Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO sát KHẢ NĂNG SINH sản của HAI NHÓM GIỐNG HEO nái NUÔI CON YORKSHIRE và LANDRACE tại TRUNG tâm GIỐNG vật NUÔI TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.67 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN TUẤN KIỆT

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA
HAI NHÓM GIỐNG HEO NÁI NUÔI CON
YORKSHIRE VÀ LANDRACE
TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI
TỈNH SÓC TRĂNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA
HAI NHÓM GIỐNG HEO NÁI NUÔI CON
YORKSHIRE VÀ LANDRACE
TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI


TỈNH SÓC TRĂNG

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Tuấn Kiệt
MSSV: 3052429
Lớp: CNTY K31

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Lê Thị Mến
ThS. Trần Văn Tâm

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA
HAI NHÓM GIỐNG HEO NÁI NUÔI CON
YORKSHIRE VÀ LANDRACE
TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI
TỈNH SÓC TRĂNG


Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
DUYỆT BỘ MÔN

TS. Lê Thị Mến

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Khảo sát khả năng sinh sản của hai nhóm giống heo
nái nuôi con Yorkshire và Landrace tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Tỉnh Sóc
Trăng”, do tôi thực hiện chưa từng được công bố trước đây.
Ký tên

Nguyễn Tuấn Kiệt

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CẢM TẠ
Qua quá trình thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng sinh sản của hai nhóm giống
heo nái nuôi con Yorkshire và Landrace tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Tỉnh
Sóc Trăng”. Từ tháng 12/2008 đến 04/2009, mặc dù đã gặp rất nhiều khó khăn
nhưng tôi đã nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình về mọi mặt từ quý thầy cô Bộ

Môn Chăn Nuôi, khoa Nông Nghiệp & SHƯD cùng ban Giám Đốc và tập thể công
nhân viên tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Tỉnh Sóc Trăng, giúp tôi hoàn thành tốt
đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn!

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ..........................................................ix
TÓM LƯỢC............................................................................................................x
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................. 2
2.1: Đặc điểm một số nhóm giống heo được nuôi làm heo giống ở ĐBSCL ........ 2
2.1.1: Heo thuần ................................................................................................ 2
2.1.1.1: Heo Yorkshire..................................................................................... 2
2.1.1.2: Heo Landrace...................................................................................... 2
2.1.1.3: Heo Duroc .......................................................................................... 3
2.1.1.3: Heo Pietrain:....................................................................................... 3
2.1.2: Heo lai.................................................................................................... 4
2.1.2.1: Heo thịt............................................................................................... 4
2.1.2.2: Heo sinh sản........................................................................................ 4
2.2: Một số đặc tính sinh lý sinh sản của heo nái ................................................. 4
2.2.1: Sự thành thục........................................................................................... 4
2.2.2: Chu kỳ động dục bình thường.................................................................. 4

2.2.3: Tuổi đẻ lứa đầu........................................................................................ 5
2.2.4: Tỷ lệ hao mòn ở heo nái khi nuôi con ...................................................... 5
2.2.5: Sinh lý tiết sữa......................................................................................... 5
2.4: Đặc điểm sinh lý heo con ............................................................................. 6
2.4.1: Sinh trưởng và phát triển của heo con...................................................... 6
2.4.2: Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con.................................................. 6
2.4.3: Sức đề kháng của heo con........................................................................ 7
2.5: Nhu cầu dinh dưỡng và tiêu thụ dưỡng chất của heo nái nuôi con và heo con
theo mẹ ............................................................................................................... 7
2.5.1: Nhu cầu về năng lượng............................................................................ 7
2.5.1.1: Đối với heo nái nuôi con ..................................................................... 7
2.5.1.2: Đối với heo con................................................................................... 7
2.5.2: Nhu cầu protein và acid amin .................................................................. 7
2.5.3: Nhu cầu về chất khoáng........................................................................... 8
2.5.3.1: Khoáng đa lượng................................................................................. 8
2.5.3.2: Khoáng vi lượng ................................................................................. 9

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.5.4: Nhu cầu vitamin ...................................................................................... 9
2.5.5: Nhu cầu nước .......................................................................................... 9
2.6: Chuồng trại và vệ sinh môi trường.............................................................. 10
2.6.1: Những điểm cần thiết khi xây dựng chuồng trại nuôi heo ...................... 10
2.6.1.1: Ảnh hưởng của các kiểu chuồng trại khác nhau đến môi trường tiểu khí
hậu................................................................................................................. 11
2.6.1.2: Ảnh hưởng của chuồng trại đến năng suất chăn nuôi......................... 11
2.6.1.3: Một số giải pháp kỹ thuật đồng bộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường............................................................................................................ 11
2.6.2: Kế hoạch xây dựng chuồng nuôi heo nái nuôi con và heo con ............... 11

2.6.2.1: Những yếu tố cần chú ý khi xây dựng chuồng trại............................. 11
2.6.2.2: Tiểu khí hậu chuồng nuôi heo .......................................................... 12
2.7: Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với heo nái nái sinh sản ....................... 13
2.7.1: Số heo con sơ sinh trên lứa .................................................................... 13
2.7.2: Số heo con cai sữa/nái/lứa .................................................................... 13
2.7.3: Số heo cai sữa/ nái/ năm ....................................................................... 13
2.7.4: Trọng lượng sơ sinh toàn ổ .................................................................... 14
2.7.5: Trọng lượng toàn ổ 21 ngày................................................................... 14
2.7.6: Trọng lượng toàn ổ cai sữa .................................................................... 14
2.7.7: Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của
heo con cai sữa................................................................................................. 14
2.7.8: Tỷ lệ hao mòn của cơ thể heo nái........................................................... 15
2.7.9: Số lứa đẻ/nái/năm .................................................................................. 15
2.8: Tỷ lệ heo con tiêu chảy............................................................................... 16
2.9: Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn ................................................................. 16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................... 17
3.1: Phương tiện thí nghiệm .............................................................................. 17
3.1.1: Thời gian và địa điểm ............................................................................ 17
3.1.2: Chuồng trại thí nghiệm .......................................................................... 20
3.1.2.1: Khu sản xuất .................................................................................... 20
3.1.2.2: Chuồng heo nái đẻ và nuôi con ......................................................... 20
3.1.2.3: Chuồng heo con theo mẹ................................................................... 20
3.1.3: Đối tượng thí nghiệm............................................................................. 20
3.1.4: Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................... 21
3.1.4.1: Dụng cụ tại trại ................................................................................. 21
3.1.4.2: Hóa chất và phương tiện phân tích thành phần hóa học của thức ăn . 21
3.1.5: Thức ăn dùng trong thí nghiệm.............................................................. 21
3.1.6: Tiểu khí hậu chuồng heo nái nuôi con thí nghiệm .................................. 22

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



3.1.6.1: Kết quả nhiệt độ trong và ngoài chuồng heo nái nuôi con.................. 22
3.1.6.2: Kết quả ẩm độ trong và ngoài chuồng heo nái nuôi con..................... 23
3.1.7: Nước uống trong thí nghiệm.................................................................. 23
3.1.8: Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm........................................................ 23
3.2: Phương pháp thí nghiệm........................................................................... 23
3.2.1: Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 23
3.2.1.1: Đối với heo nái ................................................................................. 23
3.2.1.2: Đối với heo con................................................................................. 24
3.2.2: Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 24
3.2.2.1: Tốc độ tăng trưởng của heo con thí nghiệm....................................... 24
3.2.2.2: Tốc độ tăng trưởng của heo con thí nghiệm....................................... 25
3.2.2.3: Kết quả khảo sát về heo nái nuôi con thí nghiệm.............................. 25
3.2.2.4: Tỷ lệ hao mòn của cơ thể heo nái (%) ............................................ 26
3.2.2.5: Tỷ lệ tiêu chảy (%)............................................................................ 26
3.2.2.6: Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y trong quá trình thí nghiệm . 26
3.2.2.7: Khả năng sản xuất của 2 giống heo nái thí Yorkshire và Landrace
trong năm ...................................................................................................... 27
3.2.3: Phương pháp tiến hành thí nghiệm......................................................... 27
3.2.3.1: Heo nái nuôi con ............................................................................... 27
3.2.3.2: Heo con theo mẹ .............................................................................. 27
3.3: Xử lý số liệu............................................................................................... 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 29
4.1: Ảnh hưởng của nhân tố giống heo nái lên các chỉ tiêu theo dõi................... 29
4.1.1: Tốc độ tăng trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm............... 29
4.1.1.1: Số heo con qua các thời điểm thí nghiệm ......................................... 29
4.1.1.2: Trọng lượng heo con qua các thời điểm thí nghiệm.......................... 30
4.1.1.3: Tăng trọng heo con qua các thời điểm thí nghiệm ............................. 31
4.1.2: Kết quả khảo sát về heo nái nuôi con thí nghiệm ................................... 31

4.1.2.1: Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn của heo thí nghiệm..... 31
4.1.2.2: Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của heo nái thí nghiệm...................... 32
4.1.3: Tỷ lệ hao mòn heo nái ........................................................................... 32
4.1.4: Tỷ lệ tiêu chảy heo con thí nghiệm ........................................................ 33
4.1.5:. Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y của heo thí nghiệm................ 34
4.1.6: Khả năng sản xuất của 2 nhóm giống heo nái ....................................... 34
4.2: Ảnh hưởng của nhân tố giống heo con lên các chỉ tiêu theo dõi.................. 35
4.2.1: Tốc độ tăng trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm............... 35
4.2.1.1: Số heo con qua các thời điểm thí nghiệm ......................................... 35
4.2.1.2: Trọng lượng heo con qua các thời điểm thí nghiệm.......................... 35
4.2.1.3: Tăng trọng heo con qua các thời điểm thí nghiệm (theo giống con)... 36

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


4.2.2: Tỷ lệ tiêu chảy heo con thí nghiệm theo giống heo con.......................... 36
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 37
5.1: Ảnh hưởng của giống lên năng suất sinh sản của heo nái............................ 37
5.2: Ảnh hưởng của giống lên sự sinh trưởng và sản xuất của heo con .............. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 38

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ash: Khoáng
CF: Xơ thô
CP: Protêin thô
CPTĂ: Chi phí thức ăn
CPTY: Chi phí thú y

CS: Cai sữa
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
DT: Dài thân
EE: Béo thô
HSCHTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn
MĂ: Mức ăn
ME: Năng lượng trao đổi
NT: Nghiệm thức
NXB: Nhà xuất bản
SC21: Số heo con 21 ngày
SCCS: Số heo con cai sữa
SCDN: Số heo con để nuôi
SCSS: Số heo con sơ sinh
SS: Sơ sinh
TĂHH: Thức ăn hỗn hợp
TL21: Trọng lượng heo con 21 ngày
TLCS: Trọng lượng heo con cai sữa
TLSS: Trọng lượng heo con sơ sinh
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
TT: Tăng trọng
TTBQ21: Tăng trọng heo con bình quân 21
TTBQTK: Tăng trọng heo con bình quân toàn kỳ
TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn
TTTK: Tăng trọng toàn kỳ
VN: Vòng ngực
York: Yorkshire
Land: Landrace

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần sữa đầu của heo ......................................................................... 6
Bảng 2.2: Nhiệt độ thích hợp cho heo con .................................................................... 6
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn ăn và chất dinh dưỡng hàng ngày cho heo nái nuôi con ....... 10
Bảng 3.1: TPHH và giá trị dinh dưỡng của TĂHH heo con (G301) ..................... 21
Bảng 3.2: Công thức phối hợp TĂHH cho heo nái............................................... 22
Bảng 3.3: Kết quả về nhiệt độ trong và ngoài chuồng dãy heo nái nuôi con .......... 22
Bảng 3.4: Kết quả về ẩm độ trong và ngoài chuồng heo nái nuôi con.................... 24
Bảng 3.5: Quy trình tiêm phòng heo con thí nghiệm ............................................. 28
Bảng 4.1: Kết quả phân tích TPHH củaTĂ heo nái nuôi con và heo con theo mẹ tại
phòng thí nghiệm Chăn Nuôi chuyên khoa (trạng thái phân tích) .......................... 29
Bảng 4.2: Số heo con qua các thời điểm thí nghiệm theo giống heo nái ................ 29
Bảng 4.3: Trọng lượng heo con qua các thời điểm thí nghiệm theo giống heo nái 30
Bảng 4.4: Tăng trọng heo con qua các thời điểm thí nghiệm theo giống heo nái ... 31
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn của heo thí nghiệm......... 31
Bảng 4.6: Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của heo nái thí nghiệm theo giống heo nái
............................................................................................................................. 32
Bảng 4.7: Tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái theo giống heo nái................................... 32
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y của toàn thí nghiệm............... 34
Bảng 4.9: Khả năng sản xuất của 2 nhóm giống heo nái...................................... 34
Bảng 4.10: Số heo con qua các thời điểm thí nghiệm theo giống heo con.............. 35
Bảng 4.11: Trọng lượng heo con qua các thời điểm thí nghiệm theo giống heo con ..
............................................................................................................................. 35
Bảng 4.12: Tăng trọng heo con qua các thời điểm thí nghiệm theo giống heo con.....
............................................................................................................................. 36
Bảng 4.13: Tỷ lệ tiêu chảy heo con theo giống heo con........................................ 36

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1: Heo Yorkshire......................................................................................... 3
Hình 2.2: Heo Landrace.......................................................................................... 3
Hình 2.3: Heo Duroc............................................................................................... 3
Hình 2.4: Heo Pietrain ............................................................................................ 3
Hình 3.1: Mô hình tổng quát Trung Tâm Giống Vật Nuôi Tỉnh Sóc Trăng ........... 17
Hình 3.2: Sơ đồ Trung Tâm Giống Vật Nuôi Tỉnh Sóc Trăng ............................... 18
Hình 3.3: Dãy chuồng nuôi heo nái đẻ và nuôi con ............................................... 19
Hình 3.4: Chuồng nuôi heo nái đẻ và nuôi con..................................................... 19
Hình 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo giống heo nái ............................................ 24
Hình 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo giống heo con ........................................... 24
Hình 4.1: Heo nái giống Landrace ........................................................................ 29
Hình 4.2: Heo nái giống Yorkshire ....................................................................... 29
Biểu đồ 4.1: Số heo qua các thời điểm theo giống heo nái..................................... 30
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ tiêu chảy của heo con theo giống heo nái ................................. 33

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Tỉnh Sóc Trăng. Thời
gian thực hiện từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 04 năm 2009. Thí nghiệm được tiến
hành trên 12 heo nái sinh sản ở giai đoạn nuôi con, cai sữa heo con vào 25 ngày
tuổi. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức giống heo nái
(với NT1 là nhóm giống heo Yorkshire thuần và NT2 là nhóm giống heo Landrace
thuần) và 6 nghiệm thức giống heo con (NT1 (Y); NT2 (L); NT3 (LxY); NT4 (YxL);
NT5 (PDxY); NT6 (PDxL) và 2 lần lặp lại. Heo thí nghiệm được chăm sóc, nuôi

dưỡng trong điều kiện như nhau.
Ảnh hưởng của giống heo nái lên năng suất sinh sản
Kết quả về trọng lượng heo con: Số heo con qua các thời điểm thí nghiệm của NT1
(Y) là 10,44 cao hơn của NT2 (L) là 9,53 (con). TLSS (kg/ổ) của NT1 là 17,27 cao
hơn NT2 là 16,17. TLCS (kg/ổ) của NT1 là 78,87 cao hơn NT2 là 75,62. TTCS
(kg/ổ) của NT1 là 61,60 cao hơn NT2 là 59,45. TTBQCS (g/con/ngày) của NT1 là
243 thấp hơn NT2 là 250.
Kết quả về TTTĂ và HSCHTĂ: TTTĂ của NT1 là 141,73 (kg/ổ) thấp hơn NT2
144,78 (kg/ổ). HSCHTĂ của NT1 2,3 thấp hơn NT2 là 2,4.
Kết quả về MĂ và dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày: MĂ (kg/con/ngày) mà heo nái
ăn của NT1 là 5,4 thấp hơn NT2 5,7. Trong đó MĂ protein thô (g/con/ngày) của
NT1 là 796 thấp hơn NT2 812.
Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y của toàn thí nghiệm: CPTĂ cho 1kg
tăng trọng (đồng/kg) của NT1 là 13673 thấp hơn NT2 13923. Chênh lệch (%) từ
NT2 là 100,0 cao hơn NT1 99,4. Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y của NT1
thấp hơn NT2.
Kết quả về khả năng sinh sản của heo nái: TLHM (%) cơ thể heo nái của NT1 là
13,31 cao hơn NT2 là 13,25. SCCS/nái/năm (con) của NT1 là 24,83 cao hơn NT2 là
23,50. Số lứa đẻ/nái/năm của NT1 là 2,45 thấp hơn NT2 là 2,47.
Ảnh hưởng của giống heo con lên sự sinh trưởng và phát triển
Kết quả về trọng lượng heo con: TLSS (kg/con) của NT5 (PDxY) và NT6 (PDxL) là
1,72 cao nhất và của NT1 (Y) 1,67 là thấp nhất. TLCS (kg/con) của NT6 (PDxL)
8,02 cao nhất và NT1 (Y) 7,62 thấp nhất.
Kết quả về tăng trọng heo con: TTBQCS (g/con/ngày) của NT6 (PDxL) là 252 cao
nhất, thấp nhất là NT1(Y) 238.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mặc dù hiện
nay có nhiều thay đổi trong cơ cấu kinh tế nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan
trọng. ĐBSCL là một trong hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, nơi sản
xuất ra khối lượng hàng hóa lớn về lương thực và thực phẩm, là nơi có nhiều điều
kiện thuận lợi, tiềm năng phong phú, để phát triển tốt các ngành nông nghiệp. Trong
đó ngành chăn nuôi đã có truyền thống từ lâu đời và ngày càng phát triển, đặc biệt
là chăn nuôi heo.
Những năm gần đây bên cạnh phương thức chăn nuôi heo truyền thống mà đặc
trưng là chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ, năng suất thấp, chăn nuôi heo theo
phương thức trang trại, công nghiệp đang có xu hướng ngày càng phát triển. Những
năm qua đàn heo nái có tốc độ tăng trưởng cao từ 2,95 triệu con năm 2001 lên 4,33
con năm 2006. Đàn heo nái năm 2006 chiếm trên 16% tổng đàn, trong đó nái ngoại
là 442 ngàn con chiếm 10,2% đàn nái. Sản lượng thịt hơi năm 2001 là 1,51 triệu tấn,
năm 2006 là 2,50 triệu tấn tăng 10,6% năm. Thịt heo luôn chiếm tỷ lệ cao, từ 76 –
77% trong tổng sản lượng thịt các loại sản xuất trong nước. Riêng năm 2004 và
2005, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm tỷ lệ thịt heo tăng lên tương ứng 80,3 và
81,4% (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008).
Theo Chiến Lược Phát triển Chăn Nuôi Đến Năm 2020 của Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn thì tổng đàn heo từ 26,8 triệu con năm 2006 lên 35 triệu con
năm 2020, tăng bình quân 2,0% năm. Trong đó đàn heo ngoại nuôi trang trại, công
nghiệp từ 14,1% năm 2006 lên 37% năm 2020, tăng 9,2% năm.
Vì vậy, để góp phần vào việc thực hiện chiến lược trên và đáp ứng các yêu cầu chăn
nuôi heo hiện nay. Được sự phân công của Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp
và SHƯD - Trường Đại Học Cần Thơ và sự chấp nhận của Trung Tâm Giống Vật
Nuôi Tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“Khảo sát khả năng sinh sản của hai nhóm giống heo nái nuôi con Yorkshire
và Landrace tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Tỉnh Sóc Trăng”.
Mục tiêu của đề đài: nhằm đánh giá và so sánh khả năng sinh sản của hai giống heo
York và Land. Trên cơ sở đó kết luận giống nào cho năng suất sinh sản cao, nuôi
con giỏi. Giống heo nào có số lứa đẻ và số heo con cai sữa/nái/năm cao; hệ số

chuyển hoá thức ăn cho mỗi kg tăng trọng heo con thấp, heo tăng trọng nhanh và sẽ
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1: ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO ĐƯỢC NUÔI Ở ĐBSCL
2.1.1: Heo thuần
2.1.1.1: Heo Yorkshire
Đây là giống heo có nguồn gốc từ nước Anh, lúc đầu gồm 3 nhóm: heo Đại Bạch
(Large White Yorkshire) có tầm vóc lớn con. Heo Trung Bạch (Middle White
Yorkshire) có tầm vóc nhỏ con. Heo Yorkshire phổ biến ở nước ta là heo Đại Bạch
(Large White), heo có bộ lông màu trắng cứng và thường điểm các vết xám đen trên
da. Tai đứng, xương sườn dẹt, chân cao đi lại nhanh nhẹn, phát triển nhanh, khả
năng sinh sản trung bình. Heo nhập vào nước ta từ năm 1964 từ Liên Xô. Đây là
giống heo kiêm dụng thiên về nạc. Trọng lượng con đực trưởng thành 350-380 kg,
dài thân 170-185 cm, vòng ngực 165-185 cm. Trọng lượng con cái 250-280 kg. Mỗi
lứa có thể đẻ từ 10-14 con, có lứa đạt 17-18 con. Cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16-20 kg.
Heo có mông vai nở nang, mình không quá dài (Nguyễn Thiện et al. (2004)).
Heo nái Yorkshire mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 – 9
con. Sản lượng sữa cao, nuôi con giỏi. Hiện nay giống heo Yorkshire đứng đầu
trong tổng đàn heo ngoại nhập và chiếm tỷ lệ máu cao trong nhóm heo lai ngoại (Võ
Văn Ninh (2003)) (Hình 2.1).
2.1.1.2: Heo Landrace
Đây là giống heo cho nhiều nạc, nổi tiếng khắp thế giới. Heo có xuất xứ từ Đan
Mạch. Heo Landrace sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu
nhỏ, mông đùi to hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân hình
giống như một tam giác. Ở 6 tháng tuổi, heo Landrace có thể đạt thể trọng từ 80-90
kg; heo nọc, heo nái trưởng thành có trọng lượng từ 200-250 kg. Heo nái mỗi năm

đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa. Mỗi lứa đẻ nái
sinh từ 8-10 con. Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa sai con, nuôi con giỏi, tỷ lệ
nuôi sống cao. Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo
Landrace rất cao, thức ăn hằng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ prôtein về lượng và
chủng loại acidamin thiết yếu, nhu cầu các dưỡng chất khác cũng cao hơn các nhóm
giống heo ngoại nhập khác. Trong tổng đàn heo ngoại, giống heo Landrace đứng
hàng thứ hai sau heo Yorkshire và hiện được các nhà chăn nuôi quan tâm sử dụng
làm chất liệu để “nạc hóa” đàn heo thịt ở nhiều tỉnh thành Việt Nam (Võ Văn Ninh
(2003)) (Hình 2.2).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.1.1.3: Heo Duroc
Heo Duroc có xuất xứ từ Mỹ, lông màu đỏ nâu. Heo Duroc thuần mỗi chân có 4
móng màu đen nâu, không có móng trắng. Hai tai Duroc thường nhỏ xụ, nhưng gốc
tai đứng, đặc biệt lưng Duroc bị còng, ngắn đòn. Heo Duroc cũng là heo cho nhiều
nạc, ở 6 tháng tuổi heo có thể đạt trọng lượng từ 80-85 kg, heo nọc nái trưởng thành
có thể đạt từ 200-250 kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8-2 lứa. Mỗi lứa trung bình
khoảng 8 con. Heo Duroc đứng thứ 3 trong tổng đàn heo ngoại nhập, thường được
nuôi để làm quỹ gen lai 3 máu tạo con lai có nhiều nạc (Võ Văn Ninh (2003)).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), heo Duroc là loại heo hướng
nạc, phẩm chất thịt tốt, thịt tươi có màu đỏ tươi hoặc hồng đỏ thẫm. Cho nên trong
việc lai tạo heo con nuôi thịt người ta thích sử dụng đực Duroc phối với nái lai hai
máu (YxL) hoặc lai với các dòng heo khác tạo ra con lai, nuôi mau lớn chịu đựng
stress, heo cho nhiều nạc phẩm chất tốt. Heo đạt 100kg ở 6 tháng tuổi, độ dầy mỡ
lưng từ 17 – 30mm (Hình 2.3).
2.1.1.4: Heo Pietrain
Theo Lê Hồng Mận (2000), heo Pietrain là giống heo hướng nạc, xuất xứ từ Bỉ, heo
có màu da lông toàn thân sậm, trắng và đen không đều, heo mình dài, tai đứng,

mõm thẳng, lưng rộng, đùi to. Heo sinh sản kém, nuôi con không khéo. Heo nuôi
thịt 6 tháng tuổi đạt khối lượng 90 – 100kg. Tỷ lệ nạc cao 60 – 62%. Giống heo này
có nhược điểm là mẫn cảm với stress, tim yếu, khó nuôi, chất lượng thịt thường là
PSE liên quan tới gen Halothan chiếm tỷ lệ cao (Hình 2.4).

.

www.teamsloanlivestock.com

www.Greenfeed.com.vn

Hình 2.1: Heo Yorkshire

Hình 2.2: Heo Landrace

www.channuoiphuson.com.vn

www.anco.com.vn

Hình 2.3: Heo Duroc

Hình 2.4: Heo Pietrain

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.1.2: Heo lai
Theo Võ Văn Ninh (2006), một số nhóm giống heo lai dùng làm nái sinh sản và
nuôi thịt thuộc các công thức lai sau:
2.1.2.1: Heo sinh sản

Hiện nay nhóm lai giữa (Yorkshire x Landrace) và (Landrace x Yorkshire) cho ra
nái hai máu được nhà chăn nuôi hiện nay xem là giống có khả năng sinh sản tốt
nhất, hoặc các con nái thuộc giống Yorkshire và Landrace có thể sinh sản tốt với
các nọc cùng giống, các heo con được dùng nuôi thịt hoặc tạo nái hậu bị sinh sản
tiếp. Tránh dùng con nọc Pietrian hoặc Duroc làm nọc phối, con lai sẽ sinh sản kém
nếu muốn tạo heo cái hậu bị.
2.1.2.2: Heo thịt
Heo con cai sữa để nuôi thịt là nhóm giống heo thuộc các công thức lai sau:
DxYL (nọc Duroc lai với nái Yorkshire x Landrace).
DxLY (nọc Duroc lai với nái Landrace x Yorkshire).
PDxYL (nọc 2 máu Pietrain x Duroc lai với nái 2 máu Yorkshire x Landrace).
PLxYL (nọc 2 máu Pietrain x Landrace lai với nái 2 máu Yorkshire x Landrace).
PYxYL (nọc 2 máu Pietrain x Yorkshire lai với nái 2 máu Yorkshire x Landrace).
Các nọc PD, PL, PY có thể cho phối với nái 2 máu (Yorkshire x Landrace) tạo con
nuôi thịt. Heo lai giữa đực ngoại thuần, đực 2 máu ngoại sinh sản với heo nái nội
địa hoặc nái nội lai, tạo heo con thương phẩm nuôi thịt. Các dòng heo này nếu để lại
làm giống cái hậu bị thường khả năng sinh sản không đều hoặc sinh sản kém.
2.2: MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ SINH SẢN CỦA HEO NÁI
2.2.1: Sự thành thục
Ở heo nái ngoại lần động dục đầu tiên vào khoảng 6 – 7 tháng tuổi khi đó heo nái
đạt trọng lượng từ 80 – 100 kg; ở vào tuổi này có thể heo chưa phát triển đầy đủ về
mặt cơ thể học. Để sử dụng được heo nái tốt, lâu dài khai thác một cách có hiệu quả
thì phải phối giống cho heo nái từ chu kỳ thứ hai trở đi hoặc heo nái đạt trọng lượng
từ 100 – 120 kg (Lê Hồng Mận (2002)).
2.2.2: Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục trung bình của heo nái là 21 ngày, dao động từ 18 – 24 ngày. Ở
heo nái tơ thường có chu kỳ động dục ngắn hơn nái rạ. Trong khi trứng rụng,
hormone LH tăng nhanh và có khi nó cao gấp 3 lần FSH, khi trứng rụng nếu không
cho phối giống thì chu kỳ động dục của heo nái sẽ được lặp lại (Lê Hồng Mận
(2002)).


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.3: Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu ở heo nái lai và nái ngoại thường cho đẻ lần đầu lúc 12 tháng tuổi,
nhưng không quá 14 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004)).
Theo Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2004), tuổi đẻ lứa đầu của heo nái ngoại tốt nhất ở
12 tháng tuổi và không được quá 18 tháng tuổi.
2.2.4: Tỷ lệ hao mòn ở heo nái khi nuôi con
Tỷ lệ hao mòn ở heo nái khi nuôi con so với lúc heo nái chửa chiếm 15 - 20%, nếu
cao hơn cần xem xét lại chế độ nuôi dưỡng, dinh dưỡng heo mẹ trong thời kỳ nuôi
con. Qua tỷ lệ trên có thể bỏ một chu kỳ động dục để nái lại sức và sử dụng được
lâu hơn (Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2004)).
2.2.5: Sinh lý tiết sữa
Sự tiết sữa của heo nái phụ thuộc vào: giống, tuổi hay lứa đẻ của nái, thời kỳ tiết
sữa trong chu kỳ, số lượng heo con trong lứa đẻ. Heo nái thường cho sữa từ 6 – 8
tuần và sự sản xuất sữa cao điểm ở giữa tuần thứ 3 và thứ 5 của chu kỳ cho sữa.
Trung bình trọng lượng sữa sản xuất trong 8 tuần là 300 – 400 kg. Năng suất sữa
hằng ngày tăng theo số con bú, từ 0,9 – 1,0 kg cho mỗi heo con của ổ có 8 heo con
và 0,7 – 0,8 kg cho ổ có 9 – 12 heo con. Người ta đo lường một heo nái chuẩn có
trọng lượng 150 kg, đẻ 10 heo con, lượng tiết sữa là: tuần đầu 5 lít/ngày, tuần thứ tư
7 lít/ngày, nếu đẻ 12 con thì đỉnh cao của sự tiết sữa có thể lên 8 lít/ngày. Sự thay
đổi thành phần của sữa qua kỳ cho sữa tương tự như ở bò, ngoại trừ hàm lượng chất
béo tăng cao nhất ở giữa kỳ cho sữa. Việc đo lường sữa sản xuất của heo nái rất khó
khăn nên thường được tính dựa theo sự tăng trọng của heo con. Mỗi kilogam tăng
trọng heo con cần 3 – 3,5 kg sữa mẹ (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000)).
Thành phần của sữa heo không khác nhau nhiều giữa các bầu vú nếu các bầu vú
được bú như nhau. Mỡ, protein và lactose lần lượt chiếm 60%, 22%, 10%. Lượng
sữa bình quân mỗi ngày là 5-8 kg. Lươợng sữa cao nhất vào tuần thứ 3-5 và giảm

dần đến mức thấp nhất ở tuần thứ 9-10 sau khi sinh. Khi thời gian chiếu sáng trong
ngày tăng từ 8 giờ lên 16 giờ, sản lượng sữa tăng 20%, trọng lượng toàn ổ heo con
lúc 21 ngày tăng 13% và tỷ lệ heo con sống tăng 10%. Khẩu phần thiếu protein
cũng làm giảm năng suất sữa. Khi năng suất sữa đã qua giai đoạn tối đa, sự tiết sữa
không tăng theo mức tăng của khẩu phần ăn vào. Lúc ấy, chất dinh dưỡng trong
thức ăn được dùng để tạo mô mỡ của cơ thể (Trần Thị Dân (2004)).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.1: Thành phần sữa đầu của heo nái
Protein

Sau khi đẻ
DM (%)
(ngày)

EE (%)

1
2
3
4
5
6

5,4
5,0
4,1
3,4

4,6
3,4

24,58
22,00
14,00
12,76
13,00
12,00

Cazein
(%)
2,68
3,65
2,22
2,88
2,47
2,94

Albumin
Globulin (%)
2,40
3,14
3,02
1,08
0,97
0,75

Lactose (%)


Ash (%)

3,31
3,77
3,77
4,46
3,88
3,97

1,20
0,90
0,82
0,85
0,81
0,80

(Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000))

2.4: ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON
2.4.1: Sinh trưởng và phát triển của heo con
Heo con trong thời kỳ này phát triển với tốc độ rất nhanh thể hiện thông qua sự tăng
khối lượng của cơ thể. Thông thường, khối lượng heo con ở ngày thứ 7 - 10 đã gấp
2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, lúc 30 ngày
tuổi gấp 5 lần khối lượng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi gấp 10 - 15 lần khối lượng sơ
sinh (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007)).
2.4.2: Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con
Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do đó nó rất nhạy cảm với sự
thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm gia súc non bị bệnh. Ở gia
súc non từ 15 - 20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định (Trần Thị Dân (2006)).
Theo Trương Lăng (2003), thì nhiệt độ thích hợp cho heo con sơ sinh là 30 – 32 oC;

và từ 2 – 29 ngày tuổi là 26 – 30 oC.
Bảng 2.2: Nhiệt độ thích hợp cho heo con
Ngày
Ngày đầu (mới lọt lòng mẹ)
Ngày thứ 2 sau khi sinh
Ngày thứ 3 sau khi sinh
Ngày thứ 4 sau khi sinh
Ngày thứ 5 sau khi sinh
Ngày thứ 6 sau khi sinh
Ngày thứ 7 sau khi sinh
Từ ngày thứ 8 đến cai sữa

Nhiệt độ (0C)
35
34
33
31-32
30-31
28-29
26-27
23-25

(Viện Chăn Nuôi Quốc Gia (2004))

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.4.3: Sức đề kháng của heo con
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), heo con từ khi mới sinh ra trong máu
hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể trong máu heo con được tăng

rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu. Cho nên, ở heo con khả năng miễn dịch là
hoàn toàn thụ động. Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ
sữa mẹ. Trong sữa đầu của heo mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ
trong sữa có tới 18 - 19% protein. Trong đó, lượng γ - globulin chiếm số lượng rất
lớn (34 - 45%) cho nên nó có vai trò miễn dịch ở heo con.
2.5: NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ TIÊU THỤ DƯỠNG CHẤT CỦA HEO
NÁI NUÔI CON VÀ HEO CON THEO MẸ
2.5.1: Nhu cầu về năng lượng
2.5.1.1: Đối với heo nái nuôi con
Nhu cầu năng lượng cho heo nái sản xuất sữa nuôi con được tính bằng tổng số nhu
cầu duy trì, sản xuất sữa và sự thay đổi trọng lượng cơ thể, cách tính như sau: Nhu
cầu duy trì: 0,44 MJ/kg W0,75. Năng lượng thô của sữa heo nái: 5,2 MJ/kg. Hiệu quả
sử dụng của năng lượng trao đổi của khẩu phần sản xuất sữa là 0,65. Vậy nhu cầu
ME cho sự sản xuất 1 kg sữa: 5,2/ 0,65 = 8,0 MJ/kg sữa. Mô cơ thể được huy động
để cung cấp năng lượng cho sự sản xuất sữa được coi là có chứa 0,85 g mỡ có năng
lượng NE là 39,4 x 0,85 = 33,5 MJ/kg. Nếu hiệu quả chuyển biến năng lượng huy
động từ mô cở thể là 0,85. Vậy mỗi kilogam của trọng lượng cơ thể cung cấp năng
lượng trao đổi là: (33,5 x 0,85)/0,65 = 43,8 MJ (Dương Thanh Liêm et al. (2002)).
2.5.1.2: Đối với heo con
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), bổ sung năng lượng cho heo con cần
căn cứ vào mức năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó
quyết định mức bổ sung cho heo con. Như vậy, chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 heo
con mới bắt đầu có nhu cầu bổ sung năng lượng và mức này ngày càng cao do sữa
mẹ cung cấp ngày càng giảm.
2.5.2: Nhu cầu protein và acid amin
Protein là cơ sở của sự sống, chất cấu tạo nên các loại mô bào trong cơ thể, đồng
thời cũng là cấu tạo của những chất điều hòa sự sống như hormon, enzyme trong cơ
thể (Võ Văn Ninh (2001)). Có 10 AA cần được cung cấp trong khẩu phần của heo
hay còn gọi là những AA thiết yếu bao gồm : Phe, Val, Trp, Met, Arg, Thr, His, Ile,
Leu và Lys. Trong thực tế không có nhu cầu về protein chung chung mà chỉ có nhu

cầu trong khẩu phần là: số lượng đặc trưng của các AA không thay thế và nitơ
không đặc trưng để tổng hợp các AA thay thế (NRC (1998)).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Theo Phạm Sỹ Tiệp (2006) trong các thức ăn giàu tinh bột cũng có một tỷ lệ protein
nhất định, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu protein cho các loại heo khác nhau.
Theo Võ Văn Ninh (2003) trong một công thức bao giờ cũng có tối thiểu 5% là
protein gốc động vật để cung cấp đủ AA thiết yếu và vitamin B12. Nếu dùng nhiều
protein động vật trong khẩu phần dù mỗi thứ một ít sẽ tốt hơn dùng một thứ với tỷ
lệ lớn hơn. Heo nái tơ nên tính khẩu phần dư protein một ít để thú tăng trưởng cơ
thể và không mất sức ở các lứa đẻ kế tiếp. Heo nái rạ, đực giống trưởng thành phải
tính sát nhu cầu hoặc sai biệt âm, để tránh mập mỡ, không sung sức, vụng về khi
giao giống, sinh sản, và dễ bị say nắng, say nóng, chết cấp tính.
Heo nái có khả năng chuyển hoá rất hiệu quả protein vào sữa. Tỷ lệ tiêu hoá biểu
kiến thường được tính bằng 0,8. Nhu cầu protein cho heo nái bằng tổng số của nhu
cầu duy trì và nhu cầu cho sản xuất sữa. Nhu cầu protein cho duy trì được tính là
0,45g/kg tăng trọng (W). Trong sữa có chứa 57g protein. Hiệu quả sử dụng của
protein tiêu hoá là 0,7 và tỷ lệ của protein tiêu hoá của thức ăn là 0,8. Vậy nhu cầu
protein (g/ngày) là: (0,45 W + 57Y)/ (0,7 x 0,8). Trong đó: Y là năng suất sữa
(kg/ngày), W là trọng lượng cơ thể heo nái (Dương Thanh Liêm et al. (2002)).
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), cung cấp đủ protein cho heo con
trong giai đoạn theo mẹ rất quan trọng bởi vì đây là thời kỳ sinh trưởng rất mạnh
của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn. Thông thường trong khẩu phần
thức ăn cho heo con phải đảm bảo từ 120 – 130 g protein tiêu hóa/đơn vị thức ăn.
Hoặc lượng protein thô trong khẩu phần 17 - 19%.
2.5.3: Nhu cầu về chất khoáng
Chất khoáng bao gồm 2 dạng:
2.5.3.1 : Khoáng đa lượng

Khoáng đa lượng bao gồm : Ca, P, Cl, Mg…
Ở heo nái mẹ những thí nghiệm cân bằng cho thấy rằng hiêu quả sử dụng của Ca và
P lần lượt là 0,47 và 0,5. Sữa heo nái chứa 2,5g/kg Ca và 1,7g/kg P. Heo nái sản
xuất 8kg sữa mỗi ngày sẽ tiết 20g Ca và 13,6g P (Dương Thanh Liêm et al. (2002)).
Ở heo con do đây là giai đoạn heo con phát triển rất mạnh cả hệ cơ và hệ xương,
cho nên nhu cầu chất khoáng cũng rất cao ở giai đoạn này. Trong khẩu phần thức
ăn, nhu cầu các chất khoáng như sau: Ca và P: Hai nguyên tố này có vai trò rất quan
trọng trong hình thành xương (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007)).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.5.3.2 : Khoáng vi lượng
Các chất khoáng vi lượng gồm : I, Cu, Fe, Co, Mn...
Theo Võ Văn Ninh (2003), Fe có vai trò cấu tạo nên huyết sắc tố, thiếu sắt là thiếu
máu, heo chậm lớn, tiêu chảy, da lông xơ xác. Cu rất cần thiết cho sự hấp thu dễ
dàng chất Fe qua ruột, đồng thời cũng giúp cơ thể dễ dàng huy động chất Fe từ
nguồn dự trữ khi cần đến. Zn đóng vai trò quan trọng trong sự biến dưỡng protein,
cacbonhydrate và lipid, thiếu kẽm heo bị viêm da sừng hóa nhưng nếu thừa cũng có
khả năng gây độc và heo có thể chết. Mn là chất cần thiết cho sự tổng hợp chất sụn
của xương, kiến tạo mô liên kết, phối hợp với vitamin K trong sự đông máu. I là
thành phần cấu tạo của kích thích tố tuyến giáp trạng, giữ vai trò điều hòa cường độ
trao đổi chất trong cơ thể, thiếu I heo chậm lớn, thai khô, xảo thai, chu kỳ động dục
thất thường.
2.5.4: Nhu cầu vitamin
Cơ thế heo cần các loại vitamin để phát triển, sinh sản và phòng ngừa bệnh tật. Nái
trưởng thành có thể đẻ 3 lứa bình thường không cần bổ sung vitamin A, chỉ có lứa
thứ 4 mới xuất hiện thiếu vitamin. Trong dinh dưỡng nhất là heo nái, heo con, các
loại vitamin A-D-E cần chú ý hơn cả. Trên thị trường đã có bán các loại vitamin bổ
sung này cho các loại heo (NRC (1998)).

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), thiếu vitamin A heo con không lớn, còi,
mặt sưng (nhìn quáng gà), mắt khô, heo đi đứng siêu vẹo, chân cứng đơ, nhất là
chân sau. Heo nái thiếu vitamin A dễ bị nân sổi, heo con ỉa chảy, chết dần. Heo con
thiếu vitamin D gầy gọc, xương mềm, mặt sưng. Khẩu phần heo mẹ thiếu vitamin
E thai chết, thiếu sữa.
2.5.5: Nhu cầu nước
Nước là chất lỏng tham gia vào sự cấu tạo của tế bào và là môi trường trao đổi chất
trong cơ thể. Hàng ngày heo tiêu hao một khối lượng nước trong cơ thể nên cần bù
đắp thường xuyên. Lượng nước bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: thời kỳ sản xuất
(heo nái nuôi con cần nhiều nước hơn heo thịt), loại thức ăn và lượng thức ăn tiêu
thụ, nhiệt độ chuồng nuôi và chất lượng của nước (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân (2000)).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.3: Tiêu chuẩn ăn và chất dinh dưỡng hàng ngày cho heo nái nuôi con
Chỉ tiêu
Lượng DE trong khẩu phần
Lượng ME trong khẩu phần
DE ăn vào
ME ăn vào
Thức ăn ăn vào
Ca
P tổng số
P hấp thụ
Na
Cl
K
Mg

Fe
Zn
Cu
I
Se
Vitamin A
Vitamin D
Vitamin E
Vitamin K
Thiamin
Riboflavin
Acid pantothenic
Niacin
Vitamin B6
Vitamin B12
Cholin
Biotin
Folacin

Đơn vị
Kcal/ kg
Kcal/ kg
Kcal/ ngày
Kcal/ ngày
kg/ngày
g
g
g
g
g

g
g
mg
mg
mg
mg
mg
IU
IU
IU
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg

Heo nái nuôi con
3400
3265
17850
17135
5,25
39,4
31,5
18,4

10,5
8,4
10,5
2,1
420
263
26,3
0,7
0,8
10500
1050
231
2,6
5,3
19,7
63
53
5,3
79
5,3
1,1
6,8

(NRC (1998))

2.6: CHUỒNG TRẠI VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
2.6.1: Những điểm cần thiết khi xây dựng chuồng trại nuôi heo
Theo Phạm Sĩ Tiệp và Nguyễn Đăng Vang (2006), thì những điểm cần thiết khi xây
dựng chuồng trại là:


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.6.1.1: Ảnh hưởng của các kiểu chuồng trại khác nhau đến môi trường tiểu khí hậu
Các kiểu chuồng trại khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến môi trường sống của
vật nuôi, kiểu chuồng heo công nghiệp hiện nay đã góp phần giảm thiểu đáng kể
hàm lượng khí độc chuồng nuôi, hàm lượng NH3 và H2S giảm từ 14,5 – 16,1%; ẩm
độ giảm 2,5% và tốc độ gió tăng 6,2%.
2.6.1.2: Ảnh hưởng của chuồng trại đến năng suất chăn nuôi
Chuồng công nghiệp đã góp phần đáng kể trong việc cải tạo điều kiện khí hậu trong
chuồng nuôi, đảm bảo duy trì môi trường sinh thái tối ưu cho gia súc, gia cầm. Theo
dõi tác động của môi trường chuồng trại đến năng suất chăn nuôi heo, các nhà chăn
nuôi đã cho thấy: các giống heo ngoại cao sản nếu được nuôi trong điều kiện
chuồng trại công nghiệp, có năng suất cao hơn rõ rệt: số lứa đẻ/nái/năm tăng từ 1,85
lên 2,10 lứa; số con sơ sinh sống/lứa tăng 0,95 con; số con cai sữa tăng 3,5%; số
con 60 ngày tuổi/lứa tăng 8,5%, đồng thời đã góp phần tăng hiệu quả xã hội do việc
giảm đáng kể mùi hôi từ khu vực chăn nuôi.
2.6.1.3: Một số giải pháp kỹ thuật đồng bộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
* Giải pháp chuồng trại
Đối với chuồng công nghiệp, ngày nay thường áp dụng 2 hệ thống chuồng chủ yếu,
đó là hệ thống chuồng kín sử dụng quạt hút gió và hệ thống chuồng 4 mái thông
thoáng tự nhiên. Cả 2 kiểu chuồng trại này đều được thiết kế nhằm mục đích tạo độ
thông thoáng tối đa hạn chế ẩm độ và các khí độc trong chuồng, tạo môi trường
thuận lợi nhất cho sinh trưởng, sinh sản của gia súc.
* Xử lý chất thải
Sử dụng hệ thống biogas, hệ thống hố ủ phân, sử dụng chế phẩm EM, Bokashi…
giúp cho quá trình phân huỷ nhanh và giảm mùi hôi từ chất thải chăn nuôi.
2.6.2: Kế hoạch xây dựng chuồng nuôi heo nái nuôi con và heo con
2.6.2.1: Những yếu tố cần chú ý khi xây dựng chuồng trại
Theo Võ Văn Ninh (2001), khi xây dựng chuồng trại nuôi heo cần chú ý những

điểm quan trọng sau đây:
* Hướng chuồng
Thông thường trục dọc dãy chuồng chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam hoặc
chạy theo hướng Đông Tây là có thể tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi váo
chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh nắng Đông buổi sáng nắng Tây
buổi chiều rọi thẳng vào chuồng. Nếu trục dọc dãy chuồng chạy theo các hướng
thích hợp kể trên thì hai đầu hồi của chuồng sẽ hướng về Đông Bắc – Tây Nam
hoặc hướng Đông và Tây, ngăn cản các luồng gió mưa, các tia nắng gay gắt bất lợi.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


* Mái chuồng
Thường được lợp bằng lá, giấy dầu, tole tráng kẽm, tole fibrociment, ngói, cũng có
thể lợp bằng tranh hay rạ…Mái chuồng nên lợp xuôi chiều để nước mưa không ứ
đọng, mái không cao quá dễ bị mưa gió làm lạnh, cũng không nên thấp quá dễ bị
nóng, tối và hầm. Chuồng có thể xây theo kiểu chuồng 1 mái hay 2 mái tùy thuộc
điều kiện, quy mô nuôi.
2.6.2.2: Tiểu khí hậu chuồng nuôi heo
* Nhiệt độ
Heo có ít tuyến mồi hôi, ngoài ra da và lớp mỡ dưới da lại khá dày nên thú rất nhại
cảm với nóng. Khi heo sống trong cùng nhiệt độ trung hòa thì nhiệt sản xuất đủ để
bù trừ cho nhiệt bị mất và thú không bị stress nhiệt. Vùng nhiệt độ trung hòa là
khoảng nhiệt độ của không khí mà trong khoảng đó thì tốc độ biến dưỡng của cơ thể
xảy ra ở mức tối thiểu, ổn định và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí.
Vùng nhiệt độ này gồm hai mức: nhiệt độ tới hạn trên và nhiệt độ tới hạn dưới,
chúng thay đổi tùy theo trọng lượng heo, gió lùa, ẩm độ, kết cấu chuồng và chất lót
chuồng. Thú bị stress nhiệt khi nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn mức nhiệt độ tới hạn
trên. Khi ẩm độ 60 – 70 0C, tốc độ gió 0,1 – 0,5m/s thì các mức độ nhiệt độ sau đầy
đủ để tạo thoải mái cho heo (Võ Văn Ninh (2003)).

* Ẩm độ tương đối
Ẩm độ tương đối thích hợp cho heo nái là 70%, đối với heo con là 70-80%
(Nguyễn Thiện et al. (2005)).
Heo có thể chịu đựng ẩm độ cao (60 – 90%), mức ẩm độ tốt nhất là 50 - 70%, ẩm
độ này có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên ẩm độ cao làm tăng tác
động bất lợi của nhiệt độ cao đối với khả năng tiêu thụ thức ăn của thú trong khi ẩm
độ thấp làm phổi dễ bị nhiễm trùng hơn. Trong điều kiện nóng ẩm của nước ta heo
thường bị stress nhiệt và vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển, cho nên ăn ít dễ mắt
bệnh và sức sản xuất thấp. Vì vậy cần có biện pháp làm giảm ẩm độ của chuồng và
tạo sự thông thoáng chuồng nuôi như nóc chuồng có lỗ thông hơi, xây dựng chuồng
sàn hở (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000)).
* Độ thông thoáng
Độ thông thoáng thích hợp cho heo nái nuôi con là 34 m3/giờ (về mùa đông) và 272
m3/giờ (về mùa hè) (Nguyễn Thiện et al. (2004)).
Chuồng có độ thông thoáng tốt có tác dụng điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, làm giảm các
khí độc như NH3, H2S, CO, bụi bặm. Độ thông thoáng ảnh hưởng đến sự khuếch tán
của nhiệt độ trong chuồng và cả hơi nước trên da heo (Lê Hồng Mận (2006)).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×