Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO sát sự SINH TRƯỞNG của HEO CON THEO mẹ THUỘC HAI NHÓM GIỐNG (PIETRAIN x LANDRACE YORKSHIRE) và (PIETRAIN DUROC x LANDRACE YORKSHIRE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA
HEO CON THEO MẸ THUỘC HAI NHÓM
GIỐNG (PIETRAIN X LANDRACE - YORKSHIRE) VÀ
(PIETRAIN - DUROC X LANDRACE - YORKSHIRE)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 4/2010
i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên ñề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA
HEO CON THEO MẸ THUỘC HAI NHÓM
GIỐNG (PIETRAIN X LANDRACE - YORKSHIRE) VÀ
(PIETRAIN - DUROC X LANDRACE - YORKSHIRE)

Giáo viên hướng dẫn:


TS. Lê Thị Mến

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Cẩm Nhung
MSSV: 3060622
Lớp: CNTY K32

Cần Thơ, 4/2010
ii


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG CỦA
HEO CON THEO MẸ THUỘC HAI NHÓM
GIỐNG (PIETRAIN X LANDRACE - YORKSHIRE) VÀ
(PIETRAIN - DUROC X LANDRACE - YORKSHIRE)

Cần Thơ, Ngày
Tháng
Năm 2010
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, Ngày
Tháng
DUYỆT BỘ MÔN


Năm 2010

TS. Lê Thị Mến

Cần Thơ, Ngày
Tháng
Năm 2010
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 4/2010
iii


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trước ñây.

Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Cẩm Nhung

iv


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến cha mẹ, người ñã nuôi nấng, dạy dỗ, chịu nhiều
vất vả, nhọc nhằn lo cho tôi ăn học thành nguời có ích cho xã hội.
Tôi cũng vô cùng biết ơn:
Cô Lê Thị Mến, người ñã hết lòng quan tâm , nhắc nhở, huớng dẫn tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.

Cô Huỳnh Thị Thu Loan và thầy Triệu Công Tâm ñã tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện
ñề tài ở Phòng thí nghiệm khoa Nông Nghiệp & SHƯD và ở trại chăn nuôi.
Thầy Trương Chí Sơn ñã chỉ dẫn và cung cấp nhiều kiến thức chuyên ngành giúp tôi
giải quyết nhiều vuớng mắc trong học tập cũng như lúc làm luận văn.
Thầy Nguyễn Văn Hớn và Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân ñã quan tâm, lo lắng, tư vấn
giúp tôi vuợt qua nhiều khó khăn trong suốt bốn năm học qua.
Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú Y ñã tận tình giảng dạy, truyền ñạt
cho tôi những kiến thức quý báu.
Bên cạnh ñó tôi xin chân thành cảm ơn:
Chú Nhẫn quản lý trại, chú Năng, anh Toàn và em ðỉnh ñã nhiệt tình giúp ñỡ chúng
tôi trong thời gian thực tập ở trại.
Anh Lê Hoàng Thế, chị Nguyễn Thị Mỹ Tuyên, các anh chị Chăn nuôi khóa 31, tập
thể lớp Chăn nuôi khóa 32 ñã giúp ñỡ và ñộng viên tôi nhiều trong học tập cũng như
trong cuộc sống.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN .................................................................................................. iv
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... v
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ðỒ VÀ BIỂU ðỒ ........................................................... xi
TÓM LƯỢC.......................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: ðẶT VẤN ðỀ ................................................................................. 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................... 14
2.1 ðẶC ðIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO ...................................................... 14
2.1.1 Các giống heo thuần ..................................................................................... 14

2.1.1.1 Heo Yorkshire ........................................................................................... 14
2.1.1.2 Heo Landrace............................................................................................. 14
2.1.1.3 Heo Duroc ................................................................................................. 15
2.1.1.4 Heo Pietrain ............................................................................................... 15
2.1.2 Một số công thức lai trong chăn nuôi heo giống............................................ 16
2.2 SINH LÝ SINH SẢN HEO NÁI ..................................................................... 16
2.2.1 Tuổi ñộng dục ñầu tiên ................................................................................. 16
2.2.2 Tuổi ñẻ lứa ñầu ............................................................................................. 16
2.2.3 Chu kỳ ñộng dục heo nái .............................................................................. 17
2.2.4 Tỷ lệ hao mòn ở heo nái khi nuôi con ........................................................... 17
2.3 SINH LÝ TIẾT SỮA ....................................................................................... 17
2.3.1 Khả năng tiết sữa của heo nái........................................................................ 17
2.3.2 Thành phần của sữa ...................................................................................... 17
2.4 SINH LÝ HEO CON ....................................................................................... 18
2.4.1 ðặc ñiểm sinh trưởng................................................................................... 18
2.4.2 ðặc ñiểm tiêu hoá của heo con ..................................................................... 18
2.4.2.1 Tiêu hóa ở miệng ....................................................................................... 18
2.4.2.2 Tiêu hóa ở dạ dày ...................................................................................... 18
2.4.2.3 Tiêu hóa ở ruột .......................................................................................... 18
2.4.3 ðặc ñiểm ñiều tiết thân nhiệt ........................................................................ 18
vi


2.4.4 ðặc ñiểm miễn dịch ...................................................................................... 19
2.5 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO ........................................................... 19
2.5.1 Nhu cầu dinh dưỡng heo nái ......................................................................... 19
2.5.1.1 Nhu cầu năng lượng ................................................................................... 19
2.5.1.2 Nhu cầu protein ......................................................................................... 19
2.5.1.3 Nhu cầu acid amin ..................................................................................... 20
2.5.1.4 Nhu cầu lipid ............................................................................................ 21

2.5.1.5 Nhu cầu vitamin......................................................................................... 21
2.5.1.6 Nhu cầu khoáng ......................................................................................... 21
2.5.1.7 Nhu cầu xơ ................................................................................................ 22
2.5.1.8 Nhu cầu nước............................................................................................. 22
2.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng heo con ....................................................................... 22
2.5.2.1 Nhu cầu năng lượng ................................................................................... 22
2.5.2.2 Nhu cầu protein và acid amin ..................................................................... 23
2.5.2.3 Nhu cầu lipid ............................................................................................. 24
2.5.2.4 Nhu cầu vitamin......................................................................................... 24
2.5.2.5 Nhu cầu khoáng ......................................................................................... 24
2.5.2.6 Nhu cầu nước............................................................................................. 25
2.6 CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO .......................................................................... 25
2.6.1 Yêu cầu chung khi xây dựng chuồng trại ...................................................... 25
2.6.1.1 ðịa ñiểm .................................................................................................... 25
2.6.1.2 Hướng chuồng ........................................................................................... 25
2.6.1.3 Tiểu khí hậu chuồng nuôi........................................................................... 25
2.7 CÔNG TÁC THÚ Y ........................................................................................ 26
2.7.1 Phòng bệnh ................................................................................................... 26
2.7.2 Bệnh thường gặp trên heo nái và heo con...................................................... 27
2.7.2.1 Bệnh viêm vú ở heo nái: ............................................................................ 27
2.7.2.2 Bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con: ........................................................ 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................... 29
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ...................................................................... 29
3.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm thí nghiệm.................................................................. 29
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm ................................................................................. 29
3.1.3 ðối tượng thí nghiệm .................................................................................... 30
vii


3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm ...................................................................................... 30

3.1.4.1 Tại trại ....................................................................................................... 30
3.1.4.2 Tại phòng thí nghiệm ................................................................................. 30
3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm ..................................................................... 31
3.1.6 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm ............................................................... 33
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................................................... 33
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 33
3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ................................................................ 33
3.2.2.1 Phương pháp thực hiện thí nghiệm tại trại .................................................. 33
3.2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu thức ăn ở phòng thí nghiệm: .......................... 33
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 34
3.2.3.1 Khả năng sinh trưởng của heo con thí nghiệm............................................ 34
3.2.3.2 Lượng TĂ và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày ............................................. 34
3.2.3.3 Tỷ lệ tiêu chảy ở heo con thí nghiệm ......................................................... 35
3.2.3.4 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ................................................................. 35
3.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................................ 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................ 36
4.1 SỐ HEO CON QUA CÁC THÒI ðIỂM THÍ NGHIỆM .................................. 36
4.2 TRỌNG LƯỢNG HEO CON QUA CÁC THÒI ðIỂM THÍ NGHIỆM ........... 38
4.3 TĂNG TRỌNG HEO CON QUA CÁC THÒI ðIỂM THÍ NGHIỆM .............. 40
4.4 TIÊU TỐN THỨC ĂN CỦA HEO NÁI NUÔI CON VÀ HEO CON TRONG
THỜI GIAN THÍ NGHIỆM .................................................................................. 42
4.5 MỨC ĂN CỦA HEO NÁI NUÔI CON TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM 43
4.6 TTTĂ /KG TĂNG TRỌNG HEO CON QUA CÁC THỜI ðIỂM THÍ NGHIỆM
.............................................................................................................................. 44
4.7 TỶ LỆ TIÊU CHẢY CỦA HEO CON TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM . 44
4.8 SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THÍ NGHIỆM ................................... 45
4.8.1 Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng heo con ................................................. 45
4.8.2 Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm .................................................................. 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ............................................................. 47
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47

5.2 ðỀ NGHỊ ........................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 50
viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ðHCT

ðại Học Cần Thơ

LVTN

Luận văn tốt nghiệp

NRC

Nation Research Council

NXB

Nhà Xuất Bản

PTN

Phòng thí nghiệm

TĂHH

Thức ăn hỗn hợp


TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

SC21

Số con 21 ngày

SCSS

Số con sơ sinh

TL21

Trọng lượng 21 ngày

TLCS

Trọng lượng cai sữa

TLSS

Trọng lượng sơ sinh

NT

Nghiệm thức

STTð


Sinh trưởng tuyệt ñối



Mức ăn

PLY

♂Pietrain x ♀(Landrace x Yorkshire)

PDLY

♂( Pietrian x Duroc) x ( Landrace x Yorkshire)

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu AA trong khẩu phần nái nuôi con (90% VCK) ........................ 20
Bảng 2.2: Nhu cầu vitamin trong khẩu phần và mức sử dụng hàng ngày của heo nái
nuôi con (90% VCK)............................................................................................. 21
Bảng 2.3: Nhu cầu năng lượng của heo con ........................................................... 23
Bảng 2.4: Nhu cầu AA trong khẩu phần heo con (90% VCK) ............................... 23
Bảng 2.5: Nhiệt ñộ thích hợp cho heo con theo mẹ ................................................ 26
Bảng 2.6: Hàm lượng khí tối ña trong chuồng ....................................................... 26
Bảng 2.7: Lịch tiêm phòng vaccin cho heo con...................................................... 27
Bảng 3.1: TĂHH Hi-Gro cho heo nái nuôi con và heo con theo mẹ ở trạng thái cho ăn
(dạng viên) ............................................................................................................ 31
Bảng 3.2:Thành phần hóa học của TĂHH cho heo nái nuôi con và heo con theo mẹ

trạng thái phân tích ................................................................................................ 31
Bảng 4.1: Số heo con qua các giai ñoạn nuôi ........................................................ 36
Bảng 4.2: Trọng lượng heo con qua các giai ñoạn nuôi ......................................... 38
Bảng 4.3: Tăng trọng của heo con qua các thời ñiểm thí nghiệm ........................... 40
Bảng 4.4: Tiêu tốn thức ăn của heo nái và heo con qua các giai ñoạn .................... 42
Bảng 4.5: Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo nái nuôi con (trạng thái
sử dụng) ................................................................................................................ 43
Bảng 4.6: TTTĂ /Kg tăng trọng heo con qua các thời ñiểm thí nghiệm ................. 44
Bảng 4.7: Tỷ lệ tiêu chảy của heo con thí nghiệm .................................................. 32
Bảng 4.8: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng ....................................................... 45
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm ........................................................... 46

x


DANH MỤC HÌNH, SƠ ðỒ VÀ BIỂU ðỒ
Hình 2.1: Heo Yorkshire ...................................................................................... 14
Hình 2.2: Heo Landrace ........................................................................................ 14
Hình 2.3: Heo Duroc ............................................................................................. 15
Hình 2.4: Heo Pietrain ........................................................................................... 15
Sơ ñồ 3.1: Tổng quan trang trại nuôi heo ............................................................... 29
Hình 3.1: Giống heo con PLY ……………………………………………………..18
Hình 3.2: Giống heo con PDLY ............................................................................ 30
Hình 3.3: Hi-Gro 550S cho heo con tập ăn ............................................................ 32
Hình 3.4: Hi-Gro 567 cho heo nái nuôi con ........................................................... 32
Sơ ñồ 3.2: Sơ ñồ bố trí thí nghiệm theo giống heo con........................................... 33
Biểu ñồ 4.1: Số con sơ sinh, 21 ngày và cai sữa của heo con thí nghiệm................ 37
Biểu ñồ 4.2: TL sơ sinh, 21 ngày và cai sữa toàn ổ của heo con thí nghiệm ........... 38
Biểu ñồ 4.3: TL sơ sinh, 21 ngày và cai sữa/con của heo con thí nghiệm ............ 397
Biểu ñồ 4.4: Tăng trọng SS-21 ngày và SS-CS (kg/con) của heo con thi nghiệm ... 40

Biểu ñồ 4.5: Tăng trọng SS-21 ngày và SS-CS (kg/ổ) của heo con thí nghệm........ 41
Biểu ñồ 4.6: STTð SS-21 ngày và SS-CS(g/con/ngày) của heo con thí nghệm...... 41
Biểu ñồ 4.7: Tiêu tốn thức ăn của heo nái và heo con qua các giai ñoạn thí nghiệm42
Biểu ñồ 4.8: Tiêu tốn thức ăn của heo nái và heo con qua các giai ñoạn ................ 43
Biểu ñồ 4.9: Tỷ lệ tiêu chảy của heo con ............................................................... 45

xi


TÓM LƯỢC
Khảo sát sự sinh truởng của heo con theo mẹ thuộc 2 nhóm giống: ♂Pietrain x
♀(Landrace x Yorkshire)( PLY) và ♂( Pietrian x Duroc) x ♀(Landrace x Yorkshire)
(PDLY) từ sơ sinh ñến cai sữa ở trang trại chăn nuôi thuộc Quận Cái Răng, TP Cần
Thơ từ 12/2009 ñến 3/2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy :
Số con sơ sinh (con/ổ): của hai nhóm giống PLY và PDLY lần lượt là 11,7; 12,67
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Số con cai sữa (con/ổ): Giống PDLY là 10,33 cao hơn giống PLY là 9,33.
Tỷ lệ sống (%): của cả hai nhóm PLY và PDLY giống ñều cao là 100 %. Còn tỷ lệ
nuôi sống ñến cai sữa (%) của nhóm heo con PDLY là 85,2 cao hơn nhóm heo con
giống PLY.
Trọng luợng sơ sinh (kg/ổ): Của hai nhóm giống PLY và PDLY lần luợt là 17,32 và
18,93. Sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Trọng luợng 21 ngày (kg/ổ): Heo con giống PDLY (50,43) cao hơn giống PLY (43,1),
sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Trọng luợng cai sữa (kg/ổ): Giống heo con PDLY (77,25) cao hơn heo con giống
PLY(57,83), sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tăng trọng từ sơ sinh ñến cai sữa (kg/ổ): Nhóm giống PDLY là 58,32 cao hơn giống
PLY là 40,52; khác nhau với mức ý nghĩa (P<0,01).
Sinh truởng tuyệt ñối khi cai sữa (g/con/ngày): Nhóm giống PDLY (168), giống PLY
(218,7), sai khác rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01).

Tỷ lệ tiêu chảy (%): Heo con giống PLY là 4,67 cao gần gấp ñôi heo con giống
PDLY là 2,46.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng heo con: Nhóm giống PLY (3,32) cao hơn nhóm
giống PDLY (2,47), khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng (ngàn ñồng): Nhóm giống PDLY (22) thấp hơn
nhóm giống PLY (29).

xii


CHƯƠNG 1: ðẶT VẤN ðỀ
Hiện nay và trong tương lai, ngành chăn nuôi heo vẫn chiếm một vị trí quan trọng
trong ngành chăn nuôi nước ta. Thịt heo luôn chiếm tỷ lệ cao, từ 76-77 % trong tổng
sản lượng thịt các loại sản xuất trong nước. ðể ngành chăn nuôi cạnh tranh ñược
trên thị trường thế giới, theo một số chuyên gia, chúng ta phải tổ chức lại sản xuất
ñể hạ giá thành sản phẩm. Có nhiều yếu tố ñể hạ giá thành, trước hết phải có giống
tốt, trong ñó phải tạo ñiều kiện liên kết những người chăn nuôi ñể tạo cho ñược hệ
thống giống này. Hai là giảm giá thức ăn chăn nuôi xuống.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ñã trình phương hướng phát triển chăn
nuôi từ nay ñến năm 2020 lên Chính phủ và chiến lược này ñã ñược phê duyệt.
Trong ñó, chiến lược ñề ra mức tăng trưởng bình quân của ngành từ nay ñến năm
2010 là 8-9 % năm, giai ñoạn 2010 - 2015 ñạt khoảng 6-7 % năm và 2015 - 2020
ñạt khoảng 5-6 %/ năm. Ngành chăn nuôi cũng phấn ñấu ñến năm 2020, sản lượng
thịt xẻ các loại là 5.500 ngàn tấn, trong ñó thịt heo chiếm 63 %.Với mục tiêu này,
ñàn heo sẽ ñược phát triển nhanh theo hướng nuôi trang trại, công nghiệp ở nơi có
ñiều kiện về ñất ñai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường.
Trong chăn nuôi heo, phần lớn hao hụt xảy ra vào giai ñoạn heo con theo mẹ. Tỷ lệ
chết trong giai ñoạn từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi có thể 15 – 30 %, và một nửa số
chết thường xảy ra trong vòng vài ngày sau khi sinh. So với các loài thú khác, heo
con theo mẹ có tỷ lệ chết khá cao. Tổn thất do heo con theo mẹ chết có thể chiếm

ñến 15 % của doanh thu. Một trong những yếu tố ảnh hưởng ñến vấn ñề này là sự
thay ñổi sinh lý của heo lúc sơ sinh. Tình trạng sinh lý tùy thuộc chủ yếu vào yếu tố
di truyền của heo (Trần Thị Dân, 2006).
Theo Phạm Sỹ Tiệp (2006) giống là tiền ñề, thức ăn là cơ sở cho việc nâng cao hiệu
quả kinh tế. Do ñó chọn ñược giống heo con có khả năng sinh trưởng phát triển và
phẩm chất thịt tốt, phù hợp với ñiều kiện chăn nuôi từng vùng là mối quan tâm hàng
ñầu của người chăn nuôi.
Vì vậy chúng tôi thực hiện ñề tài: “Khảo sát sự sinh trưởng của heo con theo mẹ
thuộc hai nhóm giống (Pietrain x Landrace - Yorkshire) và (Pietrain - Duroc x
Landrace - Yorkshire)”
Mục tiêu của ñề ñài: Khảo sát năng suất sinh trưởng của heo con theo mẹ thuộc hai
nhóm giống heo lai (Pietrain x Landrace - Yorkshire) và (Pietrain - Duroc x
Landrace - Yorkshire). Từ ñó tìm ra giống heo có khả năng tăng trọng nhanh, tiêu
tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp, thích nghi với môi trường, sức chống ñỡ bệnh tật
cao, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

13


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ðẶC ðIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO
2.1.1 Các giống heo thuần
2.1.1.1 Heo Yorkshire
Theo Trần Văn Phùng (2005), heo Yorkshire có lông trắng tuyền, tai ñứng (có nhóm
tai hơi nghiêng về phía trước), mõm thẳng, dài vừa phải, trán rộng, ngực rông, ngoại
hình thể chất chắc chắn, nuôi con khéo, chịu ñựng kham khổ, chất lượng thịt tốt,
khả năng chống chịu stress cao.
Khả năng sinh sản và cho thịt ñều tốt. Heo cái phối giống lần ñầu lúc 8-9 tháng tuổi,
trung bình mỗi lứa ñẻ 11-12 con. Heo thịt tăng trọng trung bình tù 700-750 g/ngày,
tỷ lệ nạc 50-55 %, tiêu tốn 2,2-2,4 kg TĂ/kg tăng trọng (ðặng Vũ Bình, 2000).


Hình 2.1: Heo Yorkshire ( />
2.1.1.2 Heo Landrace
Heo Landrace có lông da trắng, tầm vóc lớn, cổ dài, ñầu thon nhỏ, mõm dài nhỏ và
thẳng, tai to dài che phủ hai mắt, mình dài, lưng thẳng, sườn tròn, bụng gọn, phần
sau nở nang, ñùi nở nang cho nên thân hình trông giống như cái nơm. Heo nái ñẻ
10-11con còn sống/lứa, ổ heo con sinh ra ñều ñặn, mau lớn và mau thành thục (ñộng
dục lúc 6 tháng tuổi), heo thịt nuôi 6 tháng tuổi ñạt 100 kg, tỷ lệ nạc cao 56-57 %,
tiêu tốn thức ăn 2,9–3,5 kg/kg tăng trọng và ñộ dày mỡ lưng trung bình 20-25 mm
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

Hình 2.2: Heo Landrace (www.globalswine.com/landrace.html)

14


2.1.1.3 Heo Duroc
Là giống heo hướng nạc-mỡ, xuất xứ từ vùng ðông Bắc Mỹ, tên gọi Duroc-Jersey.
Heo Duroc có màu lông hung ñỏ hoặc nâu ñỏ, 4 móng chân và mõm ñen. Thân hình
heo Duroc cân ñối, mông vai rất nở, thể chất vững chất, chân chắc khỏe, hai mắt
lanh lợi. Heo thích ứng chịu ñựng cao với ñiều kiện khí hậu, ít nhạy cảm với stress.
Khối lượng heo trưởng thành con ñực trên 300 kg, con cái 200-300 kg. Heo nuôi
thịt có tốc ñộ sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn tốt, 6 tháng tuổi trên 100 kg, tỷ lệ nạc
56-58 %. Chất lượng thịt ngon, có nhiều mỡ dắt. Cho heo Duroc lai với các giống
heo ngoại 2 máu, 3 hoặc 4 máu ñạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt.
Hướng chăn nuôi dùng làm dòng ñực cho lai kinh tế heo thịt thương phẩm (Lê
Hồng Mận, 2006)

Hình 2.3: Heo Duroc (www.aetcorpvn.com)


2.1.1.4 Heo Pietrain
Xuất xứ từ Bỉ công nhận giống vào năm 1956. Màu lông, da trắng ñan xen từng
ñám ñen-trắng loang không ñồng ñều trên cơ thể, trường mình, tai thẳng ñứng, ñầu
to vừa phải, mõm thẳng, 4 chân thẳng, mông nở, ñùi to, lưng rộng (Phạm Sỹ Tiệp,
2004). Khả năng tăng trọng từ 35 kg- 90 kg là 770 g/ngày. Tiêu tốn 2,58 kg TĂ cho
1 kg tăng trọng. Mổ thịt heo 100 kg có chiều dài thân thịt 93,2 cm. Tỷ lệ thịt móc
hàm: 75,9 %, tỷ lệ nạc/thịt xẻ 61,35 % (Lê Hồng Mận, 2002)

Hình 2.4: Heo Pietrain (o)

15


2.1.2 Một số công thức lai trong chăn nuôi heo giống
Theo Lê Thanh Hải et al.(2001), ñàn nái cấp bố mẹ có thể là ñàn nái thuần giống
Yorshire, Landrace. Song ñể tận dụng ưu thế lai ở con nái ñời bố mẹ thường người
ta cho lai giữa các “giống dòng mẹ” theo khả năng sinh sản và tiết sữa, tỷ lệ số con
heo con sống sau cai sữa.
Các công thức sản xuất nái lai F1 (ngoại x ngoại)
♂Yorkshire x ♀ Landrace

♀F1 (YL)

♂ Landrace x ♀ Yorkshire

♀ F1 (LY)

Một số công thức lai trong chăn nuôi heo thịt
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2004) dùng ♀F1 (L × Y) × ♂Duroc.
Kết quả con lai 3 máu nái (Yorkshire × Landrace) × ñực Duroc, 6 tháng tuổi ñạt 100

kg, chi phí 4,2 kg TĂ cho 1kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 57 % (Trương Lăng, 2003).
♂F1 (L × Y) × ♀Pietrain.
♂F1 (Duroc × Hampshire) × ♀F1 (Landrace × Yorkshire)
♂F1 (Duroc × Pietrain) × ♀F1 (Landrace × Yorkshire)
Kết quả lai kinh tế 4 giống, heo con cai sữa 27 ngày tuổi ñạt 6,3 – 6,5 kg, nuôi ñến
60 ngày tuổi ñạt 20 kg, bán giống cho người chăn nuôi heo thịt. Heo nuôi chóng
lớn, 165-170 ngày tuổi (5,5 tháng tuổi) ñạt 95 kg, tăng trọng bình quân 645-650
g/ngày, tiêu tốn 2,8-3 kg TĂHH/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ ñạt trên 58 %
(Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004)
2.2 SINH LÝ SINH SẢN HEO NÁI
2.2.1 Tuổi ñộng dục ñầu tiên
Giống heo nội lên giống lần ñầu lúc 4-5 tháng tuổi, heo lai F1 (50 % máu ngoại và
50 % máu nội ) lên giống lúc 6 tháng tuổi, heo ngoại thuần lúc 7 tháng tuổi. Không
phối giống thời kỳ này vì cơ thể heo chưa phát triển ñầy ñủ, chưa tích luỹ dinh
dưỡng nuôi bào thai và trứng chưa ñều. Thường bỏ qua 1 chu kỳ ñộng dục mới cho
phối giống. Tuy nhiên cũng không phối giống muộn sau 8 tháng tuổi, vì sẽ lãng phí
thức ăn, công chăm sóc nuôi dưỡng thêm 1 chu kỳ 21 ngày nữa, ảnh hưởng ñến lợi
của người nuôi (Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004).
2.2.2 Tuổi ñẻ lứa ñầu
Heo nái lai và nái ngoại nên cho ñẻ lần ñầu lúc 12 tháng tuổi, nhưng không quá 14
tháng tuổi. Như vậy phải phối giống lứa ñầu ở heo ngoại lúc 9 tháng tuổi với khối
lượng không dưới 80-90 kg (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004).
Theo Nguyễn Thiện (2008), heo cái hậu bị ở lứa ñẻ thứ nhất cho số lượng con/ổ
thấp. Sau ñó từ lứa 2 trở ñi, số heo con/ổ sẽ tăng dần lên cho ñến lứa ñẻ thứ 6, thứ 7
thì bắt ñầu giảm dần..

16


2.2.3 Chu kỳ ñộng dục heo nái

Chu kỳ ñộng dục kéo dài 18-21 ngày, nếu chưa cho phối giống hoặc phối giống
chưa có chửa thì chu kỳ sau sẽ ñược lặp lại. Heo nái nuôi con sau khi ñẻ 3-4 ngày
hoặc sau 32 ngày nuôi con thường có hiện tượng ñộng dục trở lại, nhưng không cho
phối vì bộ máy sinh dục chưa phục hồi và trứng rụng chưa ñều. Heo có chửa lúc này
phải sản xuất sữa nuôi con, ñồng thời phải tích luỹ dinh dưỡng nuôi bào thai nên dễ
bị sẩy thai do heo con ñang nuôi thúc vú. Sau khi cai sữa 3-5 ngày (heo con 45-50
ngày tuổi), heo nái ñộng dục trở lại. Cho phối lúc này heo dễ thụ thai, trứng rụng
nhiều ñạt số lượng con cao (Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004).
2.2.4 Tỷ lệ hao mòn ở heo nái khi nuôi con
So với lúc chửa chiếm 15-20 %, nếu cao hơn cần xem lại chế ñộ nuôi dưỡng heo mẹ
trong thời kỳ nuôi con. Qua tỷ lệ trên có thể bỏ 1 chu kỳ ñộng dục ñể nái lại sức và
sử dụng ñược lâu hơn. ðương nhiên sẽ thiệt hại về kinh tế vì phải nuôi thêm ngày,
ảnh hưởng ñến chi phí và sức sản xuất của heo nái (Trần Văn Phùng, 2005).
2.3 SINH LÝ TIẾT SỮA
2.3.1 Khả năng tiết sữa của heo nái
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), sự tiết sữa của heo nái phụ thuộc
vào: Giống, tuổi hay là lứa ñẻ của nái, thời kỳ tiết sữa trong chu kỳ, số lượng heo
con trong lứa ñẻ. Heo nái thường cho sữa từ 6–8 tuần và sự sản xuất sữa ở cao ñiểm
giữa tuần thứ ba và tuần thứ năm của chu kỳ cho sữa. Trung bình lượng sữa sản xuất
trong 8 tuần là 300–400 kg. Năng suất sữa hằng ngày tăng theo số con bú, từ 0,9-1,0
kg cho mỗi heo con của ổ có 8 heo con và 0,7-0,8 kg cho ổ có 9–12 con. Người ta
ño lường một heo nái chuẩn có trọng lượng 150 kg, ñẻ 10 heo con, lượng tiết sữa là:
tuần ñầu (5 lít/ngày), tuần thứ tư (7 lít/ngày), nếu ñẻ 12 con thì ñỉnh cao của sự tiết
sữa có thể lên 8 lít/ngày. Sự thay ñổi thành phần của sữa qua kỳ cho sữa tương tự
như ở bò, ngoại trừ hàm lượng chất béo tăng cao nhất ở giữa kỳ cho sữa.
Lượng sữa bình quân mỗi ngày là 5-8 kg. Lượng sữa cao nhất vào tuần thứ 3-5 và
rồi giảm dần ñến mức thấp nhất ở tuần 9-10 sau khi sinh. Khi thời gian chiếu sáng
trong ngày tăng từ 8 giờ lên 16 giờ, sản lượng sữa tăng 12 %, trọng lượng toàn ổ lúc
21 ngày tăng 13 % và tỷ lệ heo con sống tăng 10 % (Trần Thị Dân, 2004).
2.3.2 Thành phần của sữa

Thành phần của sữa thường: protein 6,17 %, lipid 5,39 %, ñường lactose 5,42 %,
khoáng tổng số 0,92 % (Lê Hồng Mận 2006). Sữa heo thiếu sắt và ñồng dù khẩu
phần heo mẹ ñủ những chất này, hàm lượng sắt khá thấp khoảng 2ppm trong sữa
ñầu và 1ppm trong sữa. Heo con nhận khoảng 1mg sắt/con/ngày từ sữa mẹ trong khi
nhu cầu là 7 – 16 mg sắt/con/ngày. Cung cấp sắt cho heo con theo mẹ như sau tiêm
100 mg/con nếu cai sữa trước 3 tuần tuổi, 150 – 200mg/con nếu cai sữa sau 3 tuần
tuổi (Trần Thị Dân, 2004).
Thành phần sữa ñầu: protein 15,7 %, lipid 5,2 %, ñường lactose 3,5 %, khoáng
tổng số 0,7 %. Chất lượng sữa ñầu cao hơn sữa thường và có chứa chất miễn dịch αglobulin, tăng sức ñề kháng cho heo con. Sữa heo giàu chất dinh dưỡng, chất béo...
và vitamine A, D (Võ Văn Ninh, 2001).
17


2.4 SINH LÝ HEO CON
2.4.1 ðặc ñiểm sinh trưởng
Heo con sinh trưởng và phát triển nhanh, trọng lượng heo sơ sinh càng nặng thì
tốc ñộ tăng trưởng của nó càng nhanh (Trần Cừ, 1972).
Sau khi ñẻ 8 ngày trọng lượng tăng gấp ñôi, 10 ngày tăng gấp 3-4 lần, 55-60 ngày
tăng gấp 15-20 lần. Sơ sinh, dạ dày của heo con chỉ chứa ñược 4-5 g sữa, 20 ngày
tăng gấp 4-6 lần, khi cai sữa tăng gấp 20-25 lần. Dung tích ruột non lúc sơ sinh 100
ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 ñạt 6 lít, 12 tháng ñạt 20 lít. Ở ruột già, lúc
sơ sinh dung tích 40-50 ml, 20 ngày tuổi ñạt 100 ml, tháng thứ 3 ñạt 2 lít, tháng thứ
4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11-12 lít (Trương Lăng, 2003).
Khối lượng heo con ñạt ñược ở các thời ñiểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối
tương quan thuận với nhau khá chặt chẽ, có nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh càng
cao thì có hy vọng ñể khối lượng lúc cai sữa cao (Vũ ðình Tôn và Trần Thị Thuận,
2005).
2.4.2 ðặc ñiểm tiêu hoá của heo con
2.4.2.1 Tiêu hóa ở miệng
Heo mới sinh những ngày ñầu hoạt tính amilase nước bọt cao. Thức ăn có phản ứng

acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết
nước bọt (Trương Lăng 2004).
2.4.2.2 Tiêu hóa ở dạ dày
Theo Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2004) trong 2 tuần ñầu acid Chlohydric (HCl) tự do
chưa có trong dạ dày heo con, do ñó chưa có tính kháng khuẩn, không bảo vệ ñược
ñường tiêu hóa nên thường bị bệnh ñường ruột như bệnh ỉa phân trắng. Tính kháng
khuẩn chỉ thể hiện sau 40-45 ngày tuổi. Ngoài ra trong dạ dày ít HCl nên không ñủ
hoạt hóa pepsinogen vì thế không thể tiêu hóa hết protein, nhất là khi bú quá no dẫn
ñến bệnh tiêu chảy cho heo con (ðào Trọng ðạt, 1996). HCl tự do xuất hiện ở 2530 ngày tuổi.Trong tháng tuổi ñầu, dạ dày hầu như không tiêu hoá protein thực vật
(Trương Lăng, 2004).
2.4.2.3 Tiêu hóa ở ruột
Theo Trần Cừ (1972) tiêu hóa ở ruột chủ yếu là nhờ dịch tụy. Trong thời kỳ thiếu
acid HCl hoạt tính của dịch tụy rất cao ñể bù vào khả năng tiêu hóa kém ở dạ dày.
Thành phần dịch tụy không những biến ñổi theo tuổi mà còn phụ thuộc vào chất
lượng TĂ. Trong thời kỳ bú sữa TĂ của heo con là sữa giàu protid và lipid. ðể phù
hợp với TĂ này hoạt tính phân giải protid và lipid của dịch tụy rất cao. Sau cai sữa
hoạt tính enzym của dịch tụy ñối với protid và lipid giảm.
2.4.3 ðặc ñiểm ñiều tiết thân nhiệt
Ở heo sơ sinh hệ thần kinh ñiều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. Nên khả năng ñiều
hòa thân nhiệt của chúng rất kém. Khi có sự thay ñổi ñột ngột của môi trường, heo
con dể bị tác ñộng ñưa tới sức ñề kháng giảm, dễ mắc bệnh và ñặc biệt là rối loạn
tiêu hóa, tiêu chảy… Ngoài ra, lớp mỡ dưới da rất mỏng, chỉ chiếm 1 % trọng lượng

18


cơ thể nên khả năng chóng lạnh, giữ nhiệt cơ thể còn hạn chế, heo dễ mất nhiệt, dễ
bị bệnh (Trần Cừ, 1972).
Từ sau 10 ngày tuổi heo con mới tự ñiều chỉnh, cân bằng ñược thân nhiệt (Lê Hồng
Mận, 2000).

Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2005), yêu cầu nhiệt ñộ ñối với heo con từ sơ sinh
ñến 7 ngày tuổi: 32 – 340C, sau 7 ngày tuổi 29 – 310C.
2.4.4 ðặc ñiểm miễn dịch
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), heo con từ khi mới sinh ra trong máu
hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể trong máu heo con ñược tăng
rất nhanh sau khi heo con bú sữa ñầu. Cho nên nói rằng ở heo con khả năng miễn
dịch là hoàn toàn thụ ñộng. Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu ñược nhiều
hay ít từ sữa mẹ.
2.5 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO
2.5.1 Nhu cầu dinh dưỡng heo nái
2.5.1.1 Nhu cầu năng lượng
Theo NRC (1998) hiệu quả sinh sản lâu dài của heo nái ñạt ñược cao nhất khi giảm
thiểu ñược sự hao mòn trọng lượng trong quá trình nuôi con. ðiều này khiến lần
chửa sau chỉ cần phải tích lũy ít trọng lượng. Nhu cầu năng lượng hàng ngày trong
thời gian chửa bao gồm nhu cầu cho duy trì (MEm) và nhu cầu cho sản xuất sữa.
Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa có thể ñược tính dựa trên tốc ñộ phát triển của heo
con ñang bú và số lượng con trong ñàn:
ME cho sữa = (6,83 x ADG x số con) – (125 x Số con)
Năng lượng cho tiết sữa là năng lượng trao ñổi Kcal ME/ngày
ADG: tăng trọng trung bình của heo con trong giai ñoạn bú (g/ngày)
Số con: số heo con trong lứa

2.5.1.2 Nhu cầu protein
Theo Lê Hồng Mận và Bùi ðức Lũng (2002), nhu cầu protein cho nái nuôi con là
tổng nhu cầu protein cho duy trì cơ thể, tăng trọng heo mẹ và tiết sữa nuôi con là
chủ yếu, ngòai ra còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường. Ước tính trung bình protein
thuần (NP) sữa heo là 6 %. Việc chuyển hóa protein thức ăn thành protein sữa là
quá trình tổng hợp sinh học ñặc biệt, tốn kém nhiều năng lượng trong khẩu phần
thức ăn, ảnh hưởng lớn ñến năng suất sữa ñể nuôi con. Nói chung hiệu quả sử dụng
protein cho tạo sữa cao hơn tạo thịt nạc khoảng 70 %.

Heo nái có khả năng chuyển hoá rất hiệu quả protein vào sữa. Tỉ lệ tiêu hoá biểu
kiến thường ñược tính bằng 0,8. Nhu cầu protein cho heo nái bằng tổng số của nhu
cầu duy trì và nhu cầu cho sản xuất sữa. Nhu cầu protein cho duy trì ñược tính là
0,45 /kg tăng trọng (W). Trong sữa có chứa 57 g protein tiêu hoá. Hiệu quả sử dụng
của protein tiêu hoá là 0,7 và tỉ lệ của protein tiêu hoá của thức ăn là 0,8. Vậy nhu
cầu protein (g/ngày) là: (0,45 W + 57Y)/(0,7 x 0,8). Trong ñó: Y là năng suất sữa
(kg/ngày), W là trọng lượng cơ thể heo nái. Ví dụ: heo nái có trọng lượng 200kg sản
xuất 8kg sữa/ngày có nhu cầu protein là: (200 x 0,45 + 8 x 57)/(0,8 x 0,7) = 975
19


g/ngày. Nếu heo nái ăn 6 kg thức ăn/ngày, thì lượng protein cần có trong khẩu phần
thức ăn là: 975/6 = 162,5 g protein/kg thức ăn hay là 16,3 % trong thức ăn (Dương
Thanh Liêm et al., 2002).
2.5.1.3 Nhu cầu acid amin
Theo NRC (1998), nhu cầu AA ở nái nuôi con chịu ảnh hưởng của nhu cầu cho duy
trì và tổng hợp protein sữa, và ñược ñiều chỉnh bởi lượng các AA từ protein cơ thể
heo mẹ khi nái sút cân. Nhu cầu Lysine của nái nuôi con cao hơn năm trước. Protein
của thịt (mô nạc) có khoảng 21 loại acid amin khác nhau, trong ñó có 10 loại
cần phải ñược cung cấp trong khẩu phần của heo. Các loại khác có thể ñược
tổng hợp trong cơ thể nhanh và ñủ cho sự phát triển tối ña nếu nguồn nitơ của khẩu
phần và năng lượng có ñủ. Các AA cần ñược cung cấp gọi là các AA không thay thế
bao gồm: Lys, Met, Trp, Thr, Ile, Val, Leu, His, Arg, Phe (Nguyễn Thiện et al.,
2005).
Bảng 2.1: Nhu cầu AA trong khẩu phần nái nuôi con (90% VCK)

Trọng lượng nái sau ñẻ (175 kg )
Nhu cầu (%)

Protein thô

Arg
His
Ile
Leu
Lys
Met
Met+Cys
Phe
Phe+Tyr
Thr
Trp
Val

Tăng trọng hàng ngày của heo con (g)
150

200

250

16,3
0,40
0,32
0,45
0,86
0,82
0,21
0,40
0,43
0,90

0,54
0,15
0,68

0,48
0,36
0,50
0,97
0,91
0,23
0,44
0,48
17,5
1,00
0,58
0,16
0,76

18,4
0,54
0,38
0,53
1,05
0,97
0,24
0,46
0,52
1,07
0,61
0,17

0,82

(NRC, 2000)

20


2.5.1.4 Nhu cầu lipid
Theo NRC (1998) khi bổ sung chất béo vào khẩu phần cho heo nái trong giai ñoạn
chửa cuối và nuôi con sẽ làm tăng năng suất tiết sữa, tỷ lệ chất béo trong sữa ñầu và
sữa, số heo con sống từ lúc sơ sinh ñến lúc cai sữa, ñặc biệt ñối với những heo nhẹ
cân. Bổ sung chất béo còn làm hạn chế hao mòn trọng lượng của heo mẹ trong quá
trình nuôi con và rút ngắn thời gian nghỉ từ lúc cai sữa ñến lúc ñộng dục trở lại.
2.5.1.5 Nhu cầu vitamin
Theo Lê Hồng Mận (2006) cơ thể ñộng vật cần khoảng 15 loại vitamin với lượng
rất ít nhưng có vai trò lớn tới quá trình trao ñổi chất, các hoạt ñộng của các enzyme
và hormone, thiếu hoặc thừa một loại vitamin nào ñều có ảnh hưởng xấu ñến tiêu
hóa hấp thu dinh dưỡng của ñộng vật.
Bảng 2.2: Nhu cầu vitamin trong khẩu phần và mức sử dụng hàng ngày của heo nái nuôi con
(90% VCK)

Các vitamin

Nhu cầu
(% hoặc số lượng/kg khẩu phần)

Nhu cầu
(số lượng/ngày)

Vitamin A (IU)

Vitamin D (IU)
Vitamin E (IU)
Vitamin K (mg)
Biotin (mg)
Choline (g)
Folacin (mg)
Niacin (mg)
Acid Pantothenic (mg)
Riboflavin (mg)
Thiamin (mg)
Vitamin B6 (mg)
Vitamin B12 (µg)

2000
200
44
0,50
0,20
1,00
1,30
10
12
3,75
1,00
1,00
15

10.500
1,050
231

2,6
1,1
5,3
6,8
53
63
19,7
5,3
5,3
79

(NRC, 2000)

2.5.1.6 Nhu cầu khoáng
Trong cơ thể gia súc luôn có từ 2-5 % chất khoáng. ðặc biệt là tế bào bộ xương có
nhiều canxi và photpho. Chất khoáng chẳng những dự phần kiến tạo ra tế bào mà
còn có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn nó, ñiều hòa sự họat ñộng của tất cả cơ quan,
giúp cơ thể ñồng hóa chất ñạm và chất béo (Hồ Văn Giá, 2006). Những thí nghiệm
cân bằng cho thấy rằng hiêu quả sử dụng của Ca và P lần lượt là 0,47 và 0,5. Sữa
heo nái chứa 2,5 g/ kg Ca và 1,7 g/kg P. Nếu heo nái sản xuất 8 kg sữa mỗi ngày sẽ
tiết 20 g Ca va 13,6 g P. Sự tiêu hao bắt buộc (g/100 kgW) có thể là: Ca = 3,2
g/100kg thể trọng và P = 2 g/100 kg thể trọng. Vậy mỗi heo nái có trọng lượng là
200 kg có nhu cầu như sau: (3,2 x 2 + 8 x 2,5 )/ 0,47 = 56,2 g Ca/ ngày và (2 x 2 + 8
x 1,7)/ 0,5 = 35 g P/ ngày. Nếu heo nái ăn 6 kg/ ngày cần cung cấp 9,4 g Ca/ kg hay
0,94 % trong TĂHH và lượng P là 35 g/ 6 kg = 6 g P/ kgTĂHH hay 0,6 % trong
TĂHH (Dương Thanh Liêm et al., 2002).

21



2.5.1.7 Nhu cầu xơ
Theo Lê Hông Mận và Bùi ðức Lũng (2002) chất xơ hầu như không có giá trị dinh
dưỡng ñối với heo. Tuy nhiên, cần có một lượng xơ trong khẩu phần ñể giúp quá
trình tiêu hóa, vận chuyển thức ăn và thải phân dễ dàng. Mặt khác, ở ruột già, xơ
cũng ñược tiêu hóa một phần từ 13 – 14 % ñể tạo thành ñường và một số acid béo
bay hơi khác.
Theo Dương Thanh Liêm et al. (2002), chất xơ còn tạo nên khuôn phân, chống sự
táo bón, chất xơ kích thích nhu ñộng co bóp của ống tiêu hóa làm cho thức ăn di
chuyển dễ dàng ñể tống các chất cặn bã, ñộc hại ra ngoài. Chất xơ trong chừng mực
nhất ñịnh có tác dụng lôi cuốn các chất ñộc ở trong ñường ruột thải ra ngoài, làm
giảm tác hại cho cơ thể. ðiều này có tác dụng quan trọng ñối với heo nái chửa trong
việc phòng chống hội chứng MMA sau khi ñẻ. ðối với heo giống giai ñoạn hậu bị
thì chất xơ có tác dụng kích thích sự phát triển về dung tích của ống tiêu hóa ñể sau
này trong giai ñoạn sinh sản heo tận dụng thức ăn tốt hơn
2.5.1.8 Nhu cầu nước
Thường xuyên kiểm tra nước uống cung cấp cho heo nái. Nước phải sạch và mát.
Khi trời nóng, nái nuôi con có thể uống ñến 40 lít/ngày. Thiếu nước làm nái giảm
ăn, giảm lượng sữa và nái thường ñứng lên nhiều lần ñể uống nước nên dễ làm tổn
thương heo con. Heo nái kém sữa hay mất sữa là một ñiều rất ñáng ngại trong chăn
nuôi nái sinh sản. Nhiều nguyên nhân gây hiện tượng này: dinh dưỡng (thiếu
protêin, Ca), di truyền, viêm ñường sinh dục, viêm vú, trời nóng hay thú sốt. Thiếu
canxi trong máu làm nái giảm sản lượng sữa, co giật hay tê liệt tùy theo mức ñộ
thiếu. Dùng muối canxi và magie có thể giúp giảm các triệu chứng trên; tốt nhất là
cho nái ăn khẩu phần cân bằng trong giai ñoạn mang thai và nuôi con (Nguyễn
Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)
2.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng heo con
2.5.2.1 Nhu cầu năng lượng
Heo sơ sinh ñòi hỏi ñược cung cấp năng lượng lập tức ngay sau khi sinh vì giảm
glucose huyết và ñói là nguyên nhân chủ yếu gây chết ở heo sơ sinh (Trần Thị Dân,
2006).

Theo Vũ ðình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), ñể có cơ sở bổ sung năng lượng cho
heo con cần căn cứ vào mức năng lượng ñược cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của
heo con, từ ñó quyết ñịnh mức bổ sung cho heo con. Nhưng chỉ bắt ñầu từ tuần tuổi
thứ 3 heo con mới có nhu cầu bổ sung năng lượng, nhu cầu này ngày càng cao do
sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu của heo con ngày càng tăng. Ở nước ta
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy ñịnh mức bổ sung năng lượng cho heo
con như sau:

22


Bảng 2.3: Nhu cầu năng lượng của heo con
Ngày tuổi
10 - 20
20 - 30
30 - 40
45 – 60

Năng lượng trao ñổi bổ sung (Kcal)
250
500
625
750

(Vũ ðình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005)

2.5.2.2 Nhu cầu protein và acid amin
Protein là cơ sở của sự sống, protein là chất cấu tạo nên các loại mô bào trong cơ
thể, ñồng thời cũng là cấu tạo của những chất ñều hòa sự sống như hormon, enzyme
trong cơ thể (Võ Văn Ninh, 2007).

Theo Trương Lăng (2003), protein là nguyên liệu cấu tạo tế bào. Có chứa ñến 30 –
35 % protein. Phải tính protein tiêu hóa của từng loại thức ăn trên ñơn vị thức ăn
tiêu chuẩn hàng ngày. Heo nái có thai cần 80 – 90 g protein tiêu hóa/ðVTĂ. Heo
nái nuôi con 100 – 110 g, heo con tập ăn từ 120 – 130 g protein tiêu hóa/ðVTĂ.
Trong protein có nhiều AA. Có 2 loại AA: loại thay thế và loại không thay thế
ñược. Loại không thay thế ñược, cơ thể heo không tổng hợp ñược phải lấy từ thức
ăn vào là: Lyz, Trp, Tre, Phe, Met, Leu, Ile, Arg, His, Val. Thiếu một trong những
AA này là protein giá trị không hoàn toàn. Thiếu Thp heo con ngừng sinh trưởng,
thể trọng giảm, hiệu quả sử dụng thức ăn kém. Nhất là thiếu Lys, Lys là AA giới
hạn số một của heo, giúp tổng hợp thịt nạc. Phải cân bằng ñể tạo ra “protein lý
tưởng” với hàm lượng tối ña Lys và các AA khác ñể tăng năng suất gia súc.
Bảng 2.4: Nhu cầu AA trong khẩu phần heo con (90% VCK)

Trọng lượng cơ thể (kg)
3-5
5-10
3.400
3.400
3.625
3.625
26,0
23,7
0,59
0,54
0,48
0,43
0,83
0,73
1,50
1,32

1,50
1,35
0,40
0,35
0,86
0,76
0,90
0,80
1,41
1,25
0,98
0,86
0,27
0,24
1,04
0,92

Nhu cầu
Lượng DE trong khẩu phần (Kcal/kg)
Lượng ME trong khẩu phần (Kcal/kg)
Protein thô (%)
Arg (%)
His (%)
Ile (%)
Leu (%)
Lys (%)
Met (%)
Met+Cys (%)
Phe (%)
Phe+Tyr (%)

Thr (%)
Trp (%)
Val (%)
(NRC, 2000)

23

10-20
3.400
3.625
20,9
0,46
0,36
0,63
1,12
1,15
0,30
0,65
0,68
1,06
0,74
0,21
0,79


2.5.2.3 Nhu cầu lipid
Ở heo, năng lượng do lipid cung cấp chỉ chiếm 10-15 %. Phần lớn ñược dự trữ dưới
da, quanh nội tạng, lipid ñược hấp thu ở ruột non. Heo con tiêu hóa lipid cao hơn
heo lớn, vì lipid của heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhủ hóa (Trương Lăng, 2003).
2.5.2.4 Nhu cầu vitamin

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), ở giai ñoạn này heo con nhận vitamin
chủ yếu từ heo mẹ, sữa mẹ hầu như ñã ñáp ứng ñủ nhu cầu của heo con.
Theo Trương Lăng (2005) hàng ngày heo con cần 200 – 300 IU Vit A cho 1 kg thể
trọng. Nếu dùng caroten thì cần 55 – 60 mg (tính trên 1 kg vật chất khô của khẩu
phần). Heo con dưới 10 ngày tuổi, không có khả năng chuyển hoá caroten thành Vit
A. Heo 20 ngày tuổi chỉ chuyển hoá ñược 25 – 30 %. Trong sữa ñầu, Vit gấp 6 lần
sữa thường. Vit A là sinh tố cần thiết cho sự phát triển các loại mô bào, nhất là hệ
thống niêm mạc. Nếu thiếu Vit A trong khẩu phần thì hàm lượng Vit A trong sữa bị
giảm rất nhanh, làm giảm tốc ñộ sinh trưởng của heo con. Các triệu chứng thiếu Vit
biểu hiện rõ ở heo con 4 tuần tuổi.
Theo Trương Lăng (1999), mặc dù lượng Vit vô cùng nhỏ, nhưng lại có tác dụng rất
lớn cho sinh trưởng và phát dục của heo con.
Vit A: Trong bào thai, thiếu vit A heo con có thể bị mù. Hằng ngày heo con cần
2 – 3000 IU Vit A cho 1kg thể trọng. Nếu dùng caroten thì cần 55 – 60 mg (tính
trên 1 kg vật chất khô của khẩu phần). Heo con dưới 10 ngày tuổi không có khả
năng chuyến hoá caroten thành vit A, heo con 20 ngày tuổi mới chuyển hoá ñược 20
– 30 %. Trong sữa ñầu, vit A gấp 6 lần so với sữa thường, nên nhất thiết phải cho
heo con bú sữa ñầu ñể nâng cao hàm lượng vit A trong cơ thể.
Vit nhóm B: Gồm có B1, B2, B5, B6, B12, Cholin, biotin. Vit B1 tham gia quá trình
trao ñổi chất, chống viêm dây thần kinh, khử carbocid của acid piruvic. Thiếu Vit
B1 heo con bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim. B2: tham gia oxy hoá hoàn nguyên,
oxy hoá ñường, acid amin, acid lactic; tham gia sự hô hấp của mô bào, vận chuyển
hydro, tham gia quá trình tạo hemoglobin, sự hình thành acid HCl của dịch vị và
muối mật. Thiếu Vit B2 viêm da, rụng lông, tiêu chảy, nôn mữa, kém sinh trưởng.
Heo con cần 0,8 – 1,2 mg cho 1kg vật chất khô.
Vit nhóm D: Gồm có D1, D2. Vit D tham gia trao ñổi Ca - P. Thiếu vit D gây thiếu
khoáng, còi xương. Heo con cần 12 – 15 IU cho 1 kg thể trọng.
Vit E: Tham gia quá trình trao ñổi protein và AA, acid nucleic, heo con rất nhạy
cảm với dextra Fe.
2.5.2.5 Nhu cầu khoáng

Trong sữa heo, hàm lượng sắt khá thấp, khoảng 2 ppm trong sữa ñầu và 1 ppm
trong sữa. Heo con nhận khoảng 1 mg sắt/con/ngày từ sữa heo mẹ, trong khi nhu
cầu là 7-16 mg sắt/con/ngày (Trần Thị Dân, 2006).
Theo Vũ ðình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), ñây là giai ñoạn heo con phát triển
rất mạnh cả hệ cơ và hệ xương, cho nên nhu cầu chất khoáng cũng rất cao. Trong
khẩu phần thức ăn nhu cầu các chất khoáng như sau
24


Ca và P: Hai nuyên tố này có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương. Nếu
cung cấp không ñầy ñủ sẽ có nguy cơ dẫn ñến hiện tượng còi xương. Mức cung cấp
trong khẩu phần là 0,8 %, còn ñối với P là 0,6 % so với vật chất khô khẩu phần. Tỷ
lệ Ca/P heo con là 1,6 – 2/1. Nếu nồng ñộ Ca thấp P cao gây hiện tượng mềm
xương và co giật thần kinh, nếu Ca cao P thấp gây tình trạng ñầu sụn phình to, viêm
khớp, yếu ớt.
Fe và Cu: Là hai yếu tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa. Cho nên cần phải cung
cấp trong khẩu phần của heo con. Hai yếu tố này chủ yếu tham gia vào quá trình tạo
máu cho heo con. Trong cơ thể heo, Fe ở trong thành phần dẫn pocfirin (60 – 70 %),
có trong hemoglobin. Nếu thức ăn thiếu Fe sẽ giảm hàm lượng hemoglobin trong
máu, có thể gây thiếu máu. Nhu cầu Fe cho heo con mới sinh 7 – 11 mg/ngày,
nhưng sữa mẹ cung cấp không vượt quá 2 mg, nên phải bổ sung từ 5 – 7 mg/ngày.
Cu chỉ cần một lượng nhỏ bổ sung vào khẩu phần cho heo con với mức từ 6 – 8
ppm. Phải ñảm bảo sự cân ñối giữa Fe và Cu theo tỷ lệ 10 – 12/1.
2.5.2.6 Nhu cầu nước
Theo Trần Văn Phùng (2005), cơ thể heo con có hàm lượng nước rất cao, lúc sơ
sinh hàm lượng nước trong cơ thể heo con chiếm tới (81-81,5 %), giai ñoạn 3-4 tuần
tuổi nước chiếm (75-78 %). Nước rất cần thiết ñối với heo con, giúp ñiều hoà thân
nhiệt và giúp cho quá trình trao ñổi chất hoạt ñộng dễ dàng hơn, khi cung cấp nhiều
nước cho heo con theo mẹ có thể làm giảm tỷ lệ chết heo con trước cai sữa.
2.6 CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO

2.6.1 Yêu cầu chung khi xây dựng chuồng trại
2.6.1.1 ðịa ñiểm
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), ñịa ñiểm thành lập trại phải chọn
nơi cao ráo, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, ở cuối hướng gió. Nhưng phải thuận tiện
giao thông ñể dễ vận chuyển thực liệu và gia súc.
2.6.1.2 Hướng chuồng
Hướng chuồng thường ñược các nhà chăn nuôi quan tâm ñặc biệt ñể tránh các nhân
tố bất lợi như gió lùa, mưa tạt, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng. Người ta
thường lấy trục ñối xứng dọc của dãy chuồng ñể chọn hướng thích hợp cho việc xây
dựng chuồng trại. Thông thường trục dọc của dãy chuồng chạy dọc theo hướng
ðông Bắc- Tây Nam hoặc chạy theo hương ðông Tây là tránh ñược gió lạnh ðông
Bắc thổi vào chuồng, tránh ñược mưa và gió Tây Nam, tránh nắng ðông buổi sáng,
nắng Tây buổi chiều rọi thẳng vào chuồng (Võ Văn Ninh, 2003)
2.6.1.3 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Nhiệt ñộ chuồng nuôi
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), trong chuồng nhiệt ñộ cần phải
thích hợp với cơ thể heo (nhiệt ñộ cơ thể heo 37 0C với ñiều kiện nhiệt ñộ bên ngoài
là 25 0C) vì heo không thể chịu ñược khí hậu thay ñổi ñột ngột: nóng quá hoặc lạnh
quá. Chuồng cao quá sẽ làm cho heo bị lạnh vào ban ñêm, chuồng thấp quá sẽ làm
cho heo bị nóng vào ban ngày.
25


×