Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận quản trị - Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.32 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC…………………….

----------------

LOGO TRƯỜNG

TIỂU LUẬN/BÀI TẬP NHÓM

MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đề tài:
Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước

Giảng viên:

……………………………

Học viên/
……………………………
Thành viên nhóm: ……………………………
……………………………

Hà Nội, 20….


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC…………………….

----------------



LOGO TRƯỜNG

TIỂU LUẬN/BÀI TẬP NHÓM

MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đề tài:
Công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước

Giảng viên:

……………………………

Học viên/
……………………………
Thành viên nhóm: ……………………………
……………………………

Hà Nội, 20….
2


1. Về tình hình thực hiện công bố thông tin:
a. Đối với các doanh nghiệp phải thực hiện công bố thông tin:
Theo quy định, các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, các công ty
con do doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ phải công bố thông tin
trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, đồng thời gửi các báo cáo công bố
thông tin về cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện
công bố thông tin.
Tính đến hết năm 2017, mới có 265/622 doanh nghiệp 1 (chiếm 42,6% số

doanh nghiệp) gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện công bố
thông

tin

trên

Cổng

thông

tin

doanh

nghiệp

tại

địa

chỉ

.
Trong số khoảng 357 doanh nghiệp còn lại chưa thực hiện công bố thông
tin, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thủy nông, thủy lợi, các công ty
nông, lâm nghiệp, xổ số kiến thiết của các địa phương. Đặc biệt, một số doanh
nghiệp lớn như Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty
Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp thuộc Bộ

Văn hóa Thể thao và Du lịch… chưa gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để
thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP.
Một số công ty con do công ty mẹ nắm 100% vốn tại một số doanh nghiệp lớn
như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (01 doanh nghiệp), Tập đoàn Hóa chất Việt
Nam (2 doanh nghiệp), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (5 doanh
nghiệp), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (4 doanh nghiệp) chưa thực
hiện công bố thông tin theo quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP.
b. Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu:
Điểm a Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 81/2015/NĐ-CP quy định “Cổng
hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước phải có
chuyên mục riêng về công bố thông tin của doanh nghiệp. Cơ quan đại diện chủ
1

Tỷ lệ này năm 2016 là 38,87% số doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin

3


sở hữu nhà nước có trách nhiệm đăng tải công bố thông tin của doanh nghiệp
đúng thời gian, bảo đảm các thông tin công bố được tiếp cận dễ dàng và thuận
tiện”. Tuy nhiên, tính đến 31/12/2017, mới có 6/15 Bộ và cơ quan ngang Bộ (chỉ
tính các đơn vị có doanh nghiệp nhà nước), 8/63 tỉnh, thành phố thuộc trung
ương và 6/6 Tập đoàn kinh tế thuộc diện phải thực hiện công bố thông tin có
chuyên mục riêng về công bố thông tin theo quy định này.
Như vậy, mới chỉ có 20/84 cơ quan chủ sở hữu (chiếm 23,81%) thực hiện
đúng quy định về tổ chức thực hiện công bố thông tin nêu trên.
2. Về nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước
2.1. Khái quát chung:
Tính đến 31/12/2017, trong tổng số 9 loại báo cáo phải thực hiện công bố
theo quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP thì hầu hết các doanh nghiệp

trong số 265 doanh nghiệp đã công bố thông tin chưa thực hiện công bố đầy đủ,
trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ công bố khoảng 5/9 loại báo cáo, cụ thể như
sau2:
- Công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 20162020: Có 113 doanh nghiệp thực hiện (chiếm 42,64% trong tổng số 265 doanh
nghiệp đã báo cáo).
- Công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2017: Có
167 doanh nghiệp thực hiện (chiếm 63,01% trong tổng số 265 doanh nghiệp đã
báo cáo).
- Công bố báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng
năm và ba (03) năm gần nhất tính đến năm báo cáo: Có 171 doanh nghiệp thực
hiện (chiếm 66,41% trong tổng số 265 doanh nghiệp đã báo cáo).
- Công bố báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã
hội năm 2016: Có 94 doanh nghiệp thực hiện (chiếm 35,47% trong tổng số 265
doanh nghiệp đã báo cáo).
2

Số liệu so sánh cụ thể các nội dung công bố thông tin của DNNN tại Phụ lục 2 đính kèm

4


- Công bố báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới 2016 : Có 149 doanh nghiệp
thực hiện (chiếm 56,22% trong tổng số 265 doanh nghiệp đã báo cáo).
- Công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 2016: Có 174
doanh nghiệp thực hiện (chiếm 65,66% trong tổng số 265 doanh nghiệp đã báo
cáo).
- Công bố báo cáo tài chính 2016: có 146 doanh nghiệp thực hiện (chiếm
55,09% trong tổng số 241 doanh nghiệp đã báo cáo).
- Công bố báo cáo tiền lương, tiền thưởng: Có 196 doanh nghiệp thực hiện
(chiếm 73,96% trong tổng số 265 doanh nghiệp đã báo cáo).

2.2. Về nội dung công bố thông tin của Tập đoàn kinh tế, Tổng công
ty, doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, địa phương (bao gồm cả các Tổng công
ty thuộc Tập đoàn kinh tế)
- Tính đến 31/12/2017, có 55/77 doanh nghiệp (chiếm 71,42%) là Tập đoàn
kinh tế, Tổng công ty nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, UBND các
tỉnh, thành phố thuộc trung ương đã thực hiện công bố thông tin theo quy định
tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP; tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa thực
hiện đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu tại Nghị định này.
- Có 2/5 Tập đoàn kinh tế (VNPT, PVN) thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc
công bố thông tin theo quy định (đã công bố 9/9 báo cáo đến thời hạn công bố)3.
- Về nội dung công bố thông tin:
+ Công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 20162020: 21/77 doanh nghiệp (tương ứng 27,27%) thực hiện.
+ Công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2017:
42/77 doanh nghiệp (tương ứng 54,54%) thực hiện.
+ Công bố báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng
năm và ba (03) năm gần nhất: 46/77 doanh nghiệp (tương ứng 59,74%) thực
3

Trong năm 2016 có 1 Tập đoàn kinh tế là VNPT thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc công bố thông tin theo quy
định

5


hiện.
+ Công bố báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới 2016: 44/77 doanh nghiệp
(tương ứng 57,14%) thực hiện.
+ Công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 2016: 51/77 doanh
nghiệp (tương ứng 29,87%) thực hiện.
+ Công bố báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã

hội năm 2016: 22/77 doanh nghiệp (tương ứng 28,57%) thực hiện.
+ Công bố báo cáo tài chính 2016: 39/77 doanh nghiệp (tương ứng
50,65%) thực hiện.
+ Công bố báo cáo tiền lương, tiền thưởng: 45/77 doanh nghiệp (tương ứng
58,44%) thực hiện.
Trong số 6 Tập đoàn kinh tế, có 2 Tập đoàn là Bưu chính Viễn thông Việt
Nam (VNPT), Điện lực Việt Nam (EVN) công bố báo cáo tài chính (BCTC)
công ty mẹ và hợp nhất 20164.
Một số Tổng công ty lớn như: Lương thực miền Bắc, Công nghiệp tàu thủy
Việt Nam, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Phát triển đường cao tốc, Cà phê,
Đảm bảo an toàn hàng hải Miền Bắc chưa thực hiện công bố báo cáo tài chính
năm 2016.
- Về chất lượng công bố thông tin của một số Tập đoàn kinh tế:
+ Về báo cáo Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 2017: Về
cơ bản, các Tập đoàn kinh tế đã xây dựng báo cáo Kế hoạch sản xuất kinh doanh
và đầu tư phát triển 2017 theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành
kèm theo Nghị định số 81/2015/NĐ-CP. Các báo cáo cung cấp tương đối đầy đủ
các chỉ tiêu như sản lượng, doanh thu, lợi nhuận trước thuế dự kiến, nộp ngân
sách…
+ Về báo cáo tài chính năm 2016: Theo các báo cáo tài chính năm 2016 do
4

Năm 2016 có 5/6 Tập đoàn kinh tế là VNPT, VRG, EVN, Vinachem, TKV thực hiện công bố báo cáo tài chính
của công ty mẹ và hợp nhất năm 2015

6


5 Tập đoàn kinh tế gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện công bố thông
tin, thì chỉ có 1 Tập đoàn kinh tế thuê công ty kiểm toán quốc tế tại Việt Nam để

thực hiện kiểm toán (PVN thuê Delloite), các Tập đoàn kinh tế còn lại thuê công
ty kiểm toán trong nước để thực hiện kiểm toán (VRG thuê AASC, Vinachem
thuê Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC), hoặc xây dựng báo cáo tài chính
năm 2016. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có đủ cơ sở để đánh giá về tính
công khai, minh bạch và khách quan trong việc đánh giá hoạt động sản xuất,
kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của các Tập đoàn kinh tế này.
3. Đánh giá chung
3.1. Những kết quả đạt được:
- Việc công bố công khai thông tin hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
bước đầu đã tạo ra sự minh bạch và công bằng trong xã hội, được dư luận, báo
chí và các phương tiện thông tin đại chúng đánh giá cao.
- Việc công bố công khai thông tin hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
đã bước đầu tạo ra một công cụ hữu hiệu để Nhà nước giám sát việc sử dụng các
nguồn lực của Nhà nước tại các doanh nghiệp này, tránh các gian lận, sử dụng
không hiệu quả, thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Việc giám sát tốt hoạt động
của các doanh nghiệp này góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, tăng
hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo động
lực phát triển cho doanh nghiệp; góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh bình
đẳng, thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế.
- Việc công bố công khai thông tin hoạt động của các doanh nghiệp làm
tăng tính ổn định, tính hiệu quả, bền vững sẽ kéo theo tạo việc làm, đảm bảo an
sinh xã hội, tạo lòng tin trong xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Việc công bố công khai thông tin hoạt động của các doanh nghiệp bước
đầu giúp các cơ quan nhà nước trong việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư
tại doanh nghiệp, hạn chế tình trạng sử dụng vốn lãng phí, thất thoát, tham ô...
- Việc công bố công khai thông tin hoạt động của các doanh nghiệp được
7


hầu hết các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp là đối tượng công bố thông tin

đánh giá cao, tạo điều kiện cải thiện cho việc chia sẻ, minh bạch hóa thông tin
trong nội bộ doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ quan chủ sở hữu, giữa
doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước; giúp dư luận và xã hội bước
đầu có thể tiếp cận được các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư
phát triển của doanh nghiệp.
3.2. Tồn tại, hạn chế:
- Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin còn thấp. Năm 2016
khoảng 38%, năm 2017 khoảng 42% số doanh nghiệp thuộc đối tượng công bố
thông tin thực hiện. Các nội dung công bố thông tin theo Nghị định số
81/2015/NĐ-CP có nhiều điểm mới, có thể dẫn đến việc các đối tượng phải công
bố thông tin khi thực hiện còn lúng túng, dẫn đến hầu hết các cơ quan chủ sở
hữu và các doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện nghiêm túc yêu cầu về công
bố thông tin theo Nghị định số 81/2015/NĐ-CP; một số nội dung công bố thông
tin phải báo cáo Cơ quan chủ sở hữu phê duyệt hoặc chấp thuận, nên thời gian
công bố thông tin quá hạn so với quy định.
- Hầu hết các cơ quan Chủ sở hữu chưa thực hiện nghiêm túc các quy định
về công bố thông tin tại Nghị định số 81/2015/NĐ-CP như chưa xây dựng
chuyên mục riêng về công bố thông tin; chưa thực hiện công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát, xử lý các vi phạm về việc thực hiện công bố thông tin của các
doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; trong quá trình thực hiện có khó khăn,
vướng mắc chưa phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
- Phần lớn các doanh nghiệp thuộc đối tượng công bố thông tin chưa thực
hiện đầy đủ các quy định về công bố thông tin như: chưa phân cấp thẩm quyền,
trách nhiệm, phân công nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận liên quan thông qua
quy chế nội bộ về công bố thông tin; chưa báo cáo đầy đủ, trung thực cơ quan
đại diện chủ sở hữu nhà nước để giám sát, đôn đốc thực hiện công bố thông tin;
chưa gửi các thông tin về người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền
8



thực hiện công bố thông tin về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định để phối
hợp; chưa có trang thông tin điện tử cũng như chưa xây dựng chuyên mục riêng
về công bố thông tin theo quy định.
Những tồn tại nói trên làm hạn chế đến tính minh bạch, công khai và việc
giám sát của các cấp, các cơ quan, tổ chức đến doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp có sử dụng vốn nhà nước. Đây cũng là một nguyên nhân thúc đẩy việc
hình thành một cơ quan đại diện chủ sở hữu những doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn nhà nước, nhằm nâng cao tính quản trị, minh bạch, công
khai trong quá trình hoạt động.
4. Đề xuất, kiến nghị
a. Về trách nhiệm công bố thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu:
Điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của
Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước quy định cơ quan
đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm “Tiếp nhận và công bố thông tin theo quy
định của Nghị định này. Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện
chủ sở hữu nhà nước phải có chuyên mục riêng về công bố thông tin của doanh
nghiệp. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm đăng tải công bố
thông tin của doanh nghiệp đúng thời gian, bảo đảm các thông tin công bố được
tiếp cận dễ dàng và thuận tiện”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ
quản lý ngành, UBND cấp tỉnh chưa thực hiện xây dựng chuyên mục và công bố
thông tin của doanh nghiệp khẩn trương hoàn thiện nội dung này và gửi kết quả
về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy
định.
b. Về xử lý trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đầy
đủ, nghiêm túc việc công bố thông tin:
Điều 23 Nghị định số 81/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Cơ quan
đại diện chủ sở hữu nhà nước áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo
9



người quản lý doanh nghiệp trong trường hợp vi phạm các quy định như:
Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn các quy
định về công bố thông tin; nội dung công bố thông tin không trung thực theo
quy định tại Nghị định này”.
Đồng thời, Điều 27 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư quy định mức phạt vi phạm quy định về công bố thông tin của doanh
nghiệp nhà nước cụ thể như “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước
không đầy đủ, không chính xác; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000
đồng đối với một trong các hành vi như không thực hiện công bố kế hoạch sản
xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm và năm (05) năm của doanh
nghiệp đã được phê duyệt; không xây dựng báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm
vụ công ích và trách nhiệm xã hội (nếu có); không công bố tình hình thực hiện
sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hàng năm, báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu
tổ chức của doanh nghiệp, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chế độ tiền
lương, tiền thưởng của doanh nghiệp”.
Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các
Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương:
- Đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc công bố
thông tin trong năm 2017: Đề nghị Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh xem xét,
xử lý trách nhiệm đối với viên chức quản lý doanh nghiệp theo hướng khiển
trách; xử phạt các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP
của Chính phủ; yêu cầu các doanh nghiệp hoàn thiện việc công bố thông tin theo
đúng quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP (danh sách rà soát đề nghị
thực hiện theo Phụ lục số 3 và Phụ lục số 4 kèm theo).
- Đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện công bố thông tin nghiêm túc
trong 02 năm 2016 và 2017: Đề nghị Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh xem

xét, xử lý trách nhiệm đối với viên chức quản lý doanh nghiệp theo hướng cảnh
10


cáo; xử phạt các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP
của Chính phủ; yêu cầu các doanh nghiệp hoàn thiện việc công bố thông tin theo
đúng quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP (danh sách rà soát đề nghị
thực hiện theo Phụ lục số 5 kèm theo).
- Đồng thời, đề nghị các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh công khai các
nội dung xử lý trách nhiệm trên trang thông tin điện tử của mình và gửi về Bộ
Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên địa chỉ , nhằm
tăng cường tính công khai, minh bạch và đảm bảo sự giám sát của người dân và
xã hội đối với việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.
c. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép công khai tình hình thực
hiện công bố thông tin nêu trên để thúc đẩy và tăng cường trách nhiệm của các
cơ quan đại diện chủ sở hữu, của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có
vốn nhà nước. Qua đó góp phần tăng cường tính minh bạch trong hoạt động và
nâng cao tính tự chủ, tự giác của các doanh nghiệp.

11


Tài liệu tham khảo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

12



×