Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

NGHIÊN cứu mức độ hài LÒNG của các DOANH NGHIỆP THÔNG QUA PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT về NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÔNG QUA PHIÊN CHỢ
HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths.HUỲNH THỊ ĐAN XUÂN

PHẠM HOÀNG DUY ĐĂNG
Mã số SV: 4085304
Lớp: Kinh tế TNMT K34

Cần Thơ - 2012


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn nhiệt tình, sự hỗ trợ thông tin và đóng góp nhiều ý kiến quý báu từ Cô
Ths. Huỳnh Thị Đan Xuân, giáo viên hướng dẫn, cũng như quý Thầy Cô trong
Khoa kinh tế - QTKD Trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt, tôi cũng nhận được
nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất tận tình từ Chú Trần Hoàng Tuyên – Trưởng
văn phòng đại diện Báo Sài gòn Tiếp thị Tại Cần Thơ cùng các anh / chị trong


văn phòng báo Sài gòn Tiếp thị tại Cần Thơ và các chuyên gia của Trung tâm
nghiên cứu kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) để tôi hoàn thành đề tài tốt
nghiệp của mình. Tôi xin cảm tạ:
Tôi xin gửi lời cảm tạ chân thành đến Cô Ths. Huỳnh Thị Đan Xuân
- giáo viên hướng dẫn trực tiếp, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm tạ Chú Trần Hoàng Tuyên, các anh / chị làm việc
tại văn phòng đại diện báo Sài gòn Tiếp thị Cần Thơ, cùng các chuyên gia của
Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ tôi,
cung cấp cho tôi nhiều thông tin, kiến thức về phiên chợ, đóng góp ý kiến thảo
luận và tạo nhiều điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn
chế, nên chắc chắn đề tài báo cáo không thể tránh khỏi những sai xót. Kính mong
được sự đánh giá, đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy / Cô.
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy / Cô dồi dào sức khỏe.
Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Cần thơ, ngày 23 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Phạm Hoàng Duy Đăng

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

i
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu mức độ hài lòng của các doanh
nghiệp thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn” là do chính tôi thực hiện.
Các số liệu trong đề tài được thu thập từ khoảng thời gian tháng 02/2012 đến
tháng 04/2012 và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực.

Cần thơ, ngày 23 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Phạm Hoàng Duy Đăng

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

ii
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên đóng dấu)

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

iii
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 Họ và tên người hướng dẫn: ………………………………………………

 Học vị: …………………………………………………………………….
 Chuyên ngành: …………………………………………………………….
 Cơ quan công tác:………………………………………………………….
 Tên học viên: Phạm Hoàng Duy Dăng
 Mã số sinh viên: 4085304
 Chuyên ngành: Kinh tế Tài nguyên môi trường K34
 Tên đề tài: Nghiên cứu mức độ hài lòng của các doanh nghiệp thông qua
phiên chợ Hàng Việt về nông thôn.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

Huỳnh Thị Đan Xuân

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

iv
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Giáo viên phản biện

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

v
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI....................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................... 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................ 2
1.3.1. Kiểm định giả thuyết .......................................................................... 2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 3
1.4.1. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 3
1.4.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu..................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................. 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................... 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 5
2.1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................... 5
2.1.1.1. Hàng Việt về nông thôn........................................................... 5
2.1.1.2. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp ................................ 5
2.1.1.3. Phiên chợ ................................................................................ 7
2.1.1.4. Mức độ hài lòng ...................................................................... 7
2.1.2. Tầm quan trọng việc tổ chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn......... 9
2.1.2.1. Mục đích, ý nghĩa tổ chức phiên chợ ....................................... 9
2.1.2.2. Lợi ích của doanh nghiệp tham gia phiên chợ..........................10
2.1.2.3. Lợi ích việc tổ chức phiên chợ đối với người dân ...................11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................11
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu............................................................12

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

vi
- -


SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC PHIÊN CHỢ HÀNG
VIỆT VỀ NÔNG THÔN ........................................................................ 19
3.1. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU ........................19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................19
3.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội.....................................................................19
3.1.3. Khảo sát địa bàn tổ chức phiên chợ ...................................................20
3.2. GIỚI THIỆU VỀ CHỢ HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP...22
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................22
3.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội ....................................................................22
3.2.3. Khảo sát địa bàn tổ chức phiên chợ ....................................................22
3.3. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH
DOANH VÀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP .....................................................23
3.3.1. Vài nét về Trung tâm..........................................................................23
3.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển .........................................................24
3.3.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..........................................................................25
3.3.4. Các chương trình và sự kiện tổ chức thường xuyên ............................26
3.4. TỔNG QUAN VỀ PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN........27
3.4.1. Lịch sử hình thành..............................................................................27
3.4.2. Hình thức tổ chức, nội dung hoạt động...............................................27
3.4.3. Tình hình hoạt động các phiên chợ hàng Việt về nông thôn giai đoạn từ
năm 2009 - 2011 ..........................................................................................30
3.4.4. Tổng kết các phiên chợ Hàng Việt về nông thôn đến 02/2012 ............30
3.4.5. Phiên chợ hàng Việt về nông thôn năm 2012......................................31


CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THÔNG QUA PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT VỀ
NÔNG THÔN ......................................................................................... 33
4.1. THÔNG TIN CHUNG .............................................................................33
4.1.1. Thông tin đối tượng phỏng vấn ...........................................................33
4.1.2. Loại hình, quy mô doanh nghiệp tham gia phiên chợ..........................34

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

vii
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

4.1.3. Các mặt hàng doanh nghiệp thường xuyên bày bán ............................35
4.1.4. Mục đích các doanh nghiệp tham gia phiên chợ..................................36
4.1.5. Số phiên chợ các doanh nghiệp tham gia ............................................36
4.1.6. Sự tham gia xuyên suốt của các doanh nghiệp về phiên chợ được tổ
chức trong năm 2012...................................................................................37
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI
LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT
VỀ NÔNG THÔN............................................................................................38
4.2.1. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của DN .................38
4.2.2. Phân tích, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
doanh nghiệp về phiên chợ...........................................................................39
4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY BINARY LOGISTIC VỀ MỨC ĐỘ HÀI

LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT
VỀ NÔNG THÔN............................................................................................41
4.3.1. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic..........................................41
4.3.2. Giải thích ý nghĩa mô hình hồi quy.....................................................42
4.3.3. Đánh giá mức độ hài lòng chung của doanh nghiệp về phiên chợ.......43
4.4. CÁC KIỂM ĐỊNH VỀ MỐI QUAN HỆ..................................................44
4.4.1. Mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp với mức độ hài lòng về phiên
chợ ............................................................................................................44
4.4.2. Mối quan hệ giữa loại mặt hàng doanh nghiệp bày bán với mức độ hài
lòng về phiên chợ........................................................................................45

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỀ PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT VỀ
NÔNG THÔN ......................................................................................... 47
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ..............................................................47
5.1.1. Về sự hợp tác và hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp ..........................47
5.1.2.Về cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp.......................................48
5.1.3. Về khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp......................................48

5.2. GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DN.............50
GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

viii
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn


5.2.1. Giải pháp về tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ cho doanh nghiệp .......50
5.2.2. Giải pháp về năng cao năng lực tổ chức, quản lý ...............................50
5.2.3. Giải pháp về tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ....51

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................... 52
6.1. KẾT LUẬN ...............................................................................................52
6.2. KIẾN NGHỊ..............................................................................................53
6.2.1. Đối với Ban tổ chức phiên chợ Hàng Việt về nông thôn ....................53
6.2.2. Về cách Đối với doanh nghiệp, tiểu thương tham gia phiên chợ ........54
6.2.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 55
PHẦN PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................... 56
PHẦN PHỤ LỤC 2: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU .................................. 64
PHẦN PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DOANH NGHIỆP VÀ
SỰ TRƯNG BÀY HÀNG HÓA CỦA DOANH N GHIỆP................... 70

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

ix
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

PHỤ LỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ mô hình nghiên cứu về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về

phiên chợ Hàng Việt về nông thôn ....................................................................12
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm BSA........................................................26
Hình 3: Chuyên gia tư vấn kỹ năng bán hàng cho tiểu thương tại địa phương....28
Hình 4: Khám bệnh, phát thuốc miến phí cho hộ nghèo, tặng quà cho học sinh
nghèo, hiếu học .................................................................................................28
Hình 5: Loại hình doanh nghiệp tham gia phiên chợ..........................................34
Hình 6: Quy mô doanh nghiệp tham gia phiên chợ ............................................35
Hình 7: Loại mặt hàng doanh nghiệp thường xuyên bán....................................35
Hình 8: Số phiên chợ các doanh nghiệp tham gia ..............................................36
Hình 9: Sự hài lòng của các doanh nghiệp về phiên chợ ....................................45
Hình 10: Khung cảnh phiên chợ vào buổi tối.....................................................48
Hình 11: Gian hàng các doanh nghiệp tham gia phiên chợ.................................49
Hình 12: Chuyên gia Trần Hoàng Tuyên –Trưởng văn phòng đại diện Báo SGTT
tại Cần Thơ tư vấn cho các doanh nghiệp ..........................................................51

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

x
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

PHỤ LỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Định nghĩa các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp
về phiên chợ ......................................................................................................14
Bảng 2: Các biến trong mô hình hồi quy Binary Logistic ..................................16

Bảng 3: Tình hình hoạt động các phiên chợ 2009-2011 .....................................30
Bảng 4: Lịch dự kiến tổ chức các phiên chợ Hàng Việt về nông thôn 2012 ......32
Bảng 5: Độ tuổi và trình độ học vấn đáp viên ....................................................33
Bảng 6: Bộ phận làm việc đáp viên ...................................................................34
Bảng 7: Mục đích các doanh nghiệp tham gia phiên chợ ...................................36
Bảng 8: Sự tham gia xuyên suốt các phiên chợ năm 2012 của các DN...............37
Bảng 9: Kiểm định mối tương quan giữa các biến với sự hài lòng của doanh
nghiệp về phiên chợ ..........................................................................................38
Bảng 10: Hệ số tương quan giữa các biến..........................................................39
Bảng 11: Bảng ước lượng điểm các nhân tố ......................................................40
Bảng 12: Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic..........................................41
Bảng 13: Mức độ hài lòng chung của doanh nghiệp ..........................................43

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

xi
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp

WTO


Tổ chức thương mại thế giới

Cty

Công ty

TP

Thành phố

BSA

Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp

LBC

Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu

BTC

Ban tổ chức

HVNCLC

Hàng Việt Nam chất lượng cao

Cty TNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn


NTD

Người tiêu dùng

SGTT

Báo Sài gòn Tiếp thị

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

CLB

Câu lạc bộ

PTTH

Phát thanh truyền hình

HVVNT

Hàng Việt về nông thôn

SMEs

Small and medium enterprises: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

VN


Việt Nam

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

xii
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo Tổng Cục thống kê, nước ta có khoảng 9.000 chợ và 550.000 điểm
bán lẻ, nghịch lý là trong khi có tới 70% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và
lâu nay nơi đây được xem là thị trường rộng lớn nhưng mức tiêu dùng chỉ chiếm
27% doanh số bán lẻ của cả nước.1
Trên thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp bản địa mạnh có thế mạnh về
xuất khẩu với nhiều loại mặt hàng nhưng ngành hàng đó ở thị trường nội địa
(trong đó có thị trường nông thôn) bị hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ lấn át.
Trong đó, các doanh nghiệp có ý thức về thị trường nông thôn thì hoạt động yếu
ớt do thiếu vốn, nhân lực để phát triển kênh phân phối hoặc có đơn vị không cần
khai thác thị trường nông thôn. Do đó, thật dễ hiểu khi hàng không rõ nguồn gốc,
xuất xứ, hàng nhái, hàng giả sản xuất tại Trung Quốc, … len lõi vào thị trường
nông thôn Việt Nam, “ru ngủ” người tiêu dùng bằng giá rẻ.
Hiện nay, theo thống kê chỉ có số ít công ty đa quốc gia, công ty liên
doanh có độ che phủ hàng hóa ở vùng nông thôn, chưa có nhiều doanh nghiệp

trong nước chiếm lĩnh thị trường này. Hiểu được điều đó, nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp thuần Việt trong nước đứng vững trên thị trường nội địa, Bộ Chính trị đã
phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Cuộc
vận động này đã được triển khai hơn 3 năm qua, có nhiều hình thức tổ chức phát
động nhưng phiên chợ hàng Việt về nông thôn, chương trình Hàng Việt Nam
chất lượng cao được chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đánh giá là “Cuộc dân vận
về kinh tế”, Bộ Công Thương thừa nhận đó là điểm nhấn quan trọng của cuộc
vận động do Bộ Chính trị khởi xướng.
Đồng thời, phiên chợ cũng được Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất
lượng cao, Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, báo Sài
Gòn Tiếp Thị đã phối hợp triển khai tổ chức phiên chợ với nhiều hình thức hoạt
động và được sự đồng thuận của các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng
cao, các địa phương diễn ra phiên chợ.
1

Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2011

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

1
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

Chương trình hàng Việt về nông thôn là một trong những chương trình
nhằm cổ vũ tinh thần người Việt ủng hộ hàng trong nước; Khích lệ các


doanh nghiệp hướng về nông thôn, tổ chức và khắc phục chỗ hỏng hệ thống
phân phối để gia tăng tiện ích và cung cấp những cơ hội tốt nhất cho người
tiêu dùng nông thôn; Tạo hình mẫu về cách giao lưu, mua bán, giúp những
tiểu thương củng cố điểm kinh doanh trên cơ sở gặp gỡ, trao đổi và thỏa
thuận giữa các công ty lớn với các nhà phân phối và các nhà bán lẻ tại địa
phương. Đồng thời, phối hợp với chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp
địa phương xây dựng hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam. Nâng cao năng lực
cạnh tranh, chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn cho các doanh nghiệp, người bán
lẻ về cách kinh doanh, thích ứng điều kiện có nhiều biến đổi trên thị
trường. Chia sẻ với cộng đồng thiếu may mắn thông qua các chương trình
chăm sóc cộng đồng như: khám bệnh phát thuốc miễn phí, tặng quà cho
học sinh nghèo, người nghèo, tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em).2
Chương trình Hàng Việt về nông thôn được triển khai từ tháng 03/2009
đến nay đã tổ chức được 80 phiên chợ trên 24 tỉnh, thành trên cả nước. Số lượng
người tham gia, ủng hộ cuộc vận động, mua sắm rất đông. Năm 2012, theo BTC
phiên chợ, sẽ có những cải tiến nội dung để gia tăng mức độ hữu ích và hiệu quả
cho mọi hoạt động, mọi tác nhân tham gia.
Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu mức độ hài lòng
của các doanh nghiệp thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn” để làm đề
tài tốt nghiệp và nghiên cứu sự hài lòng của các doanh nghiệp như thế nào khi
tham gia phiên chợ, từ đó có những kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu của các
doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động phiên chợ tốt hơn trong thời gian tới.
Dù bản thân tôi đã cố gắng thu hẹp phạm vi nghiên cứu nhưng các hoạt động đổi
mới của chương trình khiến cho việc tìm hiểu mức độ hài lòng các doanh nghiệp
thông qua các hoạt động của phiên chợ hàng Việt về nông thôn, gần như một
cuộc đua. Tới đây, chắc chắn sẽ có những khiếm khuyết chưa được bù đắp khi
chương trình tiến thêm một bước mới mà trong luận văn này chưa được đề cập
kịp thời.
2


Nguồn: Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

2
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu mức độ hài lòng của các doanh nghiệp tham gia phiên chợ
hàng Việt về nông thôn do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh
nghiệp, báo Sài gòn Tiếp thị trong quá trình phối hợp cùng chính quyền địa
phương thực hiện. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài
lòng của các doanh nghiệp tham gia phiên chợ hàng Việt về nông thôn với BTC,
cũng như nâng cao vị thế, hình ảnh doanh nghiệp hàng Việt Nam đến với người
dân nông thôn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các doanh
nghiệp thông qua các phiên chợ hàng Việt về nông thôn.
- Nghiên cứu mức độ hài lòng của các doanh nghiệp thông qua cách tổ
chức trước, trong và sau phiên chợ hàng Việt về nông thôn.
- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của các doanh
nghiệp đối với phiên chợ hàng Việt về nông thôn cũng như nâng cao vị thế, hình
ảnh doanh nghiệp Việt Nam trong lòng người dân nông thôn.
1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Kiểm định giả thuyết
- Giả thuyết 1 (H01): Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau thì
có mức độ hài lòng về phiên chợ hàng Việt về nông thôn là như nhau.
- Giả thuyết 2 (H02): Doanh nghiệp có loại mặt hàng kinh doanh khác nhau
thì có mức độ hài lòng đối với phiên chợ hàng Việt về nông thôn là như nhau.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình hoạt động phiên chợ hàng Việt về nông thôn trong thời gian qua
như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các doanh
nghiệp thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn?
Mức độ hài lòng của doanh nghiệp thông qua phiên chợ hàng Việt về
nông thôn ra sao?
Giải pháp nào được đưa ra nhằm nâng cao mức độ hài lòng của các DN
đối với phiên chợ hàng Việt về nông thôn cũng như nâng cao vị thế, hình ảnh
doanh nghiệp hàng Việt Nam đến với người dân nông thôn trong thời gian tới?
GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

3
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về không gian
Các phiên chợ hàng Việt về nông thôn được Trung tâm nghiên cứu kinh
doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) chủ yếu tổ chức tại các tỉnh khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Do giới hạn về thời gian thực hiện đề tài nên số liệu được
thu thập chủ yếu tại phiên chợ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau và tại huyện Hồng

Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
1.4.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu sơ cấp được thu thập vào cuối tháng 02 năm 2012. Đề tài được
thực hiện trong thời gian từ tháng 02 đến tháng 04 năm 2012.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình hàng Việt về nông thôn hoạt động chủ yếu để hỗ trợ các
doanh nghiệp thuần Việt, quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ ( SMEs) nhận
thức được giá trị của phiên chợ nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh
nghiệp có tâm huyết khi tham gia phiên chợ hàng Việt về nông thôn.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Do lĩnh vực nghiên cứu của đề tài tương đối mới, có ít tài liệu công bố
nghiên cứu về lĩnh vực này nên tác giả chỉ tham khảo một số nghiên cứu có liên
quan đến chủ đề của bài viết như sau:
 Trần Thị Diệu (2010). Tác giả dùng phương pháp phân tích hồi quy,
thống kê, tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá mức độ hài lòng của khách
hàng doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ của hệ thống ngân hàng thương
mại ở Thành phố Cần Thơ từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ hệ thống ngân hàng thương mại ở Thành phố Cần Thơ.
 Phạm Thị Minh Hà (2007). Nghiên cứu mức độ hài lòng về chất lượng
dịch vụ cảng biển thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả khảo sát,
đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cảng biển
thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích bằng phương pháp thông kê
mô tả, phân tích tổng hợp, phỏng vấn chuyên gia nhằm xử lý số liệu sơ cấp và
thứ cấp để đưa ra đề xuất nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển
thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh.

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

4
- -


SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Hàng Việt về nông thôn
Hàng Việt về nông thôn3 là điểm nhấn của cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, giúp các doanh
nghiệp thuần Việt, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quảng bá thương
hiệu, phát triển mạng lưới phân phối, phát triển thương mại nội địa, nâng cao sự
tự tôn dân tộc trong cách tiêu dùng.
Hàng Việt theo định nghĩa của Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ
trợ doanh nghiệp có 3 nhóm, đó là:
(1) Doanh nghiệp thuần Việt: Doanh nghiệp do người Việt sáng lập, lao
động là người Việt Nam, sử dụng nguyên vật liệu trong nước hoặc nhập khẩu
làm ra sản phẩm vì lợi ích của Việt Nam, nộp thuế, đóng góp GDP của Việt
Nam, được luật pháp Việt Nam bảo vệ. Các doanh nghiệp này, chủ yếu là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, cần được trợ giúp.
(2) Công ty liên doanh: Sản phẩm do doanh nghiệp nước ngoài liên doanh
VN sản xuất theo công nghệ hiện đại, ý tưởng của doanh nghiệp ngoại quốc, vốn
từ nước ngoài, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trong và ngoài nước, nộp
thuế theo luật cho VN, chia lời, một phần lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.
(3) Công ty đa quốc gia: Hàng hóa do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
theo lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam, tổ chức sản xuất và bán hàng tại Việt

Nam hoặc xuất khẩu, nộp thuế tại Việt Nam, lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.
2.1.1.2. Doanh nghiệp [5, tr2-tr8]
a. Định nghĩa:
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất,
con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm
hoặc dịch vụ hợp lý so với các mục tiêu xã hội, từ đó tối đa hóa lợi ích của người
tiêu dùng, tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu.
3

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

5
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

b. Phân loại doanh nghiệp
- Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp, có 4 loại doanh
nghiệp, đó là: (1) Doanh nghiệp nhà nước; (2) Doanh nghiệp hùn vốn (công ty);
(3) Hợp tác xã; (4) Doanh nghiệp tư nhân.
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân, có 4 loại doanh nghiệp, đó là: (1) Doanh nghiệp nông nghiệp; (2) Doanh
nghiệp công nghiệp; (3) Doanh nghiệp thương mại; (4) Doanh nghiệp hoạt động
dịch vụ.
- Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp: các công ty doanh nghiệp được

phân làm ba loại đó là: (1) Doanh nghiệp quy mô lớn; (2) Doanh nghiệp quy mô
vừa; (3) Doanh nghiệp quy mô nhỏ. Để phân biệt doanh nghiệp theo quy mô
người ta dựa vào các tiêu chuẩn sau: tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp, số
lượng lao động trong doanh nghiệp, doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận hàng
năm. Trong đó tiêu chuẩn tổng số vốn và tổng số lao động được chú trọng nhiều
hơn.
c. Mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp
- Mục đích của doanh nghiệp: là thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát
triển, doanh nghiệp có 3 mục đích cơ bản:
+ Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng đầu
của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Mục đích xã hội: Cung cấp hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội,
đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động công ích.
+ Mục đích thỏa mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của mọi người tham
gia hoạt động trong doanh nghiệp.
- Mục tiêu doanh nghiệp: là thể hiện mục đích của doanh nghiệp, là những
trạng thái, cột mốc cụ thể được phát triển từng bước. Một mục tiêu là một câu hỏi
cần có lời giải đáp trong một khoản thời gian nhất định. Điều kiện mục tiêu phải
đảm bảo nguyên tắc SMART: Cụ thể, dễ hiểu (Specific); đo lường được
(Measurable); vừa sức (Achievable); thực tế (Realistic) và có thời hạn
(Timebound). Mục tiêu của doanh nghiệp phải luôn bám sát từng giai đoạn phát
triển của nó.

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

6
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng



Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

2.1.1.3. Phiên chợ
Phiên chợ 4 là cách kiến tạo môi trường kinh doanh ngắn hạn dựa trên hạ
tầng kỹ thuật hoặc kiến trúc công cộng sẵn có của một khu vực được chính quyền
cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thương mại, thông thường là
khu vực rộng 3000m 2, có điện 3 pha trên 150A, nền hạ vững chắc.
Phiên chợ còn là nơi tập hợp các doanh nghiệp thực hiện kỷ luật “không
bán hàng Trung Quốc”, chỉ bán hàng chính phẩm do Việt Nam sản xuất.
Phiên chợ được Trung tâm BSA thiết kế các nội dung sinh động nhằm cổ
vũ cho hình ảnh của một đội hình doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao
và hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương, nơi tổ chức phiên chợ.
Phiên chợ là nơi các doanh nghiệp chia sẻ, trợ giúp những gia cảnh kém
may mắn, thiệt thòi, thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xây dựng
mối quan hệ tương tác giữa doanh nghiệp - nhà sản xuất phát triển vùng nguyên
liệu theo quan niệm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của cơ sở để cải thiện
sức mua xã hội.
2.1.1.4. Mức độ hài lòng
a. Khái niệm mức độ hài lòng của khách hàng [3,tr10]
Sự hài lòng của khách hàng là mức độ của trạng thái cảm giác của một
người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ dịch vụ với những kỳ vọng
của họ. Khách hàng có thể có những cấp độ hài lòng khác nhau. Nếu hiệu quả
sản phẩm dịch vụ mang lại thấp hơn so với kỳ vọng, khách hàng sẽ bất mãn. Nếu
hiệu quả sản phẩm dịch vụ mang lại cao hơn cả kỳ vọng, khách hàng sẽ hết sức
hài lòng và vui mừng.
b. Phân loại mức độ hài lòng của khách hàng
Theo một số nhà nghiên cứu có thể phân loại sự hài lòng của khách hàng
thành ba loại và chúng có sự tác động khác nhau đến nhà cung cấp dịch vụ:
- Hài lòng tích cực (Demanding customer satisfaction): Đây là sự hài lòng

mang tính tích cực và được phản hồi thông qua các nhu cầu sử dụng ngày một
tăng lên đối với nhà cung cấp dịch vụ. Đối với những khách hàng có sự hài lòng
tích cực, họ và nhà cung cấp sẽ có mối quan hệ tốt đẹp, tín nhiệm lẫn nhau và
cảm thấy hài lòng khi hợp tác. Hơn thế, họ cũng hy vọng nhà cung cấp dịch vụ sẽ
4

Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 2012

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

7
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình. Chính vì vậy, đây là
nhóm khách hàng dễ trở thành khách hàng trung thành, nếu họ nhận thấy đơn vị
cung cấp dịch vụ có nhiều cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ cho họ. Yếu tố
tích cực còn thể hiện ở chỗ, chính từ những yêu cầu không ngừng tăng lên của
khách hàng mà nhà cung cấp dịch vụ càng nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ
ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
- Hài lòng ổn định (Stable customer satisfaction): đối với những khách
hàng có sự hài lòng ổn định, họ sẽ cảm thấy thoải mái và hài lòng với những gì
đang diễn ra và không muốn có sự thay đổi trong cách cung cấp dịch vụ. Vì vậy,
những khách hàng này tỏ ra dễ chịu, có sự tin tưởng cao đối với đơn vị cung cấp
dịch vụ và họ sẵn lòng tiếp tục sử dụng dịch vụ của của đơn vị cung cấp.
- Hài lòng thụ động (Resigned customer satisfaction): những khách hàng

có sự hài lòng thụ động ít tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ và họ cho rằng rất
khó để nhà cung cấp dịch vụ có thể cải thiện được chất lượng dịch vụ và thay đổi
theo yêu cầu của mình. Họ cảm thấy hài lòng không phải vì nhà cung cấp dịch vụ
thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của họ mà vì họ nghĩ rằng sẽ không thể nào yêu cầu
nhà cung cấp dịch vụ cải thiện tốt hơn nữa. Vì vậy, họ sẽ không tích cực đóng
góp ý kiến hay tỏ ra thờ ơ với những nỗ lực cải tiến của nhà cung cấp dịch vụ.
Cũng cần phải nói thêm rằng mức độ hài lòng ảnh hưởng rất lớn đến sự
tham gia của khách hàng. Ngay cả khi khách hàng hài lòng tích cực đối với nhà
cung cấp dịch vụ nhưng họ cũng có thể tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ khác
nếu nhà cung cấp ấy khiến họ hài lòng hơn. Chỉ những khách hàng có mức độ hài
lòng cao nhất thì họ chắc chắn là những khách hàng trung thành và luôn ủng hộ
nhà cung cấp dịch vụ đó.
Vì vậy, khi nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng thì sự hoàn toàn hài
lòng là quan trọng nhất. Sự hài lòng thụ động có thể rời bỏ nhà cung cấp dịch vụ
bất cứ lúc nào. Sự am hiểu này sẽ giúp nhà cung cấp dịch vụ có những biện pháp
cải tiến chất lượng dịch vụ linh hoạt cho từng nhóm khách hàng khác nhau.
c. Sự hài lòng của doanh nghiệp
Sự hài lòng của các doanh nghiệp là sự cảm nhận ở các cấp độ của các
doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ và những trải nghiệm gắn với những kết quả

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

8
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn


cụ thể khiến doanh nghiệp theo đuổi lâu dài hoặc ủng hộ các nội dung mà ban tổ
chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn đưa ra, bao gồm: 5
- BTC hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp như cơ sở hạ tầng vật chất, thông
tin chỗ nghỉ, truyền thông về chương trình cho doanh nghiệp.
- Thiết kế và vận hành các hạng mục : bố trí từng DN vào vị trí, hỗ trợ
điện, làm sạch khu tổ chức phiên chợ, trang trí các gian hàng, cách thức tổ chức
các hoạt động xã hội, hội thảo, tọa đàm, truyền thông,…
- Điều hành phiên chợ, tổ chức khảo sát chợ truyền thống, củng cố mạng
lưới phân phối, trưng cầu ý kiến DN và góp ý cải tiến hoạt động phiên chợ.
2.1.2. Tầm quan trọng việc tổ chức phiên chợ hàng Việt về nông thôn
2.1.2.1. Mục đích, ý nghĩa tổ chức phiên chợ
Chương trình hàng Việt về nông thôn, từng phiên chợ có những điểm
nhấn khác nhau nhưng chủ yếu là đưa hàng chính phẩm – HVNCLC về nông
thôn do chính các nhà sản xuất trực tiếp bán để lắng nghe ý kiến khách hàng và
nhận đơn đặt hàng mới qua góp ý về kiểu dáng, tiện ích, ... Có phiên chợ, nội
dung tư vấn nông dân, nối kết vùng nguyên liệu với nhà chế biến được xem là
điểm nhấn chương trình; phiên chợ khác việc khảo sát chợ truyền thống, nối kết
nhà sản xuất với hệ thống phân phối mới, gắn với chính sách chia sẻ giữa người
mua, người bán để giảm gánh nặng thời khủng hoảng kinh tế là điểm nhấn.
Không chỉ giúp nhà sản xuất hiểu rõ về nhu cầu người tiêu dùng và chỗ
đứng của hàng hóa do mình làm ra, phiên chợ chú trọng các nội dung hỗ trợ nhận
thức cộng đồng về sản phẩm và uy tín doanh nghiệp, cách phân biệt hàng thật,
hàng giả cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp sử dụng kinh phí marketing để quảng bá hình ảnh, hỗ
trợ người bán lẻ ở địa phương nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một số DN “cháy
hàng” đã hút hàng từ kho đại lý và tích điểm cho đại lý nên không có tình trạng
cạnh tranh giữa phiên chợ với người bán lẻ. Điều này khác hoàn toàn với các hội
chợ bán hàng về nông thôn do các tỉnh tổ chức, giao các công ty đưa hàng về
nông thôn bán cạnh tranh với người bán lẻ.
Kết nối nhà phân phối - nhà bán lẻ tại địa phương để hình thành một hệ

thống phân phối rộng khắp, có tầm che phủ hợp lý, chuyên nghiệp, đạt hiệu quả
5

Nguồn: Tham khảo ý kiến Chú Trần Hoàng Tuyên – Trưởng văn phòng đại diện Báo SGTT tại Cần Thơ

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

9
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

tại từng khu vực thị trường nông thôn là nội dung được các doanh nghiệp đồng
tình. Năm 2012, Chương trình gắn với nội dung cải thiện hình ảnh chợ truyền
thống, trong đó giải pháp huấn luyện, chia sẻ nhận thức và kỹ năng bán hàng để
tiểu thương hiểu vì sao họ nên ủng hộ hàng Việt đang có tác dụng rất tốt.
2.1.2. 2. Lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia phiên chợ
- Lợi ích về kinh tế
+ Đạt doanh số bán hàng cao, mạng lưới phân phối mở rộng, tiếp cận và
hiểu nhu cầu NTD, quảng bá hình ảnh phù hợp đặc thù mua bán ở từng địa
phương với chi phí thấp nhất.
+ Khai thông kênh thông tin tương tác giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng.
+ Củng cố hoặc phát triển mạng lưới phân phối, kịp thời khắc phục chỗ
chưa tốt.
+ Trong quá trình chào bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp lắng nghe nhiều
ý kiến lo ngại lẫn than phiền của NTD khi sử dụng sản phẩm, từ đó giúp doanh

nghiệp tạo ra hàng hóa tương thích nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp điều
kiện từng vùng.
+ Phát huy thương hiệu và nâng cao mức độ nhận biết về sản phẩm cũ,
mới của DN với người tiêu dùng tại thị trường nông thôn bằng cách trao đổi trực
tiếp và được sự ủng hộ của các phương tiện truyền thông nếu khéo đưa ra ý
tưởng mới có lợi cho cộng đồng để làm sự kiện truyền thông.
- Lợi ích về nâng cao sự hiểu biết
Các doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được cung cấp các thông tin
cơ bản về:
+ Thông tin kinh tế - xã hội tại từng địa phương, sơ đồ đường đi đến địa
điểm tổ chức chương trình, đặc điểm chung của người tiêu dùng vùng nông thôn,
kỹ năng bán hàng của nhân viên sao cho phù hợp với địa phương, được tư vấn hỗ
trợ nâng cao hình ảnh sản phẩm, thương hiệu.
+ Được hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển thị trường nông thôn tại địa
phương, được tiếp xúc trực tiếp để tạo quan hệ thuận lợi lâu dài với các cấp quản
lý ngành công thương tại địa phương khi phát triển thị trường, được kết nối với
mạng truyền thông đa dạng tại địa phương.
GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

10
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

2.1.2.3. Lợi ích việc tổ chức phiên chợ đối với người dân nông thôn
Người dân vùng nông thôn có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm mới, sản
phẩm chính hãng do chính các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao sản

xuất, với chất lượng mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, có nhiều loại hàng đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất của người dân nông thôn.
Ngoài ra, người dân còn có cơ hội trực tiếp góp ý cho nhà sản xuất để nhà
cải tiến sản phẩm theo hướng phù hợp nhu cầu, thị hiếu của người dân, được
hưởng nhiều khuyến mãi khi mua hàng. Ví dụ công ty Điện Quang đã làm ra
bóng đèn tiết kiệm năng lượng và chịu được mưa bão theo góp ý của các chủ
vuông tôm.6
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ:
- Báo cáo tình hình hoạt động phiên chợ Hàng Việt về nông nông của
Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, Văn phòng Báo Sài
Gòn Tiếp Thị tại Cần Thơ.
- Các báo báo, các đề tài nghiên cứu và một số tài liệu liên quan đến hoạt
động chương trình Hàng Việt về nông thôn.
b. Số liệu sơ cấp
+ Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu
nhiên thuận tiện. Đối tượng phỏng vấn là các doanh nghiệp tham gia tại các
phiên chợ đang tổ chức nên chỉ tiến hành thu thập được 37 mẫu.
+ Bảng câu hỏi:
Gồm 2 phần là phần thông tin chung đáp viên và phần nội dung chính:
- Tìm hiểu mục đích các doanh nghiệp tham gia phiên chợ Hàng Việt về
nông thôn sử dụng thang đo danh nghĩa.
- Tìm hiểu mức độ hài lòng, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng
của doanh nghiệp sử dụng thang đo likert 5 mức độ.
- Tìm hiểu những mong muốn của doanh nghiệp sử dụng câu hỏi mở.

6


Ý kiến Anh Nguyễn Quốc Khánh – Trưởng phòng Marketing Cty Cổ phần Điện Quang

GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

11
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


Nghiên cứu mức độ hài lòng của các DN thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Dữ liệu sơ cấp
Mã hóa dữ liệu

Bộ số liệu
Thống kê

Kiểm định Cronbach alpha
Phân tích nhân tố

Thông tin chung
của doanh nghiệp

Xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến
mức độ hài lòng DN

Xác định mức độ

hài lòng của doanh
nghiệp

Phân tích bảng chéo
Crosstabulation

H01: Quy mô
kinh doanh của
DN khác nhau thì
có mức độ hài
lòng về phiên
chợ Hàng Việt về
nông thôn là như
nhau

Hồi quy phi tuyến tính
Binary logistic

H02: DN có loại
mặt hàng kinh
doanh khác nhau
thì có mức độ
hài lòng đối với
phiên chợ Hàng
Việt về nông
thôn là như nhau

Nghiên cứu
mức độ hài
lòng của

doanh nghiệp
thông qua
phiên chợ
Hàng Việt về
nông thôn

Giải pháp
Hình 1: SƠ ĐỒ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
CÁC DN VỀ PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN
Mục tiêu 1: Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để kiểm định mối quan hệ
tương quan giữa các biến (x) và tính toán giá trị Cronbach alpha. Sau đó sử dụng
phương pháp phân tích nhân tố để xác định và phân tích những nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ hài lòng của các doanh nghiệp thông qua phiên chợ Hàng Việt
về nông thôn.
a. Kiểm định mối tương quan giữa cácbiến (x) và tính toán giá trị
Cronbach alpha
Ta tiến hành kiểm định mối quan hệ tương quan giữa các biến (x), để xem
biến nào có ảnh hưởng, đóng góp vào việc đo lường mức độ hài lòng của doanh
GVHD: Ths.Huỳnh Thị Đan Xuân

12
- -

SVTH: Phạm Hoàng Duy Đăng


×