Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO sát một số BỆNH ở hệ SINH dục và HIỆU QUẢ điều TRỊ ở BỆNH xá THÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.59 MB, 54 trang )

Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHUD
BỘ MÔN THÚ Y


TIẾT THỊ KIỀU LAN

Đề tài:
Trung
tâm Học
liệu ĐH
Cần SỐ
Thơ BỆNH
@ Tài liệu
và nghiên
cứu
KHẢO
SÁT
MỘT
Ởhọc
HỆtậpSINH
DỤC

VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y

Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

Cần thơ, 6/2008
1

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHUD
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài:

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH Ở HỆ SINH DỤC VÀ
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Văn Biện

Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

Sinh viên thực hiện:
Tiết Thị Kiều Lan
MSSV: 3042083
Lớp: CNTY30A

Cần thơ, 6/2008
2

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHUD
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài:

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH Ở HỆ SINH DỤC VÀ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2008
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2008
DUYỆT BỘ MÔN

TS. Lê Thị Mến

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2008
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Cần thơ, 6/2008
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

3

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì các hoạt động tinh thần cũng ngày
càng phong phú, trong đó nuôi chó cũng là một vấn đề để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của
con người. Cũng từ đó, người ta có nhu cầu bảo vệ sức khỏe chó nuôi càng cao hơn. Tuy
vậy, bệnh trên chó rất phong phú và phức tạp, vì vậy để nâng cao hiệu quả điều trị ta cần
thực hiện chẩn đoán kỹ hơn và có tính cách chuyên sâu hơn. Một trong những biện pháp này

là chia bệnh chó theo từng hệ, mỗi hệ có sự đặc trưng riêng về biểu hiện bệnh, mức độ nguy
hại cũng như tần số xuất hiện. Ở loài chó, bệnh ở hệ sinh dục khá phổ biến và mức độ nguy
hại cũng khá nặng. Được sự đồng ý của Bệnh Xá Thú y chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát một số bệnh ở hệ sinh dục trên chó và theo dõi hiệu quả điều trị tại Bệnh Xá
Thú y trường Đại học Cần Thơ”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định tỷ lệ mắc bệnh ở hệ sinh dục trên chó, khảo sát các triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng và phương pháp điều trị.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

4

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Cấu tạo, chức năng của hệ sinh dục cái (Theo Lăng Ngọc Huỳnh, 2000)
Gồm có noãn sào, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ. Ngoài ra còn có tuyến vú, mặc dù
là tuyến của da nhưng cũng được ghép vào cơ quan sinh dục cái vì nó liên hệ chặt chẽ với cơ
quan sinh dục cái.
2.1.1. Noãn sào
Là tuyến sinh dục chính của sinh vật cái, có 2 chức phận: dưỡng trứng cho trứng chín và tiết
ra những hormone sinh dục có ảnh hưởng đến những đặc điểm giới tính và chức năng của tử

cung. Noãn sào gồm có 1 đôi được treo lên vùng dưới hông, trước cửa vào xoang chậu bởi
phần đầu của dây chằng rộng tử cung. Hình dáng kích thước noãn sào thay đổi tuỳ theo loài,
tuỳ theo thời kì sinh dục. Ở sinh vật còn non noãn sào có hình bầu dục, mặt ngoài trơn nhẵn
và sẽ phát triển dần đến lúc trưởng thành, trên bề mặt noãn sào có nhiều chỗ lồi lõm do các
nang noãn và hoàng thể nhô ra. Cắt ngang noãn sào ta thấy: ngoài cùng là miền vỏ, có nhiều
noãn bào phát triển ở những giai đoạn khác nhau, bên trong là miền tủy có chứa nhiều mạch
máu và dây thần kinh. Noãn bào sẽ rụng khi chín và được phần loa kèn hứng lấy, chỗ trứng
rụng sẽtâm
biến thành
thể (thể
vàng)
có chức
phậnliệu
nội tiết,
tiếttập
ra hormone
progesterone
Trung
Học hoàng
liệu ĐH
Cần
Thơ
@ Tài
học
và nghiên
cứu
có tác dụng trong việc biến đổi lớp niêm mạc của thành tử cung để đón nhận trứng thụ tinh
và thể vàng sẽ tồn tại suốt thời gian mang thai.
Nếu trứng không được thụ tinh, sau vài tuần thể vàng sẽ biến đi, niêm mạc thành tử cung bị
bong ra và được đẩy ra ngoài. Thể vàng biến thành thể trắng.

Mỗi noãn sào thường ở sau hay tiếp xúc với cực sau của thận tương ứng và như thế nằm đối
diện với đốt sống hông 3,4.
2.1.2. Ống Dẫn Trứng
Còn được gọi là vòi Fallop, nhỏ dài hơi cong (có khi xoắn), bắt đầu từ cạnh bên buồng trứng
bởi một phần loe rộng gọi là loa kèn, ống dẫn trứng thông với đầu sừng tử cung. Sự thụ tinh
được thực hiện ở đầu 1/3 của ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng nhỏ dài khoảng 5-8cm.
2.1.3. Tử Cung
Là nơi thai phát triển, nằm ở trong xoang chậu, phía dưới trực tràng và phía trên bóng đái.
Tử cung thông với ống dẫn trứng về phía trước và với âm đạo về phía sau. Tử cung gồm các
phần sau: 2 sừng tử cung, Thân tử cung, Cổ tử cung.
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

5

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Sừng tử Cung
Có chức năng chứa thai. Dài khoảng 12-15cm. Các sừng có đường kính đồng đều và gần
như thẳng. Từ thân chúng rẽ ra thành hình chữ V hướng về mỗi thận.
Thân Tử Cung.
Có hình ống, phía trước thông với đầu sừng tử cung, phía sau thông với âm đạo qua một eo
hẹp gọi là cổ tử cung. Thân tử cung dài khoảng 2-3cm.
Cổ Tử Cung
Là chỗ eo lại, cách ngăn thân tử cung với âm đạo. Có tính chất cứng rắn hơn các phần khác
do ở trong có các nếp xoắn nhô lên thành giồng. Cổ tử cung ở chó rất ngắn, thành cổ tử cung

dầy.
Nhiệm vụ cổ tử cung là ngăn ngoại vật vào tử cung. Bình thường cổ tử cung khép chặt, lúc
con vật lên giống cổ tử cung mở ra, tạo điều kiện cho tinh trùng đi vào. Trước khi sinh cổ tử
cung mở ra. Trong thời gian mang thai các tuyến nhờn tiết ra chất nhầy bít cổ tử cung lại để
bảo vệ thai.
2.1.4. Âm Đạo
Là phần tiếp nối với tử cung, trước nó là cổ tử cung, sau nó là âm hộ. Ở chó âm đạo tương

Trung
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đối dài tâm
và hẹpHọc
ở phần
trước.
2.1.5. Âm Hộ

Là phần sau cùng của cơ quan sinh dục cái, thông ra ngoài bởi một khe thẳng đứng, nằm
dưới hậu môn, được giới hạn bởi 2 mép dày ở 2 bên và chụm lại bằng một chóp nhọn ở phía
dưới. Lỗ thoát tiểu mở ra về phía trước của mép dưới. Ở thành âm hộ có các tuyến nhờn.
Ngoài ra, ở mép dưới cũng có một cơ quan cảm giác đặc biệt là âm vật nằm trong một hố
nhỏ.
2.1.6. Tuyến Vú
Do tuyến da tạo thành và hoạt động liên kết với cơ quan sinh dục cái. Ở chó có khoảng 10
vú xếp thành 2 hàng. Núm vú ngắn, có khoảng 6-12 lỗ nhỏ của ống tiết sữa.
2.2. Cấu tạo, chức năng của hệ sinh dục đực (Theo Lăng Ngọc Huỳnh, 2000)
Gồm có tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ và dương vật.
2.2.1. Tinh Hoàn

Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp


6

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Là tuyến sinh dục chính của con đực. Ở giai đoạn bào thai, tinh hoàn nằm trong xoang bụng,
khi bào thai phát triển gần hoàn chỉnh thì tinh hoàn di chuyển ra ngoài xoang bụng, xuyên
qua kênh bẹt và nằm trong bao tinh hoàn. Bao tinh hoàn được cấu tạo bởi các phần sau:
- Ngoài cùng là da có tính đàn hồi.
- Kế đến là lớp mô cơ trơn và tổ chức liên kết. Lớp này đi vào giữa làm thành vách ngăn
giữa 2 tinh hoàn.
- Cơ nâng tinh hoàn: là lớp cơ vân bao quanh giáp mạc.
- Trong cùng là lớp giáp mạc gồm 2 lá: lá thành và lá tạng của màng bụng
Tinh hoàn có hình bầu dục đều đặn, được treo lên nhờ thừng tinh hoàn, thừng tinh hoàn gồm
có các cơ cấu: mạch máu(động mạch, tỉnh mạch, hệ bách huyết), thần kinh, ống dẫn tinh và
cơ treo tinh hoàn.
Ở chó bao tinh hoàn nằm giữa vùng háng và hậu môn, tinh hoàn tương đối nhỏ và có hình
hơi tròn - bầu dục.
2.2.2. Mào Tinh
Nằm sát tinh hoàn, có các ống sinh tinh uốn lại quanh co. Tinh trùng sau khi được thành lập
trong tinh hoàn sẽ đến nằm trong mào tinh chờ dịp đi ra ngoài.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.3. Ống Dẫn Tinh


Bắt đầu từ phần đuôi mào tinh đi theo thừng tinh hoàn chui qua ống bẹn để vào xoang bụng,
bẻ cong vào phía sau và đổ vào phía sau cổ bóng đái, nơi có các tuyến sinh dục phụ.
2.2.4. Các tuyến sinh dục phụ
Tinh Nang (Vesicular gland)
Ở chó không có tinh nang.
Tuyến tiền liệt = nhiếp tinh hộ tuyến (Prostate gland)
Nằm ở phía trên cổ bong đái, bị 2 tinh nang che phủ. Tiền liệt tuyến tiết ra chất lỏng, trong
suốt có mùi đặt biệt, PH trung tính hay hơi kiềm. Tác dụng của tuyến là pha loãng tinh dịch,
làm tăng hoạt lực của tinh trùng, trung hòa khí CO2 do tinh trùng tiết ra trong quá trình hoạt
động của nó, trung hòa môi trường Acid trong âm đạo của con cái.
Ở chó tiền liệt tuyến tương đối lớn, màu vàng nhạt, hình cầu và bao quanh cổ bóng đái và
ống thoát tiểu. Một đường giữa chia tuyến thành hai thùy. Kích thước tuyến thay đổi nhiều
và thường nở lớn ở chó già. Vị trí của tuyến thay đổi, khi bóng đái trống và co thắt lại, tuyến
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

7

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

hoàn toàn nằm trong xoang chậu và có thể nằm sau cạnh trước xương hang chừng 2.5cm.
Khi bóng đái đầy, phần lớn hay toàn thể tuyến nằm trước xương háng.
Tuyến Cowper’s = tuyến hành đái = tuyến cầu niệu đạo
Ở chó không có tuyến hành đái.
2.2.5. Dương vật (Penis)
Đó là bộ phận giao hợp của con đực, bắt đầu từ phía sau xương háng hướng về phía trước tới

vùng cận rốn, gồm có 3 giai đoạn:
- Rễ dương vật: là phần bám vào phía xương háng.
- Thân dương vật là đoạn giữa.
- Đoạn cuối là qui đầu: là đoạn tận cùng hướng về phía trước.
Ở chó, trong phần trước dương vật có xương, xương dương vật dài khoảng 10cm. Phía dưới
xương có một rãnh dành cho ống thoát tiểu. Qui đầu rất dài, chạy khắp trên chiều dài của
xương dương vật, phần sau qui đầu có dạng củ hành.
2.2. Viêm (inflammation).
2.2.1. Khái niệm viêm (Theo Nguyễn Văn Khang, 2004)

Trung
Thơ
@giai
Tàiđoạn
liệukhác
học
tậpphụ
vàthuộc
nghiên
cứuvà
Viêm làtâm
hiện Học
tượng liệu
chungĐH
nhấtCần
bao gồm
nhiều
nhau,
vào nhau
nối tiếp theo một thứ tự ổn định. Tuy nhiên, tùy theo bản chất của yếu tố gây bệnh, tùy theo

loại mô, tùy trạng thái miễn dịch của cơ thể mà một trong các giai đoạn có thể tạo bệnh tích
nổi bật trong thời gian có viêm. Chính từ điều này đã tạo ra rất nhiều phản ứng viêm với
hình thức và bệnh tích khác nhau.
Viêm có 2 mục đích chính:
- Tiêu diệt và cô lập chất gây viêm không cho lan tràn trong cơ thể.
- Tái thiết vùng bị thương tổn và đưa cơ quan trở lại trạng thái bình thường.
Theo Ado (1973), viêm là một phản ứng tại chỗ của các mạch máu, tổ chức liên kết và hệ
thần kinh đối với nhân tố gây bệnh và mối liên hệ của nó đối với tính phản ứng của cơ thể.
Theo Vũ Triệu An và một số tác giả khác thì viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể mà
nền tảng của nó là phản ứng tế bào, phản ứng này được hình thành và phát triển phức tạp
dần trong quá trình tiến hóa của sinh vật.
2.2.2. Phân loại viêm
Căn cứ vào tính chất và thành phần của dịch rỉ viêm trong ngoại khoa có thể phân thành mấy
loại sau:
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

8

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Viêm thanh dịch (viêm nước)
Đặc điểm của loại viêm này là có nhiều huyết tương tràn ra ngoài mạch máu, đó là một loại
nước trong chứa từ 3-5% albumin, ngoài ra còn có một ít bạch cầu, liên bào long và tơ huyết
lẫn vào, khi có nhiều bạch cầu thì dịch viêm có màu trắng đục. dịch rỉ viêm này dễ đông lại
khi ra ngoài không khí. ở trong cơ thể nó thường thấm nhiễm vào trong tổ chức liên kết gây

sưng, phù như trong các trường hợp do cồn trùng đốt, bỏng ở độ 2, bỏng do hóa chất (Theo
Huỳnh Văn Kháng, 2000).
Viêm hóa mủ
Là loại viêm trong đó dịch rỉ viêm thành phần chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính sống
hoặc chết kết hợp với tổ chức hoại tử đã bị men phân giải protein làm tan rữa thành nước,
cùng với huyết thanh, tơ huyết và một số tế bào khác như lympho bào, đại thực bào (viêm
hóa mủ mãn tính). Men phân giải protein phần lớn là do bạch cầu tan rữa và do vi khuẩn
sinh ra. Trạng thái của mủ phụ thuộc vào nguyên nhân và điều kiện hình thành ra nó. Mủ
lỏng thường do liên cầu trùng (streptococcus), mủ sền sệt do tụ cầu trùng (Staphylococcus),
mủ đặc do bị cơ thể hấp thu nước. Màu của mủ có thể có màu trắng sữa, trắng xám hoặc
màu vàng kem là do các loại cầu khuẩn gây ra. Mủ có màu đỏ nâu, đỏ thẫm, màu máu cá là
của các loại vi khuẩn yếm khí sinh ra (Theo Huỳnh Văn Kháng, 2000).

Trung
tâmmủ
Học
liệulớnĐH
Thơ
học
tập và nghiên
cứu
Viêm hóa
phần
là Cần
do các
loại@
vi Tài
trùngliệu
như:
Streptococci,

Staphylococci,
Corynebacterium pyogenes, Corynebacterium renale và Actinobacilus, Pasteurella, Listeria
monocytogenes (Theo Nguyễn Văn Khang, 2004).
Ngoài ra các loại hóa chất có tính kích thích mạnh đối với tổ chức như dầu bã đậu, tinh dầu
thông, canxi clorua cũng gây viêm hóa mủ (Theo Huỳnh Văn Kháng, 2000), Nitrat bạc, thủy
ngân…(Theo Nguyễn Văn Khang, 2004).
* Một số biểu hiện của viêm hóa mủ (Theo Nguyễn Văn Khang, 2004).
- Biểu Hiện đại thể: sau vài giờ, chỗ viêm mủ sưng, đỏ, nóng, đau khi bị va chạm. Sau 4-5
giờ nữa sẽ có phần lỏng, mềm bên trong. Chỗ mềm sẽ là miệng ổ mủ.
- Biểu hiện vi thể: Vi trùng tạo vùng mô hoại tử và các bạch cầu trung tính xâm nhập vào mô
này rất nhiều để thực bào vi trùng, tiêu hóa mô và bị thoái hóa bởi các độc tố do vi trùng tiết
ra, tiết chất viêm sẽ chuyển dạng thành mủ. Quanh vùng hóa mủ này sẽ tích tụ nhiều đại
thực bào cũng như các mao mạch mới sinh, tạo thành giới hạn gọi là màng mủ. Sau đó, các
sợi phôi bào sẽ tạo ra bao mô liên kết bên ngoài.
* Những dạng bệnh tích mủ (Theo Nguyễn Văn Khang, 2004).

Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

9

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Mủ trong mô liên kết:
Bọc mủ-abcess là loại viêm mủ có bao rõ rệt, có thể có một bọc mủ lớn hoặc có nhiều bọc
mủ nhỏ. Có 2 loại: bọc mủ nóng mang tính chất cấp tính, bọc mủ lạnh mang tính chất mãn

tính, bao liên kết sợi rất dày.
Mủ lan tràn dưới da:
mủ lan tràn trong mô liên kết, dễ xâm nhập mô khác và không có giới hạn. Mủ thường mềm
lỏng, mô hoại tử lẫn với dịch phù và hồng cầu.
Mủ trong xoang cơ thể:
- Mủ trong xoang thanh mạc (viêm màng phổi, viêm màng bao tim, viêm phúc mạc có mủ).
- Mủ trong xoang niêm mạc (mủ trong tử cung, viêm xoang có mủ).
Mủ trong da:
- Nốt mủ: Mủ tập trung trong lớp biểu bì, ở lớp sừng như nốt mủ trong bệnh Carre trên chó
hoặc sâu gần lớp bì như mủ đậu, chàm.
- Mụn mủ: viêm có mủ trong các tuyến bã nang chân lông thường do Staphylococcus gây ra.
- Mủ có trong vết thương trên da nếu có vi trùng sinh mủ xâm nhập.

Trung
tâmsinh
Học
liệu
ĐHVăn
Cần
Thơ2000).
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Viêm tăng
(Theo
Huỳnh
Kháng,
Là quá trình viêm trong đó sự tăng sinh của tế bào tổ chức cục bộ chiếm ưu thế, còn hiện
tượng hoại tử, xung huyết, dịch rỉ viêm xuất hiện là thứ yếu. Hiện tượng tăng sinh chủ yếu
phát sinh ở mô kẽ. Trong tổ chức tăng có nhiều đại thực bào, lympho bào và tế bào plasma
hậu quả của viêm tăng sinh thường làm cho tế bào tổ chức bị xơ hóa, bị cứng lại. Nếu trong
các xoang bị viêm tăng sinh sẽ làm cho xoang hẹp thậm chí tắc lại như viêm ống dẫn sữa ở

bầu vú, viêm tăng sinh bao dương vật… gây tắc tia sữa và hẹp bao dương vật.
Viêm sung huyết (Theo Nguyễn Văn Khang,2004)
Là loại viêm trong đó nổi bật nhất là hiện tượng xung huyết tĩnh mạch.
Đây là loại viêm cấp gây ra bởi các tác nhân gây bệnh nặng và thời gian gây bệnh ngắn.
Biểu hiện đại thể
- Cơ quan nhuộm màu đỏ lan rộng, khi cắt có máu chảy nhiều.
- Trên mô liên kết và các thanh mạc mạch máu nổi lên rất rõ.
- Trên các niêm mạc như xoang mũi hay ruột thường có tăng tiết chất nhầy.
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

10

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Biểu hiện vi thể:
- Có sự giãn ra của các tiểu động mạch, mao mạch và tiểu tĩnh mạch bên trong chứa đầy
hồng cầu.
Viêm xuất huyết
Viêm xuất huyết là thể quá cấp của viêm xung huyết, trong quá trình viêm ngoài hiện tượng
xung huyết còn có máu tràn ra khỏi mạch.
Yếu tố gây viêm mãnh liệt làm thương tổn huyết quản tới mức chúng vỡ ra gây xuất huyết
vào mô: các hóa chất độc (arsenic, Chloroform), các bệnh vi trùng gây xuất huyết trầm trọng
như thán thư (black leg), nhiệt thán (anthrax), tụ huyết trùng (pasteurellosis, dịch tả heo.
Nếu xuất huyết bao tử hay đoạn đầu ruột non phân sẽ có màu nâu hay đen, xuất huyết ở phần
ruột già, manh tràng máu sẽ đỏ tươi do không có acid hematin. Thú xuất huyết nhiều sẽ chết

vì thiếu máu.
Biểu hiện đại thể:
Bệnh tích xung huyết thường kết hợp với đốm xuất huyết lan rộng hoặc phân tán, cơ quan có
các đốm đỏ, điểm đỏ nổi lên như vân cẩm thạch
Biểu hiện vi thể:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Các mạch máu xung huyết, kèm theo nhiều hồng cầu ở ngoài mạch và lan tràn trong mô liên
kết. Nếu xuất huyết nặng, hồng cầu sẽ che lấp cấu trúc cơ quan.

2.3. U (Tumor)
2.3.1. Định nghĩa (Theo Trần Thị Minh Châu, 2000)
U là khối mô tân tạo được hình thành do sự tăng sản bất thường của các tế bào thường tồn
tại lâu dài hoặc là vĩnh viễn trên sinh vật. u có thể tiến triển lành tính (u lành) hoặc là ác tính
(ung thư) và có những đặc tính sau đây:
- Sự sinh sản của chúng không được kiểm soát.
- Không có nhiệm vụ hữu ích.
-Sắp xếp hỗn độn.
2.3.2. Các loại khối u thường thấy (Theo Huỳnh Văn Kháng, 2000)
Có nhiều loại khối u trên cơ thể gia súc, nhưng về mặt lâm sàng có mấy loại thường thấy
sau:

Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

11

GVHD: Nguyễn Văn Biện



Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Khối u xơ (Fibroma)
Nó là loại khối u lành do sự tăng sinh của tổ chức liên kết gây nên. Nó thường phát sinh ở
màng cơ, hoặc giữa các tổ chức liên kết, ở các tuyến sữa, tuyến mồ hôi, buồng trứng, tử
cung… căn cứ vào độ cứng mềm của nó mà người ta chia làm hai loại: U cứng và u mềm.
U cứng (Fibroma durum): nó là loại khối u lành do sự tăng sinh của tổ chức liên kết cứng
bao gồm tế bào sợi, nguyên bào sợi, sợi chum, sợi hồ. u xơ cứng thường gặp ở tất cả các loại
gia súc, gia cầm. nó phát triển trên cơ thể bất kì ở chỗ nào có mô liên kết, nhưng hay thấy
nhất là trên da, dưới da, niêm mạc, tương mạc, màng xương, trong mô liên kết của tử cung,
âm đạo…
Nó là một khối cứng hình cầu, mặt cắt có màu trắng xám có hình của các sợi. Nó được bao
bọc xung quanh bằng một lớp vỏ bằng mô liên kết. nó phát triển rất chậm, độ to nhỏ không
đều nhau từ 1mm đến vài cm về cấu tạo vi thể nó bao gồm nhiều sợi hồ dính sát với nhau
trong đó có một ít tế bào sợi (Fibroblast), các sợi hồ này sắp xếp theo các hướng khác nhau.
U xơ mềm (Fibroma molle) nó thường xuất phát từ mô liên kết dưới da. Nó có thể xuất hiện
ở bất cứ vùng nào trên da, ít khi có trong các cơ quan khác. Thường phát sinh ở chỗ da bị tổn
thương. Nó là một khối u mềm, dễ nát, thường có chân dài, được bao bọc bằng một vỏ mềm,
mặt cắt màu trắng xám.

Trung
tâm
liệu ĐH
Cần
@ Tài
tập
Về vi thể
nó Học

gồm những
tổ chức
liênThơ
kết thưa
chứa liệu
nhiềuhọc
tế bào
xơ và
sắp nghiên
xếp xung cứu
quanh
mạch quản đôi khi cũng có những sợi hồ.
U dạng đầu vú (papillome)
Khối u dạng đầu vú là loại khối u lành của liên bào phủ, bao gồm liên bào và tổ chức liên
kết. nó xuất phát từ biểu bì của da và niêm mạc, trên vách của các ống tuyến phân tiết, tuyến
sữa. khối u này ở chó có thể to bằng hạt đậu hoặc bằng ngón tay cái. Khối u thường có chân
rất to, đôi khi có thể di động, nó sinh trưởng rất chậm. về hình dáng nó có thể là những khối
hình bán cầu hình bầu dục, hình hoa xúp lơ có màu trắng xám hay màu nâu xám. U dạng đầu
vú nếu hình thành trên các ống tuyến làm cho cơ năng bài tiết của các tuyến bị trở ngại. nó
phát sinh ở tuyến sữa làm tắc ống dẫn sữa của đầu vú, lượng sữa giảm hoặc mất hoàn toàn.
Khối u sắc tố
U sắc tố là những khối u hình nấm, hình cầu, có màu nâu đen hay màu đen thường thấy ở da,
tổ chức dưới da, ít khi thấy ở các tổ chức khác của cơ thể, màu đen là trong tế bào khối u
chứa nhiều hạt melanin. Lượng sắc tố màu đen chứa trong khối u to bằng nắm tay. Khối u
thường phát sinh ở vùng hậu môn, cuốn đuôi, đầu và vai. Những u sắc tố mà không di căn
thì thuộc loại u lành có tên là Melanoma, khối u lớn nhanh theo cách lan tràn, gây lở loét, di
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

12


GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

căn thuộc loại u ác tính. Khối u sắc tố tiết dịch màu đen vào giữa các tổ chức mới sinh, nó
hình thành từng khu vực, cũng có thể di chuyển đến toàn thân, giống như triệu chứng u ác
tính.
Trên bề mặt khối u nhiều khi bị lở loét có màu đen đậm như được bôi một lớp mực đen. Về
hình dáng nó to nhỏ khác nhau.
Bệnh ở giai đoạn đầu, gia súc không có triệu chứng toàn thân. Khi tế bào khối u di chuyển
đến hình thành khối u ở các khí quan nội tạng như phổi, gan, lá lách, màng treo ruột nó gây
nên những khối loạn toàn thân, gây thiếu máu và nhiễm trùng kế phát rất nguy hiểm. Do đó
cần phải tiến hành phẩu thuật kịp thời để loại bỏ toàn bộ khối u ra khỏi cơ thể gia súc. Khi
tiến hành phẩu thuật cần phải chuẩn bị thật kĩ việc cầm máu.
U mỡ (Lipoma)
Nó là loại khối u lành, phát triển chậm, không di căn, không tái phát sau khi được phẩu
thuật.
U mỡ có thể phát sinh ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể gia súc có u mỡ, nó thường có ở
màng treo ruột. Nó hình cầu có vỏ bao bọc, bề mặt gồ ghề hoặc trơn nhẵn, chân dài, màu
giống như tổ chức mỡ bình thường trong cơ thể bao gồm nhiều tế bào mỡ, kích thước khác
nhau tập trung thành thùy, lẫn trong đó là tổ chức liên kết có mạch máu xen lẫn vào những tế
Trung
Học
liệu
ĐHthành
Cầnthục.
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

bào mỡtâm
đã thành
thục
và chưa
2.4. Thành phần và tác dụng một số loại thuốc sử dụng điều trị bệnh ở hệ sinh dục ở
bệnh xá thú y
2.4.1. Nước muối sinh lý (Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ. 1997)
Dung dịch tiêm Natri Clorid 0.9%
Tên khác: Nước muối sinh lý, sinh lý mặn, dung dịch Natri Clorid đẳng trương.
Tác dụng
Natri Clorid dùng ngoài có tác dụng sát khuẩn, làm tan các dịch nhầy, các tế bào chết, chất
bẩn ở các vết thương và ổ viêm. Ngoài ra, Natri Clorid đóng vai trò quan trọng trong hàng
loạt các quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống. Trường hợp tiêm tĩnh mạch, dung dịch
Natri Clorid 0.9% làm tăng lượng dịch thể, tăng tuần hoàn và phục hồi huyết áp khi bị
choáng ngất. Mặc khác nước muối sinh lý còn có vai trò cung cấp và cân bằng các chất điện
giải cho cơ thể trong các trường hợp mất máu, ỉa chảy, nôn mửa, mất nước… Trong các
trường hợp bị ngộ độc, nước muối sinh lý làm loãng các chất độc và tăng cường đào thải,
giải phóng chúng ra khỏi cơ thể qua việc tăng bài tiết ở thận. Nếu đưa một lượng lớn nước
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

13

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

muối sinh lý vào trong cơ thể sẽ gây phá vỡ cân bằng điện giải của cơ thể và làm loãng các

chất keo.
Chỉ dẫn
Chữa mất nước cho cơ thể trong những trường hợp chảy máu nhiều, nôn mửa, tiêu chảy
nhiều, bị bỏng rộp…
Cân bằng các chất điện giải trong các trường hợp mất nước.
Các trường hợp nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
Làm tăng huyết áp khi bị choáng ngất.
Thụt rửa dạ con, âm đạo và các vết thương.
Làm dung môi hòa tan thuốc tiêm, các loại vaccin, pha tinh dịch…
Liều lượng và cách sử dụng
Liều lượng: dùng theo hướng dẫn của bác sỹ.
Cách sử dụng: tiêm tĩnh mạch.
2.4.2. Glucosa 5% (Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ. 1997)
Tên khác:
Dextrose,
Glucose.
Trung
tâm
Học liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tác dụng
Glucosa là chất dinh dưỡng dễ hấp thụ, được chuyển hóa và sản sinh năng lượng phục vụ
cho hàng loạt các chức năng sinh học của cơ thể sống hoạt động, đặc biệt là chức năng cơ
tim, hệ cơ trơn, cơ vân, chức năng gan và thận…
Tác dụng của glucosa làm tăng cường giải độc của gan, điều hòa lượng calci trong máu ở
thành cơ tim, các hệ cơ vân và cơ trơn làm dãn thành mạch máu gây lợi tiểu, kéo dài tác
dụng của Adrenalin và các chất giảm đau, kích thích quá trình trao đổi chất, hấp thụ các
vitamin, các chất khoáng… dãn mạch máu làm lợi tiểu, duy trì áp lực thẩm thấu của thành
mạch, tăng cường tuần hoàn, tăng cường dịch thể, làm tăng huyết áp. Dung dịch ưu trương
(40%) glucosa làm tăng cường hoạt động của hệ lưới nội mô, kích thích đông máu, điều hòa

nước trong cơ thể, tăng cường chức năng gan.
Chỉ dẫn
Nhiễm độc gan do chất độc, nấm mốc, thức ăn…
Cơ thể gầy yếu, những khi mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn máu, những bệnh nội
khoa.
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

14

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Động vật làm việc nặng nhọc, nhất là mùa hè nóng nực.
Choáng ngất do hạ đường huyết, sau khi mổ.
Những bệnh cấp tính, mãn tính cơ tim. Tê liệt, quỵ sau khi đẻ.
Những trường hợp mất máu, chảy máu.
Cân bằng các chất điện giải dịch thể nhất là sau khi chảy máu, mất nước do ỉa chảy, nôn
mửa.
Liều lượng và cách sử dụng
Liều lượng: dùng theo hướng dẫn của bác sỹ.
Cách sử dụng: tiêm vào tĩnh mạch.
2.4.3. Atropin (Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ. 1997)
Tác dụng
Atropin tác dụng phong tỏa hệ thống M-Cholin-phản ứng, từ đó ức chế chức năng của tế bào
và mô cảm nhận Acetylcholin-phản ứng tương tự như trường hợp liệt các dây thần kinh phó
giao cảm, gây giảm tiết dịch của các tuyến ngoại tiết như: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, các

tuyến dịch vị dạ dày, phế quản, tuyến tụy và cả tuyến sữa, làm giảm trương lực của các hệ cơ
Trung
tâm
Học
liệuruột-dạ
ĐH Cần
Thơmật
@ và
Tài
liệutiếthọc
tậplàm
vàgiãn
nghiên
trơn ở phế
quản,
đường
dày, đường
đường
niệu…,
đồng tửcứu
(làm
chùng cơ Sphincter pupillae và cơ dilatator pupillae), làm liệt điều tiết mắt và mắt trở nên
viễn thị (tác dụng này kéo dài từ 3-7 ngày), kích thích tim đập mạnh và kích thích trung tâm
thở ở hành não.
Chỉ dẫn
Giải độc với các trường hợp nhiễm độc M-Cholino-mimetica, M- và
H- Cholinomimetica như: Acetylcholin, pilocarpin, Carbocholin, Nyvalin, Physostigmin,
các thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ các hợp chất photpho hữu cơ, nhiễm độc digitalis.
Giảm tiết dịch ngoại tiết, kích thích hệ thần kinh trung ương, nhịp thở và nhịp tim.
Dùng trong những trường hợp ngộ độc Morphin và các chất ma túy khác.

Giảm trương lực cơ trơn, cắt những cơ co thắt cơ trơn như đau thắt ruột, dạ dày, đường tiết
niệu, đường mật…
Giảm đau toàn thân.
Dùng nhỏ mắt giãn đồng tử để khám đáy mắt…
Chống chỉ định: bệnh tim mạch, huyết áp cao…
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

15

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Liều lượng và cách sử dụng
Liều lượng: 0.1ml/kg.
Cách sử dụng: tiêm dưới da.
* Chú ý:
Khi dùng Atropin thường gặp các phản ứng phụ như khô miệng, giãn đồng tử, loạng choạng,
run rẩy cơ, tứ chi, ở động vật nhai lại-gây chướng bụng, đầy hơi.
Nếu nhiễm độc atropin thi tiêm pilocarpin.
2.4.4. Oxitocin (Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ. 1997)
Dung dịch tiêm hormon thúc đẻ
Tác dụng
Oxitocin là dung dịch trong suốt, không đạm của Oxitocin tổng hợp, nhưng có tác dụng hoàn
toàn giống Oxitocin thiên nhiên thu từ thùy sau tuyến yên.
Oxitocin tác dụng chọn lọc lên hệ cơ trơn của tử cung, ruột non, ruột già, thành mạch máu,
ống dẫn mật, đường tiết niệu, cũng như đường tiết sữa.

Đặc tính đặc trưng của Oxitocin là làm tăng độ bền và linh động của hệ cơ trơn, cơ vòng của

Trung
Họccủaliệu
ĐH được
Cầntăng
Thơ
tập và nghiên
dạ con. tâm
Tác dụng
Oxitocin
lên @
theoTài
hàmliệu
lượnghọc
của Oestrogen
trong máu.cứu
Chỉ dẫn
Dùng cho các gia súc cái:
Thúc đẻ, rặn đẻ yếu do co bóp dạ con yếu (khi cổ tử cung đã mở).
Chữa liệt dạ con, sót nhau và tống nhau, các dịch ứ ở dạ con ra ngoài.
Chữa chảy máu dạ con, liệt ruột, bí đái, liệt mật…
Nhanh chóng hồi phục vị trí và chức năng của dạ con sau khi đẻ.

Kích thích tiết sữa, chữa viêm vú, tắc sữa, viêm dạ con (giải phóng sữa, dịch mủ ứ để bơm
thuốc vào).
Liều lượng và cách dùng
Liều lượng: 5-20 đơn vị trên chó.
Cách sử dụng: Tiêm bắp thịt (I.M), dưới da (S.C), hoặc tiêm tĩnh mạch (I.V.).


Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

16

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

* Chú ý:
Nếu tiêm tĩnh mạch, dùng liều bằng ½ liều chỉ định trên, pha với dung dịch đường glucosa
5%, tiêm chậm tĩnh mạch.
Không chỉ định cho gia súc đang chửa.
Nếu để kích tiết sữa, có thể dùng liều cao hơn.
2.4.5. Vitamin C 5% (Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ. 1997)
Dung dịch Acid Ascorbic 5% tiêm.
Tác dụng
Acid Ascorbic tham gia trong các quá trình của phản ứng oxy hóa khử và hô hấp của tế bào.
Nó làm giảm sự rò rỉ, thẩm lậu qua các màng sinh học, làm bền vững thành mạch, từ đó có
tác dụng chống xuất huyết và tác dụng hạn chế, ngăn cản những phản ứng gây viêm, thẩm
lậu, thoát dịch cũng như các phản ứng dị ứng…
Vitamin C biểu hiện khả năng tiêu độc và chống mẫn cảm tốt, nó tương tác trực tiếp quá
trình trao đổi acid folic, từ đó kích thích quá trình tạo hồng cầu, tăng cường chức năng lưới
nội mô, tăng cường khả năng miễn dịch, kháng bệnh của cơ thể, tác dụng kích thích hoạt
động các tuyến nội tiết như tuyến thượng thận, từ đó làm vững chắc và ổn định Adrenalin,
Trung
tâm
liệucác

ĐH
Cầnsteroid,
Thơ cân
@ bằng
Tài liệu
tậpquá
vàtrình
nghiên
giúp quá
trìnhHọc
tổng hợp
hormon
và ổn học
định các
trao đổicứu
chất,
nhất là trao đổi đường bột, muối khoáng cũng như sử dụng glucosa trong cơ bắp, tích lũy
glucogen ở gan và các cơ bắp… Vitamin C có tác dụng chống đông máu, tăng cường dịch
vị, kích thích nhu động đường ruột, kích thích tiêu hóa, ngon miệng, ăn nhiều và tăng trưởng
của gia súc.
Trong thú y, người ta sử dụng vitamin C không như một thuốc chống bệnh Scorbus (bệnh
viêm lợi), mà sử dụng nó như một thuốc phòng chống mọi sự tấn công của các bệnh nhiễm
khuẩn, nhiễm siêu vi trùng và các bệnh tật khác.
Thiếu vitamin C thường thấy ở chó với các triệu chứng thiếu máu, kém ăn, gầy còm, trên da
có nhiều điểm xuất huyết, lông xơ xác, rụng nhiều, sưng lợi, răng lung lay.
Chỉ định
Những chứng thiếu hụt vitamin C nói chung.
Bệnh viêm màng fibrin.
Các bệnh nhiễm khuẩn, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa, phục hồi sức khỏe
sau khi ốm dậy.

Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

17

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Bệnh phù tim, chảy máu, xuất huyết, những trạng thái rò rỉ, thẩm lậu dịch…
Các dị ứng như: xuất huyết, mề đay, mẩn ngứa, sốt dị ứng mùa…
Trường hợp nhiễm độc arsen (thạch tín), các kim loại nặng, phenol…, ngộ độc thuốc
sulfonamid, Barbiturat, Oestrogen tổng hợp, cồn…
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, động vật chửa, đẻ con, gia súc cao sản, làm việc nặng
nhọc.
Tăng cường hoạt động các tuyến nội tiết, như tuyến yên, tuyến thượng thận.
Dùng khi thời tiết nóng bức hay quá lạnh, độ ẩm cao,…
Liều lượng và cách sử dụng
Liều lượng: dùng theo hướng dẫn của bác sỹ thú y.
Cách sử dụng: tiêm bắp thịt dưới da hoặc tĩnh mạch.
2.4.6. F2 α -Prostaglandin (Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ. 1997)
Thuốc gây động dục
Tên khác: Prostaglandin, Estrophan (Tiệp khắc cũ), Dinoprost.
Tác dụng
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
F2 α -Prostaglandin là một hormon tổng hợp. prostaglandin có tác dụng đặc biệt làm tan thể
vàng ở buồng trứng, tăng cường co bóp của hệ cơ trơn, đặc biệt hệ cơ trơn của dạ con, âm

đạo, kích thích sự phát triển của noãn nang buồng trứng, chín trứng, chuẩn bị dạ con để
trứng thụ thai có thể làm ổ và từ đó dẫn đến gia súc cái động dục và rụng trứng, kích thích
tác dụng mạnh lên hệ cơ trơn của dạ con và gây các tác dụng thụt rửa, đẩy các chất bẩn, khí
hư và dịch viêm trong dạ con ra ngoài, gây đẻ sớm và gây sẩy thai nhân tạo, kéo dài thời kì
thai nghén là phụ thuộc vào sự bài tiết Progesteron của thể vàng. Quá trình tan thể vàng vào
cuối giai đoạn chửa làm giảm lượng Progesteron, còn hàm lượng Prostaglandin và Estrogen
trong cơ thể tăng dần…
Chỉ dẫn
Gây động dục hàng loạt cho bò sữa, bò hậu bị, lợn nái, dê cái…
Những trường hợp không động dục do tồn tại thể vàng hoặc động dục ẩn.
Bệnh viêm dạ con mạn tính, u nang buồng trứng.
Gây sẩy thai do chết lưu thai hoặc cho đẻ sớm khi cần thiết.
Ở trường hợp viêm dạ con mạn tính:
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

18

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Sự hiện diện của thể vàng và không thấy chu kì động dục
Sau khi tiêm sẽ xuất hiện trương lực bình thường của dạ con và thụ tinh có thể kết quả trong
khi xuất hiện động hớn.
Một số trường hợp viêm dạ con, tiêm nhắc lại lần thứ hai vào ngày thứ 10-14, đồng thời sử
dụng kháng sinh liệu.
Ở trường hợp làm sảy thai nhân tạo:

Gây sảy thai khi thụ thai không như ý hay có tai nạn rủi ro phải cứu con mẹ.
Khoảng ngày thứ 7 đến ngày thứ 150 của thời kì thai nghén, thể vàng hiện diện để giữ thai.
Tiêm 7ml sẽ dẫn đến tan thể vàng và sảy thai sẽ xảy ra trong vòng 15 ngày. Hãy xem cẩn
thận liệu bào thai có qua được cổ tử cung không. Tỷ lệ khỏi bệnh trong các trường hợp này
còn phụ thuộc vào giai đoạn nào của thời kì thai nghén.
Chống chỉ định:
Động vật đang chửa, những bệnh hen suyễn mãn tính.
Liều lượng và cách sử dụng
Liều lượng: 0.25ml/kg.

Trung
liệubắpĐH
Cách sửtâm
dụng:Học
chỉ tiêm
thịt.Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
* Chú ý:
Không được tiêm tĩnh mạch.
Không cho phụ nữ có thai, những bệnh nhân bệnh hen suyễn hay các bệnh đường hô hấp
tiếp súc với thuốc.
Khi dùng thuốc có vây ra da tay, chân phải rửa sạch bằng nước và xà phòng.
Áp dụng các biện pháp vô trùng trong quá trình tiêm.
2.4.8. Shotapen L.A (Theo công ty Virbac)
Huyền dịch kháng sinh dùng tiêm có tác động kéo dài
Mô tả
Shotapen L.A là một huyền dịch dùng tiêm cho tác động dài chứa 2 loại kháng sinh là
penicillin G và Dihydrostreptomycin. Penicillin G trong sản phẩm hiện diện dưới 2 dạng:
Penicilline G procaine tạo hiệu quả nhanh chóng tức thời trong khi Penicillin G Benzathine
cho tác động chậm hơn và kéo dài trong 5 ngày.
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp


19

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Sự kết hợp Penicillin – DHS tạo cho Shotapen L.A một phổ tác động rộng lớn và một hiệu
quả diệt khuẩn hữu hiệu trên các vi khuẩn Gram dương và âm, vi khuẩn đường ruột và xoắn
khuẩn.
Chỉ định
Shotapen L.A được chỉ định trong việc điều trị rất nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy
cảm, đặc biệt là viêm vú, viêm tử cung, viêm phổi, nhiễm trùng huyết.
Liều lượng và cách dùng
Liều chỉ định: 1ml/10kg thể trọng. Một mũi tiêm duy nhất cho 72 giờ.
Tiêm bắp
Lắc kỹ trước khi sử dụng
2.4.9. Acepromazin (Nguyễn Phước Tương – Trần Diễm Uyên, 2000).
Acepromazin, dẫn xuất của phenothiazin, tên hóa học là Ethylon – 3 (dimethylamino 3’ –
propyl) 10 – phenothiazin, còn có tên thương phẩm khác là Plegicil, Vettranquil và
Calmivat. Thuốc Bảng B.
Tính chất

Trung
tâmbày
Học
liệu

ĐH
Thơ– @
Tài
học10ml
tậpchứa
và nghiên
cứu
Thuốc trình
dưới
dạng
viênCần
nén 12.5
25mg
và liệu
ống tiêm
10mg trong
1ml
hay ống tiêm 5ml chứa 5mg trong 1ml và dạng cốm 1%.
Tác dụng
Thuốc có tác dụng an thần giống như Chlopromazin: làm suy yếu hệ thần kinh trung ương,
dẫn tới trạng thái yên tĩnh và thư giãn cơ, là chất làm tăng tiềm lực đối với các loại thuốc
ngủ (bacbituric, thuốc phiện) và các chất gây ra an thần cục bộ, làm giảm nhiệt, hạ huyết áp,
chống histamin, chống gây nôn, ức chế Adrenalin, chống sốc, chống co giật.
Chỉ định
Thuốc được dùng cho các gia súc dễ bị kích thích, hung dữ để kiểm tra lâm sàng, hoặc phẩu
thuật (có thể làm giảm 20-30% liều thuốc gây mê), thuốc còn dùng để chăm sóc cục bộ
(miệng, răng, mắt, tai), đóng móng cho ngựa và trâu bò, dùng trong vận chuyển gia súc để
làm giảm tai biến.
Liều lượng và cách sử dụng
Liều lượng:tiêm tĩnh mạch: 1ml/20kg.

Cách sử dụng: cho gia súc nhỏ uống hay tiêm tĩnh mạch, dưới da, bắp thịt, gia súc lớn tiêm
tĩnh mạch hay bắp thịt. Thuốc gây tác dụng trong vòng 15-20 phút (cho uống, tiêm bắp thịt,
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

20

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

dưới da) và 5 phút (tiêm tĩnh mạch) trên chó và 10 phút (tiêm tĩnh mạch) trên ngựa và kéo
dài từ 6-12 giờ.
* Chú ý:
Do tác dụng làm giảm huyết áp nên tránh dùng trong một số trường hợp:
- Trong trường hợp quá liều, thuốc đối kháng chọn lựa là một amin làm tỉnh dậy kiểu
Amphetamin. Trong can thiệp phẩu thuật nhỏ chỉ nên dùng một mình Acepromazin mà
không cần gây tê hoặc với một chất kháng histamin như phenergan.
2.4.10. Vitamin K (Nguyễn Phước Tương – Trần Diễm Uyên, 2000).
Có 2 loại Vitamin K tự nhiên: K1 hay Phylloquinon, K2 hay Mesnaquinon và một loại tổng
hợp K3 hay Mesnadion.
Vitamin K1 có nhiều trong các thực vật xanh, trong bột có medi.
Vitamin K2 được tổng hợp bởi các vi sinh sống trong ống tiêu hóa và sau đó được dự trữ
trong gan. Gia súc chỉ thiếu Vitamin K khi khu hệ vi sinh vật ống tiêu hóa không bảo đảm
nhu cầu của con vật.
Tính chất
Vitamintâm
K1 là

một liệu
chất ĐH
lỏng Cần
sánh như
dầu,
K2và
kếtnghiên
tinh ở nhiệt
độ
Trung
Học
Thơ
@màu
Tàivàng.
liệu Vitamin
học tập
cứu
o

thường và nóng chảy ở 54 C. các Vitamin này đều hòa tan trong dầu, không tan trong nước.
Chúng chịu nhiệt và có sức chóng chịu đối với các chất Oxi hóa. Có hoạt tính hơn các
Vitamin K tự nhiên.
Tác dụng
Vitamin K tham dự vào sự tổng hợp prothrombin. Gần đây, người ta thấy Vitamin K tham
gia vào tổng hợp Protein xương, duy trì canxi trong xương, chóng chứng loãng, xốp xương.
Vitamin K có khả năng chống độc do độc tính của coumarin dẫn tới thiếu máu, chảy máu,
kéo dài thời gian đông máu.
Trong thực tế chứng thiếu Vitamin K chỉ thấy ở gia cầm do sự tổng hợp vitamin của khu hệ
vi sinh vật của chúng tỏ ra nghèo nàn.
Chỉ định

Vitamin K được dùng trong các trường hợp chảy máu do suy nhược chức phận gan, chứng
vàng da do tắc mật, viêm võng mạc xuất huyết, sau phẫu thuật được gây mê bằng Clorofooc,
hội chứng chảy máu do suy giảm prothrombin hay thiếu Vitamin K do uống thuốc diệt
khuẩn, diệt cầu ký trùng làm rối loạn khu hệ vi sinh vật đường ruột.
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

21

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

Vitamin K không có tác dụng với bệnh ưa chảy máu và ban xuất huyết mà hiệu giá
prothrombin vẫn bình thường, nó còn được dùng trong chứng vàng da và xơ gan.
Liều lượng và cách dùng
Đề phòng chứng thiếu Vitamin K cần cho ăn đủ rau xanh, lá bắp cải, cỏ medi hay dùng
Vitamin K tổng hợp bổ sung vào phẩu phần. Để điều trị dùng chế phẩm Vitamin K3 tổng
hợp cho uống hay tiêm. Độc tính của thuốc rất thấp, không ngại xảy ra tai biến.
Chó bị chảy máu: tiêm 5mg Vitamin K, tiêm nhắc lại 8-12 giờ tùy theo mức độ chảy máu.
Liều lượng: 2ml/con.
2.4.11. Metronidazol (Nguyễn Phước Tương – Trần Diễm Uyên, 2000).
Metronidazol là dẫn chất của Imidazol.
Tính chất
Metronidazol cụ thể là dẫn chất của nitro-imidazol [(Hydroxy-2-ethyl)-methyl-2-nitro-5
imidazol].
Thuốc có dạng bột kết tinh có màu kem, trở nên bị đen khi gặp ánh sáng, ít hòa tan trong
nước. Thuốc hấp thụ tốt bởi niêm mạc đường tiêu hóa và bị bài tiết chủ yếu bởi nước tiểu và

có thể làm
choHọc
nướcliệu
tiểu có
màuCần
nâu đỏ.
Trung
tâm
ĐH
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tác dụng
Metronidazol có hoạt tính đối với các nguyên trùng có roi (Trichomonas, Histomonas,
Lambia…), các amip và các trực khuẩn kỵ khí.
Chỉ định
Trong thú y, Metronidazol được dùng để điều trị các bệnh do Trichomonas ở chó, mèo và
gia cầm mà chủ yếu là bồ câu.
Liều lượng
Cho gia súc uống viên nén, dung dịch thuốc uống với liều:
25mg/kg thể trọng.
* Chú ý:
Đôi lúc thuốc được kết hợp với kháng sinh Spiramycin (gây tác dụng hiệp đồng).

Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

22

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y


SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

2.4.12. Vincristine (Dana Allen, 1993).
Chỉ định
Vincristine là một loại thuốc được dùng để điều trị khối u lymphoid, khối u hematopoietic,
khối u tuyến vú ở mèo, bướu vịt, khối u hoa liễu ở chó và bệnh làm giảm tiểu cầu. Thuốc
thường được dùng kết hợp với các loại thuốc khác.
Chống chỉ định
Thuốc nên sử dụng cẩn thận ở những con vật có bệnh ở gan, bệnh giảm bạch cầu, nhiểm
trùng do vi khuẩn, bệnh tiền thần kinh.
Vincristine ít phản ứng thuốc hơn so với vinblastine, nguyên nhân là do nó chỉ làm giảm nhẹ
lượng bạch cầu. tuy nhiên nó có tác động mạnh đến thần kinh ngoại biên (gây liệt hồi tràng,
táo bón, …). Trường hợp tiêm vào mô sẽ gây xây xát mô và hoại tử. để loại trừ lượng thuốc
ở vùng mô này ta dùng sodium bicarbonate (8.4%), dexamethasone hoặc hyaluronidase (150
µ g/ml) hoặc DMSO.
Mặc khác nó có thể làm tăng enzymes của gan, tiết ra ADH không thích hợp, đau hàm, rụng
lông, đau dạ dày.
Tác động của thuốc

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nếu có sự tồn tại của asparaginase sẽ góp phần làm nhiễm độc trung ương thần kinh, tác
động này sẽ giảm nhẹ nếu asparaginase đã được hấp thu sau khi dùng vincristine.
Liều lượng và cách sử dụng
Liều lượng:0.025ml/kg/tuần, dùng từ 3-6 tuần.
Cách sử dụng: tiêm tĩnh mạch.
2.5. Các bệnh ở hệ sinh dục (Theo Nguyễn Văn Biện, 2001)
2.5.1. Bệnh tích mủ tử cung (pyometra)
Bệnh tích mủ tử cung hay viêm mủ tử cung có thể xảy ra trên cả chó và mèo cái, thường

những vi trùng ở tử cung bệnh cũng giống như từ âm đạo.
Nguyên nhân
Những rối loạn về nội tiết tố, sự lên giống dẫn đến gây bất thường ở nội mạc tử cung thường
là điều kiện dẫn đến nhiễm trùng tử cung. Trong hoạt động sinh dục, khi mức độ
progresterone tăng lên thì nội mạc tử cung phát triển trong khi các hoạt động của cơ tử cung
giảm đi, kế đó là sự tăng sinh nội mạc tử cung và cuối cùng là sự tiết dịch tử cung tăng lên.
Dịch tiết từ các tuyến tử cung là môi trường rất tốt cho vi trùng phát triển. Hệ vi khuẩn ở âm
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

23

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

đạo là nguồn chủ yếu xâm nhập lên gây nhiểm trùng tử cung, có lẻ vi trùng này xâm nhập
lúc cổ tử cung dãn nở trong thời kì tiền lên giống. ngoài ra vi khuẩn đường tiết niệu và vi
khuẩn huyết cũng là nguồn bệnh đáng chú ý. Escherichia coli là vi khuẩn đáng kể nhất trong
tình trạng này. Mặc dù vậy các vi khuẩn như Staphylococcuc, Proteus spp, Streptococcuc,
Pseudomonas, và một số loại vi khuẩn khác cũng tìm thấy khi phân lập.
Triệu chứng
Các triệu chứng lâm sàng thường tùy thuộc vào sự mở hay đóng của cổ tử cung và mức độ
bệnh của tử cung.
Trường hợp viêm mủ tử cung mở thì dịch tiết có mủ lẫn máu từ âm đạo có thể xuất hiện 4-8
tuần sau khi lên giống. Những dấu hiệu khác có thể thấy như lừ đừ, suy nhược, tiểu nhiều,
khát nước nhiều, không thèm ăn và ói mửa. Khi khám lâm sàng thì ngoài các triệu chứng
trên ta có thể thấy tử cung nở lớn, và có dịch tiết với mủ lẫn máu từ âm đạo chảy ra. Trong

bệnh này thì con vật có thể sốt hoặc không sốt, nếu có sốt thì thấy tim đập yếu nhanh.
Trường hợp viêm mủ tử cung đóng thì các triệu chứng bên ngoài có vẻ ít trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, thực tế thì các trường hợp này khi ta chẩn đoán sẽ thấy chó còn bệnh nặng hơn vì
cổ tử cung đóng không cho phép các dịch bài xuất ra ngoài nên bệnh âm ỉ bên trong, người
chủ không chú ý đến. Ở những trường hợp này chỉ thấy dấu hiệu suy nhược, bỏ ăn, bụng
Trung
Thơ ói@mửa
Tàivàliệu
học Ói
tập
và nghiên
căng, tửtâm
cungHọc
nở lớn,liệu
tiểu ĐH
nhiều,Cần
khát nước,
tiêu chảy.
thường
xảy ra do cứu
nhiễm
độc huyết và rối loạn chức năng thận. Những triệu chứng trên có thể diễn biến nhanh làm
cho con vật mất nước nghiêm trọng, sốc, hôn mê và chết.
Chẩn đoán
Việc khám bệnh nên bắt đầu bằng cách hỏi bệnh sử, đến khám lâm sàng rồi kết hợp với việc
chụp X quang vùng bụng. Việc chẩn đoán sẽ gặp khó khăn khi không biết rõ lịch sử bệnh,
dịch tiết từ âm đạo không phát hiện, hoặc có sự tiết dịch mà không thấy hiện tượng nở lớn tử
cung. Trong những trường hợp này thì cần thực hiện những phương pháp khám đặc biệt như
siêu âm, nội soi âm đạo, mổ ổ bụng. Cần chẩn đoán phân biệt với viêm âm đạo, và các
trường hợp khác gây ra tiểu nhiều, khát nước, có dịch tiết từ âm đạo với màu nho chín.

Điều trị
Có hai phương pháp điều trị là mổ cắt bỏ buồng trứng và tử cung và dùng prostaglandin.
Phương pháp giải phẫu:
Cắt bỏ buồng trứng và tử cung là phương pháp trị liệu hiệu quả nhất, trừ trường hợp muốn
tận dụng chó tiếp tục cho đẻ. Tuy nhiên những con có vấn đề về sức khỏe thì rất nguy hiểm
khi thực hiện phương pháp này. Với những trường hợp nặng thì cần điều trị thật tích cực
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

24

GVHD: Nguyễn Văn Biện


Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y

SVTH: Tiết Thị Kiều Lan

bằng cách truyền dịch đường tĩnh mạch và dùng kháng sinh có hoặc phổ rộng. chờ cho con
vật tạm ổn thì cắt bỏ tử cung. Sau đó tiếp tục cho con vật uống thuốc kháng sinh trong 7-10
ngày. Tuy nhiên sự nhiễm trùng huyết xuất phát từ tử cung nhiễm trùng sẽ làm cho con vật
bị nặng thêm và bệnh sẽ không trị khỏi nếu không cắt bỏ đi tử cung. Tỉ lệ chết trong trường
hợp giải phẩu là 8% ở chó chưa bị vỡ tử cung, 62% ở chó bị vỡ tử cung
Phương pháp trị bằng thuốc Prostaglandin F2 α (Pg F2 α ): gây co thắt tử cung, dãn nở cổ tử
cung và tống các chất chứa trong tử cung ra. Thuốc cũng làm tiêu hoàng thể hoặc ngăn trở
chức năng của nó, kết quả là làm giảm nồng độ Progesterone trong huyết tương. Thuốc này
cũng có thể dùng trong trường hợp muốn cứu lấy khả năng sinh sản của chó cái. Phải rất cẩn
thận khi dùng Prostaglandin F2 α cho chó cái bị chứng tích mủ tử cung mà có cổ tử cung
đóng. Nhưng đặc biệt cần thiết cho những trường hợp mà con vật có đi kèm với một bệnh
khác mà phương pháp giải phẫu không cho phép. Ngoài ra cần phải loại trừ trường hợp chó
đang mang thai vì thuốc Prostaglandin sẽ làm con vật bị xảy thai.

PG F2 α với liều 0.25mg/kg thể trọng tiêm dưới da ngày một lần tiêm trong 5 ngày.
Truyền dịch trong trường hợp con vật bị mất nước hay bị sốc.
Dùng kháng sinh từ kết quả kháng sinh đồ, hoặc dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng trong 710 ngày như:

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cephalosporin với liều 20-40mg/kg ngày 2-3 lần cho uống hoặc tiêm.
Enrofloxacin với liều 5-15mg/kg ngày uống 2 lần, hay 5mg/kg ngày một lần tiêm dưới da
trong 5 ngày.
Phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm PG F2 α bao gồm bồn chồn, thở hổn hển, tiết nhiều nước
bọt, đi tới đi lui, đau vùng bụng, tim đập nhanh, sốt, ói, đi tiêu sau khi cho thuốc 2 tuần thì
nên kiểm tra lại con vật. Nếu có dịch tiết lẫn máu và mủ chảy ra từ âm đạo, tăng bạch cầu,
sốt, hay tử cung vẫn còn to thì phải trở lại liệu trình điều trị PG F2 α như cũ đặc biệt trong
trường hợp chứng tích mủ tử cung với cổ tử cung đóng thì thuốc thường không hiệu quả.
Thường đối với một con vật bị chứng tích mủ tử cung với các triệu chứng không trầm trọng
lắm mà được điều trị bằng phương pháp phẩu thuật thì tiên lượng tốt. Còn đối với phương
pháp dùng thuốc mà thấy bước đầu có giảm bệnh trong trường hợp cổ tử cung mở là tốt,
nhưng trong trường hợp cổ tử cung không mở là xấu.
2.5.2. Viêm âm đạo
Bệnh này có thể xảy ra ở những chó chưa thành thục sinh dục, chó cái không thiến và chó
cái bị thiến.
Trường ĐHCT-Khoa Nông Nghiệp

25

GVHD: Nguyễn Văn Biện


×