Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ẢNH HƯỞNG của các BIỆN PHÁP TRỒNG lên sự SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT cà CHUA, TRONG NHÀ lưới tại THÀNH PHỐ cần THƠ, XUÂN hè 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ

-------

-------

BÙI CHÚC LY

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRỒNG
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CÀ CHUA, TRONG NHÀ LƯỚI TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ,
XUÂN HÈ 2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
-------------

BÙI CHÚC LY

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRỒNG
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CÀ CHUA, TRONG NHÀ LƯỚI TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ,


XUÂN HÈ 2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. Trần Thị Ba
ThS. Võ Thị Bích Thủy

Cần Thơ - 2007


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng Trọt với ñề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRỒNG LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÀ CHUA,
TRONG NHÀ LƯỚI TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ, XUÂN HÈ 2006

Do sinh viên BÙI CHÚC LY thực hiện

Kính trình lên hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày……….tháng……….năm 2007
Cán bộ hướng dẫn


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,

kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng ñược ai công
bố trong bất kỳ luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Bùi Chúc Ly

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ii


Luận văn tốt nghiệp kèm theo ñây, với tựa ñề là “ẢNH HƯỞNG CỦA
CÁC BIỆN PHÁP TRỒNG LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÀ
CHUA, TRONG NHÀ LƯỚI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ, XUÂN HÈ 2006.”,
do BÙI CHÚC LY thực hiện và báo cáo, và ñã ñược hội ñồng chấm luận văn
thông qua.

Ủy Viên

Ủy Viên

Phản Biện 1

Phản Biện 2

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, ngày …..tháng …..năm 2007


Chủ Tịch Hội ñồng

iii


QÚA TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Bùi Chúc Ly

Giới tính: nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 19/01/1984

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Ngã Năm - Sóc Trăng
Chỗ ở hoặc ñịa chỉ liên lạc: Ấp 3, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh
Sóc Trăng
ðiện thoại: 0955096660
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

1. Tiểu học:
Thời gian ñào tạo từ năm 1990 ñến năm 1995
Trường: Tiểu học Ngã Năm II, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, Sóc
Trăng
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2. Trung học cơ sở:

Thời gian ñào tạo từ năm 1995 ñến năm 1999

Trường: THCS Mai Thanh Thế, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, Sóc
Trăng
3. Trung học phổ thông:
Thời gian ñào tạo từ năm 1999 ñến năm 2002
Trường: THPT Mai Thanh Thế, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, Sóc
Trăng

iv


CẢM TẠ
Kính dâng !
Ba, mẹ ñã suốt ñời tận tụy vì con.
Ông bà ngoại, các cô, chú ñã giúp ñỡ con trong quá trình học tập.
Thành kính biết ơn !
Cô Trần Thị Ba và chị Võ Thị Bích Thủy ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ
em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Chú Trần Công ðỉnh ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện thí
nghiệm trên nền ñất của mình tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Quý thầy cô và anh chị Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, thầy Bùi Văn Tùng
ñã giúp ñỡ em hoàn thành luận văn này.
Thầy cố vấn Phạm Văn Phượng ñã dìu dắt chúng em qua giảng ñường ðại

Trung tâm
học.Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chân thành cảm ơn !
Tập thể lớp Trồng Trọt khóa 28, các bạn Thành Tâm, Văn Sơn, Ngọc trọn,
Ngọc Quyên, Thảo Trân, … ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành ñề tài này.

v



BÙI CHÚC LY, 2007 “Ảnh hưởng của các biện pháp trồng lên sự sinh trưởng
và năng suất cà chua, trong nhà lưới tại thành phố Cần Thơ, Xuân Hè 2006”.
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường ðại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị
Bích Thủy.
TÓM LƯỢC
ðề tài “Ảnh hưởng của các biện pháp trồng lên sự sinh trưởng và năng suất cà
chua, trong nhà lưới tại thành phố Cần Thơ, Xuân Hè 2006.” ñược thực hiện nhằm xác
ñịnh ñược biện pháp trồng cà chua thích hợp cho sự sinh trưởng, giúp cây cà chua cho
năng suất cao góp phần hoàn thiện quy trình trồng cà chua công nghệ cao trong nhà lưới
với hệ thống tưới nhỏ giọt. Thí nghiệm ñược bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 25 lần lặp
lại, và 5 nghiệm thức gồm 3 vật liệu ñựng giá thể là 1/ Thùng xốp, 2/ Bầu ni lông, 3/
Máng, và 2 ñối chứng là: 4/ ðối chứng trong nhà lưới, 5/ ðối chứng theo nông dân. Diện
tích thí nghiệm: 45 m2 (1,8 m x 9 m), khoảng cách cây 0,30 m, khoảng cách hàng 0,9 m.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức Thùng xốp có nhiệt ñộ giá thể thấp

nhất, cây trồng trên Thùng xốp sinh trưởng tốt hơn nghiệm thức ðối chứng (cùng ñiều
kiện trong nhà lưới) trồng trên ñất không ñậy màng phủ và ðối chứng theo nông dân
(ngoài nhà lưới) trồng trên ñất có ñậy màng phủ. Trồng cà chua trên Thùng xốp cho năng
suất cao nhất (32,28 tấn/ha). Tỷ lệ bệnh khảm trên Thùng xốp cũng thấp hơn trên Bầu ni
lông và Máng. Thùng xốp nhẹ, dễ di chuyển, giá thành rẻ (2.000ñ/thùng) là loại vật liệu
ñựng giá thể phù hợp có thể ñưa vào sản xuất cà chua sạch trên giá thể xơ dừa, sử dụng hệ
thống tưới nhỏ giọt trong nhà lưới tại Hợp tác xã rau an toàn, quận Bình Thủy thành phố
Cần Thơ trong vụ Xuân Hè ñể cung cấp cho siêu thị.

vi



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam ñoan

iii

Thông qua hội ñồng

iv

Lý lịch khoa học

v

Cảm tạ

vi

Tóm lược

vii

Mục lục

viii

Danh sách bảng


xi

Danh sách hình

xii

MỞ ðẦU

1

Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và ñặc tính thực vật

2

1.1.1 nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng cà chua

2

1.1.2 Tình hình sản xuất cà chua trong nước và thế giới

3

1.1.3 ðặc tính thực vật cây cà chua

3

Trung tâm Học liệu
của càĐH

chua Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1.2 Yêu cầu ñiều kiện ngoại cảnh của cây cà chua

6

1.2.1 Ánh sáng

6

1.2.2 Nhiệt ñộ

6

1.2.3 Ẩm ñộ

7

1.2.4 Nước

7

1.2.5 ðất và chất dinh dưỡng

8

1.3 Sâu bệnh hại quan trọng trên cà chua

8


1.3.1 Sâu hại

8

1.3.2 Bệnh hại

9

1.4 Kỹ thuật trồng cà chua

11

1.4.1 Giống

11

vii


1.4.2 Sản xuất rau trong nhà lưới, nhà kính

11

1.4.3 Sản xuất trên giá thể (SUBTRATE)

12

1.4.4 Vật liệu ñựng giá thể

14


1.4.5 Hệ thồng tưới nhỏ giọt

15

Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện

16

2.1.1 ðịa ñiểm và thời gian

16

2.1.2 Khí hậu

16

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm

17

2.2 Phương pháp

18

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

18


2.2.2 Kỹ thuật canh tác

20

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

23

Trung tâm Học liệu
ĐH tích
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
2.2.4 Phân
số liệu
25
Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát

26

3.2 ðiều kiện ngoại cảnh

27

3.2.1 Cường ñộ ánh sáng

27

3.2.2 Nhiệt ñộ


28

3.2.3 pH và EC giá thể

31

3.3 Tình hình sâu bệnh

32

3.3.1 Dòi ñục lòn lá

32

3.3.2 Bệnh ñốm vòng

33

3.3.3 Bệnh khảm do virus

33

3.3.4 Bệnh Héo rũ

35

3.4 Tình hình sinh trưởng

36


3.4.1 Ngày trổ hoa, thu hoạch và thời gian kéo dài
thu hoạch

viii

36


3.4.2 Chiều cao cây

37

3.4.3 Số lá trên thân chính

39

3.4.4 Kích thước lá

40

3.4.5 ðường kính gốc thân

43

3.4.6 Kích thước trái

44

3.5 Thành phần năng suất


45

3.5.1 Trọng lượng trái

45

3.5.2 Số trái trên cây

46

3.5.3 Trọng lượng trái trên cây

47

3.5.4 Trọng lượng toàn cây

48

3.5.5 Phần trăm trọng lượng chất khô cùa trái và cây

49

3.6 Năng suất

50

3.6.1 Năng suất tổng

50


3.6.2 Năng suất thương phẩm

52

ðỀ NGHỊ
53
Trung tâm HọcKẾT
liệuLUẬN
ĐH VÀ
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

PHỤ CHƯƠNG

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang


2.1

Lượng dinh dưỡng bón cho cà chua tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

21

2.2

Công thức phân bón cho cây cà chua tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

22

2.3

Lịch phun thuốc cà chua tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

22

3.1

pH và EC vùng rễ cây của cà chua trên các vật liệu ñựng giá thể ở thời
ñiểm 50 NSKT tại TP, Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

31

3.2

Bệnh khảm virus gây hại trên cà chua ở các vật liệu ñựng giá thể khác
nhau qua các ngày sau khi trồng.


34

3.3

Ngày trổ hoa, ngày thu hoạch và thời gian kéo dài thu hoach cà chua
trên các vật liệu ñựng giá thể tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

36

3.4

Chiều dài lá của cà chua trên các vật liệu ñựng giá thể qua các ngày
sau khi trồng tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

41

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.5

Chiều rộng lá của cà chua trên các vật liệu ñựng giá thể qua các ngày
sau khi trồng tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

42

3.6

Phần trăm trọng lượng chất khô của trái cây cà chua trên các vật liệu
ñựng giá thể tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

49


x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiêm tại TP.
Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

16

2.2

Cách bố trí thí nghiệm

18

2.3

5 nghiệm thức thí nghiệm

19


3.1

Diễn biến cường ñộ ánh sáng trung bình trong 3 ngày 12,
21/03/2006 và 24/04/2006 (tương ứng 8, 17 và 50 NSKT) ở thí
nghiệm cà chua tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

28

3.2

Nhiệt ñộ không khí trong và ngoài nhà lưới ở các thời ñiểm
khảo sát sau khi trồng cà chua, tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè
2006.

29

3.3

Trung tâm

Nhiệt ñộ vùng rễ cây trung bình 3 ngày 12, 21/03/2006 và
31
24/04/2006 của cà chua trên các vật liệu ñựng giá thể tại TP.
HọcCầnliệu
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
Thơ,ĐH
XuânCần
Hè 2006.

3.4


Tỷ lệ (%) Dòi ñục lòn lá và bệnh ðốm vòng trên cây trên các
vật liệu ñựng giá thể khác nhau ở 58 ngày sau khi trồng.

32

3.5

Sự gia tăng chiều cao cây của cà chua trên các vật liệu ñựng
giá thể qua các ngày sau khi trồng tại TP. Cần Thơ 2006.

38

3.6

Số lá trên thân chính của cà chua ở các vật liệu ñựng giá thể
qua các ngày sau khi trồng tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

39

3.7

ðường kính gốc thân của cà chua trên các vật liệu ñựng giá thể qua
các ngày sau khi trồng tại TP. Cần Thơ, 2006.

44

3.8

Kích thước trái cà chua trên các vật liệu ñựng giá thể trồng tại TP.

Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

45

3.9

Trọng lượng trái của cà chua trên các vật liệu ñựng giá thể tại TP.
Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

46

3.10

Số trái trên cây của cà chua trồng trên các vật liệu ñựng giá thể tại
TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

47

xi

cứu


3.11

Trọng lượng trái trên cây và trọng lượng toàn cây của cà chua trồng
trên các vật liệu ñựng giá thể tại TP. Cần Thơ, Xuân Hè 2006.

48


3.12

Năng suất trái cà chua trên các vật liệu ñựng giá thể tại TP. Cần
Thơ, Xuân Hè 2006.

51

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xii


MỞ ðẦU
Cà chua là loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ăn tươi là chủ
yếu cà chua còn dùng ñể làm nước ép cà chua, nấu canh, chế biến cà chua khô, cà
chua bột, tương cà chua... Từ lâu cà chua ñã trở thành loại rau ăn trái quen thuộc
trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát
triển cuộc sống con người ngày càng ñược nâng lên thì ngoài nhu cầu ăn ngon
người ta còn ñỏi hỏi thức ăn phải ñảm bảo an toàn cho sức khỏe, chính vì vậy ñể
cà chua luôn là món ăn yêu thích chúng ta cần phải nhanh chóng thay ñổi phương
thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới, theo hướng sản xuất rau sạch an
toàn cho sức khỏe cho người tiêu dùng. Việc ñưa ñất sạch (xơ dừa) vào sản xuất
rau là một trong những hướng sản xuất rau an toàn ñược sử dụng rộng rãi trên thế
giới nhưng còn rất mới mẻ ở nước ta. Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Út, Hòa
Lan…trồng rau trên ñất sạch ñược thực hiện trong nhà kính với ñầy ñủ các thiết bị
hiện ñại có cả hệ thống ñiều hòa nhiệt ñộ, còn ở Việt Nam do mới bắt ñầu thử

Trung tâm
Họchơn
liệu

Thơ
@ tố
Tài
liệu
học
và rau
nghiên
cứu
nghiệm,
nữaĐH
do bịCần
giới hạn
bởi yếu
kinh
tế nên
việctập
sản xuất
trong nhà
kính còn ñơn giản chưa ñược trang bị các thiết bị ñiều chỉnh ñiều kiện ngoại cảnh
theo ñúng nhu cầu của cây. Chính vì thế mà việc sản xuất cà chua trên ñất sạch gặp
phải một trở ngại khá lớn ñó là nhiệt ñộ giá thể cao gây ảnh hưởng ñến sự sinh
trưởng và khả năng ñậu trái. Do ñó ñề tài “Ảnh hưởng của các biện pháp trồng lên
sự sinh trưởng và năng suất cà chua, trong nhà lưới tại thành phố Cần Thơ, Xuân
Hè 2006.” ñược thực hiện nhằm tìm ra loại vật liệu ñựng giá thể phù hợp giúp cây
cà chua sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, ñể việc sản xuất cà chua sạch ứng dụng
công nghệ cao sớm hoàn thiện quy trình kỹ thuật góp phần nâng cao trình ñộ sản
xuất của nông dân thành phố Cần Thơ lên ngang tầm với một số nơi trong nước.
Thí nghiệm ñược thực hiện trong nhà lưới và ngoài ñồng tại Hợp tác xã Rau
An Toàn, phường Long Tuyền, thành phố Cần Thơ vụ Xuân Hè. Các vật liệu ñược
khảo sát bao gồm Thùng xốp, Bầu ni lông ñen và Máng làm bằng cau su xanh.



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ
ðẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÀ CHUA
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng cà chua
* Nguồn gốc cây cà chua
Cà chua có tên khoa học là Lycopersion esculentum Miller, tên tiếng Anh
là tomato, thuộc họ cà (Solanaceae). Theo Nhiều tác giả (2005), cà chua có nguồn
gốc ở Peru, Bolivia và Ecuador. Trước khi Crixtop Colong phát hiện ra châu mỹ
thì ở Peru và Mehico ñã có trồng cà chua.
Năm 1954, nhà nghiên cứu về thực vật Pier Andrea Mattioli giới thiệu
những giống cà chua từ Mehico có màu vàng và ñỏ nhạt. ðây là thời ñiểm chứng
minh về sự tồn tại của cà chua trên thế giới. Ở Bắc âu, lúc ñầu người ta trồng cà

Trung tâm
Học
liệutríĐH
Cần
học
tập
vàmới
nghiên
cứu
chua
ñể trang
và thỏa
tínhThơ
tò mò.@

VàoTài
cuốiliệu
thế kỷ
18, cà
chua
ñược dùng
làm thực phẩm ở Nga, ñến thế kỷ 19 (1830), cà chua trở thành thực phẩm không
thể thiếu trong bữa ăn thường nhật ở nhiều nước. Ngày nay cà chua ñược trồng
khắp nơi trên thế giới (Tạ Thu Cúc, 2005).
* Giá trị dinh dưỡng cà chua
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong cà chua có chứa
nhiều loại vitamin như A, C, B1, B2, PP, K…, nhưng nhiều nhất là vitamin C.
Ngoài ra, còn có các chất khoáng như Ca, Fe, P, S, Na, K, Mg và ñường. Cà chua
ñược dùng ñể ăn tươi, nấu canh, chế biến cà chua khô, cà chua bột, tương cà chua.
Mỗi người một ngày chỉ cần ăn 100-200g cà chua có thể thỏa mãn ñược nhu cầu
vitamin C, A, B16 và các chất khoáng chủ yếu (Nguyễn Văn Viên và ðỗ Tiến
Dũng, 2003).
Theo E. Tigchelaar (1989) thì thành phần hóa học của cà chua như sau:
nước 94-95%, chất khô 5-6%. Trong chất khô gồm (glucoza, fructoza, sucroza)


3

55%, chất không hòa tan trong rượu (protein, xenluloz, pectin, polysacarit) 21%,
axit hữu cơ (xetric, malic, galacturonic, pyrrolidon-carboxylic) 12%, chất vô cơ
7%, các chất khác (carotenoic, ascorbic, chất dễ bay hơi, amino acid,...) 5%.
1.1.2 Tình hình sản xuất cà chua trong nước và thế giới
Diện tích trồng cà chua hàng năm trên thế giới khoảng 3,7 triệu ha, năng
suất 26,3 tấn/ha ñạt sản lượng 113,31 triệu tấn (FAO, 2004). Ở Việt Nam, cà chua
ñược trồng khoảng trên 100 năm nay với diện tích trồng biến ñộng từ 12-13 ngàn

ha (Tạ Thu Cúc, 2004). Năng suất 16 tấn/ha, bình quân ñầu người 2 kg/năm (Mai
Thị Phương Anh, 1999).
1.1.3 ðặc tính thực vật cây cà chua
* Rễ
- Hệ rễ cây cà chua có dạng rễ chùm và phân nhánh mạnh, khả năng phát
triểnHọc
rễ phụ
rất lớn.
kiện@
tối Tài
hảo những
mạnh có cứu
rễ
Trung tâm
liệu
ĐHTrong
Cầnñiều
Thơ
liệu giống
học tăng
tậptrưởng
và nghiên
ăn sâu 1-1,5 m và rộng 1,5-2,5 m. Vì vậy, cà chua chịu hạn tốt (Trần Thị Ba và
ctv., 1999).
- Ở nhiệt ñộ ñất từ 18-20OC rễ phụ phát triển mạnh, khi nhiệt ñộ xuống
thấp 14-16OC sự phát triển của rễ chậm lại 15-20 ngày, nhiệt ñộ cao trên 35OC rễ
cà chua dễ bị chết. Rễ cà chua tương ñối chịu hạn nhưng hệ rễ sinh trưởng tốt ở ñất
có sức giữ ấm ñồng ruộng trong khoảng 70-80% (Nhiều tác giả, 2005).
* Thân
Thân bụi phân nhánh mạnh trong ñiều kiện vườn ươm. Thân mềm nhiều

nước, giòn dễ gãy, xung quanh thân có phủ 1 lớp lông dày có màu sắc khác nhau.
Trên thân có nhiều ñốt và có khả năng ra rễ bất ñịnh, (Mai Thị Phương Anh, 1996;
Nguyễn Văn Viên và ðỗ Tiến Dũng, 2003). ðặc ñiểm của thân cà chua phát triển
theo kiểu lưỡng phân, các chùm hoa sinh ra trên thân chính và các cành. Vì vậy
thân chính có vị trí quan trọng ñối với sản lượng cây (Tạ Thu Cúc, 2004).


4

Theo Trần Văn Hòa và ctv. (2000), cà chua ñược chia làm 4 dạng hình.
- Dạng sinh trưởng hữu hạn: ñặc ñiểm của nhóm này là cây ngừng tăng
trưởng về chiều cao khi có chùm hoa tận cùng ở ngọn. Nhóm này gồm các giống
sớm, cho hoa tập trung nhưng sớm tàn, năng suất không cao.
- Dạng sinh trưởng vô hạn: cây thành lập chùm hoa thứ nhất khi có 9-11
lá. Khi sinh trưởng ñược xem là tiếp tục khi cây ra hoa nhờ vào sự tăng trưởng
mạnh của chồi nách ở lá trên cùng. Các giống thuộc nhóm sinh trưởng vô hạn
thường có khả năng cho năng suất rất cao.
- Dạng sinh trưởng bán hữu hạn: những giống thuộc dạng sinh trưởng này
về căn bản cũng giống như dạng sinh trưởng hữu hạng nhưng cây sản xuất nhiều
chùm hoa tận ngọn hơn trước khi kết thúc bằng chùm hoa tận ngọn, lúc này cây
mới ngừng tăng trưởng.
- Dạng lùn: các giống thuộc dạng này có thể sinh trưởng hữu hạn hay vô
hạn nhưng có lông rất ngắn nên cây có dạng bụi.

Trung tâm Học* Lá
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Lá cà chua là ñặc tính hình thái ñể phân biệt giống. Lá thuộc lá kép lông
chim lẻ, mỗi lá có 3-4 ñôi lá chét. Ở giữa các ñôi lá chét còn có lá giữa, trên gốc lá
chét có những phiến lá nhỏ gọi là lá bên (Trần Thị Ba và ctv. , 1999).
Năng suất cà chua cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào số lượng lá và diện

tích lá trên cây. Lá ít không chỉ ảnh hưởng ñến quá trình quang hợp của cây mà
còn ảnh hưởng ñến chất lượng quả, bởi vì lá ít thường gây hiện tượng nứt quả và
rám nắng (Chu Thị Thơm và ctv., 2005). Số lá là ñặc tính di truyền của giống,
nhưng quá trình hình thành cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt ñộ. ðể hình thành 10 lá
ñầu cần nhiệt ñộ trên 13oC, khi hình thành 20 lá cần nhiệt ñộ trung bình ngày ñêm
là 24oC. Bộ lá có ý nghĩa quan trọng ñối với năng suất, số lá trên cây ít, khi lá bị
bệnh hại sẽ ảnh hưởng lớn ñến năng suất (Tạ Thu Cúc, 2004).


5

* Hoa
Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh (gồm lá ñài, cánh hoa, nhị và
nhụy). Hoa mọc thành chùm, hoa ñính vào chùm bởi cuống ngắn. Số chùm hoa
trong một chu kỳ sống khoảng 20 chùm hoặc nhiều hơn. Thông thường số hoa trên
chùm từ 5-7 hoa). Cà chua tự thụ phấn là chủ yếu, do ñặc ñiểm cấu tạo cuả hoa.
Các bao phấn bao quanh nhụy, thông thường vị trí của nhụy thấp hơn nhị. Núm nhị
thường thành thục sớm hơn phấn hoa (Tạ Thu Cúc, 2004). Trần Thị Ba và ctv.
(1999) và Phạm Hồng Cúc (2002) còn cho biết sự thụ phấn chéo khó xảy ra vì hoa
cà chua tiết ra nhiều ñộc tố nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không
bay xa ñược.
* Trái
Trái cà chua thuộc loại quả mọng bao gồm: vỏ, thịt quả, vách ngăn, giá
noãn. Số lượng quả trên cây là ñặc tính di truyền của giống, nhưng cũng chịu ảnh
hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Khối lượng quả ñược chia

Trung tâm
ĐHcó Cần
Thơdưới
@50g,

Tàiquả
liệu
học
vàlượng
nghiên
cứu
làmHọc
3 cấp:liệu
quả nhỏ
khối lượng
trung
bìnhtập
có khối
trên 50100 g, quả to có khối lượng trên 100 g. Số lượng quả trên cây tương quan rất chặt
với năng suất, nếu số quả trên cây trên 25 quả, khối lượng quả trên 80g thì năng
suất trên ñơn vị diện tích sẽ cao. Hình dạng trái rất ña dạng như dạng tròn, tròn dẹt,
elip, vuông, quả ñào, quả lê, ô van…, và ñược xác ñịnh bằng công thức

H
D
Trong ñó : I là chỉ số hình dạng, H là chiều cao quả (cm) và D là ñường
kính quả.
I = 0,60-0,80 quả tròn dẹt, I > 0,80-1,25 quả tròn, I > 1,25 quả dạng ô van.
Tuy nhiên xu hướng người tiêu dùng thích dùng quả tròn và ô van (Tạ Thu
Cúc, 2004).
I=

* Hạt
Hạt nhỏ, dẹt, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc tối. Hạt nằm trong buồng
chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình có 50-350 hạt



6

trong quả. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5-3,5g (Trần Thị Ba và ctv., 1999; Mai Thị
Phương Anh, 1996). Hạt cà chua nảy mầm 4-5 ngày sau khi gieo khi ñiều kiện
nhiệt ñộ ñất 20-25OC và lá thật xuất hiện 1 tuần sau ñó. Hạt khô ở ẩm ñộ 5,5% có
thể vẫn nảy mầm tốt sau nhiều năm tồn trữ (Phạm Hồng Cúc, 2002).
1.2 YÊU CẦU ðIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
CỦA CÂY CÀ CHUA
1.2.1 Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng, cường ñộ ánh sáng tối hảo cho cây cà chua là
20000 lux hay cao hơn. Tuy nhiên ở 80000-100000 lux cây bị héo, trái và lá bị
cháy nắng (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Mai Thị Phương Anh (1999), ánh
sáng rất quan trọng và ảnh hưởng ñến hàm lượng acid ascorbic trong trái cà chua,
khi ánh sáng yếu làm giảm hàm lượng vitamin C trong trái.
Khi cây nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời, chỉ một phần nhỏ ñược sử
dụng vào phản ứng quang hợp. Phần ánh sáng còn lại thường liên hệ với nhiệt ñộ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cao có thể làm cho nhiệt ñộ mặt lá tăng có hại cho cây. Khi ánh sáng tăng thì ñồng

thời nhiệt ñộ cũng tăng. Nhiều loài thực vật tránh cường ñộ ánh sáng cao bằng
cách quay hướng tiếp xúc của tiết diện lá hay cuốn lá lại (Lê Văn Hòa và ctv.,
1999).
Theo Tạ Thu Cúc (2004), cây sinh trưởng trong ñiều kiện thiếu ánh sáng
làm cho cây yếu ớt, lá nhỏ, mỏng, lá vươn dài, cây bị vống, ra hoa, quả chậm, năng
suất và chất lượng quả giảm, hương vị kém…
1.2.2 Nhiệt ñộ
Cà chua là cây chịu ấm, nhiệt ñộ thích hợp cho hạt nảy mầm là 24-260C.

Sau khi cây ñã có 2 lá mầm nhiệt ñộ cần giảm xuống 18-200C ban ngày và 14150C ban ñêm giúp cho phát hoa ñầu tiên phát triển tốt (Trần Thị Ba và ctv.,
1999). Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2005), cà chua sinh trưởng và phát triển thuận
lợi ở nhiệt ñộ 200C ñến 270C. Nhiệt ñộ lớn hơn 300C kéo dài, kết hợp với hạn ñất,
hạn không khí sẽ dẫn ñến rối loạn quá trình ñồng hóa, giảm hàm lượng chất khô


7

trong quả và làm giảm năng suất nghiêm trọng, nhiệt ñộ cao 350C, cà chua ngừng
sinh trưởng. Ở nhiệt ñộ trên 300C hoặc dưới 100C khó ñậu quả. Nhiệt ñộ cao cùng
với ẩm ñộ không khí cao thường dẫn ñến năng suất cà chua thấp, bệnh phát triển
nhiều hơn ở lá. Nhiệt ñộ không khí cao, kèm theo ẩm ñộ không khí thấp, cây sinh
trưởng kém, ra quả ít (Stolen, 1977).
1.2.3 Ẩm ñộ
Cà chua là cây yêu cầu ẩm ñộ không khí thấp trong quá trình sinh trưởng
và phát triển, ẩm ñộ không khí thích hợp là 45-55%. Khi ẩm ñộ không khí trên
65% cây dễ dàng bị nhiễm bệnh hại. ðộ ẩm không khí cao ảnh hưởng ñến sự phát
triển của hạt phấn, làm hạt phấn vỡ, làm giảm nồng ñộ ñương ở núm nhụy, ảnh
hưởng ñến quá trình thụ phấn, thụ tinh… dẫn ñến giảm số hoa trên chùm (Tạ Thu
Cúc, 2004).
Theo Phạm Hồng Cúc (2002), ẩm ñộ không khí ảnh hưởng trên sự phát
triển của cà chua. Nhiệt ñộ cao và ẩm ñộ cao của vùng nhiệt ñới gây trở ngại cho
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
việc thụ tinh, thụ phấn nên cà chua khó ñậu trái vì vòi nhụy có khuynh hướng mọc
dài hơn chỉ tiểu nhị. Trong ñiều kiện ẩm và lạnh hàm lượng vitamin tích lũy nhiều
hơn trong ñiều kiện nóng ẩm.
1.2.4 Nước
Nước ñóng vai trò quyết ñịnh năng suất. Cà chua yêu cầu nước tùy giai
ñoạn sinh trưởng của cây. Khi cây ra hoa ñậu trái và trái ñang lớn là lúc cây cần

nhiều nước nhất. ðất khô hoa và trái non dễ rụng, cây hấp thu phân bón và chất
dinh dưỡng kém, giảm quang hợp và năng suất không ñược tích lũy. ðất quá ẩm
bộ rễ dễ bị tổn hại và làm cây chống chịu bệnh kém (Phạm Hồng Cúc, 2002). Trần
Văn Lài và Lê Thị Hà (2002), còn cho biết cà chua là loại cây mẫn cảm với ñiều
kiện ngập nước. Dưới các ñiều kiện úng nước tất cả các lỗ hổng trong nước ñều bị
nước lấp hết, nên việc cung cấp oxy hầu như không thực hiện ñược. Kết quả là rễ
cây không lấy ñược oxy cho hô hấp ñể duy trì các hoạt ñộng của chúng là hấp thụ


8

nước và dinh dưỡng. Cây bị suy yếu do thiếu oxy thì mẫn cảm hơn với các bệnh
trong ñất. Sự úng nước kết hợp với sự thiếu oxy trong ñất làm lông hút rễ bị chết,
giảm sự hấp thu dinh dưỡng và nước (hạn sinh lý), làm tăng khả năng hình thành
các chất ñộc ñối với sinh trưởng cây và cuối cùng làm chậm sinh trưởng cây
Theo Tạ Thu Cúc (2004), khi chuyển ñột ngột từ chế ñộ ẩm thấp sang chế
ñộ ẩm cao sẽ gây ra hiện tượng nứt quả ở cà chua. Theo nhiều tác giả (2005), chế
ñộ nước trong cây ảnh hưởng ñến quá trình quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát
triển. Sự tiêu hao nước của một cây cà chua trong một ngày ñêm từ 20-650 g.
1.2.5 ðất và chất dinh dưỡng
Cà chua trồng ñược trên nhiều loại ñất khác nhau nhưng thích hợp nhất là
ñất thịt pha cát, nhiều chất mùn hay ñất phù sa, ñất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt
(Phạm Hồng Cúc, 2002). Tuy nhiên, ñất có ñộ màu mỡ cao, cấu trúc ñất tốt cho
năng suất cao, pH 6-7 là thích hợp nhất (Mai Thị Phương Anh,1999).
chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân, lá sinh trưởng mạnh,
Trung tâm HọcCàliệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cành lá sum suê, khả năng ra hoa, ra quả nhiều, tiềm năng cho năng suất rất lớn. Vì
vậy cung cấp ñầy ñủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết ñịnh ñến năng
suất và chất lượng quả (Tạ Thu Cúc, 2004).

Theo Nguyễn Văn Viên và ðỗ Tiến Dũng (2003), ñể sản suất ñược 10 tấn
trái, cây cần hấp thụ khoảng 25-30 kg N, 2-3 kg P, 30-35 kg K. Trong ñó, trái và
các phần của trái chiếm 45-60% N, 50-60% P, 55-70% K của tổng số lượng chất
dinh dưỡng mà cây hấp thụ ñược.
1.3 SÂU BỆNH HẠI QUAN TRỌNG TRÊN CÀ CHUA

1.3.1 Sâu hại
- Rầy mềm (Aphis gossypii Glover và Myzus persicae Sulzer): côn trùng
gây hại quan trọng trong mùa nắng. Thành trùng có kích thước nhỏ, màu sắc thay
ñổi từ vàng, ñến xanh hay ñen, một số có cánh trong suốt. Thành trùng và ấu trùng
ñều tập trung chích hút ñọt non làm ñọt quăn queo, chảy nhựa và tạo môi trường


9

cho nấm muội ñen phát triển. Rầy sinh sản mạnh, phát triển mật số nhanh, có nhiều
ký chủ và là côn trùng truyền bệnh virut (Phạm Hồng Cúc, 2002). Theo Nguyễn
Thị Nghiêm (1996), rầy mềm phá hoại trên nhiều loại cây, do ñó cần chú ý bố trí
cây trồng. Các thuốc sát trùng thông dụng ñều phòng trị rầy hiệu quả.
1.3.2 Bệnh hại
- Bệnh ñốm vòng: bệnh do nấm Anterinia solani (Ell & Mart.) L.R. Jone &
Grout gây ra. Bệnh tấn công trên lá, thân và quả. Trên lá vết bệnh thường xuất hiện
ñầu tiên ở lá già, khi gặp ñiều kiện thuận lợi vết bệnh có thể lan khắp lá chét. Giới
hạn giữa vết bệnh và mô khỏe là một quầng vàng nhỏ, khi cây bị bệnh nặng lá phía
dưới chết khô và rụng sớm. Trên thân vết bệnh hình bầu dục, lõm, màu nâu xám.
Trên quả vết bệnh thường ở gần núm quả, tai quả. Vết bệnh có dạng vòng ñồng
tâm. Bệnh thường hại ở giai ñoạn quả già, chín nên gây thiệt hại lớn, ñôi khi thất
thu năng suất hoàn toàn. Nấm có thể tồn tại trên hạt, trên tàn dư cây bệnh ở ñất
hoặc trên một số cây họ cà như khoai tây, cà,… Nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí
Trung tâm

Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khổng hoặc vết thương, hoặc trực tiếp qua biểu bì. Nhiệt ñộ thích hợp nhất cho
nấm phát triển là 26-28oC. Phòng trừ bệnh chủ yếu bằng biện pháp canh tác. Khi
bệnh chớm xuất hiện trên ruộng, dùng thuốc Mancozeb 80WP với lượng 1,4-1,9
kgai/ha hoặc Kovral 50WP ở lượng 1,5-1,7kg/ha pha với 400-500 lít nước
(Nguyễn văn Viên và ðỗ Tiến Dũng, 2005).
- Bệnh xoắn lá cà chua do virus: cây bị nhiễm virus sẽ phát triển chậm
chạm và trở nên còi cọc hoặc lùn. Lá con bị xoắn vào trong và hướng lên trên. Lá
thường cúp xuống và cứng chứ không mềm như khi cây bị khô héo. Hoa có thể
héo. Trái, nếu có, thì nhỏ, khô và không bán ñược. Virus gây xoắn lá cà chua
không truyền qua hạt, ñất, hoặc từ cây này sang cây khác khi cầm. Chúng lây
truyền từ cây này qua cây khác nhờ loài ruồi trắng lá bạc Bemecia Tabasi nhóm
sinh học B (Dpi&F Biosecurity, 2006).
Theo Nguyễn Văn Viên và ðỗ Tiến Dũng (2005), bệnh phát triển trong
ñiều kiện nhiệt ñộ từ 25-300C và ñộ ẩm không khí cao. Bệnh xoăn lá thường phát


10

triển ở cà chua sớm hè thu, xuân hè. Bệnh còn có thể lan truyền qua con ñường cơ
giới trong quá trình chăm sóc. Phòng trừ bằng cách diệt trừ bọ phấn thật triệt ñể
ngay tại vườn ươm bằng thuốc Sherpa 25 EC 0,1% hoặc Trebon 10 EC 0,1%,
v.v… Nhổ bỏ cây bị bệnh và tiêu ñộc bằng vôi bột. Trồng cà chua ở vụ hè thu và
xuân hè phải chọn những giống có khả năng chống chịu bệnh xoắn lá.
- Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f.sp lycoleopersici: lá héo rũ,
thường bắt ñầu từ các lá chẹt phía gốc ở một bên cây, rồi lan ra toàn cây, sau ñó bộ
lá bị biến vàng. Vết bệnh ở cổ rễ và phần thân sát mặt ñất và có màu nâu, khi lan
rộng có thể làm khô cả phần thân sát mặt ñất, rễ phát triển kém và bị thối dần, dẫn
ñến cây héo toàn bộ và chết (Chu Thị Thơm và ctv., 2005). Theo Nguyễn Văn
Viên và ðỗ Tiến Dũng (2003), bệnh phát triển mạnh ở nơi có thời tiết ấm, nhiệt ñộ

thích hợp là 280C, nấm tồn tại trong ñất vài năm. Bệnh phát sinh phát triển vào
tháng 4, 5 gây hại cà chua vụ ñông xuân và vụ xuân hè; bệnh xuất hiện ở tháng 9,
10 gây hại cà chua vụ ñông sớm. Phòng bệnh bằng cách sử dụng biện pháp canh
tác như: dùng giống kháng, thu ñốt cây bị bệnh, luân canh với cây ngũ cốc, nếu ñất
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bị nhiễm mặn thì phải luân canh với cây không phải họ cà trong vòng 5-7 năm. Khi
bệnh chớm xuất hiện có thể dùng thuốc Mirage 50 WP phun vào gốc.
- Bệnh ðốm Nâu do nấm Stemphylium solani G.F. Weber., Stemphylium
floridanum Hannon & G.F. Weber. và Stemphylium botryosum Wallr. f. sp.
lycopersici Rotem Cohen & Wahl bệnh hại trên lá, thân, hoa và quả nhưng chủ yếu
ở trên lá. Vết bệnh lúc ñầu là chấm nâu nhỏ, khi vết bệnh to có màu nâu nhạt hoặc
nâu ñậm, bề mặt hơi lõm, mô bào bị bệnh nứt rạn, xung quanh vết bệnh có quầng
vàng hẹp, vết bệnh to nhỏ không ñều, hình tròn hoặc có nhiều cạnh. Bệnh xuất
hiện chủ yếu ở lá già và lá bánh tẻ và ñôi khi cả lá non, thường bệnh xuất hiện trên
lá già trước. Bệnh phát sinh từ giai ñoạn cây con trong vườn ươm ñến cây trồng
ngoài ñồng. Vụ xuân hè bệnh nặng hơn vụ ñông xuân. ðiều kiện thích hợp cho
bệnh phát sinh phát triển và gây hại là nhiệt ñộ 25-30oC và ẩm ñộ 85-95%. Phòng
trừ bệnh bằng cách trồng giống kháng hoặc ít nhiễm bệnh, chăm sóc tốt cho cây
sinh trưởng, phát triển khỏe. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng Topsin M 70


11

WP, Antracol 70 WP, Boocdo 0,75-1,00%,… ñể trị bệnh (Nguyễn Văn Viên và ðỗ
Tiến Dũng, 2003).
- Bệnh sinh lý nứt trái: hiện tượng trái nứt vừa phụ thuộc vào giống (có
giống quả nứt ít, có giống quả nứt nhiều) vừa phụ thuộc vào chế ñộ canh tác (Chu
Thị Thơm và ctv., 2005). Theo Phạm Hồng Cúc (2002), nứt trái là do các ñiều kiện
canh tác, khí hậu như bón nhiều phân, tưới nhiều nước hay thay ñổi ñột ngột về

nhiệt ñộ làm trái phát triển không ñều hay quá nhanh gây nứt trái. Hiện tượng này
thường gặp khi trồng giống cà chua có vỏ mỏng, trái mềm và trong mùa mưa.
Trồng giống cứng trái, không nứt trái, cung cấp nước và phân bón ñiều hòa trong
quá trình trái phát triển là biện pháp tốt nhất ñể phòng trị nứt trái hiệu quả.
1.4 KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA
1.4.1 Giống
Giống cà chua chủ yếu hiện nay là giống lai F1 hầu hết nhập từ các nước
ðàiHọc
Loan, liệu
Hàn Quốc,
ðộ,Thơ
Nhật Bản,
Trungliệu
Quốc,
Mỹ, tập
Thái Lan,…
Tuy nhiên
Trung tâm
ĐH Ấn
Cần
@ Tài
học
và nghiên
cứu
giống phải phù hợp với vùng sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng (Trần Thị Ba và
ctv. , 1999). Phạm Hồng Cúc (2002) cho rằng giống lai F1 tốt phù hợp với ðồng
Bằng Sông Cửu Long phải chống chịu sâu bệnh tốt, chịu mưa tốt, ñể ra hoa kết
trái, năng suất cao, trái cứng dễ vận chuyển ñể lâu ñược.
1.4.2 Sản xuất rau trong nhà lưới, nhà kính
* Hiện trạng trồng rau trong nhà lưới ở nước ta

ðược sự chấp thuận của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghệ Thực Phẩm, Bộ
Thương Mại (1994) công ty GINO ñã nhập thiết bị và tiến hành hàng loạt các thực
nghiệm tại Tỉnh Sông Bé (7 ha), Tỉnh Lâm ðồng (2 ha) trên nhiều loại rau khác
nhau như rau ăn lá (cải bắp, cải bông, cải cúc, cần, hành tây, xà lách, rau muống,
rau thơm) rau ăn trái (dưa hấu, dưa chuột, dưa lê, cà chua, ớt ngọt, ớt cay,cà tím,
ñậu Hòa Lan...) và một số loại hoa. ðã hoàn tất xây dựng khu nhà lưới ñưa vào sản
xuất trong ñiều kiện thời tiết mùa hè nắng nóng, nhiệt ñộ cao, có mưa và dông to.


×