Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Giảng Dạy Môn Võ Taekwondo Vào Giờ Tự Chọn Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Huệ Thành Phố Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LÊ THỊ THANH MÂY

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
MÔN VÕ TAEKWONDO VÀO GIỜ TỰ CHỌN CHO
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGUYỄN HUỆ THÀNH PHỐ VŨNG TÀU”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LÊ THỊ THANH MÂY

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
MÔN VÕ TAEKWONDO VÀO GIỜ TỰ CHỌN CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU”

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60140103



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Hồng Quang

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Học viên

Lê Thị Thanh Mây


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Qúy thầy cô giáo
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên chức Trường Đại Học Thể Dục Thể
Thao Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến Qúy thầy, cô giảng dạy cho cao học khóa 19, đã dành nhiều
tâm huyết để truyền thụ cho các học viên những kiến thức quý báu, làm tiền
đề cho việc nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với giáo viên hướng
dẫn: TS. Trần Hồng Quang đã tận tình động viên giúp đỡ hướng dẫn học viên
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, cán bộ, giáo viên bộ môn

Thể Dục, các em học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ Thành
phố Vũng Tàu cùng bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................4
MỤC LỤC.........................................................................................................5
Trang..................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................9
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................11
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.........................................................................14
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG I.......................................................................................................5
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................5
1.1 Các quan điểm – đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC
trong trường học các cấp...............................................................................5
1.2 Mục tiêu, vai trò và nhiệm vụ của GDTC trong trường học.................13
1.2.1 Mục tiêu GDTC trường học...........................................................13
1.2.2 Nhiệm vụ, nội dung, phương tiện, hình thức và nguyên tắc GDTC
.................................................................................................................14
1.3 Đặc điểm tâm sinh lý, phát triển tố chất thể lực của lứa tuổi 15 —17. .16
1.3.1 Hệ vận động....................................................................................16
1.3.2 Đặc điểm chức năng sinh lý [22], [32], [33], [34], [35].................18
1.3.3 Đặc điếm tố chất thể lực [22], [32], [33], [34], [35].......................18
1.3.4 Đặc điểm tâm lý [22], [32], [33], [34], [35]...................................21
1.4 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Taekwondo....................21



1.4.1 Hiện đại..........................................................................................24
1.4.2 Taekwondo tại Việt Nam................................................................27
1.5 Kỹ Thuật môn Taekwondo....................................................................31
1.5.1. Đặc điểm các kỹ thuật đòn chân căn bản trong môn võ Taewondo.
.................................................................................................................31
1.5.2. Đặc điểm thể lực trong môn võ Taekwondo..................................35
1.6 Vài nét giới thiệu về trường THPT Nguyễn Huệ thành phố Vũng Tàu.43
CHƯƠNG II....................................................................................................48
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.........................................48
2.1 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................48
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:..................................48
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu..............................................48
2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm [4]................................................49
2.1.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm...............................................52
2.1.5 Phương pháp toán thống kê............................................................52
2.2 Tổ chức nghiên cứu...............................................................................56
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................56
2.2.2 Khách thể nghiên cứu.....................................................................56
2.2.3 Thời gian nghiên cứu......................................................................56
CHƯƠNG III...................................................................................................58
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................................58
3.1 Đánh giá thực trạng giảng dạy môn GDTC tại trường THPT Nguyễn
Huệ từ năm 2010 đến năm 2013..................................................................58
3.1.1 Đội ngũ giáo viên...........................................................................58


3.1.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ môn học GDTC của trường
THPT Nguyễn Huệ..................................................................................59
3.1.3 Chương trình và nội dung giảng dạy giờ GDTC của trường THPT

Nguyễn Huệ.............................................................................................60
3.1.4 Nhu cầu học tập môn tự chọn của học sinh khối 10 trường THPT
Nguyễn Huệ.............................................................................................61
3.1.5 Bàn về thực trạng giảng dạy môn GDTC tại trường THPT Nguyễn
Huệ..............................................................................................................65
3.1.5.1 Về đội ngũ giáo viên....................................................................65
3.1.5.2 Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ môn học GDTC................65
3.1.5.3 Chương trình và nội dung giảng dạy...........................................66
3.1.5.4 Nhu cầu học tập môn tự chọn của học sinh khối 10 trường THPT
Nguyễn Huệ.............................................................................................66
3.2 Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng chương trình giảng dạy môn
Taekwondo vào giờ học tự chọn cho học sinh khối 10 trường THPT
Nguyễn Huệ.................................................................................................67
3.2.1 Lựa chọn nội dung giảng dạy........................................................67
3.2.2 Chương trình giảng dạy môn Taekwondo cho học sinh khối 10
trường THPT Nguyễn Huệ......................................................................71
3.2.3 Ứng dụng chương trình thực nghiệm môn Taekwondo vào giờ tự
chọn cho học sinh khối lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ.....................71


3.2.4. Bàn về nghiên cứu xây dựng và ứng dụng chương trình giảng dạy cơ
bản môn Taekwondo vào giờ tự chọn cho học sinh khối 10 trường THPT
Nguyễn Huệ.................................................................................................73
3.2.4.1 Lựa chọn nội dung gỉảng dạy......................................................73
3.2.4.2. Chương trình giảng dạy môn Taekwondo..................................73
3.2.4.3. Ứng dụng chương trình thực nghiệm môn Taekwondo vào giờ tự
chọn.........................................................................................................74
3.3.5. Bàn về hiệu quả của việc thực hiện chương trình cơ bản môn
Taekwondo vào giờ tự chọn........................................................................85
3.3.5.1 Bàn về khả năng tiếp thu kỹ thuật môn Taekwondo của học sinh

nhóm thực nghiệm...................................................................................85
3.3.5.2 Sự phát triển thể lực của nam, nữ học sinh lóp 10 trước và sau
thực nghiệm sư phạm..............................................................................86
3.3.5.3 Sự phát triển thể lực giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
sau thực nghiệm sư phạm........................................................................86
3.3.5.4 So sánh thể lực của học sinh NTN và NĐC vói Tiêu chuẩn đánh
giá thể lực của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo [4]..........................................87
3.3.5.5 Mức độ yêu thích và nguyện vọng tiếp tục học môn tự chọn
Taekwondo của học sinh nhóm thực nghiệm trường THPT Nguyễn Huệ
.................................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................90
KẾT LUẬN.................................................................................................90
KIẾN NGHỊ................................................................................................91


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
ĐC
GD
GDTC
GD&ĐT
GV
HS
HLV
KH
TP.HCM
TDTT
TN
THPT
VĐV


Nghĩa tiếng việt
Đối chứng
Giáo dục
Giáo dục thể chất
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Huấn luyện viên
Khoa học
Thành phố Hồ Chí Minh
Thể dục thể thao
Thực nghiệm
Trung học phổ thông
Vận động viên


DANH MỤC ĐO LƯỜNG
Ký hiệu viết tắt
cm
g
s
kg
l
m

Tên đơn vị đo lường
centimet
gram
giây

kilogam
lít
mét


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Bảng 1.1

TÊN BẢNG
Sự thay đổi theo lứa tuổi của tố chất sức mạnh

TRANG
Error:
Referenc
e source
not

Bảng 1.2

Thời gian phát triển tốt nhất các tố chất

found
Error:
Referenc
e source
not

Bảng 3.1


Thực trạng giáo viên thể dục trường THPT Nguyễn
Huệ giai đoạn 2010 – 2013

found
Error:
Referenc
e source
not

Bảng 3.2

Thực trạng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ môn
học GDTC

found
Error:
Referenc
e source
not

Bảng 3.3

Cấu trúc chương trình môn GDTC tại trường THPT

found
Error:


Nguyễn Huệ


Referenc
e source
not

Bảng 3.4

Kết quả phỏng vẩn nhu cầu học tập môn tự chọn của
học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Huệ

found
Error:
Referenc
e source
not

Bảng 3.5

Kết quả phỏng vấn lý do học sinh chọn môn

found
Error:

Taekwondo trong giờ học tự chọn của học sinh khối Referenc
10 trường THPT Nguyễn Huệ

e source
not

Bảng 3.6


Tiến trình giảng dạy môn Taekwondo cho nhóm thực

found
Sau 70

Bảng 3.7

nghiệm
So sánh thực trạng thể lực của học sinh nam và nữ

Sau 72

khối 10 của trường thpt nguyễn huệ trước và sau thời
Bảng 3.8

gian thực nghiệm (nhóm thực nghiệm)
So sánh thực trạng thể lực của học sinh nam và nữ

Sau 75

khối 10 của trường thpt nguyễn huệ trước và sau thời
Bảng 3.9

gian thực nghiệm (nhóm đối chứng)
So sánh thực trạng thể lực của học sinh nam và nữ
khối 10 của trường THPT Nguyễn Huệ giữa nhóm

Sau 76



Bảng 3.10

thực nghiệm và nhóm đối chứng (trước thực nghiệm)
So sánh thực trạng thể lực của học sinh nam và nữ

Sau 78

khối 10 của trường THPT Nguyễn Huệ giữa nhóm
Bảng 3.11

thực nghiệm và nhóm đối chứng (sau thực nghiệm)
Kết quả phỏng vấn cảm nhận của học sinh sau môn tự

Error:

chọn Taekwondo của học sinh khối 10 trường THPT Referenc
Nguyễn Huệ.

e source
not

Bảng 3.12

Kết quả phỏng vấn nguyện vọng tiếp tục học môn

found
Error:

Taekwondo của học sinh khối 10 trường THPT Referenc
Nguyễn Huệ


e source
not

Bảng 3.13

Kết quả phỏng vấn cảm nhận của học sinh sau môn tự

found
83

chọn Taekwondo của học sinh khối 10 trường THPT
Bảng 3.14

Nguyễn Huệ.
Kết quả phỏng vấn nguyện vọng tiếp tục học môn
Taekwondo của học sinh khối 10 trường THPT
Nguyễn Huệ

84


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TT

TÊN BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Kết quả phỏng vấn nhu cầu học môn tự chọn


TRANG
Error:
Referenc
e source
not

Biểu đồ 3.2 Kết quả phỏng vấn lý do học sinh chọn môn
Taekwondo trong giờ học tự chọn

found
Error:
Referenc
e source
not

Biểu đồ 3.3 Nhịp tăng trưởng Nam nhóm thực nghiệm

found
Error:
Referenc
e source
not

Biểu đồ 3.4 Nhịp tăng trưởng Nữ nhóm thực nghiệm

found
Error:
Referenc
e source
not


Biểu đồ 3.5 Nhịp tăng trưởng Nam nhóm đối chứng

found
Error:


Referenc
e source
not

Biểu đồ 3.6 Nhịp tăng trưởng Nữ nhóm đối chứng

found
Error:
Referenc
e source
not
found
Error:

Biểu đồ 3.7 Kết quả phỏng vấn cảm nhận của học sinh sau môn
tự chọn Taekwondo của học sinh khối 10 trường Referenc
THPT Nguyễn Huệ
e source
not
found
Biểu đồ 3.8 Kết quả phỏng vấn nguyện vọng tiếp tục học môn
Taekwondo của học sinh khối 10 trường THPT
Nguyễn Huệ


85


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Tt
Phụ Lục 1

Tên Phụ Lục
Phiếu Phỏng Vấn Các Em Học Sinh Trường Thpt Nguyễn
Huệ ( Mẫu Số 1)

Phụ Lục 2

Phiếu phỏng vấn các em học sinh trường THPT Nguyễn Huệ

Phụ Lục 3
Phụ Lục 4
Phụ Lục 5
Phụ Lục 6
Phụ Lục 7
Phụ Lục 8
Phụ Lục 9
Phụ Lục 10
Phụ Lục 11

( mẫu số 2)
Phiếu phỏng vấn huấn luyện viên, giáo viên, cộng tác viên
Kết quả kiểm tra thể lực nhóm thực nghiệm nam (lần 1)
Kết quả kiểm tra thể lực nhóm thực nghiệm nam (lần 2)

Kết quả kiểm tra thể lực nhóm đối chứng nam (lần 1)
Kết quả kiểm tra thể lực nhóm đối chứng nam (lần 2)
Kết quả kiểm tra nữ nhóm thực nghiệm (lần 1)
Kết quả kiểm tra nữ nhóm thực nghiệm (lần 2)
Kết quả kiểm tra nữ nhóm đối chứng (lần 1)
Kết quả kiểm tra nữ nhóm đối chứng (lần 2)


1

LỜI MỞ ĐẦU
Bác Hồ có câu: “Dân cường thì nước thịnh” cường ở đây có nghĩa là
khỏe mạnh, cường tráng, trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ
rõ:“Cơ thể cường tráng là cơ sở của đời sống vật chất và tinh thần của xã
hội”, không có cơ thể khỏe mạnh và cường tráng thì khó phát huy tài năng,
tác dụng của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thể dục thể
thao là những hoạt động chuyên biệt phong phú và đa dạng.Tập luyện thể dục
thể thao mang lại cho chúng ta sức khỏe, nâng cao thành tích, thể dục thể thao
còn là nhịp cầu nối giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới.
Tháng 12/2011 Bộ chính trị ban hành NQ số 08/NQ-TW về công tác
TDTT, trong đó xác định mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng công tác
GDTC và thể thao trong nhà trường đến năm 2020: “…Phấn đáu 90% học
sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể… Cần quan tâm đàu tư đúng
mức TDTT trường học với vị trí là bộ phận quan trọng của phong trào TDTT;
là một mặt của giáo dục toàn diện, nhân cách học sinh, sinh viên… Xây dựng
và thực hiện đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học… Thực
hiện tốt GDTC theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt dộng thể
thao học sinh, sinh viên, đảm bao mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ
năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên góp phần đào tạo năng khiếu và
tài năng thể thao… Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC

với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ
năng sống của học sinh, sinh viên…”


2

Taekwondo là môn võ thuầt xuất xứ từ Hàn Quốc được du nhập từ
miền nam Việt Nam từ những năm 60, ngày nay nó được phát triển rộng rãi
khắp toàn quốc. Taekwondo là môn thu hút giới trẻ tập luyện đông nhất so với
các môn võ khác có mặt ở Việt Nam.
Hiện nay Taekwondo là môn võ thuật thể thao phổ biến rộng rãi trên
toàn Thế giới, đến nay Liên Đoàn Taekwondo Thế giới, viết tắt là WTF (The
World Taekwondo Federation) có 162 quốc gia hội viên, Việt Nam là thành
viên chính thức của WTF vào năm 1989. Và Taekwondo đã trở thành môn thi
đấu chính thức tại Thế Vận Hội Olympic Sydney năm 2000.
Với những thành tích đạt được của các VĐV Taekwondo Việt Nam
trong các giải vô địch Đông Nam Á, giải vô địch Châu Á; các kỳ Seagames
16 - 17 - 18, ASIAD 94 đã từng bước đánh dấu sự trưởng thành của
TAEKWONDO Việt Nam. Đặc biệt là chiếc huy chương tại Sydney 2000 của
VĐV Trần Hiếu Ngân, huy chương Olympic đầu tiên của thể thao Việt Nam
đã đưa đã đưa Việt Nam lên xếp hạng nhất Đông Nam Á, hạng ba Châu Á,
hạng 7 Thế giới. Taekwondo là môn thể thao đối kháng cá nhân mang tính thể
thao cao, đã đi vào cuộc sống của cộng đồng nhân loại một cách sôi nổi đầy
hấp dẫn và được phát triển mạnh mẽ với các giải thi đấu hàng năm của Thành
phố tổ chức như: Hội Khỏe Phù Đổng, Sinh viên – Học sinh, vô địch quốc
gia, vô địch các CLB mạnh toàn thành và các giải quốc tế mở rộng…
Thể thao trường học có ý nghĩa quan trọng và rất thiết thực cho cuộc
sống, góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo
đức, ý chí và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam. Hơn nữa, thể thao



3

trường học – giáo dục thể chất còn góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là môi trường thuận lợi và giàu
tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước.
Trong những năm qua, thể thao học đường đã có bước phát triển đáng khích
lệ, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển
của ngành TDTT. Các môn thể thao được áp dụng nhiều hơn trong trường học
với nhiều nội dung phong phú, khiến cho các em phát huy hết tiềm năng và
ngày càng yêu thích thể thao hơn.
Hơn nữa, thể thao trường học còn giúp học sinh giảm bớt những áp lực,
tăng cường thể chất, là một biện pháp giải trí tích cực.
Tuy nhiên, để phát triển Thể thao trường học, việc trước tiên chúng ta
cần giải quyết là: xây dựng nhiều sân chơi bổ ích cho các em, mở nhiều câu
lạc bộ, trung tâm thể thao giành cho các em, mở các lớp học về nhiều môn thể
thao, tổ chức các giải thể thao khuyến khích các em tham gia. Đặc biệt phải
thuyết phục cha mẹ học sinh hiểu rằng: việc tập luyện thể thao cho các em là
việc hết sức quan trọng, góp phần nâng cao thể lực cho các em. Đó là lý do đề
tài đi vào nghiên cứu:
“Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Taekwondo
vào giờ tự chọn cho học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ
Thành Phố Vũng Tàu”


4

Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Taekwondo vào giờ tự chọn
góp phần hoàn thiện chương trình giảng dạy chính khóa, nâng cao thể lực cho

học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để giải quyết mục đích trên, đề tài tiến hành giải quyết ba nhiệm vụ sau đây:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng giảng dạy môn GDTC tại trường
THPT Nguyễn Huệ Thành phố Vũng Tàu từ năm 2010 đến năm 2013.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng chương trình giảng
dạy cơ bản môn Taekwondo vào giờ học tự chọn cho học sinh khối 10 trường
THPT Nguyễn Huệ Thành phố Vũng Tàu.
Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chương trình cơ
bản môn Taekwondo vào giờ tự chọn cho học sinh khối 10 trường THPT
Nguyễn Huệ Thành phố Vũng Tàu.


5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các quan điểm – đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC
trong trường học các cấp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn chú trọng
đến công tác GDTC.
Ngay từ trước Cách mạng tháng tám và sau khi nhân dân ta vừa giành
được chính quyền đang phải chống lại ba loại giặc (đói – dốt – ngoại xâm) thì
Trung ương Đảng và Bác Hồ đã nêu quan điểm, tư tưởng chỉ đạo công tác
TDTT đối với thế hệ trẻ (học sinh). Vì thế hệ trẻ là đối tượng chính của toàn
bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Tháng 10 năm 1941, trong chương trình cứu nước của Mặt trận Việt
nam đã nêu rõ “…khuyến khích, giúp đỡ nề thể dục quốc dân, làm cho nòi
giống ngày càng thêm mạnh. Trẻ em được chính phủ đặc biệt săn sóc về thê
dục, trí dục và đức dục…”

Ngày 27 tháng 3 năm 1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số
38 thiết lập tại tại Bộ Quốc Gia Giáo dục một Nhanh Thanh niên và Thể dục,
trong đó có một Phòng Thanh niên trung ương và một Phòng Thể dục trung
ương, có nhiệm vụ “…khuyên và dạy đồng bào tập thể dục…”. Bác Hồ còn
viết bài “Sức khỏe và Thể dục” đăng trên báo Cứu Quốc (tiền than của báo
Nhân dân) và báo Việt Nam khỏe (tiền thân của báo Thể thao Việt Nam) trong
đó, Người khẳng định “…Giữ gìn dân chủ, xây dựng nhà nước, gây đời sống
mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt,


6

tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là cả nước khỏe
mạnh…”.
Tháng 1 năm 1955, trong Lễ Khai giảng trường đại học Nhân Dân
Việt Nam, Bác Hồ đã căn dặn “Thanh niên phải chuyên tâm đi hoc và công
tác nhưng cũng cần có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự
sinh hoạt của thanh niên. Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thứ
vui văn hóa, thể thao có tinh thần tập thể và quần chúng…” (Hồ Chí Minh –
Bàn về công tác giáo dục – NXB Sự Thật 1972) [31].
Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác TDTT đã nêu: “Chăm sóc
sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan
trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi
nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng… Vận động thể
dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và
lực lượng quốc phòng của nước nhà”.
Ngày 31/3/1960, trong thư gửi Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc.
Bác Hồ đã dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần
có sức khỏe. Muốn có sức khỏe, thì thường xuyên tập luyện TDTT. Vì vậy

chúng ta nên phát triển phong trào TDTT cho rộng khắp”. Bác Hồ đã căn dặn
“Cán bộ TDTT phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công
tác”. Về vị trí TDTT trong xã hội , Bác Hồ khẳng định: “TDTT là một công
tác trong những công tác cách mạng khác”.


7

Trong chỉ thị số 169/CT.TW ngày 14/12/1969 của Ban Bí Thư Trung
ương Đảng đã chỉ rõ: “Trường phổ thông cần có các biện pháp tích cực để
nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước, nhằm vào ba mặt: tư tưởng đạo
đức, kiến thức văn hóa và sức khỏe… Tăng cường rèn luyện thân thể và công
tác vệ sinh phòng bệnh trong trường học, đảm bảo từng bước giữ gìn và nâng
cao sức khỏe học sinh”.
Các sự kiện và những văn bản nói trên đã chứng minh rằng: về mặt tổ
chức, cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên và cao nhất về TDTT được đặt trong
Bộ quốc gia Giáo dục (trước đó là Bộ Thanh niên). Điều này càng thể hiện
tầm nhìn chiến lược của Đảng về công tác GDTC và TDTT trường học.
Từ đó đến nay, trong mỗi kỳ đại hội Đảng toàn quốc hoặc trong từng
nhiệm kỳ, Trung ương Đảng đều ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông chi
về TDTT nói chung và TDTT trường học nói riêng.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
điều 41 đã ghi rõ: “Nhà và xã hội phát triển nề TDTT dân tộc, khoa học và
nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp TDTT, quy định chế độ
GDTC bắt buộc trong trường học , khuyến khích và giúp đỡ phát triển các
hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không
ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động thể
thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” [23].
Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 về công tác TDTT trong
giai đoạn mới (đến năm 2000), đã chỉ rõ: “Thực hiện GDTC trong tất cả các

trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của


8

hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang , cán
bộ công nhân viên chức…”. Chỉ thị còn nêu rõ: “Ban cán sự Đảng Bộ Giáo
dục và Đào tạo và Ban cán sự Đảng Tổng cục TDTT phải phối hợp chỉ đạo
tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường đại học các cấp, tạo
những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt
buộc ở tất cả các trường học…”. [1].
Ngày 7/3/1995, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị 133/TTG về
việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT và GDĐT. Về GDTC
trong trường học, Chỉ thị nêu rõ: “…BGD&ĐT cần đặc biệt coi trọng việc
GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại
khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, có
quy chế bắt buộc đối với công tác GDTC trong nhà trường…”[7].
Nghị quyết Đại học Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996
đã khẳng định: “…Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải
thực sự trở thành quốc sách hàng đầu… Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ
trẻ bước vào thế kỷ 21…”. Đồng thời Nghị quyết cũng khẳng định: “sự cường
tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để
tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, các cấp, các ngành, các đoàn
thể…” [16].
Ngày 9/10/2000 Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
công bố lệnh về việc ban hành pháp lệnh TDTT. Điều 14 của chương I quy
định về TDTT trường học như sau: “TDTT trường học bao gồm GDTC và



9

hoạt động TDTT ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế
độ GDTC bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏa, phát triển thể chất, góp phần
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu toàn diện người học,
Nhà nước khuyến khích hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường.”.
Điều 15: “BGD&ĐT phối hợp với Ủy ban TDTT thực hiện các nhiệm vụ: xây
dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình GDTC. Quy định tiêu chuẩn RLTT và
đánh giá kết quả RLTT của người học. Đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo đủ
giáo viên, giảng viên TDTT. Quy định hệ thống thi đấu TDTT trường học.”
[39].
Ngày 03/05/2001 BGD&ĐT đã ban hành Quy chế số 14/2001/QĐBGD&ĐT: “Quy chế GDTC và y tế trong trường học”. Quy chế chỉ rõ:
“GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được thực hiện trong
hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. GDTC là bộ phận quan
trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đap ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Nhiệm vụ chung của GDTC là hình thành ở thế hệ trẻ nếp sống lành
mạnh, có tri thức, kỹ năng và phương pháp giữ gìn sức khỏe, phát triển thể
lực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.
Nội dung của hoạt động thể chất bao gồm: dạy và học môn thể dục
nội khóa, hoạt động TDTT trong và ngoài trường, tổ chức các hoạt động
ngoại khóa để bảo vệ và tăng cường sức khỏe, vệ sinh cá nhân, môi trường và
dinh dưỡng.


×