Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Tìm hiểu quần thể di tích cổ loa (xã cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 46 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học với tên đề tài: “Tìm hiểu quần
thể di tích Cổ Loa (Xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội)”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.
Mọi số liệu, thông tin đều khách quan, trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong bài nghiên cứu của
mình.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Bùi Thị Ánh Vân - giảng viên
bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” của khoa Văn hóa - Thông tin và
Xã hội đã trang bị cho tôi những kiến thức, kĩ năng cơ bản để tôi hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Tôi hi vọng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích cung cấp cho bạn đọc những
kiến thức lịch sử - văn hoá cơ bản và cụ thể về di tích Cổ Loa.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố gắng tổng hợp đầy đủ bề
dầy và chiều sâu lịch sử - văn hoá và các giá trị của di tích Cổ Loa nhưng tôi khó
tránh khỏi những sai sót khi tìm hiểu, đánh giá cũng như trình bày về đề tài
nghiên cứu này. Tôi rất mong bạn đọc thông cảm và mong giành được sự quan
tâm đóng góp ý kiến của cô giáo cũng như các bạn để công trình nghiên cứu của
tôi ngày càng được hoàn thiện hơn và có thể góp phần làm cho đề tài có giá trị
hơn trong thực tiễn.
Những ý kiến đóng góp của cô và mọi người sẽ giúp tôi nhận ra được những
hạn chế, qua đó tôi sẽ có thêm nguồn tư liệu mới trên con đường học tập và
nghiên cứu sau này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2017
Sinh viên



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ TỔNG QUAN VỀ QUẦN THỂ DI
TÍCH CỔ LOA ...............................................................................................................................5
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về di tích lịch sử - văn hóa....................................................5
1.1.1. Một số khái niệm.............................................................................................................5
1.1.2. Vai trò của di tích............................................................................................................7
1.1.3. Đường lối, chính sách của Nhà nước về di tích...............................................................8
1.2. Tổng quan về quần thể di tích Cổ Loa................................................................................9
1.2.1. Khái quát về xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội........................................9
1.2.2. Nguồn gốc, lịch sử quần thể di tích Cổ Loa...................................................................11
*Tiểu kết.........................................................................................................................................12
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẦN THỂ DI TÍCH CỔ LOA (XÃ CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG
ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI).....................................................................................................13
2.1. Cảnh quan quần thể di tích................................................................................................13
2.2. Kiến trúc và điêu khắc.......................................................................................................16
2.2.1. Kết cấu thành Cổ Loa...................................................................................................16
2.2.2. Đền thờ An Dương Vương.................................................................................................
2.2.3. Đền thờ tướng quân Cao Lỗ..............................................................................................
2.2.4. Đình Ngự Triều Di Quy, đền Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn...................................................
2.3. Lễ hội ở di tích Cổ Loa.......................................................................................................28
2.3.1. Thời gian tổ chức và công tác chuẩn bị lễ hội...............................................................29
2.3.2. Phần lễ của lễ hội Cổ Loa.............................................................................................31
2.3.3. Phần hội của lễ hội Cổ Loa...........................................................................................32
2.4. Giá trị của di tích Cổ Loa...................................................................................................33
2.4.1. Giá trị văn hóa của di tích Cổ Loa................................................................................33
2.4.2. Giá trị lịch sử của di tích Cổ Loa..................................................................................34
2.4.3. Giá trị khác...................................................................................................................35
*Tiểu kết.........................................................................................................................................36
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ

TRỊ DI TÍCH CỔ LOA.................................................................................................................37
3.1. Một số nhận xét...................................................................................................................37
3.1.1. Xu hướng vận động theo hướng tích cực..............................................................................
3.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại....................................................................................................
3.2. Phương hướng, giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di tích Cổ Loa...................39
3.2.1. Phương hướng...............................................................................................................39
3.2.2. Giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa....................................40
*Tiểu kết.........................................................................................................................................41
KẾT LUẬN....................................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................43
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................44


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài dựng nước
và giữ nước. Theo dòng thời gian, ông cha ta đã để lại cả một kho tàng
những di tích lịch sử - văn hóa đồ sộ, phong phú và mang nhiều giá trị. Ngày
nay, những công trình di tích lịch sử -văn hóa ấy vẫn khẳng định vị trí, vai
trò quan trọng của mình trong đời sống xã hội, và Cổ Loa – ngôi thành cổ
huyền thoại được xây dựng ở thời đại vua An Dương Vương cũng là một
trong những di tích quý giá còn được bảo tồn cho tới ngày nay.
Khác với nhiều di tích, Cổ Loa là một di tích phong phú về tính chất,
hiện vật và văn bản, văn tự. Từ rất lâu ngôi thành cổ này cùng với những
nhân vật lịch sử, được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của người dân
Việt Nam. Nhớ về Cổ Loa cũng là nhớ về cội nguồn, nhớ về một thời kỳ lịch
sử xa xôi vừa rạng rỡ tươi đẹp, vừa bi thảm xót xa cùng những truyền
thuyết: tiên xây thành, Bạch Kê tinh phá thành, Rùa Vàng giúp vua diệt
Bạch Kê tinh, hiến kế xây thành Ốc, tặng móng rùa thành lẫy nỏ thần uy linh
bất diệt, chỉ sông sông cạn, chỉ núi núi tan, chỉ ngàn ngàn cháy.

Cổ Loa tự hình thành một di tích lịch sử văn hóa mang tầm cỡ quốc
gia, có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của
dân tộc.
“Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh loa thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây”.
Đó là những câu ca nói về di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng toàn quốc
– khu di tích Cổ Loa với thiên tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy bi nhiều hơn
tráng, được hòa quyện ở hai yếu tố truyền thuyết và huyền thoại còn âm
vang cho đến ngày nay.
Song song với quá trình tìm tài liệu qua sách vở, các nguồn tư liệu
tham khảo, cũng như những tác phẩm thu thập được, tôi đã đồng thời kết
hợp với việc khảo sát thực tiễn tại khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện
1


Đông Anh, thành phố Hà Nội. Nhờ vậy tôi đã phần nào tìm hiểu rõ hơn về
không gian tại nơi đây, tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp tích cực,
phù hợp để bảo tồn, cũng như phát triển khu di tích.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm của giảng viên bộ môn mà tôi đã có
thêm được nhiều kiến thức hơn để có thể làm đề tài của mình một cách tốt
nhất. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn vận dụng kiến thức đã được thầy cô trang bị để
thực hiện nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội).
Với tất cả lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Tìm hiểu quần thể di tích Cổ
Loa (Xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội)” làm đề tài tiểu luận
kết thúc học phần phương pháp nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài nghiên cứu di tích Cổ Loa đã không còn là đề tài mới lại đối

với các nhà nghiên cứu cũng như học sinh sinh viên. Đã có rất nhiều luận
văn, bài nghiên cứu khoa học của các tác giả thành công ở đề tài này.
Để nghiên cứu vấn đề tôi đã tìm cuốn:
Sự tích An Dương Vương xây thành Ốc của Chu Trinh: cuốn sách viết
về cuộc đời An Dương Vương và quá trình Ngài dời đô, xây thành đồng thời
mô tả kiến trúc ngôi thành cổ có một không hai thời bấy giờ.
Thiên tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy của Chu Trinh: là một số khái
quát về khu di tích Cổ Loa và những huyền thoại vừa rực rỡ, vừa bi thương
mang ý nghĩa sâu sắc được thể hiện qua từng công trình kiến trúc thuộc cụm
di tích Cổ Loa.
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam – nhiều tác giả (Phần hội đền An
Dương Vương – Võ Hoàng Lan): là những khái quát về từng di tích thuộc
khu di tích Cổ Loa và công tác chuẩn bị, thời gian diễn ra cũng như diễn
trình lễ hội Cổ Loa.
Những tài liệu nói trên đã cung cấp cho tôi những thông tin số liệu để
thực hiện đề tài.
3.Mục tiêu nghiên cứu
2


- Thực trạng khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội.
- Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa tại xã Cổ
Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
4.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội.
- Về không gian: Di tích thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội.
- Thời gian: 2010 - 2016

5.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
phổ biến trong nghiên cứu khoa học, cụ thể như sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: nhìn đối tượng nghiên cứu như một
hệ thống để khảo sát, phân tích.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điền dã / Khảo sát thực tế: Được vận dụng tìm hiểu về
đặc điểm, giá trị và những nét đặc sắc của di tích Cổ Loa cũng như lễ hội tại
nơi đây và xã Cổ Loa, khảo sát thực ở của địa phương.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những thông tin thu thập
được tôi đã tiến hành phân tích về di tích Cổ Loa của xã Cổ Loa, huyện Đông
Anh và khảo sát về lễ hội của địa phương.
6.Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục đề tài
triển khai thành 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về di tích và Tổng quan về quần thể
di tích Cổ Loa.
Chương 2: Thực trạng quần thể di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác bảo tồn giá trị khu di tích Cổ Loa.
3


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT
VỀ XÃ CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về di tích lịch sử - văn hóa
1.1.1 . Một số khái niệm

*Khái niệm di sản văn hóa
Để tìm hiểu khái niệm “Di sản văn hóa” trước hết cần phải hiểu thế
nào là “Di sản” và thế nào là “Văn hóa”. Một cách ngắn gọn nhất, chúng ta
có thể hiểu di sản là tài sản tinh thần hoặc tài sản vật chất do lịch sử để lại
hoặc do thiên nhiên tạo ra, còn văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa
được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội.
Từ hai khái niệm trên, rút ra khái niệm “Di sản văn hóa”, Di sản văn hóa là
di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay
xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho
các thế hệ mai sau.
Theo quy định của Luật di sản Văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
29/06/2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm
2009, Điều 1:“ Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa
vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” [6; Tr. 6].
Đây có thể coi là khái niệm về di sản văn hóa được sử dụng chung nhất
ở nước ta hiện nay, hoàn toàn tương tự với khái niệm về di sản văn hóa được
sử dụng trên thế giới.
Nói về di sản văn hóa vật thể, thì di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa,
4


danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
*Khái niệm di tích và di tích lịch sử văn hóa
- Về di tích:
Theo Pháp lệnh Bảo vệ và Sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam,
thắng cảnh được thông qua ngày 31/03/1984, Điều 1: “Di tích lịch sử, văn

hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có
giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hoá khác hoặc có
liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội”[7;
Tr. 8].
Nói một cách ngắn gọn, di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong
lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử.
- Về di tích lịch sử - văn hóa:
Di tích lịch sử - văn hóa (gọi chung là di tích) là một bộ phận của di sản
văn hóa vật thể. Theo quan niệm truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa gồm
các bộ phận cấu thành sau đây:
Một là, các công trình kiến trúc, địa điểm có liên quan tới các sự kiện
lịch sử hoặc nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa.
Hai là, những đồ vật trong nội thất các công trình kiến trúc (vật dụng cá
nhân, đồ tế tự trong các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng,.)
Ba là, môi trường cảnh quan thiên nhiên xen kẽ hoặc bao quanh di tích.
Bốn là, những giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với các công trình
địa điểm đó.
Căn cứ vào đặc điểm, nội dung và hình thức thì di tích lịch sử - văn hóa
được phân ra thành 4 loại: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích
khảo cổ học và danh lam thắng cảnh. Di tích lịch sử bao gồm những công
trình, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và
giữ nước; gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân đất
nước, gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đến
với di tích lịch sử, khách tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những
con người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về
5


lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép

của đời sau.
1.1.2. Vai trò của di tích
Khu di tích là là nguồn vốn vô giá sáng tạo những giá trị mới trong xã
hội đương đại, là tài sản vô giá để giao lưu văn hóa trong nước và với các
nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc
còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc
gia. Rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở nước ta có giá trị đại
diện nhân loại và các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học khác đã trở thành tụ
điểm du lịch hấp dẫn, điểm đến của du khách nhiều nước trên thế giới, đem
lại nguồn lợi đáng kể cho dân chúng và đóng góp ngân sách quốc gia, phát
triển ngành nghề và dịch vụ phục vụ du lịch...và Cổ Loa cũng vậy.
Cổ Loa là tòa thành đất có niên đại sớm nhất và quy mô lớn nhất ở
Đông Nam Á. Thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ
trong công cuộc giữ nước. Chống giặc ngoại xâm. Trước khi Cổ Loa được
xây dựng, chưa có một di tích nào được xây dựng ở lưu vực châu thổ sông
Hồng có kích cỡ và diện tích lớn như Cổ Loa.
Vì thế, khu di tích Cổ Loa là một bằng chứng vật chất có ý nghĩa, vai
trò quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của
dân tộc. Cổ Loa nhắc nhở người dân nơi đây biết và hiểu được cội nguồn của
dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa của đất nước,
của chính vùng đất Cổ Loa và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình
thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
Di tích Cổ Loa là tài sản vô giá, tiềm lực tinh thần gắn kết cộng đồng
người dân sinh sống quanh khu vực xã Cổ Loa nói riêng và toàn dân tộc Việt
Nam nói chung. Lịch sử cũng đã chứng minh, sự gắn kết cộng đồng của các
dân tộc Việt Nam là cơ sở xây dựng môi trường hòa bình, ổn định để quốc gia
phát triển và mỗi dân tộc có điều kiện tốt nhất để phát triển dân tộc mình.
Là nguồn lực phát triển du lịch bền vững. Là những chuẩn mực cốt lõi
phản ánh đậm nét bản sắc dân tộc. Sở hữu thế mạnh về kiến trúc độc đáo,
6



được trùng tu, kiến tạo qua từng thời kì lịch sử, đồng thời lại có những nét
văn hóa tâm linh, tín ngưỡng độc đáo. Khu di tích Cổ Loa là không gian quan
trọng kết nối các tuyến du lịch văn hóa lớn của Thủ đô như: Tuyến cảnh quan
văn hóa sông Hồng - Hồ Tây - Ba Vì; tuyến không gian bảo tồn hệ thống di
tích Đền Hùng - Mê Linh - Cổ Loa - Hoàng thành Thăng Long - Sơn Tây thành cổ Luy Lâu.
1.1.3. Đường lối, chính sách của Nhà nước về di tích
Do nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, trong đó có di sản văn
hóa, nên ngay từ năm 1943, tức là khi chưa giành được chính quyền từ tay đế
quốc, phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành bản Đề cương văn
hóa trong đó nêu rõ quan điểm Dân tộc - Khoa học và Đại chúng trong đường
lối văn hóa của Đảng.
Ngày 23 tháng 11 năm 1945, tức là chỉ hơn hai tháng sau khi Tuyên
ngôn độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vào ngày 2 tháng 9, tuy đang phải đối
phó với những khó khăn do nạn đói, thù trong, giặc ngoài, vận nước đang
“ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc
lệnh số 65/SL về việc Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam, khẳng định việc
bảo tồn cổ tích là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến
thiết nước Việt Nam.
Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), hòa bình lập
lại trên miền Bắc nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định
519/TTg ngày 29/10/1957 về việc Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa
và danh lam thắng cảnh.
Trong quá trình Đảng và Chính phủ thực hiện chính sách đổi mới, mở
cửa, hội nhập, để việc bảo vệ di sản văn hóa được toàn diện, đầy đủ và phù
hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ lịch sử mới, năm
1998 Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5, khóa
VIII về việc Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc. Bốn năm sau, Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh ban hành Luật di sản văn hóa năm 2001,
7


Luật có hiệu lực từ 1/1/2002.
Những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa nêu trên, qua từng thời kỳ lịch sử, cái sau có giá trị pháp lý cao hơn
và đầy đủ hơn cái trước, đã cho thấy tính nhất quán trong sự nghiệp bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên của Đảng và Chính phủ ta, thể
hiện nguyện vọng, ý chí chung của toàn dân tộc trong sự nghiệp cao cả, đầy
khó khăn thử thách này. Hiện nay, các văn bản đó đã và đang đi dần vào cuộc
sống và phát huy hiệu lực.
1.2. Tổng quan về quần thể di tích Cổ Loa
1.2.1. Khái quát về xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Diện tích: 8,02km2
Dân số: 16.514 người
Đầu thế kỷ thứ XIX, Cổ Loa là một làng và cũng là một xã lớn thuộc
tổng Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc.
Năm 1876, tổng Cổ Loa được tách khỏi huyện Đông Ngàn, để lệ thuộc
huyện Đông Anh mới được thành lập. Từ tháng 10 năm 1901, huyện Đông
Anh được đưa về tỉnh Phù Lỗ mới thành lập (từ tháng 2 năm 1904, tỉnh Phù
Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên).
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), làng Cổ Loa hợp nhất với các làng bên
thành xã Thục Vương thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. Năm 1949, xã Thục
Vương được hợp nhất với xã Đạt Tam thành xã Hồng Lạc, sau đó lại đổi thành xã
Độc Lập. Từ năm 1950, xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau Cải cách ruộng đất, xã Độc Lập được chia thành hai xã, trong đó có xã
Quyết Tâm gồm các thôn: Cổ Loa, Cầu Cả, Mạch Tràng, Thư Cưu, Sàn Giã và Đài
Bi.

Từ tháng 6 - 1961, xã Quyết Tâm cùng 22 xã khác của huyện Đông Anh,
tỉnh Vĩnh Phúc được chuyển về Hà Nội. Năm 1965, xã Quyết Tâm được đổi tên
thành Cổ Loa. Năm 1970, thôn Đài Bi được cắt sang xã Uy Nỗ.
Ngày nay, trên bản đồ địa lý tự nhiên, Cổ Loa là 1 trong 24 xã, thị trấn trong
huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội nằm trong vùng được giới hạn như sau:
8


Phía Bắc: vĩ độ 21o15 (xã Thụy Lâm)
Phía Nam: vĩ độ 21o05 (xã Mai Lâm)
Phía Đông: kinh tuyến 105’50 (thôn Ngọc Lôi, xã Dục Tú)
Phía Tây: kinh tuyến 105’55 (thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương)
Xã Cổ Loa nằm ở ven Quốc lộ 3, cách thị trấn Đông Anh 3km về phía
Nam, cách trung tâm Hà Nội 20km về phía Bắc.
Phía Đông giáp hai xã Việt Hùng và Dục Tú.
Phía Tây giáp hai xã Vĩnh Ngọc và Xuân Canh.
Phía Nam giáp hai xã Mai Lâm và Đông Hội.
Phía Bắc giáp xã Uy Nỗ [Phụ lục 1; Tr. 36].
Về mặt địa hình, Cổ Loa nằm ở “thượng đỉnh” trên trục chính của tam
giác châu sông Hồng (cách đỉnh Việt Trì 35km theo đường chim bay, cách
biển 65km).
Cổ Loa còn rất thuận tiện về giao thông đường bộ. Xã nằm ở ven quốc
lộ 3 (Hà Nội – Thái Nguyên) ở vào khoảng cây số 17. Xưa đây là đường thiên
lý từ miền núi chạy về kinh đô Thăng Long. Với vị trí thuận lợi cả về đường
thủy và đường bộ, Cổ Loa có điều kiện để giao lưu với các địa phương khác
trong và ngoài huyện, đồng thời có khả năng để phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2. Nguồn gốc, lịch sử quần thể di tích Cổ Loa
Nhắc đến Cổ Loa, người ta nghĩ ngay đến truyền thuyết về An Dương
Vương được thần Kim Quy bày cho cách xây thành, về chiếc lẫy nỏ thần làm
từ móng chân rùa thần và mối tình bi thương Mỵ Châu – Trọng Thủy. Đằng

sau những câu chuyện thiên về tâm linh ấy, thế hệ con cháu còn khám phá
được những giá trị khảo cổ to lớn của Cổ Loa.
Di tích lịch sử - văn hóa Cổ Loa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng
toàn quốc vào ngày 28/04/1962.
Khu di tích Cổ Loa cách trung tâm thành phố Hà Nội 17km về phía
Bắc.
Cổ Loa là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Nơi đây
từng được chọn làm đất dựng đô, mở cơ đồ Âu Lạc thúc đẩy nền văn hóa
Đông Sơn và nền văn minh lúa nước phát triển đến đỉnh cao. Trải qua nhiều
9


lần phân chia địa giới hành chính, Cổ Loa lại thuộc về các khu vực khác nhau.
Thời thuộc Hán, Cổ Loa được tách nhập liên tục cùng sự thay đổi của chế độ
cai trị. Thời nhà Triệu, Cổ Loa thuộc huyện Phong Khê, quận Giao Chỉ. Thời
Tây Hán và Đông Hán, Cổ Loa lại thuộc đất Phong Châu. Đến thời quân chủ
phong kiến từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX mỗi triều đại lại tiến hành việc chia lại
các đơn vị hành chính và theo đó Cổ Loa cũng có những biến động.
Cổ Loa xưa là trung tâm đất nước thời kỳ An Dương Vương. Theo
truyền thuyết An Dương Vương đã được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi cho.
Cảm tạ công đức của Hùng Duệ Vương, An Dương Vương đã xa giá đến núi
Nghĩa Lĩnh lập cột đá thề với trời, đất, núi, sông rằng muôn đời thờ cũng triều
Hùng.
Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã sát nhập hai bộ tộc Âu Việt và
Lạc Việt thành một quốc gia đổi tên nước thành Âu Lạc, thay thế nước Văn
Lang của Vua Hùng, rồi chuyển kinh đô về đồng bằng. Sau nhiều ngày dày
công nghiên cứu về địa thế, địa hình, cuối cùng An Dương Vương đã chọn
được mảnh đất Cổ Loa là nơi thuận tiện gần nguồn nước làm nơi định đô.
Ngài đã cho xây dựng ở đây một tòa thành. Câu chuyện xây dựng Loa thành
đã trở thành huyền thoại. Thành cứ ngày xây, đêm đổ, nên chỉ khi vua được

thần Kim Quy (Rùa Vàng) cho móng và mách kế diệt Bạch Kê Tinh thì thành
mới xây xong. Móng ấy được tướng Cao Lỗ chế thành nỏ thần trăm phát trăm
trúng, uy linh bất diệt (chỉ núi núi tan, chỉ sông sông cạn, chỉ ngàn ngàn cháy)
đã giúp vua tiêu diệt giặc, giữ được thành. Sở dĩ thành được gọi là Cổ Loa là
do kiến trúc xây xoáy trôn ốc của thành.
Sau khi Trọng Thủy là con trai Triệu Đà từ phương bắc lừa Mỵ Châu
lấy mất nỏ thần, mở đường cho quân xâm lược, thì An Dương Vương đã phải
dẫn con gái Mỵ Châu chạy loạn. Những chiếc lông ngỗng Mỵ Châu rắc trên
đường là dấu hiệu giúp cho Trọng Thủy theo tìm đến mối tình đầu, nhưng
cũng dẫn dắt kẻ thù truy đuổi nhà vua thất thế, khiến vua cha phải giết Mỵ
Châu. Thất vọng vì mất người yêu, Trọng Thủy gieo mình xuống giếng trong
Loa thành, giếng mang tên “giếng Trọng Thủy”.
Từ đó hình thành nên cụm di tích Cổ Loa. Trong thành Cổ Loa, có đền
Dương Vương, có giếng Ngọc (giếng Trọng Thủy), có Đình Ngự Triều Di
10


Quy, cạnh đó là Am Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn. Tất cả các di tích đều có sự
liên kết với nhau, từ đó tạo nên khu di tích hết sức rộng lớn và mang những
giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc.
*Tiểu kết
Trong chương 1, tôi đã trình bày một số vấn đề lý luận chung về di tích
và khái quát về xã Cổ Loa, huyện Đông Anh. Trong đó, tôi đã tìm hiểu những
khái niệm, vai trò, đường lối của Nhà nước về di tích, tìm hiểu được nguồn
gốc và lịch sử hình thành khu di tích Cổ Loa. Những nội dung trình bày trong
chương 1 là cơ sở để tôi triển khai trong chương 2, đó là về thực trạng di tích
Cổ Loa ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

11



Chương 2
THỰC TRẠNG QUẦN THỂ DI TÍCH CỔ LOA
(CỔ LOA - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI)
2.1. Cảnh quan quần thể di tích
Từ phía trung tâm thành phố Hà Nội, vào đến khu vực xã Cổ Loa, cảnh
quan đã rất khác. Bầu không khí trong lành, thoáng đãng, hít thở nhẹ nhàng,
ta thấy một luồng khí thơm mát tràn vào lồng ngực. Đất, nước, mây trời, cỏ
cây, mọi thứ đều yên bình và tĩnh lặng đến lạ, gợi nhớ một thời sơ khai của
dân tộc, vẫn thoang thoảng hương thơm cổ xưa, một thứ mùi hương không thể
diễn tả bằng lời mà chỉ có một sức hút kì lạ, khiến dòng thời gian như chảy
chậm lại, lòng người cứ vương vấn vấn vương mãi không thôi.
Cổ Loa nằm trên một vùng đất cao, thoải dần từ Bắc xuống Nam. Có
thể chia khu di tích này thành ba hạng mục chính: Thứ nhất là di tích tường
thành với kiến trúc đặc trưng của thành, lũy, hào, gò, đống... Thứ hai là di tích
khảo cổ học qua các thời đại đồ đồng, đồ sắt thời đại phong kiến. Thứ ba là di
tích kiến trúc nghệ thuật với đình, đền, am, miếu...
Cũng giống như nhiều điểm di tích khác, ở Cổ Loa còn có sự đan xen
của làng xóm, đồng ruộng, khu dân cư, khu hành chính... Khu dân cư ở Cổ
Loa gồm trại, xóm, làng, ruộng, ao chuôm, ngòi lạch. Khu hành chính có bệnh
viện, trụ sở cơ quan hành chính phục vụ, trường học, cửa hàng...
Đến thăm Cổ Loa thành, du khách sẽ cảm nhận được khung cảnh vùng
quê cổ tích với bao huyền thoại, nghe lại thiên tình sử Mỵ Châu - Trọng Thủy
đầy bi tráng... Lịch sử hàng nghìn năm đã đi qua nhưng dấu ấn một thời đại
hào hùng thuở An Dương Vương nối nghiệp các Vua Hùng sẽ còn sáng mãi.
Khu di tích Cổ Loa chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội 17km về phía
Bắc với diện tích bảo tồn gần 500ha, được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của
12



thủ đô và cả nước.
Khách đến Cổ Loa có thể tham quan cảnh thiên nhiên hài hòa khoáng
đạt của toàn bộ khu vực di tích với Thành cổ và những di tích lịch sử gắn liền
với những truyền thuyết kỳ thú về thời An Dương Vương, chứng kiến và cảm
nhận cảnh quan nơi đây, trước mắt ta như hiện lên rõ mồm một mối tình bi đát
của Mỵ Châu-Trọng Thủy cùng nỗi đau thương mất nước mất nhà của vua An
Dương Vương.
Trong khu vực được gọi là “Thành Nội” còn có nhiều di tích lịch sử,
kiến trúc nghệ thuật như: Khu đền Thượng thờ An Dương Vương, khu Đình
Ngự Triều Di Quy, Am Mỵ Châu và Chùa Bảo Sơn. Những di tích hàm chứa
trong đó biết bao giá trị văn hóa nghệ thuật, nhân văn, những tinh hoa giá trị
của văn hóa Việt Nam qua bao thế hệ.
2.2. Kiến trúc và điêu khắc
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất,
quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử
xây dựng thành lũy của người Việt cổ". Theo thống kê, trong khu vực Cổ Loa
hiện có khoảng 60 di tích (trong đó có 07 di tích cấp quốc gia), bao gồm các
loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, cách mạng, di chỉ...
2.2.1. Kết cấu thành Cổ Loa
Cổ Loa được hình thành cùng với thời kỳ An Dương Vương – Thục
Phán. Thời kỳ đó được mở đầu bằng việc xây đắp một tòa thành ở Cổ Loa.
Đắp thành ở Cổ Loa, An Dương Vương đã chuyển khu vực Cổ Loa thời tiền
Cổ Loa trở thành kinh đô nước Âu Lạc. Về mặt vật chứng, việc nghiên cứu
khảo cổ học thành Cổ Loa đã thể hiện ra những hình thể của khu di tích còn
lại như sau:
Tường thành
Truyền thuyết kể:” thành xây chín lớp, sáu lớp ngoài bố trí quân sự
đơn giản, thanh thoát, các vọng gác tiền tiêu đan chéo yểm trợ cho nhau, ba

13



vòng trong cùng như ba con rồng đất khổng lồ cuốn tròn xoáy trôn ốc”[2;
Tr.34].
Di tích thành hiện thấy có ba vòng: Tường thành ngoại, tường thành
Trung và tường thành nội.
Vòng thành ngoài hay “Thành Ngoại” có chu vi 8000m.
Vòng thành giữa mà truyền thuyết gọi là “Thành Trung” bao ngoài
thành nội chu vi 6500m.
Điểm độc đáo là vòng tường thành ngoại và trung được đắp bằng nhau
ở phía Nam, tạo thành một quãng trống làm cửa ra vào. Hiện tượng nối liền
hai vòng tường thành ngoại và trung để tạo lối ra vào và việc cùng thuận theo
thế đất tự nhiên để đắp tường, làm cho hai vòng tường thành ngoại và trung
có chứng cớ để mang một tuổi chung, lại có dáng vẻ nguyên thủy của một
công trình quân sự.
Tường thành nội mang dáng vẻ khác hẳn hai vòng tường thành trên.
Thành có hình chữ nhật, chu vi 1650m được xem là chỗ ở của nhà Vua.
Hào ngoài
Cả ba vòng tường thành đều có hào ngoài.
Phía Bắc nhiều tiền tuyến vọng gác, phía Nam ít hơn vì có con sông
Hoàng Giang làm lá chắn bảo vệ cung thành. Thành Ốc là trận đồ bát quái, lợi
hại vô cùng, giặc vào đã khó, khi ra lại khó gấp trăm lần, giặc vào thành Ốc là
vào kế trận mê hồn thập tử. Thành Ốc áp dụng đánh bộ, đánh thủy, áp dụng
từng vòng, từng lũy thành, tường thành thiên biến vạn hóa kẻ thù khiếp sợ.
Đông thành có cảng hải quân mạnh, chứa được bốn năm trăm thuyền
chiến, do tướng quân Cao Lỗ chỉ huy, giặc ở biển vào, đoàn thuyền chiến
thắng xuôi sông Cầu ra biển chiến đấu thần tốc, giặc từ Tây Bắc tràn xuống
kinh đô Phong Khê, đoàn thuyền ngược sông Hồng lên Tây Bắc chiến đấu.
Kỳ thành tối cao, kỳ hào tối sâu, thành mặt ngoài thẳng đứng như mặt
tường xây, mặt trong thành thoai thoải lên, xuống dễ dàng,chân thành mé

ngoài hào rộng ba bốn thuyền chiến hang ngang đi lại dễ dàng chạy quanh ba
vòng thành Ốc.
14


Ba vòng thành đất trên mặt có 72 hỏa, hồi cao hơn mặt thành từ một
đến hai mét khi giặc đến nơi nào đốt lửa làm hiệu, ngày trông khói, đêm trông
lửa, để quân kịp thời ứng cứu.
Hào thành trung cũng nối với hào thành ngoài ở gò Cột Cờ và Đầm Cả.
Hào thành nội được đào quanh tường thành. Đó là một vòng hào khép
kín, nối với sông Hoàng bằng một trong năm lạch nước ở thành giữa.
Cửa thành
Vòng thành trong được xây dựng theo bốn hướng chính: Nam, Bắc,
Đông, Tây, nhưng chỉ mở một cửa ở chính giữa tường thành phía Nam.
Vòng thành giữa mở bốn cửa: cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc,
cửa Tây Nam.
Khu vực Cổ Loa còn lại đến ngày nay không chỉ là một di tích nhỏ bé
mà là cả một quần thế di tích bao gồm:
2.2.2. Đền thờ An Dương Vương
Đền thờ An Dương Vương là nơi thờ vị vua đã kế tiếp Hùng Vương, sát
nhập hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt. Chuyển kinh đô từ Bạch Hạc Việt Trì
xuống miền đồng bằng châu thổ sông Hồng, lấy Cổ Loa là kinh đô lập nên
nhà nước Âu Lạc vào thế kỷ thứ III TCN.
Khu di tích này được xây dựng lại cách ngày nay gần 400 năm, trên
chính mảnh đất tương truyền xưa kia là hoàng cung của An Dương Vương và
vẫn được goi tên là đền Thượng, đền Vua Thục hay là “Tiên Từ Đệ Nhất”,
bốn chữ này được ghi ở cả hai cổng nghi môn và trong, nhằm tôn vinh, ca
ngợi và phân biệt nơi này là “bậc nhất” so với những nơi khác cũng thờ An
Dương Vương.
Đền Thượng, được xây dựng trên một khu đất cao hơn tất cả các công

trình chính được đặt trên cùng một trục đường gọi là “Linh Đạo”, kề trong lũy
thành cũ ở góc Tây Nam, thuộc địa phận xóm Chùa, phía trước là cổng hồ
nước.
Nghi môn ngoài là công trình kiến trúc thời Nguyễn (nửa cuối thế kỷ
XIX). Cổng đền xây kiểu có ba cửa cuốn vòm, trên có thượng lâu chồng diêm
cuốn đao cong, tường hoa lan can bao quanh, có bậc thềm lên xuống ở hai
15


bên. Ngay trước cổng có sân hẹp lát đá ở giữa có ba cây hương đá được chạm
hình rồng bằng phương thức chạm nông.
Trước cửa chính của Tam Quan (đền Thượng) có đôi rồng đá uốn khúc,
tay vuốt râu, được chạm trổ tinh xảo, thể hiện nghệ thuật chạm khắc đá thời
Lê rất tinh tế và đẹp mắt. Đôi rồng đá niên đại 1732 (Long Đức nguyên niên),
còn ba cây hương đá có niên đại 1736 (Vĩnh Thịnh năm thứ 2) [Phụ lục 4; Tr.
37].
Ngoài ra, ở hai bên nghi môn còn có những câu đối nói lên công tích
của An Dương Vương, ngợi ca ông và cho biết đây là nơi cố cung thời đó.
Việc xây dựng khu Đền Thượng cũng dựa trên những quan niệm về tín
ngưỡng cổ truyền và thuyết phong thủy cho rằng nơi xây đền phải là nơi “Tụ
Thủy, Tụ Phúc, Tụ Linh” và phải đạt được sự cân bằng âm dương. Vì vậy Đền
Thượng được xây dựng trên khu đất cao được gọi là “Trán Rồng”. Hai hồ
nước nhỏ là hai mắt rồng, phía trước cổng đền có hồ nước mang yếu tố âm,
còn Đền ở trên cao mang yếu tố dương. Điều này chúng ta cũng thường thấy
ở nhiều di tích đền, đài, lăng mộ của các vị Vua thời Nguyễn ở Huế [Phụ lục
5; Tr. 38].
Qua hai nghi môn đến sân rồng Đền Thượng, có hai dãy nhà tả mạc,
hữu mạc, mỗi dãy có 7 gian, chức năng của hai dãy nhà này dùng để hội họp
hoặc để nghỉ ngơi, dành cho những người tới viếng thăm, đi lễ, ở giữa sân vẫn
là con đường “Linh Đạo” lát đá xanh dẫn lối lên tòa tiền tế. Vào dịp lễ hội

(06/01 âm lịch) hằng năm hoặc các dịp tế lễ trong năm, hai bên đường thường
được cắm cờ thần và bố trí các bàn thờ kiệu rước cho việc tế lễ trước đền.
Hiện nay trước cửa đền có treo một số câu đối:
“ Đế đô khai thác loa thành cổ
Thánh trạch uổng dương hoàng thủy trường.
Tạm dịch:
Khai mở nghiệp vua loa thành cổ
Dạt dào ơn thánh nước trời cao”[1; Tr. 17].
(Mùa xuân năm Giáp Ngọ - Thành Thái 1894)

16


Ban thờ ở giữa phương đình để thờ bốn vị quan “Tứ Trụ triều đình” của
vua Thục là: Phương chính hầu Trần Tự Minh - thái sư; Cao Cảnh Hầu Cao
Lỗ - thái sư phụ quốc; Hữu Thừa tướng, Lý Ông Trọng (còn được gọi là đức
thánh Chèm) người làng Chèm, Từ Liêm, Hà Nội; Trung Tín Hầu Vũ Bảo
Trung.
Tiếp theo là ban thờ Thần Kim Quy và Nỏ Thần. Ban thờ này thờ vị
thần đã trao móng rùa cho An Dương Vương làm nỏ thần và giúp vua diệt trừ
kẻ thù theo truyền thuyết “Nỏ Thần”. Có đôi câu đối ca ngợi thần Kim Quy.
Sâu vào trong là hậu cung nơi thờ An Dương Vương có bức tượng (An
Dương Vương) được đúc bằng đồng. Tượng tròn nửa người, đúc năm 1897.
Niên đại này được biết là do có hàng chữ Hán khắc ở phía sau tượng. Bên vai
trái khắc trọng lượng tượng nặng 250kg (khoảng 200kg). Trước khám thờ An
Dương Vương có đặt một mũ và đôi hia.
Nhà bia
Nhà bia này có niên đại khởi dựng vào đầu thế kỷ XVIII. Trong số các
bia đá dựng ở đây đáng chú ý là tấm bia lớn bốn mặt chữ. Mặt Bắc có chữ
“Tạo tập thạch bi” tức là “Tạo dựng bia đá”. Bài tự trên bia đá thờ phụng

chính pháp điện của xã Cổ Loa, thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn.
Nước Việt Nam ta có đền thờ tiên, đền Cổ Loa là đền thứ nhất thời An
Dương Vương. Ngài là chân nhân của năm cõi, là bậc thánh đầu tiên vâng
mệnh trời thay họ Hùng và chuyển về đóng đô ở Phong Khê, đặt tên nước là
Âu Lạc, có Cao Lỗ giúp việc trị nước, được rùa vàng giúp sự linh quang “Nỏ
Thần” ngăn giặc. Họ Triệu cho con sang làm con tin, xưng bề tôi, nước lớn
sợ, nước nhỏ mến, mặt trời sáng tỏ. Các triều đầu nối theo quy củ, công to
được bao phong, lệnh ban cho thờ phụng.
Nay bản xã gồm quan viên sắc mục xã thôn trưởng cùng toàn thể trên
dưới là phụng thị văn chức nho sinh nhất trí muốn truyền được lâu dài thì nên
khắc vào bia đá. Bèn khởi công dựng bia ghi rành rõ minh bạch các bằng
chứng. Một số bia khác ở xung quanh có ghi lại một số luật lệ, quy định về sử
dụng ruộng đất giành cho việc thờ cúng, tế lễ và các lệnh chỉ của một số vua
thời Lê – Nguyễn nói về việc thờ phụng ở ngôi đền này [Phụ lục 6; Tr. 38].
17


2.2.3. Đền thờ tướng quân Cao Lỗ
Cao Lỗ (? - 179 trước Công nguyên) (còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông,
Đô Lỗ, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần) là một tướng tài của Thục Phán An
Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày
nay. Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên
một phát) mà còn được gọi là nỏ thần. Ông là người khuyên Thục An Dương
Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương
Vương giao nhiệm vụ thiết kế chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.
Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được
nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh
hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ
đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.
Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An

Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn
còn (góc đông bắc ngoài thành nội). Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài
bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ. Khi Triệu Đà cho quân xâm
lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây
chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí
thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.
Cách không xa đền thờ An Dương Vương chính là đền thờ Cao Lỗ.
Không nhiều người biết đến cái tên này nhưng Cao Lỗ là một nhân vật lịch sử
quan trọng - cũng là người chỉ huy xây dựng Cổ Loa lịch sử [Phụ lục 7; Tr.
39].
2.2.4. Đình Ngự Triều Di Quy, đền Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn
* Đình Ngự Triều Di Quy
Đình được dựng trên một khu đất cao và rộng, bên phải đình là đền thờ Mỵ
Châu, phía sau đình là chùa Bảo Sơn. Cụm di tích này được bao quanh bởi
xóm Chợ, xóm Chùa, xóm Mít và xóm Nhồi Dưới.
Nguồn gốc kiến trúc của Đình Ngự Triều Di Quy là từ Bạch Hạc Việt
Trì Vĩnh Phúc do nhân dân Cổ Loa vận chuyển theo đường sông (sông Hồng
18


– sông Đuống) đem về đây lắp và dựng lại vào năm 1892. Dấu ấn của ngôi
Đình cổ này còn lại trong Hậu cung là những lỗ mộng sàn trên cột cái và
những mảng đề tài chạm khắc gỗ mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ
XVII [Phụ lục 9; Tr. 40]. Chúng có sự tương đồng với đồ án chạm khắc ở các
Đình Thổ Tang hay cụm Đình Tam Cam (Hương Canh – Ngọc Canh – Tiên
Canh) đều thuộc Vĩnh Phúc. Đình Ngự Triều Di Quy bề thế làm trên một nền
cao, Đình quay về hướng Nam , gồm 7 gian 2 trái, mái cuốn đao cong, kiến
trúc kiểu lục hàng chân. Kiến trúc đình có nhiều mảng chạm long bong kênh
tinh xảo, rất cầu kỳ và sống động, nhưng tác phẩm chạm khắc gỗ đẹp nhất
trong nội thất ngôi Đình là chiếc cửa võng với đề tài “Tứ linh – Tứ quý” phổ

biến trong điêu khắc gỗ cổ truyền và được sơn son thếp vàng. Trong ô hộc lớn
của cửa võng có chạm nổi bốn chữ “Thần Cao Giai Lệ” nghĩa (Thần cao là
tuyệt vời tốt đẹp). Niên đại ghi rõ ràng ở ô hộc phía trên “Thành Thái Quý
Mão xuân” (1903).
Quan niệm chung về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam cũng được thể
hiện qua bố cục xây dựng một cách rõ nét “Tiền thần-hậu phật”. Ngôi đình
này về kiến trúc hiện có được xây dựng muộn hơn (cuối thế kỷ XIX) còn
Chùa thì đã được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII (có lẽ kiến trúc mới của ngôi
Đình đã được xây dựng lại trên nền kiến trúc cũ đã bị mất) [8; Tr. 40].
“Nét đặc biệt của ngôi Đình là được xây dựng trên nền cung điện thiết
triều của An Dương Vương (theo truyền tụng) và vị thần được thờ làm Thành
Hoàng làng ở đây không phải ai khác mà chính là An Dương Vương Thục
Phán, vị vua đã kế tục Hùng Vương, chuyển kinh đô đất nước từ vùng núi Việt
Trì (đình thứ nhất) về (đình thứ hai) vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Điều đó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của sự phát triển Việt Nam ở
mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội”[1; Tr. 23].
Hậu cung đình gồm ba gian một dĩ câu liền ngay sau Đại đình, kiến
trúc kiểu bốn hang chân cột. Vì ngoài làm giá chiêng, gối tường hai bên, giữa
hang cột cái của hậu cung làm khám đặt ngai thờ An Dương Vương trùm áo
Hoàng Bảo. Phía dưới là bài vị tướng Cao Lỗ, người có công chế tạo ra “nỏ
19


thần”. Ông là tướng trụ cột giữ chức Thái úy phụ quốc trong triều đình Âu
Lạc và đã hi sinh anh dũng trong cuộc chiến chống Triệu Đà xâm lược.
Để phát huy những giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích Cổ Loa. Hiện
nay trên sàn đình có tổ chức trưng bày các hiện vật, nội dung gồm ba phần:
- Cổ Loa thời kỳ trước An Dương Vương (khoảng đầu thiên niên kỷ II
trước Công Nguyên): hơn 50 hiện vật bao gồm các loại xương động vật,
tượng chim bằng đồng, rìu đá,..

- Cổ Loa thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN 208 đến 179 TCN):
khu vực này trưng bày trên 150 hiện vật khảo cổ đã cho thấy những công cụ
sản xuất và đồ dùng sinh hoạt bằng đá đất nung vẫn được sử dụng, nhưng chủ
yếu vẫn là đồ đồng.
- Cổ Loa thời kỳ sau An Dương Vương (năm 179 TCN đến thế kỷ X):
tại đây trưng bày khoảng 40 hiện vật.
* Đền Mỵ Châu
Đền Mỵ Châu hay còn được gọi là Am Mỵ Châu (hay Am Bà Chúa)
được xây dựng cạnh Đình Ngự Triều Di Quy về bên phải, có cổng riêng cùng
hướng với Đình, kiến trúc đền vừa phải, nền làm thấp, trước cửa đền có một
vòm cổng xây bằng gạch. Tổng thể kiến trúc chia thành hai phần chính: Tiền
tế và Hậu cung.
Tiền tế ba gian kiểu đầu hồi bít đốc kết cấu kiểu bốn hang cột, phía
trước làm kiểu bức bàn, phía sau để thoáng thông vào Hậu cung. Sau tiền tế
có một khoảng sân hẹp, tiếp đến là mái lẫy nhà Hậu cung, hai bên có ban thờ
(Thập nhị cô hầu - mười hai nàng hầu công chúa). Hậu cung thờ tượng đá Mỵ
Châu [Phụ lục 11; Tr. 42].
Mỵ Châu là công chúa con gái An Dương Vương, người đã kết duyên
cùng Trọng Thủy – con trai Triệu Đà, trong một mối tình rất đẹp nhưng cũng
rất bi thương vì lầm lỗi vô tình dẫn đến đại họa nước mất, nhà tan, phải bị
chặt đầu oan. Câu chuyện tình, chuyện nước đó được dân gian truyền tụng
cho tới bây giờ. Đó là truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy gắn liền với câu
chuyện “Nỏ thần” và “Áo lông ngỗng” rồi cuối cùng là câu chuyện Mỵ Châu
20


chết oan hóa thành tượng đá cụt đầu trôi về quê nhà, được nhân dân khiêng về
thờ, khi về tới đây thì tượng đá trôi xuống không thể khiêng đi được nữa, vì
thế đền Mỵ Châu mới được lập tại nơi này. Hiện nay trong Hậu cung mới có
tượng đá (Tượng đá không đầu).

Cùng với truyền thuyết Mỵ Châu hóa đá trôi về quê cha còn có truyền
thuyết về cái chết của Trọng Thủy ở Giếng Ngọc và chuyện rửa ngọc trai
bằng nước giếng này thì ngọc càng sáng [Phụ lục 2; Tr. 36].
* Chùa Bảo Sơn
Đạo Phật đi vào cuộc sống bình dân một cách mạnh mẽ, hầu như đã để
lại dấu ấn khắp nơi bằng những ngôi chùa. Cũng như vậy, làng Cổ Loa có một
ngôi chùa có tên chữ là “Bảo Sơn Tự” được khởi dựng vào đầu thế kỷ thứ
XVII (tức trước khi dựng lại Đình Ngự Triều Di Quy gần 200 năm). Vì vậy,
hướng chính của chùa vẫn là hướng nam, nhưng có lẽ vì việc đi lại bất tiện
sau khi dựng đình, nên chùa có lối đi khác từ hướng Đông và có Tam Quan.
Kiến trúc chùa theo thể thức truyền thống có bố cục mặt bằng “Nội công –
Ngoại quốc”.
Mở đầu hệ thống chùa là Tòa Tiền Đường, nơi đây các phật tử ngồi rèn
tâm, kiến tính nhằm xây dựng lòng thiện theo con đường từ bi của Đức Phật.
Bàn thờ phật nằm ở gian giữa chùa gọi là Tòa Tam Bảo (ba ngôi báu) do cửa
chùa luôn rộng mở với chúng sinh, nơi thờ không bao giờ bị che chắn nên nơi
đây gọi là Thượng Điện.
Hệ thống bảo vệ phật pháp có đủ cả tám vị Kim cương, hai vị Khuyến
thiện, Trừng ác (đặt ở hai bên đại bái và trước Tam Bảo). Hai bên hành lang
có đủ Thập Bát La Hán và bốn vị Bồ Tát. Tuy kích thước và cách thể hiện có
khác các tượng La Hán ở Tây Phương (Sơn Tây) nhưng lại có niên đại khá
sớm thế kỷ 17, 18. Quan niệm về sinh tử và tín ngưỡng của người Việt vẫn
được thể hiện ở đây bằng việc thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào – Bắc Đẩu, Thập
Điện Diêm Vương (được bày ở lớp tượng thứ năm trên tòa Tam Bảo và hai
bên cạnh tường chính điện). Quan niệm này cũng được thể hiện do cách thờ
Mẫu, thờ Thánh và thờ Tổ ở nhà tổ và Đức ông, Đức Thánh ở Đại Bái. Trong
21


nhà Tổ, khu vực giữa là thờ Mẫu (Liễu Hạnh) một trong “Tứ Bất Tử” của

người Việt. Khu vực bên phải thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo). Khu
vực bên phải thờ các Sư Tổ của chùa này.
Hiện nay trong chùa còn lưu giữ được một số đồ gỗ chạm, đồ gốm sứ,
đồ đá và đồ đồng (chuông) có phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, 18. Đặc biệt,
trong chùa có 134 pho tượng tròn được tạo tác đẹp mắt, có niên đại từ thế kỷ
XVII đến thế kỷ thứ XIX gồm rất nhiều chủng loại và thành phần.
Chùa Bảo Sơn đã qua nhiều lần trùng tu nhưng lần đại trùng tu lớn nhất
là năm 1996 – 1997. Đợt trùng tu này đã thay thế dường như toàn bộ kết cấu
gỗ, phục chế lại đúng với diện mạo trước đây vốn có. Chùa Bảo Sơn là ngôi
chùa cổ được tu bổ, gìn giữ tốt, nhất là hệ thống tượng tròn thể hiện những giá
trị cao về nghệ thuật thẩm mĩ và lịch sử. Chùa không chỉ là nơi thờ phật mà
còn là nơi hội tụ những hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng, nơi thể hiện cái tinh
túy của tư tưởng nhân nghĩa (Khuyến thiện – trừng ác) [Phụ lục 12; Tr. 42].
2.3. Lễ hội ở di tích Cổ Loa
Không biết từ bao giờ trong dân gian đã lưu truyền câu ca:
“Chết thì bỏ con bỏ cháu
Sống thì không bỏ mùng sáu tháng giêng”.
Đó là ngày mở hội đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa thuộc huyện
Đông Anh, Hà Nội. Hội mở, sắc xuân tưng bừng bao phủ lên mọi cảnh vật,
thấm đẫm tâm hồn du khách hành hương. Người ta cảm thấy làn khói hương
như dẫn tâm trí con người ngược thời gian trôi theo dòng lịch sử và truyền
thuyết mà về một vùng đất cội nguồn.
Lễ hội được tổ chức tại quần thể di tích lịch sử - văn hóa Cổ Loa, bao
gồm: Đền thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều Di Quy, Giếng Ngọc, am
Mỵ Châu cộng với ba vòng thành cổ còn hiện hữu. Lễ hội Cổ Loa được tổ
chức mỗi mồng 6 tháng giêng đã đem lại không khí tưng bừng cho cả quần
thể khu di tích rộng lớn.
2.3.1. Thời gian tổ chức và công tác chuẩn bị lễ hội
* Thời gian tổ chức lễ hội
22



×