Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO NÔNG hộ ở HUYỆN TRI tôn TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.33 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN PHONG NGUYÊN

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO NÔNG HỘ Ở
HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2009
i
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO NÔNG HỘ Ở
HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


THS. Nguyễn Minh Thông

Nguyễn Phong Nguyên
MSSV: 3052442
Lớp: CN-TY K31

Cần Thơ, 2009
ii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO NÔNG HỘ Ở
HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG

Cần Thơ, Ngày ....Tháng.....Năm 2008

Cần Thơ, Ngày ....Tháng....Năm 2008

Giáo viên hướng dẫn

Duyệt Bộ Môn

NGUYỄN MINH THÔNG
Cần Thơ, Ngày ....Tháng....Năm 2008
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


iii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.
Tác giả

Nguyễn Phong Nguyên

LỜI CẢM TẠ
Trải qua những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, nay
tôi đã thực hiện được ước mơ là hoàn thành luận văn tốt nghiệp và trở thành một kỹ sư
Chăn Nuôi Thú Y. Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi đã được sự giúp đỡ của rất
nhiều người. Chân thành biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi những năm tháng qua.
Tôi xin thành kính lên cha, mẹ tôi là những người sinh thành, nuôi dưỡng, động
viên và đặt trọn niềm tin vào tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Thông người đã hết lòng chỉ
dạy, động viên, hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn đến quý thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi và bộ môn Thú
Y đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi.
Xin chân thành cám ơn lãnh đạo và các anh chị tại Trạm thú y huyện Tri Tôn tỉnh
An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.


Sinh viên
Nguyễn Phong Nguyên

iv
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................ 2
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở VIỆT NAM VÀ TỈNH AN GIANG........... 2
2.2. MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM ................... 2
2.2.1 Giống heo ngoại .......................................................................................... 2
2.2.2 Giống heo nội.............................................................................................. 5
2.2.3 Giống heo lai............................................................................................... 7
2.3. CHUỒNG TRẠI ............................................................................................... 8
2.3.1 Kiểu chuồng ................................................................................................ 8
2.3.2 Hướng chuồng............................................................................................. 9
2.4. THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG HEO ............................................................. 10
2.5. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ VAI TRÒ CỦA TỪNG LOẠI THỨC ĂN ........ 12
2.5.1 Bắp............................................................................................................ 12
2.5.2 Cám và các phụ phẩm của lúa gạo ............................................................. 14
2.5.3 Khoai mì ................................................................................................... 16
2.5.4 Khoai lang................................................................................................. 17
2.5.5 Rỉ mật đường............................................................................................. 18
2.5.6 Bột cá........................................................................................................ 20
2.5.7 Bột thịt ...................................................................................................... 21
2.5.8 Bột máu..................................................................................................... 21
2.5.9 Bột xương thịt ........................................................................................... 21
2.5.10 Thức ăn bổ sung ...................................................................................... 21

2.6. NƯỚC UỐNG CHO HEO .............................................................................. 23
2.7. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN NUÔI HEO ........................... 24
2.7.1 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp................................................................... 24
2.7.2 Thức ăn hỗn hợp dạng bột ......................................................................... 24
2.7.3 Thức ăn hỗn hợp dạng viên ....................................................................... 24
2.8. CÁCH CHO HEO ĂN .................................................................................... 24
2.9. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO.... 25
2.9.1 Con giống.................................................................................................. 25
2.9.2 Thức ăn ..................................................................................................... 25
2.9.3 Ngoại cảnh ................................................................................................ 26
2.9.4 Bệnh.......................................................................................................... 26
2.9.5 Lứa đẻ ....................................................................................................... 27
2.10.YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO. 28
2.10.1 Đặc điểm khí hậu nước ta ........................................................................ 28
2.10.2 Nhiệt độ môi trường ................................................................................ 30
2.10.3 Thân nhiệt heo......................................................................................... 34
2.10.4 Ẩm độ ..................................................................................................... 34
Bảng 15: Ẩm độ tối ưu của heo....................................................................................35
v
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.11. CÔNG TÁC THÚ Y...................................................................................... 35
2.11.1 Phòng bệnh.............................................................................................. 35
2.11.2 Lợi ích của việc tiêm phòng..................................................................... 36
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................37
3.1 PHƯƠNG TIỆN............................................................................................... 37
3.1.1 Đối tượng .................................................................................................. 37
3.1.2 Địa điểm.................................................................................................... 37
3.1.3 Thời gian ................................................................................................... 38

3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...................................................................... 38
3.2.1 Xây dựng bộ câu hỏi.................................................................................. 38
3.2.2 Phương pháp chọn hộ điều tra ................................................................... 41
3.2.3 Phỏng vấn người chăn nuôi ....................................................................... 41
3.2.4 Phương pháp quan sát................................................................................ 42
3.2.5 Đối chiếu và so sánh.................................................................................. 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................43
4.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO HUYỆN TRI TÔN (THEO SỐ LIỆU CỦA
PHÒNG NÔNG NGHIỆP)..................................................................................... 43
4.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO HUYỆN TRI TÔN (THEO KẾT QUẢ ĐIỀU
TRA) ..................................................................................................................... 44
4.1.1 Tình hình chăn nuôi heo heo thịt huyện Tri Tôn (theo kết quả điều tra) ..... 44
4.1.1 Tình hình chăn nuôi heo heo nái huyện Tri Tôn (theo kết quả điều tra)...... 51
4.3 THẢO LUẬN .................................................................................................. 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................60
5.1 KẾT LUẬN...................................................................................................... 60
5.2 ĐỀ NGHỊ......................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................61

vi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Ảnh hưởng của chuồng trại đến tiểu khí hậu ................................................... 9
Bảng 2: Lượng thức ăn hợp lý của heo nuôi thịt qua các tháng tuổi..............................10
Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng của bắp .....................................................................14
Bảng 4: Ảnh hưởng của cám gạo đến năng suất của heo nuôi thịt ................................16
Bảng 5: Biến thiên hàm lượng protêin thô trong 87 mẫu khoai mì (mẫu khoai mì khô, ẩm
độ 10%)..................................................................................................................17

Bảng 6: Thành phần dinh dưỡng của khoai lang (%)....................................................18
Bảng 7: Tỉ lệ tiêu hóa của khoai lang tươi và khoai lang nấu chín (%) .........................18
Bảng 8: Vitamin trong rỉ đường ...................................................................................19
Bảng 9: Thành phần hóa học của rỉ đường ...................................................................20
Bảng 10: Lượng nước uống theo trọng lượng của heo.................................................23
Bảng 11: Số con/ổ của nái qua các lứa .........................................................................28
Bảng 12: Một số chỉ tiêu thời tiết ở Đồng Bằng sông Cửu Long năm 2005 ..................30
Bảng 13: Nhiệt độ thích hợp cho các hạng heo vùng nhiệt đới .....................................31
Bảng 14: Nhiệt độ tối ưu đối với heo ...........................................................................31
Bảng 15: Ẩm độ tối ưu của
heo…………………………………………………………..35
Bảng 16: Các loại nền chuồng nuôi heo được khảo sát (tính trên 30
hộ)………………...43
Bảng 17: Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi heo thịt tại các nông hộ…………………
Bảng 18: Bảng 18: Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi heo nái tại các nông hộ……….
Bảng 19: Kết quả điều tra năng suất sinh sản của heo nái ở các nông hộ ………………

vii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
L

Landrace

Y

Yorkshire


L×Y

Landrace.Yorshire

DYL

Landrace Yorkshire Landsace

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

VAC

Vườn Ao Chuồng

NXB

Nhà xuất bản

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TĂĐĐ

Thức ăn đậm đặc

TĂNL


Thức ăn năng lượng

TĂHH

Thức ăn hỗn hợp

TĂTD

Thức ăn tận dụng

TĂCN

Thức ăn công nghiệp

viii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC

Chăn nuôi là một ngành kinh tế vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, mà đặc
biệt là chăn nuôi heo. Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng
là nơi có điều kiện phát triển chăn nuôi heo mạnh mẽ do có điều kiện tự nhiên thuận lợi
và nguồn thức ăn dồi dào. Tri Tôn là huyện miền núi thuộc tỉnh An Giang, là nơi có địa
hình đan xen giữa đồi núi, đồng ruộng và các kênh rạch nên Tri Tôn sở hữu một nguồn
dồi dào thức ăn như phụ phẩm từ lúa gạo, rau dại, cua, ốc… Ngoài ra điều kiện khí hậu
mát mẻ thích hợp cho heo phát triển và ngăn ngừa các dịch bệnh. Nhưng phần lớn các
nông hộ chăn nuôi heo ở đây vẫn còn chăn nuôi theo phương thức truyền thống, chăn
nuôi lẻ tẻ, không tập trung, trình độ hiểu biết về thức ăn, con giống và xử lí chất thải còn
hạn chế. Để nắm bắt được thực trạng chăn nuôi heo nông hộ, chúng tôi thực hiện đề tài:

“Điều tra tình hình chăn nuôi heo nông hộ ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang”. Với mục
tiêu tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo hiện tại ở một số xã huyện Tri Tôn về phương thức
chăn nuôi, con giống, tình hình dịch bệnh, hiệu quả sản xuất…ở các nông hộ. Từ đó đề
xuất các khuyến cáo nhằm cải thiện tình hình chăn nuôi và nâng cao năng suất của
ngành chăn nuôi heo ở huyện Tri Tôn. Đề tài được tiến hành bằng 2 phương pháp:
phương pháp phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi và phương pháp quan sát. Các vấn
đề phỏng vấn và quan sát đều được liệt kê trong bảng câu hỏi, đó là các vấn đề về
chuồng trại chăn nuôi heo, con giống, kỹ thuật chan nuôi, thức ăn và nước uống, công
tác thú y, lao động và hạch toán kinh tế. Sau khi thống kê lại chúng tôi được kết quả:
-Chuồng trại: 100% chuồng trại được các nông hộ sử dụng để nuôi heo là chuồng
hở. Trong đó có 93,33% hộ nuôi heo trên nền trệt xây bằng xi măng và mái chuồng đều
được lợp bằng tole, 6.67% hộ nuôi heo trên nền sàn và mái được lợp bằng tole.
-Con giống: 90% giống heo được các nông hộ chăn nuôi là giống heo lai, 10%
giống heo ngoại (Yorkshire, Landrace). Hầu hết các nông hộ chăn nuôi đều không có hồ
sơ công tác giống.
-Kỹ thuật chăn nuôi: hầu hết các nông hộ chăn nuôi heo đều chưa được tập huấn
về quy trình chăn nuôi heo.
-Thức ăn:có 2 dạng thức ăn được các nông hộ sử dụng bao gồm: TĂHH và TĂĐĐ
+ TĂNL. Các nhãn hiệu thức ăn được các nông hộ chăn nuôi dùng là Higro, Cargill,
Master. Trong đó TACN nhãn hiệu Higro được các nông hộ sử dụng nhiều nhất
(76.67%).

ix
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-Công tác thú y: 100% hộ chăn nuôi đều tiêm phòng cho heo 3 bệnh dịch tả, tai
xanh và LMLM.
- Xử lí chất thải: số hộ chăn nuôi heo không xử lí chất thải chiếm tỉ lệ 16,67% , xử lí
bằng hệ thống Biogaschiếm 30%, xử lí bằng ao cá 33%, xử lí bằng hầm hố chiếm 20%.


x
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là một ngành kinh tế vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, mà
đặc biệt là chăn nuôi heo. Nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho con
người hằng ngày mà còn là nguồn thu nhập của hàng triệu dân ở nước ta.
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng là nơi có điều kiện
phát triển chăn nuôi heo mạnh mẻ do có điều kiện thuận lợi và nguồn thức ăn dồi
dào.
Do các yếu tố bất lợị như giá cả thức ăn biến động tăng, giá bán sản phẩm tăng
không kịp, dịch bệnh… đã làm cho sản lượng chăn nuôi trong những năm gần đây
sụt giảm, không đạt kế hoạch đề ra.
Tri Tôn là huyện miền núi thuộc tỉnh An Giang. Địa hình đan xen giữa đồi núi, đồng
ruộng và các kênh rạch nên Tri Tôn sở hữu một nguồn dồi dào thức ăn như phụ
phẫm từ lúa gạo, rau dại, cua, ốc… Ngoài ra điều kiện khí hậu mát mẻ thích hợp cho
heo phát triển và ngăn ngừa các dịch bệnh. Nhưng phần lớn các nông hộ chăn nuôi
heo ở đây vẫn còn chăn nuôi theo phương thức truyền thống, chăn nuôi lẻ tẻ, không
tập trung, trình độ hiểu biết về thức ăn, con giống và xử lí chất thải còn hạn chế. Để
nắm bắt được thực trạng tình hình chăn nuôi heo ở huyện Tri Tôn, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi heo nông hộ ở huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang”.
Mục tiêu của đề tài là: tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo hiện tại ở một số xã huyện
Tri Tôn về phương thức chăn nuôi, con giống, tình hình dịch bệnh, hiệu quả sản
xuất…ở các nông hộ. Từ đó đề xuất các khuyến cáo nhằm cải thiện tình hình chăn
nuôi và nâng cao năng suất của ngành chăn nuôi heo ở huyện Tri Tôn.

1

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở VIỆT NAM VÀ TỈNH AN GIANG
Hiện nay chúng ta có 3,8 triệu heo nái mỗi năm sản xuất 26 triệu heo thịt, tương
đương 2,2 triệu tấn thịt heo. Trong đó 50% số heo được sản xuất từ quy mô nhỏ hộ
gia đình chăn nuôi theo phương thức tận dụng, 40% từ quy mô trung bình thâm canh
hoặc bán thâm canh và chỉ có 10% từ quy mô trang trại theo phương thức công
nghiệp (Kiều Minh Lực, 2007).
Theo báo cáo của Cục Thống kê An Giang về kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm
1/04/2006, toàn tỉnh hiện có 226.720 con heo, tăng 18,58% (35.527 con) so cùng kỳ
và tăng 8,38% (17.523 con) so thời điểm 1/08/2005 . Hầu hết các huyện đều có quy
mô đàn tăng nhiều so cùng kỳ, như Chợ Mới tăng 39,81% (7.289 con), Long Xuyên
tăng 29,15% (5.041 con), Tri Tôn tăng 29,70% (5.235 con), Thoại Sơn 22,20%
(6.490 con),… Đàn heo tăng nhanh, chủ yếu do giá heo từ năm trước tác động
mạnh. Giá heo hơi có lúc đạt 22-24.000 đồng/kg, heo nuôi 1 tạ có thể lãi trên 1 triệu
đồng. Đây là mức lợi nhuận đạt cao nhất kể từ 1 năm trở lại đây. Điều này làm cho
nhiều hộ chuyển sang nuôi heo, đẩy tổng đàn tăng vọt
( />2.2. MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
2.2.1 Giống heo ngoại
2.2.1.1. Heo Yorkshire
Heo Yorkshire xuất xứ từ vùng Yorkshire vương quốc Anh được công nhận năm
1851, da lông trắng tuyền. Nước ta nhập Đại Bạch của Liên Xô cũ vào miền Bắc
năm 1962, nhập từ CuBa 1978, nhập từ Mỹ năm 2000, nhập vào miền Nam heo Đại
Bạch của Nhật, Anh, Pháp, Bỉ, Canada.
Heo Yorkshire có 2 loại hình hướng nạc và hướng mõ. Loại nạc heo có tầm vóc to,
mông cao, thân hình dài, loại nạc mõ tầm vóc to, thân mình ngắn, ngực sâu.

2

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Hình 1. Heo Yorkshire

Đặc điểm riêng của heo Yorkshire là tai đứng, thể chất vững chất trán rộng, bốn
chân khỏe. Heo to, con đực trưởng thành 250-400kg/con, con cái 200-320kg. Heo
có 12-14 vú, đẻ sai 10-12 con/lứa, nuôi con khéo, trọng lượng sơ sinh 1,2 kg/con,
cai sữa 60 ngày tuổi 7-8 con, khối lượng 12-13kg/con, heo nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt
90-100kg, tỉ lệ nạc 52-55% (Lê Hồng Mận, 2006).
Hướng chăn nuôi heo Yorkshire là chọn nhân nuôi thuần, làm dòng nái lai với đực
Landrace tạo nái lai F1 (LxY), làm dòng đực lai với nái Landrace tạo nái lai F1
(YxL), làm dòng đực lai với nái giống địa phương tạo nái lai F1 (Yx địa phương
nội) lai với nái nội cho heo con nuôi thịt 50% máu ngoại.
2.2.1.2. Heo Landrace
Heo Landrace xuất xứ từ Đan Mạch, lai tạo từ Youland Đức với heo Yorkshire ,
công nhận giống từ năm 1890 (Lê Hồng Mận, 2006).
Heo Landrace có lông da trắng, tầm vóc cao, dài mình, ngực nông, bụng thon, mông
mỡ. Heo có đặc điểm riêng là tai to, cúp về phía trước che lấp mặt. Heo đực trưởng
thành nặng 270-400kg, heo nái nặng 200-300kg/con, có 12-14 vú. Heo nái đẻ sai
10-12con/lứa, heo sơ sinh nặng 12-13kg. Heo thịt 6 tháng tuổi đạt 90-100kg, tỉ lệ
nạc 54-56% (Lê Hồng Mận, 2006).

Hình 2. Heo Landrace

3
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Việt Nam nhập nội heo Landrace CuBa từ năm 1970, vào những năm 1985-1986. Ta

nhập heo Landrace Bỉ có tỉ lệ nạc cao, mông lộ rõ. Cả 3 nhóm heo này được dùng
lai kinh tế với heo nội lấy con lai nuôi thịt và tham gia chương trình lai, nâng cao tỉ
lệ nạc ở heo thịt lên đạt 45-48% (Phạm Hữu Danh và Nguyễn Văn Thưởng, 2000).
2.2.1.3. Heo Duroc
Heo Duroc xuất xứ từ vùng Đông Bắc Nước Mỹ, hình thành từ dòng heo Duroc ở
vùng New York với dòng heo đỏ Yersey của vùng New Yersey.
Duroc là loại heo hướng nạc phẩm chất thịt tốt. Cho nên, trong việc lai tạo heo con
nuôi thịt người ta thích sử dụng đực Duroc phối với heo nái lai máu Yorkshire và
Landrace, hoặc lai với các dòng heo khác tạo ra con lai nuôi mau lớn, chịu đựng
stress, heo cho nhiều thịt nạc, phẩm chất thịt tốt. Heo đạt 100kg ở khoảng 6 tháng
tuổi, độ dày mỡ lưng biến thiên từ 17-30mm. Heo nái Duroc đẻ ít con hơn heo
Yorkshire và heo Landrace, bình quân 7-9con/lứa. Nhược điểm lớn nhất của heo
Duroc là đẻ khó và ít sữa. Do đó cần cho nái vận động nhiều trong lúc mang thai và
không sử dụng nái lớn tuổi để sinh sản (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

Hình 3. Heo Duroc

2.2.1.4. Heo Pietrain
Heo Pietrain là giống heo xuất xứ từ Bỉ, lông da màu trắng đen xen lẫn từng đám, tai
thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, 4 chân thẳng, ngắn mông rất nỡ, lưng
rộng, nhiều nạc đùi to, tăng trọng chậm, tim yếu, khó nuôi có tỉ lệ gen Halothan cao.
Heo dùng trong lai thương phẩm theo hướng sử dụng dòng đực cuối cùng nâng cao
năng suất thịt và tăng nạc (Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyến và Phan Xuân Giáp,
1997).

4
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Hình 4. Heo pietrain


2.2.2 Giống heo nội
2.2.2.1. Heo ỉ
Heo ỉ là giống heo nuôi phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và có 2 dạng hình: ỉ mở
và ỉ pha, lông màu đen tuyền, thành thục sớm nhưng chậm lớn, lúc 32 tháng tuổi
heo đạt 70-75kg. Lưng võng, bụng xệ, chân thấp và thô, má xệ, cổ có nhiều ngấn
nhăn. Heo thịt nuôi 10 tháng tuổi mới đạt 50-60 kg. Heo sinh sản có 12 vú trở lên,
đẻ 10 con/ổ, khối lượng sơ sinh 0,4-0,5 kg/con. Phôi lượng 60 ngày tuổi đạt 5,05,5kg (Phạm Hữu Danh và Nguyễn Văn Thưởng, 2002).
Heo có tính thích nghi cao, ít bệnh, thịt thơm ngon nhưng tầm vóc nhỏ, tỷ lệ mỡ cao
45%, tỉ lệ nạc thấp 34%. Thời gian nuôi càng dài heo càng mập và tiêu tốn thức ăn
5-7kg thức ăn hỗn hợp cho 1kg tăng trọng.
2.2.2.2. Heo Móng Cái
Heo Móng Cái có nguồn gốc ở tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay thì heo Móng Cái được
nuôi phổ biến ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung, một số vùng ở Tây
Nguyên và miền Nam.
Heo Móng Cái là giống heo hướng mỡ. Có đặc điểm ngoại hình: đầu đen, giữa trán
có một đốm trắng hình thoi hoặc tam giác mà đường chéo dài theo chiều dài của mặt
heo. Mõm trắng, bụng và 4 chân trắng. Phần trắng này nối với nhau bằng vành trắng
vắt qua vai, làm cho phần đen còn lại ở lưng và mông có hình dáng giống yên ngựa.

5
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Hình 5. Heo Móng Cái

Heo Móng Cái có lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ. Heo nái có 12-16 vú, đẻ sai
11-13con/lứa, mỗi năm đẻ 1,8-2,1 lứa. Heo sơ sinh 0,5-0,7 kg, cai sữa 6-8kg,
12tháng tuổi đạt 60kg, lúc trưởng thành 30-32 tháng tuổi đạt 95-100 kg. Heo Móng
Cái nuôi thịt lớn chậm, tăng trọng 300-330g/ngày, nuôi 8 tháng đạt 60-65kg, tỉ lệ

nạc 34-36%, tiêu tốn thức ăn 4-4,5 kg/kg tăng trọng. (Lê Hồng Mận, 2006)
Hướng sử dụng là chọn lọc nhân thuần nâng cao năng suất và heo Móng Cái đang
làm nái nền cơ bản lai với đực giống ngoại Đại Bạch, Landrace lấy con lai F1 nuôi
thịt.
Heo Móng Cái thích hợp với điều kiện sinh thái nhiều vùng, ăn được nhiều loại thức
ăn, cả phụ phẩm, chịu đựng kham khổ, sức chống bệnh cao.
2.2.2.3. Heo Thuộc Nhiêu
Thuộc Nhiêu là giống heo trắng, hình thành từ trước năm 1930 do lai giữa heo Bồ
Xụ và heo Yorkshire ở vùng Thuộc Nhiêu huyện Châu Thành, Cai Lậy, Tiền Giang.
Hướng kiêm dụng nạc-mỡ, lông da trắng tuyền có xen bớt đen nhỏ trên da. Tai nhô
về phía trước. Heo thích nghi tốt với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh nước
ngọt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long . Trọng lượng trưởng thành từ 120-160 kg, đẻ
10-12 con/lứa. Nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 95-100 kg, tỉ lệ nạc 47-48% (Nguyễn
Thiện et al. 2004).

6
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Hình 6. Heo Thuộc Nhiêu

Heo Thuộc Nhiêu sử dụng nhân giống thuần và lai kinh tế với đực ngoại cho năng
suất tốt.
2.2.2.4. Heo Ba Xuyên
Heo Ba Xuyên là giống heo lai hướng mỡ nạc giữa heo Bồ Xụ và heo Bershire, màu
lông đen có đốm trắng, ở miền Tây Nam Bộ thường gọi là heo bông. Heo được nuôi
phổ biến ở các tỉnh Cần Thơ, Minh Hải, Sóc Trăng, An Giang... thích nghi tốt với
vùng ven biển nước phèn, chua mặn.
Heo Ba Xuyên có tầm vóc trung bình, thân mình ngắn, lưng hơi võng, mõm ngắn,
heo nái đẻ 7-9 con/lứa, heo con sơ sinh nặng 0,6-0,7 kg/con. Heo nái trưởng thành

120-150kg/con, heo thịt 10-12 háng tuổi nặng 70-80kg/con. Hướng chăn nuôi heo
Ba Xuyên làm nái nền cho lai với các giống ngoại cải tiến năng suất, nâng cao tỉ lệ
nạc (Lê Hồng Mận, 2006).
2.2.3 Giống heo lai
2.2.3.1 Heo lai giữa Yorkshire và Landrace
Là con lai có lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân và
đầu thanh, con lai nuôi thịt lớn nhanh, 6-7 tháng tuổi đạt khoảng 100 kg, chi phí 3,84,1 đơn vị thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Tỷ lệ nạc 52-57%. Con lai nếu được nuôi
dưỡng tốt và đúng kỹ thuật có thể đạt được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đáp
ứng thị hiếu của tiêu dùng và lưu thông xuất khẩu (Phạm Hữu Danh et al., 2001)
2.2.3.1 Heo lai ba máu ngoại
Theo công trình nghiên cứu của xí nghiệp Chăn Nuôi Tam Đảo (1990) cho biết
giống nuôi 3 máu nuôi mau lớn, 6 – 7 thánh tuổi đạt 100kg, tỉ lệ nạc 56%, hệ số
chuyển hoá thức ăn 3,6 – 4,2 kg TĂ/ kg tăng trọng, độ dày mỡ lưng 2,1cm.
7
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Theo Lê Phát Huy (1998) giống lai DYL nuôi 160 ngày tuổi đạt 92,25 kg, tỉ lệ thịt
xẻ 79,56%, độ dày mỡ lưng 2,4cm. ở 150 ngày tuổi đạt 79,63kg, tăng trọng bình
quân 622,2g/ngày, hệ số chuyển hoá thức ăn 3,24kgTĂ/tăng trọng.

Hình 7: Heo DYL

2.3. CHUỒNG TRẠI
Khí hậu chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khõe, sức tăng trưởng, khả năng sinh sản
của heo. Vì vậy, ở mỗi vùng khí hậu khác nhau, đòi hỏi các nhà chăn nuôi phải xây
dựng các kiểu chuồng khác nhau đảm bảo tạo ra tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp
cho heo phát triển tốt. Nếu chuồng trại thõa mãn yêu cầu của heo về các yếu tố khí
hậu sẽ giảm được nhiều chi phí về phòng bệnh (Võ Văn Ninh, 2003).
Ngoài hệ thống kiểu chuồng thì hệ thống mái che cũng góp phần vào việc điều

chỉnh nhiệt độ, ẩm độ của chuồng nuôi. Theo Hội Chăn Nuôi Việt Nam ( 2000) thì
kiểu chuồng hai mái kép và hành lang ở giữa hai dãy chuồng là phù hợp cho trại
nuôi heo số lượng nhiều. Bởi vì, hệ thống chuồng này có thể giảm được sức nóng và
thông thoáng hơn kiểu chuồng một mái hoặc hai mái đơn.
Sự thông thoáng của chuồng trại là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo bầu tiểu khí
hậu thích hợp, một môi trường thuận lợi cho sinh lý cơ thể heo nuôi giúp chúng
khoẽ mạnh, tăng trọng tốt (Võ Văn Ninh, 2003).
2.3.1 Kiểu chuồng
Các chỉ tiêu về hàm lượng khí độc, hàm lượng vi khuẩn, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió
của chuồng nuôi công nghiệp so với kiểu chuồng cũ (K64), thể hiện ở bảng dưới
dây:

8
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 1: Ảnh hưởng của chuồng trại đến tiểu khí hậu

Các chỉ tiêu (đo ở độ cao 0,5m từ nền Ngoài trời
chuồng)

Chuồng K64 cũ Chuồng công
nghiệp

Nồng độ khí độc

100,0

NH3


-

39,0

40,0

H2S

-

45,500

20,0

CO2

-

0

36,390

CO

-

82,0

54,0


Tổng số vi khuẩn/m3 không khí

-

12,420

10,620

Nhiệt độ (oC)

31,13

32,47

30,67

Ẩm độ (%)

82,12

82,78

80,03

2,0

0,8

2,1


Tốc độ gió(m/phút)
(Theo Trần Thế Thông, 1979)

Số liệu ở bảng trên cho thấy, chuồng công nghiệp đã góp phần cải thiện đáng kể tiểu
khí hậu chuồng nuôi: Hàm lương khí độc giảm 14,5 – 16,0%, ẩm độ giảm 2,5% và
tốc độ gió tăng 62,22% so với kiểu chuồng K64 cũ.
2.3.2 Hướng chuồng
Hướng chuồng ảnh hưởng khá lớn đến độ nhiệt, độ ẩm, độ thoáng, ánh sáng…của
chuồng heo. Mục đích chọn hướng chuồng là nhằm tạo nên một nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng tối ưu cho chuồng heo.
Đối với nước ta, về mùa đông cố gắng làm sau có nhiều ánh sáng nhất trong chuồng
heo, vì ánh sáng làm ấm và khô ráo chuồng. Nhưng ngược lại về mùa hè, giữa buổi
trưa, ta lại phải làm sau cho ánh nắng chiếu vào chuồng ít nhất để chống nóng. Đối
với kiểu chuồng hai dãy của nước ta hiện nay, hai đầu hồi nên đặt theo hướng Đông
Tây để giữa trưa mặt trời mùa hè sẽ ở trên đỉnh mái.
Nước ta là một nước nhiệt đới, nếu làm chuồng đúng hướng về mùa hè, nhiệt độ
ngoài trời sẽ cao hơn nhiệt độ trong chuồng, sẽ thoáng mát. Ngược lại, nếu làm
chuồng không đúng hướng, nhiệt độ trong chuồng sẽ cao hơn nhiệt độ ngoài trời,
lúc đó cần có một hệ thống thay đổi không khí mát giữa bên ngoài với bên trong
chuồng.

9
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đối với gia súc địa phương, việc chống nóng và chống lạnh có thể chỉ cần chú ý vừa
phải, nếu điều kiện chưa cho phép vì dù sao chúng cũng đã thích ứng với điều kiện
khí hậu địa phương. Nhưng đối với gia súc nhập nội, rất mẫn cảm với nhiệt độ cao,
hơn nữa chúng là gia súc quí và đắt tiền nên khi xây dựng chuồng trại nuôi heo
ngoại cần chú ý chống nóng cho những gia súc này.

Kinh nghiệm cho biết, hướng chuồng tốt thì khoảng cách giữa độ nhiệt ban ngày và
ban đêm không khác nhau lắm (tất nhiên phải kể cả đến chất lượng của nguyên vật
liệu xây dựng chuồng) (Trần Thế Thông, 1979).
2.4. THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG HEO
Theo Trương Chí Sơn (2000) thì thức ăn được xem là yếu tố quyết định đến năng
suất vì thức ăn được xem là nguồn cung cấp dưỡng chất duy nhất cho heo và các
loại thức ăn và cách cho ăn, hoặc nuôi dưỡng có tác động trực tiếp sinh trưởng, sinh
sản và chất lượng thịt.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), chế độ cho ăn chỉ hiệu quả khi
các chất tiêu thụ thõa mãn khả năng tăng trọng tối đa của khối cơ.Những giống và
cá thể heo có khả năng tăng trưởng cao đòi mức Protein và acid amin cung cấp hàng
ngày cao hơn heo tăng trưởng chậm. Khối cơ bắp của heo đực tăng trọng nhanh hơn
heo cái. Tỉ lệ protein thô trong thức ăn của heo đực cao hơn heo cái 2% và mức
năng lượng tiêu thụ hàng ngày cao hơn 12 – 15%. Thiếu protein và acid amin làm
heo tăng trưởng chậm và tích lũy mỡ. Vì thế hàng ngày phải cung cấp đầy đủ
protein và aid amin thiết yếu để tái tạo các mô và tăng trưởng.
Bảng 2: Lượng thức ăn hợp lý của heo nuôi thịt qua các tháng tuổi

Tháng tuổi

Trọng lượng heo (kg)

Lượng thức ăn hợp lý (kg/con/ngày)

2–3

10

0,5 – 0,6


20

1 – 1,2

30

1,2 – 1,5

40

1,6 – 1,7

60 – 80

2,1 – 2,3

80 – 100

3 – 3,5

3–5

5–7

(Cẩm nang Chăn nuôi heo, NXBVHDT Hà Nội, 2002)

10
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Heo là loài ăn tạp nên có thể tiêu hóa tất cả loại thức ăn nguồn gốc động vật và thực
vật. Nói như thế không có nghĩa là chỉ cho heo ăn toàn chất bột đường hoặc rau
xanh mà heo tăng trưởng nhanh được. Thức ăn cần đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
như protein, chất bột đường, dầu mỡ, sinh tố, chất khoáng thì mới thu được kết quả
tốt. Với phương cách nuôi cổ truyền chỉ dùng tấm (hoặc gạo), cám trộn với thân
chuối, rau xanh cho heo ăn thì ít ra phải tốn 900-1000 kg thức ăn với thời gian nuôi
300-420 ngày mới có một heo nặng 80 – 90 kg. Ngược lại nếu bổ túc thêm thực liệu
cung cấp protein, sinh tố, chất khoáng khoảng 20-30% vào khẩu phần thì nhà chăn
nuôi chỉ tốn 300 – 400 kg thức ăn hổn hợp và chỉ nuôi trong thời gian 150 – 200
ngày đã có một heo trọng lượng trên dưới 100kg, nghĩa là có thể giảm một nửa
lượng thức ăn và thời gian chăn nuôi. Ngày nay, bình quân 3 – 3,2 kg thức ăn hổn
hợp có thể cho 1 kg tăng trọng trong giai đoạn nuôi thịt (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần
Thị Dân, 2000).
Nhà chăn nuôi cần nắm vững các phương pháp chế biến thức ăn và biện pháp phối
hợp thực liệu để đạt chi phí thức ăn thấp nhất cho mỗi đơn vị tăng trọng. Phương
pháp tổ hợp các loại thức ăn đã được áp dụng rộng rãi, vấn đề là phải biết các áp
dụng cho đúng và hợp lý để thỏa mản nhu cầu dinh dưỡng của heo đồng thời mang
lại hiệu quả kinh tế cao nhất vì chi phí thức ăn chiếm từ 55-70% giá thành heo.
Ngày nay nhiều công ty thức ăn gia súc và các trại chăn nuôi lớn sử dụng máy vi
tính để xây dựng khẩu phần với giá thành hợp lý, đồng thời tránh được sự nhầm lẫn
khi tính toán bằng tay.
Thức ăn dùng trong chăn nuôi heo có thể là sản phẩm từ trồng trọt hoặc phụ phẩm
từ các ngành xay xát, chế biến. Phụ phẩm như cám, rỉ đường, hèm rượu, các loại
bánh dầu, cơm thừa,… thường được sử dụng vì giảm được giá thành thức ăn. Khi
muốn dùng các loại phụ phẩm nào, nhà chăn nuôi heo nên trả lời một số câu hỏi
trước khi trộn phụ phẩm vào thức ăn cho heo: phụ phẩm có hại cho sức khỏe của
người và gia súc không, thành phần của phụ phẩm có phù hợp để làm thức ăn cho
gia súc không, phụ phẩm có thể giảm bớt chi phí sản xuất không (Nguyễn Xuân
Bình, 2004).
Để tổ hợp khẩu phần cho heo, nhà chăn nuôi nên biết giá trị dinh dưỡng và và cách

sử dụng từng loại thực liệu. Có hai loại thực liệu chính: thức ăn tinh và thức ăn thô
xanh. Thức ăn tinh chứa nhiều năng lượng, ít chất xơ, độ tiêu hóa cao (80 - 90%),
bao gồm thức ăn cung cấp bột đường (cám, gạo, bắp..), thức ăn cung cấp protein
(bột sữa, bột cá….), thức ăn cung cấp chất béo (dầu, mỡ), thức ăn cung cấp khoáng
(muối, bột xương, bột vỏ sò…), thức ăn cung cấp sinh tố (rau, cỏ, bí đỏ...). Trong
11
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


các loại thức ăn tinh thì thức ăn cung cấp năng lượng, thức ăn cung cấp protein và
thức ăn cung cấp phốtpho là ba thành phần chi phí cao nhất trong khẩu phần. Thức
ăn thô xanh bao gồm các loại cung cấp chủ yếu chất xơ như cỏ, rơm rạ…, chúng có
ít chất dinh dưỡng cần thiết và độ tiêu hóa thấp (50-65%) (Lê Hồng Mận, 2006).
Ngoài ra, các thực liệu bổ sung có tác dụng nâng cao lượng thức ăn tiêu thụ, khả
năng tiêu hóa thức ăn, kháng bệnh hay cải thiện tiến trình tích lũy protein trong cơ
thể; Chẳng hạn như những chất có mùi thơm, các axit hữu cơ như axit citric và axit
phumaric, sunfat đồng, enzyme.
Tùy theo mục đích chăn nuôi và giai đoạn phát triển của heo mà có sự khác nhau về
nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, khi tổ hợp thức ăn hổn hợp nên tính toán hàm lượng và
cân đối các chất dinh dưỡng trong thức ăn hổn hợp.
2.5. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ VAI TRÒ CỦA TỪNG LOẠI THỨC ĂN
2.5.1 Bắp
Bắp có xuất xứ từ châu Mỹ, là loại hạt quan trọng nhất trong thức ăn chăn nuôi. Ở
Việt Nam, bắp được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông và cao nguyên như Đồng Nai
(36000ha), Bình Thuận, Lâm Đồng và một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như
An Giang, Đồng Tháp. Năng suất bình quân 4-5tấn/ha. Một số diện tích nhỏ trồng
các giống bắp lai có phân bón đầy đủ cho năng suất cao hơn (6-8tấn/ha).
Mặc dù đạm thấp nhưng bắp là thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu trong chăn
nuôi công nghiệp do có chứa lượng đường dễ tiêu và một số acid béo không no. Một
nguyên nhân giúp bắp có giá trị năng lượng cao là do có hàm lượng chất béo khoảng

4%. Trong dầu bắp có nhiều acid béo chưa no thiết yếu. Các acid này quan trọng
trong trao đổi chất của động vật đựợc tiết ra trong các nang lông nên giúp cho thú
nhất là heo có lớp da bóng, lông mướt so với khi nuôi bằng các khẩu phần hạt khác
như lúa mì và khoai mì.
Vì là thực liệu cung cấp năng lượng nên hàm lượng protêin của bắp thấp ,chỉ
khoảng 8-9,5% và chất lượng protêin cũng kém.
Theo Nguyễn Thiện (2004) thì protêin trong hạt bắp bao gồm các thành phần sau:
zein, plutelin, phần hòa tan trong acid, phần lặn. Trong đó zein chiếm khoảng 50%
tổng số protêin trong hạt bắp , chứa rất lyzin và tryptophan, loại trừ methomin,
izolơxin, lơxin và phenyalanin, các acid amin không thay thế còn lại của zein đều
thấp hơn của glutelin.

12
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Độ ẩm trong hạt bắp có thể biến đổi từ 10-25%. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa là
15%.
Thành phần acid amin không thay thế của bắp:
Arginin

0,45%

Xystin

0,09%

Histidin

0,18%


Izolơxin

0,45%

Lơxin

0,99%

Valin

0,36%

Lyzin

0,18%

Methonin

0,99%

Phenyladanin 0,45%
Threonin

0,036%

Tryptophein 0,09%
Bắp được xem là loại thức ăn năng lượng chuẩn để so sánh với các loại thức ăn
khác. ví dụ: nếu lấy giá trị năng lượng của bắp là 100 thì các loại thức ăn khác
thường ít hơn. Đó là vì hạt bắp chứa ít xelluloza và tỉ lệ tiêu hóa tinh bột của bắp lại

rất cao. Bắp vàng, đỏ có hàm lượng carôten cao hơn bắp trắng., còn giá trị dinh
dưỡng tương tự nhau. Bắp chứa nhiều vitamin A nhưng ít vitamin D và vitamin
nhóm B. Bắp có chứa Ca, nhiều phospho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là
acid phitic, acid phosphoric. Nguyên tố vi lượng trong bắp cũng rất ít.
Trong thành phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nếu lấy bắp làm nguồn năng lượng
chủ yếu thì phải cân đối đầy đủ protêin đặc biệt là lyzin.
Theo Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến (2000) thì tỉ lệ % bắp có thể dùng trong khẩu
phần thức ăn chăn nuôi heo là:
-

Heo con và heo con sau khi cai sữa <30

-

Heo hậu bị

<35

-

Heo vỗ béo

<45

-

Heo nái chữa, nuôi con, đực giống <25
13

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng của bắp

Chất dinh dưỡng

Số lượng (%)

- Vật chất khô

89,0%

- Khoáng

1,1%

- Xơ thô

2,0%

- Mỡ thô

3,9%

- Dẫn xuất không đạm

73,1%

- Protêin thô


8,9%

- Năng lượng tổng số

3918kcal/kg

- Năng lượng tiêu hóa

3610kcal/kg

- Năng lượng trao đổi

3394kcal/kg

- Canxi

0,02%

- Phospho

0,31%

- Vitamin A

3000ui/kg

- Acid phantotenic

3,9mg/kg


- Riboflavin

1,3mg/kg

- Niaxin

26,3mg/kg

- Tiamin

3,6mg/kg

(Nguồn: Nguyễn Thiện (2004))

2.5.2 Cám và các phụ phẩm của lúa gạo
Cám gạo là phụ phẩm của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được là 10% khối lượng
của lúa. Tùy theo lượng trấu còn lẫn trong cám còn ít hay nhiều mà cám được phân
làm cám loại I và loại II. Ngoài ra còn có loại cám lau bóng gạo cho xuất khẩu. Cám
lau khó sử dụng trong thức ăn công nghiệp do độ ẩm cao, rất mau đóng ôi và làm hư
hỏng các dưỡng chất khác trong thức ăn.
Theo Dương Thanh Liêm et al.(2002), Cám gạo có hàm lượng chất béo khá cao
nhưng do hàm lượng xơ thô cũng cao nên cám có hàm lượng năng lượng trao đổi
thấp hơn so với bắp mặc dù đạm thô cao hơn. Cám thường được sử dụng nhiều
14
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


trong thức ăn heo, không nên dùng cám quá 30% trong khẩu phần vì lượng phospho
dưới dạng phytin cao sẽ ức chế tiêu hóa các dưỡng chất như protêin, acid amin và
các loại khoáng như kẽm. Ngay cả khi sử dụng cám gạo ít hơn 30% trong khẩu

phần, phospho dạng phytin cũng là một trở ngại về mặt dinh dưỡng cho thú đơn vị.
Hạn chế này có thể được khắc phục bằng việc đưa vào sử dụng enzym phytase trong
thức ăn. Phytin là tên chung để chỉ muối phytate của acid phytic (myoinosytol
1,2,3,4,5,6 hexadihydrogen phosphate) với các phân tử hữu cơ khác như đường, acid
amin, các chất khoáng vi lượng như kẽm, mangan...
Đôi khi người ta sử dụng lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu) nghiền mịn dùng trong thức ăn
và chăn nuôi. Tuy nhiên trong lúa nghiền có nhiều mảnh vỏ trấu có thành phần chủ
yếu là silic rất cứng không thể tiêu hóa mà còn có thể gây tổn thương niêm mạc
đường tiêu hóa thú ăn vào.
Tấm gạo cũng có một phụ phẩm từ có giá trị dinh dưỡng tương đương với tấm có
thể được dùng trong thức ăn nhỏ vì dễ tiêu hóa nhưng ít được sử dụng thức ăn công
nghiệp vì giá cao.
Cám gạo là thức ăn truyền thống của heo ở nước ta. Cám cấu thành từ lớp vỏ ngoài
của phôi nhũ hạt gạo, kể cả có ít trấu lẫn vào. Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Dũng
(2001), thì bình thường cám lẫn trấu có protêin thô từ 8,8-9,3%. Cám loại I (cám
lụa) có hàm lượng protêin thô xấp xỉ 13%. Tổng vật chất tiêu hóa lên tới 68%, mỡ
6,5%, xơ 11-12%. Hàm lượng lysin và methionin của cám gạo cao hơn bắp, hàm
lượng năng lượng của cám thấp, biến động lớn từ 1600-2300 kcalME/kglà do phụ
thuộc vào cách xay xát gạo.
Cám có hàm lượng vitamin A,D,E và vitamin nhóm B cao hơn bắp đặc biệt trong
dầu cám có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên là tocopherol, tổ hợp ephyza, vì vậy
hạn chế đựợc sự ôi của cám. Dùng cám để thay thế hoàn toàn bắp trong khẩu phần
cho heo thịt chiếm kết quả không tốt. Các nhà khoa học làm thí nghiệm với khẩu
phần có cám với tỉ lệ khác nhau cho thấy tăng cám sẽ làm giảm tốc độ tăng trọng.
Dùng cám gạo thay thế 30% bắp trong khẩu phần không làm ảnh hưởng đến tốc độ
tăng trọng và tiêu tốn thức ăn cho 1kg thức ăn tăng trọng (Nguyễn Thiện, 2004).

15
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



×