Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

đánh giá kết quản phẫu thuật nội soi dây thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.35 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ
HẠT XƠ DÂY THANH
Trần Việt Hồng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị hạt dây thanh trên tiêu chuẩn chủ quan ( tự cảm
nhận, chỉ số khuyết tật giọng nói VHI, khách quan ( nội soi và soi hoạt nghiệm thanh quản Stroboscopy)
Phương pháp: Tiến cứu mô tả và can thiệp thực hiện tại khoa TMH BV Nhân Dân Gia Định từ 03/2010032012.
Kết quả: Có 50 bệnh nhân (38 nữ, 12 nam), tuổi trung bình 36 (20-70 tuổi), trước phẫu thuật khàn tiếng
100%, mức độ vừa, nặng là 73%, Sau PT: hết giảm khàn tiếng 92%; chỉ số VHI sau PT cải thiện 96%. Nội soi và
soi hoạt nghiệm thanh quản lấy hết bệnh lý và liền sẹo tốt đạt kết quả tốt và rất tốt là 94% và đánh giá tổng hợp là
2 tiêu chuẩn chủ quan và khách quan thành công là 94%.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị hạt dây thanh quản là hiệu quả thành công sớm 94%, an toàn, nhẹ
nhàng.
Từ khóa Hạt dây thanh.

ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF ENDOSCOPIC SURGERY IN TREATMENT
OF VOCAL CORD NODULE
Tran Viet Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 106 - 113
Objective: To evaluate effectiveness of endoscopic surgery in treatment of vocal cord nodule using subjective
criterias (self assessment, voice handicap index VHI), objective criterias (laryngoscopy and stroboscopy).
Method: Clinical trial, performed at ENT Department, from March 2010 to March 2012.
Result- Discussion: 50 patients, including 38 females, 12 males, average age 36 (20- 70 years old). All had
hoarseness, with rate of mild and severe level of 73%. After surgery, rate of partial/ total recovery is 92%, VHI
improvement is 96%. Laryngoscopy and stroboscopy show no more lesions and rate of good/ excellent result is
94%. Overall result of subjective objective criterias is at rate of 94%.


Conclusion: Effectiveness of endoscopic surgery in treatment of vocal cord nodule is at rate of 94% with
early, safe result.
Key words: Vocal cord nodule.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh quản là cơ quan duy nhất có chức
năng phát âm ngoài ra còn có chức năng hô hấp
và bảo vệ. Thanh quản có cấu tạo rất đặc biệt và
có rất nhiều thần kinh chi phối, rất nhạy cảm và
rất dễ có phản xạ co thắt. Đặc biệt là dây thanh
quản có cấu trúc giải phẫu, mô học và chức năng

sinh lý rất tinh tế. Dây thanh quản có kích thước
rất nhỏ và mỏng manh, được cấu tạo chủ yếu là
cơ, dây chằng và niêm mạc, nó thường xuyên di
động khép mở. Dây thanh đóng, mở và rung
theo chu kỳ phát âm. Hiện nay bệnh lý ở dây
thanh rất hay gặp, nó phát sinh không chỉ do tác
nhân gây bệnh ở đường hô hấp hoặc ở các cơ

* Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Việt Hồng
ĐT: 0913.904.736

106

Email:

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
quan liên quan chi phối mà còn do chính quá
trình vận đông phát âm của 2 dây thanh gây ra.
Hạt xơ dây thanh hay viêm thanh quản hạt:
- Bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em, nữ
nhiều hơn nam, ở những người phải nói nhiều,
tiếng nói là công cụ lao động chính như giáo
viên, ca sĩ, phát thanh viên, bán hàng, công nhân
làm trong nhà máy tiếng ồn lớn….Nguyên nhân
chính là lạm dụng giọng nói cao, do cố hát cao
hay hát không đúng âm vực của mình, nói nhiều
khi thanh quản đang bị viêm(2,7).
- Trước đây vi phẫu thuật ở dây thanh được
quan sát dưới kính hiển vi. Ngày nay do sự phát
triển của nội soi, đặc biệt là ống nội soi thanh
quản quang học cứng và sự ra đời của một số
phương tiện hiện đại, trên thế giới cũng như ở
nước ta đã áp dụng phương tiện nội soi vào
phẫu thuật thanh quản. Việc ứng dụng nội soi
vào vi phẫu u hạt xơ dây thanh đã được tôi áp
dụng từ năm 2000 (13,4), nhưng tôi chưa đi sâu
nghiên cứu một cách hệ thống.
- Mặt khác việc đánh giá hiệu quả nội soi vi
phẫu thanh quản các bệnh lý dây thanh bằng kết
hợp cả hai tiêu chuẩn chủ quan như đo chỉ số
khuyết tật giọng nói, tự cảm nhận của bệnh
nhân, và tiêu chuẩn khách quan như soi hoạt
nghiệm thanh quản (stroboscopy). Ở Việt Nam
chưa thấy có báo cáo bằng kết hợp các tiêu

chuẩn này. Chính vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài
“Phẫu thuật nội soi điều trị u hạt dây thanh
quản” hy vọng góp phần nâng cao chất lượng
điều trị bệnh hạt dây thanh ở nước ta hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quát: Đánh giá hiệu quả phương pháp
cắt u hạt xơ dây thanh qua phẫu thuật nội soi
ống cứng.

Mục tiêu chuyên biệt
Đánh giá hiệu quả phương pháp cắt u hạt xơ
dây thanh qua phẫu thuật nội soi bằng tiêu
chuẩn chủ quan: cảm nhận của bệnh nhân và chỉ
số khuyết tật giọng nói: (VHI)
Đánh giá hiệu quả phương pháp cắt u hạt xơ
dây thanh qua phẫu thuật nội soi bằng tiêu

Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt

Nghiên cứu Y học

chuẩn khách quan: nội soi và soi hoạt nghiệm
thanh quản (stroboscopy)

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu tiến cứu mô tả có can thiệp.

Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân trên 16 tuổi có rối loạn giọng nói,
khàn tiếng liên tục, kéo dài đến khám tại phòng
khám TMH của BV NDGĐ.
Nội soi thanh quản và soi hoạt nghiệm thanh
quản có hạt xơ ở 1/3 trước 2 bên dây thanh,
thanh môn khép không kín khi phát âm, sóng
rung niêm mạc bị ngắt quãng.
Thang điểm chỉ số khuyết tật giọng nói ở
trên mức bình thường.

Phương tiện nghiên cứu
- Máy nội soi phẫu thuật, máy nội soi chẩn
đoán Karl-Storz.
- Ống nội soi thanh quản 5.0 (00, 300).
- Bộ soi treo thanh quản.
- Bộ dụng cụ vi phẫu thanh quản: Các loại
kìm thẳng, cong phải, cong trái, cong lên 45; Các
loại kéo thẳng, cong phải, cong trái, cong lên 45;
Máy hút, các loại ống hút có các cỡ nhỏ, trung
bình, cong, thẳng; Que thăm dò, dụng cụ vén.
Thìa nạo vi phẫu, thìa bóc tách vi phẫu; Máy đốt
điện và que đốt điện vi phẫu.

Tiêu chí đánh giá
Tôi thu thập số liệu theo hướng đánh giá kết
quả điều trị vi phẫu qua nội soi, bằng tiêu chuẩn
chủ quan và khách quan.

Đánh giá theo tiêu chuẩn chủ quan

+ Bệnh nhân tự cảm nhận mức độ rối loạn giọng
trước mổ: Được thực hiện giữa thầy thuốc và
bệnh nhân để định giá mức độ khàn tiếng sau
khi nghe bệnh nhân phát âm trước mổ.
- Mức độ khàn nhẹ: Giọng nói hơi khàn.
- Mức độ khàn vừa: Giọng nói khàn nhiều,
thô, rè.

107


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

- Mức độ khàn nặng: Giọng nói khàn đặc,
phát âm không rõ hoặc không ra hơi.
Sau mổ: Bệnh nhân hết khàn tiếng, giảm
khàn tiếng, còn khàn tiếng.
Đây là phương pháp đơn giản nhưng cũng
cho phép đánh giá được mức độ rối loạn giọng
của bệnh nhân.

Đánh giá qua thang điểm chỉ số khuyết tật
giọng nói (VHI)
- Áp dụng thang điểm chỉ số khuyết tật
giọng nói của nước ngoài đã được dịch ra tiếng
Việt bởi các chuyên gia và được tác giả Huỳnh
Minh Trí tổng kết thành thang điểm tiếng Việt.
- Lập phiếu gồm các câu hỏi về chỉ số khuyết

tật giọng nói (mẫu phiếu ở phần phụ lục ),họ tên,
tuổi, nghề nhiệp, ngày mổ, ngày ghi phiếu, đánh
giá cho 30 câu hỏi, bệnh nhân tự đánh giá trước
mổ 1 ngày và sau mổ tối thiểu 1tháng. Tổng kết
số điểm là 120 và đánh giá so sánh mức độ bệnh
trước và sau mổ. Theo Giorgio Peretti (0 điểm:
mức bình thường; 1-30 điểm: mức nhẹ; 31-60
điểm: mức vừa; 61-90 điểm: mức nặng; 91-120
điểm: mức rất nặng).

Đánh giá theo tiêu chuẩn khách quan
Đánh giá qua nội soi và stroboscopy: sau mổ 1
tuần và > 1 tháng.
- “Rất tốt”: Đã lấy hết tổn thương, dây thanh
phẳng đều, không bị sẹo co kéo, không bị teo,
không bị lõm, không bị rách hay phù nề niêm
mạc, thanh môn khép kín khi phát âm, sóng
rung niêm mạc 2 dây thanh đều đặn và chạm
vào nhau khi phát âm.
- “Tốt”: Đạt được các tiêu chuẩn trên nhưng
còn có một vài điểm chưa được hoàn hảo.
- “Không tốt”: Còn tổn thương hoặc tái phát,
có sẹo, thanh môn khép không kín, sóng rung
niêm mạc ít.

Phương pháp tiến hành
Tiến hành soi treo vi phẫu thuật thanh quản
Bệnh nhân được gây mê với ống nội khí
quản số nhỏ 5.5 hay 6.0 qua mũi và với thuốc


108

gây mê dãn cơ ngắn. Bệnh nhân ở tư thế nằm,
đầu ngửa tối đa có kê gối dưới vai tư thế Rose.
Soi treo thanh quản bằng ống soi tự chế theo
kiểu dáng của Chevalier Jackson có cải tiến. Soi
bộc lộ thanh môn và dây thanh, quan sát rõ mép
trước và mép sau thanh môn.
Lắp ống nội soi thanh quản cứng 5.0 (0O), 24
cm vào hệ thống máy, camera, nguồn sáng và
dây dẫn, truyền hình ảnh lên màn hình Tivi.
Ống nội soi thanh quản được đưa vào ống đỡ
gắn ở thành bên của ống soi treo nhằm giải
phóng 2 tay cho phẫu thuật viên. Di chuyển ống
nội soi cho đến khi hình ảnh quan sát được rõ
nét nhất trên màn hình Tivi. Phẫu thuật viên tỳ
chống 2 tay lên bàn đỡ, mắt quan sát trên màn
hình Tivi và tiến hành phẫu thuật.

Kỹ thuật vi phẫu qua nội soi ống cứng u hạt
dây thanh
Sau khi soi treo thanh quản và lắp ống nội
soi quan sát trên Tivi, tôi dùng kìm vi phẫu kẹp
niêm mạc và nhân xơ kéo vào trong thanh môn,
một tay dùng kéo thẳng bóc tách niêm mạc sát
chân nhân xơ, xung quanh nhân xơ, sau đó dùng
kéo cong cùng bên với tổn thương cắt một phần
niêm mạc trên nhân xơ và nhân xơ để lộ hình
quả trám, dùng bông gòn có tẩm Adrenalin 1‰
vừa chấm cầm máu vừa vuốt nhẹ niêm mạc 2

mép khuyết cho dính sát vào nhau. Sau đó dùng
ống nội soi 5.0 (0,30) di chuyển sát dây thanh
kiểm tra trên, dưới dây thanh về tổn thương
bệnh lý hoặc vết cắt niêm mạc. Lấy tổn thương
bệnh lý làm Giải phẫu bệnh lý.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Số lượng bệnh nhân: 50, trong đó nam:
12(24%), Nữ: 38 (76%).
Tuổi: 20-70 tuổi, trung bình: 36 tuổi.
Kết quả giải phẫu bệnh: Hạt xơ và viêm
niêm mạc dây thanh 100%.

Mức độ khàn tiếng
Đánh giá kết quả điều trị trước, sau phẫu thuật
Theo dõi kết quả điều trị bệnh sau mổ tối

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

thiểu một lần sau 1 tháng hoặc những tháng tiếp

(bảng câu hỏi nói ở phần phương pháp nghiên

theo bằng tiêu chuẩn đánh giá chủ quan, khách


cứu và phụ lục).

quan và so sánh các tiêu chuẩn đó với trước

Bảng 3: Mức độ bệnh theo thang điểm chỉ số VHI
trước, sau phẫu thuật.

phẫu thuật.

Đánh giá mức độ bệnh bằng tiêu chuẩn chủ
quản
Đánh giá mức độ khàn tiếng
Tôi đánh giá mức độ khàn tiếng qua cảm
nhận của bệnh nhân và thầy thuốc nghe bệnh
nhân nói, hát, đọc các nguyên âm a, i,ê, u, trước
phẫu thuật và sau phẫu thuật theo mức độ.
Trước phẫu thuật
Bảng 1: Phân bố mức độ khàn tiếng.
Loại bệnh

Hạt xơ dây
thanh
Tỷ lệ

Số bệnh
Số bệnh
Số bệnh Tổng
nhân khàn nhân khàn nhân khàn số
tiếng nhẹ tiếng vừa tiếng nặng
24

14
12
50
48%

28%

24%

100%

Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy: Trước mổ số
bệnh nhân bị khàn tiếng là 100%, trong đó nặng
và vừa chiếm đa số 38 bệnh nhân (76%).
Sau phẫu thuật
Bảng 2: Mức độ khàn tiếng sau phẫu thuật.
Mức độ khàn tiếng
Hết khàn tiếng
Giảm khàn tiếng
Còn khàn tiếng
Tổng cộng

Số bệnh nhân
41
05
04
50

Tỉ lệ %
82%

10%
08%
100%

Nhận xét: Qua bảng 2 cho thấy trước khi
phẫu thuật số bệnh nhân bị khàn tiếng là 100%,
sau phẫu thuật: bệnh nhân hết khàn tiếng 82%,
giảm khàn tiếng 10%, còn khàn tiếng 08%. Tổng
số bệnh nhân được cải thiện là 92%

Mức độ VHI Số bệnh nhân Tỉ lệ % Số bệnh
trước PT
nhân sau PT
Bình thường
0
0%
23
Nhẹ
23
46%
20
Vừa
15
30%
05
Nặng
12
24%
02
Tổng số

50
100%
50

Tỉ lệ %
46%
40%
10%
04%
100%

Nhận xét: Qua Bảng 3 cho chúng ta thấy số
bệnh nhân sau phẫu thuật ở mức bình thường và
nhẹ là 86%, vừa 10%.Tổng cộng 96% bệnh nhân tự
khai là có kết quả tốt, chỉ có 04% là còn nặng trong
khi đó trước mổ số bệnh nhân nặng là 24%.

Đánh giá mức độ bệnh theo tiêu chuẩn khách
quan
Đánh giá kết quả qua nội soi và soi hoạt nghiệm thanh
quản
Trước mổ 100% bệnh nhân nội soi và soi hoạt
nghiệm thanh quản có hạt xơ dây thanh 2 bên
đường kính trên 1mm.
Tôi đánh giá kết quả bằng quan sát trên hình
ảnh chụp nội soi và soi hoạt nghiệm thanh quản
(Stroboscopy) sau phẫu thuật trên 1 tháng đưa ra
các mức độ hình ảnh của dây thanh “rất tốt”,
“tốt” và “không tốt”. Tiêu chuẩn đánh giá này
tôi nói ở phần phương pháp nghiên cứu.

Bảng 4: Kết quả quan sát dây thanh sau khi được
phẫu thuật.
Mức độ
Rất tốt
Tốt
Không tốt
Tổng số

Số bệnh nhân hạt DT
41
06
03
50

Tỉ lệ %
82%
12%
06%
100%

số điểm tự bệnh nhân cảm nhận và cho điểm

Nhận xét: Qua bảng 4 cho thấy số bệnh nhân
sau vi phẫu lấy hết tổn thương, lành sẹo, niêm
mạc phẳng, sóng rung niêm mạc và độ khép
thanh môn rất tốt là 82%, tốt là 12%. Tổng số cải
thiện là 94%. Có 06% số bệnh nhân bị tái phát
hoặc sẹo xấu, sóng rung niêm mạc kém.

theo câu hỏi về chỉ số khuyết tật giọng nói


Đánh giá tổng hợp hiệu quả điều trị

Đánh giá kết quả chủ quản theo chỉ số khuyết
tật giọng nói
Tôi đánh giá kết quả so sánh trước và sau
phẫu thuật bằng thang điểm dựa vào tổng kết

Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt

109


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn chủ quan
và khách quan để thấy hiệu quả của vi phẫu
thanh quản: “Tốt”: bệnh nhân thấy hết khàn
tiếng, chỉ số khuyết tật ở mức độ nhẹ, nội soi và
soi hoạt nghiệm thanh quản ở mức rất tốt. “Cải
thiện”: bệnh nhân khàn tiếng còn ở mức vừa, chỉ
số khuyết tật giọng nói ở mức vừa, nội soi và soi
hoạt nghiệm dây thanh tốt.
“Thành công” của cuộc phẫu thuật gồm có
“tốt” và “cải thiện”.
“Thất bại” là bệnh tái phát hoặc các chỉ số
đánh giá còn mức nặng.
Bảng 5: Đánh giá tổng hợp hiệu quả điều trị.

Hiệu quả điều trị
Tốt
Cải thiện
Thất bại

Số bệnh nhân
42
05
03

Tỉ lệ %
84%
10%
06%

Nhận xét: Qua bảng 5 cho thấy hiệu quả
của vi phẫu thanh quản qua nội soi theo dõi
sau phẫu thuật bằng các tiêu chuẩn đánh giá
chủ quan và khách quan thành công là 94%
thất bại là 6%.

BÀN LUẬN
Bàn luận về đánh giá kết quả vi phẫu hạt xơ
dây thanh
Hội đồng ngữ âm của Châu Âu về thanh học
do Giáo sư Phillipe Dejonckene đã đưa ra quy
trình khảo sát chức năng giọng nói. Để chẩn
đoán và đánh giá hiệu quả của một kỹ thuật điều
trị mới hay đánh giá pháp y trong bệnh nghề
nghiệp, phải có kết hợp đánh giá bằng tiêu

chuẩn chủ quan và khách quan.
Tiêu chuẩn chủ quan bao gồm: Bệnh nhân tự
cảm nhận về giọng nói của mình và tự đánh giá
trả lời những câu hỏi về chỉ số khuyết tật giọng
nói (VHI)(3).
Tiêu chuẩn khách quan bao gồm: Đánh giá
qua hình ảnh soi hoạt nghiệm thanh quản
(Stroboscopy).

Bàn luận về kết quả điều trị bằng tiêu
chuẩn chủ quan
Bệnh nhân tự cảm nhận

110

Tôi theo dõi kết quả điều trị sau phẫu thuật
một tháng hoặc những tháng tiếp theo tối thiểu 1
lần bằng tiêu chuẩn đánh giá chủ quan. Bệnh
nhân tự cảm nhận, đánh giá mức độ khàn tiếng
của mình sau phẫu thuật so với trước phẫu
thuật. Bệnh nhân cùng tôi nghe lại băng ghi âm
giọng nói đọc phần hành chính, đếm số từ 1-10,
phát âm nguyên âm A, I, Ê,U kéo dài và hát một
đoạn bài hát. Kết quả cho thấy số bệnh nhân hết
khàn tiếng là 82%, số bệnh nhân giảm khàn tiếng
là 10%, còn 08% bệnh nhân không giảm hoặc
khàn tiếng tái phát. So với trước phẫu thuật có
100% bị khàn tiếng, trong đó khàn nhẹ 48%, mức
vừa 28% và mức nặng 24%. Tính tổng cộng sau
phẫu thuật số bệnh nhân hết khàn tiếng và giảm

khàn tiếng là 92%. So sánh với kết quả một số tác
giả trong nước như: Nguyễn Đức Tùng theo dõi
sau phẫu thuật 1 tháng tỉ lệ hết khàn tiếng là
75%, giảm khàn tiếng là 15%. Nguyễn Phương
Mai tỉ lệ lành bệnh số bệnh nhân là 85,7% ()().
Trần Việt Hồng theo dõi sau vi phẫu thuật qua
kính hiển vi trên 180 bệnh nhân u lành tính dây
thanh tỉ lệ hết khàn tiếng là 75%, giảm khàn
tiếng là 15%. Tổng cộng số bệnh nhân cả hết
khàn tiếng và giảm khàn tiếng là 90%. Theo
M.Bauchager kết quả cải thiện và phục hồi giọng
nói trên bệnh nhân pôlýp dây thanh là 97%, u
nang dây thanh là 95%. Như vậy so với các tác
giả trên, tỉ lệ thành công của tôi cũng gần tương
đương.

Đánh giá kết quả điều trị bằng chỉ số khuyết
tật giọng nói (VHI)
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra khái
niệm “mất năng lực ”và định nghĩa: là sự hạn
chế hay thiếu khả năng thể hiện năng lực trong
các công việc hàng ngày, trong lĩnh vực giọng
nói chính là việc không thể nói lớn hay nói giọng
cao. Khuyết tật (Handicap) là các bất lợi về mặt
xã hội, kinh tế hay môi trường từ các khuyết tật.
Hay nói khác đi người có rối loạn giọng nói có
thể bị tự kỷ, mất việc, giảm giao tiếp xã hội
vv….Để đánh giá hiệu quả điều trị ngày nay
không chỉ khu trú vào khía cạnh thực thể mà còn
quan tâm đến bệnh tật tác động lên cảm xúc và


Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

xã hội của bệnh nhân hay nói cách khác là chất
lượng cuộc sống sau điều trị. VHI được thừa
nhận vào năm 2002 bởi tổ chức Nghiên cứu y tế
và chất lượng (Agency ber Heatheare Reseach
and Quality) nó được xem là một công cụ chẩn
đoán và đánh giá hiệu quả của một phương
pháp điều trị(10). Các câu hỏi về chỉ số khuyết tật
giọng nói phiên bản tiếng Anh đã được tác giả
Huỳnh Minh Trí trong luận án cao học đã phiên
bản ra tiếng Việt. Tôi đã áp dụng câu hỏi này để
đánh giá kết quả điều trị trên số bệnh nhân
nghiên cứu vi phẫu thanh quản qua nội soi.

Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá số điểm số
bệnh nhân khai về chỉ số khuyết tật giọng nói
sau phẫu thuật có kết quả từ nhẹ đến bình
thường là 89,1%. Điều này chứng tỏ hiệu quả
điều trị tốt giúp cho chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân được tăng lên.

Kết quả nghiên cứu của tôi số bệnh nhân trả
lời câu hỏi khuyết tật giọng nói ở mức độ bình

thường (0 điểm), trước phẫu thuật là 0% và sau
phẫu thuật là 46%, mức độ nhẹ (1-30 điểm) trước
phẫu thuật là 46%, sau phẫu thuật là 40%, mức
độ vừa (31-60 điểm) trước phẫu thuật là 30%, sau
phẫu thuật là 10%, mức độ nặng, (61-90 điểm),
trước phẫu thuật là 24%, sau phẫu thuật 04%.

Nội soi và soi hoạt nghiệm thanh quản
(Stroboscopy)()
Nội soi thanh quản trước và sau phẫu thuật
có lưu hình ảnh tĩnh để so sánh là tiêu chuẩn
khách quan chứng cứ đánh giá tổn thương còn
hay có tái phát. Soi hoạt nghiệm thanh quản là
một phương tiện hiện đại mới để chẩn đoán và
đánh giá tổn thương thanh quản ở cả hình ảnh
tĩnh và hình ảnh động về hoạt động của dây
thanh, đồng thời cho biết hình ảnh tổn thương
bệnh lý ở dây thanh ảnh hưởng đến sinh lý phát
âm. Trong các pha ghi hình chớp nhanh, chiếu
chậm soi hoạt nghiệm thanh quản còn cho ta biết
độ đóng mở của dây thanh, độ hở của thanh
môn và đặc biệt là sóng rung niêm mạc dây
thanh(8,9). Qua soi hoạt nghiệm chúng ta đánh giá
rất chính xác tình trạng liền sẹo, tổn thương và tổ
chức lành xung quanh sau phẫu thuật.

Tác giả Huỳnh Minh Trí khảo sát trên 110
bệnh nhân các bệnh lý ở dây thanh có số điểm
khuyết tật giọng nói trước phẫu thuật trung bình
là 59,69 ± 24,86. Tác giả không chia số điểm theo

mức độ bệnh và cũng không theo dõi chỉ số VHI
ở bệnh nhân sau phẫu thuật. Tác giả Virginic và
cộng sự, thực hiện nghiên cứu trên 58 bệnh
nhân, bị rối loạn giọng nói trước phẫu thuật có
số điểm khuyết tật thấp nhất là 4, cao nhất là 95
và số trung bình là 39,76  22,680. Tác giả Isabel
Guimaraes đưa chỉ số khuyết tật trung bình của
bệnh nhân rối loạn giọng nói trước phẫu thuật là
34,4  3,2. Các tác giả trên cũng không đưa ra
mức độ bệnh và số bệnh nhân đo chỉ số VHI sau
phẫu thuật(14).
So sánh mức điểm chỉ số khuyết tật giọng
nói trước phẫu thuật của tôi có khác với một số
tác giả. Số bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi
tập trung ở mức điểm (31-60) là 51% có cao hơn
vì tôi chỉ khảo sát có bệnh hạt dây thanh, trong
khi đó các tác giả khảo sát nhiều bệnh (Hạt dây
thanh, Pôlýp, U nang dây thanh, phù Reinke, u
nhú thanh quản, viêm thanh quản vv…).

Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt

Bàn luận về kết quả điều trị bằng tiêu
chuẩn khách quan
Có 2 tiêu chuẩn khách quan để đánh giá kết
quả điều trị là nội soi, soi hoạt nghiệm thanh
quản bệnh nhân trước, sau phẫu thuật.

Tôi đã tiến hành nội soi và soi hoạt nghiệm
thanh quản cho 50 bệnh nhân u hạt dây thanh

trước phẫu thuật và sau phẫu thuật tối thiểu trên
01 tháng có lưu hình ảnh và băng video. Kết quả
thu được tôi so sánh và đánh giá mức độ rất tốt,
tốt và không tốt sau phẫu thuật. “Rất tốt” là lấy
hết tổn thương, thanh môn khép kín, dây thanh
phẳng, có sóng rung niêm mạc đều đặn khi phát
âm, niêm mạc bình thường, không có tổn
thương tổ chức lành xung quanh, không có sẹo
co kéo sau mổ. Tổng số “rất tốt” tỉ lệ 82%. Tổng
số bệnh nhân được “tốt” là 12. Số bệnh nhân
“không tốt” là 06%.

111


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Theo tác giả Nguyễn Phương Mai(5,6) trong

sóng rung niêm mạc lướt qua chỗ tổn thương sẽ

83 bệnh nhân vi phẫu qua kính hiển vi có 13

lộ ra những khiếm khuyết sau phẫu thuật. Như

bệnh nhân hạt dây thanh tái phát hoặc không

vậy đánh giá hiệu quả sau phẫu thuật và chẩn


lấy hết tổn thương. Nguyễn Đức Tùng sau

đoán bệnh bằng Stroboscopy là rất khách quan

phẫu thuật kết quả “ rất tốt” hạt dây thanh rất

và chính xác(10,11).

tốt 92%. So sánh kết quả của tôi có sự khác biệt

KẾT LUẬN

với tỉ lệ của Nguyễn Đức Tùng. Tỉ lệ của
Nguyễn Đức Tùng cao dựa trên đánh giá bằng
nội soi thanh quản thông thường còn tôi đánh
giá mức độ bằng Stroboscopy có lẽ mức độ
đánh giá này khắt khe hơn.
Ở Việt Nam chỉ có một vài cơ sở dùng soi

Phẫu thuật nội soi điều trị hạt xơ dây
thanh là phương pháp điều trị phục hồi giọng
nói, hiệu quả điều trị thành công 94%; là
phương pháp phẫu thuật nhẹ nhàng, chi phí
thấp, có thể tiến hành ở tất cả các cơ sở TMH
có máy nội soi phẫu thuật.

hoạt nghiệm thanh quản để chẩn đoán và đánh
giá tổn thương dây thanh bằng hình ảnh động
trước phẫu thuật, nhưng chưa thấy có bài báo

cáo nào dùng soi hoạt nghiệm thanh quản để
đánh giá so sánh hiệu quả của phương pháp vi
phẫu thuật thanh quản và cũng không có bài báo
cáo nào tổng kết so sánh độ chính xác của nội soi
thông thường bằng ống soi mềm, ống soi cứng
với soi hoạt nghiệm thanh quản. Có tác giả Thái
Thanh Hải(12) báo cáo sử dụng máy soi hoạt

Đánh giá kết quả điều trị bằng hai tiêu chuẩn
khách quan là nội soi, soi hoạt nghiễm thanh
quản (Stroboscopy) và chủ quan: là sự cảm nhận
của bệnh nhân, chỉ số khuyết tật giọng nói (VHI)
là chính xác, khoa học, thể hiện sự tương đồng
về kết quả đánh giá giữa các phương pháp lâm
sàng và cận lâm sàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

nghiệm thanh quản để phân tích âm kết hợp qua

2.

nội soi chứ không thấy báo cáo quan sát hình

3.

ảnh động của dây thanh khi phát âm. Chính vì
vậy tôi không có tài liệu để so sánh, bàn luận.


4.

Qua nghiên cứu của tôi 50 bệnh u hạt dây
thanh được nội soi thanh quản thông thường

5.

bằng ống nội soi mềm Olympus, ống soi cứng
Karl- Storz ngay sau đó tôi soi lại bằng hoạt

6.

nghiệm thanh quản thì độ chính xác đánh giá
tổn thương của Stroboscopy cao hơn, điều này

7.

cũng được chứng minh bởi Scott. Có 10% số
bệnh nhân tôi phải đánh giá lại sau khi soi nội

8.

soi thông thường trước, sau phẫu thuật về tổn
thương cũng như sự liền sẹo. Đặc biệt là phát
hiện tổn thương sẹo dính, ẩn dưới niêm mạc nội

9.

Bening M et al (1998). “Assessing outcome for dysphonic
patients”. Journal of Voice.Vol. 12, No. 4, pp. 540 - 550.

Corbière S (2001), "La voix: La corde vocale et sa pathologie".
Dépot légal 3e Trimestre.P(55-69)
Jacobson BH, Johnson A (1997). “The voice handicap index
(VHI): development and validation”. Am J Speech Lung Pathol,
6, pp. 66 – 70.
Andrea M, Dias O (1995) “Rigid endoscopy associated with
microlaryngeal surgery (REMS)”, Lisbon, Portugal, Karl – Storz
– Endoskope.P.(25-27)
Nguyễn Phương Mai (1999). Nhận xét lâm sàng và kết quả điều trị
tổn thương lành tính ở dây thanh tại trung tâm Tai Mũi Họng
TP.HCM. Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược
TP.HCM.Tr.(79-81)
Nguyễn Phương Mai, Võ Hiếu Bình (2000). “Kết quả điều trị
tổn thương lành tính dây thanh”. Nội san Tai Mũi Họng, số 1, tr.
(52 – 53).
Nguyễn Tuyết Xương (2004). Nghiên cứu tình hình u lành tính
dây thanh và đánh giá kết quả vi phẫu qua phân tích âm. Luận văn
Thạc sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.Tr.(66-74)
Ofer A, Odelia A (2006). “Applying the Voice Handicap Index
(VHI) to dysphonic and nondysphonic Hebrew speakers”. J
Voice, 20 (2), pp. 318-324.
Schindler A, Spadol BM (2005). “Role of video endoscopy in
phoniatrics: data from three years of daily practice”. Acta
Otorhino Laryngol. Italy, pp. 43 - 49.

soi không phát hiện được nhưng Stroboscopy có

112

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
10.

11.

12.

Schindler A, Spadol BM (2005). “Role of video endoscopy in
phoniatrics: data from three years of daily practice”. Acta
Otorhino Laryngol. Italy, pp. 43 - 49.
Shohet JA, Courey MS, Scott MA, Ossoff RH. (1996) “Value of
videostroboscopic parameters in differentiating true vocal fold
cysts from polyps”. Laryngoscope. 1996 Jan;106(1 Pt 1):19-26.
Thái Thanh Hải (2008). Bước đầu phân tích giọng nói qua máy hoạt
nghiệm thanh quản ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý dây thanh.
Luận văn Chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP.HCM.Tr.(65-70)

Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt

13.

14.

Nghiên cứu Y học

Trần Việt Hồng, Huỳnh Khắc Cường (2001). “Ứng dụng kỹ
thuật nội soi vào vi phẫu thanh quản”.Tạp chí Y học TP. Hồ Chí
Minh, tập 5(4), tr. 69 - 72.

Woisard V (2007). “The Voice Handicap Index: correlation
between subjective patient response and quantitative
assessment of voice”. J Voice, 21 (5), pp. 623 - 631.

113



×