Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

ẢNH HƯỞNG của VIỆC bón PHÂN vô cơ lên sự SINH TRƯỞNG và TÍNH NĂNG sản SUẤT của cây dã QUỲ (tithonia diversifolia) được TRỒNG tại THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ VĂN THỦ

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN VÔ CƠ LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÍNH NĂNG SẢN SUẤT
CỦA CÂY DÃ QUỲ (Tithonia diversifolia) ĐƯỢC
TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI- THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN VÔ CƠ LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÍNH NĂNG SẢN SUẤT
CỦA CÂY DÃ QUỲ (Tithonia diversifolia) ĐƯỢC
TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

Võ Văn Thủ
MSSV: 3072613
Lớp: CHĂN NUÔI K33

Cần Thơ, 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI- THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN VÔ CƠ LÊN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÍNH NĂNG SẢN SUẤT
CỦA CÂY DÃ QUỲ (Tithonia diversifolia) ĐƯỢC
TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ, Ngày Tháng Năm 2010
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, Ngày Tháng Năm 2010
DUYỆT BỘ MÔN


Cần Thơ, Ngày Tháng Năm 2010
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả này là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Tất cả các số liệu và kết quả thu được trong thí nghiệm của chúng tôi là hoàn
toàn chân thật và chưa từng công bố trên tất cả các tạp chí khoa học nào khác.
Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn và khoa.
Tác giả luận văn

Võ Văn Thủ

i


LỜI CẢM ƠN
Trải qua những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Cần Thơ,
trong quá trình học tập và rèn luyện tôi đã tiếp thu và học hỏi được rất nhiều
kiến thức quý báu và cần thiết cho bản thân cũng như công việc sau này.
Tôi xin thành kính dâng lên cha, mẹ người đã sinh thành, nuôi dưỡng và động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện cả về vật chất lẫn tinh thần.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân người đã hết lòng
chỉ dạy, động viên, hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô bộ môn Chăn nuôi – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
cùng tất cả quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt những năm học vừa
qua.
Xin chân thành cảm ơn Anh Nguyễn Thiết, Anh Dương Vũ và Chị Vũ Thị

Kim Anh Khoa Nông nghiệp & SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ đã đồng
hành, giúp đỡ, chia sẽ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị lớp Chăn nuôi khóa 32, các bạn lớp Chăn
nuôi K33 và các em Chăn nuôi K34 đã tận tình giúp đỡ, khuyến khích động
viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 12 năm 2010

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ....................................................................... vii
TÓM LƯỢC ......................................................................................................... viii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 2
2.1 CÂY DÃ QUỲ ................................................................................................... 2
2.1.1 Phân loại khoa học........................................................................................... 2
2.1.2 Đặc điểm thực vật............................................................................................ 2
2.1.3 Nguồn gốc phân bố.......................................................................................... 3
2.1.4 Cách trồng ....................................................................................................... 3
2.1.5 Thu hoạch Dã quỳ ........................................................................................... 5
2.2 ỨNG DỤNG CỦA DÃ QUỲ ............................................................................. 5
2.2.1 Sử dụng Dã quỳ làm phân bón hữu cơ ............................................................. 5
2.2.2 Các chất kháng dưỡng trong cây Dã quỳ.......................................................... 6

2.2.3 Sử dụng làm thức ăn gia súc ............................................................................ 7
2.2.4 Trong y học ..................................................................................................... 8
2.2.5 Trong ngành môi trường .................................................................................. 9
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................... 10
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ....................................................................... 10
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm................................................................... 10
3.1.2 Cơ sở và vật chất thí nghiệm.......................................................................... 10
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................................................................... 10
3.2.1 Chuẩn bị đất và cách trồng............................................................................. 10
3.2.2 Cách bón phân............................................................................................... 10
3.2.3 Bố trí thí nghiệm............................................................................................ 10
3.2.4 Chăm sóc....................................................................................................... 11
iii


3.2.5 Thời gian thu hoạch ....................................................................................... 11
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ CÁCH THU THẬP SỐ LIỆU ....................... 11
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................. 12
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................... 13
4.1 ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG ........................................................................... 13
4.1.1 Ảnh hưởng của phân vô cơ lên chiều cao thân chính của cây ........................ 13
4.1.2 Ảnh hưởng của phân vô cơ lên chiều cao thảm của cây.................................. 15
4.2 TÍNH NĂNG SẢN XUẤT ............................................................................... 16
4.3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC.............................................................................. 19
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 22
5.1 KẾT LUẬN...................................................................................................... 22
5.2 ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 23
PHỤ CHƯƠNG


iv


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Ash

Khoáng tổng số

CF

Xơ thô

CP

Protein thô

DM

Vật chất khô

Ph

Có bón phân vô cơ

KPh

Không bón phân vô cơ

NSCK


Năng suất chất khô

NSCP

Năng suất protein thô

NSCX

Năng suất chất xanh

SKC

Sau khi cắt

SKT

Sau khi trồng

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Hàm lượng chất kháng dưỡng trong cây Dã quỳ (mg/100 g) ............ 7
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của Ngô khô, Ngô mầm,
Dã quỳ, Calliandra và So đũa ......................................................................... 8
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu nông học theo dõi khi trồng Dã quỳ ............................ 11
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các mức độ phân vô cơ tới
chiều cao cây (cm) ........................................................................................ 13
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các mức độ phân vô cơ tới

độ cao thảm của cây (cm).............................................................................. 15
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các mức độ phân vô cơ tới
năng suất của Dã quỳ (tấn/ha) ....................................................................... 16
Bảng 4.4 Thành phần hóa học của Dã quỳ
qua các mức phân vô cơ ở lứa 1 .................................................................... 19
Bảng 4.5 Thành phần hóa học của Dã quỳ
qua các mức phân vô cơ ở lứa 2 .................................................................... 20
Bảng 4.6 Thành phần hóa học của Dã quỳ
qua các mức phân vô cơ ở lứa 3 .................................................................... 20

vi


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Cây Dã quỳ (Tithonia diversifolia) .................................................. 2
Hình 2.2 Cách lên luống ................................................................................. 4
Hình 2.3 Cách gieo hạt ................................................................................... 4
Hình 2.4 Dã quỳ trồng từ hạt .......................................................................... 4
Hình 2.5 Cách chọn hom ................................................................................ 4
Hình 2.6 Cách trồng bằng hom ....................................................................... 4
Hình 2.7 So sánh kích thước của Cà chua có sử dụng
Dã quỳ làm phân bón và Cà chua trồng tự nhiên ............................................ 5
Hình 2.8 Sử dụng Dã quỳ ở dạng tươi làm phân bón ...................................... 6
Hình 2.9 Sử dụng Dã quỳ làm thức ăn cho Dê................................................. 7
Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của các mức độ phân vô cơ
tới chiều cao của Dã quỳ ............................................................................. 14
Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của phân vô cơ đến
chiều cao thảm của Dã quỳ ........................................................................... 15
Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của phân vô cơ đến

năng suất chất xanh của Dã quỳ ................................................................... 17
Biểu đồ 4.4 Ảnh hưởng của phân vô cơ đến
năng suất chất khô của Dã quỳ ..................................................................... 18
Biểu đồ 4.5 Ảnh hưởng của phân vô cơ đến
năng suất CP của Dã quỳ .............................................................................. 18
Biểu đồ 4.6 Ảnh hưởng của phân vô cơ đến thành phần
dinh dưỡng của Dã quỳ qua các lứa .............................................................. 21

vii


TÓM LƯỢC
Nhằm giúp nhà chăn nuôi cải thiện chất lượng và làm phong phú thêm nguồn thức
ăn với sự đa dạng hóa đồng cỏ. Đồng thời, phát huy lợi thế đất nông nghiệp để chăn
nuôi gia súc chúng tôi tiến hành trồng thí nghiệm cây Dã quỳ (Tithonia diversifolia)
với các mức phân vô cơ khác nhau. Với việc theo dõi khả năng sinh trưởng, phát
triển, năng suất và giá trị dinh dưỡng của cây để ứng dụng rộng rải trong sản xuất
để phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi.
Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với hai
nghiệm thức và ba lần lặp lại:
Nghiệm thức KPh: không bón phân vô cơ.
Nghiệm thức Ph: bón phân vô cơ với 50 kg Urê, 500 kg Lân, 200 kg Kali cho 1
ha/năm.
Tiến hành thu hoạch chất xanh và lấy số liệu năng suất lứa một là vào ngày thứ 90,
tương tự ở lứa 2 và3 vào ngày thứ 60. Năng suất qua các lứa có bón phân hóa học
thì lứa 3 đạt cao nhất ở các chỉ tiêu NSCX là 8,33 tấn/ha, NSCK là 1,03 tấn/ha và
NSCP là 0,31 tấn/ha.
Kết quả cho thấy phân vô cơ có ảnh hưởng đến đặc tính sinh trưởng và năng suất
của cây, nhưng thành phần hóa học của cây thì không thay đổi.


viii


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời, trong đó sự phát
triển của chăn nuôi luôn đóng góp một vị thế quan trọng trong việc cung cấp
nguồn thực phẩm cho con người. Sự phát triển một cách mạnh mẽ của đàn gia
súc cùng với sự xuất hiện của những giống cao sản mới, đã đặt ra một vấn đề
là liệu những loại thức ăn hiện có ở địa phương, những phương thức chế biến
thức ăn hiện đang sử dụng như ủ chua, phơi khô hay việc phát triển những
đồng cỏ có nguồn gốc tự nhiên như cỏ Lông tây, cỏ Mồm…có đáp ứng được
nhu cầu của những giống này hay không?
Để ngành chăn nuôi thật sự đạt hiệu quả thì việc giải quyết tốt nguồn thức ăn
là một vấn đề cấp thiết. Ngoài các loại thức ăn như thức ăn năng lượng, thức
ăn bổ sung protein, khoáng, vitamin …thì thức ăn xanh luôn giữ một vai trò
chính yếu trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, đặc biệt là loài gia súc ăn
cỏ. Nghiên cứu và phát triển thêm nguồn thức ăn mới cho gia súc luôn là vấn
đề trọng tâm trong việc phát triển chăn nuôi. Bởi nó không chỉ đơn thuần là bổ
sung thêm tính đa dạng trong khẩu phần mà nó còn có ý nghĩa về hiệu quả
kinh tế.
Một trong những giải pháp đã được thực hiện để giải quyết vấn đề trên là phát
triển lớn mạnh diện tích đồng cỏ chăn nuôi cùng với những giống cỏ mới. Bên
cạnh những giống cỏ họ Đậu và Hòa thảo mới được sử dụng làm thức ăn chăn
nuôi, những giống cỏ họ Cúc cũng đang được nghiên cứu để đưa vào sử dụng.
Góp phần làm cho nguồn thức ăn xanh ngày càng phong phú, chúng tôi thực
hiện đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN VÔ CƠ LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ TÍNH NĂNG SẢN SUẤT CỦA CÂY DÃ QUỲ
(Tithonia diversifolia) ĐƯỢC TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ" với
mục tiêu:
Đánh giá khả năng thích nghi của Dã quỳ tại thành phố Cần Thơ để đưa vào

sử dụng.
Khảo sát đặc tính sinh trưởng cũng như năng suất của Dã quỳ.
Chọn ra được mức độ bón phân hóa học hợp lý nhằm thu được hiệu quả tối
ưu.

1


Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 CÂY DÃ QUỲ
2.1.1 Phân loại khoa học
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Asterales
Họ: Asteraceae
Chi: Tithonia
Các loài: T. diversifolia

Hình 2.1 Cây Dã quỳ (Tithonia diversifolia)
Nguồn: www.baskoro.com

2.1.2 Đặc điểm thực vật
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), Dã quỳ thuộc họ Cúc (Asteraceae), thân bụi
cao 1–5 m, thân có lông sát, lá thơm, có vị đắng, phiến có thùy, bìa có răng
nằm. Hoa đầu ở ngọn trên, cọng dài, có mùi thơm, lá có 2 hàng, cao đến 2 cm,
hoa bìa vàng tươi hình môi, lép, hoa giữa hình ống, giữa hoa có vảy cao 1 cm.
Bế quả có lông mao là 2 răng, n = 17. Tùy thuộc vào vùng phân bố Dã Quỳ có
thể là cây một năm hay cây lâu năm, thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ
(Floice et al., 1997).

Tithonia diversifolia, thường được gọi là hướng dương dại và hoa hướng
dương Mexico, chi Tithonia và loài diversifolia, nó là một loại cây bụi mọc
lâu năm cao 1,5-3 m. Lá có hình oval đến hình tam giác, dài từ 15-30 cm.
Những bông hoa giống với hoa thược dược đơn, dài từ 5-8 cm toàn với màu
vàng tươi. Nó có khả năng chịu được hạn hán, thường được trồng với khoảng
cách 0,5-1 m. Người ta nói rằng nó rất dễ dàng để phát triển bằng cách trồng
từ hom của cây. Nó cũng có thể phát triển từ hạt giống vì sự nảy mầm của nó
khoảng 16% khi các hạt giống mới được lấy về và gieo hạt liền, nhưng sau khi
dự trữ 4 tháng, sự nảy mầm có thể đạt 90%. Trong điều kiện thực tế, hơn 75%
hạt giống nảy mầm khi các hạt giống được trồng trong mùa mưa. Tuy nhiên,
trồng bằng hom Tithonia diversifolia là phương pháp thông thường được làm
nhiều hơn bởi nông dân. Trồng hom trong các túi nylon chứa đầy đất, vỏ trấu
và phân gia súc trong vườn ươm cho một kết quả là tỷ lệ nảy chồi hơn 85%
(Khamparn Patoummalangsy, 2007).

2


2.1.3 Nguồn gốc phân bố
Dã quỳ có nguồn gốc ở Trung Mỹ, nhưng đã được giới thiệu vào Tây Châu
Phi (Akobundu and Agyakwa, 1987) và Ấn Độ (Dutta, 1981) với mục đích
làm cây cảnh. Ở Nigeria Dã quỳ được xem như là cây hoang dại thường mọc ở
vùng đất ngập nước, đất ruộng và ven đường. Do khả năng phát tán và tăng
trưởng nhanh so với các loài cỏ dại khác nên nó nhanh chóng trở thành cây có
tiềm năng hữu ích cho việc quản lý đất hoang (Liasu and Atayese, 1999). Hiện
nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn
như Trung Mỹ, Đông Nam Á và Châu Phi. Chính do bản thân cây phát triển
một cách nhanh chóng cùng với giá trị dinh dưỡng trong cây khá cao nên trong
một thời gian ngắn Dã quỳ đã trở thành một cây đa mục đích không chỉ trong
trồng trọt mà còn ở cả trong chăn nuôi và trong y học. Ở Việt Nam, Dã quỳ

thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên. Loài cây
này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi
hoa Dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.
Tithonia diversifolia thường được gọi là hoa hướng dương Mexico, có thể đưa
vào Tây Phi như là một loại cây cảnh, thuộc họ Cúc (Asteraceae), Tithonia là
một loài cỏ hàng năm phát triển đến một độ cao khoảng 2,5 m và thích ứng
với hầu hết các loại đất. Nó được tìm thấy phổ biến ở Nigeria, nó được tìm
thấy đang phát triển trên vùng đất bị bỏ hoang phế, dọc các tuyến đường chính
và đường thuỷ và trên cánh đồng canh tác. Tithonia đã được quan tâm nghiên
cứu vì hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao được tìm thấy trong sinh
khối của nó và nó có khả năng liên quan đến trích xuất một lượng tương đối
cao với đất (A. O. Fasuyi et al., 2010).
Tithonia diversifolia có nguồn gốc từ Mexico, và bây giờ nó được phân bố
rộng khắp vùng nhiệt đới ẩm ở Trung và Nam Mỹ, châu Á và châu Phi. Ở
miền tây Kenya, nó nổi tiếng là một thành phần của hệ thống nông-lâm nghiệp
vì đất trồng nó rất giàu N, P và K rất cần thiết cho màu mỡ của đất. Sinh khối
từ Tithonia đã được chứng minh là có giá trị trong việc cải thiện khả năng màu
mỡ của đất cho sản xuất cây trồng ở các khu vực hạn chế N, P và K trong đất.
Báo cáo cho rằng việc bổ sung các tán lá của Tithonia diversifolia đến khu vực
cây trồng dẫn đến tăng gấp đôi năng suất của cây trồng, mà nó có hiệu quả
hơn urê khi áp dụng ở mức tương tự N (Khamparn Patoummalangsy, 2007).
2.1.4 Cách trồng
Theo ICRAF (1997), Dã quỳ có thể được trồng theo những cách sau:
Trồng bằng hạt: Dã quỳ có thể được nhân rộng trực tiếp từ hạt. Phương pháp
tốt nhất là lên luống, tạo những rãnh cách nhau từ 0,5–1 m (hình 2.2). Hạt
3


giống được gieo dọc theo những rãnh đã được chuẩn bị (hình 2.3), sau đó ta
phủ một lớp mỏng đất pha với cát rồi áp rơm khô lên bề mặt mỗi luống để

tránh hạt bị rửa trôi và giử ẩm cho đất.

Hình 2.3 Cách gieo hạt

Hình 2.2 Cách lên luống

Hình 2.4 Dã quỳ trồng từ hạt
(Nguồn: A.O. Fasuyi et al., 2010)

Trồng bằng hom: Dã quỳ có thể được trồng trực tiếp từ việc cắt những hom
trên phần thân cây gỗ và chỗ đã trưởng thành với chiều dài từ 20–30 cm (hình
2.5). Những hom sau khi cắt được ghim vào đất trồng đã được chuẩn bị trước
với góc nghiêng từ 45°–60°. Khoảng cách trồng giữa các hom 0,75x0,5 m,
1,0x0,5 m, 1x0,75 m, 1x1 m (hình 2.6) (Katto and Salazar, 1995).

Hình 2.5 Cách chọn hom

Hình 2.6 Cách trồng bằng hom

4


2.1.5 Thu hoạch Dã quỳ
Những nghiên cứu trong hệ thống nông nghiệp tại Colombia cho thấy rằng Dã
quỳ cho năng suất chất xanh cao nhất khi được thu hoạch vào ngày thứ 150
sau khi trồng, năng suất khoảng 92 tấn/ha (Katto and Salazar, 1995). Kết quả
nghiên cứu từ Parada với khoảng cách trồng 1,0x0,5 m thì Dã quỳ sẽ cho năng
suất 51 tấn/ha sau khi trồng được 75 ngày.
2.2 ỨNG DỤNG CỦA DÃ QUỲ
2.2.1 Sử dụng Dã quỳ làm phân bón hữu cơ

Sử dụng Dã quỳ làm phân xanh.
Theo Lijzenga (1998), ở Tây Kenya Dã quỳ đã được biết đến như một thành
phần của hệ thống nông–lâm nghiệp. Vì trong cây rất giàu N, P và K trung
bình khoảng 3,5% N, 0,37% P và 4,1% K trên cơ sở vật chất khô, đó là những
thành phần rất cần thiết cho độ màu mỡ của đất. Thành phần hóa học của Dã
quỳ đã chứng minh là có giá trị trong việc cải thiện màu mỡ của đất cho sản
xuất vụ mùa ở các khu vực thiếu N, P và K. Các nghiên cứu khoa học đã
chứng minh rằng bổ sung các tán lá của Dã quỳ vào đất dẫn đến tăng gấp đôi
sản lượng của cây trồng và nó hiệu quả hơn urê khi áp dụng với cùng tỷ lệ
Nitơ (JAMA et al., 2000 and Sanchez, 2001).
Bên cạnh đó theo nghiên cứu của Sanchez (2000), rễ của Dã quỳ có khả năng
phân hủy đá photphat thành photpho, những phân tử photpho được phóng
thích sẽ được các loại thực vật hấp thu một phần tạo dưỡng chất cho cây và
khi các loài thực vật này chết nguồn dưỡng chất trong chúng sẽ cung cấp cho
đất làm tăng độ màu mỡ của đất.

Hình 2.7 So sánh kích thước của Cà chua có sử dụng Dã quỳ làm phân
bón và Cà chua trồng tự nhiên
(Nguồn: M.O. Liasu, 2007)

5


Báo cáo về việc sử dụng của Tithonia làm thức ăn gia súc (Anette, 1996;
Roothaert and Paterson, 1997), thức ăn gia cầm (Odunsi et al., 1996), thức ăn
chăn nuôi heo (Olayeni et al., 2006), nhiên liệu gỗ (Ng'inja et al., 1998), phân
hữu cơ (Drechsel and Reck, 1998; Ng'inja et al.,1998; Jama et al., 2000), kiểm
soát xói mòn đất (Ng'inja et al., 1998), vật liệu xây dựng và chỗ ở cho gia cầm
(Otuma et al., 1998). Báo cáo cho rằng chất chiết xuất từ các bộ phận của cây
Tithonia bảo vệ cây trồng từ mối (Adoyo et al.,1997) và có chứa hóa chất ức

chế sự tăng trưởng thực vật (Baruah et al., 1994; Tongma et al., 1997) và kiểm
soát côn trùng (Dutta et al., 1993). Chất chiết xuất từ Tithonia cũng có giá trị
chữa bệnh để điều trị viêm gan (Lin et al., 1993; Kuo and Chen, 1997) và
kiểm soát các bệnh lỵ (Tona et al., 1998) (được trích bởi A. O. Fasuyi et al.,
2010).

Hình 2.8 Sử dụng Dã quỳ ở dạng tươi làm phân bón
(Nguồn A.O. Fasuyi et al., 2010)

Sử dụng Dã quỳ làm phân trà (dạng lỏng).
Phân lỏng Dã quỳ hay còn được gọi là "phân trà" là một nguồn nguyên liệu
thiên nhiên cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng trong quá trình phát
triển. Khi được áp dụng đúng cách, phân lỏng là phân bón rất có hiệu quả. Nó
kích thích tăng trưởng và chất lượng của cây trồng bằng cách cung cấp nitơ
cho cây. Nó thường được sử dụng trên rau, nhưng cũng có thể được sử dụng
cho ngô và các cây trồng khác. Dã quỳ là nguồn phân hữu cơ an toàn dễ xử lý
và sẽ không gây hại đến con người hoặc các động vật (Lijzenga M., 1998).
2.2.2 Các chất kháng dưỡng trong cây Dã quỳ
Theo A. O. Fasuyi et al., (2010), ngoài vị đắng do Tagitinin gây ra thì trong
cây Dã quỳ có chứa một số chất kháng dưỡng mà chủ yếu là trong phần thân
và rễ, các chất kháng dưỡng này được trình bày trong bảng 2.1. Tuy nhiên,
những chất kháng dưỡng này không gây những tác động lớn trên gia súc,

6


những cách được xem như làm giảm độc tố này như phơi héo hoặc sử dụng
chính yếu là lá thì hầu như chưa có những biến chứng xảy ra trong cơ thể.
Bảng 2.1 Hàm lượng các chất kháng dưỡng trong cây Dã quỳ (mg/100 g)


Phytina

79,10

Tannins

0,39

Oxalate

1,76

Saponin

2,36

Alkaloid

1,23

Flavonoic

0,87

(Nguồn: A. O. Fasuyi, 2010)

2.2.3 Sử dụng làm thức ăn gia súc
Theo Wambui C. C. et al., (2006), Dê ăn ngô khô được phối trộn với urê như
một chế độ ăn uống cơ sở bổ sung với lá Dã quỳ với mức độ 82,6 g/ngày cho
tăng trọng nhanh hơn so với Caliandra và So đũa. Thành phần tannins của Dã

quỳ tương đối thấp đã được báo cáo bởi Wambui C. C. et al., (2006). Nhưng
thành phần protein trong Dã quỳ được đánh giá tương đối cao (Preston and
Leng, 1987).

Hình 2.9 Sử dụng Dã quỳ làm thức ăn cho Dê
(Nguồn: A. O. Fasuyi et al., 2010)

7


Bảng 2.2 Thành phần hóa học của Ngô khô, Ngô mầm, Dã quỳ, Calliandra và So đũa
(%)

DM

Ash

NDF

ADF

CP

Ngô khô

46

7,75

73,30


69,10

8,34

Ngô mầm

90

5,26

28,30

8,20

10,33

Dã quỳ

88

12,38

26,63

23,97

22,15

Calliandra


92

5,29

30,79

21,49 9

18,88

So đũa

90

6,17

25,78

23,74

22,73

(Nguồn: Wambui C. C. et al., 2006)

Theo Olayeni et al., (2006), khi sử dụng Dã quỳ làm thức ăn bổ sung cho Lợn
với tỷ lệ thay thế trong khẩu phần tương ứng 0, 5, 10 và 20%. Kết quả cho
thấy việc bổ sung Dã quỳ làm cho tỷ lệ thức ăn ăn vào và tăng trọng trên Lợn
khác biệt không ý nghĩa (P>0,05) nhưng cơ quan nội tạng đặc trưng như trọng
lượng thận và những tế bào hồng cầu lại tăng lên có ý nghĩa thống kê. Tiếp

theo đó, nghiên cứu của R. O. Olabanji et al., (2007), cho thấy việc sử dụng
nguồn Dã quỳ làm thức ăn bổ sung cho Thỏ với tỷ lệ 0, 5, 10 và 20 % không
làm tăng trọng lượng của chúng (như là trọng lượng tim, phổi, thận, tụy tạng,
dạ dày, ruột non và ruột già) với mức ý nghĩa (P>0,05). Về phần kinh tế Dã
quỳ như một nguồn thức ăn rẻ tiền giúp giảm chi phí trong quá trình nuôi
dưỡng gia súc.
2.2.4 Trong y học
Theo nghiên cứu của Calzada and Ciccio (1978), chiết xuất Dã quỳ bằng nước
nóng được sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét tại Gutemala, Đài Loan, Mexico
và Nigeria. Nước sắc từ lá và thân cây được sử dụng để chữa bệnh viêm gan
tại Đài Loan và rối loạn tiêu hóa ở Kenya và Thái Lan (Johns et al., 1995),
nước sắc từ hoa được sử dụng để điều trị bệnh Eczema (Guri - Fakim et al.,
2002). Ngoài ra, Dã quỳ còn được sử dụng để điều trị bệnh Sởi ở Cameroon
(Kamdem et al., 1986), lá khô của Dã quỳ được sử dụng để trị vết thương bên
ngoài ở Costa Rica (Kuo and Chen, 1997). Chất chiết xuất từ các bộ phận khác
của Dã quỳ đã được công bố là có khả năng kháng viêm (Rungeler et al.,
1998), giảm đau và kháng viêm (Owoyele et al., 2004), kháng khuẩn (Bork et
al., 1996). Vài hợp chất, chủ yếu là sesquiterpens, diterpenes, monoterpenes
và các hợp chất có alicylic được chiết xuất từ lá, thân và hoa của Dã quỳ
(Chon et al., 2000; Kuo and Chen, 1998; Agusta and Jamal, 1999 and Lamaty
et al., 1991).

8


2.2.5 Trong ngành môi trường
Dã quỳ được trồng ở ven các con sông và ven đường để chống ô nhiễm. Theo
Elizabeth Olivares et al., (2004), các muối oxalate trong Dã quỳ trao đổi ion
với môi trường tạo phức chất với kim loại nhôm do đó ngăn ngừa tác dụng độc
hại của kim loại này. Nồng độ oxalate nhôm trong rễ Dã quỳ cao hơn so với lá

do quá trình hấp thu diễn ra chủ yếu ở rễ thông qua phản ứng trao đổi ion, bên
cạnh đó Ca, Fe, P cũng được hấp thụ. Mặc khác, lá của Dã quỳ còn có khả
năng hấp thu Pb (30–300 µg/g) cao hơn so với các thảm thực vật khác (150
µg/g) (Mengel and Kikby, 2001).

9


Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian thí nghiệm: thí nghiệm được thực hiện từ tháng 06/2010 đến tháng
11/2010.
Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
3.1.2 Cơ sở và vật chất thí nghiệm
Tổng diện tích đất thí nghiệm là 300 m2, loại đất cát.
Giống: hom được lấy từ các cây mọc ngoài tự nhiên, đem về trồng. Hom được
chặt với chiều dài 20 cm và được ươm trong bầu chăm sóc.
Dụng cụ làm ngoài đồng: dao, thùng tưới nước, thước dây, cân đồng hồ …
Dụng cụ phòng thí nghiệm: cân, dao, thớt, máy nghiền, tủ sấy, tủ nung, bộ
công phá và chưng cất đạm …
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1 Chuẩn bị đất và cách trồng
Đất trước khi trồng đã được làm sạch cỏ dại, xới lên, sau đó dùng cuốc rạch
hàng đất sâu khoảng 10 cm và lên luống với khoảng cách hàng 100 cm, cây
cách cây là 50 cm.
3.2.2 Cách bón phân
Dùng phân hữu cơ bón lót cho cây trước khi trồng với lượng 0,5 tấn/ha (phân
hữu cơ là phân bò đã được ủ hoai được 2 tháng).
Phân vô cơ được bón với lượng: 50 kg Urê/ha/năm, 500 kg Lân/ha/năm, 200

kg Kali/ha/năm. Phân vô cơ được bón cho cây ở dạng đơn và bón sau khi thu
hoạch cây được 2 tuần.
3.2.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nghiệm thức theo mức
phân vô cơ khác nhau, ba lần lặp lại, đất trồng Dã quỳ (Tithonia diversifolia)
được chia làm 6 lô, mỗi lô có diện tích 50 m2. Hai nghiệm thức bao gồm:
Nghiệm thức KPh: không bón phân vô cơ khi trồng Dã quỳ.
Nghiệm thức Ph: bón phân vô cơ cho cây với mức 50 kg Urê/ha/năm, 500 kg
Lân/ha/năm, 200 kg Kali/ha/năm.

10


3.2.4 Chăm sóc
Cây trồng được 15 ngày thì kiểm tra tỷ lệ sống. Những chỗ hom chết phải
trồng lại đúng với khoảng cách trồng, làm cỏ dại, tưới nước, bón phân…
Cỏ dại được làm trong suốt quá trình trồng Dã quỳ.
Tưới nước: tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
3.2.5 Thời gian thu hoạch
Tiến hành lấy chỉ tiêu nông học của cây vào các ngày 15, 30, 45, 60, 75 và 90
đối với lứa 1. Từ lứa 2 trở về sau, Dã quỳ được lấy chỉ tiêu vào các ngày 15,
30, 45 và 60. Cây được đo chiều cao thảm trước khi thu hoạch lấy năng suất.
Thu hoạch lứa đầu khi cây trồng được khoảng 90 ngày, các lứa tiếp theo là 60
ngày.
Khi thu hoạch không nên cắt sát gốc cây mà chừa độ cao thích hợp vì khi cắt
cây quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cây. Độ cao thích hợp
cho Dã quỳ còn lại sau khi thu hoạch khoảng 20-30 cm so với mặt đất là thích
hợp.
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ CÁCH THU THẬP SỐ LIỆU
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu nông học theo dõi khi trồng Dã quỳ


Chỉ tiêu

Cách lấy dữ liệu

Chiều cao cây (cm)

Cây được đo chiều cao từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi vuốt
thẳng lá, số lượng là 10% số cây/lô

Độ cao thảm (cm)

Đo từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi không vuốt lá thẳng. Đo 5
điểm trong lô theo phương pháp đường chéo và đo trước khi thu
hoạch cây.

Năng suất chất xanh Cắt tất cả cây trong mỗi lô để tính năng suất chất xanh, quy
(tấn/ha/lứa)
đổi ra tấn/ha/lứa. Thu hoạch lúc 7-8 giờ sáng.
Năng suất chất khô Lấy 1 kg mẫu Dã quỳ tươi (phần ăn được) trong phần Dã quỳ đã
thu hoạch trong từng lô để tính năng suất, lấy 300 g mẫu phân
(tấn/ha/lứa)
tích hàm lượng vật chất khô (DM). Năng suất chất khô = %DM *
năng suất chất xanh

Năng suất Protein

Giá trị dinh dưỡng

Năng suất Protein = năng suất chất khô * % CP (trạng thái

khô hoàn toàn).
Lấy mẫu sấy đem nghiền, sau đó phân tích xác định hàm
lượng nước, khoáng, xơ tổng số, Protein thô.

11


3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Tất cả các số liệu sau khi thu thập được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Excel, sau
đó xử lý theo phương pháp thống kê sinh học thông qua chương trình Minitab
version 16.1 bằng sự phân tích phương sai của General Linear Model.

12


Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG
4.1.1 Ảnh hưởng của phân vô cơ lên chiều cao thân chính của cây
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các mức độ phân vô cơ tới chiều cao cây (cm)
Nghiệm thức
Lứa

Ngày

SEM

P

83,33


1,09

0,01

141,4

120,9

1,93

0,01

15 SKC

58,03

57,73

2,00

0,46

30 SKC

84,27

71,23

3,55


0,06

45 SKC

95,27

88,00

2,59

0,12

60 SKC

122,8

105,7

4,73

0,06

15 SKC

38,90

37,13

0,68


0,14

30 SKC

81,27

50,00

2,62

0,01

45 SKC

91,10

58,37

3,17

0,01

60 SKC

104,6

64,47

1,20


0,01

Ph

KPh

75 SKT

129,6

90 SKT

1

2

3

Ngày
SKT: sau khi trồng
SKC: sau khi cắt

Qua bảng 4.1 kết quả cho thấy ảnh hưởng của phân vô cơ tác động đến chiều
cao của cây ở lứa 1 giữa hai nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa (P=0,01). Cụ
thể là vào ngày 75 sau khi trồng, khi bón phân vô cơ chiều cao cây đạt l29,6
cm so với 88,33 cm khi không bón phân cho cây. Tương tự vào ngày 90 sau
khi trồng, chiều cao cây giữa 2 nghiệm thức bón phân và không bón phân cho
cây khác biệt nhau rất nhiều với chiều cao lần lượt là 141,4 cm so với 120,9
cm. Qua đó cho chúng ta thấy khi bón phân vô cơ, cây Dã quỳ được cung cấp
dưỡng chất để phát triển tốt hơn khi không bón phân cho cây.

Ở lứa 2 chiều cao cây của nghiệm thức có bón phân cao hơn nghiệm thức
không bón phân nhưng lại không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Cụ thể ngày
thứ 15 là 58,03 cm, ngày 30 là 84,27 cm, ngày thứ 45 là 95,27 cm và ngày 60
là 122,8 cm nhưng so với chiều cao cây của nghiệm thức không bón phân lần
lượt là 57,73 cm, 71,23 cm, 88,00 cm và 105,7 cm. Nhìn chung sự phát triển
chiều cao của cây qua các ngày có sự phát triển khá tốt. Trung bình qua 15
ngày chiều cao cây tăng khoảng từ 20-40 cm đối với cả hai nghiệm thức.
13


Còn ở lứa 3, tuy ngày thứ 15 thì chiều cao cây khác biêt không ý nghĩa
(P>0,05), nhưng vào các giai đoạn ngày còn lại thì đã có sự khác biệt lớn
(P=0,01). Ngày 30 của nghiệm thức có bón phân chiều cao cây là 81,27 cm,
ngày thứ 45 là 91,10 cm, ngày 60 là 104,6 cm. So với nghiệm thức không bón
phân thì có sự biến động lớn, vào ngày 30 là 50,00 cm, và ngày thứ 45 là
58,37 cm, ngày thứ 60 chỉ cao 64,47 cm. Sở dĩ có sự khác biệt này là do vào
ngày thứ 15 sau khi cắt, cây mới được bón phân vô cơ nên tác động của phân
đến cây lúc này không nhiều, mà tác động chủ yếu vào các ngày 30, 45 và 60
sau khi cắt.
Chiều cao (cm)
Ph
160

KPh

140
120
100
80
60

40
20
0
75

90
Lứa 1

15

30

45

Lứa 2

60

15

30

45

60

Ngày

Lứa 3


Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của các mức độ phân vô cơ tới chiều cao của Dã quỳ

Qua biểu đồ 4.1 ta còn thấy được chiều cao cây của các nghiệm thức lứa 1 cao
hơn lứa 2 và 3 trong từng giai đoạn ngày đối với từng nghiệm thức. Điển hình
ở nghiệm thức không bón phân lứa 2 ngày thứ 30 và 60 lần lượt là 81,23 cm
và 105,0 cm. Đối với lứa 3 thì chỉ cao 50,00 cm và 64,47 cm, đạt 120,9 cm
vào 90 ngày lứa 1. Còn nghiệm thức có bón phân ngày 60: lứa 2 là 122,8 cm
và lứa 3 là 104,6 cm, lứa 1 là 141,0 cm ở 90 ngày… Điều này được giải thích
là do lứa 1 đất mới được bón phân hữu cơ nên giàu chất dinh dưỡng để cung
cấp cho cây phát triển, cộng với lứa 1 cây được thu hoạch vào 90 ngày so với
60 ngày tại lứa 2 và 3. Mặt khác, ở các lứa đầu thì số nhánh của cây ít hơn các
lứa sau nên cây tập trung dưỡng chất nuôi thân dẫn đến chiều cao chính của
lứa 1 cao hơn các lứa sau. Qua đó, ta có thể thấy trong quá trình trồng cây nếu
không có sự bổ sung các dưỡng chất bằng cách bón phân vô cơ thêm cho đất,

14


×