Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ĐIỀU TRA kỹ THUẬT CANH tác NHÃN TIÊU DA bò tại HUYỆN kế SÁCH, TỈNH sóc TRĂNG và HUYỆN LONG hồ, TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HUỲNH HỐC SẾN

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC
NHÃN TIÊU DA BÒ TẠI HUYỆN KẾ SÁCH,
TỈNH SÓC TRĂNG VÀ HUYỆN LONG HỒ,
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC
NHÃN TIÊU DA BÒ TẠI HUYỆN KẾ SÁCH,
TỈNH SÓC TRĂNG VÀ HUYỆN LONG HỒ,
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Lê Thanh Phong


Huỳnh Hốc Sến
MSSV: 3083602
Lớp: Nông học K34

Cần Thơ – 2012


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
------    ------

Luận văn Kỹ sư Nông học

ĐỀ TÀI

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC
NHÃN TIÊU DA BÒ TẠI HUYỆN KẾ SÁCH,
TỈNH SÓC TRĂNG VÀ HUYỆN LONG HỒ,
TỈNH VĨNH LONG

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Hốc Sến
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày …. tháng … năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Lê Thanh Phong



ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
------    -----Hội đồng khoa học chấm luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC
NHÃN TIÊU DA BÒ TẠI HUYỆN KẾ SÁCH,
TỈNH SÓC TRĂNG VÀ HUYỆN LONG HỒ,
TỈNH VĨNH LONG

Do sinh viên Huỳnh Hốc Sến thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng khoa học: ...............................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
..........................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: .............................................
Cần Thơ, ngày …. tháng … năm 2012
Thành viên Hội đồng

---------------------------

-------------------------------

------------------------------


DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Ngày ……. tháng ……năm 2012
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Hốc Sến


iv

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Huỳnh Hốc Sến

Giới tính: Nam

Năm sinh: 1988

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Thạnh Trị - Sóc Trăng

Địa chỉ liên lạc: xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2006 tại Trường Trung Học Phổ Thông
Văn Ngọc Chính, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, Ngành Nông Học, khoá 34, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

Cần Thơ, Ngày …tháng…năm 2012
Người khai

Huỳnh Hốc Sến


v

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Thành kính biết ơn
TS. Lê Thanh Phong, người đã tận tình hướng dẫn và cho những lời khuyên
hết sức bổ ích trong việc hoàn thành luận văn này.
Thầy cố vấn học tập TS. Nguyễn Trọng Ngữ đã quan tâm giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa học.
Chân thành biết ơn
Quý thầy, cô Bộ môn Khoa học Cây trồng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ và Khoa Nông Nghiệp & SHƯD đã
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học ở trường.
Chân thành cám ơn!
Các bạn Nhàn, Cường, Trinh, Vũ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Các bạn Lắm, Tâm đã động viên, khuyến khích tôi trong thời gian thực hiện

luận văn.
Thân gửi về các bạn lớp Nông Học khóa 34 và toàn thể quý thầy, cô Khoa
Nông Nghiệp và SHƯD lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Huỳnh Hốc Sến


vi

Huỳnh Hốc Sến, 2011: “ Điều tra kỹ thuật canh tác nhãn Tiêu Da bò tại huyện Kế
Sách, tỉnh Sóc Trăng và huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ
sư ngành Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Thanh Phong. 35 trang

TÓM LƯỢC
Nhãn Tiêu Da bò là giống nhãn có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ nội
địa và xuất khẩu rộng lớn. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cho thị trường vẫn còn
nhiều vấn đề chưa đạt yêu cầu, trong đó có yếu tố sản lượng và độ đồng đều về chất
lượng. Đề tài: Điều tra kỹ thuật canh tác nhãn Tiêu Da bò tại huyện Kế Sách,
tỉnh Sóc Trăng và huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long được thực hiện nhằm muc
đích: (1) tìm hiểu kỹ thuật canh tác nhãn Tiêu Da bò của nông dân ở huyện Kế Sách
và huyện Long Hồ; và (2) ước tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất nhãn của nông
dân. Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2011 đến tháng 02/2012 tại các xã An Lạc
Tây, An Lạc Thôn, Nhơn Mỹ, Phong Nẵm của huyện Kế Sách và các xã An Bình,
Bình Hòa Phước của huyện Long Hồ. Tổng số hộ điều tra là 60 hộ. Kết quả điều tra
cho thấy, diện tích trồng nhãn Tiêu Da bò của các hộ nông dân trung bình là 0,8 ha;
tuổi cây trung bình là 9,5 tuổi. Tất cả vườn nhãn đều trồng cây trên mô; chiều rộng
mương trung bình 2,3 m; chiều rộng liếp trung bình 5,5 m và số cống bọng trong
mỗi vườn trung bình là 1. Tất cả nông dân đều không xử lý đất trước khi trồng.
Trong chăm sóc, tất cả nông hộ có tỉa cành, tạo tán. Tất cả vườn nhãn được tưới

nước bằng máy dầu, trung bình 2 lần/tuần vào mùa nắng và 1 lần/tuần vào mùa
mưa. Tất cả hộ điều tra đề có quản lý cỏ dại trong vườn và có tủ gốc cho cây. Về
bón phân, số hộ sử dụng phân bón lá chiếm 23,3%; không bón phân hữu cơ. Tất cả
nông dân trồng nhãn trong vùng điều tra bón phân hóa học trung bình hằng năm cho
mỗi cây là 1,6 kg N, 1,7 kg P2O5 và 1,0 kg K2O. Về sâu bệnh, bệnh Chổi rồng chiếm
tỷ lệ 100% trong các vườn quan sát, bệnh Chết khô cành chiếm 25%; sâu Đục cành
gây hại chủ yếu, chiếm 50,4%. Năng suất nhãn Tiêu Da bò đạt năng suất trung bình


vii

là 15,9 tấn/ha. Về hiệu quả kinh tế, chi phí đầu tư vườn trung bình là 31,8 triệu
đồng/ha và đạt lợi nhuận trung bình là 222,6 triệu đồng/ha.


viii

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Tiểu sử cá nhân ............................................................................................iii
Lời cảm tạ ..................................................................................................... v
Tóm lược ..................................................................................................... vi
Mục lục....................................................................................................... vii
Danh sách bảng ............................................................................................ xi
Danh sách hình……………………………………………………………...xii
MỠ ĐẦU ........................................................................................................................1


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................. 2
1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM HUYỆN KẾ SÁCH – SÓC TRĂNG VÀ
HUYỆN LONG HỒ - VĨNH LONG ..................................................................... 2
1.1.1 Huyện kế sách, tỉnh sóc trăng........................................................... 2
1.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................ 2
1.1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................ 3
1.1.2 Huyện long hồ, tỉnh vĩnh long.......................................................... 4
1.1.2.1 Đặc điểm tự nhên.................................................................. 4
1.1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................ 5
1.2 NGUỒN GỐC CÂY NHÃN............................................................................ 5
1.3 ĐẶC ĐIỂM CÂY NHÃN................................................................................ 6
1.3.1 Đặc tính thực vật.............................................................................. 6
1.3.1.1 Rễ, thân, lá ........................................................................... 6
1.3.1.2 Hoa, trái, hột......................................................................... 6
1.3.2 Đặc tính sinh thái ............................................................................. 7
1.3.2.1 Nhiệt độ................................................................................ 7
1.3.2.2 Nước .................................................................................... 7
1.3.2.3 Đất đai.................................................................................. 8
1.3.2.4 Gió ....................................................................................... 8


ix

1.4 KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN.......................................................................... 8
1.4.1 Nhân giống ...................................................................................... 8
1.4.2 Kỹ thuật trồng.................................................................................. 9
1.4.3 Thời vụ ............................................................................................ 10
1.4.4 Chăm sóc ......................................................................................... 10
1.4.5 Bón phân ......................................................................................... 11

1.4.6 Phòng trừ sâu bệnh .......................................................................... 12
1.4.6.1 Sâu hại.................................................................................. 12
1.4.6.2 Bệnh hại ............................................................................... 13
1.4.7 Thu hoạch........................................................................................ 14
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................... 15
2.1. PHƯƠNG TIỆN............................................................................................. 15
2.1.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................... 15
2.1.2 Dụng cụ và vật liệu điều tra ............................................................. 15
2.2. PHƯƠNG PHÁP............................................................................................ 15
2.2.1 Phương pháp điều tra ....................................................................... 15
2.2.2 xữ lý số liệu ..................................................................................... 15
2.2.3 Phương pháp làm bài ....................................................................... 15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 16
3.1 THÔNG TIN CHUNG .................................................................................... 16
3.1.1 Thông tin chủ hộ.............................................................................. 16
3.1.1.1 Tuổi nông hộ ........................................................................ 16
3.1.1.2 Số nhân khẩu và số lao động................................................. 16
3.1.2 Thông tin vườn ................................................................................ 16
3.1.2.1 Diện tích............................................................................... 16
3.1.2.2 Tuổi cây ............................................................................... 16
3.1.2.3 Mật độ trồng......................................................................... 17
3.1.2.4 Năng suất ............................................................................. 17
3.2 THIẾT KẾ VƯỜN .......................................................................................... 17
3.2.1 Kích thước mương, liếp và kiểu lên liếp........................................... 17
3.2.2 Kích thước mô ................................................................................. 18


x

3.2.3 Mực nước cao nhất so với mực liếp trong năm................................. 18

3.2.4 Hệ thống thóat nước......................................................................... 19
3.2.5 Xữ lý đất trước khi trồng.................................................................. 19
3.2.6 Phương pháp nhân giống.................................................................. 19
3.3 KỸ THUẬT CANH TÁC................................................................................ 19
3.3.1 Quản lý nước ................................................................................... 19
3.3.2 Quản lý cỏ dại.................................................................................. 19
3.3.3 Tủ gốc và bồi mô ............................................................................. 20
3.3.4 Tỉa cành........................................................................................... 20
3.3.5 Bón phân ......................................................................................... 20
3.3.5.1 Loại phân ............................................................................. 20
3.3.5.2 Cách bón và thời điểm bón ................................................... 21
3.3.5.3 Liều lượng bón trong năm .................................................... 22
3.3.6 Sâu bệnh .......................................................................................... 22
3.3.6.1 Loại sâu................................................................................ 22
3.3.6.2 Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh.............................................. 23
3.3.7 Xữ lý ra hoa ..................................................................................... 23
3.3.8 Thu hoạch........................................................................................ 23
3.4 HOẠCH TOÁN KINH TẾ .............................................................................. 24
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 26
4.1 KẾT LUẬN..................................................................................................... 26
4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 28
PHỤ LỤC


xi

DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng


Trang

Bảng 1 Lượng phân bón cho nhãn theo độ tuổi (Nguyễn Danh Vàng, 2008)…...…11
Bảng 3.1 So sánh trung bình tuổi nông hộ của huyện Kế Sách (ST) và Long Hồ
(VL)…………………………………………………………………...……………17
Bảng 3.2 So sánh trung bình nhân khẩu và lao động huyện Kế Sách (ST) và Long
Hồ (VL)……………………………………………………………………..…...…17
Bảng 3.3 So sánh trung bình diện tích của huyện Kế Sách và Long Hồ……….…18
Bảng 3.4 So sánh trung bình tuổi cây của huyện Kế Sách và Long Hồ ...…...…….18
Bảng 3.5 Khoảng cách trồng ……………………………………..……………..…19
Bảng 3.6 So sánh trung bình năng suất của huyện Kế Sách và Long Hồ……….…19
Bảng 3.7 Kích thước mương liếp……………………………………………..……20
Bảng 3.8 So sánh trung bình kích thước mương, liếp của huyện Kế Sách (ST) và
Long Hồ (VL)……………………………………………………………..….…….20
Bảng 3.9 Kích thước mô…………………………………………..………...……..21
Bảng 3.10 Bình quân lượng phân hóa học (kg/cây).……………………..……..…25
Bảng 3.11 So sánh trung bình lượng phân bón huyện Kế Sách (ST) và Long Hồ
(VL)……...…………………………………………………………………...…….26
Bảng 3.12 Chi phí chăm sóc…………………………………………………...…...28
Bảng 3.13 Chi phí phân thuốc…………………………...……………………...….28
Bảng 3.14 Chi phí thành lập vườn….…………………………………………...….29
Bảng 3.15 So sánh trung bình chí phí lập vườn Huyện Kế Sách (ST) và Long Hồ
(VL)……………………………………………………………………………...…29


xii

DANH SÁCH HÌNH
Tên hình


Trang

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Kế Sách – Sóc Trăng…………………..………2
Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long………………..…….5
Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ (%) sử dụng các loại phân hóa học……………….…..……23
Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ (%) sử dụng các loại phân bón lá……………….….…..…..24
Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ (%) các thời điểm xuất hiện bệnh………..……….……..…26


1

MỞ ĐẦU
Cây nhãn (Euphoria longana) là loài cây ăn trái dễ trồng thích ứng rộng, có
giá trị kinh tế cao, được trồng ở Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam,…
Trái nhãn có thể dùng ăn tươi, làm đồ hộp, sấy khô,… đều là những sản phẩm được
người tiêu dùng ưa chuộng. Các sản phẩm từ nhãn còn làm thuốc quý trong đông y
như cơm nhãn, hạt nhãn, vỏ trái. Cơm trái nhãn làm thuốc bổ điều trị suy nhược
thần kinh, chứng sút kém trí nhớ, mất ngủ hay hoảng hốt. Hoa nhãn là nguồn cung
cấp cho ong lấy mật có chất lượng cao.
Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 300.000 ha vườn
cây ăn quả. Trong đó, các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Đồng
Tháp trồng hơn 150.000 ha, chiếm hơn 50% diện tích vườn toàn vùng và cũng là
những tỉnh có diện tích vườn cây ăn trái đặc sản lớn nhất cả nước. Nhãn được trồng
hầu hết ở các tỉnh ĐBSCL như: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang,
Cần Thơ, Sóc Trăng,… với diện tích khoảng 56.000 ha. Nhãn có thị trường xuất
khẩu rộng lớn như Canada, Pháp, Trung Quốc, Trung Đông, Doha (Qatar),...với giá
thấp nhất là 2 USD/kg. Đặc biệt giá cơm trái nhãn khô trên thị trường trong nước
khá cao, dao động từ 150.000 – 300.000 đồng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng nhãn ở nước ta nói
chung và ở ĐBSCL nói riêng đã giảm khá nhiều do gặp nhiều khó khăn như: giá cả

không ổn định, sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung; trình độ canh tác của người dân
chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm truyền thống; việc áp dụng cơ giới hóa còn gặp
nhiều khó khăn; mạng lưới phân phối chưa đi vào công nghiệp hóa; và việc bảo
quản trái sau thu hoạch chưa tốt,… Đây cũng chính là những nguyên nhân góp phần
làm cho trái nhãn của nước ta khó đi vào thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường
Châu Âu. Đề tài “Điều tra kỹ thuật canh tác nhãn Tiêu Da bò tại huyện Kế
Sách, tỉnh Sóc Trăng và huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm
tìm hiểu về kỹ thuật canh tác nhãn Tiêu Da bò và hiệu quả kinh tế trong canh tác
nhãn. Từ đó, đề nghị các kỹ thuật thích hợp để cải thiện kỹ thuật canh tác của nông
dân.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA
1.1.1 Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
1.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý:
Huyện Kế Sách nằm ở vùng hạ lưu sông Hậu, cách thành phố Sóc Trăng 20
km. Ranh giới đất đai của Kế Sách nằm ở vị trí có tọa độ địa lý từ 9o14’ đến 9o 55’
vĩ độ Bắc và từ 105o30’ đến 106o04’ kinh độ Đông. Phía Đông và Đông Bắc giáp
sông Hậu; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; phía Nam giáp huyện Mỹ Tú
và huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng.

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Kế Sách – Sóc Trăng


3


Đất đai và khí tượng thủy văn:
Huyện Kế Sách có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.287,61 ha, chiếm 10,66%
so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng. Huyện có năm nhóm đất chính
() sau:
Nhóm đất phù sa: có diện tích 6.324,05 ha, chiếm 17,92% diện tích đất tự
nhiên của huyện. Nhóm đất này được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa của
sông Hậu và các sông rạch thuộc hệ thống sông Hậu. Quá trình hình thành đất gắn
liền với sự tác động của chế độ bán nhật triều biển Đông. Nhóm đất phù sa là nhóm
đất tốt, thích hợp cho phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng hàng năm và cây ăn
quả lâu năm.
Nhóm đất Glây: có diện tích là 446,4 ha, chiếm 1,26% diện tích tự nhiên của
huyện, phân bố ở các xã Xuân Hòa, Trinh Phú. Nhóm đất này được hình thành và
phát triển ở địa hình thấp trũng, khó thoát nước, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy
triều. Đất có thời gian ngập úng trên 6 tháng trong năm, thường chỉ trồng được một
vụ lúa, năng suất thấp.
Nhóm đất có nguồn gốc là đất mặn ít: có diện tích 6.221,2 ha, chiếm 17,63%
diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Kế An, Kế Thành; Thị trấn Kế Sách;
Nhơn Mỹ. Toàn bộ diện tích nhóm đất có nguồn gốc là đất mặn ít thuộc loại đất tốt,
độ phì nhiêu khá, các chất dinh dưỡng trong đất cân đối, thích hợp với nhiều loại
cây trồng và nuôi trồng thủy sản nước ngọt hoặc nước lợ.
Nhóm đất phèn: có diện tích là 2.987,5 ha, chiếm 8,46% diện tích tự nhiên,
được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa và vật liệu sinh phèn (xác thực vật chứa
lưu huỳnh). Nhóm đất phèn trên địa bàn huyện là đất phèn nhẹ, việc cải tạo và sử
dụng tương đối thuận lợi, do có nguồn nước ngọt dồi dào, cùng với các biện pháp
thủy lợi kết hợp tiêu úng xổ phèn, giữ mức nước cần thiết trên đồng ruộng. Hầu hết
diện tích đất phèn đã được sản xuất 2 vụ lúa kết hợp với nhiều loại cây trồng khác.
Nhóm đất nhân tác: có diện tích 11.761,21 ha, chiếm 33,33% diện tích tự
nhiên, phân bố rộng khắp các xã, thị trấn trong huyện. Nhóm đất này được hình
thành do hoạt động lên liếp trồng cây lâu năm, làm vườn. Hầu hết nhóm đất nhân

tác đã được khai thác sử dụng có hiệu quả và sử dụng vào nhiều mục đích sản xuất
như: trồng màu, rau thực phẩm, cây ăn quả lâu năm, nuôi cá ao hồ và nuôi trong
mương vườn.
Các loại đất khác còn lại có diện tích 7,561,46 ha, bao gồm đất ở, đất sông,
kênh, rạch và đất có mặt nước chưa sử dụng. Nhìn chung, tài nguyên đất đai của Kế
Sách đã được khai thác sử dụng với điều kiện tự nhiên và phát huy lợi thế của vùng
ven sông Hậu. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được đầu tư thâm canh, nâng
cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Đồng thời, đang có xu hướng


4

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng diện tích và sản lượng các loại cây trồng có giá
trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Huyện Kế Sách nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời
tiết mang nét đặc trưng của vùng ĐBSCL, là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh
năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,80C.
Nhiệt độ cao nhất là 37,80C (tháng 4 dl); nhiệt độ thấp nhất là 16,2 0C (tháng 12 – 1
dl). Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.342 giờ, bình quân 6,5 giờ/ngày.
Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 dl đến tháng 11 dl,
mùa khô từ tháng 12 dl đến tháng 4 dl năm sau. Lượng mưa trung bình là 1,846
mm; lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa
lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa trung bình là
136 ngày/năm. Trên địa bàn huyện có 2 hướng gió chính: gió mùa Tây Nam từ
tháng 5 dl đến tháng 11 dl; gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Tốc độ gió trung bình 2 m/s. Mỗi năm bình quân có trên 30 cơn giông và lốc xoáy,
gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống. Các yếu tố khí hậu thời tiết bất lợi và thiên
tai có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây

1.1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Dân số trung bình của huyện Kế Sách năm 2009 là 157.449 người, mật độ
dân số là 445 người/km 2. Thị trấn Kế Sách có mật độ dân số cao nhất là 947
người/km2. Ở các xã, dân cư phân bố tương đối đồng đều, chỉ có xã Phong Nẫm, có
mật độ dân số thấp nhất là 284 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động năm
2009 là 105.330 người (chiếm 66,9% so với dân số toàn huyện, kinh tế của huyện
Kế Sách chủ yếu là nông nghiệp.

1.1.2 Huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
1.1.2.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý:
Long Hồ là một trong bảy huyện, thị của tỉnh Vĩnh Long, diện tích tự nhiên
19.298 ha. Huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Long; phía Bắc giáp huyện
Cái Bè của tỉnh Tiền Giang; phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu
Thành của tỉnh Đồng Tháp; phía Nam giáp huyện Tam Bình cùng tỉnh; phía Đông
giáp huyện Chợ Lách của tỉnh Bến Tre và huyện Mang Thít cùng tỉnh.


5

Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Đất đai và khí tượng thủy văn (vinhlong.mard.rov.vn):
Long Hồ có địa hình ven sông gồm các cù lao và những dãy đất phù sa
quanh năm bồi đấp nên thích hợp trồng vườn cây ăn trái và trồng lúa thế mạnh của
huyện là trồng vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch ở các xã cù lao.
Long Hồ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ
nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC,
Nhiệt độ tối cao nhất là 36,9oC; nhiệt độ thấp nhất là 17,7 oC. Biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm bình quân 7-8 oC. Lượng bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ
nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng

bình quân năm đạt 2.181 – 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là có
lợi cho việc thâm canh, tăng vụ. Ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó
năm 1998 có ẩm độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung
vào tháng 9 và tháng 10 dl đạt trung bình 86 - 87% và tháng thấp nhất là tháng 3 dl
có ẩm độ trung bình 75-79%. Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh Vĩnh
Long là khá lớn, khoảng 1.400-1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc tháng vào mùa
khô là 116-179 mm/tháng. Lượng mưa bình quân qua các năm từ 1995 đến 2001 có


6

sự chênh lệch khá lớn. Điều này cho thấy có sự thay đổi thất thường về thời tiết.
Lượng mưa hằng năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 dl, chủ yếu vào
tháng 8-10 dl.

1.1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Dân số của huyện Long Hồ là 33.593 hộ với 154.454 dân. Mật độ phân bố
800 người/ km2. Dân số thành thị chiếm khoảng 5,8% và nông thôn chiếm khoảng
94,2%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,15%. Lao động làm việc trong khu vực nhà
nước là 2.196 người, làm việc trong các ngành kinh tế 82.887 người. Thế mạnh kinh
tế của Long Hồ là nông nghiệp, trước đây, cây trồng chủ yếu của huyện là lúa và
hoa màu. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh trên cây lúa và
chăn nuôi gia súc gia cầm, nông dân huyện Long Hồ được khuyến khích thực hiện
các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất để khai thác 2 thế mạnh là kinh tế vườn và
thủy sản.
1.2. NGUỒN GỐC CÂY NHÃN
Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau, có
tác giả cho rằng nguồn gốc của cây nhãn ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung
Quốc), có tác giả cho rằng gốc từ Ấn Độ sau đó mới được đem đi trồng ở Malaysia
và Trung Quốc, có tác giả lại cho rằng Kalimanta (Indonesia) cũng là cái nôi của

nhãn. Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích đạo đến
vĩ tuyến 28 – 36 độ, nhưng chỉ có một số nước trồng với diện tích lớn như Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Miến Điện, Indonesia, Mã Lai, Ấn Độ, Mỹ,…(Nguyễn
Danh Vàn, 2008).
Ở Việt Nam, nhãn Tiêu Da bò là loại nhãn được phát triển tại miền Nam đã
trên 20 năm, có nguồn gốc từ Huế, nên còn được gọi là nhãn Tiêu Huế, được trồng
nhiều ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng
Nai, Bình Dương, Bình Phước,….

1.3. ĐẶC ĐIỂM CÂY NHÃN
1.3.1 Đặc tính thực vật
1.3.1.1 Rễ
Rễ nhãn thuộc loại rễ nấm, không có lông hút, giòn (Lê Thanh Phong, 1998).
Nếu cây nhãn được trồng bằng hạt, bộ rễ sẽ khỏe, ăn sâu. Nếu cây nhãn được trồng
bằng nhánh chiết thì bộ rễ sẽ ăn cạn và phát triển theo chiều ngang nhiều hơn


7

(Nguyễn Danh Vàn, 2008). Rễ hoạt động tốt trong nhiệt độ 23 - 28oC, ở 29 - 30 oC
rễ hoạt động chậm dần, ở 33 - 34 oC rễ ngừng sinh trưởng (Trần Thế Tục, 2002).

1.3.1.2 Thân
Nhãn là cây thân gỗ, tương đối lớn, có thể cao tới 10 – 15 m, trung bình cao
khoảng 5 – 10 m. Thân có vỏ dày sần sùi, nhiều vết nứt dọc nhỏ, đôi khi bong tróc
ra thành từng mảng. Tán cây rộng và rậm rạp, lá xanh quanh năm (Nguyễn Danh
Vàn, 2008). Lá nhãn thuộc loại lá kép lông chim, lá đơn mọc đối xứng hay so le.
Đa số các giống nhãn lá kép có 3 - 5 cặp lá chét, tuy nhiên cũng có giống chỉ có 1 2 cặp lá. Lá nhãn hình mũi mác, mặt lá xanh đậm, lưng lá xanh nhạt, cuống lá ngắn,
gân chính và gân phụ nổi rõ. Lá non màu đỏ tím hay đỏ nâu tùy giống (Nguyễn
Danh Vàn, 2008). Có thể dựa vào cấu tạo hình thái, màu sắc của lá để phân biệt các

giống nhãn (Trần Thế Tục, 2002).

1.3.1.4 Hoa, trái, hột
Phát hoa mọc đầu ngọn cành, dài khoảng 8 – 40 cm, rộng khoảng 30 cm
không có lá. Trên một phát có rất nhiều hoa tùy thuộc vào độ lớn mà có từ vài trăm
đến hai, ba nghìn hoa (Trần Thế Tục, 2002). Có ba loại hoa: hoa cái, hoa đực và hoa
lưỡng tính cái, đầu tiên hoa đực nở trước kế là hoa lưỡng tính và sau cùng là hoa cái
(Chen, 1984), Trong điều kiện ĐBSCL, hoa cái nở trước rồi hoa lưỡng tính và sau
cùng là hoa đực (Trần Thị Ngọc Đầy, 2009). Tuy nhiên, do hoa nhãn nở tương đối
tập trung nên có sự trùng thời điểm nở hoa giữa các loại hoa, một hoa nở từ 3 - 4
ngày và kéo dài một tuần (thụ phấn nhờ côn trùng như kiến, ruồi, ong). Giống nhãn
Tiêu Da bò ở ĐBSCL có hoa nở 3 đợt, trái đậu đợt 1 và trái đậu đợt 2 phát triển
mạnh hơn trái đậu đợt 3 (Trần Thị Ngọc Đầy, 2009).
Trái đơn, hình cầu, tròn dẹp cân đối hay hơi lệch, đỉnh trái tròn, cuống trái
hơi lõm (Nguyễn Danh Vàn, 2008). Trái nhãn thuộc loại quả phì có đường kính từ
1 – 3 cm, vỏ xanh mờ khi non, chín có màu vàng sáng hoặc nâu trắng tùy giống.
Một chùm nhãn có thể trên dưới 80 trái, trọng lượng trái dao động 5 – 20 g/trái
(Dương Minh và ctv., 1968).
Hột tròn hoặc tròn dẹp, màu nâu đen, bóng (có giống nhãn bạch sa hột trắng),

có nhiều tinh bột phôi màu vàng, nặng 1,6 - 2,6 g chiếm từ 17,3% - 42,9% trọng
lượng trái. Có giống nhãn hột rất bé hoặc không hột do kết quả thụ tinh, thụ phấn
kém (Trần Thế Tục, 2002).


8

1.3.2. Yêu cầu sinh thái
1.3.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa và đậu trái.

Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21 - 27oC. Trong giai
đoạn hoa nở cần nhiệt độ cao 25 - 31oC. Trong điều kiện tự nhiên, nếu nhiệt độ thấp
khoảng 8 - 14oC sẽ thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa của cây nhãn. Trong thời
gian nhãn đang ra nụ hoa mà gặp nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa phát triển sẽ ảnh
hưởng đến nụ hoa và hoa dễ làm cho nhãn mất mùa trái. Ngược lại, nếu gặp nhiệt
độ thấp việc thụ phấn thụ tinh của hoa sẽ gặp trở ngại sẽ dẫn đến năng suất thấp
(Nguyễn Danh Vàn, 2008).

1.3.2.2 Nước
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhãn rất cần nước, nhất là vào
những giai đoạn cây ra cành, lá, đặt biệt là giai đoạn cây ra hoa kết trái. Lượng mưa
thích hợp cho cây nhãn trong một năm vào khoảng 1.300 - 1.600 mm và phân bố
đều trong năm (Nguyễn Danh Vàn, 2008).

1.3.2.3 Đất đai
Đất nào trồng nhãn cũng được miễn đó không phải là đất bạc màu, đất phèn,
mặn, khô hạn hoặc trũng không thoát nước (Nguyễn Danh Vàn, 2008). Tuy nhiên,
đất trồng nhãn thích hợp nhất là đất cát pha thịt, cát giồng, đất cồn và phù sa ven
sông, đủ ẩm độ cho cây, và có độ pH từ 5 - 7.

1.3.2.4 Gió
Gió Tây Nam và bão gây hại nhiều cho nhãn. Gió Tây Nam thường gây
nóng, khô làm nhụy hoa mất nước, khô teo làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn,
làm trái phát triển kém (Trần Thế Tục, 2002). Bão có thể gây rụng trái, gãy cành
dẫn đến gây tổn thất vườn nhãn. Có thể khắc phục bằng cách tạo tán cây thấp, che
phủ gốc và trồng cây chắn gió.


9


1.4 KỸ THUẬT TRỒNG NHÃN
1.4.1 Nhân giống
Nhân giống hữu tính là phương pháp thông dụng trước đây nhưng cây chậm
cho trái, trái bị phân ly phẩm chất trái không đồng đều không giữ được đặc tính của
cây mẹ (Trần Văn Hâu, 2004). Ở những vùng đất có tầng canh tác mỏng, mực thủy
cấp cao cây dễ bị ảnh hưởng bởi nước vì bộ rễ ăn sâu,… Hiện nay, trồng hột chủ
yếu để làm gốc ghép (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
Nhân giống vô tính là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay cho các
loại cây ăn trái, phương pháp này gồm có chiết cành, giâm cành, tháp cành, tháp
mắt (Trần Văn Hâu, 2004). Ở nhãn người ta thường áp dụng biện pháp ghép cành
và tháp mắt. Chiết cành là phương pháp nhân giống phổ biến nhất có nhiều ưu điểm
mau cho trái, cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, có bộ rễ ăn cạn nên thích
hợp với vùng đất có mực thủy cấp cao như ở ĐBSCL, tuy nhiên, cây mau già, nếu
bị gió bão cây dễ đổ ngã vì bộ rễ ăn cạn, phương pháp này có hệ số nhân giống thấp
(Trần Văn Hâu, 2004). Tháp mắt là phương pháp đang được nông dân sử dụng để
cải tạo những vườn nhãn cũ. Có thể tháp mắt nhãn Tiêu Da bò hoặc nhãn Xuồng lên
gốc nhãn Long. Có thể tháp trực tiếp lên gốc nhãn Long 1 - 2 năm tuổi, cây lớn hơn
thì tháp lên cành ở vị trí gần mặt đất. Đối với gốc nhãn già thì cưa gốc để cây mọc
tược non, khi tược già thì tháp mắt lên. Cành phát triển từ mắt tháp sẽ tăng trưởng
nhanh gấp 2 - 3 lần so với trồng bằng cây con (Trần Văn Hâu, 2004).
1.4.2 Chuẩn bị đất và mật độ trồng
Hệ thống rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối
rễ, chết cây. Do đó, trồng nhãn cần chú ý đến việc bờ bao, cống bọng thoát nước
cho nhãn trong mùa mưa lũ. Do đất ở ĐBSCL thấp nên trồng nhãn phải đào mương,
lên liếp. Tùy theo độ cao của vườn mà đào mương sâu hay cạn, liếp rộng hay hẹp.
Thường liếp rộng 7 – 8 m, mương rộng 2 - 3 m, sâu 1 - 1,5 m (Viện nghiên cứu cây
ăn quả Miền Nam, (năm 2006).
Khoảng cách trồng tùy thuộc vào đất đai và mô hình trồng, có thể chọn
khoảng cách thích hợp 6x5 m, 6x6 m, tương đương khoảng 300-350 cây/ha (Dương
Minh và ctv, 2001). Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen

những cây ngắn ngày như rau, đậu, đu đủ,… (Trần Văn Hâu, 2004).

1.4.3. Thời vụ


10

Ở vùng ĐBSCL, nếu có đủ nước tưới thì nên trồng vào cuối mùa mưa,
khoảng tháng 10 - 11 dương lịch vì trong mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát
triển tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 5 - 6 dương lịch thì cần chú ý
thoát nước vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn,...nhãn bị chết do nghẹt rễ (www.
nongnghiep.vn).
1.4.4. Chăm sóc
Đắp mô, bồi liếp trong 2 năm đầu sau khi trồng, hàng năm cần đắp thêm đất
khô vào chân mô, giúp mô cao hơn, rộng hơn. Từ năm thứ 3 trở đi, hàng năm nên
vét bùn non ở đáy mương bồi thêm một lớp mỏng 2 – 3 cm ngay sau khi làm gốc,
bón phân. Nếu trồng nhãn trên đất thịt pha sét thì hàng năm nên bón thêm phân hữu
cơ giúp đất thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ phát triển (Vũ Công Hậu,
2003).
Làm cỏ cần thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế sự
cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại. Kết hợp xới xáo đất giúp đất thông thoáng
nhằm giúp bộ rễ tăng cường trao đổi chất, không dùng cuốc lưỡi và không xới sâu
vì làm tổn thương bộ rễ. Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ cây nhãn sẽ phát
triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt. Tuy nhiên, nhãn cũng là cây chịu úng kém nên cần
thoát nước liếp trồng trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong
mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc, kịp thời bơm nước ra khỏi vườn
khi cần thiết. Sau thu hoạch cần tiến hành tỉa cành tạo tán, tỉa bỏ những cành sâu
bệnh, cành bị che khuất trong tán cây, cành vượt,... đồng thời bấm tỉa những cành
vừa được thu trái để giúp cây ra đọt non đồng loạt (Trần Văn Hâu, 2004).
Theo Trần Văn Hâu (2004), xử lý ra hoa cho nhãn cần phải chú ý những kỹ

thuật canh tác quan trọng sau đây để đạt được năng suất và chất lượng cao. Kích
thích ra đọt mới ngay sau khi thu hoạch bằng cách tỉa cành, bón phân đạm cao và
tưới nước đầy đủ: giai đoạn 1 - 2 tháng trước khi ra hoa cần ngưng bón phân đạm,
giảm ẩm độ đất để chồi trưởng thành và đi vào thời kỳ nghỉ; giai đoạn trước khi ra
hoa nên bón nhiều phân lân và kali; sau khi ra hoa nên bón nhiều phân đạm và lân;
một tháng trước khi thu hoạch nên bón nhiều phân kali.
Vì cây nhãn Tiêu Da bò sinh trưởng rất mạnh nên nhánh nhãn rất mau liền
da. Nếu khoanh vỏ quá ngắn nhánh sẽ bị liền da trước khi nhãn ra hoa, nếu khoanh
cành quá dài nhánh không liền da được có thể làm chết cành. Do đó, để đảm bảo
cho cây ra hoa đạt kết quả cao, nhà vườn lột một miếng da từ 5 – 10 mm, sau đó
buộc dây để nhánh không liền da được. Biện pháp nầy đạt kết quả cao nhưng tốn
công cắt dây khi cành đã ra hoa. Hiện nay, để kích thích cho nhãn Tiêu Da bò ra hoa
quanh năm, nông dân sử dụng Chlorate Kali với liều lượng 20 - 30g tưới cho mỗi
mét đường kính tán, giúp cho cây có tỉ lệ ra hoa cao trong mùa nghịch. Ngoài ra,


11

phun Nitrate Kali ở nồng độ 1% ở giai đoạn nhú mầm hoa cũng giúp cho hoa ra tập
trung (4 tuần sau khi khoanh cành hay hóa chất). Thời gian từ khi khoanh cành đến
khi ra hoa từ 30-35 ngày và thu hoạch khoảng 5 - 5,5 tháng.

1.4.5. Bón phân
Theo Trần Thế Tục (2001), để vườn nhãn cho năng suất cao, phẩm chất trái
tốt, cần cung cấp một lượng phân bón đầy đủ với tỷ lệ các loại phân bón phù hợp.
Tỷ lệ các loại phân NPK sử dụng cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn là 1:0,5:1 hoặc
1:1:2. Tùy theo độ tuổi, tình trạng sinh trưởng của cây, sản lượng trái cho thu hoạch
của năm trước để xác định liều lượng bón cho thích hợp. Để tạo một tấn trái, cây
nhãn đã lấy đi 4,0 - 4,8 kg N; 1,45 - 1,6 kg P2O5; 7,5 – 9,0 kg K2O. Đối với vườn
nhãn nhiều năm tuổi, cứ 100 kg trái tươi/năm thì có thể bón lượng phân 2 kg N + 1

kg P2O5 + 2 kg K2O (tương đương với 4,2 kg Urê + 5,5 kg Super lân + 4 kg Clorua
Kali). Thời kỳ bón phụ thuộc vào độ tuổi của cây mà bón nhiều lần hay ít lần, tốt
nhất là chia làm 4 lần bón trong một năm:
Lần 1: bón sau khi thu hoạch trái, vào tháng 8 đến tháng 9 dl. Lần bón này
nhằm phục hồi cho cây sau thu hoạch, thúc đẩy cành mùa thu và coi đây là lần bón
cơ bản trong năm. Ở lần này, bón toàn bộ phân chuồng, 80% lượng phân lân, 30%
lượng phân đạm và 30% lượng phân kali.
Lần 2: bón vào đầu tháng 2 dl, khi cây phân hóa mầm hoa. Sử dụng 30%
lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% lượng phân kali.
Lần 3: bón vào cuối tháng 3 dl đến đầu tháng 4 nhằm làm cho chùm hoa phát
triển tốt, tăng khả năng đậu trái. Lần bón này chỉ sử dụng 10 - 20% lượng phân
đạm.
Lần 4: bón vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 dl nhằm bổ sung dinh dưỡng cho
trái phát triển. Ở lần bón này, sử dụng toàn bộ lượng phân đạm và phân kali còn lại
(20% lượng phân đạm + 40% lượng phân kali).

Bảng 1 Lượng phân bón cho nhãn theo độ tuổi (Nguyễn Danh Vàng, 2008)

Loại phân
Phân chuồng
Phân Urê
Phân Super lân
Phân Clorua Kali

4 – 6 tuổi
30 - 50
0,3 - 0,5
0,7 - 1,0
0,5 - 0,7


Lượng phân bón (kg/cây/năm)
7 – 10 tuổi
50 - 70
0,8 - 1,0
1,5 - 1,7
1,0 - 1,2

> 10 tuổi
70 - 100
1,2 - 1,5
2,0 - 3,0
1,2 - 2,0


×