Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

KHẢO sát sự nẩy mầm của hạt PHẤN và ẢNH HƯỞNG của PHÂN lân đến KHẢ NĂNG đậu TRÁI của MÃNG cầu XIÊM (ANNONA MURICATA l ) tại HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIN NA TÔ

KHẢO SÁT SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT PHẤN VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẬU
TRÁI CỦA MÃNG CẦU XIÊM (ANNONA
MURICATA L.) TẠI HUYỆN KIÊN
LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Nông Học

TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT PHẤN VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẬU
TRÁI CỦA MÃNG CẦU XIÊM (ANNONA
MURICATA L.) TẠI HUYỆN KIÊN
LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG



Giáo viên hướng dẫn:
PGS.Ts. Nguyễn Bảo Vệ

Sinh viên thực hiện:
Tin Na Tô
MSSV: 3061025
Lớp: NÔNG HỌC K32

Cần Thơ, 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


3

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
……………………

……………………

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:
KHẢO SÁT SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT PHẤN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI CỦA MÃNG CẦU XIÊM
(ANNONA MURICATA L.) TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG
Do Sinh Viên Tin Na Tô thực hiện và đề nạp.
Xin kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.


Cần thơ, ngày…..tháng….năm….
Duyệt của cán bộ hướng dẫn

PGS. Ts. Nguyễn Bảo Vệ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


4

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
……………………

……………………

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư nông
học với đề tài :
KHẢO SÁT SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT PHẤN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI CỦA MÃNG CẦU XIÊM
(ANNONA MURICATA L.) TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG
Do sinh viên Tin Na Tô thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ...............................................
.... ...................................................................................................................
.... ...................................................................................................................
.... ...................................................................................................................
.... ...................................................................................................................

Cần Thơ, ngày..... tháng........ năm .......


Duyệt Khoa

Trưởng Khoa Nông Nghiệp &SHƯD

LỜI CAM ĐOAN

Chủ Tịch Hội Đồng


5

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành do dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi trong khuôn khổ của đề tài:
KHẢO SÁT SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT PHẤN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI CỦA MÃNG CẦU XIÊM
(ANNONA MURICATA L.) TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG
Các kết quả của đề tài là kết quả có thật, do quá trình nghiên cứu của tôi cùng với
Cô Phan Hồng Điệp (học viên cao học khóa 14), chưa được ai nghiên cứu và công
bố trước đây.

Cần Thơ, ngày....... tháng ...... năm ..............

Ký tên

Tin Na Tô

TIỂU SỬ CÁ NHÂN



6

Họ Tên: Tin Na Tô
Ngày Sinh; 16.10.1986
Nơi Sinh: Tri Tôn- An Giang
Họ Tên Cha: Chau Tum

Nghề Nghiệp: Làm Ruộng

Họ Tên Mẹ: Neáng Kone Nghề Nghiệp: Làm Ruộng
Nguyên Quán: Ấp Phước Lợi- Xã Ô Lâm- Huyện Tri Tôn- Tỉnh An Giang.
Quá Trình Học Tập:
-

Từ Năm 1993- 1998: Học Trường Tiểu Học “A Ô Lâm” thuộc ấp Phước
Lộc (Nay là ấp Phước Lợi) Xã Ô Lâm- Tri Tôn- An Giang.

-

Từ Năm 1998- 2001: Học Trường Trung Học Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú
An Giang thuộc Xã Châu Lăng- Tri Tôn- An Giang.

-

Từ Năm 2001-2005: Học Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú An Giang
thuộc Xã Châu Lăng- Tri Tôn- An Giang.

-


Từ Năm 2005-2006: Học Dự Bị Đại học Hệ Cử Tuyển Khóa 31 tại Trường
Đại học Cần Thơ, thuộc Khu II, Đường 3 Tháng 2, Quận Ninh Kiều, Thành
Phố Cần Thơ.

-

Từ Năm 2006-2010: Học ngành Nông Học khóa 32 thuộc khoa Nông Nghiệp
& SHƯD, Khu II, Đường 3 Tháng 2, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

LỜI CẢM TẠ


7

Kính dâng: cha mẹ yêu quý đã tận tụy, đã không quản khó khăn và cực nhọc
chăm sóc, nuôi dưỡng, chăm lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Lòng thành kính
và ghi nhớ suốt đời!
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.Ts.Nguyễn Bảo Vệ, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp kiến thức bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Xin cảm ơn cô Phan Hồng Điệp (Học viên cao học khóa 14) đã nhiệt tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin kính gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy (cô) trong Bộ môn
Khoa học Cây Trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng cùng tất cả quý
Thầy (cô) trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, cung cấp cho tôi những
tri thức vô cùng quý báu trong thời gian theo học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Thanh Thủy, cô cố vấn học tập đầy nhiệt
huyết đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn các bạn: Son, Mến, Hưng, Ngọc Anh (lớp Nông Học khóa 32)
đã đóng góp nhiều ý kiến bổ ích trong quá trình chỉnh sửa hình thức bài luận văn.

Xin cảm ơn tập thể lớp Nông Học khóa 32 đã gắn bó và chia sẻ trong quá
trình học tập. Tình bạn giữa chúng ta sẽ không hề phai mờ.
Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô, người thân và bạn bè của tôi luôn luôn
dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC


8

Lời cam đoan
Tiểu sử cá nhân
Lời cảm tạ
Mục lục
Danh sách chữ viết tắt
Danh sách bảng
Danh sách hình
Tóm lược

iii
4
v
vi
ix
x
xi
xii

MỞ ĐẦU


1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, phân bố và giá trị kinh tế của mãng cầu Xiêm
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố
1.1.2 Giá trị kinh tế của mãng cầu Xiêm
1.2 Đặc điểm thực vật của cây mãng cầu Xiêm
1.2.1 Đặc tính của cây mãng cầu Xiêm trồng bằng hạt
1.2.2 Mãng cầu Xiêm gốc tháp bình bát
1.2.3 Kỹ thuật canh tác
1.2.4. Cắt cành, sự sinh trưởng và phát triển của cây mãng cầu Xiêm
1.2.5. Ảnh hưởng của rệp sáp lên trổ hoa, đậu trái mãng cầu Xiêm

2
2
3
3
3
3
4
4
5

1.3 Đặc tính sinh lý của hoa mãng cầu Xiêm

5

1.3.1 Hình thái và đặc điểm của hoa mãng cầu Xiêm
1.3.2 Cách chọn hoa để lấy phấn và chọn hoa để thụ phấn trên cây mãng cầu Xiêm

1.3.2.1 Chọn hoa để lấy phấn
1.3.2.2 Chọn hoa để thụ phấn
1.3.3 Kỹ thuật lấy phấn hoa
1.3.4 Kỹ thuật thụ phấn nhân tạo
1.3.5 Thụ phấn tự nhiên
1.3.6 Sự phát triển của trái
1.4 Sự nẩy mầm của hạt phấn
1.4.1 Cấu tạo của hạt phấn
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành hạt phấn
1.4.3 Sự nẩy mầm của hạt phấn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của hạt phấn

5
6
6
7
7
7
8
8
8
9
9

1.5 Ảnh hưởng của phân lân đến trổ hoa và đậu trái
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện thí nghiệm
2.1.1 Địa điểm thí nghiệm
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2 Phương pháp thí nghiệm

2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát sự nẩy mầm của hạt phấn và khả năng đậu trái
của cây mãng cầu Xiêm trồng bằng hạt 5 tuổi, 10 tuổi và cây tháp gốc

9
10
11
11
11
11


9

bình bát 5 tuổi
2.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến khả năng đậu trái
của mãng cầu Xiêm.

12
13

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hình dạng và kích thước hạt phấn của mãng cầu Xiêm

16

3.2 Sự nẩy mầm của hạt phấn của mãng cầu Xiêm

16

3.3 Tỉ lệ đậu trái của mãng cầu Xiêm


17

3.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến khả năng đậu trái
của mãng cầu Xiêm gốc tháp bình bát 5 tuổi

18

3.4.1 Hàm lượng đạm, lân, kali và Mo trong lá mãng cầu Xiêm

18

3.4.2 Số hoa trên cây

19

3.4.3 Tỷ lệ đậu trái

19

3.4.4 Trọng lượng trái

20

3.4.5 Chất lượng trái

21

3.4.5.1 Tỷ lệ thịt trái


21

3.4.5.2 Trọng lượng hạt

21

3.4.5.3 Độ pH và độ Brix thịt trái

21

3.4.5.4 Số hạt của 100 gam thịt trái

22

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

23
23
24
27


10

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT


CHC: chất hữu cơ

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐBSH: Đồng Bằng Sông Hồng
Kts: hàm lượng Kali tổng số

MCX: mãng cầu Xiêm.
NSKTP: ngày sau khi thụ phấn
Nts: hàm lượng Nitơ tổng số
Pts: hàm lượng Photpho tổng số
SKTP: sau khi thụ phấn


11

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
1.1

Nội Dung

Trang

Diện tích, năng suất, sản lượng MCX ở một số vùng
trên thế giới (Pinto và ctv., (2005)).

1.2

2


Hàm lượng N, P, K có trong lá MCX ở mức bình thường
và thiếu qua phân tích lá (Avilan, 1975)

10

2.1

Các nghiệm thức của thí nghiệm 1

12

2.2

Một số đặc tính của 5 mẫu đất trong vườn thí nghiệm

14

3.1

Đường kính hạt phấn (µm) của MCX gốc tháp bình bát 5 tuổi, MCX
trồng bằng hạt 5 tuổi và 10 tuổi

3.2

Tỷ lệ hạt phấn nảy mầm (%) của MCX gốc tháp bình bát 5 tuổi, MCX

trồng bằng hạt 5 tuổi và 10 tuổi
3.3


16
17

Tỷ lệ đậu trái (%) ở điều kiện tự nhiên và thụ phấn bằng tay của
MCX cây tháp bình bát 5 tuổi, hạt 5 tuổi và 10 tuồi

18

3.4

Hàm lượng N, P, K và Mo trong lá lúc 6 tháng sau khi bón lân

18

3.5

Số hoa trên cây mãng cầu Xiêm qua các mức bón lân

19


12

3.6

Tỷ lệ đậu trái (%) của MCX ở 10 NSKTP và 63 NSKTP ở mức bón lân

20

3.7


Trọng lượng trái (kg) của MCX qua các mức bón lân

20

3.8

Tỷ lệ (%) thịt trái của MCX qua các mức bón lân

21

3.9

Trọng lượng hạt/trái (gam) của MCX qua các mức bón lân

21

3.10

Độ pH và độ Brix thịt trái của MCX qua các mức bón lân

22

3.11

Tổng số hạt của 100 gam thịt trái của MCX qua các mức bón lân

22

DANH SÁCH HÌNH


Hình

Nội dung

1.1

Hoa mãng cầu Xiêm đầu chúc xuống đất

2.1

Sự nẩy mầm của hạt phấn và hạt phấn có cấu trúc “bộ 4 hạt”

2.2

Trang
6

của MCX

13

Sự đậu trái của mãng cầu Xiêm

13


13

TIN NA TÔ. 2010. “KHẢO SÁT SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT PHẤN VÀ ẢNH


HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI CỦA MÃNG CẦU
XIÊM TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG”. Luận văn tốt
nghiệp kỹ sư ngành Nông Học. Bộ môn Khoa Học Cây Trồng. Khoa Nông Nghiệp
& Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn khoa học:
PGS.Ts. Nguyễn Bảo Vệ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát sự nẩy mầm của hạt phấn và ảnh hưởng của phân lân đến
khả năng đậu trái của mãng cầu Xiêm tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”
nhằm mục tiêu: (a) Đánh giá khả năng nẩy mầm của hạt phấn và khả năng đậu trái
của MCX. (b) Tăng khả năng đậu trái cho MCX trồng trên đất nhiễm phèn bằng
cách bón thêm phân lân.
Đề tài gồm 2 thí nghiệm được thực hiện tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên
Giang từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010. Thí nghiệm 1: “Khảo sát sự nẩy
mầm của hạt phấn và khả năng đậu trái của cây MCX”. Thí nghiệm được bố trí theo
thể thức lô phụ hoàn toàn ngẫu nhiên: (1) Lô chính: Ba Loại cây lấy phấn hoa là cây
MCX trồng bằng hạt 5 tuổi, 10 tuổi và cây tháp gốc bình bát 5 tuổi. (2) lô phụ là 2
cách thụ phấn: thụ phấn tự nhiên và bằng tay. Thí nghiệm 2: “Ảnh hưởng của liều
lượng phân lân đến khả năng đậu trái của MCX”. Thí nghiệm được bố trí theo thể
thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên có 5 nghiệm thức là 5 mức độ lân: 0 (đối chứng),
100, 200, 300, 400 g P205, có 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 cây.


14

Kết quả cho thấy: MCX tháp gốc bình bát 5 tuổi có kích thước hạt phấn lớn
(9,93 µm), tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn tốt (54,81%), tỷ lệ đậu trái (78,32%) cao hơn
so với MCX trồng bằng hạt 5 tuổi và 10 tuổi. Thụ phấn nhân tạo có tỷ lệ đậu trái
(74,45%) cao hơn so với tỷ lệ đậu trái ở điều kiện tự nhiên (65%).
Bón phân lân trong điều kiện tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang chưa

làm gia tăng năng suất và chất lượng trái MCX.

MỞ ĐẦU
Mãng cầu Xiêm (Annona Muricata L.) là cây có giá trị kinh tế cao, là loại
cây ăn trái khá đặc sắc của vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam trái MCX rất có ý nghĩa
trong mùa lễ tết, ta thường nhìn thấy trái MCX trong mâm ngũ quả trên các bàn thờ
tổ tiên ở các gia đình. Vì vậy trái MCX sẽ có giá cao trong mùa lễ tết.
Mãng cầu Xiêm có thịt trái ngon, trái khi chín vị có chua ngọt và mùi thơm
hấp dẫn hợp khẩu vị với người Phương tây nhưng không hợp khẩu vị với nhiều
người Á Đông. Theo FAO (1983), lượng đường trong trái MCX thấp, không nhiều
calo nhưng là thực phẩm bổ dưỡng nhờ giàu chất khoáng lân, canxi, chứa nhiều
vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C. Thân, lá, rễ và hạt của MCX có chứa nhiều
chất có giá trị dược liệu đã được sử dụng rất lâu đời trong dân gian như trị ho, khó
tiêu, thấp khớp… Trái khi chín dùng để ăn tươi, làm sinh tố, nước ép trái cây. Hiện
nay ở Việt Nam đã được đóng hộp nước ép MCX và được bán ở thị trường trong
nước và xuất khẩu.
Ở Việt Nam thì MCX được trồng rải rác ở nhiều nơi đặc biệt là ở Miền Nam
nhưng ít trồng ở Miền Bắc do đặc điểm của nó chỉ thích nghi với khí hậu nóng ẩm


15

và chịu được lượng mưa khá lớn, không chịu được ngập úng và không chịu lạnh.
Nước ta hiện nay, ở các tỉnh phía Nam có 2 vùng trồng MCX tập trung đó là huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai với diện tích là 300 ha (),
huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang với diện tích là 400 ha
(). Riêng ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, MCX
được trồng rải rác trong vườn và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chủ yếu là
trồng để lấy trái ăn tươi, làm sinh tố hoặc làm thuốc… Theo Nguyễn Bảo Vệ
(2003), ở ĐBSCL bà con nông dân trồng khá nhiều MCX tháp gốc bình bát. Vì gốc

bình bát có khả năng chịu đựng tốt trong môi trường ngập úng, mặn và nhất là phèn,
nên cây MCX tháp đã phát triển khá tốt ở những vùng đất khó canh tác mà không
đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Thực tế cho thấy, cây MCX trồng bằng hạt kể cả MCX tháp gốc bình bát có
đặc điểm là trổ hoa nhiều nhưng tỷ lệ đậu trái rất thấp, nước ta hiện nay chưa có đề
tài nghiên cứu khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến sự đậu trái của MCX. Do đó
đề tài nghiên cứu: “Khảo sát sự nẩy mầm của hạt phấn và ảnh hưởng của phân lân
đến khả năng đậu trái của mãng cầu Xiêm tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”
nhằm mục tiêu sau đây:
-

Đánh giá khả năng nẩy mầm của hạt phấn và khả năng đậu trái của MCX.

-

Tăng khả năng đậu trái cho MCX bằng phân lân.

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA MÃNG CẦU
XIÊM
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố
Cây mãng cầu Xiêm có tên khoa học là Annona Muricata L. Theo các tài
liệu nghiên cứu thì MCX có nguồn gốc từ Trung Mỹ, sau đó được đem trồng ở một
số vùng quốc gia nhiệt đới Châu Phi. Theo Morton (1987), ở đảo Caribbean có trên
100 loài Annona và phần nhiều chúng đều có trái kép, tuy nhiên chỉ có loài Annona
cherimola, Annona reticulata, Annona squamosa và Annona muricata là những loài
chủ yếu được trồng. Trong các loại đó chỉ có MCX (Annona muricata) là có trái lớn
nhất và chịu lạnh kém nhất.
Ở Việt Nam: mãng cầu Xiêm được trồng rải rác ở vùng Nam Bộ và các

vùng Nam Trung Bộ. Chỉ trồng được ở các tỉnh phía Nam, vì phía Bắc có tháng
nhiệt độ quá thấp không thích hợp cho MCX phát triển, hiện chỉ có 2 vùng trồng
diện tích tập trung đó là huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng nai diện tích 300 ha, năng suất


16

bình quân 60kg/cây/năm (http://www. nongnghiep.vn). Theo số liệu thống kê, diện
tích trồng MCX toàn tỉnh Tiền Giang năm 1997 là 285 ha, trong đó diện tích cho
thu hoạch chiếm hơn nửa diện tích, sản lượng cung cấp cho thị trường năm 2005
trên 1.600 tấn. Riêng xã Tân Phú là một trong 6 xã Cù Lao của huyện Gò Công Tây
có diện tích trồng MCX lớn nhất với 180 ha, trong đó diện tích cho trái khoảng 77
ha vào tháng 6/2006 (Trung tâm khuyến nông tỉnh Tiền Giang, 2007). Ở ĐBSCL,
bà con nông dân trồng khá nhiều cây MCX tháp gốc bình bát, MCX gốc tháp bình
bát đã phát triển khá tốt ở những vùng đất khó canh tác mà không đòi hỏi nhiều
công chăm sóc (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Trên thế giới: qua Bảng 1.1 cho thấy, ở Mexico có diện tích trồng MCX lớn
nhất năm 1996 là 5915 ha với năng suất trung bình là 5,9 tấn/ha. Diện tích trồng
MCX tại Brazil năm 1997 là 2000 ha với năng suất trung bình là 4 tấn/ha.
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng MCX ở một số vùng trên thế giới
(Pinto và ctv., (2005))

Vùng sản xuất chính
trên thế giới

Năm

Brazil
Mexico
Venezuela


1997
1996
1987

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tấn/ha)

2000
5915
3496

Sản lượng Thời gian thu
(tấn)
hoạch (tháng)

4,0
5,9
2,9

8,0
349
10,1

1-3
6-9
3-9


1.1.2 Giá trị kinh tế của mãng cầu Xiêm
Theo Pinto và ctv. 2005, trái MCX là trái có nhiều công dụng trong chế biến
công nghiệp vì bên trong trái chứa nhiều thịt trái bổ dưỡng và không dễ bị ôxy hóa,
hạt MCX chứa 22% dầu béo dùng để làm gia vị, acid thịt trái dùng để chữa bệnh
đau chân và đau gan, trong hạt, rễ, võ thân và trái MCX có chứa Acetogenins, chất
có khả năng lớn trong việc diệt tế bào ung thư. Thịt trái MCX là thực phẩm quý nhờ
giàu chất khoáng như lân, canxi, nhiều vitamin B1, B2, C,…và có mùi thơm hấp
dẫn (Vũ Công Hậu, 2006).
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY MÃNG CẦU XIÊM
1.2.1 Đặc tính của cây mãng cầu Xiêm trồng bằng hạt
Mãng cầu Xiêm là cây của vùng nhiệt đới thích hợp với khí hậu nóng ẩm,
chịu lượng khá mưa khá lớn, nhưng không chịu được ngập úng, không chịu lạnh do
đó đất trồng MCX phải có điều kiện thoát nước tốt (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Theo Tôn Thất Trình (1996), cây MCX ưa đất cát, sâu, khí hậu nóng ẩm,
mưa nhiều, trồng từ hạt sau 3 năm thì bắt đầu cho trái, trái có hình bầu dục hay hình
trái tim, trái to, cơm trắng, thịt dai đôi khi hơi chua. Mãng cầu Xiêm thường được
nhân giống bằng hạt bởi vì cây con sinh ra khá đồng đều, ví dụ gieo hạt từ loại


17

MCX ngọt, thì thường ra đúng cây trái ngọt và cũng bởi vì thời kỳ sinh trưởng tơ
ngắn trong 2-4 năm, nên bón phân thích hợp làm sinh trưởng thời kỳ tơ nhanh hơn
và tăng năng suất trái.
Theo George (1984), nhiệt độ lạnh từ 50C trở xuống cây có thể chết. Mãng
cầu Xiêm cũng như các giống mãng cầu khác không chịu được lạnh, nhiệt độ từ 25
đến 28oC và ẩm độ từ 60 đến 80% là thích hợp, nếu nhiệt độ dưới 12oC sẽ rụng lá,
hoa và thụ phấn bị ảnh hưởng. Theo Pinto và ctv. (2005), MCX nhân giống bằng hạt
có thể trồng ở độ cao 300 m, nhiệt độ 15-30oC, vũ lượng 500-1000 mm, độ pH từ 66,5.

Đất trồng mãng cầu Xiêm: đặc tính đất là yếu tố cực kỳ quan trọng trong
việc trồng cây mãng cầu, nhất là vấn đề thoát nước, không có loại mãng cầu nào
trồng tốt trên đất có vấn đề về thoát thủy không tốt (Janick and Paull, 2008).
Mãng cầu thích đất cát sâu và thoát thủy tốt, có thể trồng nhiều giống trên
một loại đất, độ pH thích hợp cho cây MCX phát triển là 6-6,5 (Marcelo, 2007).
1.2.2 Mãng cầu Xiêm gốc tháp bình bát
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003), ở ĐBSCL bà con nông dân trồng khá nhiều
MCX tháp gốc bình bát. Vì gốc bình bát có khả năng chịu đựng tốt trong môi
trường ngập úng, mặn và nhất là phèn, nên cây MCX tháp đã phát triển khá tốt ở
những vùng đất khó canh tác mà không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Theo Maritza và ctv. (2004), cây bình bát thuộc họ mãng cầu có nguồn gốc
cận nhiệt đới, khi tháp gốc bình bát với MCX nhiệt độ đất thích hợp là 20-250C.
Khảo sát hình thái giải phẩu thân của cây mãng cầu Xiêm (Annona muricata) và cây
bình bát (Annona glabra) được cho ngập liên tục trong 12 tháng, Núnẽz-Elisea
(1999) nhận thấy bề dầy vỏ thân không bị ảnh hưởng nhưng bề dầy của mô gỗ,
chiều rộng tia sợi (fibreradial) và mật độ mô gỗ ở cây bị ngập cao hơn so với cây
không bị ngập. Sự gia tăng chiều rộng mô gỗ do sự gia tăng kích thước của tế bào
sợi hơn là sự gia tăng số sợi gây ra do sự tăng hoạt động của tượng tầng. Theo Trần
Văn Hâu (2008), tế bào sợi và mạch mô gỗ của thân cây bị ngập dường như mỏng
và ít lignin hóa hơn so với thân cây không bị ngập.
1.2.3 Kỹ thuật canh tác
Theo Pinto và ctv. (2005), vườn MCX trồng để sản xuất trái được trồng ở
khoảng cách 4x4 m đến 8x8 m, dùng phân chuồng bón lót ban đầu cho mỗi hố 5-10
kg phân, bón vôi từ 200 g đến 300 g và 800 g super lân. Sau 90 ngày làm chùn đọt
bằng cách bón 60 g KCl và 100 g đạm sulphat. Ở cây trưởng thành nên bón 3 kg
đạm sulphat, 660 g supper lân, 500 g KCl chia ra 3 lần bón với lượng bằng nhau
vào đầu, giữa và cuối mùa mưa nên bón xới quanh gốc. Vào thời kỳ cây có hoa và


18


mang trái phun phân qua lá đặc biệt là Bo và Ca vào lúc trổ hoa và bắt đầu đậu trái.
Cắt tỉa cành, tạo tán, thụ phấn bằng tay đảm bảo sản xuất kinh doanh có ý nghĩa về
mặt năng suất cao và trái tốt hơn côn trùng thụ phấn. Khi trái phát triển nên cắt bỏ
trái méo mó, nhỏ, hoặc trái mọc chùm để đảm bảo chất lượng trái và kích thước trái,
dùng bao trái để ngăn ruồi đục trái hoặc thuốc dẫn dụ côn trùng gây hại, khi thu
hoạch dùng chỉ số màu trên da chuyển vàng để thu và bảo quản trước khi bán. Năng
suất MCX cho trái bắt đầu sau 3 năm trồng, khoảng 24 trái/cây, 7 năm tuổi có thể
cho tối đa 100 kg trái/cây.
1.2.4 Cắt cành, sự sinh trưởng và phát triển của cây mãng cầu Xiêm
Theo Janick and Paull (2008), cây MCX thường cho bộ tán không cân đối,
nên cắt cành tạo bộ tán như hình nấm chiều cao 2-2,6 m, cắt bỏ cành rợp, cành nhỏ,
cành sâu bệnh, cành là đà trên mặt đất.
Theo Esscobar và Sánchez (1992), mô tả cách cắt cành như sau: nên cắt 3
lần/năm, cắt ngay sau khi thu hoạch loại bỏ những cành không mong muốn, cành
không sinh sản, cành khô, cành chết, cành bị sâu bệnh và cả những cành cao hơn
2,5 m sẽ thúc đẩy chất lượng trái tốt hơn, vườn MCX đã trồng lâu năm nên cắt bỏ
cành chết, cành cao, giữ chiều cao 2,5-3 m, cắt bỏ cành mới ở bìa cành ra muộn.
1.2.5 Ảnh hưởng của rệp sáp lên trổ hoa, đậu trái mãng cầu Xiêm
Rệp sáp là một trong những đối tượng làm rụng trái giai đoạn sau khi thụ
phấn, hoa vừa thụ phấn xong thì rệp đã bám trên cuống và thậm chí trên mặt nướm
khô làm cho trái non bị khô héo trên cây hoặc rụng hẳn gây ra giảm tỷ lệ đậu trái.
Vũ Thị Nga (2007) cho rằng rệp sáp giả dứa gây hại MCX ở Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh quanh năm, tỉ lệ cây MCX bị nhiễm rệp sáp giả dứa có khi lên đến
100%, chỉ số quả bị nhiễm rệp sáp tới 72,4% và luôn cao hơn chỉ số nhiễm ở cành
và lá, điều này chứng tỏ rệp sáp ưa dinh dưỡng trên quả.
1.3 ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA HOA MÃNG CẦU XIÊM
1.3.1 Hình thái và đặc điểm của hoa mãng cầu Xiêm
Theo Vũ Công Hậu (2006), hoa MCX gồm có một cuống hoa ngắn, quan sát
cuống hoa có 3 cánh to ở vòng ngoài và 3 cánh nhỏ hơn ở vòng trong. Ba cánh

ngoài và trong có màu xanh lúc hoa còn non, khi hoa trưởng thành và nở thì màu
xanh chuyển dần sang màu vàng.
Theo Mansour (1997), hoa MCX là hoa lưỡng tính, nhị đực và nhụy cái trên
cùng một hoa, nhụy cái cảm thụ tốt trong thời kỳ ngắn 2-3 giờ sau khi nở hoa trong
thời tiết khô. Hoa MCX thuộc loại “cái chín trước” ý nói nhụy cái chín trước và chỉ
có thể thụ phấn được trong một thời gian ngắn. Khi nhụy cái thụ phấn được thì nhị


19

đực mang bao phấn của cùng một hoa đó chưa nở, chờ đến 3 ngày sau bao phấn của
nhị đực của hoa đó mới vỡ ra nên phải nhờ đến côn trùng hoặc gió can thiệp vào.
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003), do hoa MCX có đặc điểm khi nở chúc đầu
xuống, 3 cánh ở trong thì chỉ mở ra he hé, gió không thể thổi vào đưa hạt phấn từ
nhị đực của hoa mãng cầu khác trên cùng một cây hoặc cây lân cận vào nhụy cái để
thụ phấn cho hoa. Yếu tố gió khó có thể giúp hoa MCX tự thụ phấn được. Đối với
thụ phấn nhờ côn trùng thì ong bướm lớn không thể chui vào hoa, chỉ có những con
ruồi, muỗi và đặc biệt là kiến mới có thể chui vào được bên trong hoa, lượng hạt
phấn mà côn trùng này mang từ hoa khác rất ít, không cung cấp đủ hạt phấn cho
nướm nhụy cái. Vì vậy trái có dạng méo mó, phát triển không cân đối.

Hình 1.1 Hoa mãng cầu Xiêm đầu chúc xuống đất.

Theo Pinto và ctv. (2005), khi thụ phấn MCX bằng tay với cọ vẽ trong điều
kiện ở New Caledona, Brazin cho kết quả đậu trái 73%, trong khi thụ phấn tự nhiên
đậu trái chỉ có 26%. Vì vậy cần phải thụ phấn bổ sung. Theo Gardiazabal and
Rosenberg (1988), MCX trổ hoa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện môi trường, tự
thụ phấn ở mức thấp 2% và thụ phấn tự nhiên nhờ côn trùng. Nguyễn Bảo Vệ
(2003) cho rằng yếu tố thiên nhiên giải quyết sự đậu trái của MCX còn bị giới hạn,



20

trước mắt có thể cho thụ phấn nhân tạo đối với hoa MCX, lấy phấn hoa có nhị đực
đã già phết lên nướm nhụy cái đã chín của một hoa khác.
1.3.2 Cách chọn hoa để lấy phấn và chọn hoa để thụ phấn trên cây mãng cầu
Xiêm
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003), thời gian lấy phấn hoa và thụ phấn cho hoa hết
sức quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan sát chính xác, phải biết lúc tiểu nhị đã già
để cắt lấy bao phấn và lúc nào nhụy cái đã chín để đưa phấn vào, thao tác phải đúng
kỹ thuật giúp cho nhụy cái nhận được phấn hoa đầy đủ và không bị xây xát để phát
triển thành trái to cân đối suông đều.
1.3.2.1 Chọn hoa để lấy phấn
Vào mùa hoa nở rộ, chiều hôm trước khoảng 4-5 giờ ra thăm vườn MCX và
chọn một số hoa bứt về để lấy phấn. Hoa bứt về nên chọn hoa mọc ở đầu cành, bìa
tán cây hoặc hoa có kích thước nhỏ hay cuống nhỏ thì khó thụ phấn, nếu có thụ
phấn được thì khó đậu trái, trái dễ rụng, hoặc giữ được trái thì trái không to nên
chọn những hoa này để lấy phấn. Theo Pinto và ctv. (2005), hoa được thu ở vị trí
bìa cành vì những hoa này tự nó cho đậu trái thấp.
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003), trước khi cắt hoa để lấy phấn thì xem coi hoa
nào có 3 cánh trong nở hơi lớn, lúc này nhị đực đã già. Chọn hoa có cánh đã hé,
phần nhị đực có màu kem là tốt, lúc này nhị đực vươn dài nhanh chóng trong vòng
2 giờ, đến 7-8 giờ nhị đực sẽ phát triển đầy đủ. Quan sát thấy những hoa có 3 cánh
hoa nở hơi lớn, hé mở 1 cánh hoa ra thấy các tiểu nhị có màu hơi đen nhạt, các tiểu
nhị bắt đầu tách rời nhau thì có thể cắt hoa để tách lấy phấn.
1.3.2.2 Chọn hoa để thụ phấn
Chọn những hoa mọc trên thân chính, chọn hoa ở những cành lớn có cuống
hoa to, kích thước lớn và không bị sâu bệnh để thụ phấn. Khi thấy 3 cánh hoa nở
trong he hé tức là nướm đã già, mở nhẹ ba cánh hoa trong để quan sát nếu thấy
nướm nhụy cái tươm mật thì tiến hành thụ phấn.

1.3.3 Kỹ thuật lấy phấn hoa
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003), nên cắt hoa lấy phấn vào buổi chiều, hoa được
giữ trong hộp giữ ẩm có nắp đậy. Không nên cắt hoa quá sớm vì sẽ kéo dài thời
gian do đó hạt phấn sẽ mất nước, ảnh hưởng đến sức nẩy mầm. Vào sáng hôm sau,
các nhị đực tách rời khỏi đế hoa. Bẻ bỏ hết cánh hoa rồi rủ nhẹ để cho tất cả các tiểu
nhị rớt lên trên tờ giấy, dùng que có vấn bông gòn chà lên trên tiểu nhị để tách hạt
phấn ra khỏi túi phấn. Nên chà nhẹ tay tránh xây xát hạt phấn ảnh hưởng đến sức
nẩy mầm của hạt phấn sau này. Sau khi tách hết hạt phấn ra khỏi bao phấn thì ta


21

dùng kẹp gom bao phấn lại bỏ đi. Hạt phấn được đặt vào trong hộp đậy nắp kỹ lại
để tránh việc mất nước của hạt phấn.
1.3.4 Kỹ thuật thụ phấn nhân tạo
Kẹp chặt cuống hoa giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, dùng ngón tay cái
mở nhẹ một cánh hoa ra, dùng que có vấn bông gòn chấm lên hạt phấn rồi phết lên
nướm nhụy cái, nên phết nhẹ nhàng và đều tay, phết lên 1 hoa cứ lặp lại 3 lần, làm
như thế trái sẽ phát triển đồng đều và không bị méo mó. Sau khi thụ phấn 4 đến 7
ngày thấy cuống hoa vẫn còn xanh và có lớn hơn nghĩa là sự thụ phấn đã hoàn tất.
trường hợp hoa không thụ phấn cuống hoa sẽ có màu đen, héo khô rồi sau đó sẽ
rụng (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Gottsberger (1999) cho rằng dùng phấn 1-2 giờ sau khi thu làm đậu trái hơn
80% sau 2 tuần, phấn trữ tủ lạnh sau 12 giờ đậu trái còn 65% và sau 24 giờ giảm
còn 35%, điều này chứng tỏ phấn già tỉ lệ đậu trái thấp, thụ phấn bằng tay làm tăng
đậu trái 44,4- 60% tùy theo loài trong khi khả năng tự thụ đậu trái nhỏ hơn 6%.

Theo Duarte và Escobar (1998), thành công của thụ phấn bằng tay tùy vào kỹ
thuật và tùy vào loài. Trên loài Annona cherimola ở 2 cây Cumbe và Bronceada thụ
phấn bằng tay bằng phấn của nó lúc 6-8 giờ sáng cho đậu trái 30,3%, lúc 4-6 giờ

chiều cho 23,1%, trong khi thụ phấn chéo đậu trái khoảng 46,4%.
Theo Noonan (1953), kết quả thụ phấn bằng tay rất an toàn ở Ai Cập, nhưng
ở Ấn Độ thì ít nhất phải dưới điều kiện nào đó, nó không thành công hoàn toàn bởi
vì những hoa ban đầu không có phấn. Cấu trúc của hoa và mùi thơm cho thấy có thể
được thụ phấn bởi côn trùng, trong một đợt quan sát ở Wester, người ta khám phá ra
rằng hoa của MCX mang tính biệt giao, khi hoa trưởng thành, một chất dịch nhầy
phủ trên nướm nhụy, nó hiện ra nhiều trong 24 giờ trước khi bao phấn rơi.
1.3.5 Thụ phấn tự nhiên
Theo Janick và Paull (2008), hoa MCX hiện diện đặc điểm được thụ phấn
bởi côn trùng bộ cánh cứng đó là hoa có kích thước lớn, hoa hoàn toàn có cái chín
trước, hoa nở vào 8 giờ tối và 4- 8 giờ sáng, phấn phóng thích giữa 4 giờ sáng và 8
giờ tối, hoa nở và phấn rơi không cùng pha nên tự thụ rất thấp, thụ phấn chéo xảy ra
vào sáng sớm, bởi vì hoa nở tỏa mùi thơm hấp dẫn côn trùng.
Theo Silva và ctv. (1997), MCX ở vùng đông bắc Brazil sản xuất trái thường
thấp bởi thiếu thụ phấn, nhiều loài mãng cầu được thụ phấn bởi côn trùng cánh
cứng, hoa MCX được bọ cánh cứng có tên là Cyclocephala vestita, Cyclocephala
hirsuta đến thụ phấn, con này ăn hai mô phía bên trong gần đáy trục cánh hoa vòng
cánh nhỏ bên trong, phần mô này có chứa nhựa và nhiều lớp nhu mô giàu tinh bột,


22

tập quán sống của bọ cánh cứng này là ăn lớp mô bổ dưỡng có liên quan đến thụ
phấn của hoa MCX, vì vậy trái khi đậu thường có dạng méo mó.
Mansour (1997) đưa ra kết luận rằng thụ phấn bằng tay là chiến lược duy
nhất đảm bảo sản xuất kinh doanh vì nó cho năng suất cao và chất lượng trái tốt.
1.3.6 Sự phát triển của trái
Theo Worrell (1994), sau khi thụ phấn khoảng 7-10 ngày sau thì biết đậu trái
nếu cuống hoa còn xanh, trái đã đậu rơi vào tình trạng bất động 7-15 tuần, khi đó có
một lớp muội đen bám trên bề mặt nướm, rồi sau đó mới bắt đầu phát triển, từ khi

phát triển đến lúc trái già mất khoảng từ 4-6 tháng.
1.4 SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT PHẤN
1.4.1 Cấu tạo của hạt phấn
Theo Linkens (1964), hạt phấn được hình thành và bao bởi lớp vỏ bên ngoài
gọi là bao phấn, thành phần hóa học của bao phấn được xác định: tất cả các bao
phấn có cùng lớp màng bên ngoài gọi là pectin. Sự khác nhau giữa các loài là độ
dày bao phấn và trọng lượng phân tử.

1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành hạt phấn
Linkens (1964) cho rằng sự hình thành hạt phấn diễn ra tại bao phấn, sự phát
triển hạt phấn bị ảnh hưởng bởi nhân tố bên trong và bên ngoài. Nhiều gen sẽ quản
lý sự hình thành hạt phấn, túi phấn chứa tất cả các vật chất cho sự phát triển của hạt
phấn vì sự tồn trữ vật chất, sự thiếu nước cũng như nhiệt độ cao vào ban đêm gây
giảm kích cỡ của hạt phấn trưởng thành trong khi cấu trúc đặc biệt màng ngoài hạt
phấn vẫn không bị ảnh hưởng.
Theo Vũ Công Hậu (1999), khi thời tiết tốt bao phấn nở dễ, phấn nhiều, nẩy
mầm thuận lợi, số lượng hạt phấn mang đến đầu nhụy nhiều và ngược lại. Mưa
cũng có thể làm hỏng hạt phấn trực tiếp do áp lực thẩm thấu trong hạt phấn cao, làm
nở hạt phấn đã chín.
1.4.3 Sự nẩy mầm của hạt phấn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
hạt phấn
Theo Spiegel-Roy và Golds Chmidt (1996), tự thụ phấn có thể xảy ra ở kiểu
di truyền tự tương hợp bởi những hạt phấn tự tung ra do gió, hoặc tiếp xúc trực tiếp
giữa bao phấn và nướm nhụy cái. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả
của thụ phấn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ống phấn, sức sống hạt phấn và
khả năng sinh sản của noãn cũng thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.


23


Saavedra (1997) cho rằng ẩm độ thấp làm khô đầu nhụy và hạt phấn nẩy
mầm thấp, ảnh hưởng của khí hậu và khả năng sống sót của hạt phấn MCX dường
như là sự cản trở lớn đối với cả thụ phấn tự nhiên và thụ phấn nhân tạo, ảnh hưởng
này làm cho sự thụ tinh thất bại của nhiều noãn hoặc tất cả noãn và kết quả làm cho
trái nhỏ hoặc không cân xứng, ẩm độ thích hợp cho MCX từ 60%-80%.
Theo Linkens (1964), sự nẩy mầm của hạt phấn phụ thuộc vào tuổi và độ
chín của hạt phấn, nhiệt độ trong suốt thời kỳ nở hoa, ông cho biết có 3 kiểu nẩy
mầm của hạt phấn:
-

Một số hạt phấn chỉ cần môi trường nước cho sự biến dưỡng khi nẩy mầm, ống
phấn nhú ra khi hạt phấn có sự đáp ứng tác động năng lượng từ bên ngoài và
thường tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn rất thấp.

-

Một cách nẩy mầm khác, bên cạnh nước hạt phấn còn có một số hóa chất đặc
biệt giống với thành phần của dịch nướm nhụy, trong một số trường hợp được
xác định là đường, trong trường hợp khác là axit hữu cơ.

-

Hạt phấn chỉ nẩy mầm trong dung dịch đường với nồng độ nhất định và nồng độ
này khác nhau ở các loài khác nhau. Đường có chức năng như nguồn cung cấp
dinh dưỡng và là tác nhân thẩm thấu cần thiết. Sự nẩy mầm của hạt phấn phụ
thuộc vào tuổi và độ chín của hạt phấn, nhiệt độ trong suốt thời kỳ nở hoa.

Theo Gottsberger (1999), có nhiều nghiên cứu để định lượng và định tính các
thành phần của môi trường nuôi cấy để hạt phấn nẩy mầm tốt nhất, nhiệt độ là một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của hạt phấn. Sharmar and SpiegelRoy (1984) cho rằng hạt phấn của cây bơ nẩy mầm tốt ở nhiệt độ phòng 25-27oC

trong dung dịch đường sucrose 15% và khoáng vi lượng.
Theo Cavalcante (1976), hạt phấn MCX có cấu trúc “bộ 4 hạt”, trung bình có
86% hạt phấn nẩy mầm, nở hoa kéo dài trong 4 ngày chức năng pha cái kéo dài
trong 3 ngày đầu, vào ngày thứ 4 vào buổi chiều thì phần nhị mới già, kết quả thụ
phấn bằng tay chỉ ra rằng MCX thì tự tương hợp, mặc dù lệch pha làm cho khó tự
thụ, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa tự thụ và thụ phấn chéo, phấn trên cùng một
cây thụ cho chính hoa của cây đó cũng cho đậu trái tương tự như thụ phấn từ phấn
hoa của cây khác.
1.5 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN TRỔ HOA VÀ ĐẬU TRÁI
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003), bón phân lân để tăng khả năng đậu trái cho
MCX, có thể sử dụng lân bón cho cây từ 100-200 gam/cây. Theo Vũ Công Hậu
(2006), bón phân NPK 16-16-8 cho MCX từ 1 đến 2 năm tuổi là 0,5 kg/gốc, bổ
sung thêm phân kali, những năm sau tăng dần thêm 1 tuổi thì bón tăng thêm
0,5kg/gốc, ví dụ năm 3 thì bón 1.5kg/gốc, bổ sung thêm kali.


24

Theo Basra (1994), lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng.
Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ
phận mới của cây và kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất
và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít
đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nẩy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả
sớm và nhiều. Khi cây trồng được cung cấp tốt về lân thì tốc độ tăng trưởng cao hơn
bởi vì quang hợp hiệu quả hơn. Cây trồng có thể hấp thu lân đến cuối giai đoạn tăng
trưởng, trong khi hấp thu kali và đạm thì giảm dần vì thế phân lân làm tăng năng
suất nông sản đến cuối vụ.
Ở Bảng 1.2 khi phân tích mẫu lá MCX, hàm lượng đạm, lân, kali trong lá ở
mức bình thường lần lượt là 1,76 %; 0,29 %; 2,6 %. Đạm dưới mức 1,1%, lân dưới
mức 0,11% và kali dưới mức 1,26% thì MCX không cung cấp đủ dinh dưỡng cho

cây (Avilan, 1975).
Bảng 1.2 Hàm lượng N, P, K trong lá MCX ở mức bình thường và thiếu qua phân tích lá theo
Avilan (1975)

Phân tích lá

N(%)

P (%)

K(%)

Binh thường
Thiếu

1,76
1,10

0,29
0,11

2,6
1,26

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1 Địa điểm thí nghiệm
Đề tài được thực hiện ngoài đồng trong 3 vườn của nông dân, thời gian bắt
đầu từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010 tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên

Giang.
Các chỉ tiêu phân tích được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa
Học Cây Trồng và Bộ môn Khoa Học Đất, khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học ứng
Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Vườn MCX trồng hạt 5 tuổi, 10 tuổi và cây MCX tháp gốc bình bát 5 tuổi.
Dung dịch thử độ nảy mầm của hạt phấn theo kit Whatley, công thức pha
trộn tóm tắt như sau: 0,417 g Ca(NO3)2; 0,1 g H3BO3; 0,101 g KNO3; 0,217 g
MgSO4.7H2O; 3,5 ml of 1,0M NH40; đường sucrose nồng độ 12%.


25

Dụng cụ thí nghiệm: Kính hiển vi, kính lúp, ống nghiệm, lam, dung dịch
nhuộm hạt phấn, máy đo độ brix, máy đo pH, thẻ đánh dấu, bút, giấy, máy tính, hộp
nhựa nhỏ đựng phấn, cọ lông để quét phấn, máy ảnh.
Hóa chất và phân bón dùng trong thí nghiệm: phân lân Văn Điển 15-17%,
Borat, phân bón lá Cahumate, Boom flower TE, Bonus.
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Đề tài được thực hiện qua 2 thí nghiệm sau:
2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát sự nẩy mầm của hạt phấn và khả năng đậu trái
của cây MCX trồng bằng hạt và tháp gốc bình bát.
Mục tiêu: đánh giá khả năng nẩy mầm của hạt phấn và khả năng đậu trái của
cây MCX tháp gốc bình bát 5 tuổi, MCX trồng hạt 5 tuổi và 10 tuổi.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ hoàn toàn
ngẫu nhiên với 30 lần lặp lại: (1) Lô chính: Ba loại cây để lấy phấn là MCX trồng
bằng hạt 5 tuổi, 10 tuổi và cây tháp bình bát 5 tuổi, mỗi loại cây cắt hoa đã già lúc 3
đến 5 giờ chiều để thu phấn, chọn hoa có cánh đã hé nở, phần nhị đực có màu kem.
Đến 8 giờ tối cánh hoa rụng, lúc này tách lấy tiểu nhị và lấy phấn cho vào ống
nghiệm và nhỏ vào ống nghiệm từ 7-8 giọt dung dịch đường sucrose pha sẵn nồng

độ 12% với khoáng vi lượng, lắc nhẹ ống nghiệm. Đặt ống nghiệm trong bóng tối ở
nhiệt độ phòng, ủ trong vòng 24 giờ quan sát độ nẩy mầm của hạt phấn dưới kính
hiển vi; (2) Lô phụ gồm 2 cách thụ phấn: (a) thụ phấn tự nhiên: không có tác động
nào. (b) thụ phấn nhân tạo: lấy phấn hoa còn lại sau khi tách phấn để thử độ nẩy
mầm được bỏ trong hộp giữ ẩm, để vào tủ lạnh ở nhiệt độ 100C để tránh bị mất
nước, sáng hôm sau tách hết tiểu nhị và phấn, chọn những hoa to, hoa mọc ở những
cành lớn, cánh hoa đã hé và có nhụy cái đã tươm mật để thụ phấn, tay phải cầm cọ
vẽ chấm hạt phấn nhẹ nhàng, tay trái kẹp hoa muốn thụ phấn vào đầu ngón tay, tách
cánh hoa rộng ra, quét nhẹ nhàng phấn đã chấm bằng cọ vẽ lên nướm nhụy cái.
Bảng 2.1 Các nghiệm thức của thí nghiệm 1
Loại cây lấy phấn hoa (A)
Tháp bình bát 5 tuổi
Hạt 10 tuổi
Hạt 5 tuổi

Cách thụ phấn (B)
Thụ phấn tự nhiên
Thụ phấn bằng tay
NT1
NT4
NT2
NT5
NT3
NT6

Chỉ tiêu theo dõi: đếm số hạt phấn nẩy mầm trong tổng số 200 hạt phấn, phần
trăm hạt phấn nẩy mầm được tính theo công thức như sau:
Số hạt phấn nẩy mầm



×