Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngân hàng nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.53 KB, 9 trang )

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của
ngân hàng nhà nước Việt Nam

Đỗ Việt Hà

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 04 10
Người hướng dẫn: TS. Trần Đức Hiệp
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. Luận văn đã phân tích, đa
́
nh gia
́
thực trạng quản lý nguồn nhân lực CNTT của
NHNN trong thời gian qua, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển
nguồn nhân lực CNTT của NHNN Việt Nam để từng bước hiện đại hoá các hoạt động
của Ngân hàng Trung ương, chủ động hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Đề tài
luận văn được hoàn thành có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong kiện toàn, tăng cường nguồn
nhân lực CNTT của NHNN.
Keywords. Nguồn nhân lực; Công nghệ thông tin; Ngân hàng; Quản lý nhân sự
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tác động đến
mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, vai trò của
ngành ngân hàng ngày càng được khẳng định, như là huyết mạch của nền kinh tế và là kênh dẫn
vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội,
đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phục hồi sau khủng hoảng tài chính và suy giảm tăng
trưởng kinh tế thế giới, thúc đẩy kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong
giai đoạn tới.
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành ngân hàng Việt


Nam bước vào một thời kỳ phát triển mới với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, quy mô
mạng lưới chi nhánh của các tổ chức tín dụng (TCTD), sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và mức
độ tiên tiến của công nghệ. Ngành tài chính - ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng
và chiều sâu, với sự lớn mạnh không ngừng của các TCTD trong nước và sự gia tăng hoạt động
của các định chế tài chính nước ngoài.
Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chú trọng đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) làm nền tảng cho tiến trình phát triển và hiện đại hoá các
hoạt động ngân hàng. Công nghệ thông tin - truyền thông đã được ứng dụng vào hầu hết các hoạt
động, nghiệp vụ của NHNN với các mức độ khác nhau, góp phần từng bước nâng cao năng lực
quản lý nhà nước của NHNN trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thực thi hiệu quả các
chính sách tiền tệ, tỷ giá, quản lý ngoại hối và thanh tra-giám sát hoạt động ngân hàng từng
bước xây dựng ngân hàng trung ương hiện đại, chủ động hội nhập với cộng đồng tài chính quốc
tế. Bằng việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, hệ thống CNTT của NHNN đã trở thành
công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngành ngân hàng, đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin
ngày càng cao của hoạt động ngân hàng. Hiện nay, 90% hoạt động nghiệp vụ của NHNN đã ứng
dụng CNTT ở các mức độ khác nhau, trong đó có nhiều hệ thống thông tin hiện đại, tập trung,
trực tuyến.
Một trong bốn trụ cột cấu thành CNTT - truyền thông đó là nguồn nhân lực CNTT. Nhận
thức được tầm quan trọng của yếu tố này, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Phát triển
nguồn nhân lực CNTT… là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát
triển CNTT. Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch
nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao” (Quyết định
05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT
Việt Nam đến năm 2020).
Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành ngân hàng, việc phát triển nhân lực CNTT ngành
ngân hàng là yếu tố cốt lõi nhằm xây dựng được nguồn nhân lực đủ về số lượng, có trình độ
chuyên môn và kỹ năng tốt, có khả năng triển khai các mục tiêu chung, nâng cao và cải thiện
dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, trong thời gian qua
NHNN đã chú trọng tăng cường cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CNTT. Thông qua
chính sách tuyển dụng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ

cán bộ kỹ thuật chuyên trách cũng như đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, nguồn nhân lực CNTT đã
không ngừng được bổ sung, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phát triển và ứng dụng CNTT
của Ngành.
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhìn chung hoạt động phát triển nguồn nhân
lực CNTT về cơ bản vẫn thực hiện theo cách thức truyền thống và mang nặng tính chất của một
cơ quan hành chính thuần túy. Đội ngũ cán bộ CNTT của NHNN đã được tăng thêm cả về số
lượng và chất lượng, nhưng so với nhu cầu ứng dụng CNTT nhanh và toàn diện cho các hoạt
động ngân hàng hiện nay, đội ngũ cán bộ này còn nhiều bất cập như thiếu tính chuyên nghiệp và
chưa đáp ứng yêu cầu về kiến thức chuyên sâu. Các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ cán bộ làm
CNTT tuy đã được NHNN quan tâm, nhưng vẫn còn khoảng cách khá lớn về thu nhập so với các
ngân hàng thương mại và khu vực bên ngoài, gây khó khăn cho việc thu hút nhân tài phục vụ lâu
dài cho NHNN. Những khó khăn này nếu được giải quyết sẽ có ý nghĩa lâu dài trong chiến lược
phát triển nguồn nhân lực CNTT ngân hàng. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động
phát triển nguồn nhân lực CNTT của NHNN là xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp
ứng các yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng và của hội nhập kinh tế quốc tế.
Vậy “Nhìn từ góc độ quản lý kinh tế, thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT của
NHNN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như thế nào? Và các giải pháp phát triển nguồn nhân
lực CNTT của NHNN Việt Nam trong thời gian tới là gì?”.
Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn nhân lực CNTT đối với sự phát triển của NHNN,
căn cứ vào thực tế phát triển nguồn nhân lực CNTT của NHNN trong thời gian qua, tôi đã lựa
chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” làm luận
văn tốt nghiệp của mình và nhằm trực diện giải đáp các câu hỏi trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình dưới nhiều giác độ:
Ở tầm vĩ mô, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như:
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Phan Thanh Tâm (2000), Đại học Kinh tế quốc
dân. Tác giả đi sâu phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam từ năm 1989-1999;
từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa
học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Văn Quý, năm
2005, Viện kinh tế Việt Nam đã phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ ở nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học
công nghệ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để
hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam” của Lê Thị Hồng Điệp, năm 2009, Đại học Kinh tế,
Đại học quốc gia Hà Nội đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình
thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam từ năm 2001-2009. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp
nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã xem xét vấn đề phát triển nguồn nhân lực gắn với
bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcvà quá trình hình thành nền kinh tế tri thức ở
Việt Nam.
Bên cạnh đó, đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong một
số lĩnh vực cụ thể như:
“Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ở Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp” của Kim Ngọc Anh, luận văn thạc sĩ, năm 2005, Khoa Kinh tế, Đại học quốc
gia Hà Nội đã tập trung nghiên cứu tình hình phát triển nguồn nhân lực của một lĩnh vực cụ thể,
đó là lĩnh vực phát thanh truyền hình, đồng thời chỉ ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn
nhân lực này.
Luận văn thạc sĩ“Phát triển nguồn nhân lực Thông tin - Thư viện của mạng lưới các
trường đại học tại Hà Nội” của Nguyễn Thanh Trà, năm 2010, Trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn. Tác giả đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong hoạt động thông
tin thư viện tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành Thông tin - Thư viện cả về số lượng và chất
lượng trên địa bàn thành phố.
Trong lĩnh vực CNTT, đề tài nguồn nhân lực đã được một số tác giả quan tâm nghiên
cứu:
“Phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, năm 2010 của

ThS. Nguyễn Thị Thanh Liên, Tạp chí Phát triển kinh tế. Bài viết đã khái quát thực trạng số
lượng, chất lượng, cơ cấu và việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam đến thời
điểm năm 2010. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực CNTT ở
Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ “Đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam” của Đỗ Thị Ngọc Ánh,
năm 2008, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội đã phân tích thực trạng nhu cầu
nhân lực và thực trạng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam thời gian qua, tập trung trong
giai đoạn 1997-2007 và những vấn đề đặt ra đối với việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT hiện
nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong
thời gian tới.
Các tác giả trên đã có những nghiên cứu khái quát về phát triển nguồn nhân lực CNTT
hoặc nghiên cứu một mảng cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam.
Trong lĩnh vực ngân hàng, nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố con người đối với sự
phát triển của ngành, từ đầu những năm 90 đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học bàn về
vấn đề nguồn nhân lực, như đề tài: “Nhu cầu nhân lực của ngành ngân hàng Việt Nam thời điểm
đầu thế kỷ XXI”, TS. Lê Đình Thu làm chủ nhiệm; “Giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực Ngân hàng Việt Nam thời điểm đầu thế kỷ XXI”, TS. Phạm Thanh Bình làm chủ
nhiệm. Các đề tài tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá và dự báo xu hướng sử dụng nguồn
nhân lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ chú trọng đến nhân lực của khối
ngân hàng thương mại, ít đề cập đến nhân lực của NHNN.
Từ năm 2000 trở lại đây những vấn đề bất cập của nguồn nhân lực NHNN đã gợi mở cho
nhiều công trình nghiên cứu. Tiêu biểu phải kể đến Luận văn thạc sĩ kinh tế“Phát triển nguồn
nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”của tác
giả Dương Thị Kim Chung, năm 2005 đã tập trung đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực
của NHNN Việt Nam và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực của tổ chức này
nhằm đáp ứng các yêu cầu mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Các công trình trên đã nghiên cứu về tổng thể nguồn nhân lực của cả hệ thống ngân hàng
trên giác độ quản trị nhân lực và đào tạo phát triển.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề phát triển
nguồn nhân lực CNTT của NHNN Việt Nam một cách toàn diện và đặc biệt dưới góc độ quản lý

kinh tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT của NHNN Việt Nam
từ năm 2005 đến nay, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý phát triển
nguồn nhân lực CNTT của NHNN Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn
nhân lực CNTT của NHNN nói riêng dưới góc độ quản lý kinh tế.
- Phân tích thực trạng, đánh giá những ưu điểm và những tồn tại, nguyên nhân của những
tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực CNTT của NHNN Việt Nam những năm qua.
- Từ mục tiêu, định hướng và yêu cầu phát triển CNTT của NHNN Việt Nam luận văn đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT của NHNN Việt Nam trong giai
đoạn tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực CNTT và các vấn đề về phát triển nguồn nhân
lực CNTT của NHNN Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực là các
cán bộ, công chức làm CNTT tại các đơn vị thuộc NHNN Việt Nam (gồm các Vụ, Cục ở ngân
hàng trung ương và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố);
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2005 đến nay (năm 2005 là năm triển khai dự án Hiện đại
hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2, theo đó nguồn nhân lực CNTT của NHNN
Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể.)
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tiếp cận vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT của
NHNN dưới góc độ quản lý kinh tế. Vấn đề nghiên cứu gắn với các công cụ, cơ chế, chính sách
quản lý của NHNN để phát triển nguồn nhân lực CNTT.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, phát triển nguồn nhân lực và các quan
điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực CNTT trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các phương pháp cụ thể:
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp thống kê : Tiến hành thống kê các dữ liệu về các chỉ tiêu liên quan đến
nguồn nhân lực CNTT của NHNN . Ví dụ: Tuyê
̉
n du
̣
ng nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực, chính
sách tiền lương, thu nhập…
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu từ các nguồn như: Báo cáo của NHNN, báo cáo
đánh giá của các Bộ, ngành
* Phương pháp xử lý số liệu:
- Phương pháp phân tích so sánh: Phân tích, so sánh các số liệu nhằm lượng hóa các kết
quả nghiên cứu, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị để làm tăng thêm tính trực quan và sức
thuyết phục của luận văn.
- Phương pháp thống kê suy luận: Từ những số liệu đã thu thập, thống kê từ đó đưa ra
những suy luận logic, hợp lý liên quan đến nguồn nhân lực CNTT.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba
chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực CNTT
Chương 2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
Chương 3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.

References.

1. Kim Ngọc Anh (2005), Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình
ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia Hà
Nội.
2. Đỗ Thị Ngọc Ánh (2008), Đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ,
Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
năm 2013, Hà Nội.
4. Dương Thị Kim Chung (2005), Phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Hữu Dũng (2002), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính
trị, (8), tr.25-30.
6. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt
Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, Đại học
kinh tế quốc dân.
8. Lê Thị Hồng Điệp (2009), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh
tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Trần Khánh Đức, Trần Văn Nhung (2002), “Vấn đề phát triển nhân lực CNTT”, Tạp chí
Cộng sản, (11), tr. 33-35.
10. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Con người và phát triển con người
trong quan niệm của Mác - Ănghen, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Học viện Hành chính Quốc gia, (2004), Giáo trình tổ chức nhân sự hành chính Nhà nước,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Tô Ngọc Hưng (2009), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Hà Nội.
13. Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện

đại hoá ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Thanh Liên (2010), “Phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam: Thực trạng
và giải pháp”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (238), tr.18-22.
15. Vũ Thị Liên (2002), Những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên
cứu khoa học với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
16. Nguyễn Thanh Long (2003), “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr. 71-75.
17. Nguyễn Đình Luận (2005), “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (2),
tr. 9-11.
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành ngân hàng
giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Báo cáo hiện trạng nhu cầu nhân lực khoa học và
công nghệ trình độ cao, Hà Nội.
20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Kế hoạch ứng dụng CNTT của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Báo cáo tình hình hoạt động CNTT giai đoạn 2010-
2012 và định hướng giai đoạn 2013-2015 của ngành ngân hàng, Hà Nội.
22. Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học
công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ, Viện kinh tế
Việt Nam.
23. Phan Thanh Tâm (2000), Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.
24. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Chí Thành (2002), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực ngân
hàng nhà nước, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.
26. Vũ Bá Thể, Học viện Tài chính (2005), Phát huy nguồn nhân lực con người để công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

27. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020.
28. Nguyễn Thanh Trà (2010), Phát triển nguồn nhân lực Thông tin - Thư viện của mạng lưới
các trường đại học tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.


×