Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tố chất – kỹ năng và phẩm chất của một nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.25 KB, 11 trang )

TỐ CHẤT – KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT CỦA MỘT NHÀ LÃNH
ĐẠO THÀNH CÔNG

Trong bất kỳ tổ chức nào hay xã hội nào, nhất là trong xã hội hiện đại ngày
nay, thì người lãnh đạo đều là nhân tố quyết định đến sự thành công, thất bại của
xã hội hay tổ chức đó. Đặc biệt đối với Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới,
do đó vai trò của nhà lãnh đạo càng có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.
Trong thực tế nhận thức, có rất nhiều khái niệm về lãnh đạo khác nhau,
nhưng định nghĩa chung nhất được các nhà nghiên cứu đưa ra là: “Lãnh đạo là
quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để họ hiểu và nhất trí với những việc
cần phải làm, cách thực hiện hiệu quả những việc đó, và quá trình thúc đẩy các
nỗ lực của cá nhân và tập thể để được được mục tiêu chung.”
Từ định nghĩa trên chúng ta thấy, để quá trình lãnh đạo có hiệu quả người
lãnh đạo phải có các phẩm chất và các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả. Tố chất lãnh
đạo là các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc điểm về cá tính, tính khí,
nhu cầu và các giá trị. Cá tính là những đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư
xử, ví dụ sự tự tin, sự hướng ngoại, chín chắn và sự nhiệt tình. Các giá trị là thái
độ của cá nhân đối với công việc, việc nào đúng, viecj nào sai, cá gì là có đạo đức,
đúng với lương tâm. Ví dụ như tính công bằng, công lý, tính trung thực, sự tự do,
tính nhân văn, lòng trung thành, yêu nước, sự tiến bộ, tính lịch sự, tính xã giao, và
thái độ hợp tác. Các giá trị có ý nghĩa quan trọng vì chúng anhr hưởng đến thói
quen, quan điểm, về vấn đề và lựa chọn hành vi cá nhân của con người, điều này
rất quan trọng đối với tố chất của người lãnh đạo.


Đối với kỹ năng lãnh đạo, thì đây là khả năng làm một việc gì đó theo một
cách có hiệu quả. Cả về tố chất và kỹ năng của con người đều bị quy định bởi yếu
tố học hỏi, rèn luyện và di truyền tự nhiên. Kỹ năng được phân thành 3 nhóm đó
là: Kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nhận thức. Trong nhiều
nghiên cứu đã tìm hiểu rất kỹ và chỉ ra rất nhiều tố chất cá nhân khác nhau liên


quan đến hiệu quả và sự thăng tiến của người lãnh đạo quản lý. Các tố chất liên
quan đến các tố chất phù hợp nhất để người lãnh đạo thành công đó là: Mức độ
sinh lực và sự chịu đựng căng thẳng cao; Sự tự tin; Luôn chú trọng vào vấn đề; Ổn
định và vững vàng về mặt tâm lý; Tính liêm chính; Có động cơ quyền lực hòa
nhập xã hội; Định hướng thành tích ở mức độ hợp lý; Nhu cầu phụ thuộc thấp.
Từ những nội dung lý thuyết về tố chất và kỹ năng lãnh đạo, trên cơ sở thực
tiễn tại nơi công tác tại Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Trong phạm vi bài
viết này tôi sẽ phân tích một số vấn đề cơ bản trong thực tế lãnh đạo của ông
Nguyễn Văn Long – Bí thư Thành ủy, Thành phố Uông Bí, Ông là lãnh đạo được
đánh giá rất thành công trong vòng 3 năm đã lãnh đạo Thành phố Uông Bí .
Chính thức được công nhận là thành phố vào tháng 2/2011, Uông Bí đã tiếp
tục nỗ lực phát huy thế mạnh sẵn có về công nghiệp, du lịch, trở thành một trong
những địa phương dẫn đầu của tỉnh về tăng trưởng qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
nổi bật. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 17%, giá trị sản xuất công nghiệp và
xây dựng tăng 27,6%. Giá trị dịch vụ thương mại du lịch tăng 30%, giá trị sản
xuất nông, lâm ngư, nghiệp tăng 3%...Ngoài ra các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác
đều đạt rất cao so với kế hoạch đề ra. Năm 2011 là năm đầu tiên thành phố Uông
Bí thực hiện tự cân đối ngân sách. Trong khi không ít các địa phương gặp khó
khăn trong việc tìm nguồn thu phục vụ các hoạt động dân sinh xã hội thì Uông Bí
lại đạt được kết quả rất đáng phấn khởi: Năm 2011, Thành Phố Uông Bí thực hiện
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2000 tỷ đồng bằng 185% so với kế
2


hoạch tỉnh giao, thu ngân sách địa phương đạt trên 600 tỷ đồng, tăng 50% so với
kế hoạch tỉnh giao. Với những kết quả như vậy, Uông Bí là địa phương đứng thứ 2
trên địa bàn tỉnh về thu nội địa. Một kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực giáo dục
của thành phố, đó là tháng 8/2011, 41/41 trường học các cấp mầm non, tiểu học,
THCS trên địa bàn thành phố đạt chuẩn Quốc gia và trở thành địa phương đầu tiên
trong cả nước có 100% trường học ở 3 cấp học đạt chuẩn quốc gia. Những dấu ấn

đậm nét trong phát triển kinh tế, xã hội thực sự đánh dấu bước chuyển mình mạnh
mẽ của thành phố trẻ Uông Bí trong năm 2011.
Để đạt được kết quả nêu trên, thực tế quá trình lãnh đạo của ông Nguyễn
Văn Long – Bí thư Thành ủy Uông Bí đã hết sức tâm huyết, đầu tư trí tuệ, hiểu
biết và bằng sự ảnh hưởng của mình để lãnh đạo toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân
dân Thành phố quyết tâm hoàn thành được mục tiêu của Đảng bộ Thành phố.
Những thành công ngày hôm nay của Thành phố thể hiện rất rõ các tố chất và kỹ
năng lãnh đạo của người đứng đầu Thành phố, trong đó một số tố chất và kỹ năng
có tính quyết định đến thành công này trong phạm vi môn học "Phát triển khả
năng lãnh đạo".
1-

Về các tố chất lãnh đạo:

- Tính quyết đoán và tự tin:
Người lãnh đạo có sự tự tin cao thường có sự cố gắng để gánh vác những
công việc khó khăn và đề ra những mục tiêu mang tính thách thức cho chính
mình, đồng thời thường có kỳ vọng cao đối với nhân viên cấp dưới của mình.
Chính vì tự tin nên ông Long đã đưa ra các kỳ vọng rất cao cho mình trong quyết
tâm xây dựng mục tiêu mới của Thành phố Uông Bí, đó là Từ Thị xã với những
khó khăn rất lớn về kinh tế, xã hội, nhất là về cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xã
hội, ô nhiễm môi trường. Song ông Long đã nhìn nhận được những thế mạnh, cơ


hội phát triển của Thị xã Uông Bí để có với sự tự tin và những quyết đoán kịp thời
chính xác để xây dựng hệ thống mục tiêu, giải pháp nhằm giúp nhân viên dưới
quyền tự tin hơn, nhiệt tình và triển khai thành công các kế hoạch mục tiêu thách
thức. Bản thân ông Long chính là người chịu trách nhiệm cao nhất, nhiệm vụ khó
khăn nhất về mình trong thời kỳ xây dựng Thị xã Uông Bí trở thành Thành phố.
Với những việc ông đã làm, nên Ông Long được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân

Thành phố và được lãnh đạo Tỉnh đánh giá là Lãnh đạo tự tin, quyết đoán, giám
chịu trách nhiệm nhất từ trước đến nay của Thành phố.
- Tính kiên trì và nhất quán:
Việc quyết tâm theo đuổi mục tiêu theo mô hình mới, trong lộ trình rất ngắn,
chỉ trong 2 năm để triển khai tất cả công việc trong lộ trình xây dựng Thành phố,
với những khó khăn rất lớn về nguồn lực, cả về con người và tài chính, điều đó
liên quan trực tiếp đến vấn đề phải thay đổi toàn bộ phương pháp lãnh đạo, điều
hành công việc, tổ chức thực hiện của toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố. Sự
thay đổi đó ban đầu cũng gặp rất nhều khó khăn và thường bị nghi ngờ, không
đồng thuận, thống nhất.
Triển khai toàn diện các nhiệm vụ nặng nề, trong thời gian ngắn, nên cần
phải thay đổi rất lớn từ nhận thức, cách làm và hành động. Từ đó, chức năng
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi phòng, ban, ngành, mỗi
cá nhân đều phải thay đổi để theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ mới, nhất là khi mới
bắt đầu khởi động tiến trình đầy khó khăn và sau đó là vận hành bộ máy, hoạt
động trong môi trường của một thành phố phát triển năng động. Do đó, ban đầu sự
hoài nghi, phản đối của các bộ phận tham mưu và của cả cấp trên là rất nhiều. Đối
diện với thách thức này, người lãnh đạo không hề thay đổi mà phải nhất quán thực
hiện, kiên trì triển khai từng bước chắc chắn theo lộ trình, mục tiêu đã đặt ra,
không được nóng vội. Trong quá trình đó, đã không ít nhân sự cao cấp, hoặc
4


ngang cấp phản đối, nhưng lãnh đạo đã luôn giữ vững quan điểm lập trường và
kiên trì đến cùng để đạt mục tiêu xây dựng Thành phố. Từ đó, mọi công việc đã
được triển khai có hiệu quả, tạo được sự đồng thuận, đồng tâm, nhất trí cao của
toàn đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp, của toàn thể nhân dân, kết quả cuối
cùng là các mục tiêu đã được hoàn thành vượt trước kế hoạch. Sau khi mọi mục
tiêu đã hoàn thành, Thành phố Uông bí được Thành lập vào ngày 25/02/2011
(vượt trước kế hoạch 08 tháng) đã có rất nhiều người hoan nghênh và quay về

làm việc và đầu tư xây dựng cho Thành phố.
- Học hỏi và chịu đựng áp lực công việc:
Trong môi trường công tác chịu nhiều sức ép phát triển và có nhiều biến
động, trong đó các tổ chức phải liên tục thích ứng, đổi mới chính mình để phát
triển, thì người lãnh đạo phải tích cực trong việc học hỏi, từ những thất bại, sai
lầm của chính mình, hay của tổ chức, cá nhân khác xung quanh mình, để thay đổi
quan điểm và điều chỉnh lại tâm lý của chính mình. Đồng thời người lãnh đạo
luôn là người chịu nhiều áp lức công việc nhất, về cả khối lượng công việc cũng
như trách nhiệm công việc trước tổ chức của mình và trước xã hội. Một trong
những tố chất quan trọng cho sự lãnh đạo thành công đó là khả năng học hỏi, thích
ứng với thay đổi và chịu được áp lực công việc. Đối với Ông Long với trách
nhiệm là người lãnh đạo, song Ông có khả năng làm việc trong môi trường áp lực
công việc rất cao, đòng thời rất chịu khó nghiên cứu, học hỏi. Thời gian làm việc
và học tập của ông hàng ngày liên tục từ 13-18 tiếng không mệt mỏi. Là người
ban đầu không chuyên sâu về công tác Đảng, bởi trước đây Ông làm lãnh đạo của
ngành Tài chính, nhưng với sức học hỏi nghiên cứu của mình Ông Long đã hiểu
rất sâu các nghiệp vụ công tác của Đảng và công tác quản lý nhà nước trên mọi
lĩnh vực. Chính từ sự nỗ lực, quyết tâm học hỏi tiếp cận cái mới, điều chỉnh tư
duy, đúc rút kinh nghiệm đã giúp Ông triển khai thành công nhiệm vụ lãnh đạo


phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định an ninh quốc phòng của Thành phố
Uông Bí.
- Tính Liêm chính:
Khi một người được coi là không đáng tin, người đó khó có thể duy trì được
sự trung thành của cấp dưới hoặc sự hợp tác và hỗ trợ của đồng sự, cấp trên. Tính
liêm chính là yếu tố quyết định sự tin tưởng giữa các cá nhân với nhau và là yếu tố
chính yếu để mọi người tin tưởng vào lãnh đạo. Đặc biệt trong công tác lãnh đạo
toàn diện tại một Thành phố trẻ, còn có nhiều hạn chế, xã hội có rất nhiều tiêu
cực, các cấp lãnh đạo của các ngành, địa phương thường hay lợi dụng để trục lợi

bằng những kẽ hở của luật pháp trong quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực như:
Đất đai, xây dựng, khai thác khoáng sản, đầu tư, thuế, hay bố trí nhân sự không
theo năng lực... Với cương vị công tác lãnh đạo, ngay từ khi Ông Long về nhận
nhiệm vụ lãnh đạo Thành phố từ năm 2008 đã thể hiện tính liêm chính rất cao và
rõ ràng. Không bao giờ có một áp lực nào ảnh hưởng đến các quyết định bố trí
nhân sự, đầu tư xây dựng, quy hoạch phát triển của Thành phố, cũng như gây áp
lực với cấp dưới để trục lợi cá nhân. Ông luôn gương mẫu trong công tác, mọi
cam kết của ông trong công tác đều được thực hiện đúng lời hứa. Do đó, ông được
mọi người rất tin tưởng, của cấp trên và cấp dưới cũng như của các cơ quan quản
lý nhà nước. Có thể nói sự liêm chính của người lãnh đạo là tố chất quyết định rất
lớn đến niềm tin của mọi người, đã giúp ông lãnh đạo triển khai tốt các nhiệm vụ,
mục tiêu đầy thách thức của Thành phố và niềm tin mà cấp trên giao cho.
2-

Kỹ năng lãnh đạo:

- Các kỹ năng nhận thức:
Ở tầm lãnh đạo đứng đầu của một địa phương, thì có thể nói kỹ năng nhận
thức là kỹ năng quan trọng nhất. Kỹ năng ấy được thể hiện hầu hết trên các lĩnh
6


vực của tư duy như khả năng phân tích, tư duy logic, tư duy quy nạp, tư duy suy
diễn... và thể hiện bằng những nhận định, đánh giá tình hình của địa phương, các
quyết định sáng suốt phù hợp và tiên đoán trước được diễn biến, thể hiện tầm nhìn
xa trông rộng. Đồng thời các quyết định của ông cũng rất phù hợp thực tế nhưng
lại có tính sáng tạo, đổi mới rất cao. Kỹ năng nhận thức, tư duy chiến lược được
thể hiện cụ thể qua quá trình ban hành các chủ trương, nghị quyết thay đổi mô
hình phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố đã được ông lãnh đạo, chỉ đạo tổ
chức triển khai thực hiện thành công. Kỹ năng này còn được thể hiện trong việc

xây dựng tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu của tổ chức cũng như định hướng mục
tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp trong từng giai đoạn rất phù hợp với
hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh Quảng Ninh nói
riêng và của Việt Nam, nhất là đất nước đang trong thời kỳ đổi mới và tham gia
sâu vào quá trình hội nhập thế giới. Do đó người lãnh đạo phải có được kỹ năng
nhận thức mới có thể ra các quyết định phù hợp và kịp thời thích ứng với sự biến
động về kinh tế, xã hội của địa phương.
- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch:
Người lãnh đạo phải là người có tầm nhìn, có khả năng phán đoán được
những diễn biến hoạt động của tổ chức, xã hội trong tương lai và biết cách lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện để xử lý thành công trước những diễn biến đó. Do đó, kỹ
năng tổ chức và lập kế hoạch là kỹ năng rất quan trọng để trở thành nhà lãnh đạo
hiệu quả. Điều này được thể hiện qua cách thức tổ chức, phân công, xây dựng kế
hoạch cho các công việc và phân công, phối hợp triển khai các kế hoạch đó. Đồng
thời với quá trình tổ chức thực hiện là quá trình giám sát thực hiện kế hoạch và
điều chỉnh phù hợp với thực tế tình hình. Thông qua việc tổ chức công việc, lập kế
hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, người lãnh đạo đã động viên và sử dụng hợp
lý được nguồn lực của Thành phố và các nguồn lực khác của Doanh nghiệp, của


nhân dân để mọi người cùng vì mục tiêu chung phấn đấu và xây dựng. Trong một
xã hội có nhiều biến động rất lớn do ảnh hưởng của nền kinh tế, xã hội, chính trị
trong và ngoài nước, chính sách pháp luật của nhà nước chưa hoàn thiện. Cho nên
hoạt động lãnh đạo quản lý nhà nước của chính quyền địa phương trong những
năm qua gặp rất khó khăn, thách thức, nhất là những lĩnh vực liên quan đến đất
đai, giải phóng mặt bằng... Tuy nhiên, là người lãnh đạo có tầm nhìn và luôn sáng
suốt, cùng với kinh nghiệm công tác nhiều năm trên nhiều lĩnh vực nên ông Long
đã có những định hướng lãnh đạo và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương có tầm nhìn xa, có tính kế hoạch, có các giải pháp rõ ràng về nguồn lực để
đáp ứng yêu cầu đó. Do đó, các mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, An

ninh, quốc phòng của Thành phố trong các năm 2008 đến nay, nhất là năm 2011
đã đạt kết quả rất cao.
- Kỹ năng giao tiếp, truyền cảm hứng:
Các kỹ năng giao tiếp, bao gồm kiến thức về hành vi của con người và các
quá trình của nhóm, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người khác,
khả năng truyền đạt rõ ràng và thuyết phục. Là người lãnh đạo cao cấp, song Ông
là người đồng cảm, hiểu biết xã hội, sự khéo léo, có sức lôi cuốn và có tính thuyết
phục cao với mọi người. Do đó, ông đã được mọi người đồng cảm, có nhiều mối
quan hệ ngoại giao rất thân thiết, có nhiều sự ảnh hưởng đối với người khác. Ông
cũng luôn thể hiện là người biết lắng nghe, tiếp thu các ý kiến phản biện, phê bình
từ đó xử lý rất tốt các quan hệ cũng như điều chỉnh kịp thời công việc phù hợp
hơn. Tính thuyết phục và kỹ năng giao tiếp giúp cho ông thực hiện chiến lược ảnh
hưởng của mình một cách hiệu quả hơn.
- Hiểu biết về công việc:

8


Là người lãnh đạo, nếu không hiểu biết về công việc sẽ dẫn đến các quyết
định xa rời thực tế, thậm chí trở thành rào cản cho sự phát triển của một tổ chức,
địa phương, hay của cả một xã hội. Thực tế với sự hiểu biết sâu sắc về mọi lĩnh
vực, cả về công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, anh ninh
quốc phòng, điều đó đã giúp ông lãnh đạo có hiệu quả, việc ra các quyết định liên
quan đến tứng vấn đề liên quan, ông đều quyết định rất đúng đắn, tạo điều kiện
thuạn lợi cho cấp dưới, chính quyền và các bộ phận công tác dưới quyền hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy công tác lãnh đạo thì thì kỹ năng này không
cần cao, nhưng thực tế hoạt động quản lý nhà nước nếu không am hiểu chuyên
môn và thiếu hiểu biết về pháp luật thì sẽ dẫn đến sai lầm. Để là lãnh đạo hiệu quả
trong giai đoạn hiện nay, cũng như trong tương lai thì đòi hỏi tiêu chuẩn của người
lãnh đạo ngày càng cao và phải là người có hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực.

Kết luận : Từ những phân tích về các tố chất, kỹ năng lãnh đạo từ thực tế và
lý thuyết như trên chúng ta thấy để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả và thành công,
thì phải có đầy đủ những tố chất và kỹ năng lãnh đạo cơ bản nhất định phù hợp
với lĩnh vực và môi trường công tác của người lãnh đạo ấy. Tố chất lãnh đạo nhiều
khi do di truyền và tự nhiên sinh ra, song các tố chất cơ bản phải có đó là tâm lý
ổn định, tự tin, quyết đoán, kiên trì, liêm chính và có thể chịu được áp lực công
việc . Cùng với tố chất thì cần phải có các kỹ năng lãnh đạo, mức độ quan trọng
của các nhóm kỹ năng nó còn phụ thuộc vào vị trí lãnh đạo, lãnh đạo cấp cao thì
kỹ năng nhận thức đòi hỏi cao hơn, lãnh đạo cấp thấp thì đòi hỏi kỹ năng chuyên
môn nghiệp vụ cao hơn. Do đó để trở thành nhà lãnh đạo thành công thực sự đòi
hỏi rất nhiều yếu tố và phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập, rèn luyện, trau rồi của cá
nhân. Thông qua việc học tập môn phát triển khả năng lãnh đạo, đã giúp cho bản
thân tôi học hỏi được rất nhiều kiến thức và phương pháp, kỹ năng lãnh đạo quản


lý....để phấn đấu, học tập rèn luyện nâng cao các kỹ năng, để hoàn thiện bản thân
và hoàn thành tốt hơn lĩnh vực hiện nay đang công tác.

10


Tài liệu tham khảo:
1. GRIGGS - MBA Program, Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo của Trường Đại học
GRIGGS, 2010.
2. Bài giảng môn học Phát triển khả năng lãnh đạo của TS. Anthony Robert Sanichara,
Trường Đại học GRIGGS, Hoa Kỳ.
3. Gary Yukl. University at Albany, State University of New York. Leadership in Organizations,
Seventh Edittion. 2010.




×