Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO sát KHẢ NĂNG CHỊU NGẬP của cỏ PASPALUM ATRATUM TRONG CHẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.71 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
------♦-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y
ĐÊ TÀI

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHỊU NGẬP CỦA
CỎ PASPALUM ATRATUM TRONG CHẬU
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN

LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

LÊ VĂN BÉ

CẦN THƠ -2/2007


TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP& SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHỊU NGẬP CỦA CỎ


PASPALUM ATRATUM TRONG CHẬU

Cần Thơ, Ngày.....Tháng....Năm 2007
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, Ngày.... Tháng... Năm 2007
DUYỆT BỘ MÔN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nguyễn Thị Hồng Nhân

Lê Văn Bé
Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2007
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


MỤC LỤC

Trang
DANH SÁCH BIỂU BẢNG – BIỂU ĐỒ .......................................................... I
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................II
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................II
TÓM LƯỢC...................................................................................................III

CHƯƠNG 1. ÐẶT VẤN ÐỀ ........................................................................... 1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 2
2.1.Một số đặc điểm của cỏ ............................................................................ 2
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố........................................................................ 2
2.1.2. Đặc điểm sinh học.............................................................................. 2


Trung2.1.3.
tâmMột
Học
liệutốĐH
@ Tài
liệu
học
tậpthức
vàănnghiên cứu
số yếu
ảnh Cần
hưởngThơ
đến năng
suất và
chất
lượng
xanh................................................................................................................ 3
2.1.4. Thành phần dưỡng chất...................................................................... 6
2.2. Một số cơ chế thích nghi trong điều kiện ngập ......................................... 6
2.2.1. Hình thành ống dẫn khí ...................................................................... 6
2.2.2. Sự đóng khẩu và héo của lá ................................................................ 7
2.2.3. Hình thành bộ rễ mới ngay phần than bị ngập .................................... 7
2.2.4. Sự vươn dài lóng ................................................................................ 7
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.............. 8
3.1 Phương tiện .............................................................................................. 8
3.2 Phương pháp............................................................................................. 8
3.2.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................ 8
3.2.2. Thời gian và địa điểm......................................................................... 9
3.2.3. Phương pháp thực hiện...................................................................... 9



3.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................... 9
a. Nông học và sinh lý ............................................................................... 9
b. Năng suất ............................................................................................ 10
3.2.5. Xử lý số liệu..................................................................................... 10
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 11
4.1 Chỉ tiêu nông học và sinh lý.................................................................... 11
4.1.1. Sự phát triển chiều cao cây............................................................... 11
4.1.2. Sự phát triển chồi ............................................................................. 12
4.1.3. Sự phát triển lá ................................................................................. 14
4.1.4. Sự phát triển rễ kí sinh ..................................................................... 17
4.1.5. Quan sát hình thái cấu trúc của rễ..................................................... 19
4.1.6. Quan sát khả năng phóng thích oxy của rễ........................................ 19
4.1.7. Chỉ số SPAD .................................................................................... 20
oxy hòa tan ........................................................................ 24
Trung4.1.8.
tâmNồng
Họcđộliệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.2. Chỉ tiêu dinh dưỡng – năng suất............................................................. 26
4.2.1. Chỉ tiêu dinh dưỡng.......................................................................... 26
4.2.2. Chỉ tiêu năng suất............................................................................. 28
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ÐỀ NGHỊ ....................................................... 30
5.1. Kết luận ................................................................................................ 30
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 31
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................... 34
PHỤ CHƯƠNG ...............................................................................................



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


DANH SÁCH BIỂU BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang

Bảng 4.1. Sự phát triển chiều cao cây ở lứa 1 (cm) ....................................... 11
Biểu đồ 4.1. Sự phát triển chiều cao cây (cm) khi thu hoạch ....................... 12
Bảng 4.2. Sự phát triển chồi ở lứa 1.............................................................. 12
Bảng 4.3. Sự phát triển chồi ở lứa tái sinh..................................................... 13
Biểu đồ 4.2. Sự phát triển chồi khi thu hoạch. .............................................. 14
Bảng 4.4. Sự phát triển lá ở lứa 1.................................................................. 14
Bảng 4.5. Sự phát triển lá ở lứa tái sinh. ...................................................... 15
Biểu đồ 4.3. Sự phát triển lá khi thu hoạch ................................................... 17
Bảng 4.6. Sự phát triển của rễ kí sinh. .......................................................... 17
Biểu đồ 4.4. Sự phát triển của rễ kí sinh khi thu hoạch.................................. 18
Bảng 4.7 Chỉ số SPAD ở lứa 1...................................................................... 20
Bảng 4.8. Chỉ số SPAD ở lứa tái sinh ........................................................... 23
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.9. Nồng độ oxy hòa tan ở lứa 1......................................................... 24
Bảng 4.10. Nồng độ oxy hòa tan ở lứa tái sinh............................................. 26
Bảng 4.11. Bảng phân tích giá trị dinh dưỡng ở lứa 1 ................................... 26
Biểu đồ 4.5. Năng suất thu hoạch.................................................................. 28

i


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1:Sự hình thành các rễ kí sinh ……………………………………………34
Hình 3.1: Chậu trồng paspalum thí nghiệm……………………………………....34
Hình 4.1: Rễ kí sinh paspalum……………………………………………….…...34
Hình 4.2: Mặt cắt rễ paspalum quan sát dưới kính hiển vi………………………34
Hình 4.3: Máy đo SPAD và kết quả đo trên lá paspalum thí nghiệm…………. ...35
Hình 4.4: Máy đo nồng độ oxy hoà tan và nước trong chậu bị ô nhiễm…………35

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ADF

xơ hoà tan trong thuốc tẩy acid

ĐC

đối chứng

CF

xơ tổng số

CP

đạm thô

DM

vật chất khô


EE

chất béo

NDF

xơ hoà tan trong thuốc tẩy trung tính

NT

nghiệm thức

NSKT

ngày sau khi trồng

NSKC

ngày sau khi cắt

ii


TÓM LƯỢC

Đề tài “Khảo sát khả năng chịu ngập của cỏ Paspalum atratum trong chậu ”
tiến hành từ tháng 8/2006 đến tháng 12/2006 tại khoa Nông Nghiệp & Sinh học
Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên, gồm 2 mức độ ngập (không ngập và ngập 20cm) và 3 thời điểm
ngập nước khác nhau (30 NSKT, 40 NSKT, 50 NSKT) với 4 lần lập lại, mỗi chậu

trồng một cây Paspalum atratum là một lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm sau hai
lứa khảo sát cho thấy:
Về chiều cao cây và số chồi, điều kiện ngập nước không tạo sự khác biệt qua lứa
1 và lứa tái sinh ở nghiệm thức ngập nước và không ngập nước. Riêng về số lá,
sự ngập nước đã có tác động ở lứa tái sinh, số lá khi thu hoạch của nghiệm thức
ngập nước 30 ngày ít hơn số lá của nghiệm thức không ngập nước và ngập nước
10 ngày có ý nghĩa thống kê. Nghiệm thức đối chứng không ngập nước không có
rễ kí sinh mọc xung quanh thân, ngược lại nghiệm thức ngập nước đều tạo được
số rễ kí sinh ở quanh thân nhằm lấy dưỡng chất cũng như oxy để cây có thể tồn
tại và phát triển trong điều kiện ngập nước. Thời gian ngập nước càng lâu số rễ
kí sinh khi thu hoạch của paspalum càng nhiều, nghiệm thức ngập nước 30 ngày
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
có số rễ kí sinh khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức ngập nước 10
và 20 ngày.Hàm lượng diệp lục tố biểu diễn qua chỉ số SPAD cũng khác biệt có
ý nghĩa giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức ngập nước ở các thời điểm.
Diệp lục tố của cây có xu hướng tăng lên theo thời gian tuổi cây, khi ngập nước
cao hơn không ngập ở lứa 1; ngược lại diệp lục tố giảm theo tuổi cây khi đã già

cứu

ở lứa tái sinh. Nồng độ oxy hoà tan trong nước của chậu trồng cây paspalum
giảm theo thời gian ngập nước. Hàm lượng vật chất khô cao (trên 23%) và
protein thấp (dưới 5%) so với các thí nghiệm trước đây nhưng giữa nghiệm thức
ngập nước và không ngập nước các chỉ tiêu về giá trị dinh dưỡng không khác
biệt. Điều kiện ngập nước đã ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch ở lứa 1,
nghiệm thức ngập nước lâu nhất 30 ngày có năng suất thấp có ý nghĩa khác biệt
với không ngập và ngập nước 10 ngày. Sang lứa tái sinh, năng suất thu hoạch
giữa các nghiệm thức không ngập và ngập nước là như nhau do đã thích nghi.
Quan sát trên kính hiển vi, vỏ rễ của paspalum có nhiều lỗ khí để trao đổi khí từ

rễ lên thân và ngược lại để thích nghi trong điều kiện ngập nước nhưng so với
lúa nước thì lúa nước có những lỗ khí nhiều hơn tạo thành mô khí để sống ngập
nước trong thời gian dài. Về khả năng phóng thích oxy của rễ, rễ paspalum có
iii


khả năng phóng thích oxy rất ít và chậm so với khả năng này của lúa nước.
Nhận xét cảm quan màu của nước trong chậu, theo thời gian ngập nước càng
lâu, màu nước càng sậm màu đỏ nâu và bốc mùi hôi thối do quá trình ngộ độc
hữu cơ của nước. Những lá bị ngập trong nước bị úng và thoái hoá làm giảm số
lá trong việc lấy chỉ tiêu.
Tóm lại, qua thí nghiệm chúng tôi rút ra kết luận cây Paspalum atratum có khả
năng chịu ngập nước ở mức độ 20 cm và có thể phát triển thành đồng cỏ dùng
cho chăn nuôi gia súc.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, quanh năm khí hậu ẩm ướt, địa thế
phù hợp cho phát triển nông nghiệp. Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây
nền nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng đã có những bước phát
triển vượt bật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đóng góp thực phẩm cho
trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là chính do sự phát triển của đàn gia súc ngày càng

nhanh mà nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm, diện tích đồng cỏ bị thu hẹp về
số lượng lẫn chất lượng. Mặt khác, nước ta lại trồng nhiều lúa nước, người nông
dân phụ thuộc vào những mảnh đất trủng, ngập nước của vùng lũ. Việc tận dụng
đất ngập nước khi chuyển mục đích từ trồng lúa sang trồng cây thức ăn gia súc
sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho người nông dân như tận dụng đất bỏ hoang,
giảm công lao động làm đất… Như vậy việc trồng cây thức ăn gia súc trên đất
ngập nước nhằm khắc phục việc khan hiếm thức ăn cũng là vấn đề cần thiết và
đáng quan tâm cho ngành chăn nuôi ở Việt Nam.

Trung tâm
liệu
Cần
Thơ
@ hành
Tài nghiên
liệu học
tập
và nghiên
XuấtHọc
phát từ
yêu ĐH
cầu trên,
chúng
tôi tiến
cứu đề
tài “Khảo
sát khả cứu
năng chịu ngập của cỏ Paspalum atratum trong chậu”.
Hiện nay vẫn còn ít có các số liệu nghiên cứu về khả năng thích nghi, sinh
trưởng và tính năng sản xuất của giống cỏ này trong điều kiện ngập úng. Vì thế

đề tài khảo sát khả năng chịu ngập của cỏ Paspalum atratum nhằm làm phong
phú thêm tập đoàn giống cỏ thức ăn trong mùa lũ.

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số đặc điểm của cỏ
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
- Tên khoa học: Paspalum atratum.
- Các tên riêng khác:
atra paspalum (Mỹ); atratum (Đông Nam Châu Á); capim-pojuca (Brazil);
pasto pojuca (Venezuela).
- Phân loại: Họ: Poaceae (alt. Gramineae), Họ phụ: Panicoideae,Dòng:
Paniceae, Nhóm: Plicatula .
- NST: 2n = 40.
- Phân bố: Nam Mỹ: Brazil (Goias, Mato Grosso, và bang Minas Gerais),
Bolivia (Santa Cruz)…Hiện nay, phân bố ở nhiều nơi trên thế giới trải dài từ
Đông Nam Á cho đến vùng cận nhiệt đới như Úc, Mỹ và khu vực Nam Mỹ.

Trung

Phân bố theo lượng mưa: phát triển chủ yếu ở những vùng trên thế giới có lượng
mưa trong khoảng 1500 - 2000 mm/năm. Tuy nhiên, trong ứng dụng trồng trọt
tâm

Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lượng mưa có thể chỉ cần 1100 mm và đạt năng suất cao nhất ở trên 1500 mm.
Khả năng chịu hạn và chịu ngập khá tốt, kể cả những vùng bị lụt lội nhưng không
phát triển được những nơi bị ngập hoàn toàn.
2.1.2. Đặc điểm sinh học
Cỏ Paspalum atratum có nguồn gốc ở Brazil, được sử dụng như là một nguồn
thức ăn quan trọng cho gia súc ở các nước châu Á, Úc, Mỹ La Tinh có nền chăn
nuôi phát triển mạnh.
Paspalum thuộc họ hoà thảo, chiều dài thân đến 1 mét, nếu kể cả chiều dài phát
hoa có thể cao đến 2 mét. Mỗi phát hoa có từ 6-12 chùm hoa, hạt có màu nâu đỏ
và sáng Một đặc tính ưu việt khác là loài cỏ này phân bố rộng rãi ở vùng khí hậu
ôn đới cho đến nhiệt đới.
Cỏ Paspalum atratum thích nghi trên nhiều loại đất như ngập úng, thiếu nước,
khô hạn, đất nghèo dưỡng chất, đất acid hay kiềm…Nông dân thích trồng vì cỏ
cho năng suất cao, dễ trồng, phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh và có thể
nuôi chăn thả được.

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

Cỏ mọc thành bụi cao 80 - 120cm, lá rộng khi kéo thẳng có thể dài 50 cm, rộng
3 - 4 cm. Bảng lá có long nhỏ bao phủ và rìa lá thì nhám, khi cây ra bông cao
đến 2m.
Paspalum atratum có nhiều hạt, trổ hoa vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng
năm. Hoa cỏ có 5 - 89 chùm với 70 - 90 bông con. Hạt có màu hơi nâu đỏ và có
khoảng 200.000 - 400.000 hạt/kg.

Cây Paspalum thường phân bố ở những nơi có nhiệt độ trung bình khoảng 23 độ
C (điển hình là Brazil và Bolivia). Tuy nhiên, cây phát triển khá tốt ở dưới 20
độ C và tối hảo nhất ở 22 - 27 độ C. Năng suất cao trong khoảng thời gian mùa
ấm áp, nhưng bị giới hạn trong mùa lạnh. Ngọn cây có thể chết trong điều kiện
sương giá nhưng cây hồi phục lại khi được chiếu sang bởi ánh nắng mặt trời.
Khả năng cạnh tranh với cây khác
Có khả năng sống chung với nhiều cây thức ăn gia súc khác. Thích nghi trồng
với mật độ cao và chen chúc nhiều loại. Nhờ vào khả năng sống dưới bóng râm
tốt, cây phát triển được khi trồng dưới tán những cây lớn.
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thức ăn xanh
- Kỹ thuật canh tác

Trung tâm
liệucỏĐH
Cần
Thơ
Tàitrọng
liệubậc
học
ViệcHọc
làm sạch
dại và
làm đất
kỹ @
là quan
nhất,tập
đếnvà
khi nghiên
cây phát cứu
triển muốn duy trì thảm cỏ phải có chế độ phân bón vừa phải, nên thu cắt hoặc

chăn thả hợp lý.
Thời gian thu hoạch có ảnh hưởng đến hàm lượng dưỡng chất có trong cỏ để
cung cấp cho gia súc, năng suất của cỏ, sự tồn tại lâu dài hoặc chống tàn lụi của
cỏ. Cây cỏ từ khi trồng thì năng suất, thành phần dưỡng chất sẽ tăng theo tuổi
và đến khi có bông kết hạt thì giảm dần.
Chất đạm là chất tối cần thiết cho sự phát triển của gia súc, cỏ còn non chất
đạm ít, đạm trong cỏ cao nhất lúc cỏ sắp trổ bông và về già giảm dần.
Chất béo cũng tăng dần theo sự phát triển của cỏ.
Chất khoáng và sinh tố: những chất này cao nhất lúc cỏ sắp ra bông, giảm dần
và trở nên không tốt lúc về già.
Số lượng nước: tỷ lệ nước của cỏ non cao hơn cỏ già nhiều. Vì vậy nếu thu
hoạch lúc cỏ quá non cho gia súc ăn, gia súc dễ bị tiêu chảy, dưỡng chất kém.
Ngược lại nếu cỏ quá già thì dưỡng chất kém, nhiều xơ.

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

Theo khuyến cáo của Nguyễn Văn Tuyền (1972) nên thu hoạch cỏ hoà thảo lúc
cỏ sắp ra bông hoặc ra bông khoảng 5% tổng số cây trên đồng cỏ, đối với cây
họ đậu nên thu hoạch lúc trổ bông tỷ lệ đạt 80% tổng số cây trên đồng cỏ.
- Phân bón với cây trồng:
Phân bón hoá học tương đối nhẹ, dễ chuyên chở, dễ tan cây có thể hút trực tiếp
được do đó dùng để bón thúc hiệu quả rất nhanh. Trong khi đó phân hữu cơ do
tính từ từ phân giải nên không đảm bảo kịp thời gian cung cấp chất dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng nên thường dùng để bón lót.
Phân hoá học là một lợi thế để điều khiển năng suất nhưng do tính cụ thể và

chính xác của nó nên mỗi một sự thay đổi về liều lượng và cách bón sẽ thể hiện
ra bằng một sự thay đổi rõ rệt về năng suất. Cùng một lượng phân hoá học chia
ra bón làm nhiều cách khác nhau về thời gian thì năng suất có thẻ thay đổi,
nhưng cùng một lượng phân chuồng chia ra bón thì thay đổi không đáng kể (Lê
Văn Căn, 1960).
- Công thức phân bón:
Theo Nguyễn Văn Tuyền (1971) một số công thức phân bón sử dụng cho đồng
cỏ như sau: phân chuồng 20 – 50 tấn/ha.
+ Phân
chuồng
trên mặt
đất@
với Tài
số lượng
tuỳtập
đất tốt
Xong cứu
Trung tâm
Học
liệuđược
ĐHrãiCần
Thơ
liệutrên,
học
vàxấu.
nghiên
dùng bừa trộn lộn phân với đất cho thêm hoai chừng 10 sau khi trồng.
+ Phân hoá học:
Đối với cỏ hoà thảo: 100 kg N, 60 kg P2O5 30 kg K2O/ha. Trong đó 50 kg N và
60 kg P2O5 30 kg K2O/ha đựơc trộn đều và bón ngay sau khi trồng và 50 kg N

còn lại bón sau khi thu hoạch lứa 1.
- Đạm là nguyên tố cần thiết cho sự phân bào và phát triển của cây. Đạm làm
tăng diện tích và khối lượng nguyên sinh chất trong cây. Urê là loại phân đạm ở
thể vô cơ cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho nhiều loại cây và không làm
bỏng cây (Lê Văn Căn, 1960). Phân này có hàm lượng đạm nguyên chất là 46
%, phân không chua nên có thể bón tốt cho mọi vùng đất, các vùng đất có độ
chua khác nhau.
- Lân: Ít di chuyển trong đất và ít bị rửa trôi. Lân giúp rễ dễ phát triển, đẻ nhánh
nhiều, góp phần gia tăng năng suất. Đối với cây họ đâu, lân góp phần giúp cây
sinh ra nốt sần giúp tăng khả năng hút đạm khí trời (Bùi Huy Đáp, 1977), bón
lân sẽ giúp cây trồng sử dụng đạm tốt hơn. Nhận Định của Nguyễn Thanh
Hùng (1978), đất nghèo lân không thể là đất tốt vì năng suất cây trồng không

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

thể cao. Phân lân bón kết hợp cho mọi loại đất và mọi loại cây từ đất chua, đất
ít chua và đất trung tính.
- Kali: Phân kali có tỷ lệ kali oxid là 60 %, nó có màu hồng muối ớt rất cần
thiết cho sự phát triển cây họ đậu, còn đối với cây họ hoà thảo chúng có khả
năng hút kali từ đất nên bón nhiều kali không quan trọng.
* Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO)
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (mg/l) là lượng oxy từ không khí có thể hòa
tan vào trong nước thông qua tiếp xúc bề mặt của nước và không khí phụ thuộc
vào nhiệt độ, áp suất và độ mặn của nước. Ngoài ra còn có một lượng oxy bổ
sung vào trong nước do quá trình quang hợp của thực vật sống dưới nước chủ

yếu là tảo.
Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng
lượng cho quá trình phát triển, sinh sản, tái sản xuất cho các vi sinh vật sống dưới
nước.Hàm lượng oxy hòa tan trong nước giúp ta xác định chất lượng nước:
Ø
Khi DO thấp có nghĩa là nước có nhiều chất hữu cơ, nhu cầu oxy hóa tăng
nên tiêu thụ nhiều oxy trong nước.

Trung

Ø
Khi DO cao chứng tỏ trong nước có nhiều rong tảo tham gia vào quá trình
quang
hợp giải
tâm
Học
liệuphóng
ĐHoxy.
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nước sạch nồng độ bão hòa của hàm lượng oxy hòa tan là 14,6 mg/l ở 200C và
áp suất 1 atm. Ở lớp mặt DO phụ thuộc vào sự trao đổi của nước với không khí,
lớp dưới DO phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của vi sinh vật và sự xáo trộn của
các lớp nước.
Mùa thu, mùa đông DO cao hơn mùa xuân, mùa hè (do nhiệt độ cao, nồng độ
muối tăng, quá trình hô hấp tăng làm DO giảm). Nói chung, DO trong nước giảm
theo chiều sâu. Nếu nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ có khả năng ôxy hóa
bằng sinh học thì hàm lượng DO giảm do các vi khuẩn tiêu thụ để hoạt động. Khi
lượng oxy trong nước dưới 2 ppm các vi khuẩn sẻ lấy các ôxy của các hợp chất
chứa oxy để oxy hóa:
SO4


H2 S

S nước trở nên yếm khí.

Trong nước oxy tham gia chủ yếu các quá trình sau đây:


Oxy hóa các hợp chất hữu cơ bởi các vi sinh vật

(CH2O)

NH4

+ O2

VSV

CO2

+ H2 O

Oxy hóa các hợp chất Nitơ bởi các vi sinh vật
+ 2O2

VSV

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

H+


+ NO3- + H2O
Trang 5


Luận văn tốt nghiệp


4Fe+

Oxy hóa các chất hóa học
+

2SO3- +

O2 + 10H2O
O2

4Fe(OH)3

+ 8 H+

2SO42-

Theo Lê Huy Bá và ctv (2000) thì hàm lượng ôxy hòa tan giảm sẻ làm tăng độc
tính của độc chất trong môi trường nước. Nếu độc tính của một số chất phụ thuộc
pH nó sẻ tăng khi DO giảm, như độc tính của amonium sẻ tăng 1,9 lần đối với
loài cá hồi bảy màu khi DO giảm từ 80% xuống 30% của mức bão hòa. Chỉ số
DO rất quan trọng để duy trì điều kiện hiếu khí (Theo Đặng Kim Chi, 1999)
2.1.4. Thành phần dưỡng chất

Paspalum atratum thích hợp cho chăn nuôi gia súc lớn, ngựa, kể cả heo, cá ở
một số nơi trên thế giới. Thành phần dinh dưỡng tương đương cỏ voi.
Về hàm lượng độc tính trong cây: chưa có phát hiện nào về độc tính lẫn chất
kháng dưỡng.
Năng suất: trung bình trong khoảng từ 120 - 180 tấn/ha/năm, tuy nhiên có thể
đạt đến 300 tấn/ha/năm.

Trung

Theo Dương Hoàng Phúc (2004), paspalum có thành phần dưỡng chất: DM:
12,77 %; CP: 16,02%, tro: 10,89%, ADF: 30,81%, NDF: 60,17% (tính trên
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
DM).

cứu

2.2. Một số cơ chế thích nghi của cây trong điều kiện ngập
Cây trồng đòi hỏi một sự trao đổi khí tự do để quang hợp và hô hấp. Khi đất bị
ngập nước thì sự trao đổi khí này bị cản trở. Do đó để tồn tại cây trồng có khả
năng hình thành một số cơ chế để thích nghi trong điều kiện thiếu oxy như:
2.2.1. Hình thành ống dẫn khí (aerenchyma)
Trong điều kiện thiếu oxy, sẽ kích thích sản sinh ACC (1-Aminocyclopropane-1Carboxylic-Acid) trong rễ dưới tác dụng của enzym ACC synthase. ACC là tiền
chất của hormone thực vật ethylen (C2H4). Sau đó ACC biến đổi để tạo ra ethylen
dẫn đến sự thành lập các ống dẫn khí . Ống dẫn khí tạo thành sẽ dẫn khí từ chồi
thoáng khí đến rễ yếm khí. Không khí đi vào khí khẩu của lá xuyên qua ống dẫn
khí để đến rễ. Ngoài ra một số loài thực vật ở đất ngập nước có thể hình thành
những khoảng không không khí do sự phân rã vách tế bào trong thời gian chín già
của các cơ quan hoặc do suy thoái tế bào. Chúng tạo ra dạng kiến trúc tổ ong và
phân bố dọc suốt thân và rễ.


SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

2.2.2. Sự đóng khẩu và héo ở lá
Trong tình trạng thiếu oxy, ngoài việc kích thích sản sinh ACC thì còn kích thích
sự sản sinh ABA (Abscisic Acid). ABA được hình thành sẽ di chuyển lên lá và
kích thích sự đóng khí khẩu và sự héo ở lá để giảm quá trình hô hấp nhằm hạn
chế sự tiêu hao oxy.
2.2.3. Hình thành bộ rễ mới ngay phần thân bị ngập của cây (rễ khí sinh)
Các rễ mới hình thành sẽ thay thế các rễ cũ đã ngập sâu. Do xuất hiện ở gần lớp
nước mặt nên oxy dễ hữu dụng hơn cho sự hấp thu của rễ (Hình 2.1).
2.2.4. Sự vươn dài lóng
Một số trường hợp như ở cây lúa khi ngập sâu trong nước, lóng sẽ dài ra. Sự phát
triển này hình thành thông qua hoạt động của ethylen. Điều này đã làm tăng đáp
ứng của mô đối với giberellic acid. Ở lóng, ethylen làm giảm ABA và gia tăng
mức độ của GA1(giberellic acid). ABA làm giới hạn sinh trưởng và vươn dài lóng
của cây lúa. Ngược lại, GA kích thích sự vươn dài lóng ở lúa.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 7



Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện
- Điều kiện khí hậu: Cuối mùa mưa đầu mùa khô. Điều này có ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ làm thí nghiệm.
- Giống: Hom giống cỏ Paspalum atratum được được lấy ở Cần Thơ. Chọn
những hom từ những bụi tốt. Loại bỏ những hom non và quá già, ốm không đủ
tiêu chuẩn làm giống.
- Dụng cụ thí nghiệm gồm: Chậu nhựa, dao, liềm, cân đồng hồ, thước dây,
thước xếp, thùng tưới nước,...
- Các thiết bị và dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm: Tủ sấy, máy
nghiền, hệ thống chưng cất, tủ nung, kính hiển vi, máy đo chỉ số SPAD, máy đo
hàm lượng oxy hoà tan, bộ lọc ADF, NDF (crubcible)..
3.2 Phương pháp
3.2.1. Bố trí thí nghiệm

Trung

Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 2 mức độ: không
tâm
Thơ
@ngập
Tàinước
liệukhác
học
tập
nghiên
ngập,Học

ngập liệu
nước ĐH
20 cmCần
và 3 thời
điểm
nhau
vớivà
4 lần
lập lại,
mỗi chậu trồng một cây Paspalum atratum là một lần lặp lại :
Hai mức độ ngập nước khác nhau:
1/ Không ngập (đối chứng, tưới nước 2 ngày/lần)
2/ Ngập 20 cm
Ba thời điểm ngập nước khác nhau:
1/ 30 ngày sau khi trồng (NSKT)
2/ 40 NSKT
3/ 50 NSKT
Khi cỏ trồng được 30 ngày cho ngập nước, 40 ngày bắt đầu ghi nhận các chỉ
tiêu nông học và cứ 10 ngày lấy chỉ tiêu 1 lần đến khi thu hoạch lúc 60 ngày.
Theo dõi thêm lứa tái sinh kế tiếp, 30 ngày sau khi cắt lứa 1 cho ngập nước, 40
ngày sau khi cắt lấy chỉ tiêu cứ 10 ngày lấy 1 lần như lứa 1 và thu hoạch lứa tái
sinh lúc 60 ngày sau khi cắt.

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 8

cứu



Luận văn tốt nghiệp

3.2.2. Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2006 ở khoa Nông
Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ.
3.2.3. Phương pháp thực hiện
Tép cỏ Paspalum atratum sử dụng làm thí nghiệm. Chiều dài tép cỏ 20 cm, có
mang 2-3 mắt. Các tép cỏ được trồng vào chậu (chiều cao chậu 80 cm, đường
kính 60cm). Trồng vào mỗi chậu 5 - 8 tép cỏ (Hình 3.1).
Đất trước khi trồng được phơi khô, băm nhuyễn, trộn đều, mỗi chậu chứa khoảng
40 kg đất.
3.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi
a. Chỉ tiêu nông học và sinh lý
§ Số chồi trên bụi: Sau khi trồng 40 ngày sẽ đếm tất cả số chồi/chậu, 10 ngày
đếm/lần đến khi thu hoạch.
§ Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi vuốt thẳng lá, đo sau khi
trồng 40 ngày và cách 10 ngày đo 1 lần đến khi thu hoạch.

Trung

§ Đếm số rễ khí sinh là những rễ mọc ra từ thân, không tiếp xúc với đất. Điểm
tất Học
cả số rễliệu
trên thân/
thu hoạch.
tâm
ĐH chậu
CầnkhiThơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
§ Đo chỉ số SPAD: Đo sau khi trồng 40 ngày, cứ 10 ngày đo 1 lần. Đo 3 lá lớn

nhất/cây đến khi thu hoạch.
§ Quan sát cấu trúc, hình thái của thân và rễ: Vào thời điểm thu hoạch (60
NSKT), cắt lấy một đoạn trên thân, rễ khí sinh (của những nghiệm thức ngập
nước) và rễ trên cùng tiếp xúc với mặt đất (của nghiệm thức đối chứng) cho đĩa
chứa nước cất và đưa lên kính hiển vi quan sát. Mỗi chậu quan sát một mẫu.
§ Đo lượng oxy hoà tan trong nước: Bắt đầu đo sau khi NT nào ngập nước
được 10 ngày. Cứ 10 ngày đo 1 lần ở các chậu đến khi thu hoạch bằng thiết bị
đo lượng oxy hoà tan.
§ Quan sát sự phóng thích oxy của rễ: quan sát lúc thu hoạch (60 NSKT), sau
khi thu hoach, lấy một đoạn thân của cỏ Paspalum cho lên một miếng phao để
trong một chậu nước. Khi thân ra rễ dài khoảng 5 cm, cho đoạn thân qua cốc
nước cất đã đun sôi để nguội khoảng 30 phút. Sau đó đoạn thân được chuyển
nhanh sang chậu chứa dung dịch quan sát sự tiết oxy của rễ (dung dịch quan sát
bao gồm: 0,1% agar + 12 mg/l dd methylene blue + 130 mg/l Na2S2O4). Dung
dich quan sát không màu và rất nhạy cảm với sự hiện diện của oxy. Nếu có sự
hiện diện của oxy thì trên bề mặt dung dịch sẽ chuyển sang màu xanh.

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

b. Chỉ tiêu năng suất
§ Năng suất chất xanh: thu hoạch vào lúc 60 ngày sau khi trồng. Cắt tất cả các
chồi/chậu cách mặt đất 10 cm. Cân năng suất chất tươi/chậu.
§ Năng suất chất khô: Sấy khô toàn bộ chất tươi cho đến khi trọng lượng không
đổi.
§ .Hàm lượng nước, protein thô (CP), xơ thô (CF), theo qui trình tiêu chuẩn của

AOAC (2001).
§ Xơ acid (ADF), xơ trung tính (NDF), lignin theo qui trình của Van Soest và
Robertson (1991).
§ Tỉ lệ tiêu hóa in vitro trên bò dựa vào qui trình của của Goering và Van Soest
(1970).
3.2.5. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng mô hình Tuyến tính Tổng quát (General Linear Model) của
chương trình Minitab Release 13.2. Để xác định mức độ khác biệt ý nghĩa của
các nghiệm thức và so sánh giữa hai nghiệm thức dựa vào Tukey của chương
trình Minitab 13.2.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1.Chỉ tiêu nông học và sinh lý
4.1.1.Sự phát triển chiều cao cây
Bảng 4.1: Sự phát triển chiều cao cây ở lứa 1 (cm)
Ngày sau
khi
trồng

Đối chứng


I

II

III

40

101,85

103

97,13

50
60

Nghiệm thức
SE

P

97,75

4,60

0,75

105,75


105,78 103,25 100,03

3,49

0,62

109,08

105,5

3,91

0,61

101,6

106,53

Ghi chú:
- Đối chứng: chậu không ngập nước.
- I, II, III: chậu ngập nước tương đương vào các thời điểm 30,40,50 ngày sau khi trồng ( NSKT).

Sự phát
triển
chiều
caoCần
của cây
ảnh hưởng
bởiliệu

nhiềuhọc
yếu tố.
Quavà
bảng
4.1 cho cứu
Trung tâm
Học
liệu
ĐH
Thơ
@ Tài
tập
nghiên
thấy ở lứa 1 thí nghiệm, điều kiện ngập nước đã không ảnh hưởng đến sự phát
triển chiều cao cây ở tất cả các nghiệm thức và tất cả các thời điểm lấy chỉ tiêu
(P>0,05).

Chiều cao cây khi thu hoạch đạt tốt nhất là nghiệm thức đối chứng (109,08cm).
Điều này có thể do ngập nước đã có phần ảnh hưởng đến sự phát triển, tuy nhiên
ảnh hưởng này là không nhiều và cây có thể tồn tại, phát triển được.
Ở lứa 1, chiều cao cây ở NT I, II bị giảm đi từ thời điểm trồng 50 ngày cho đến
thời điểm thu hoạch 60 ngày (105,78cm giảm còn 105,5cm; 103,25cm còn
101,6cm). Điều này có thể do cây trồng lâu, điều kiện ngập nước đã làm cây
giảm sự phát triển, gây một số lá bị hư, khô nơi chót lá và khi đo bị giảm.
So với chiều cao của cỏ paspalum trong thí nghiệm của Nguyễn Tường Cát
(2006) là 97,67cm, chiều cao cỏ thí nghiệm này đạt cao hơn ở tất cả các NT. Vì
thí nghiệm chúng tôi thu hoạch trễ (60 ngày so với 45 ngày) nên cây còn sinh
trưởng và đạt chiều cao tốt hơn. Nhưng so với ghi nhận của Nguyễn Văn Tùng
(2005) có chiều cao 175,44cm ở thời điểm thu hoạch 60 ngày, paspalum thí
nghiệm này đạt chiều cao không bằng. Sự khác biệt tương đối lớn có thể do

chúng tôi tiến hành thí nghiệm trồng cỏ trong chậu với điều kiện đất đai bị hạn
hẹp và không bón phân hữu cơ. Chúng tôi không bón phân hữu cơ trong đất bởi
SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

vì trong điều kiện ngập nước, chất hữu cơ dễ gây ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ,
úng lá và có thể chêt cây. Chiều cao thấp còn do ánh sáng mặt trời cũng như gió,
ẩm độ trong không khí đến tiếp xúc với toàn bộ cây do sự hạn hẹp của chậu đã
ảnh hưởng đến sự quang hợp và phát triển của cây.
110

109.08

cm

104.33

105

103.28

103.8

100
95
90


ĐC

85

I

80

II
III

75
70
65
60
55
50

Lứa tái s inh

Biểu đồ 4.1: Sự phát triển của chiều cao cây (cm) khi thu hoạch

4.1.2.Sự phát triển chồi
Bảng 4.2: Sự phát triển chồi ở lứa 1 (số chồi/chậu)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ngày sau
khi
trồng


Đối chứng

I

II

III

40

10,25

9,25

8,25

50

21

13,75

60

23,25

14,75

Nghiệm thức


SE

P

9,5

1,12

0,67

16

19,5

4,08

0,60

17

20,75

4,44

0,55

Ghi chú:
- Đối chứng: chậu không ngập nước.
- I, II, III: chậu ngập nước tương đương vào các thời điểm 30,40,50 ngày sau khi trồng (NSKT).


Sự thành lập chồi chịu ảnh hưởng bởi ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng, đất trồng, khả
năng tạo rễ, mức độ chăm sóc…Tuy nhiên, qua thí nghiệm chúng ta nhận thấy
một yếu tố không ảnh hưởng đến sự phát triển chồi, đó là sự ngập nước. Vì sau
thời gian thí nghiệm, giữa các NT ngập nước và không ngập nước, số chồi đã
phát triển không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05 ở tất cả các thời điểm
khảo sát 30, 40, 50 NSKT).

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

Số chồi đã phát triển khá nhanh theo thời gian. Ở thời điểm 40 NSKT ít thấy sự
khác biệt giữa các NT (10,25; 9,25; 8,25; 9,5 chồi tương ứng với NT đối chứng,
I, II, III) thì đến 50 NSKT số chồi đã tăng lên rất nhanh ở tất cả các NT (đạt đến
21; 13,75; 16; 19,5 chồi) trước khi phát triển chậm lại chỉ đạt 23,25; 14,75; 17;
20,75 chồi khi thu hoạch. Sự phát triển mạnh nhưng chậm lại vì thời gian sinh
trưởng mạnh nhất của cây lúc 40 - 50 ngày tuổi, sau đó sẽ chậm lại. Kết quả này
phù hợp với thí nghiệm trồng paspalum của Nguyễn Tường Cát (2006): lúc 35
NSKT chỉ có 18,77 chồi nhưng đạt đến 24,47 chồi lúc 45 ngày. Thí nghiệm
chúng tôi ít số chồi hơn do phải trồng trong chậu rất thiếu đất thay vì là trồng trên
đất tự nhiên như các thí nghiệm khác.
Bảng 4.3: Sự phát triển chồi ở lứa tái sinh (số chồi/chậu)
Nghiệm thức
Ngày sau
khi cắt


Đối chứng

I

II

III

40

20

14,5

18,25

50

20,75

14,25

60

22,5

14,5

SE


P

19

2,39

0,42

18,5

20

2,47

0,30

18,5

20,5

2,21

0,12

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ghi chú:
- Đối chứng: chậu không ngập nước.
- I, II, III: chậu ngập nước tương đương vào các thời điểm 30,40,50 NSKC.

Qua lứa 2, nhìn chung số chồi phát triển khá tốt và đồng đều theo thời gian ở tất

cả các NT. Sự phát triển nhanh về số chồi như ở lứa 1 đã không xảy ra ở thời
điểm 40 - 50 ngày ở lứa tái sinh này. Điều này là thích hợp vì lúc này cây đã qua
thời điểm sinh trưởng tốt nhất nên số chồi không thể hình thành nhiều như ở lứa
1. Một đặc điểm đáng chú ý là ở thời điểm 40 NSKC đã có sự khác biệt rõ rệt về
số chồi ở các NT. Đạt số lượng nhiều nhất là ĐC (20 chồi), tiếp theo là NT III
(19 chồi), NT II (18,15) và cuối cùng là14,5 chồi ở NT I. Đây là điều cho thấy
cây càng ngập nước lâu số chồi tạo ra sẽ ít hơn và tốt nhất là không ngập nước.
Tuy nhiên, sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

25

số 23.25
chồi

22.5
20.75

20.5

20

18.5
17

14.75

ĐC
I
II
III

14.5

15

10

5

0

Lứa 1

Lứa tái sinh

Biểu đồ 4.2: Sự phát triển của chồi (số chồi/chậu) khi thu hoạch.

4.1.3.Sự phát triển lá
Bảng 4.4: Sự phát triển lá ở lứa 1 (số lá/chậu)
Ngày sau
khi
trồng

Nghiệm thức

Đối chứng

I

II

III

40

54,25

45

44,75

53

SE

P

2,85

0,06

Trung tâm50Học liệu
ĐH Cần
Thơ
@78,25

Tài liệu
học0,08
tập và nghiên cứu
79
62,5
63
5,35
60

153,5

101,25

103,5

149,25

19,05

0,14

Ghi chú:
- Đối chứng: chậu không ngập nước.
- I, II, III: chậu ngập nước tương đương vào các thời điểm 30,40,50 ngày sau khi trồng (NSKT).

Qua bảng biểu 4.4 ta thấy sự phát triển lá giữa các NT không khác biệt nhau có ý
nghĩa thống kê. Tức là điều kiện ngập nước đã không làm ảnh hưởng đến số lá
của cỏ làm thí nghiệm paspalum. Ở thời điểm ngập nước 10 ngày, số lá của NT
ĐC đạt cao nhất (54,25 lá/chậu) và NT thấp nhất là NT II (44,75). Lúc này NT I
đã ngập nước được 10 ngày nhưng số lá vẫn phát triển khá (45) so với NT II

(44,75) chưa ngập nước chứng tỏ thời gian ngập nước ngắn không ảnh hưởng
đến sự hình thành lá.
Tương tự như sự phát triển chồi, số lá cũng tăng mạnh theo số chồi ở thời điểm
50 NSKT so với thời điểm 40 NSKT. Nhưng nếu như khi đạt sự phát triển chậm
lại của chồi lúc thu hoạch thì ở số lá vẫn tiếp tục tăng mạnh ở thời điểm 60
NSKT này. Sự khác biệt lúc này là khá rõ khi NT ĐC, III có số lá/chậu là 153,5
và 149,25 và NT II, I là 103,5 và 101,25. Điều đáng chú ý là lúc này số lá của

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

NT II đã lớn hơn NT I (trong khi ở 40 NSKT là ngược lại) chứng tỏ sự ngập
nước đã có ảnh hưởng đến sự hình thành lá paspalum (vì thời gian ngập nước của
NT I là 30 ngày trong khi NT II chỉ 20 ngày).
Tóm lại kết quả qua khảo sát lứa 1 cho thấy: số lá giảm dần theo trình tự: không
ngập nước đến ngập nước từ mau đến lâu nhưng về mặt thống kê thì không có ý
nghĩa.
Bảng 4.5: Sự phát triển lá ở lứa tái sinh (số lá/chậu)
Nghiệm thức
Ngày sau
khi cắt

Đối chứng

I


II

III

40

121,75

87

114,75

50

130,75

91,75

117,5

60

137 a

95b

SE

P


113,5

11,05

0,18

129

11,73

0,12

10,44

0,048

118,5 ab 135,75 a

Ghi chú:
- Đối chứng: chậu không ngập nước.
- I, II, III: chậu ngập nước tương đương vào các thời điểm 30,40,50 ngày sau khi cắt(NSKC).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- a, b những số cùng hàng có ít nhất một kí hiệu chung thì không sai khác

Giống như kết quả lứa 1, chúng tôi cũng nhận thấy sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê về sự phát triển của lá ở lứa tái sinh giữa các NT ở thời điểm khảo sát
40 và 50 NSKC. Lúc khảo sát 40 NSKC sự khác biệt còn ít có ý nghĩa hơn lứa
1(P =0,182) cho dù số liệu có sự chênh lệch lớn. NT I cao nhất (121,75), kế đó là
NT II, III (114,75; 113,75) cao hơn nhiều NT I (chỉ 87) cho thấy sự ngập nước ở

lứa 1 cộng với 10 ngày ngập nước của lứa tái sinh này đã ảnh hưởng nhiều đến
sức sống cuả paspalum dẫn đến sự giảm sút về số lá.
So sánh các NT ở thời điểm ngập nước 50 NSKC, số lá vẫn phát triển đều đặn ở
các NT. Lúc này số lá của NT III đã cao hơn NT II (129 so với 117,5) mặc dù 10
ngày trước kết quả là ngược lại. Lúc này NT II đã ngập nước được 10 ngày trong
khi NT III là chưa ngập nước chứng tỏ sự ngập nước đã góp phần vào sự khác
biệt trên. Thời điểm này kết quả so sánh giữa các NT vẫn không có ý nghĩa thống
kê (P =0,124).
Ở thời điểm thu hoạch, số lá của các NT quan sát đã khác biệt có ý nghĩa thống
kê. Điều này là khác biệt khi so với kết quả lứa 1 không có ý nghĩa thống kê. Với
P =0,048, sự khác biệt đã có ý nghĩa với NT I (95 lá/chậu) sai khác với NT ĐC
(137 lá/chậu). Sự khác biệt rất có ý nghĩa này có thể được giải thích là: NT I đã

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

ngập nước quá lâu từ lứa 1 (30 ngày) đến khi thu hoạch lần tái sinh này (30 ngày
nữa), từ đó đã ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của cây gây ra sự khác biệt về
số lá giữa cây không ngập nước và cây bị ngập nước dài ngày. Khi ngập nước
làm giảm khả năng tổng hợp hormon cytokinin và gibberellin từ rễ (Car và Reid,
1998), biểu hiện sự thiếu này là các lá bị lão hóa lá nhanh chóng (Jackson và
Drew, 1984).
Một ghi nhận khác là cây ngập nước ngắn ngày (10 ngày- tương đương NT III)
số lá có sự khác biệt có ý nghĩa với cây ngập nước lâu ngày (30 ngày- tương
đương NT I). Lúc này số lá 135,75 của NT III là cao hơn rất nhiều so với 95 (NT
I) và tương đương với NT ĐC. Điều này cũng cho thấy tác động mạnh của việc

ngập nước dài ngày đến sức sống của cây nói chung và số lá nói riêng khi so với
ngập nước trong một khoảng thời gian ngắn.
Qua bảng 4.5, ta thấy khoảng thời gian ngập nước 10 ngày (NT III) thì số lá khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với 20 ngày (NT II) và ngập nước 20 ngày (NT
II) thì số lá không khác biệt với 30 ngày (NT I). Điều dễ thấy là NT II như NT
trung gian hay ngập nước 20 ngày là không khác biệt với ngập nước 10 ngày và
20 ngày.

Trung

Tóm lại, lứa tái sinh đã có sự khác biệt so với lứa 1 ở thời điểm thu hoạch về sự
phát Học
triển sốliệu
lá của
cây.Cần
Giải thích
cho@
điềuTài
này liệu
là vì sau
khitập
thu hoạch
lứa 1, chu cứu
tâm
ĐH
Thơ
học
và nghiên
kỳ sinh trưởng của cây đã tương đối chậm lại nên cây không có khả năng chịu
ngập nước quá lâu. Ngoài ra ở lứa này cây đã già, sức chịu đựng kém không bằng

thời điểm 50 - 60 NSKT.
Ngoài ra chúng tôi còn gia nhận hiện tượng thoái hóa của những lá chìm trong
nước. Vì trồng trong nước nên một phần thân, toàn bộ gốc rễ và một số lá ở phần
dưới bị chìm trong nước. Đây đa phần là những lá già và chúng tôi nhận thấy
những lá này có hiện tượng vàng, úng và có dấu hiệu khô lại hay chết phân huỷ
trong nước. Giải thích là do khi ngập nước làm giảm khả năng tổng hợp hormon
cytokinin và gibberellin từ rễ (Car và Reid, 1998), biểu hiện sự thiếu này là các lá
bị lão hóa lá nhanh chóng (Jackson và Drew, 1984). Vì thế số lá trên cây bị giảm
đi dẫn đến việc lấy chỉ tiêu có sai khác, như thế sự ngập nước đã góp phần vào sự
thay đổi của số lá giữa các NT khác nhau.

SVTH: LÊ ĐÌNH PHƯƠNG NGHI

Trang 16


×