Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CHỦ TRƯƠNG xây dựn nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ờ VIỆT NAM THỜI kỳ đổi mới và một số vấn đề đặt RA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.49 KB, 23 trang )

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI và
một số vấn đề đặt ra hiện nay
MỞ ĐẦU
Nhìn lại sau hơn 30 năm đổi mới đã có thể đánh giá được một cách rõ
ràng: những thành quả lớn lao của công cuộc đổi mới do Đảng ta phát động,
lãnh đạo đã dành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng.
Song về mặt lý luận cũng như thực tiễn vẫn còn những khoảng trống chưa
được làm rõ đủ để làm luận cứ cho những bước phát triển tiếp theo của nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó có vấn đề về hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay theo nguyên tắc giữ vững định hướng XHCN.
Tuy nhiên, đây là sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, bởi lẽ nó
rất mới mẻ, chưa có tiền lệ. Đòi hỏi cấp thiết hiện nay là: cần phải nghiên cứu
thực tiễn tổng kết, đúc rút kinh nghiệm; phát triển tư duy lý luận thì mới bảo
đảm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu "Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Với ý nghĩa đó bài viết
đền cập khái quát sự phát triển tư duy lý luận và đường lối đổi mới kinh tế; nêu
lên một số vấn đề cần tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về nền kinh tế thị trường
nói chung và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời
gian tới nói riêng.
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lớn về lý luận và đường lối lãnh đạo cải cách xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng.
Thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt và sự thay đổi tư duy
kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam trước Đại hội lần thứ VI (12-1986).
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc Việt Nam bước vào thời kỳ
cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vấn đề đặt ra lúc này đối với Đảng cộng
sản Việt Nam là xây dựng và phát triển nền kinh tế theo mô hình nào? Mô hình
kinh tế thị trường kiểu phương Tây hay là mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập



trung kiểu Xô viết? Cũng vào lúc này, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang đạt được
những thành tựu về nhiều mặt. Vì vậy, việc Việt Nam tiếp thu và thực thi cơ chế
quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung là điều dễ hiểu. Mặc dù lúc bấy giờ có
một số nhà kinh tế học phương Tây đã phê phán mạnh mẽ mô hình kinh tế kế
hoạch hoá tập trung; song ở Việt Nam, nền kinh tế ấy trên thực tế đã phát huy
tác dụng tích cực trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ.
Khi cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội (từ sau tháng 4 năm 1975),
nền kinh tế Việt Nam vẫn còn sản xuất nhỏ là phổ biến – cơ sở vật chất nhỏ yếu,
phân công lao động không phát triển, năng xuất lao động thấp, hậu quả sau 30
năm chiến tranh giải phóng dân tộc còn nặng nề, các khoản viện trợ không hoàn
lại (khoảng 2,5 tỷ USD) của bè bạn quốc tế không còn… Trong khi, nền kinh tế
nước ta tiếp tục được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Nhưng cơ
chế này càng ngày càng không phát huy được vai trò thúc đẩy tăng trưởng mà
ngược lại, bộc lộ những nhược điểm trầm trọng: “Giai đoạn 1976-1980, tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng sản phẩm xã hội chỉ đạt 1,4%, thu
nhập quốc dân chỉ tăng 0,4%, trong khi đó dân số tăng với tốc độ bình quân
2,24%/năm. Tình hình đó đã khiến cho đời sống mọi tầng lớp dân cư trong xã
hội hết sức khó khăn (theo ước tính vào những năm 80 của thế kỷ XX, cứ 10 dân
Việt Nam thì có 7 người sống trong tình trạng nghèo đói)” 1. Tác giả bài viết
“Việt Nam - Nửa chặng đường từ đói nghèo đến giàu mạnh” đăng trên tạp chí
“The Economist” số 24/4/2008 cũng nhận xét rằng: “Trong giữa những năm
1980, với chính sách tập thể hoá nông nghiệp sai lầm khủng khiếp, Việt Nam đã
ở bên bờ vực của nghèo đói” 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra vào cuối
thập niên 70 đã trở nên trầm trọng vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. Trước
tình hình đó, yêu cầu cấp bách phải thay đổi đường lối phát triển kinh tế được đặt
ra cho Đảng cộng sản Việt Nam. Sự thay đổi lại bắt đầu diễn ra ở cơ sở mà không
phải ở trung tâm hoạch định chính sách.
1

Lê Thị Quế: Từ tư duy đến thực tiễn 15 năm “lột xác” của nền kinh tế Việt Nam (1986-2001), Nghiên cứu kinh

tế, số 354, (11-2007), tr60
2
Thông tấn xã Việt Nam: tài liệu tham khảo, ngày 7/5/2008, tr1.


Đầu tiên, khuynh hướng “phá rào” đã diễn ra ở Hợp tác xã Đoàn Xá
(huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng), sau đó được nhân rộng ra toàn Huyện. “Khoán
chui” đã xuất hiện ở nhiều địa phương... Chính cái thực trạng tưởng như đi
ngược lại những nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội ấy lại trở thành luận cứ
thực tiễn để Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh những yếu tố bất cập trong
lãnh đạo thực hiện cơ chế quản lý kinh tế. Và từ đó, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (13-1-1981) Về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong các hợp tác xã nông nghiệp (thường gọi là khoán 100) ra đời. Khoán 100
đã tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển: sản lượng lương thực đã tăng từ
14,4 triệu tấn năm 1980 lên 15 triệu tấn năm 1991 và 16,8 triệu tấn năm 1982... 3
Trên lĩnh vực công nghiệp, Chính phủ cũng có những thay đổi đáng kể mà
khởi đầu là việc ban hành quyết định số 25-CP (21-1-1981) Về một số chủ
trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất kinh
doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Đặc biệt, tại Đại
hội V (3-1982), Đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh quy mô và tốc
độ công nghiệp hoá trong quan hệ với nông nghiệp nhằm tập trung phát triển sản
xuất, thoả mãn nhu cầu trước mắt của người dân. Đảng xác định: “cần tập trung
sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa
nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản
xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan
trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng
trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý”4...
Tuy những chủ trương và chính sách “cởi mở” trong khuôn khổ cơ chế
quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung nêu trên vẫn không giải quyết được một
cách cơ bản những khó khăn của đất nước, sản xuất vẫn không đủ cho tiêu dùng

thiết yếu.., song đã cho thấy sự cần thiết phải thay đổi cơ chế quản lý kinh tế cũ,
xác lập cơ chế quản lý kinh tế mới. Điều đó được thừa nhận chính thức trong
3

Trần Hoàng Kim: Kinh tế Việt Nam: chặng đường 1945-1995 và triển vọng đến năm 2020, NXB Thống kê,
H.1996, tr.77
4
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội 1982,
tr.62-63


Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam khoá V, số 237/TLHN, ngày 11-6-1985. Báo cáo này
viết: “Quan liêu bao cấp là căn bệnh của toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế hiện
nay, đặc biệt trên các lĩnh vực giá cả, tiền lương, tài chính - tín dụng, lưu thông
tiền tệ, thương nghiệp. Cho nên, lúc này xoá quan liêu bao cấp trong giá - lương
- tiền là yêu cầu hết sức cấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để đẩy
mạnh sản xuất, làm chủ thị trường, ổn định và cải thiện một bước đời sống của
nhân dân, thay đổi toàn bộ cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân”5.
Thực tế cho thấy, ngay cả bước điều chỉnh dù không lớn này cũng không
phải hoàn toàn “thuận buồm xuôi gió”. Trước thềm Đại hội VI, vẫn tồn tại hai
khuynh hướng. Một, tiếp tục kiên định cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp,
dù đã bộc lộ rõ tính chất quan liêu của nó. Hai, khuynh hướng đổi mới. Trong
bối cảnh đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thảo luận, đi tới
nhất trí về một số vấn đề quan trọng. Ngày 20-9-1986, Hội nghị Bộ Chính trị đã
đưa ra Kết luận về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế:
Về cơ cấu kinh tế, Bộ Chính trị khẳng định: “Một nền kinh tế có cơ cấu
hợp lý mới phát triển ổn định. Bố trí đúng cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu sản
xuất và đầu tư là những vấn đề quan trọng đầu tiên của đường lối kinh tế, có ý
nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong mỗi

chặng đường”6. Đồng thời Bộ Chính trị cũng cho rằng, hơn mười năm qua “đã
mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, bố trí đầu
tư...,trong 5 năm 1986-1990 phải kiên quyết điều chỉnh lớn phương án bố trí cơ
cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư...”7.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất mới, Bộ Chính
trị yêu cầu quán triệt tư tưởng chỉ đạo “cải tạo xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải
tuân theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất... Đặc trưng cần nắm vững là nền kinh tế có cơ cấu nhiều
thành phần”8.
5

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, t46, NXBCTQG, H.2006, tr.64
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.220
7
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.221
8
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.228-229
6


Về cơ chế quản lý kinh tế, Bộ Chính trị khẳng định “phải xoá bỏ tập trung
quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ
nghĩa”. Sự thay đổi này nhằm vào các vấn đề như: thay đổi cơ cấu nền kinh tế,
cách thức tổ chức, quản lý, phương thức phân phối sản phẩm theo hướng tăng
quyền chủ động cho cơ sở, gắn trách nhiệm của người lao động với hiệu quả sản
xuất, kinh doanh.
Kết luận của Bộ Chính trị nêu những nội dung chủ yếu của cơ chế hạch
toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa cần xây dựng là:
Đổi mới kế hoạch hoá trên cơ sở vận dụng đúng đắn hệ thống các quy luật
kinh tế, phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội,

đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật vận động của quan hệ hàng hoá - tiền tệ...
Bảo đảm cho các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa có quyền tự chủ sản
xuất, kinh doanh, thực hiện đúng hạch toán kinh tế, tự tạo vốn và hoàn vốn, tự
chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh của mình...
Chấn chỉnh và kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý theo
yêu cầu của cơ chế mới, trên cơ sở phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính kinh tế của cơ quan nhà nước và chức năng quản lý sản xuất - kinh doanh của các
tổ chức, đơn vị kinh tế, phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ”9.
Kết luận nói trên là cơ sở hình thành Báo cáo Chính trị của Đảng Cộng
sản Việt Nam tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986).
Những thay đổi mang tính đột phá đầu tiên - Xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung; thừa nhận cơ chế thị trường.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh
dấu sự khởi đầu của tiến trình đổi mới ở Việt Nam, trong đó bao hàm ý nghĩa là
bước đột phá đầu tiên tư duy của Đảng về nền kinh tế thị trường, được thể hiện
trên hai vấn đề chủ yếu như: Một, phê phán triệt để cơ chế quản lý cũ “cơ chế
quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực
phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa... kìm hãm sản xuất, làm giảm
9

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.236-237


năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra
nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội” 10. Hai, đề ra yêu cầu xây dựng cơ chế
quản lý mới phải phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của
nền kinh tế. Trong đó nhấn mạnh: “quá trình từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn
ở nước ta là quá trình chuyển hoá nền kinh tế còn nhiều tính tự cấp, tự túc thành
nền kinh tế hàng hoá”; với hai đặc trưng của cơ chế quản lý mới là “Tính kế
hoạch là đặc trưng số một của cơ chế quản lý kinh tế”; “Sử dụng đúng đắn quan
hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế mới về quản lý kinh tế” 11.

Đại hội VI khẳng định “Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế
kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ”12.
Như vậy, đến Đại hội lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận
nền sản xuất hàng hoá, tức là thừa nhận cơ chế thị trường, nhưng chưa coi nền
kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường. Dư luận bên ngoài cũng cho rằng “năm
1986 bắt đầu công cuộc đổi mới..., Việt Nam đã phát triển từ một nền kinh tế kế
hoạch hoá sang một nền kinh tế định hướng thị trường”13.
Sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI (12-1986 đến 3-1989),
đã nảy sinh nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Trước hết là sự
không thống nhất trong nhận thức về kinh tế thị trường ở Việt Nam; tiếp theo là
sự lúng túng trong việc thực hiện đường lối kinh tế mới của Đảng. Mặt khác,
những tác động từ sự khủng hoảng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
khác đã tạo nên tâm lý bất lợi ở một bộ phận cán bộ và nhân dân. Trong bối cảnh
đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Sáu ra Nghị quyết số 06-NQ/TW (29-31989) Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng,
nhiệm vụ ba năm tới. Đảng đề ra các nguyên tắc đổi mới, trong đó nhấn mạnh
“Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục

10

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.62
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H.1987, tr.63
12
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H. 1987, tr.65
13
Thông tấn xã Việt Nam: tài liệu tham khảo, ngày 7/5/2008, tr.2.
11


tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả...”. Trên lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết nhấn

mạnh:
Một, “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế
sang hạch toán kinh doanh theo quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế
hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội”14.
Hai, “Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thị trường xã hội
(bao gồm cả thị trường hàng tiêu dùng, thị trường vật tư, thị trường dịch vụ, thị
trường vốn và chứng khoán) là một thể thống nhất với nhiều lực lượng khác
nhau tham gia lưu thông hàng hoá... Thị trường thông suốt trong cả nước và gắn
với thị trường thế giới.
Trong nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch, thị trường vừa là một căn cứ,
vừa là một đối tượng của kế hoạch. Cơ chế thị trường thể hiện sự vận động của
các quy luật sản xuất và lưu thông hàng hoá trong quan hệ tác động qua lại với
các quy luật kinh tế khác”15.
Bằng việc lần đầu tiên đưa ra quan điểm về một thị trường xã hội thống
nhất; trong nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch, thị trường vừa là một căn cứ, vừa
là một đối tượng của kế hoạch, và việc chấp nhận giá cả trong nước phải gắn
liền với giá cả trên thị trường quốc tế, Nghị quyết Trung ương Sáu đã thể hiện
một bước tiến mới trong tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị
trường.
Năm 1991 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương
lĩnh tiếp tục bổ sung lý luận về kinh tế hàng hoá:
Một, đưa ra chủ trương “Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”16.

14

Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI), Lưu hành
nội bộ, tr.17
15

Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI), Lưu hành
nội bộ, tr.18
16
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, t51, NXB Chính trị quốc gia, H.2007, tr.137


Hai, “Xoá bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, hình
thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch,
chính sách và các công cụ khác. Xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường
hàng tiêu dùng, vật tư, dịch vụ, tiền vốn; sức lao động...; thực hiện giao lưu kinh
tế thông suốt cả nước và với thị trường thế giới”17.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại Đại
hội lần thứ VIII, sau khi nêu những thành tựu và chỉ ra những khuyết điểm, yếu
kém của 10 năm đổi mới, đã rút ra 6 bài học chủ yếu. Trong đó, bài học thứ 3 có
nội dung “Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Mặc dù vào thời điểm này, nền kinh tế thị trường chưa
được chính thức thừa nhận nhưng đã được đề cập nhằm mục đích sử dụng mặt
tích cực của nó phục vụ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết viết: “Vận
dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường là để
sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ
không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa; kinh tế thị trường có những mặt tiêu
cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội; đi vào kinh tế thị trường, phải
kiên quyết đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực”18.
Theo đó, kinh tế thị trường là công cụ, là phương tiện để phục vụ mục tiêu
“làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả” và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ nhận thức về kinh tế thị trường sau 15 năm đổi mới, Đại hội Đảng
cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001) đã chính thức xác định nền kinh tế Việt
Nam là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời nêu rõ

nội hàm của khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là:
“nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế
17

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, t51, NXB Chính trị quốc gia, H.2007, tr.138
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1996,
tr.72
18


thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” 19. Mục đích của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế
để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều thành phần kinh
tế, nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế
nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của
nền kinh tế. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận
cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, Đảng đã khẳng định vai trò tất yếu và vị trí pháp lý của các
thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội “Từ nay
không phải là “cho phép” các thành phần đó tồn tại hay không, mà tất yếu tồn tại
như một quy luật khách quan”20.
Đại hội IX đề ra tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan
hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là “thúc đẩy phát triển lực lượng
sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội... Tăng trưởng
kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
phát triển”21. Đại hội xác định mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội là: “thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”22.
Như vậy, đến Đại hội Đảng lần thứ IX, trên lĩnh vực kinh tế “về cơ bản
Việt Nam đã tạo dựng được khung thể chế kinh tế thị trường và tiếp tục hoàn
thiện các kỹ năng để vận hành nó ngày càng tốt hơn”23.
Củng cố, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
19

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001,
tr.86
20
Lê Xuân Tùng: Những đột phá tư duy lý luận về kinh tế thị trường ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 16 (82004), tr.17
21
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001,
tr.87-88
22
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001,
tr.23
23
Lê Thị Quế: Từ tư duy đến thực tiễn 15 năm “lột xác” của nền kinh tế Việt Nam (1986-2001), Nghiên cứu
kinh tế, số 354, (11-2007), tr.71.


Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2006) đề ra chủ
trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, với các
nội dung cơ bản như:
Một, nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường,
là nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”; nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo,

khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng; thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng
trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục; phát huy quyền làm
chủ xã hội của nhân dân...
Hai, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước thông qua việc
thực hiện tốt các chức năng chủ yếu như: định hướng sự phát triển bằng các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các
nguyên tắc của thị trường; thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật,
giảm tối đa sự can thiệp bằng hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh
nghiệp...
Ba, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị
trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh: phát triển thị trường hàng hoá
và dịch vụ; phát triển vững chắc thị trường tài chính; phát triển thị trường bất
động sản; phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế; phát
triển thị trường khoa học và công nghệ.
Bốn, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh
doanh. Trong đó khẳng định “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư
nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh
tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”24.
Ngày 30-1-2008, Hội nghị Trung ương lần thứ Sáu (khoá X) ban hành
Nghị quyết Về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
24

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H.2006,
tr.83.


chủ nghĩa, đề ra mục tiêu tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, với các
nội dung cụ thể: đến năm 2010, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp

luật; phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh
mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; hình thành một số tập
đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có
năng lực cạnh tranh quốc tế; đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công; phát triển đồng bộ, đa dạng các loại
thị trường; giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển
văn hoá, môi trường; nâng cao hơn hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, vai
trò của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Sáu (khoá X) đề ra quan điểm chỉ đạo
việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là,
nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của
kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt
Nam; đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế; giữa thể chế kinh tế
với thể chế chính trị, xã hội; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài
hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá
và bảo vệ môi trường; kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường
của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam; chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập,
chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao
năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát
huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết cũng đưa ra 5 chủ trương
và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa: thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh; hoàn thiện thể chế bảo
đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường;


hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội

trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường; hoàn thiện thể
chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
kinh tế, tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã
hội, nghề nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội25.
Nhìn tổng quát, từ Đại hội lần thứ VI (1986), đến Hội nghị Trung ương
lần thứ sáu, khoá X (1-2008), tư duy của Đảng cộng sản Việt Nam về kinh tế thị
trường ngày càng phát triển, hoàn thiện và được hiện thực hoá trong thực tiễn
cuộc sống. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương sáu/ khóa X (12008), Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: "Sau hơn 20 năm đổi mới,
nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan
liêu, bao cấp trước đây sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành hiến pháp, pháp
luật, tạo hành lang pháp lý cho KTTT định hướng XHCN hình thành và phát
triển. Chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế được đổi mới cơ bản từ
hình thức sở hữu toàn dân và tập thể là chủ yếu sang nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế đan xen hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai
trò chủ đạo, xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tạo động lực và
điều kiện thuận lợi cho khai thác tiềm năng trong nước và ngoài nước vào phát
triển kinh tế - xã hội. Các loại thị trường đã ra đời và từng bước phát triển theo
hướng thông suốt và thống nhất trong cả nước, mở rộng ra khu vực và thế giới.
Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh đã thực sự đi vào cuộc sống. Cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã cơ bản thay thế cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp trước đây trong việc vận hành nền kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô,
cả đối với lĩnh vực sản xuất và phân phối. Quản lý nhà nước về kinh tế được đổi
mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất,

25

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X, NXB Chính trị
quốc gia, H. 2008, tr.136-156.



kinh doanh sang quản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác”26.
Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể:
Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ tăng trưởng cao,
biểu hiện: năm 1986 đến 1990 tăng 3,9%; năm 1991-1995 là 8,2%/năm; năm
1996-2000 là 7%/năm; năm 2006 là 8,7%; năm 2007 là 8,44%; năm 2008 là
6,23%; năm 2009 là 5,32%; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7%, tuy
nhiên chất lượng tăng trưởng còn thấp. “Từ năm 1996 đến năm 2000 đã đạt
được nhịp độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10 năm
(1989-2000) đạt 7,5%; năm 2000 so với năm 1999, GDP tăng hơn 2 lần. Trong 5
năm (2001-2005) của nhiệm kỳ Đại hội IX, GDP bình quân tăng gần 7,5%; cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các thành
phần kinh tế đã được huy động khá hơn; nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành,
từng vùng đã được phát huy. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải
thiện”27. Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ: nông nghiệp có
tỷ trọng giảm về lượng, tăng về chất; công nghiệp và dịch vụ tăng cả về lượng
và chất. Đã kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, cụ thể: năm 1986 lạm phát lên đến
774,7%; năm 1991 là 67%; năm 1995 là 12,7%; năm 1997 là 3,7%; năm 1999 là
0,1%; năm 2000 là (-2,6%); năm 2001 là 0,82%; năm 2003 là 3,0%; Năm 2005
là 6,5%; năm 2006 là 6,6%; năm 2007 là 12,63%; năm 2008 là 19,89%. Kinh tế
đối ngoại phát triển, thời gian qua kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng bình quân
hơn 20%/năm. Thu hút vốn FDI năm 1988 là 321,8 triệu USD, đến năm 2008
lên tới 64,1 tỷ USD. Đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ dệt; hiện nay số hộ
giàu chiếm khoảng 10%, trong khi số hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới) giảm
mạnh hiện chỉ còn khoảng 12,1%.

26


Xem Lời phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá X), ngày 22/1/2008
27
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận: Báo cáo tổng kết một số
vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), NXB Chính trị quốc gia, H.2005, tr.69.


2. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, cần tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới,.
* Đặc điểm và bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Nước ta đã giành được thắng lợi to lớn, thậm chí có thể gọi là thần kỳ,
trong quá trình chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp sang kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Một mặt, có thể
khẳng định nước ta đã có nền kinh tế thị trường, nhưng mặt khác phải thấy rằng
nền kinh tế thị trường ở nước ta mới ở trình độ sơ khai chưa đạt tới trình độ hiện
đại thể hiện ở những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Một là, tính tự chủ của các doanh nghiệp và hộ dân cư ngày càng được
tôn trọng nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhất là các doanh nghiệp nhà nước
và doanh nghiệp tập thể, do còn nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nạn tham
nhũng, buôn lậu, chốn thuế còn nhiều phức tạp.
Hai là, hệ thống thị trường đang hình thành nhưng chưa đồng bộ, chưa
hoàn hảo, nhất là thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ
phát triển chậm. Sản xuất hàng hoá nhỏ còn phổ biến, nhiều vùng còn mang
nặng tính chất tự cung tự cấp, phân công lao động xã hội kém phát triển.
Ba là, giá cả thị trường chưa phản ánh, nhanh, nhạy tín hiệu của thị
trường, còn thiếu môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thống nhất trong cả nước,
Đồng Việt Nam chưa được tự do chuyển đổi, chưa xoá bỏ triệt để độc quyền
(monopoly) và nhiều rào cản nhân tạo khác…..
Bốn là, độ mở của nền kinh tế ngày càng cao, nhưng sức cạnh tranh quốc

gia, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của các mặt hàng còn thấp nên dễ bị tổn
thương bởi các đột biến trên thị trường quốc tế; cơ cấu kinh tế còn nhiều điểm
chưa hợp lý, cơ cấu hàng xuất khẩu gồm chủ yếu những mặt hàng có trình độ
công nghệ và lượng giá trị gia tăng thấp; tình trạng lệ thuộc vào bên ngoài còn
nặng nề.


Năm là, “Quản lý Nhà nước đối với từng loại thị trường còn nhiều bất
cập. Một số nguyên tắc của thị trường bị vi phạm”, như nhận định của Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X. Cải cách hành chính tiến bộ rất chậm; ý thức chấp
hành pháp luật của nhân dân rất thấp.
Con đường định hướng lên CNXH lâu dài và khó khăn. Định hướng lên
chủ nghĩa xã hội là đang tiến tới chủ nghĩa xã hội, hay nói cách khác là đang
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chứ chưa thể có ngay chủ nghĩa xã
hội. Bởi vậy, khi đề cập định hướng XHCN cần lưu ý mấy điểm sau đây:
(1) Phải hiểu rõ điểm xuất phát khi bắt đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Điểm xuất phát càng lạc hậu thì con đường hướng tới chủ nghĩa xã hội
càng dài, càng nhiều khó khăn, càng phải trải qua nhiều bước quá độ nhỏ, càng
phải áp dụng nhiều hình thức kinh tế quá độ, nhiều biện pháp trung gian; những
biện pháp này không cần thiết ở những nước đã có nền kinh tế thị trường phát
triển cao.
Trong số những hình thức quá độ và những biện pháp trung gian nói trên
có những hình thức và biện pháp mà giai cấp tư sản đã từng áp dụng trong quá
trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản mà chúng ta phải học tập và làm
theo, thí dụ: chuyển kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá, chuyển sản xuất hàng
hoá nhỏ lên sản xuất hàng hoá lớn tư bản chủ nghĩa; hợp tác lao động, chủ nghĩa
tư bản nhà nước...
Nếu cách mạng vô sản giành thắng lợi ở những nước đã có nền kinh tế thị
trường hiện đại dưới sự điều tiết của Nhà nước tư bản chủ nghĩa, thì chỉ cần thay
Nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản là sẽ có tất cả các điều kiện cần thiết để

xây dựng ngay nền kinh tế thị trường hiện đại dưới sự điều tiết của Nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Nhưng giai cấp vô sản giành được chính quyền ở một nước nông
nghiệp lạc hậu như Việt Nam, thì chỉ mới có tiền đề chính trị, chưa có tiền đề
kinh tế; nên phải hoàn thiện hệ thống chính trị này và học tập chủ nghĩa tư bản
để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh
tế thị trường hiện đại dưới sự điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sự


nghiệp này đòi hỏi một thời kỳ quá độ lâu dài, gian khó; nhưng nếu nhân dân ta
nỗ lực phấn đấu, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì có thể rút
ngắn lại.
(2) Phải phân biệt mục tiêu chiến lược cuối cùng với mục tiêu sách lược
trong từng bước quá độ nhỏ, tránh nóng vội, chủ quan. Thí dụ: cuối cùng, khi đã
xây dựng xong chủ nghĩa xã hội thì chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mới trở
thành chủ thể, giữ địa vị thống trị nền kinh tế quốc dân và nguyên tắc phân phối
theo lao động mới trở thành phổ biến, chiếm ưu thế, chứ không phải đạt ngay
mục tiêu đó. Đã có thời kỳ ở nước ta, do chủ quan, nóng vội, muốn xoá ngay
chế độ tư hữu, xác lập ngay chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình
thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể; áp dụng ngay nguyên tắc phân phối theo
lao động một cách phổ biến, bất chấp lực lượng sản xuất còn lạc hậu.
Ph.Ănghen đã từng chỉ rõ: “Bất cứ một sự thay đổi nào của chế độ xã hội,
bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu
của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới, không còn phù hợp với các quan
hệ sở hữu cũ nữa”5. Bởi vậy, trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất, phải
thừa nhận bất cứ hình thức sở hữu nào còn thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản
xuất, không thể nóng vội xoá ngay chế độ tư hữu, kể cả hình thức sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa. Đồng thời phải thực hiện nhiều hình thức phân phối, kể
cả phân phối theo tư bản. Chính vì thế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đặt
ra các nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất,
phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở

hữu, thực hiện nhiều hình thức phân phối.
* Những vấn đề cần tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất, thống nhất về nhận thức tư tưởng, phát triển nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam phải đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc của kinh tế thị trường,
phát triển bền vững trên cơ sở chú trọng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế, giải
5

C.Mác và Ph.Ănghen, toàn tập, tập 4, NXB CTQG, Hà Nội 1995, tr 467.


quyết các vấn đề xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường. Đồng thời giữ vững vai
trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát
triển kinh tế thị trường .
Kinh thế thị trường chỉ là phương thức phát triển kinh tế dựa trên những
nguyên tắc của thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nó không thể quyết định
bản chất và định hướng phát triển của một chế độ xã hội. Bản chất của chế độ
chính trị - xã hội quyết định bản chất của nền kinh tế thị trường. Có thể khẳng
định: chỉ phát triển có hiệu quả nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì
mới có khả năng thực hiện thành công công nghiệp hoá rút ngắn ở Việt Nam,
theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Kinh tế thị trường phải là một yếu tố nội tại bền
vững trong mô hình kinh tế tổng quát định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình chuyển sang nền
kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh". Chỉ có phát triển có hiệu quả và bền vững nền kinh tế thị
trường trong quá trình thực thi các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước
do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo mới tạo được cơ sở kinh tế bảo đảm cho
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chỉ có sức mạnh của nền

kinh tế thị trường hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần mới là cơ
sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (chứ không phải
chỉ duy nhất là kinh tế quốc doanh như đã có thời làm tưởng).
Thứ hai, nâng cao vai trò hiệu lực quản lý của Nhà nước, trong đó phải
đặc biệt chú trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với
nội dung sau:
Một là, định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.
Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn
lực xã hội cho phát triển. Hỗ trợ phát triển, chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu


hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, hệ thống an sinh xã hội. Bảo đảm tính bền
vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động
tiêu cực của cơ chế thị trường. Thực hiện quản lý Nhà nước bằng hệ thống pháp
luật, giảm hẳn sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh
nghiệp. Để thực hiện nhiệm vụ này cần xác định các định hướng:
Tách chức năng quản lý hành chính của Nhà nước khỏi chức năng quản
lý kinh doanh của doanh nghiệp. Xoá bỏ "chế độ chủ quản"; tách hệ thống cơ
quan hành chính công khỏi kinh tế cơ quan sự nghiệp; phát triển mạnh các dịch
vụ công cộng (giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, thể
dục thể thao). Thực hiện việc phân công, phối hợp giữa các chức năng hành
pháp, tư pháp và lập pháp trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, khắc phục sự
chồng chéo, bỏ sót và giảm hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hai là, đẩy mạnh thể chế hoá các quan hệ về sở hữu và phân phối.
Những năm đổi mới quá trình “hàng hóa hóa”nền kinh tế đã liên tục phát
triển, trong nhiều trường hợp tốc độ của nó làm cho cả tư duy lý luận kinh tế và
thể chế kinh tế đều không theo kịp và bị tụt hậu. Bệnh “giáo điều và bệnh “kiêu
ngạo cộng sản” mà V.I.Lênin từng cảnh báo là những nguyên nhân chủ yếu của

sự tụt hậu đó. Sự bất cập về mặt thể chế đã và đang trở thành lực cản của sự phát
triển và tạo cơ hội cho sự nảy sinh những biểu hiện “chệch hướng” trong đời
sống kinh tế - xã hội.
Trong các vấn đề về thể chế kinh tế hiện nay ở nước ta thì việc thể chế
hoá các quan hệ về sở hữu và phân phối vẫn còn chưa thoát khỏi hoàn toàn
những dấu ấn của thời bao cấp. Kết quả là trong thành phần kinh tế nhà nước
chưa đạt được những tiến bộ đáng kể về năng suất lao động nếu đem so sánh với
các thành phần kinh tế khác. Sự lầm lẫn giữa mục đích và phương tiện khi giải
quyết vấn đề sở hữu nhà nước tạo nên nguy cơ làm xói mòn các nguồn lực có
trong tay nhà nước.


Nội dung của việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu Nhà nước theo
hướng tách bạch rõ chức năng sở hữu tài sản, vốn Nhà nước với chức năng quản
trị kinh doanh bằng vốn của Nhà nước. Chức năng sở hữu vốn, tài sản của Nhà
nước cần phải được thực hiện thống nhất không phân tán theo ngành hoặc theo
địa giới hành chính thông qua chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước như hiện
nay. Việc xoá bỏ chức năng đại diện sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà
nước cần được coi là một khâu quan trọng có tính đột phá trong hoàn thiện thể
chế về sở hữu nhà nước. Nó cho phép khắc phục có hiệu quả tình trạng vốn ngân
sách nhà nước bị sử dụng không đúng định hướng XHCN, trong không ít trường
hợp nó là chỗ dựa để cơ chế “xin-cho” và quan hệ “doanh nghiệp - quan chức
nhà nước” bám rễ lâu nay, gây hại không ít cho việc thực thi vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước.
Trong quá trình tiếp tục hoàn thiện thể chế sở hữu nhà nước phải đặt yêu
cầu bảo toàn và làm gia tăng phần vốn Nhà nước. Kinh nghiệm của Liên-xô và
Đông Âu cũng như của một số nước XHCN khác cho thấy rằng: về cơ bản nguy
cơ “chệch hướng XHCN” có cơ sở kinh tế của nó là nạn tham nhũng trong khu
vực kinh tế nhà nước. Quá trình hoàn thiện thể chế về sở hữu nhà nước vì thế có
tầm quan trọng hàng đầu trong giữ vững định hướng XHCN. Thể chế đó chỉ có

thể coi là hoàn thiện khi và chỉ khi nó hạn chế đến mức thấp nhất và từng bước
xoá bỏ được “quốc nạn” tham nhũng và những tệ nạn khác trong thành phần
kinh tế nhà nước.
Cần phải thể chế hoá các quan hệ phân phối đúng với quan điểm: bảo
đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước, từng chính sách phát triển. Mọi cân đối trong phát triển kinh tế giữa các
vùng, trong phân bố các nguồn lực giữa các ngành, các địa phương và phân phối
lợi ích giữa các đối tượng thụ hưởng đều phải được thể chế hoá một cách hài
hoà và chi tiết. Bệnh quan liêu và cục bộ, địa phương trong lĩnh vực này có thể
gây hại hết sức to lớn cả về kinh tế và xã hội. Trong lĩnh vực phân phối và phân
phối lại những năm gần đây cho thấy những căn bệnh đó vẫn chưa chấm dứt.


Tính chất cào bằng, manh mún, theo phong trào, duy ý chí…hãy còn phổ biến,
gây nên hậu quả lớn nhất là sự lãng phí các nguồn lực quý giá có thể đem lại sự
phát triển tốt hơn nếu được phân bố một cách có cơ sở khoa học và thực tiễn với
một ý thức trách nhiệm cao hơn vì sự phát triển của đất nước. Để làm được điều
đó cần phải có một thể chế về phân phối hoàn thiện tới mức có thể loại bỏ và đủ
sức phòng tránh những sai lầm như thế, lấy đó làm cơ sở để xác định phân phối
như thế nào là “đúng hướng” và “chệch hướng”trong phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Ba là, tiếp tục phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các
loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.
Trong số những nội dung cần phải tiếp tục hoàn thiện của thể chế kinh tế
hiện nay ở nước ta thì: bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển
đồng bộ các loại thị trường có một ý nghĩa rất thiết thực. Ngay từ Đại hội IX
vấn đề phát triển đồng bộ các loại thị trường đã được thông qua, nhưng cho đến
nay còn rất nhiều việc phải làm để thể chế hoá nội dung đó. Cần phải chi tiết hoá
các văn bản pháp quy liên quan đến những hàng hoá cơ bản trên các thị trường
“mới” được phát triển như: thị trường sức lao động; thị trường bất động sản; thị

trường chứng khoán và thị trường khoa học-công nghệ,… Rõ ràng, ngay trong
bộ luật Lao động hiện hành vẫn còn có thể hiểu là “lao động là hàng hoá” chứ
không phải sức lao động vì thế mới có tình trạng là trong các “hợp đồng lao
động”; “thoả ước lao động tập thể” không đề cập đến yêu cầu cơ bản là “tiền
công phải phù hợp với giá cả thị trường của sức lao động” và vì thế không có lợi
cho người lao động với tư cách là người bán hàng hoá-sức lao động.
Quyền sử dụng đất cũng đã được Đảng ta xác định là “hàng hoá đặc biệt”
nhưng trên thị trường bất động sản quyền lợi của người có thứ hàng hoá đó rõ
ràng là chưa được thể chế hoá về mặt kinh tế. Khi đối diện với một chủ thể có
nhu cầu sử dụng đất vào mục đích khác (thí dụ như: các doanh nghiệp kinh
doanh nhà ở, công nghiệp,…) thì quyền lợi của họ vẫn còn bị nhiều thua thiệt
xét về lâu dài và trong một số trường hợp bị thua thiệt cả về lợi ích trước mắt.


Các cơ quan Nhà nước hữu quan vẫn còn rất nhiều lúng túng do chưa phân biệt
được rõ ràng giữa Nhà nước thu hồi đất vì lợi ích công cộng khác xa với thu hồi
đất để bàn giao cho các chủ thể sử dụng đất vào mục đích kinh doanh. Thể chế
rõ ràng các quyền liên quan đến đất đai bằng là điều kiện cơ bản để phát triển thị
trường bất động sản và bảo vệ lợi ích của người sử dụng đất. Đồng thời tháo gỡ
triệt để tận gốc những xung đột về lợi ích liên quan đến đất - nguyên nhân chủ
yếu của tình trạng tiêu cực và khiếu kiện kéo dài hiện nay.
Cũng tương tự như thế, cần phải tiếp tục thể chế hoá các quan hệ kinh tế
thị trường đối với giao dịch các hàng hoá cơ bản trên thị trường chứng khoán và
thị trường khoa học-công nghệ. Về nguyên tắc đối với hàng hoá “đặc biệt” thì
ngoài các quy định giao dịch thông thường cần phải có một số những quy chế
đặc biệt. Nhưng các quy chế đặc biệt đó không thể đặc biệt đến mức hoàn toàn
trái với các quy luật của kinh tế thị trường. Bởi vì nếu vậy sẽ là vi phạm các quy
luật kinh tế khách quan và cái giá phải trả sẽ cao hơn nhiều so với khi chúng ta
vi phạm quy luật giá trị, quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất như dưới thời bao cấp. Tất cả mọi sự vi phạm

các quy luật kinh tế khách quan đều sẽ gây tổn hại đến sự phát triển kinh tế-xã
hội và lẽ dĩ nhiên là gây tổn hại đến giữ vững định hướng XHCN trong phát
triển kinh tế thị trường ở nước ta.
Bốn là, hoàn thiện môi trường thể chế, tôn trọng tự do cạnh tranh và kiểm
soát độc quyền.
Hoàn thiện môi trường thể chế, trước hết là môi trường pháp lý, để thị
trường hoạt động trong một hành lang pháp lý thông thoáng và minh bạch là
nhiệm vụ cấp bách để thúc đẩy sự phát triển các loại thị trường ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế. Hiện nay, môi trường pháp lý
và năng lực quản lý nhà nước của các cơ quan công quyền chưa thực sự đáp ứng
được với yêu cầu phát triển của thị trường. Để tạo môi trường thể chế phát triển
các loại thị trường, trước hết cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm
khắc phục những quy định không thống nhất giữa các văn bản, xóa bỏ những bất


cập trong hệ thống chính sách và pháp luật hiện hành làm ảnh hưởng đến việc
hình thành môi trường kinh doanh chung của nền kinh tế và hội nhập kinh tế
quốc tế. Các văn bản pháp luật phải có tính thực thi cao, phù hợp với thực tiễn
và có tính ổn định tương đối. Phải tiếp tục nâng cao năng lực của các cơ quan
soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật, đồng thời nâng cao dân trí và trình
độ nhận thức và chấp hành pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện các bộ luật liên quan
đến kinh tế thị trường.
Thứ ba, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức
trong kinh doanh.
Cần quán triệt và cụ thể hoá quan điểm Đại hội X của Đảng xác định các
thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước
pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật theo
hướng minh bạch, công khai, tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình

đẳng cho mọi thành viên tham gia thị trường, chú ý tạo môi trường tâm lý xã hội
thuận lợi cho việc khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khu vực kinh tế tư
nhân, khắc phục tư tưởng kỳ thị, phải coi sự phát triển kinh tế tư nhân như một
động lực phát triển của kinh tế dân tộc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực sự coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành của kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, được khuyến khích phát
triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu. Nhà nước chỉ thực
hiện sự ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực sản phẩm;
một số mục tiêu như xuất khẩu, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, khắc phục rủi
ro; một số địa bàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Thực hiện sự bình đẳng thực sự
giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (không phân biệt doanh
nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp nước ngoài).


Quỏ trỡnh ton cu húa kinh t quc t ang c y nhanh hn. Nn
kinh t nc ta s tip tc hi nhp sõu rng vo nn kinh t khu vc v quc t.
iu ny s tỏc ng sõu sc n vic xõy dng v hon thin th ch kinh t th
trng nh hng xó hi ch nghió nc ta, ũi hi chỳng ta phi tip tc i
mi t duy, khn trng v cú bc i phự hp trong quỏ trỡnh xõy dng v
hon thin th ch kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha.

KếT LUậN
Mt trong nhng thng li cú ý ngha lch s v i, cú tm vúc quc t
m nhõn dõn ta ginh c di s lónh o ca ng trong gn tỏm thp k
qua l thng li bc u ca s nghip i mi ton din t nc, a nc ta
t mt nn kinh t nghốo nn lc hu ó bc vo thi k y mnh cụng nghip
hoỏ, hin i hoỏ. Thng li ú l minh chng sinh ng v nng lc lónh o
ỳng n, sỏng to ca ng. Bỏo cỏo chớnh tr ti i hi ng ton quc ln

th X nhn nh mt trong nhng bi hc thnh cụng ú l: i mi ton din,
ng b cú k tha, cú bc i, hỡnh thc v cỏch lm phự hp, phi i mi t
nhn thc, t duy n hot ng thc tin, t kinh t, chớnh tr, i ngoi n tt
c cỏc lnh vc i sng xó hi.
Vai trũ, cht lng v hiu qu lónh o ca ng ph thuc t duy, trỡnh
trớ tu, lý lun; ph thuc tớnh ỳng n ca ng li, cng lnh v nng lc
t chc thc tin, bn lnh chớnh tr ca ng - iu đó phụ thuộc rất lớn
vào việc nghiên cứu thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm phát
triển t duy lý luận. Vi tinh thn y, tin tng rng i hi i biu ton
quc ln th XI ca ng ti õy s tip tc nõng cao hn na trớ tu v lónh o
thnh cụng s nghip i mi.




×