Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ở cơ QUAN tôi CÔNG tác – sở kế HOẠCH và đầu tư NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.81 KB, 17 trang )

HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Ở CƠ QUAN
TÔI CÔNG TÁC – SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NGHỆ AN
A. GIỚI THIỆU
Từ xa xưa triết học Phương Đông đã coi trọng việc dùng người, do
vậy đã có câu “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, có nghĩa là muốn làm việc gì
đó thành công thì phải hội đủ ba yếu tố: thời cơ, địa điểm và con người.
Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà - sự nhận thức về
vị trí trung tâm, quyết định của yếu tố con người cho đến nay vẫn không thay
đổi trong hệ thống tổ chức xã hội hiện đại. Trong xã hội hiện đại, yếu tố vật
chất, hệ tư tưởng, những giá trị của nền văn hoá, yếu tố thời gian...ngày càng
ảnh hưởng mạnh đến sự tồn tại và phát triển của các tổ chức; song yếu tố con
người vẫn là một trong những yếu tố trung tâm, quyết định. Tổ chức, quản lý
con người từ xưa tới nay vẫn là một trong những công việc khó khăn, phức
tạp nhất.
Đánh giá hiệu quả làm việc là bất kỳ hoạt động nào nhằm đánh giá
một cách có hệ thống hiệu quả công việc và năng lực của nhân viên bao gồm
kết quả công việc, phương pháp làm việc, những phẩm chất và kỹ năng thực
hiện công việc.
Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng đúng mức việc đánh
giá trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Thông thường việc đánh giá chỉ
được tiến hành do yêu cầu như tăng lương, xét thưởng, tổng kết tình hình sản
xuất kinh doanh, …Do vậy, việc đánh giá được thực hiện một cách chiếu lệ
và mang tính đối phó, không đảm bảo được hiệu quả mong muốn.
Tiếp thu bài giảng về Quản trị nguồn nhân lực và các tài liệu nghiên
cứu, đã giúp tôi đánh giá được thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực
của nơi tôi công tác đang ở mức độ nào và cách thức để cải thiện hoạt động
này một cách có hiệu quả. Trong đó, điều tôi quan tâm là hoạt động đánh giá
thực hiện công việc ở cơ quan tôi công tác – Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ
An.
1



Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh Nghệ An có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn tỉnh bao gồm
các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp các đề án về quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội; đề xuất về cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội; đầu tư
trong nước, nước ngoài; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),
viện trợ phi Chính phủ (NGO); đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi
điạ phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban
nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế như sau:
- Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc
- 10 phòng chuyên môn: Văn phòng, Thanh tra, Đăng ký kinh doanh,
Tổng hợp, Quy hoạch, Kế hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn, kế
hoạch Công nghiệp và dịch vụ, kế hoạch Văn hóa và xã hội, Kinh tế đối
ngoại, Thẩm định dự án đầu tư và xét thầu.
- 01 đơn vị trực thuộc: Trung tâm xúc tiến đầu tư Nghệ An
- Biên chế cán bộ, công chức thuộc Sở: 95 người
B. THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Ở SỞ
KH&ĐT
Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống chính thức
tình hình thực hiện công việc của nhân viên trong quan hệ so sánh với các
tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận sự đánh giá đó. Nó là cơ sở cho
các hoạt động khác của quản trị nhân sự như tuyển mộ, tuyển chọn. đào tạo
2



và phát triển. thù lao… bởi vậy hoạt động này sẽ tăng cường hiệu quả quản
lý nhân sự
Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc ở Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nghệ An được thực hiện như sau:
I. Mục đích, đối tượng và thời điểm đánh giá thực hiện công việc
* Mục đích đánh giá: Nhằm xác định kết quả về số lượng và chất
luợng công tác của các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở. Xác định ưu, nhược
điểm theo định kỳ hàng tháng của các đơn vị trực thuộc, từ đó biểu dương
kịp thời những việc làm sáng tạo, kỷ cương phát huy tích cực và có kế hoạch
khắc phục tồn tại trong tháng tiếp theo, góp phần xây dựng cơ quan vững
mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
* Đối tượng được đánh giá, gồm: các cán bộ công chức, viên chức; các
phòng, đơn vị thuộc Sở và Toàn bộ tổ chức
* Thời điểm đánh giá: Đối với các phòng ban - Đánh giá, xếp loại
hàng tháng; Đối với cán bộ công chức, viên chức - Đánh giá hàng năm
II. Quy trình đánh giá thực hiện công việc:
1. Đối với phòng, đơn vị thuộc Sở:
Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng, đơn vị trực
thuộc và sự phát triển của Sở, sau nhiều lần bổ sung điều chỉnh; hiện nay Sở
Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện việc đánh giá, xếp loại các phòng, đơn vị
theo Quyết định số 32/QĐ-SKH ngày 14/5/2009 của Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư ban hành Quy định tiêu chí đánh giá, xếp loại các phòng, đơn vị
trực thuộc.
Nội dung chính của Quyết định này quy định rõ nguyên tắc và căn cứ
đánh giá xếp loại; hệ thống tiêu chí xếp loại thi đua và thang điểm; danh hiệu
xếp loại thi đua; khen thưởng kỷ luật; quy trình đánh giá, xếp loại thi đua
(Hội đồng đánh giá, xếp loại, phân công trách nhiệm người đánh giá, tự đánh
giá, giám sát trực tiếp, đánh giá đồng cấp); tổ chức thực hiện

3


(có mẫu Bảng tiêu chí đánh giá, xếp loại các phòng tại Phụ lục bài
tập)
2. Đối với cán bộ, công chức viên chức
Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao toàn thể cán bộ, công chức viên
chức (kể cả lãnh đạo cơ quan), tự đánh giá các nội dung theo Phiếu đánh giá
cán bộ công chức, viên chức và Bản tự kiểm điểm cá nhân, cụ thể như sau:
2.1. Tiêu chuẩn đánh giá:
2.1.1. Theo mẫu Phiếu đánh giá cán bộ, công chức, viên chức: Có 8 tiêu
chuẩn chính được tự đánh giá, gồm: Chấp hành pháp luật của Nhà nước; Kết
quả công tác; Tinh thần kỷ luật; Tinh thần phối hợp công tác; Tính trung thực
trong công tác; Lối sống đạo đức; Tinh thần học tập nâng cao trình độ; Tinh
thần và thái độ phục vụ.
2.1.2. Theo mẫu bản tự kiểm điểm điểm cá nhân: Có 4 tiêu chuẩn, gồm: Về
lập trường chính trị tư tưởng; Về phẩm chất đạo đức, tác phong lối sống; Về
thực hiện nhiệm vụ được giao; Về tổ chức kỷ luật.
2.2. Quy trình đánh giá:
Bước 1: Mỗi cá nhân tự nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của mình
theo 8 tiêu chuẩn trên dựa vào mẫu Phiếu đánh giá, cán bộ công chức viên
chức của cơ quan (Mẫu số 2 kèm theo) và bản tự kiểm điểm cá nhân (Mẫu số
3 kèm theo)
Bước 2: Dựa trên bản kiểm điểm của từng cá nhân, các phòng, đơn vị phối
hợp với tổ chức công đoàn họp với nhau để thảo luận, góp ý và bình bầu
(thường là bỏ phiếu kín) kết quả của mỗi người trong phòng, đơn vị theo 4
loại, gồm: Chiến sỹ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến; Lao động trung bình
(không hoàn thành nhiệm vụ); Lao động yếu (không hoàn thành nhiệm vụ)
Bước 3: Kết quả biểu quyết trong phòng, đơn vị sẽ được Trưởng phòng tập
hợp ý kiến, kết quả phân loại trên phiếu đánh giá theo loại 4 loại: tốt, khá,


4


trung bình, yếu và làm cơ sở để Trưởng phòng làm Báo cáo đánh giá kết quả
tổng kết hàng năm nộp Hội đồng thi đua khen thưởng cơ quan.
Lưu ý: Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở không chế tỷ lệ theo số cán bộ,
công chức viên chức không quá 15%.
Bước 4: Dựa trên kết quả bình bầu của các Phòng, đơn vị và tham khảo thêm
phiếu đánh giá của khách hàng, Hội đồng thi đua khen thưởng của cơ quan
họp, xếp loại.
Bước 5: Giám đốc ra quyết định xếp loại thi đua hàng năm và thông báo đến
từng cán bộ, công chức, viên chức và các phòng.
3. Đánh giá của khách hàng:
Đối tượng khách hàng của Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ yếu là: các chủ
đầu tư dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, Ban Quản lý dự án các Sở,
Ban, ngành, huyện, thị xã và Thành phố và các Doanh nghiệp trong tỉnh
Hàng năm Sở gửi Phiếu thăm dò ý kiến đánh giá cán bộ công chức
theo 3 nội dung: Có cựa quyền, hách dịch, gây phiền hà, sách nhiễu…để vụ
lợi trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư hay không (có/không); Có tác động tiêu
cực trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu để vụ lợi hay không (có/không);
Tác phong, thái độ trong công việc (tốt/chưa tốt)
C. NHẬN XÉT VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CÔNG VIỆC Ở SỞ KH&ĐT
I. Ưu điểm:
Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Hệ thống chính thức nhằm xem xét và
đánh giá kết quả công việc của cá nhân và của nhóm (phòng, đơn vị). Đồng
thời với việc đó, các quy chế hoạt động nội bộ của Sở (được coi như là các
nhân tố môi trường bên trong, như kiểu văn hóa công ty) luôn được chỉnh
sửa bổ sung để phù hợp và là tiêu chí để cá nhân, phòng ban thực hiện.

Quy trình đánh giá thực hiện công việc được Sở Kế hoạch và Đầu tư
lên Kế hoạch cụ thể, xác định rõ mục tiêu, thiết lập các tiêu chí cụ thể và khá
5


chi tiết, giao trách nhiệm cho người đánh giá, giai đoạn và phương pháp đánh
giá…
Từ Hệ thống đánh giá của Sở, đã làm khá tốt việc kế hoạch hóa nguồn
nhân lực, tuyển mộ và tuyển chọn, các quan hệ nội bộ giữa các nhân viên và
các chương trình thù lao lao động. Việc phối hợp với tổ chức Công đoàn
trong đánh giá, xếp loại có tác động rất tích cực.
II. Hạn chế:
Bên cạnh những mặt đã làm được, trong công tác quản trị nguồn nhân
lực nói chung và công tác quản lý và đánh giá kết quả thực hiện công việc
nói riêng vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm thêm, cụ thể:
1. Các dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá chưa được lưu trữ một cách
có hệ thống. Việc lưu trữ hồ sơ đánh giá của kỳ trước khối lượng giấy tờ cần
sử dụng nhiều.
2. Chưa thực hiện được việc Phỏng vấn đánh giá . Từ điều này, nên đã
chưa hỗ trợ nhân viên trong việc đặt ra các mục tiêu và kế hoạch phát triển cá
nhân cho giai đoạn đánh giá tiếp theo.
3. Chưa thực hiện được việc mô tả chi tiết công việc của từng cá nhân,
dẫn đên nhân viên còn thụ động trong công việc.
4. Biểu mẫu các tiêu chuẩn đánh giá cá nhân còn trùng lặp (sử dụng 2
mẫu tự đánh giá cá nhân).
5. Có sự mâu thuẫn khi đối với Phòng thì đánh giá, chấm điểm hàng
tháng còn cá nhân thì lại đánh giá xếp loại hàng năm.
6. Còn có sự bất cập khi bình xét danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, vì
theo tỷ lệ tối đa không quá 15%/số nhân viên thì kết quả này thường rơi vào
những người lãnh đạo phòng. (Mặc dầu nhiều nhân viên rất xuất sắc)


D. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
6


Việc đánh giá hiệu quả làm việc giúp cơ quan, doanh nghiệp xác định
mức lương, thưởng phù hợp căn cứ vào kết quả làm việc của nhân viên. Tuy
nhiên, nên nhìn nhận đánh giá hiệu quả làm việc là một cách thức để phát
triển nhân viên theo các khía cạnh sau: Xác định các kiến thức và kỹ năng
mà nhân viên cần hoàn thiện để cải thiện hiệu quả làm việc trong tương lai;
Đánh giá năng lực tiềm tàng và khả năng thăng tiến trong tương lai của nhân
viên; Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động nhằm giúp nhân
viên định hướng nghề nghiệp
Qua thực trạng quản trị nguồn nhân lực, nhất là trong hoạt động đánh giá
kết quả thực hiện công việc ở cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, tôi
đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, nên đầu tư Hệ thống phần mềm quản trị nhân sự, trong đó yêu cầu
nhà cung cấp phần mềm thiết kế bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung quản
trị phù hợp với yêu cầu của cơ quan. Nhằm có được hệ thống lưu trữ dữ liệu
nhân sự và cập nhật kịp thời các phát sinh; đồng thời giảm được khối lượng
lớn giấy tờ cần sử dụng.
Hai là, tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng quản trị nguồn nhân lực cho
Bộ phận nhân sự và những nhà quản lý (Trưởng, phó phòng) ở các bộ phận
khác để họ có thể thực hiện tốt các hoạt động quản trị nguồn nhân lực hàng
ngày. Từ đó từng bước thực hiện Phỏng vấn đánh giá.
Ba là, mỗi phòng nên thiết kế riêng Bản mô tả công việc của từng cá
nhân, trong đó phân công, phân nhiệm cụ thể rõ ràng; mỗi nhân viên đều
phải có Bản kế hoạch thực hiện từng công việc cụ thể, hàng tháng Phòng sẽ
thực hiện kiểm tra tiến độ thực hiện công việc từng cá và chấm điểm hàng
tháng. Đây cũng là cơ sở thiết lập Bản tiêu chuẩn hoàn thành công việc và

xây dựng các tiêu chí đánh giá của từng cá nhân.
Bốn là, nên sử dụng chỉ một mẫu Phiếu tự đánh giá, xếp loại cán bộ, công
chức, viên chức với 8 tiêu chuẩn đã có sẵn và bổ sung thêm 2 tiêu chuẩn, đó
là:
7


1. Khả năng thích ứng: Khả năng đáp ứng với sự thay đổi tình huống và
yêu cầu công việc
2. Khả năng thăng tiến và phát triển trong tương lai: Hiện đã tới ngưỡng
làm việc hết công suất với công việc hiện tại hay chưa? Hoặc hiện đã tới
ngưỡng làm việc hết công suất với công việc hiện tại, nhưng có khả năng cải
thiện khi làm việc khác, ví dụ….;
Cuối cùng bổ sung thêm nội dung: Kế hoạch công tác năm tiếp theo.
Như vậy, mẫu Phiếu tự đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức
hàng năm, mục I, tự nhận xét kết quả công tác, tu dưỡng rèn luyện sẽ có 12
mục, gồm: 10 tiêu chuẩn tự đánh giá, 01 mục tự nhận loại, 01 mục Kế hoạch
công tác năm tiếp theo. Còn lại vẫn nội dung cũ.
Năm là, nên bổ sung tiêu chí đánh giá, xếp loại và thang điểm dành riêng
cho từng cán bộ, công chức, viên chức và các phòng tự đánh giá chấm điểm
hàng tháng.
Sáu là, nên thực hiện việc bình xét các danh hiệu theo tỷ lệ hợp lý giữa
lãnh đạo cấp Sở, lãnh đạo cấp Phòng và giữa các nhân viên với nhau; nhưng
tổng cộng toàn cơ quan vẫn đạt 15% theo quy định.
Lời kết: Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong
công tác quản trị nhân sự. Việc đánh giá giúp khẳng định năng lực, khả năng
của nhân viên. Đây là cơ sở giúp cơ quan, doanh nghiệp tuyển mộ, tuyển
chọn, phát triển nguồn nhân lực hiện tại, đồng thời giúp cơ quan, doanh
nghiệp xây dựng các chế độ thù lao hợp lý, đưa ra quyết định quản lý về
nhân sự một cách công bằng chính xác.

Đánh giá thực hiện công việc nhằm các mục đích chính sau: đánh giá
thực hiện công việc trong quá khứ nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong
tương lai, xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên, đánh giá năng
lực tiềm tàng và khả năng thăng tiến trong tương lai của nhân viên, làm cơ sở
xác định mức lương, tạo động lực cho người lao động thông qua việc công
nhận đúng mức thành tích của họ, giúp họ gắn bó với cơ quan, doanh nghiệp.
8


Tóm lại các cơ quan, doanh nghiệp có thể thực hiện các mục đích khác nhau
khi đánh giá thực hiện công việc, nhưng đều hướng tới một mục đích chung
là nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, nâng cao hiệu quả của cơ quan,
doanh nghiệp.

Thành phố Vinh, ngày 02 tháng 12 năm
2009
Học viên

Võ Thị Minh Sinh
Danh mục Tài liệu tham khảo:
1. Hersey Paul, Hard Ken Balnc, “Quản trị hành vi tổ chức”, Nhà xuất bàn
Thống kê, 2001
2. Bộ sách Quản trị nguồn nhân lực của Nhà xuất bản trẻ, năm 2006
3. Tạp chí Nhà Đầu tư, bài Đánh giá thực hiện công việc của Ths. Hồ Thị
Diệu Ánh, Khoa kinh tế - Đại học Vinh
4. Thời báo kinh tế Sài Gòn, bài Quản trị hiệu quả làm việc của nhân viên,
tác giả: Nguyễn Hữu Long
5. Tuần Việt Nam, bài Năm cái bẫy khi đánh giá thực hiện hiệu quả công
việc, tác giả Andrew Likierman-Harvard Business Review, Hoàng Đăng
dịch

6. VietnamLearning – GK Corporation, bài Phương pháp đánh giá kết quả
làm việc của nhân viên, tác giả Ngô Phú Mạnh, Giám đốc đào tạo & Tư vấn

9


CC MU BNG TIấU CH NH GI KT QU THC HIN
CễNG VIC NHểM (PHềNG) V C NHN CA S K HOCH
V U T

Mu s 01: Tiờu chớ ỏnh giỏ, xp loi thi ua cỏc phũng, n v trong c quan

UBND tỉnh nghệ an

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt

nam
Sở Kế hoạch và Đầu t

Độc lập Tự do

Hạnh Phúc

BNG TIấU CH NH GI, XP LOI THI UA
(Ban hnh kốm theo Quyt nh s 32 /Q-SKH ngy 14 thỏng 5 nm 2009
ca Giỏm c S K hoch v u t)

Thang im
TT


im

Tiờu chớ

sn
Tng s

im

im

thng tr ti

im
ti
a

ti a

a

79

21

-23

100

A


CễNG TC CHUYấN MễN

55

10

-10

65

1

Phũng chuyờn ngnh

55

10

-10

65

a

Bỏo cỏo tin k hoch

22

3


-3

25

- m bo thi gian

1

- S liu chớnh xỏc

1

- Cú nhiu gii phỏp

1
10


- Báo cáo sơ sài, chuyên ngành nộp chậm
b

Thực hiện các chuyên đề

-3
8

- Chất lượng chuyên đề tốt

2


10

2

- Chất lượng chuyên đề
c

-2
-2

Xử lý văn bản, hồ sơ

25

5

- Xử lý trên 20 văn bản

2

- Chất lượng xử lý tốt

3

- Xử lý chậm 1 văn bản (không có lý do)

-5

30


-1

- Văn bản sai quy định về hình thức trình
bày

-2

- Tham mưu xử lý văn bản sai quy chế,
quy định (đối với mỗi văn bản)

-2

2

Khối Phòng tổng hợp

55

10

-10

65

a

Báo cáo tổng hợp

22


3

-3

25

- Đảm bảo thời gian

1

- Số liệu chính xác

1

- Có nhiều giải pháp

1

- Báo cáo sơ sài
b

-3

Thực hiện các chuyên đề

8

- Chất lượng chuyên đề tốt


2

10

2

- Chất lượng chuyên đề kém
c

-2
-2

Xử lý văn bản, hồ sơ

15

5

- Xử lý đầy đủ, kịp thời

3

- Chất lượng xử lý tốt

2

- Xử lý chậm 1 văn bản (không có lý do)

-5


20

-1

- Văn bản sai quy định về hình thức trình
bày

-2

- Tham mưu xử lý văn bản sai quy chế,
quy định (đối với mỗi văn bản)

-2

d

Khâu nối thông tin

10

3

Khối Phòng, đơn vị chuyên môn đặc thù

55

10

-10


65

a

Nhiệm vụ thường xuyên

27

5

-5

32

11

10


- Đảm bảo thời gian, nhiệm vụ của phòng,
đơn vị

2

- Số liệu chính xác

1

- Có nhiều giải pháp


2

- Báo cáo sơ sài, chậm
b

-5

Xử lý văn bản, hồ sơ đặc thù

28

5

- Xử lý đầy đủ, kịp thời

3

- Chất lượng xử lý tốt

2

- Xử lý chậm 1 văn bản ( không có lý do)

-5

33

-1

- Văn bản sai quy định về hình thức trình

bày

-2

- Tham mưu xử lý văn bản sai quy chế,
quy định (đối với mỗi văn bản)
B

-2

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

10

5

-5

15

- Đề xuất sáng kiến cho cơ quan được áp
dụng

1

- Cải tiến quy trình xử lý

1

- Thực hiện nghiêm quy trình thời gian


1

- Trưởng phòng bao quát tình hình

1

- Đóng góp báo cáo chung

1

- Công tác CCHC các nội dung trên không
tốt

-5

C

CÔNG TÁC NỘI BỘ

14

6

-8

20

1


Chấp hành nội quy, quy chế

8

2

-2

10

- Thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ
quan

2

2

- Vi phạm nội quy quy chế

-1

- Có người vắng mặt không lý do

-1

Vệ sinh

3

2


-4

- Làm tốt vệ sinh cơ quan theo khu vực
được phân công

2

- Làm vệ sinh không đạt yêu cầu

-1
12

5


- Cha kp lm v sinh theo quy nh ca
c quan cú lý do khỏch quan

-1

- Khụng lm v sinh theo quy nh ca c
quan
3

-2

Thc hin cỏc phong tro ca c quan

3


2

-2

5

- Thc hin tt cỏc phong tro c quan
phỏt ng nh: vn ngh, th thao, úng
gúp cỏc qu ng h ngi nghốo, ng h
bóo lt

2

- Thc hin cỏc phong tro c quan phỏt
ng cha t yờu cu ra

-1

- Khụng thc hin cỏc phong tro c quan
phỏt ng

-1

Mu 02: Phiu t ỏnh giỏ cỏn b cụng chc, viờn chc hng nm

UBND tỉnh nghệ an

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt


nam
Sở Kế hoạch và Đầu t

Độc lập Tự do

Hạnh Phúc

Phiếu đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm ....

Họ và tên công chức : .........................
Chức vụ: ...........................................

Ngạch bậc lơng:

..
Phũng: ..
13


I - tự nhận xét kết quả công tác, tu dỡng rèn luyện
1. Chp hnh phỏp lut ca Nh nc
2. Kt qu cụng tỏc:
3. Tinh thn k lut:
4. Tinh thn phi hp cụng tỏc:
5. Tớnh trung thc trong cụng tỏc:
6. Li sng o c:
7. Tinh thn hc tp nõng cao trỡnh :
8. Tinh thn v thỏi phc v:
9. T nhn loi thi ua:
.. , ngy


thỏng nm

200..
Ngi t ỏnh giỏ

II. ý kiến của tập thể phòng, ban, đơn vị


..
III. Kết quả tổng hợp phân loại công chức
TT

Ni dung

Xp loi

1

Chp hnh chớnh sỏch phỏp lut ca Nh nc

2

Kt qu cụng tỏc

3

Tỡnh thn k lut

4


Tớnh thn phi hp trong cụng tỏc

5

Tớnh trung thc trong cụng tỏc

6

Li sng o c

7

Tinh thn hc tp nõng cao trỡnh
14

Ghi chỳ


8

Tinh thn v thỏi phc v
Ghi chỳ: Xp loi: Tt, khỏ, trung bỡnh, kộm


ngh

Hi

ng


thi

ua

xột

khen

thng:

..

.

.

Trng phũng, n v

Nguyễn Vn A

Mu 3: Bn t kim iờm cỏ nhõn

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập Tự do Hạnh Phúc

Bản tự kiểm điểm cá nhân năm ......

Họ và tên : ..................................
15



Chức vụ: ........................................................
Phũng, ban: ..
Phần I: u, khuyết điểm năm ......
1. Về lập trờng chính trị t tởng:

2. Về phẩm chất đạo đức, tác phong lối sống:

3. Về thực hiện nhiệm vụ đợc giao:

4. Về tổ chức kỷ luật:

II. Khuyết điểm:

III. Tự nhận loại năm nay:

Phần II. Phơng hớng phấn đấu năm sau:
I . Nội dung đăng ký thực hiện tốt năm sau:
II. Đăng ký Danh hiệu thi đua năm sau:
,
Ngày

tháng

năm 200..
Ngời làm tự
kiểm điểm

16



17



×