Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH hại TRÊN MAI, HUỆ tại THỊ xã SA đéc TỈNH ĐỒNG THÁP và HIỆU QUẢ của CHỦNG nấm TRICÔ t BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 và TG19 đối với tác NHÂN gây BỆNH QUAN TRỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.15 MB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hà Thị Kim Duyên

ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM
TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ TG19
ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUAN TRỌNG
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hà Thị Kim Duyên

ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM
TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ TG19
ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUAN TRỌNG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


LUẬN VĂN TỐT MGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cán bộ hướng dẫn khoa học
Ts. Trần Thị Thu Thuỷ
Ks. Lê Thị Mai Thảo

Cần thơ 2006


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hà Thị Kim Duyên

ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM
TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ TG19
ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUAN TRỌNG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT MGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cán bộ hướng dẫn khoa học
Ts. Trần Thị Thu Thuỷ
Ks. Lê Thị Mai Thảo

Cần thơ, 2007



ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM
TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ TG19
ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUAN TRỌNG
Do sinh viên Hà Thị Kim Duyên thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần thơ, ngày

tháng

năm 2007

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Ts. Trần Thị Thu Thuỷ

Ks. Lê thị Mai Thảo


iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN MAI, HUỆ TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG NẤM
TRICÔ T-BM2a, HAI CHỦNG VI KHUẨN TG17 VÀ TG19
ĐỐI VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUAN TRỌNG”

Do sinh viên: Hà Thị Kim Duyên
Thực hiện và bảo vệ trước HỘI ĐỒNG ngày

tháng

năm 2007

Luận văn được Hội Đồng đánh giá ở mức:………… điểm
KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG:………………………………………………………
TrungÝ tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2007

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Duyệt Khoa
TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP
VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


iv

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: HÀ THỊ KIM DUYÊN
Sinh ngày: 30 tháng 11 năm 1983
Quê quán: 07/09 Ấp Vĩnh Thuận – Xã Vĩnh Thạnh Trung – Huyện Châu Phú
– Tỉnh An Giang
Họ và tên cha: HÀ XUÂN ĐÍCH
Nghề nghiệp: Giáo viên, trường Đại Học An Giang cơ sở II
Họ và tên mẹ: PHẠM THỊ ĐƯỚC
Nghề nghiệp: Nội trợ
Đã tốt nghiệp tú tài trường PTTH Trần Văn Thành vào năm 2001.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Năm 2002, dã trúng tuyển vào truờng Đại Học Cần Thơ khoá 28 (2002 –

2007).
Năm 2007, đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt.


v

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên cha mẹ, người đã một đời tận tuỵ vì sự nghiệp của chúng con.

Cùng những người thân đã động viên, hướng dẫn và giúp đỡ con trong cuộc sống cũng
như trong học tập.
Thành kính biết ơn cô Trần Thị Thu Thuỷ đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn thầy Phạm Văn Phượng, quý thầy cô đã giảng dạy và hướng
dẫn tôi trong 5 năm học vừa qua, quí thầy cô thuộc Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật đã
đóng góp ý kiến quý báo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn chỉnh luận văn tốt
nghiệp.
Các thầy cô trong thư viện Khoa NN & SHƯD đã cung cấp tài liệu cho em để hoàn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thành luận văn này.

Chân thành biết ơn anh Huỳnh Minh Châu, chị Lê Thị Mai Thảo và các anh chị
trong Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiên
cũng như hoàn chỉnh luận văn.
Thân ái gởi về các bạn sinh viên lớp Trồng Trọt khoá 28 đã động viên giúp đỡ
tôi trong suốt khoá học.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Kim Duyên


vi

HÀ THỊ KIM DUYÊN, 2007. Điều tra, giám định bệnh hại trên Mai và Huệ tại thị
xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp và hiệu quả của chủng nấm Trichoderma T-BM 2a,
hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với những tác nhân gây bệnh quan trọng,
Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường
Đại học Cần Thơ.


TÓM LƯỢC
Công tác điều tra, giám định bệnh hại trên mai và huệ tại huyện Lai Vung và
phường Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp được thực hiện từ tháng 9 đến
tháng 12 năm 2006 nhằm mục đích xác định bệnh hại trên. mai và huệ. Kết quả ghi nhận
như sau:
Trên Mai xác định đuợc 5 bệnh gây hại là bệnh cháy lá do nấm Pestalotia sp., bệnh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

thán thư do nấm Colletotrichum spp., bệnh đốm lá do nấm Alternaria sp., bệnh đốm rong
do Cephaleuros sp. và bệnh đốm đồng tiền do địa y (?). Trong đó, bệnh cháy lá do nấm

Pestalotia sp. và bệnh đốm rong do Cephaleuros sp. là hai bệnh gây hại quan trọng.
Trên Huệ có 10 bệnh gồm thán thư (Colletotrichum spp.), cháy lá (Pestalotia sp.),
bệnh đốm vòng (Alternaria sp.), cháy lá do nấm Choanephora sp., bệnh thối hạch do
nấm Sclerotium spp., đốm vi khuẩn do Pseudomonas sp., thối vi khuẩn do Xanthomonas
sp., thối nhũn vi khuẩn do Erwinia sp., và hai bệnh đốm lá hiện chưa xác định đuợc tác
nhân. Trong đó, bệnh đốm vi khuẩn do Pseudomonas sp. là bệnh gây hại quan trọng trên
huệ, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. là bệnh gây hại nặng và phổ biến nhất.
Kết quả khảo sát hiệu quả đối kháng của chủng nấm Trichoderma T-BM2a, vi
khuẩn Burkholderia cepacia TG 17 và Bacillus sp. TG 19

trên 37 chủng nấm

Colletotrichum spp., Pestalotia sp. và Alternaria sp. trên Mai và Huệ cho thấy:


vii


Chủng nấm T-BM2a có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm gây hại,
nhưng mức độ đối kháng thay đổi tùy theo từng chủng nấm. Hiệu suất đối kháng của TBM2a đạt hiệu quả trên 50% với các chủng nấm Colletotrichum spp. gây hại trên mai
vàng (Colletotrichum 1 và Colletotrichum 7). Hiệu suất đối kháng dưới 40% đối với các
chủng nấm Colletotrichum trên huệ đỏ (Colletotrichum 16), huệ trắng (Colletotrichum 17
và 19); các chủng nấm Pestalotia gây hại trên mai vàng (Pestalotia 2, 4, 6), mai tứ quý
(Pestalotia 8 và 10) và chủng nấm Alternaria 1 trên mai vàng. Các chủng nấm còn lại có
trung bình hiệu suất đối kháng từ 40 – 50%.
Riêng về khả năng đối kháng của 2 chủng vi khuẩn TG17 và TG19 cho thấy cả
hai chủng này đều cho hiệu quả đối kháng cao thông qua khả năng ức chế sự phát triển
của khuẩn ty nấm. Vi khuẩn TG19 có hiệu quả đối kháng tốt hơn TG 17 ở các chủng
nấm Colletotrichum, Pestalotia và Alternaria. Tuy nhiên, khi so sánh ở từng chủng nấm
thì vi khuẩn TG17 cho hiệu quả đối kháng cao hơn như hai chủng nấm Colletotrichum
9 gây hại trên huệ đỏ và Pestalotia 5 trên mai vàng. Hiệu quả đối kháng của hai chủng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi khuẩn tương đương nhau ở 6 chủng nấm: Colletotrichum 2 trên huệ trắng, Pestalotia

2, 6 (mai vàng); Pestalotia 11 (mai tứ quý) và Alternaria 3, 5 (huệ trắng).


viii

MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang


Tóm lược
Mục lục
Danh sách hình
Danh sách bảng

vi
viii
xi
xii

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nhu cầu và tình hình phát triển hoa kiểng
1.2 Đặc điểm thực vật của cây mai và huệ
1.2.1 Cây Mai (Ochnaceae Intergerrima)
1.2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố`
1.2.1.2 Đặc điểm thực vật
1.2.1.3 Yêu cầu khí hậu
1.2.2 Cây huệ trắng (Polianthes tuberose L.)
gốc vàĐH
sự phân
Trung1.2.2.1
tâm Nguồn
Học liệu
CầnbốThơ @ Tài liệu học tập và
1.2.2.2 Đặc điểm thực vật
1.2.2.3 Yêu cầu khí hậu
1.3 Tình hình bệnh hại trên mai và huệ
1.3.1 Bệnh trên Mai
1.3.1.1 Các bệnh đã đuợc báo cáo

1.3.1.2 Tình hình bệnh hại trên Mai ở một số vùng trồng hoa
trọng điểm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.3.2 Bệnh trên huệ
1.3.2.1 Các bệnh đã được báo cáo
1.3.2.2 Tình hình bệnh hại trên huệ ở một số vùng trồng hoa
trọng điểm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.4 Đặc điểm của 3 loài vi sinh vật đối kháng dùng trong thí nghiệm
1.4.1 Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17
1.4.2 Vi khuẩn Bacillus sp. TG19
1.4.3 Nấm Trichoderma spp.

1
2

nghiên

2
3
3
3
3
3
4
4
cứu
4
5
5
5
5

7
8
8
11
11
11
12
12


ix

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

13

2.1 Phương tiện
2.2 Phương pháp thí nghiệm
2.2.1 Phương pháp điều tra và giám định
2.2.1.1 Phương pháp thu mẫu và đánh giá mức độ bệnh
2.2.1.2 Phương pháp giám định
2.2.2 Khảo sát hiệu quả của một số vi sinh vật đối kháng
đối với các chủng nấm gây bệnh quan trọng trên mai
và huệ trong điều kiện phòng thí nghiệm
2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả đối kháng của nấm Tricô T-BM2a
đối với các chủng nấm gây bệnh quan trọng trên mai và huệ
2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn
Burkhderia cepcia TG17 và Bacilus sp. TG19 đối với
các chủng nấm gây bệnh quan trọng trên mai và huệ
2.3 Xử lý số liệu


13
14
14
14
15

19
19

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

3.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên mai
Trung tâm
Học
liệuĐồng
ĐHTháp
Cần Thơ @ Tài liệu học
và huệ
tại tỉnh
3.1.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên mai vàng
3.1.2 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên huệ huyết
3.1.3 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên huệ trắng
3.2 Kết quả giám định bệnh hại trên mai và huệ
3.2.1 Bệnh hại trên mai
3.2.1.1 Bệnh thán thư (Colletotrichum spp.)
3.2.1.2 Bệnh cháy lá
3.2.1.3 Bệnh đốm lá do nấm Alternaria sp.

3.2.1.4 Bệnh đốm rong
3.2.1.5 Bệnh đốm đồng tiền
3.2.2 Bệnh hại trên huệ huyết
3.2.2.1 Bệnh thán thư
3.2.2.2 Bệnh cháy lá
3.2.2.3 Bệnh đốm lá

3.2.2.4 Bệnh thối hạch
3.2.2.5 Bệnh thối nhũn do vi khuẩn Erwinia sp.

18
18

tập và nghiên cứu
20
21
22
24
27
27
27
27
30
30
30
33
33
33
33
36

38


x

3.2.3 Bệnh hại trên huệ trắng
3.2.3.1 Bệnh thán thư
3.2.3.2 Bệnh đốm vòng
3.2.3.3 Bệnh cháy lá do nấm Choanephora sp.
3.2.3.4 Bệnh đốm lá (?)
3.2.3.5 Bệnh đốm vi khuẩn do Pseudomonas sp.
3.2.3.6 Bệnh thối vi khuẩn do Xanthomonas sp.
3.3 Khảo sát khả năng đối kháng của vi sinh vật đối kháng
đối với nấm gây bệnh quan trọng trên mai và huệ
3.3.1 Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a
đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp.
và Alternaria sp. gây bệnh trên cây mai và huệ
3.3.1.1 Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a
đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp.
và Alternaria sp. gây bệnh trên cây mai
3.3.1.2 Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a
đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp.
Alternaria
bệnh Thơ
trên cây@
huệTài liệu học tập
Trung tâmvàHọc
liệu sp.
ĐHgâyCần
3.3.2 Hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG 17

và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp.
và Alternaria sp. trên mai và huệ
3.3.2.1 Hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn
TG 17 và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp.;
Pestalotia sp. và Alternaria sp. trên mai
3.3.2.2 Hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG 17
và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp.;
Pestalotia sp. và Alternaria sp. trên huệ.`
3.3.2 So sánh hiệu quả đối kháng của vi khuẩn TG 17
và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp.;
Pestalotia sp. và Alternaria sp. trên mai và huệ

38
38
39
40
42
42
42
46

46

50

54
và nghiên cứu

59


59

63

68

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

71

4.1 KẾT LUẬN
4.2 ĐỀ NGHỊ

71
71


xi

DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ giám định bệnh do nấm


17

2.2

Khoảng cách đặt khoanh khuẩn ty

18

2.3

Sơ đồ hiệu quả của 2 chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với nấm

19

3.1

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thán thư trên cây mai

28

3.2

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh cháy lá trên cây mai vàng

29

3.3

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây mai vàng


31

3.4

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm rong trên cây mai vàng

32

3.5

Triệu chứng bệnh đốm đồng tiền do địa y (?) trên thân mai vàng

32

3.6

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thán thư trên cây huệ huyết

34

3.7

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh cháy lá trên huệ huyết

35

3.8

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm lá trên huệ huyết


36

3.9

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thối hạch trên cây huệ huyết

37

3.10

Triệu chứng bệnh thối nhũn vi khuẩn do Erwinia sp. trên cây huệ
huyết

38

3.11

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thán thư trên huệ trắng

39

3.12

Tác nhân nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm vòng trên cây huệ trắng

40

3.13


Triệu chứng và tác nhân gây bệnh cháy lá do nấm Choanephora sp. trên
huệ

41

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


xii

3.14

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh đốm lá (?) trên cây huệ trắng

43

3.15

Triệu chứng bệnh đốm vi khuẩn trên cây huệ trắng

44

3.16

Triệu chứng bệnh thối vi khuẩn do Xanthomonas sp. trên cây huệ
trắng

45

3.17


Các dạng khuẩn lạc nấm Colletotrichum spp. dùng trong thí nghiệm

48

3.18

Các dạng khuẩn lạc nấm Pestalotia sp. dùng trong thí nghiệm

49

3.19

Hiệu quả đối kháng của nấm Tricô T-BM2a lần lượt đối với nấm
Colletotrichum spp., Pestalotia sp., Alternaria sp.

58

3.20

Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 & TG19 đối với
nấm Colletotrichum spp.

70

3.21

Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 & TG19 đối với
nấm Pestalotia sp.


71

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


xiii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Bảng phân cấp mức độ bệnh (bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, ĐHCT)

15

3.1

Mức độ bệnh trên cây Mai vàng trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến
tháng 12/2006 tại thị xã Sa đec tỉnh Đồng Tháp

22

3.2

Mức độ bệnh trên cây Huệ Đỏ trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến

tháng 12 năm 2006

23

3.3

Mức độ bệnh trên cây Huệ Trắng trong khoảng thời gian từ tháng 9
đến tháng 12/ 2006 tại huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp

26

3.4

Danh sách các chủng nấm Colletotrichum spp., Pestalotia sp.,

47

3.5

Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a với 7 chủng nấm
Colletotrichum spp. trên mai vàng

51

3.6

Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a với 7 chủng nấm
Pestalotia sp. trên cây mai vàng

52


3.7

Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a với 4 chủng nấm
Pestalotia trên cây mai tứ quý

53

3.8

So sánh trung bình hiệu suất đối kháng của nấm Colletotrichum spp.;
Pestalotia sp.; Alternaria sp. trên mai đối với nấm đối kháng tricô TBM2a

53

3.9

Trung bình hiệu suất đối kháng của các chủng nấm Colletotrichum
spp. trên cây huệ đỏ ở thời điểm 48 và 72 giờ sau cấy

55

3.10

Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a với 4 chủng nấm
Colletotrichum spp. trên cây huệ trắng

56

Trung tâm Alternaria

Học liệusp.ĐH
Cần
@nghiệm.
Tài liệu học tập và nghiên cứu
được
dùngThơ
trong thí


xiv

3.11

Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a với nấm Alternaria sp.
trên cây mai vàng huệ trắng

57

3.12

Trung bình hiệu suất đối kháng của nấm Colletotrichum spp.;
Pestalotia sp.; Alternaria sp. trên huệ đối với nấm đối kháng tricô TBM2a

57

3.13

So sánh hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19
đối với nấm Colletotrichum spp. trên mai vàng


60

3.14

Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với
nấm Pestalotia sp. trên mai vàng

61

3.15

Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với
nấm Pestalotia sp. mai tứ quý và nấm Alternaria sp. trên cây mai
vàng

62

3.16

So sánh hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG 17 và TG 19
đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp. và Alternaria sp. trên
mai vàng

62

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.17

Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với
nấm Colletotrichum spp. trên huệ huyết


64

3.18

Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với
nấm Colletotrichum spp. trên huệ trắng

66

3.19

Khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19
đối với nấm Pestalotia sp. và Alternaria sp. huệ đỏ và huệ trắng

67

3.20

So sánh trung bình hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn TG17
và TG19 đối với nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia sp. và
Alternaria sp. trên huệ

68

3.21

So sánh hiệu quả đối kháng của nấm Colletotrichum spp.; Pestalotia
sp. và Alternaria sp. gây bệnh trên Mai và Huệ đối với vi khuẩn TG
17 và TG19


69


MỞ ĐẦU
Hoa kiểng được xem là một trong những món ăn tinh thần của con người và
là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Cây mai (Ochna integerrima) và cây huệ
Polianthes tuberosa L. là hai trong số những loại cây trồng có đặc điểm dễ trồng, cho
thu nhập quanh năm và không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc
Việt Nam. Thêm vào đó, nhu cầu thị trường ngày càng nhiều làm cho cây huệ, cây
mai thật sự mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội ở
Đồng Bằng sông Cửu Long cây huệ được trồng phổ biến ở huyện Cai lậy (Tiền
Giang), Huyện Lai Vung (Đồng Tháp), thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), quận Bình
Thuỷ (TP.Cần Thơ), cây mai thì đuợc trồng nhiều ở miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, việc trồng hai loại cây này gặp không ít khó khăn do tác hại của
nhiều loại sâu bệnh. Trên cây Huệ, có các loại bệnh như: bệnh chai bông do tuyến
trùng Aphelenchoides besseyi gây ra, bệnh thán thư do Colletotrichum spp. và bệnh
thối vi khuẩn do Xanthomonas sp. gây ra và một số bệnh khác. Trên cây Mai Vàng có

Trung tâm
ĐH Cần
@ thư
Tàidoliệu
học tậpspp.
vàlànghiên
cứu
bệnhHọc
cháy láliệu
do Pestalotia
sp.,Thơ

bệnh thán
Colletotrichum
hai loại gây
hại nghiêm trọng (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005), … Mặc dù đây là
những bệnh quan trọng nhưng các nghiên cứu về phòng trừ bệnh vẫn còn hạn chế.
Vì vậy, đề tài “Điều tra, giám định bệnh hại trên Mai, Huệ tại thị xã
Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và hiệu quả của chủng nấm Trichoderma T-BM2a,
hai chủng vi khuẩn TG17 và TG19 đối với những tác nhân gây bệnh quan
trọng”, nhằm mục đích:
(1) Giám định bệnh trên mai và huệ
(2) Đánh giá hiệu quả đối kháng của một số sản phẩm sinh học đối với
những tác nhân gây bệnh quan trọng trên Mai và Huệ tại thị xã Sa Đéc - tỉnh
Đồng Tháp”.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nhu cầu và tình hình phát triển hoa kiểng
Không như các sản phẩm nông nghiệp khác, hoa là một sản phẩm đặc biệt.
Nó là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Khi kinh
tế xã hội ngày một phát triển, thu nhập và đời sống của người dân ngày đang được
nâng cao thì nhu cầu thưởng ngoạn, hưởng thụ nghệ thuật của con người cũng phải
được đáp ứng, giúp người ta quên đi những mệt mõi, căng thẳng do áp lực của công
việc. Để đáp ứng nhu cầu đó, thì diện tích trồng hoa không ngừng tăng lên. Đặc biệt
là Việt Nam, một trong những nước có diện tích trồng hoa lớn nhất Châu Á (khoảng
1.500 ha), thường tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống của thành phố, khu
công nghiệp, khu du lịch nghĩ mát của cả nước như ở miền Bắc có Ngọc Hà, Quảng
An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội); Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng); Hoành Bồ,

Hạ Long (Quảng Ninh); miền Trung và Tây Nguyên như Triệu Sơn, thĩ xã Thanh
Hóa Học
(Thanhliệu
Hóa),ĐH
quậnCần
11, 12
(Thành
Lạt)học
(Nguyễn
Linh, 1998).
Trung tâm
Thơ
@ Phố
TàiĐàliệu
tậpXuân
và nghiên
cứu
Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những thị trường tiêu thụ và buôn bán hoa
kiểng lớn trong nước, với diện tích trồng hoa kiểng là 591,5 ha và có định hướng
“đầu tư 14,2 tỷ đồng phát triển cây kiểng, cá cảnh” (Công Phiên, 2004). Trong
tương lai, diện tích hoa cả nước sẽ tiến tới mục tiêu 180.000 ha (Đặng Phương
Trâm, 2005).
Hoa kiểng được chia ra làm ba nhóm chính: thứ nhất là nhóm hoa cao cấp,
như Huệ huyết, Huệ trắng, Hồng, Cẩm tú và Hồng môn. Nhóm thứ hai là Hoa Lan,
Mai có giá trị kinh tế cao, nhưng phải đầu tư lớn. Còn lại là nhóm hoa nền như Cúc,
Vạn thọ, Thược dược…được trồng đều khắp, ưu điểm là vốn đầu tư ít, thu hoạch
quanh năm.
Hiện nay, Đồng Bằng Sông Cửu Long có 3 vùng sản xuất hoa kiểng nổi
tiếng là Sa Đéc (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre), Bà Bộ (Cần Thơ). Trong đó Sa
Đéc được xem là vựa hoa kiểng lớn nhất (Lâm Viên và ctv., 2004). Trong chương

trình hội thảo “Định hướng phát triển nghề trồng hoa Sa Đéc đến năm 2010” xác
định Sa Đéc là một trong những trung tâm hoa kiểng của Miền Nam với tổng diện


3

tích là 148 ha. Tân Quy Đông, một trong những vùng trọng điểm của làng hoa Sa
Đéc, có diện tích trên 100 ha vào năm 2006 (Báo Lao Động – 09/01/06)
1.2 Đặc điểm thực vật của cây mai và huệ
1.2.1 Cây Mai (Ochnaceae Intergerrima)
1.2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố`
Cây mai vàng còn được gọi mai sáp thuộc loại cây bụi lá rụng, có nguồn gốc
từ Trung Quốc (Trần Văn Mão, 2004).
Ở Việt Nam, cây mai vàng thuộc họ mai lão (Ochnaceae) là loại cây mọc
hoang dại trong rừng miền Trung và miền Nam nước ta, đôi khi gặp ở rừng miền
Bắc (Trần Hợp, 1993; Nguyễn Tiến Bâng, 2003).
1.2.1.2 Đặc điểm thực vật

Cây mai vàng là cây gỗ đa niên nhiều cành nhánh, sống lâu hàng trăm năm
(Đặng Phương Trâm, 2005; Huỳnh Văn Thới, 2002), thân cây xù xì lồi lõm như
những cây cổ thụ khác (Việt Chương, 1994). Với đặc điểm dễ sống, sống mạnh nên

Trung tâm
Họccoi
liệu
ĐH cây
Cần
Thơnhất.
@ Cây
Tàimai

liệu
học
cứu
mai được
là giống
dễ trồng
rụng
lá tựtập
nhiênvà
vàonghiên
tháng 11 và
ra hoa vào dịp tết. Biểu hiện nở hoa đúng tết là ngày 23 tháng chạp các nụ mai bắt
đầu bung vỏ trấu (Phạm Văn Duệ, 2005).
Mai vàng là loại cây ưa sáng, hơi chịu bóng, chịu hạn, có khả năng chịu rét
nhưng sợ gió, sợ ngập nước, thường được trồng ở những nơi kín gió hướng Đông
Nam. Cây mai vàng cần nhiều phân, thích hợp với đất tơi xốp nhiều mùn, thoát
nước, hơi chua. Bộ rễ mọc chùm, khả năng ra rễ nhanh (Nông nhiệp và nông thôn
Vĩnh Long, số 52 tháng 1-2006).
1.2.1.3 Yêu cầu khí hậu
a) Ánh sáng:
Cây mai ưa nắng, trải nắng càng lâu trong ngày càng tốt (100% ánh sáng).
Nhưng khả năng chịu hạn chỉ ở mức tương đối (Lê Xuân Vinh, 1997). Số giờ nắng
trên dưới 2000 giờ tại nam bộ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây mai (Việt
Chương, 2000).


4

b) Nhiệt độ:
Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25-300C là tốt nhất.

Tuy nhiên, cây mai có thể chịu đựng được khí hậu cao hơn trong nhiều ngày, thậm
chí nhiều tháng, nhưng với vùng có khí hậu mát lạnh dưới 100C thì mai sinh trưởng
kém (Việt Chương, 2000).
1.2.2 Cây huệ trắng (Polianthes tuberose L.)
1.2.2.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Ngành ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp hành: Liliopsida
Phân lớp hành: Liliidae
Bộ hành: Liliales
Họ hành: Liliaceae
Chi: Polianthes
Loài: Polianthes tuberosa L. (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1978).
Cây huệ
nguồn Thơ
gốc từ @
Mêhicô
Namhọc
Mỹ, phân
rãi trên thế
Trung tâm Học
liệutrắng
ĐHcóCần
Tàivàliệu
tậpbốvàrộng
nghiên
cứu
giới chủ yếu ở các nước ôn đới và được gây trồng phổ biến ở nước ta (Trần Hợp,
1993 và Trần Văn Mão, 2002 ).
1.2.2.2 Đặc điểm thực vật
Cây huệ thuộc thân thảo, không có thân chính, lá mọc thành hình tròn quanh

đỉnh chồi. Cây huệ có giả hành dạng củ, có rễ chùm. Bông dài thẳng đứng, cao vượt
lên khỏi củ khoảng 80-100cm mang nhiều hoa. Khoảng 3 tháng cây sẽ cho hoa và
nở liên tiếp trong 3 – 4 tháng (Trần Hợp, 2002). Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật có thể
thu hoạch được nhiều lần trong 2-3 năm (Đặng Phương Trâm, 2005 và Phạm Văn
Duệ, 2005).


5

1.2.2.3 Yêu cầu khí hậu
a) Ánh sáng
Cây huệ trắng là loại cây ưa nắng, nắng càng nhiều, hoa càng tốt, có thể cho
hoa cả bốn mùa, cây huệ yêu cầu ánh sáng trực xạ (Lê Xuân Vinh, 1997, Đào Mạnh
Khuyến, 1996 và Phạm Văn Duệ, 2005). Khi trồng ở vùng nhiệt đới có khí hậu
nóng ẩm, nhiều ánh sáng cho hoa quanh năm, (Đặng Phương Trâm, 2005).
b) Nhiệt độ
Huệ có khả năng chịu được nhiệt độ cao từ 18-34oC (Lê Xuân Vinh, 1997).
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của Huệ là 17 – 210C. (Nguyễn Xuân Linh,
1998 và Phạm Văn Duệ, 1997). Nhưng dưới 200C cây huệ sẽ ra bông rất kém, thậm
chí bông không nở được (Đặng Phương Trâm, 2005).
1.3 Tình hình bệnh hại trên mai và huệ
1.3.1 Bệnh trên mai
1.3.1.1 Các bệnh đã đuợc báo cáo

Trung tâm*Học
liệu trắng
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bệnh phấn
+ Triệu chứng bệnh: phát sinh khi độ ẩm cao không thoáng gió. Tháng 3 khi cây
ra chồi non, nấm bệnh xâm nhiễm, trên chồi và lá phủ 1 lớp bột trắng, trên lớp bột

trắng có các chấm đen nổi lên, bệnh có thể làm cho lá khô (Trần Văn Mão, 2004).
+ Tác nhân gây bệnh: (?)
+ Cách phòng trị: phòng trừ bệnh này bằng thuốc Bordeaux 1%; Topsin
0,1% hoặc Daconil 0,1%; mỗi tuần phun 1 lần, phun 3 – 4 lần để phòng trừ.
(Trần Văn Mão, 2004).
* Bệnh xoăn lá
+ Triệu chứng bệnh: khi lá dầy, mặt lá xoăn lại, lá màu hồng tím sau thành
trắng xám, bệnh nặng có thể làm cho lá khô, ngọn héo chết (Trần Văn Mão, 2004).
+ Tác nhân gây bệnh: (?)
+ Cách phòng trị: phương pháp phòng trừ cũng như bệnh phấn trắng.
(Trần Văn Mão, 2004).


6

* Bệnh đốm than
+ Triệu chứng bệnh: đầu tiên trên lá có các đốm nâu lan rộng dần, trên đốm
nâu xuất hiện vân vàng đồng tâm, có thể làm cho lá thủng (Trần Văn Mão, 2004).
+ Tác nhân gây bệnh: (?)
+ Cách phòng trị: Phòng trừ bệnh này bằng cách phun thuốc Topsin 0,1%
hoặc Zineb 0,1% (Trần Văn Mão, 2004).
* Bệnh thán thư
+ Triệu chứng bệnh: thường gây hại ở hai mép lá, chót lá hoặc giữa phiến lá.
Lúc đầu vết bệnh là những chấm tròn nhỏ màu nâu xám hoặc màu vàng có vòng
đồng tâm hơi lõm xuống, có viền màu nâu nhạt, kích thước trung bình từ 2-5mm.
Sau đó vết bệnh lan rộng ra và liên kết lại làm lá cháy khô thành từng mảng, bề mặt
vết bệnh có những chấm nhỏ li ti màu đen gọi là đĩa đài (Trần Bá Sơn và Nhan Thị
Mỹ Hằng, 2005).
+ Tác nhân gây bệnh: do nấm Colletotrichum spp. bào tử có kích thước từ
8,34-16,68 x 2,10-3,47µm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005). Nhiệt độ


Trung tâm
liệu
Cần
@0CTài
liệu Xuân
học Linh,
tập 1998).
và nghiên
cứu
thíchHọc
hợp cho
bàoĐH
tử phát
triểnThơ
là 22-26
(Nguyễn
Ở nhiệt độ
28 – 300C là thích hợp cho nấm gây bệnh (Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề, 1998).
+ Cách phòng trị: để đối phó với bệnh, phun ngừa bằng thuốc trừ nấm mỗi
tháng/lần đồng thời kết hợp làm vệ sinh vườn khi phát hiện bệnh cần cắt các lá bệnh
và tiêu huỷ (Huỳnh Văn Thới, 1996). Đồng thời phun các loại thuốc như Topsin M,
Kitazin, Thiram, Zineb mỗi tuần phun một lần, nếu nặng có thể mỗi tuần 2-3 lần
(Trần Hợp, 1998).
* Bệnh cháy lá trên mai
+ Triệu chứng bệnh: vết bệnh lúc đầu là những chấm màu đen, sau đó vết bệnh
liên kết lại thành từng mảng lớn, có hình dạng không cố định và có những chấm nhỏ
li ti màu đen trên bề mặt mô bệnh (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
+ Tác nhân gây bệnh: do nấm Pestalotia sp. bào tử có năm tế bào, ba tế bào ở
giữa.có màu nâu xậm, ở hai đầu trong suốt kích thước từ 22,24-27,80 x 2,783,47µm có 2-3 phụ bộ ở đỉnh có kích thước 4,12-13,9µm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị



7

Mỹ Hằng, 2005). Khi có độ ẩm cao và nhiệt độ thích hợp 27 -280C, bào tử nẩy mần
nhanhchỉ sau 15 – 30 phút (Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề, 1998).
* Bệnh đốm rong
+ Triệu chứng: bệnh thường xuất hiện trên thân, lá. Lúc đầu vết bệnh chỉ là
những mảng rất nhỏ, có những sợi li ti nổi cộm lên và có màu hồng. Đó là những
sợi tảo mọc thành từng mảng, xem dưới kính hiển vi sẽ thấy cơ quan của tảo mọc
nhô cao. Các mảng có kích thước không cố định và bất dạng. Sau đó các mảng liên
kết các cụm màu hồng trên thân, lá. Bệnh nặng làm cành khô lá rụng và đôi khi chết
cả cành (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
+ Tác nhân: Cephaleuros sp. (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
* Bệnh đốm đồng tiền
+ Triệu chứng: bệnh thường xuất hiện trên thân. Lúc đầu vết bệnh chỉ là
những đốm màu xám trắng, vết bệnh có hình giống đồng tiền, hơi nhô lên và sờ
thấy nhám. Vết bệnh hơi khô, kích thước vết bệnh 3-10mm sau đó các vết bệnh liên
kết lại thành đốm lớn màu trắng hay xanh xám có dạng đồng tiền nên được gọi là

Trung tâm
liệu
ĐHBáCần
TàiHằng,
liệu2005).
học tập và nghiên cứu
đốm Học
đồng tiền
(Trần
Sơn vàThơ

Nhan @
Thị Mỹ
+ Tác nhân: địa y (?)
1.3.1.2 Tình hình bệnh hại trên Mai ở một số vùng trồng hoa trọng điểm ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Kết quả điều tra của Nhan Thị Mỹ Hằng và Trần Bá Sơn (2005) cho thấy có
4 bệnh xuất hiện và gây hại, trong đó bệnh cháy lá do nấm Pestalotia sp. là quan
trọng nhất. Tại Cần Thơ bệnh xuất hiện nặng dần qua các tháng điều tra, ở các
tháng 11,12 và tháng 1 mức độ gây hại là +++. Riêng ở Đồng Tháp bệnh chỉ gây hại
trung bình vào các tháng 9 và 10; mức độ bệnh gia tăng và gây hại nặng (++) vào
mùa nắng (tháng 11,12 và tháng 1). Diễn biến mức độ bệnh ở Cái Mơn (Chợ Lách,
Bến Tre) cũng tương tự như ở Cần Thơ.
Bệnh gây hại quan trọng thứ hai là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum
spp. Tại Cần Thơ, bệnh gây hại nặng (mức ++) vào các tháng 9, 10, 11 và giảm dần
vào các tháng 12, 1. Tại Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre) và ở Sa Đéc (Đồng Tháp)


8

bệnh thán thư cũng gây hại nhưng ở mức trung bình (+) vào ba tháng 9, 10 và 11;
và cũng giảm vào các tháng 12 và tháng 1 (mức ±).
Bên cạnh đó, bệnh đốm rong (Cephaleuros sp.) và đốm đồng tiền (địa y?)
gây hại nặng (mức ++) vào các tháng 9, 10 và 11 và giảm dần vào các tháng điều tra
còn lại trên cả ba vùng trồng hoa trọng điểm.
1.3.2 Bệnh trên huệ
1.3.2.1 Các bệnh đã được báo cáo
* Bệnh thán thư
+ Triệu chứng: trên cây huệ huyết, bệnh gây hại chủ yếu ở chót lá và
hai bên rìa lá. Lúc đầu vết bệnh có màu nâu huyết, không có hình dạng cụ
thể, sau đó các vết bệnh liên kết lại làm cháy cả chót lá và hai bên rìa lá

(Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
+ Tác nhân gây bệnh: do nấm Colletotrichum spp. bào tử có kích thước
từ 8,34 – 16,68 x 2,10 – 3,47 µ m (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).

Trung tâm*Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bệnh cháy lá
+ Triệu chứng: trên cây huệ huyết, vết bệnh thường xuất hiện ở hai mép lá.
Lúc đầu vết bệnh có hình tròn hoặc bất dạng, màu vàng nâu có viền màu nâu huyết
hay nâu đen, kích thước vết bệnh từ 2 - 8 mm. Sau đó vết bệnh liên kết làm lá bị
cháy khô thành từng mảng màu vàng sậm hay vàng nâu, bề mặt mô bệnh có những
chấm nhỏ li ti màu đen (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
+ Tác nhân gây bệnh: nấm Pestalotia sp. bào tử có 5 tế bào, 3 tế bào ở giữa
có màu nâu sậm, 2 tế bào ở đầu trong suốt, kích thước tế bào từ 22,24- 27,80 x
2,78-3,47µm có 2 –3 phụ bộ ở đỉnh có kích thước từ 4,17- 13,90 µm (Trần Bá Sơn
và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
* Bệnh thối hạch
+ Triệu chứng: trên cây huệ trắng, bệnh thường xuất hiện ở thân, gốc và củ.
Lúc đầu dưới gốc mô cây bị thối có màu nâu đen. Quan sát dưới gốc cây có những sợi
nấm màu trắng và có nhiều hạch nấm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).


9

+ Tác nhân: Sclerotium sp. hạch nấm tròn, láng, màu trắng hoặc màu vàng
nâu, kích thước hạch nấm 0,6-1,5mm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
Theo Nguyễn Thị Nghiêm (2001), nấm Sclerotium có cơ quan lan truyên là sợi nấm
và hạch nấm. Nấm đa thực có thể tấn công nhiều loại cây trồng, nấm lưu tồn trong
đất và xác cây bệnh.
* Bệnh đốm vòng

+ Triệu chứng: trên cây huệ trắng, bệnh thường xuất hiện trên lá, hoa,
lúc đầu vết bệnh có hình bầu dục, tròn hoặc bất dạng, vết bệnh màu nâu
vàng hoặc nâu đen, xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng, kích thước
vết bệnh 2-6mm sau đó vết bệnh liên kết làm cháy lá thành từng mảng trên
hoa làm hoa bị cháy khô, biến dạng. và bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ
li ti màu đen (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
+ Tác nhân: Alternaria sp. bào tử có vách ngăn ngang ở giữa kích thước bào
tử 30,58 x13,9µm.
* Bệnh thối vi khuẩn

Trung tâm Học
liệu
ĐHtrên
Cần
@ Tài
học
cứu
+ Triệu
chứng:
câyThơ
huệ trắng,
bệnh liệu
thường
xuấttập
hiện và
trên nghiên
lá nhưng vết
bệnh chỉ là những chấm màu nâu sậm, nhũn nước. Sau đó vết bệnh lan rộng ra liên
kết tạo thành những sọc màu nâu đen chạy dọc các gân lá làm lá bị nhũn nước.
Bệnh nặng làm thối cả lá (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).

+ Tác nhân: do vi khuẩn Xanthomonas sp. khuẩn lạc màu vàng. Vi khuẩn
hình que gram âm, có một roi ở đỉnh. Kích thước tế bào vi khuẩn là 2 x 1µm (Trần
Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005). Nhiệt độ thích hợp cho cho vi khuẩn sinh
trưởng từ 26 – 300C, nhiệt độ tối thiểu 0 – 50C và tối đa 400C. Nhiệt độ làm vi
khuẩn chết 530C. pH thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn là 6,8 – 7,2. Tuy
nhiên, nó có thể sống được trong khoảng pH từ 5,7 – 8,5 (Vũ Triệu Mân và Lê
Lương Tề, 1998)
* Bệnh chai bông trên cây huệ trắng
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Minh Chương và Võ Xuân Tân (2005),
bệnh chai bông có thể gây hại trong suốt các giai đoạn của cây, từ giai đoạn khi cây
còn nhỏ cho đến lúc trổ bông và triệu chứng thể hiện rất rõ trên thân, lá và bông.


×