăng dân số sẽ
gắn liền với những thách thức không nhỏ về mặt môi trường, đặc biệt là vấn đề chất
thải rắn, trong đó có chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. Việc thu gom xử lý chất thải
rắn đô thị chưa đúng cách, tỷ lệ thu gom chất thải rắn còn thấp, biện pháp xử lý
thiếu hiệu quả gây ô nhiễm môi trường.



Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
huyện Chi Lăng; em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Chi Lăng, tỉnh
Lạng Sơn”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025.
- Đề xuất mô hình/giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
3. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc
xây dựng những chính sách về quản lý và bảo vệ môi trường ở huyện Chi Lăng nói
riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này. Vận dụng nâng cao
kiến thức vào đời sống và thực tiễn.
- Kết quả của đề tài là nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá
ảnh hưởng của chất thải rắn cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp trong bảo vệ
môi trường.
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được lượng CTR sinh hoạt phát sinh, tình hình thu gom, vận
chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Chi Lăng.
- Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện
Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp cũng
như đề xuất giải pháp phân loại CTR tại nguồn và xử lý CTR làm phân compost,

nâng cao nhận thức của người dân.
- Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH góp phần giảm chi phí trong xử lý, chôn
lấp chất thải, cải thiện môi trường và sức khoẻ cộng đồng..


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về
quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của chính phủ ban
hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các
cá nhân, tổ chức liên quan đến QLCTR.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho

quản lý chất thải rắn.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng
như hiện nay thì vấn đề rác thải là vấn đề vô cùng được quan tâm. Sự phát sinh rác


thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nghiêm trọng. Trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn, những năm trở lại đây do sự phát triển về kinh tế và gia tăng
dân số dẫn đến lượng rác thải gia tăng nhanh chóng. Việc nghiên cứu hiện trạng
quản lý chất thải rắn sinh hoạt giúp chúng ta hiểu biết và có những cái nhìn đúng
nhất nhất về công tác quản lý rác sinh hoạt trên địa bàn và là cơ sở để có những giải
phát tích cực khắc phục và giải quyết. Từ những hiểu biết đó giúp tuyên truyền một
cách tốt nhất ý thức bảo vệ môi trường tới người dân.
1.1.3. Khái niệm về chất thải
Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác
động vào thiên nhiên thải ra môi trường (Nguyễn Đình Hương,2006) [10]. Chúng là
những sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại khu
dân cư, trường học, gia đình, nhà hàng.
Theo điều 3 nghị định 38/2015/NĐ-CP (2015)[7] về quản lý chất thải và phế
liệu và luật bảo vệ môi trường (2014)[18]:
+ Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
+ Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
+ .Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu,
sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên
liệu cho một quá trình sản xuất khác.
+ Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định)
trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản

lý khác nhau.
+ Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời,
trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.
+ Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc


sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải.
+ Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để
thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
+ Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp
chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
1.1.4. Khái niệm và phân loại về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.4.1. Nguồn gốc và sự hình thành
Rác thải sinh hoạt (chất thải rắn sinh hoạt):Là các chất thải rắn bị loại ra trong
quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Ví dụ
như: Thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, gạch ngói, đất đá, gỗ, kim loại, cao
su, chất dẻo, các loại cành cây, lá cây, vải, giấy, rơm rạ, vỏ trai, vỏ ốc, xương động
vật…(Lê Văn Khoa, 2001) [12].
Chất thải rắn sinh hoạt được thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thành
phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các điểm buôn
bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu,
trường học, các cơ quan nhà nước, công sở…
1.1.4.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa trên rất nhiều tiêu chí khác
nhau: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hóa học, theo tính chất
rác thải…
- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác
thải đường phố, rác thải vườn,rác thải khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia

đình……(Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy, 2004) [17].
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các chất hóa học dễ phản ửng, các chất độc
hại, chất thải sinh học dễ thói rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng
xạ……(Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy, 2004) [17].


+ Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra
chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim…(Nguyễn Xuân Nguyên, Trần
Quang Huy, 2004) [17].
1.1.5. Nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này
hay nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian;
việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công
tác quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn sinh hoạt có thể phát sinh trong các hoạt
động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, chợ, khách
sạn, nhà hàng, công sở, trường học, các công trình công cộng, các hoạt động xây
dựng đô thị và các khu công nghiệp:
Thành phần chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các thành
phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần
trăm khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng
trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử
lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất
thải rắn.


Bảng 1.1. Thành phần chủ yếu của CTRSH
Thành phần

1. Các chất cháy
được (đốt được)
a. Giấy

Định nghĩa

Ví dụ

các vật liệu làm từ giấy bột và các túi giấy, mảnh bìa,
giấy.
giấy vệ sinh…

b. Hàng dệt

có nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon…

c. Thực phẩm

các chất thải từ đồ ăn thực
phẩm

cọng rau, vỏ quả, thân
cây, lõi ngô…

d. Cỏ, gỗ củi, rơm
rạ

Các vật liệu và sản phẩm

được chế tạo từ gỗ, tre,
rơm…

Đồ dùng bằng gỗ như
bàn ghế, đồ chơi, vỏ dừa

e. Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ chất dẻo

f. Da và cao su

Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, các
đầu vòi, dây điện…
Các vật liệu và sản phẩm được Bóng, giày, ví, băng cao
chế tạo từ da và cao su
su…

2. Các chất không
cháy được
a. Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ sắt mà dễ bị
nam châm hút.

b. Các kim loại phi
sắt

b. Các kim loại

phi sắt

Các vật liệu không bị nam
châm hút

Vỏ nhôm, giấy bao
gói, vỏ đựng.

c. Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ thủy tinh.

Chai lọ, đồ đựng
bẳng thủy tinh, bóng
đèn…

d. Đá và sành sứ

Bất kỳ các loại vật liệu
không cháy khác ngoài kim
loại và thủy tinh.

Vỏ chai, ốc, xương,
gạch, đá, gốm…

3. Các chất hỗn
hợp

Tất cả các vật liệu khác không Đá cuội, cát, đất, tóc..

phân loại trong bản này. Loại
này có thể chia thành 2 phần:
kích thước hơn 5mm và loại
nhỏ hơn 5 mm.
(Nguồn: Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn) [17]


1.1.6. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.1.6.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường
Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng
rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương
tiện thu gom CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi
trường. Các điểm tập kết CTR (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây
dựng đúng mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp
ứng nhu cầu vận chuyển CTR hang ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu
dân cư. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển
đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường.(Bộ Tài Nguyên và Môi
trường, 2011) [4].
Ảnh hưởng của chất thải rắn đến tất cả các thành phần của môi trường, cụ thể
như sau:


Đối với môi trường nước:

CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của
nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy
trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật
trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến
đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.

Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường
ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra
môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây
dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác
được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm
nguồn nước đáng kể. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm
lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn
thừa...; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ


phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây
ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
• Đối với môi trường đất:
Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than,
khai kháng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô
nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử
lý nước.
+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký
sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó
sang người và động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu
cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ

chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm
cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.
Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất (Hoàng Đức
Liên, Tống ngọc Tuấn, 2000) [13].
• Đối với môi trường không khí:
CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ
lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều
ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy quá
trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người.


- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2,
NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa
CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất độc lẫn trong rác
1.1.6.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến con người
Trong thành phần CTRSH hay còn gọi là rác thải, thông thường hàm lượng
hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi
trường không khí xung quanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và giảm mỹ
quan môi trường sống; những người tiếp xúc thường xuyên với rác thải như những
người làm trực tiếp công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác rất dễ mắc các bệnh
như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng và ngoài da, phụ khoa.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới mỗi năm có 5 triệu người
chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu
trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có
chất amin và các chất dẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải kích
thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập mạnh gây ảnh hưởng xấu tới
những người mắc bệnh tim mạch (Phùng Chí Sỹ, 2003) [23].

Các ảnh hưởng của rác thải lên sức khoẻ con người được minh họa qua
sơ đồ sau:


Hình 1.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường
Tác động của CTRSH lên sức khoẻ con người thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động
đến sức khoẻ con người thông qua chuỗi thức ăn (Phùng Chí Sỹ, 2003) [23].
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung
thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ
mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới
25% . Ô nhiễm không khí do quá trình phân huỷ của rác thải cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ mật thiết
giữa ô nhiễm không khí do đốt rác thải với các bệnh lý đường hô hấp (Phùng Chí
Sỹ, 2003) [23].
1.2. Hiện trạng quản lý, xử lý CRTSH trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng quản lý, xử lý CTRSH trên thế giới
1.2.1.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Đối mặt với cảnh báo về cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu đang ngày càng
nghiêm trọng. Rác có thể gây ra những gánh nặng khổng lồ về môi trường cũng như


tài chính cho Chính phủ các nước. Các quốc gia lớn trên thế giới đã có những biện
pháp quản lý và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện riêng.
Với mỗi nước khác nhau thì lượng rác thải và tỷ lệ phát sinh rác là khác nhau,
phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế, thói quen tiêu dùng của người dân nước
đó và dân số nhưng nhìn chung nó tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu
người, cụ thể như sau: Băng Cốc là 1,6 kg/người/ngày; Singapo là 2 kg/người/ngày;
Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày; NewYork là 2,65 kg/người/ngày (Viện khoa học
và Công nghệ Môi trường, 2012) [22].

+ Theo Waste atlas, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác mỗi năm, xếp
thứ 8 trên thế giới. Đối với rác thải sinh hoạt của các gia đình khoảng 70% được
tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập
khẩu phân bón (Hồng Nhung và Thu Giang, 2016) [26].
+ Ở Nga, mỗi người bình quân thải ra môi trường 300kg/người/năm rác thải.
Tương đương một năm nước này thải ra môi trường khoảng 50 triệu tấn rác, riêng
thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm.
+ Ở Singapore, mỗi ngày có khoảng 16.000 tấn rác được thải ra và được
phân loại tại nguồn.
+ Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh
khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng
tới 1,8 triệu tấn/ngày.
Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006)[9], mức đô thị hoá cao thì lượng chất thải
tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số quốc gia hiện nay như sau: Canda là
1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3kg/người/ngày;
Trung Quốc là 1,3kg/người/ngày.


Bảng 1.2: Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước

Tên nước
Nước thu nhập thấp
Nepal
Bangladesh
Việt Nam
Ấn Độ
Nước thu nhập trung bình
Indonesia
Philippines
Thái Lan

Malaysia
Nước có thu nhập cao
Hàn Quốc
Singapose
Nhật Bản

Dân số đô thị hiện nay LPSCTRĐT hiện nay
(% tổng số)

(kg/người/ngày)

15,92
13,7
18,3
20,8
26,8
40,8
35,4
54,0
20,0
53,7
86,3
81,3
100
77,6

0,40
0,50
0,49
0,55

0,46
0,79
0,76
0,52
1,10
0,81
1,39
1,59
1,10
1,47

(Nguồn: Bộ môn sức khoẻ môi trường, 2006) [1]
Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên
và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các
nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần,
cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; ở các nước đang phát triển là
0,5 kg/người/ngày.
1.2.1.2. Tình quản lý, xử lý CTR sinh hoạt trên thế giới
Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
phương pháp chôn lấp, đốt, ủ phân compost với nhiều công nghệ được áp dụng
như công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin… Tình
hình áp dụng các phương pháp này ở một số nước trên thế giới như sau:


Bảng 1.3: Tỷ lệ % CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước

TT

Tên quốc gia Tái chế


Chế biến phân vi

Chôn

Đốt

1

Canađa

10

2

80

8

2

Đan Mạch

19

4

29

48


3

Phần Lan

15

0

83

2

4

Pháp

3

1

54

42

5

Đức

16


2

46

36

6

Ý

3

3

74

20

7

Thụy Điển

16

34

47

3


8

Thụy Sĩ

22

2

17

59

9

Mỹ

15

2

67

16

(Nguồn: Đỗ Thị Lan và cs, 2007) [11]
Từ bảng 1.2 trên nhận thấy phương pháp chôn lấp được nhiều quốc gia lựa
chọn nhất, ngay cả những nước phát triển như Canada, Phần Lan, Mỹ cũng lựa
chọn phương pháp này. Phương pháp chế biến phân vi sinh chưa được áp dụng
nhiều, ngay cả ở Italia nơi sáng tạo ra phương pháp ủ phân compost thì chỉ có 2 -3
% khối lượng rác được xử lý theo phương pháp này. Phương pháp đốt cũng chỉ xử

lý được 10% rác thải ở nơi sáng tạo ra phương pháp này là nước Anh.
Hiện nay, một số nước phát triển trên thế giới đã có những mô hình phân
loại và thu gom rác thải rất hiệu quả cụ thể:
California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác
khác nhau sau đó rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế 3 lần/tuần
với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi
rác với giá 32,38 USD/tấn. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích
thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Hơn
nữa, để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu
thầu việc thu gom và chuyên chở rác.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng
biệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ (giấy, vải,


×