Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của HAI DẠNG CHẾ PHẨM nấm XANH metarhizium anisopliaeSOROKIN tươi và KHÔ để QUẢN lý rầy nâu nilaparvata lugensstal tại HUYỆN vị THỦY, TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN PHƯỚC DUY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HAI DẠNG CHẾ PHẨM
NẤM XANH Metarhizium anisopliae SOROKIN
TƯƠI VÀ KHÔ ĐỂ QUẢN LÝ
RẦY NÂU Nilaparvata lugens Stal
TẠI HUYỆN VỊ THỦY,
TỈNH HẬU GIANG.

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HAI DẠNG CHẾ PHẨM
NẤM XANH Metarhizium anisopliae SOROKIN
TƯƠI VÀ KHÔ ĐỂ QUẢN LÝ


RẦY NÂU Nilaparvata lugens Stal
TẠI HUYỆN VỊ THỦY,
TỈNH HẬU GIANG.
Giáo viên hướng dẫn:
PGs.Ts. Trần Văn Hai
Ths. Trịnh Thị Xuân

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Phước Duy
MSSV: 3083562
Lớp: Nông Học K34

Cần Thơ, 2012

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

BỘ MÔN

VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BẢO VỆ THỰC VẬT

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông Học với đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HAI DẠNG CHẾ PHẨM NẤM

XANH Metarhizium anisopliae SOROKIN TƯƠI VÀ KHÔ
ĐỂ QUẢN LÝ RẦY NÂU Nilaparvata lugens Stal
TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phước Duy
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Trần Văn Hai

Ths. Trịnh Thị Xuân

3


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

BỘ MÔN

VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông
Học với đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HAI DẠNG CHẾ PHẨM NẤM

XANH Metarhizium anisopliae SOROKIN TƯƠI VÀ KHÔ
ĐỂ QUẢN LÝ RẦY NÂU Nilaparvata lugens Stal
TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG.
Do sinh viên Nguyễn Phước Duy thực hiện. Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn
tốt nghiệp: ..............................................................................................................
Đề tài tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.........................................

Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2012
DUYỆT KHOA

Cán bộ hướng dẫn

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

Phản biện 1

4

Phản biện 2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Phước Duy


5


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
 Họ tên sinh viên: Nguyễn Phước Duy

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 07/10/1988

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Phú Tân – An Giang
Nguyên quán: xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Địa chỉ liên lạc: số nhà 694, tổ 44, ấp Phú Mỹ Thượng, xã Phú Thọ, huyện
Phú Tân, tỉnh An Giang.
Tóm tắt quá trình học tập:
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông Chu
Văn An, thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang..
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Học năm 2012
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2012.

Tác giả luận văn

Nguyễn Phước Duy


6


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, Mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con luôn ghi nhớ
công ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và đã tận tụy nuôi dạy con nên người,
sự hy sinh cao cả đó chính là động lực giúp con vượt qua tất cả những khó khăn.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGs.Ts. Trần Văn Hai và Ths. Trịnh Thị Xuân đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp
này.
Chân thành cảm ơn
Toàn thể thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại
Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức và tâm huyết vô cùng quý báu cho
em trong suốt thời gian em học tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến anh Chí Long (BVTV K32), các anh chị và các
bạn phòng thí nghiệm NEDO và toàn thể lớp Nông Học K34 đã đóng góp, giúp
đỡ và động viên khi tôi thực hiện luận văn này.
Thân gởi đến
Tập thể lớp Nông Học K34 lời chúc tốt đẹp nhất.

7


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................14
Chương 1 ....................................................................................................................16

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .........................................................................................16
1.1
ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA CÂY LÚA .......................................................16
1.1.1
Giai đoạn tăng trưởng của cây lúa ........................................................16
1.1.2
Giai đoạn sinh sản của cây lúa..............................................................16
1.1.3
Giai đoạn chín của cây lúa....................................................................16
1.2
CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT LÚA...................................................16
1.2.1
Số bông trên đơn vị diện tích................................................................17
1.2.2
Số hạt trên bông ...................................................................................17
1.2.3
Tỷ lệ hạt chắc .......................................................................................17
1.2.4
Trọng lượng 1000 hạt ...........................................................................18
1.3
RẦY NÂU...................................................................................................18
1.3.1
Phân bố ................................................................................................18
1.3.2
Ký chủ .................................................................................................18
1.3.3
Vòng đời ..............................................................................................19
1.3.4
Đặc điểm hình thái ...............................................................................19
1.3.5

Tập quán sinh sống và cách gây hại......................................................21
1.3.6
Các biện pháp phòng trừ rầy nâu ..........................................................22
1.4
NẤM XANH Metarhizium anisopliae Sorokin............................................25
1.4.1
Lịch sử nghiên cứu ...............................................................................25
1.4.2
Phân loại ..............................................................................................25
1.4.3
Sự phân bố ...........................................................................................25
1.4.4
Đặc điểm hình thái ...............................................................................26
1.4.5
Đặc điểm sinh lý – sinh hóa của nấm Metarhizium anisopliae ..............27
1.4.6
Khả năng sinh độc tố diệt côn trùng của nấm Metarhizium anisopliae ..27
1.4.7
Cơ chế tác động của nấm Metarhizium anisopliae lên côn trùng. ..........28
1.4.8
Những thành tựu và ứng dụng nấm Metarhizium anisopliae .................28
1.5
MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC DÙNG TRONG THÍ NGIỆM ............31
1.5.1
Chess 50 WG .......................................................................................31
Chương 2 ....................................................................................................................33
2.1
PHƯƠNG TIỆN ..........................................................................................33
2.1.1
Thời gian và địa điểm...........................................................................33

2.1.2
Vật liệu và dụng cụ...............................................................................33
2.2
PHƯƠNG PHÁP .........................................................................................33
2.2.3
Thí nghiệm...........................................................................................33
Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................38
Phần mềm EXCEL và chương trình MSTATC. ...................................................38
Chương 3 ....................................................................................................................39
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................39
3.3
THÍ NGHIỆM .............................................................................................39
3.3.1
Ghi nhận tổng quát ...............................................................................39
3.3.2
Chỉ tiêu năng suất.................................................................................47
3.3.3
Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế ..................................................................48
Chương 4 ....................................................................................................................51

8


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................51
* KẾT LUẬN ..........................................................................................................51
* ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................53
Tiếng Việt...............................................................................................................53
Tiếng Anh ............................................................................................................. 41


9


DANH MỤC VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật.
ĐHCT: Đại học Cần Thơ.
ĐHH: Độ hữu hiệu.
Ma – ĐHCT: Chế phẩm Metarhizium anisopliae – Đại học Cần Thơ.
M. anisopliae: Metarhizium anisopliae.
NN: Nông nghiệp.
NSKP: Ngày sau khi phun.
NSKT: Ngày sau khi trồng.
PTN: Phòng thí nghiệm.
SCL: Sâu cuốn lá
RH: ẩm độ.
SHƯD: Sinh học ứng dụng.
T: nhiệt độ.
TSKT: Tháng sau khi trồng.
TKP: Trước khi phun

10


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
3.1

Diễn giải

Diễn biến mật số rầy nâu trên ruộng lúa tại huyện Vị Thủy, tỉnh
Hậu Giang vụ Đông Xuân 2010

3.2

Trang
28

Độ hữu hiệu của hai dạng chế phẩm (tươi và khô) nấm xanh Ma
theo các liều lượng đối với rầy nâu trên ruộng lúa tại huyện Vị

30

Thủy, Tỉnh Hậu Giang vụ Đông Xuân 2010
3.3

Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của ruộng lúa thí nghiệm
tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Đông Xuân 2010

3.4

So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức phun chế phẩm
nấm Ma và Chess 50WG tại ruộng lúa thí nghiệm huyện Vị Thủy,
tỉnh Hậu Giang

11

34

35



DANH SÁCH HÌNH

Hình

Diễn giải

Trang

1.1

Sơ đồ vòng đời rầy nâu

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng

22

2.2

Sơ đồ bố trí khung kẽm trên mỗi lô thí nghiệm để lấy chỉ tiêu

23

3.1

Bố trí thí nghiệm ngoài đồng tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang


39

3.2

Khung theo dõi chỉ tiêu

39

3.3

Rầy nâu bị nhiễm nấm xanh

39

6

12


Nguyễn Phước Duy, 2012. “Đánh giá hiệu quả của hai dạng chế phẩm nấm
xanh Metarhizium anisopliae Sorokin để quản lý rầy nâu Nilaparvata lugens
Stal, tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông
Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiệu lực của hai dạng chế phẩm
nấm xanh Metarhizium anisopliae (Ma) theo các liều lượng đối với rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal), trong điều kiện ngoài đồng. Kết quả thí nghiệm cho
thấy:
Điều kiện ngoài đồng với hai lần phun nấm, các nghiệm thức sau khi phun
chế phẩm nấm M. anisopliae cho thấy rất có hiệu quả và kéo dài theo thời gian

đối với rầy nâu đạt hiệu lực từ 70 – 80 % sau 15 ngày phun lần 2.
Năng suất thực tế của các nghiệm thức xử lý nấm xanh trên giống lúa BN2
đạt từ 6,02 đến 6,77 tấn/ha. Về hiệu quả kinh tế, sử dụng chế phẩm nấm M.
anisopliae dạng tươi với liều lượng 1,5 kg/ha/vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất.

13


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây do áp lực dân số thế giới tăng nhanh và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt đã và đang ảnh hưởng lớn đến việc
sản xuất nông nghiệp không chỉ của Việt Nam và tất cả các nước sản xuất lương
thực chính của thế giới, chính vì các yếu tố đó đã làm giá lương thực thực phẩm
tăng nhanh trong những năm gần đây. Điều đó đã góp phần cải thiện thu nhập
đáng kể cho người nông dân của nước ta. Tuy nhiên, vì những lợi nhuận nhất
thời mà mỗi năm người nông dân lại càng sử dụng nhiều thuốc hóa học hơn cho
nhu cầu bảo vệ đối tượng cây trồng của họ trước các dịch hại ngày càng xuất
hiện nhiều hơn và góp phần nâng cao năng suất. Việc đó đã gây ra nhiều vấn đề
về ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái đồng ruộng theo chiều
hướng bất lợi với cây trồng và con người.
Vì vậy có thể nói rằng, việc hướng đến một nền nông nghiệp bền vững hiện
là mục tiêu cấp thiết nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Trong đó việc
ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong vấn đề làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như làm ổn định môi
trường sinh thái đồng ruộng theo chiều hướng có lợi với mục đích của con người
và góp phần vào hạ giá thành sản phẩm để từ đó có thể nâng cao thu nhập cho
người nông dân một cách ổn định hơn.
Ở Việt Nam, thời gian gần đây việc sử dụng các biện pháp sinh học để phòng
trừ các đối tượng gây hại cho cây trồng ngày càng phổ biến. Tại Bến Tre và các

tỉnh ĐBSCL từ năm 2000 đến nay đã sử dụng Metarhizium anisopliae để phòng
trị bọ cánh cứng hại dừa đạt hiệu quả từ 75,4 - 88,5% sau khi phun 1 - 2 tháng
(Phạm Thị Thùy, 2004). từ năm 2005-2007 tại Cần Thơ đã triển khai việc sử
dụng nấm Metarhizium anisopliae để phòng trị sâu ăn tạp, rầy mềm, sâu xếp lá,
bọ cánh cứng hại dừa, sùng đất hại rễ cây trồng cạn, rệp sáp… đạt hiệu quả khá
cao trên 80% sau 7-12 ngày (Trần Văn Hai và ctv., 2009). Hiện nay, trường đại
học Cần Thơ đã và đang kết hợp và chuyển giao quy trình sản xuất nấm tươi đến
người dân ở các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ dùng phòng trị rầy nâu hại lúa, trên
5000 ha lúa làm giảm mật số rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá. Điều này đã
mở ra hướng nghiên cứu sản xuất các loại nấm ký sinh trên côn trùng và ứng
dụng trên diện rộng. Tuy nhiên cần phải so sánh liều lượng cũng như hiệu quả
của chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae ở dạng tươi và khô trước khi ứng
dụng rộng rãi trên đồng lúa để phòng trị rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ cũng như một
số loài côn trùng khác gây hại trên lúa thì đề tài “Đánh giá hiệu quả của hai

14


dạng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae Sorokin (Ma) tươi và khô để
quản lý rầy nâu trên ruộng lúa tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” được
thực hiện nhằm mục đích:
- Xác định hiệu quả của từng liều lượng chế phẩm nấm M. anisopliae dạng
tươi và khô đối với rầy nâu trong điều ngoài đồng để từ đó ứng dụng trên diện
rộng.

15


CHƯƠNG 1


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA CÂY LÚA
Đời sống cây lúa gồm 3 giai đoạn chủ yếu: giai đoạn tăng trưởng, giai

đoạn sinh sản và giai đoạn chín (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993).
1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng của cây lúa
Giai đoạn tăng trưởng được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi cây lúa bắt
đầu phân hóa đòng (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993). Giai đoạn này, lúa phát triển mạnh
thân, lá, chiều cao và số chồi mới, cây ra lá càng nhiều và kích thước lá ngày
càng lớn giúp cây lúa quang hợp tốt, hấp thụ dinh dưỡng, tăng chiều cao, nở bụi
và chuẩn bị cho các giai đoạn sau (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993 và Yoshida S., 1981).
1.1.2 Giai đoạn sinh sản của cây lúa
Giai đoạn sinh sản được tính từ lúc lúa phân hóa đòng và kết thúc khi lúa
trổ bông.
Số hạt trên bông được xác định trong giai đoạn này. Nếu đầy đủ dưỡng
chất, nước, ánh sáng, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình
thành nhiều, giúp tăng trọng lượng hạt lúa sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993).
1.1.3 Giai đoạn chín của cây lúa
Giai đoạn chín của cây lúa có 4 thời kỳ: thời kỳ chín sữa, chín sáp, chín
vàng, và chín hoàn toàn (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993). Trong đó, thời kỳ chín sữa
quan trọng. Trên 80% chất khô tích lũy trong hạt là kết quả của quá trình quang
hợp.
1.2

CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT LÚA
Năng suất được trình bày khi lúa đạt ẩm độ khoảng 14% (Yoshida S.,

1981).


16


Năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 yếu tố,
gọi là 4 thành phần năng suất lúa:
Năng suất lúa = Số bông/đơn vị diện tích x Số hạt/bông x Tỷ lệ hạt chắc x Trọng lượng hạt.
(Matsusima S., 1962 và Nguyễn Ngọc Đệ, 1993)
Nguyễn Ngọc Đệ cho rằng số hạt/m2 là thành phần quan trọng nhất đóng góp
vào năng suất lúa.
1.2.1 Số bông trên đơn vị diện tích
Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng
ban đầu của cây lúa nhưng chủ yếu từ khi cấy lúa đến 7-10 ngày sau khi đạt số
chồi tối đa, được quyết định bởi hai yếu tố là mật độ gieo và tỷ lệ đẻ nhánh.
Lúa có nhiều bông thì trọng lượng hạt sẽ kém. Nó biểu hiện sự mâu thuẫn
giữa quần thể và cá thể do số bông tăng lên, chất dinh dưỡng chuyển vào mỗi
bông sẽ bị giảm đi làm cả số hạt và trọng lượng hạt cũng giảm (Nguyễn Ngọc
Đệ, 1993).
1.2.2 Số hạt trên bông
Số hạt trên bông do tổng số hoa phân hóa và số hoa thoái hóa quyết định.
Số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít thì số hạt trên bông càng
nhiều và được xác định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, quan trọng
nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Giai đoạn này, số hạt trên
bông có ảnh hưởng thuận đối với năng suất lúa do ảnh hưởng của số hoa được
phân hóa (Yoshida S., 1981 và Nguyễn Ngọc Đệ, 1993), còn tùy thuộc vào số
hoa được phân hóa và bị thoái hóa ảnh hưởng của giống, kỹ thuật canh tác, điều
kiện thời tiết (Matsusima S., 1962).
1.2.3 Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc có ảnh hưởng năng suất lúa. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định
từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi vào chắc, quan trọng là lúc trổ, phơi màu,


17


thụ phấn, thụ tinh, tùy thuộc số hoa trên bông, đặc tính sinh lý cây lúa, điều kiện
ngoại cảnh. Tỷ lệ hạt chắc khoảng 80% là cân bằng tốt nhất (Matsushima, 1962).
1.2.4 Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng 1000 hạt chịu ảnh hưởng rõ lúc phân chia giảm nhiễm tích
cực và vào chắc rộ. Trọng lượng 1000 hạt chủ yếu do đặc tính di truyền quyết
định (Matsushima S., 1962) và thường biến thiên trong khoảng 20 - 30g.
1.3

RẦY NÂU
Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal
Giống: Nilaparvata
Họ: Delphacidae
Bộ: Homoptera

1.3.1 Phân bố
Rầy nâu phát triển mạnh nhất ở các nước nhiệt đới Châu Á như Ấn Độ,
Bangladesh, Đài Loan, Indonesia, Phillipines, Malaysia, Trung Quốc, Nhật, Thái
Lan, Việt Nam... (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Hiện nay ở Việt Nam đã ghi nhận rầy nâu xuất hiện và gây hại ở hầu hết
các tỉnh trồng lúa.
1.3.2 Ký chủ
Ký chủ chính của rầy nâu là cây lúa, ngoài ra rầy nâu cũng có thể sống
trên lúa hoang. Cỏ gấu, cỏ lồng vực đôi khi cũng bị rầy nâu tấn công nhưng các
quần thể rầy nâu này không thể phát triển trên cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004).


18


1.3.3 Vòng đời

5-14 ngày

3-5 ngày

14-20 ngày

Hình 1.1: Sơ đồ vòng đời rầy nâu
( http:www.baovecaytrong.com )

Vòng đời rầy nâu gồm 3 giai đoạn: Trứng, ấu trùng và thành trùng, kéo
dài trung bình 20-30 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1.3.4 Đặc điểm hình thái
Rầy nâu có cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Cánh
trong suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh trước có một đốm đen, khi xếp lại hai
đốm này chồng lên nhau tạo thành một đốm đen to trên lưng. Rầy đực có cơ
thể dài 3,6 - 4 mm, rầy cái dài 4 - 5 mm, bụng to hơn. Thành trùng có hai
dạng là cánh ngắn và cánh dài, kể cả ở con cái lẫn con đực. (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).


Trứng
Trứng rầy nâu được đẻ thành từng hang vào bên trong bẹ cây lúa, mỗi

hàng có 8 - 30 cái. Trứng rầy giống hình hạt gạo dài từ 0,3 - 0,4 mm, mới đẻ


19


màu trắng trong, sắp nở màu vàng. Thời gian ủ trứng từ 5 - 14 ngày (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê thị Sen, 2004).


Ấu trùng
Ấu trùng hay còn gọi là rầy cám, khi mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa,

càng lớn rầy chuyển sang màu vàng nhạt. Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống
thành trùng cánh ngắn nhưng cánh ngắn hơn và đục, trong khi cánh của thành
trùng cánh ngắn thì trong suốt với các gân màu đậm. Ấu trùng rầy nâu có 5
tuổi, phát triển trong thời gian từ 14 - 20 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2004), theo Nguyễn Văn Luật (2002) mỗi tuổi kéo dài khoảng 2-3 ngày.
Các đặc điểm hình thái cơ bản các tuổi của ấu trùng rầy nâu (Phạm Văn Lầm,
2006):
- Rầy nâu tuổi 1: màu đen xám, có đường thẳng trên lề ngực sau, thân
dài khoảng 1,1 mm.
- Rầy tuổi nâu 2: nâu vàng nhạt, lề ngực sau lõm ra phía trước, thân dài
khoảng 1,5 mm.
- Rầy nâu tuổi 3: nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh rõ, thân dài khoảng 2
mm.
- Rầy nâu tuổi 4: nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh sau nhọn, thân dài
khoảng 2,4 mm.
- Rầy nâu tuổi 5: nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh trước dài hơn mầm cánh
sau, thân dài khoảng 3,2 mm.
Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống với thành trùng cánh ngắn, nhưng
cánh ngắn hơn và đục, trong khi cánh của thành trùng cánh ngắn thì trong
suốt với các gân màu đậm (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).



Thành trùng
Thành trùng rầy nâu có hai dạng cánh là cánh ngắn và cánh dài

20


-

Dạng cánh dài: Cánh che phủ toàn thân và chủ yếu dung để bay đi

tìm thức ăn (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Con cái dài khoảng 4-5
mm, mặt bụng màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Con đực dài khoảng
3,6-4 mm, có màu nâu tối, gầy và nhỏ hơn con cái.
-

Dạng cánh ngắn: Cánh phủ đến đốt thứ 6 của thân mình, dạng cánh

này phát sinh khi thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp, có khả năng đẻ trứng rất cao
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003). Con cái màu nâu nhạt và kích thước
cơ thể to hơn con đực, dài khoảng 3,5-4 mm, cánh trước kéo dài đến đốt bụng thứ
6 bằng ½ chiều dài cánh trước của dạng cánh dài. Con đực màu nâu đen, cánh
trước kéo đến 2/3 chiều dài của bụng, dài khoảng 2-2,5 mm (Nguyễn Đức
Khiêm, 2006).
Đời sống trung bình của thành trùng rầy nâu khoảng 10-20 ngày, trong
thời gian này một rầy cái cánh dài đẻ khoảng 100 trứng, rầy cánh ngắn đẻ
khoảng 300-400 trứng, nếu có điều kiện thích hợp thì rầy cái có thể đẻ đến cả
ngàn trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thức ăn phong phú thì dạng cánh ngắn xuất

hiện nhiều, ngược lại thì dạng cánh dài xuất hiện nhiều, dạng cánh ngắn có tỷ
lệ cái/đực cao, đẻ trứng sớm và nhiều hơn so với dạng cánh dài. Vì vậy khi
mật số rầy cánh ngắn cao thì dễ xảy ra hiện tượng cháy rầy (Nguyễn Đức
Khiêm, 2006).
1.3.5 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Sau khi vũ hóa từ 3-5 ngày, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng bằng cách
rạch bẹ lá hoặc gân chính của phiến lá, gần cổ lá, đẻ thành từng hàng, tập
trung đẻ trứng ở gốc cây lúa cách mặt nước 10-15 cm. Rầy trưởng thành cánh
dài bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn, đặc biệt là lúc trăng tròn.
Cả thành trùng và ấu trùng đều thích sống dưới gốc cây lúa, bò quanh
thân cây lúa hoặc nhảy xuống nước hay tán lá khi bị khuấy động. Rầy nâu

21


thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật số cao thì có thể gây hại mọi
giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
-

Lúa đẻ nhánh: Rầy chích hút ở bẹ tạo thành những sọc màu nâu đậm dọc
theo thân do nấm và vi khuẩn tấn công tiếp theo.

-

Lúa từ làm đòng đến trổ: Rầy thường tập trung chích hút ở cuống đòng
non.

-

Lúa chín: Rầy thường tập trung lên thân ở phần non mềm.

Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu đều chích hút cây lúa bằng cách

cho vòi chích hút vào bó libe của mô hút nhựa. Trong khi chích hút rầy tiết
nước bọt phân hủy mô cây gây cản trở sự di chuyển nhựa nguyên và nước lên
phần trên cây lúa làm cây lúa bị khô héo, gây hiện tượng “cháy rầy”
Ngoài ảnh hưởng gây hại trực tiếp thì rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho
cây lúa như: Môi giới truyền bệnh lùn xoắn lá (ragged stunt) cho cây lúa,
bệnh lúa cỏ (grassy stunt). Nấm, vi khuẩn tấn công trên vết chích hút và đẻ
trứng trên mô cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1.3.6 Các biện pháp phòng trừ rầy nâu


Biện pháp canh tác
Nên trồng nhiều giống lúa có tính kháng trung bình trên đồng ruộng

cùng một lúc để tránh tình trạng rầy quen thức ăn và để tránh áp lực của rầy
khi rầy bộc phát.
Phát sạch gốc rạ, chôn vùi lúa còn sót lại và đốt đồng sau khi thu
hoạch, không để lúa chét phát triển.
Sạ lúa, gieo mạ, cấy lúa đúng thời vụ, tránh mùa vụ gối nhau làm lúa
hiện diện liên tục trên đồng ruộng, nên có thời gian để đất trống để cắt đứt
nguồn thức ăn của rầy nâu.
Mật độ sạ và cấy không nên quá dày, mật độ sạ thích hợp là khoảng
150-180 kg/hecta.

22


Bón phân với liều lượng đủ cho nhu cầu của cây lúa. Bón đúng lúc và
cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali. Tránh bón thừa phân đạm, nhất là

đối với giai đoạn cuối của cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).


Biện pháp sinh học
Bảo vệ và phát triển thiên địch có sẵn trong tự nhiên chính là áp dụng

các nguyên lý sinh thái trong phòng chống dịch hại. Đây là biện pháp rẻ tiền,
không phải đầu tư tốn kém (Phạm Văn Lầm, 2006).
Cho vịt con từ 4 - 5 tuần tuổi vào ruộng lúa, khoảng 100 - 150 con/ha
hoặc thả cá rô phi, mè vinh vào ruộng lúa có thể góp phần giảm mật số rầy
nâu (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì có nhiều loài côn
trùng ký sinh, ăn thịt, và nấm bệnh gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của rầy
nâu. Các loài thiên địch quan trọng là:


Bọ rùa: Có nhiều loài bọ rùa tấn công rầy nâu. Mỗi ngày một con

bọ rùa (cả ấu trùng lẫn thành trùng) có thể ăn từ 5-10 con rầy nâu (cả ấu trùng lẫn
thành trùng).


Kiến ba khoang: Có 2 loài kiến ba khoang thường xuất hiện trên

ruộng lúa là Paederus fuscipes (Curtis) thuộc họ Staphylinidae và Ophionea
indica ( Schmidt- Goebel) thuộc họ Carabidae. Cả ấu trùng và thành trùng các
loài kiến ba khoang kể trên đều ăn ấu trùng và thành trùng rầy nâu. Một con kiến
ba khoang có thể ăn từ 3-5 rầy nâu mỗi ngày.



Bọ xít mù xanh: Tên khoa học là Cyrtorhinus lividipennis Reuter,

họ Miridae, bộ cánh nửa cứng (Hemiptera). Ấu trùng và thành trùng bọ xít mù
xanh chủ yếu tấn công trứng của rầy nâu. Thành trùng bọ xít mù xanh còn săn bắt
cả ấu trùng và thành trùng rầy nâu để ăn.


Bọ xít nước: Có 2 loại bọ xít nước thường xuất hiện trên ruộng lúa

là Microvelia atrolineata Bergroth (họ Veliidae) và Mesovelia sp (họ

23


Mesoveliidae). Cả hai loài trên thuộc bộ Hemiptera. Ấu trùng và thành trùng bọ
xít nước đều chích hút chất dịch bên trong cơ thể rầy nâu.


Các loài nhện: Phổ biến là loài Pardosa (Lycosa) pseudoannulata

(Boesenberg-Strand), một con nhện có thể ăn từ 5-15 rầy nâu mỗi ngày.


Các loài ký sinh: Có nhiều loài ong ký sinh vào trứng, ấu trùng

hoặc thành trùng rầy nâu. Khả năng ký sinh của từng loài đều khác nhau.


Các loài vi sinh vật: Trong thiên nhiên có nhiều loài nấm, vi khuẩn


hoặc virus gây chết rầy nâu với tỷ lệ rất đáng kể. Tùy mùa vụ, tỷ lệ này có thể lên
đến 30%. Ba loài nấm gây bệnh cho rầy nâu thường gặp trên đồng ruộng là
Metarhizium anisopliae, Hirsutella sp., Beauveria bassiana.


Biện pháp hóa học
Là biện pháp để dập dịch khi mật số rầy nâu cao trên đồng ruộng
Nên thăm đồng thường xuyên để ghi nhận mật số rầy nâu cũng như

thành phần và số lượng thiên địch trong ruộng lúa để quyết định việc áp dụng
thuốc hóa học trừ rầy nâu, khi áp dụng nên tuân theo nguyên tắc “bốn đúng”
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen , 2004):
Đúng loại thuốc: Dùng các loại thuốc đặc trị rầy, nên luân phiên các
loại thuốc trên để tránh tình trạng rầy quen thuốc,
Đúng liều lượng: Pha thuốc đúng theo liều lượng khuyến cáo, sử dụng
ít nhất là 4 bình/1000 m2
Đúng lúc: Phun thuốc khi rầy nở rộ ở tuổi 2-3 (15-20 ngày sau khi rầy
nâu có cánh vào đèn).
Đúng cách: Phun thuốc vào gốc lúa là nơi rầy nâu sinh sống.
Khi sử dụng thuốc hóa học nên ưu tiên các loại thuốc đặc hiệu, ít ảnh
hưởng đến thiên địch trong đồng ruộng, có thời gian tác động ngắn, hạn chế
sử dụng các loại thuốc có phổ tác dụng rộng (Phạm Văn Lầm, 2006).

24




Các biện pháp khác:
Cho dầu gasoil lên mặt nước ruộng, sau đó dùng cây quơ lên lá lúa cho


rầy nâu rớt xuống nước sẽ dính dầu rồi chết, liều lượng là 5-7 lít/hecta.
Làm bẫy đèn đồng loạt để thu hút rầy nâu tới, hàng đêm có thể đốt đèn vào lúc từ
7-10 giờ tối (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen , 2004).
1.4

NẤM XANH Metarhizium anisopliae Sorokin

1.4.1 Lịch sử nghiên cứu
Năm 1878, khi nghiên cứu về loài sâu non bộ cánh cứng hại lúa mì
Anisoplia austriaca, nhà khoa học người Nga I.I. Metchnikov đã phát hiện thấy
một loại nấm bào tử màu lục và có khả năng gây chết hàng loạt loài sâu này. Ông
xác định loài sâu này có tên khoa học là Entomophthora anisoplia. Về sau,
Sorokin kiểm tra lại và thấy loài này không thuộc giống Entomophthora mà
thuộc về giống Metarhizium (trích dẫn Trịnh Thị Xuân, 2006).
Vào những năm 1890 – 1897 nhà khoa học Koben người Đức đã thu thập
được nấm Metarhizium ký sinh trên sâu hại từ Hawaii mang về Đức để nghiên
cứu (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.4.2 Phân loại
Xếp theo hệ thống phân loại nấm của G.C.Anisworth, 1966, 1970, 1971
thì cho rằng nấm Metarhizium anisopliae thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn
Deuteromycetes, giống Metarhizium. Một tác giả khác lại cho rằng nấm
Metarhizium anisopliae thuộc ngành phụ lớp nấm túi Asscomycotia, lớp
Plectomyces và giống Metarhiziu (trích dẫn Phạm Thị Thùy, 2004).
1.4.3 Sự phân bố
Nấm Metarhizium anisopliae là nấm ký sinh côn trùng xuất hiện rất phổ
biến trong tự nhiên có thể phân lập từ xác côn trùng chết hay được phân lập từ
trong đất.

25



×