Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI tập môn học PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.04 KB, 9 trang )

BÀI TẬP MÔN HỌC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

Lớp:

Đề Bài:
“Hãy phân tích những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo mà bạn
nhận định là thành công, có thể là lãnh đạo trực tiếp của bạn, hoặc người mà
bạn biết. Không nhất thiết phải hạn chế quan điểm của bạn theo các lý thuyết tố
chất và kỹ năng lãnh đạo mà bạn được học trong môn này”.


BÀI LÀM
Năm 1995 Bảo hiểm xã hội ra đời, năm 1997 Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam
định được thành lập trên cơ sở chia tách của Bảo hiểm xã hội Nam hà. Từ khi mới
chia tách tổng cán bộ nhân viên toàn tỉnh có khoảng 200 nhân viên được chia ra
văn phòng BHXH tỉnh và 9 huyện 1 thành phố, năm 2003 tiếp nhận chuyển giao tổ
chức bộ máy của Bảo hiểm y tế.
Là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh có chức năng
giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính
sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và
quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam định chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của
Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Nam định
Trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu
hàng năm, số thu tăng cao qua các năm. Để đạt được thành tích trên là do sự cố
gắng nỗ lực của cán bộ công chức trong ngành, đặc biệt là đồng chí Giám đốc
BHXH tỉnh.
Ông Trần Trung Phong đã từng công tác ở Sở Lao động thương binh và xã


hội, là người hiểu rõ chế độ, chính sách của các đối tượng và bản thân ông cũng
đang hưởng chế độ thương binh.

Đặng Lê Ngọc - GaMBA.M0111

2


Lý thuyết về phát triển khả năng lãnh đạo vẫn còn nhiều quan điểm trái
ngược nhau, tuỳ thuộc vào môi trường làm việc để áp dụng cho phù hợp, tuy nhiên
khái niệm chung về lãnh đạo: Là quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác dể
hiểu và nhất trí về những việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả và quá
trình hỗ trợ nỗ lực tập thể, cá nhân để hoàn thành các mục tiêu chung.
Quan điểm về lãnh đạo gần đây chú trọng đến khía cạnh tình cảm tình cảm
của ảnh hưởng hơn lý trí. Theo quan điểm này, chỉ có các khía cạnh tình cảm, dựa
trên giá trị của ảnh hưởng lãnh đạo có thể mang lại các thành công to lớn của nhóm
hoặc tổ chức. Người lãnh đạo truyền nhiệt huyết cho cấp dưới để họ sẵn sàng hy
sinh lợi ích cá nhân của mình cho một sự nghiệp cao cả hơn.
Một trong những cách hữu ích để phân loại lý thuyết và nghiên cứu về lãnh
đạo là phân theo các đặc điểm được đề cập nhiều nhất trong các nghiên cứu. Có 3
loại biến số phù hợp nhất để hiểu hiệu quả lãnh đạo bao gồm:
1.

Các đặc điểm của người lãnh đạo

2.

Đặc điểm của cấp dưới

3.


Đặc điểm của hoàn cảnh

Hầu hết các lý thuyết về lãnh đạo đều lấy một trong ba các đặc điểm trên
đây như là cơ sở giải thích hiệu quả lãnh đạo
Các lý thuyết ra đời trong nửa thế kỷ vừa qua đều tập trung vào các đặc
điểm của nhà lãnh đạo và thường giới hạn chủ đề vào một loại đặc điểm của nhà
lãnh đạo, đó là tố chất, hành vi và quyền lực.

Đặng Lê Ngọc - GaMBA.M0111

3


Người lãnh đạo thành công luôn có những tố chất và kỹ năng lãnh đạo tổ
chức tốt, phù hợp với hoàn cảnh. Tố chất và kỹ năng lãnh đạo có thể là khả năng
thiên bẩm nhưng cũng có thể được đào tạo, tôi luyện mà có. Kỹ năng lãnh đạo
được phân thành 3 nhóm sau:
- Kỹ năng nghiệp vụ: Kiến thức về phương pháp, các quá trình, quy trình và
kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn, và khả năng sử dụng
công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt động đó.
- Kỹ năng giao tiếp: Kiến thức về hành vi của con người, các quá trình giao
tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của
người khác dựa trên những gì họ nói và làm (sự thấu cảm, tính nhạy cảm trong
giao tiếp); khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu loát và tính thuyết phục
của lời nói), khả năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp tác (sự tế nhị, kỹ
năng lắng nghe, kiến thức về hành vi xã hội chấp nhận được).
- Kỹ năng nhận thức: Khả năng phân tích chung, tư duy logic, sự thông hiểu
về các hình thành khái niệm, khái niệm hóa các mối quan hệ phức tạp và mập mờ,
tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích

các sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ hội và các vấn đề
tiềm tàng (cách tư duy quy nạp và suy diễn).
Một trong những phương pháp tiếp cận đầu tiên trong nghiên cứu về lãnh
đạo là phương pháp nghiên cứu về tố chất. Phương pháp này chú trọng đến các tố
chất của người lãnh đạo. Ví dụ: như cá tính, động cơ, các giá trị và kỹ năng. Cơ sở
của phương pháp này là giả định rằng một số người sinh ra đã là những người lãnh
đạo tự nhiên, họ sinh ra đã có những tố chất mà người khác không có. Các lý

Đặng Lê Ngọc - GaMBA.M0111

4


thuyết nghiên cứu lãnh đạo khởi đầu quy những thành công về quản lý là nhờ
những khả năng phi thường Ví dụ: Làm việc không mệt mỏi, trực giác sắc sảo, có
khả năng tiên đoán và có năng lực thuyết phục rất giỏi.
Stogdill (1948) đã tổng kết 124 nghiên cứu được thực hiện từ năm 1904 đến
năm 1948 và chỉ ra rằng các kết quả đều thống nhất về khái niệm coi lãnh đạo là
người khẳng định được tư cách thông qua việc chứng minh khả năng hỗ trợ cho
nhóm hoặc tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu chung. Các tố chất liên quan bao
gồm: Sự thông minh, sự tỉnh táo và nhạy cảm trước nhu cầu của người khác, hiểu
rõ bản chất công việc, chủ động và kiên trì giải quyết vấn đề, sự tự tin, mong muốn
gánh vác trách nhiệm và nắm giữ vị trí kiểm soát, thống trị.
Người lãnh đạo được miêu tả với đặc trưng là người có mong muốn mạnh
mẽ được gánh vác trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, mạnh mẽ và kiên trì trong
việc thực hiện mục tiêu, quyết đoán, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, chủ động
trong các tình huống, tự tin, mong muốn tự khẳng định mình, sẵng sàng chấp nhận
hậu quả của quyết định và hành động của mình, sẵn sàng chấp nhận áp lực trong
các mối quan hệ, sẵn sàng chịu đựng sự thất bại và chậm chễ, khả năng gây ảnh
hưởng đối với hành vi của người khác, năng lực xây dựng hệ thống giao tiếp xã hội

phục vụ mục đích cấp bách.
Người lãnh đạo thành công thường có các tố chất:
- Trí thông minh cảm xúc: Bao gồm sự nóng giận, sự sợ hãi, buồn rầu, hạnh
phúc, thất vọng, xấu hổ, ngạc nhiên và yêu quý. Ngay cả sau khi trạng thái tình
cảm giảm xuống thì trạng thái tâm lý tiêu cực hoặc tích cực vẫn có thể còn vương
vấn trong một thời gian và có thể ảnh hưởng đến hành vi của lãnh đạo

Đặng Lê Ngọc - GaMBA.M0111

5


- Sự hiểu biết về xã hội: Là khả năng xác định các yêu cầu lãnh đạo trong
một hoàn cảnh cụ thể và lựa chọn các cách phản ứng phù hợp. Nhận thức về xã hội
cũng liên quan đến kỹ năng giao tiếp ví dụ: sự đồng cảm, tính nhạy cảm xã hội,
hiểu biết về tổ chức ( cơ cấu, văn hoá, các mối quan hệ quyền lực).
- Khả năng học hỏi: người lãnh đạo phải linh hoạt trong việc học hỏi từ
những thất bại, sai lầm, thay đổi quan điểm và lòng tin và điều chỉnh mô hình tâm
lý của mình.
Một trong những kết quả nghiên cứu khác thì cho rằng phẩm chất dẫn đến
thành công lại là sự phù hợp của các tố chất khác đối với hành vi lãnh đạo trong tổ
chức. Các tố chất dự báo hiệu quả quản lý: Mức độ sinh lực và sức chịu đựng căng
thẳng cao: Tự tin, luôn chú trọng vào vấn đề, ổn định và vững vàng về mặt tâm lý,
tính liêm chính, có động cơ quyền lực hòa nhập xã hội, định hướng thành thích ở
mức độ hợp lý, nhu cầu phụ thuộc thấp.
Những tố chất dưới đây được các nhà nghiên cứu cho rằng đó là những tố
chất mà các nhà lãnh đạo các tổ chức, công ty lớn gặt hái được thành công khi sở
hữu chúng.
Bên cạnh đó, mô hình năm tố chất cùng đã được các nhà nghiên cứu đưa ra
có sức thuyết phục cao, 5 tố chất đó là:

-

Tính sôi nổi (surgency)

-

Tính kỷ luật (dependability)

-

Tính nhất trí (agreeability)

-

Tính ổn định tâm lý (adjustment)

Đặng Lê Ngọc - GaMBA.M0111

6


-

Tính mở (intellectance)

Ngoài ra, một số tố chất và kỹ năng khác cũng được các nhà nghiên cứu cho
rằng có tác động tới hiệu quả lãnh đạo đó là:
-

Trí thông minh cảm xúc


-

Sự hiểu biết về xã hội

-

Khả năng học hỏi.

Mỗi một tố chất có ảnh hưởng khác nhau tới hiệu quả quản lý của nhà lãnh
đạo.
Nam Định là một tỉnh có đất chật, người đông. Toàn tỉnh hiện nay có 230 xã,
phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố với dân số gần 2 triệu người. Trong các
thời kỳ kháng chiến cũng như trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nam
định là tỉnh có nhiều đóng góp cả về sức người, sức của cho đất nước. Các đối
tượng tham gia và thụ hưởng chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
đông so với các tỉnh, thành trong cả nước, chính nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sâu
sát của đồng chí Giám đốc BHXH tỉnh, luôn xây dựng tốt tinh thần đoàn kết nội bộ
cơ quan, coi đoàn kết là sức mạnh là yếu tố quyết định để tổ chức thực hiện hoàn
thành nhiệm vụ chính trị được giao
Ông luôn tự tin vào khả năng của bản thân và có những biện pháp để tổ
chức, thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao đó là:
-

Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Thường vụ

Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và các Ban
trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan

Đặng Lê Ngọc - GaMBA.M0111


7


tăng cường công tác lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động thực
hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp đối với
người lao động.
-

Phối hợp với các ngành làm tốt công tác thông tin tuyên truyền chế

độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp để mọi
người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm trong
việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
-

Triển khai tốt công tác cải cách hành chính, chuyển đổi tác phong

làm việc, thái độ phục vụ đối tượng để thực hiện kịp thời quyền lợi về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng tham gia
-

Tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng

cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong các hoạt động
thường xuyên của cán bộ công chức, viên chức
Thường xuyên giáo dục, vận động để mỗi cán bộ công chức tích cực, học
tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tu dưỡng rèn luyện đạo
đức, phẩm chất của người cán bộ, xây dựng phong cách, thái độ làm việc. Từ đó
càng làm cho mỗi cán bộ công chức và cá nhân tôi thêm yêu ngành nghề và có

thái độ làm việc tốt hơn.
Tóm lại, muốn trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả có rất nhiều kỹ năng quản lý
và các tố chất khác nhau, tuỳ thuộc vào công việc và nghề nghiệp để vận dụng sao
cho hợp lý.

Đặng Lê Ngọc - GaMBA.M0111

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình môn học Phát triển kỹ năng lãnh đạo Chương trình đào tạo
Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học Griggs.

Đặng Lê Ngọc - GaMBA.M0111

9



×