Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

HIỆU QUẢ PHÂN hữu cơ VI SINH lên SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT dưa LEO tại HUYỆN PHỤNG HIỆP hậu GIANG 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

LÊ MINH CHIẾN
NGUYỄN ðỒNG TÂM

HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ VI SINH LÊN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
DƯA LEO TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP
Trung tâm Học liệu ĐH Cần
Thơ
@ Tài liệu
học tập và nghiên cứu
HẬU
GIANG
- 2006

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Khóa 28 (2002-2007)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

LÊ MINH CHIẾN
NGUYỄN ðỒNG TÂM

HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ VI SINH LÊN SINH


TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
DƯA LEO TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP
HẬU GIANG - 2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chuyên ngành: Trồng Trọt
Mã số: 302

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cán bộ hướng dẫn
TS. TRẦN THỊ BA
TS. NGUYỄN MỸ HOA
Ths. VÕ THỊ BÍCH THỦY

Khóa 28 (2002-2007)


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
- oOo -

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng Trọt với ñề tài:

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH TRÊN
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
DƯA LEO TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP
HẬU
- 2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần

ThơGIANG
@ Tài liệu
học tập và nghiên cứu

Do sinh viên Lê Minh Chiến và Nguyễn ðồng Tâm thực hiện.
Kính trình lên Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày …. Tháng….. năm 2007
Cán bộ hướng dẫn

TS Trần Thị Ba


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
- oOo -

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn ñính kèm với ñề tài:

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH TRÊN
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
DƯA LEO TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP
HẬU GIANG - 2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ðược thực hiện từ 27/04/2006 ñến 27/10/2006 do sinh viên Lê Minh Chiến và
Nguyễn ðồng Tâm thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng ngày.....tháng....năm 2007.
Luận văn tốt nghiệp ñã ñược hội ñồng ñánh giá ở mức:..................................
......................................................................................................................................
Ý kiến của hội ñồng chấm luận văn:....................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Duyệt khoa

Cần Thơ, ngày........tháng......năm 2007

Trưởng Khoa Nông Nghiệp và SHƯD

Chủ Tịch hội ñồng

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: LÊ MINH CHIẾN
Sinh ngày: 1982
Tại: Tiền Giang
Con ông: Lê Văn Tám

Sinh năm: 1954

Và bà: Trần Thị Hường

Sinh năm: 1956

ðã tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Phổ Thông Trung Học An
Hữu, Cái Bè, Tiền Giang, vào năm 2001.
ðã vào trường ðại Học Cần Thơ năm 2002.
Tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt năm 2007.


Trung tâm HọcHọliệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
và tên: NGUYỄN ðỒNG TÂM
Sinh ngày: 01/02/1983
Tại: Vĩnh Long
Con ông: Nguyễn Văn Bảy

Sinh năm: 1948

Và bà: ðồng Thị Nhượng

Sinh năm: 1958

ðã tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Phổ Thông Trung Học Tân
Qưới, Bình Minh, Vĩnh Long, vào năm 2001.
ðã vào trường ðại Học Cần Thơ năm 2002.
Tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt năm 2007

iii


LỜI CÁM ƠN
Kính dâng!
Kính dâng cha mẹ suốt ñời tận tụy vì các con.
Thành kính biết ơn!
Cô Trần Thị Ba, cô Nguyễn Mỹ Hoa và chị Võ Thị Bích Thủy ñã tận tình
hướng dẫn, giúp ñỡ chúng em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn!
Quý thầy cô và các anh, chị thuộc bộ môn Khoa Học Cây Trồng, thầy Bùi

Văn Tùng ñã nhiệt tình giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể chúng em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tập thể quý thầy cô trường ðại Học Cần Thơ và Khoa Nông Nghiệp và
SHƯD ñã truyền ñạt những kiến thức quý báo cho chúng em trong suốt thời gian
học ở trường.
Gửi lời
cảmĐH
ơn chân
thành
ñến@
thầyTài
Phạmliệu
Văn học
Phượng,
ñã và
dìu dắt
lớp Trồng
Trung tâm Học
liệu
Cần
Thơ
tập
nghiên
cứu
Trọt khóa 28 hoàn thành tốt khóa học.
Chân thành cảm ơn!
Cô Phùng Thị Nguyệt Hồng, ñiều phối viên của dự án “Kết hợp cải cách giáo
dục và phát triển cộng ñồng” ñã hỗ trợ kinh phí cho chúng em thực hiện ñề tài.
Thầy Trần Duy Phát và các anh Tuấn, anh Vũ, anh Giang và chị Hiền ở trại
Hòa An. Gia ñình anh Thum, anh Liêm và chú ðum ñã nhiệt tình giúp ñỡ và tạo

ñiều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành thí nghiệm.
Các bạn Duy, Ái, Hạnh, Thơi,... ñã giúp chúng tôi trong suốt thời gian thực
hiện ñề tài.
Thân gửi về các bạn lớp Trồng Trọt khóa 28 và toàn thể các bạn khoa Nông
Nghiệp và SHƯD lời chúc sức khỏe và thành ñạt.
LÊ MINH CHIẾN
NGUYỄN ðỒNG T

iv


LÊ MINH CHIẾN, NGUYỄN ðỒNG TÂM, 2006 “Hiệu quả phân hữu cơ vi sinh
lên sinh trưởng, năng suất và phẩm chất dưa leo tại huyện Phụng Hiệp, Hậu
Giang”.Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp - Sinh
Học Ứng Dụng, Trường ðại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Ba,
TS. Nguyễn Mỹ Hoa và ThS. Võ Thị Bích Thủy.
TÓM LƯỢC
ðề tài “Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh ñối với sự sinh trưởng, năng suất và
phẩm chất dưa leo tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang” ñược thực hiện nhằm ñánh giá
hiệu quả phân hữu cơ vi sinh trên sự sinh trưởng, năng suất, phẩm chất dưa leo, xác
ñịnh lượng phân hữu cơ vi sinh và phân NPK tối hảo cho năng suất dưa leo thí
nghiệm.
Thí nghiệm ñược bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lặp lại gồm 4
nghiệm thức, tương ứng với 4 mức phân khác nhau: 1/ phân hoá học (140-96-80);

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2/ 30 tấn HCVS; 3/ 30 tấn HCVS + 70-48-40; 4/ 15 tấn HCVS + 70-48-40 và ñược

thực hiện tại 3 xã: Hoà An, Kinh Cùng, Tân Bình, Huyện Phụng Hiệp, Hâu Giang.
Thí nghiệm ñược bố trí 2 vụ liên tiếp nhau trên cùng một nền ñất.

Kết quả vụ 1 các chỉ tiêu về tăng trưởng, thành phần năng suất và năng suất
không khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức.
Kết quả thí nghiệm dưa leo sau 2 vụ cho thấy nghiệm thức 30 tấn HCVS +
70-48-40 cho năng suất (29,62 tấn/ha), chiều dài dây chính (219,1 cm), tương ứng
với số lá trên dây chính (28,8 lá), số trái/cây (10,1 trái), trọng lượng trái/cây (1,15
kg/cây) ñạt cao nhất, kế ñến là nghiệm thức 15 tấn HCVS + 70-48-40 và thấp nhất
ở nghiệm thức chỉ sử dụng phân vô cơ. Hàm lưọng nitrate trong trái cao nhất (40
mg/kg) ở nghiệm thức sử dụng phân vô cơ nhưng ñều thấp hơn so với tiêu chuẩn
của FAO/WHO (150 mg/kg). Trong khi ñó, chỉ tiêu ñộ Brix thịt trái không khác
biệt giữa các nghiệm thức (3,4%).

v


MỤC LỤC
TỰA

TRANG

PHỤ BÌA

ii

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

iii

LỜI CẢM TẠ

iv


TÓM LƯỢC

v

MỤC LỤC

vi

DANH SÁCH BẢNG

ix

DANH SÁCH HÌNH

x

MỞ ðẦU

xii

CHƯƠNG 1 LỰỢC KHẢO TÀI LIỆU

1

1.1 CÂY DƯA LEO

1

1.1.1 Nguồn gốc lịch sử


1

phát triển
Trung tâm Học 1.1.2
liệu Tình
ĐHhình
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên1 cứu
1.1.3 ðặc ñiểm thực vật và ñặc tính sinh học

2

1.1.4 Yêu cầu ñiều kiện ngoại cảnh

3

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng ñến năng suất

4

1.2 VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ

5

1.2.1 Phân hữu cơ

5

1.2.2 Vai trò của phân hữu cơ


6

1.2.3 Phân hữu cơ vi sinh

7

1.2.4 Vai trò của phân hữu cơ vi sinh

7

1.2.5 Cách sử dụng phân hữư cơ vi sinh

8

1.2.6 Một số lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh

9

1.2.7 Tình hình phát trển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới

9

1.2.8 Kết quả nghiên cứu và ứng dụng phân hữu cơ
ở Việt Nam

10

1.2.9 Vai trò của vi sinh vật trong việc cải tạo ñộ phì nhiêu của ñất 11


vi


1.3 VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG SẢN XUẤT

13

RAU AN TOÀN

13

1.3.1 Rau an toàn

13

1.3.2 Tác hại của nitrate

14

1.3.3 Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất rau an toàn

15

1.4 VAI TRÒ CỦA PHÂN HOÁ HỌC

15

1.4.1 Vai trò phân ñạm

15


1.4.2 Vai trò phân lân

16

1.4.3 Vai trò phân Kali

16

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện

18
18

2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm

18

2.1.2 Khí hậu

18

Trung tâm Học 2.1.3
liệu Vật
ĐHliệuCần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
19
2.2 Phương pháp


20

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

20

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

20

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi

21

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

27

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

27

3.2 ðẤT VÀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH THÍ NGHIỆM

28

3.3 TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA DƯA LEO

29


3.3.1 Chiều dài dây chính

29

3.3.2 Số lá trên dây chính

33

3.3.3 Kích thước lá

36

3.3.4 ðường kính gốc

38

3.3.5 Kích thước trái

40

vii


3.4 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

42

3.4.1 Trọng lượng trung bình trái

42


3.4.2 Trọng lượng trái trên cây

43

3.4.3 Số trái trên cây

44

3.4.4 Trọng lượng toàn cây

46

3.4.5 Hàm lượng chất khô

48

3.4.6 Năng suất

49

3.5 PHẨM CHẤT TRÁI

56

3.5.1 ðộ brix của trái

56

3.5.2 Hàm lượng nitrate trong thịt trái


57

3.6 HIỆU QỦA KINH TẾ

58

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ CHƯƠNG 1

71

PHỤ CHƯƠNG 3

86

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
PHỤ CHƯƠNG 2
73

viii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
2.1 Lịch bón phân và lượng phân bón cho nghiệm thức vô cơ

Trang
21

(140-96- 80) trên dưa leo tại 3 ñiểm thí nghiệm (kg/ha)
3.1

Một số ñặc tính hóa học của ñất thí nghiệm tại H. Phụng Hiệp,

28

Hậu Giang
3.2

Thành phần hóa học phân HCVS tại H. Phụng Hiệp, Hậu Giang

28

3.3

Kích thước lá (cm) lá thứ 10 trên dây chính của dưa leo tại H.

37


Phụng Hiệp, Hậu Giang (4-10/2006)
3.4

ðường kính gốc thân (mm) lúc kết thúc thu hoạch của dưa leo tại

39

H. Phụng Hiệp, Hậu Giang (4-110/2006)
3.5

Kích thước trái ở lứa thu hoạch thứ 3 của dưa leo tại H. Phụng

41

Hiệp, Hậu Giang (4-10/2006)

Trung tâm3.6Học
liệulượng
ĐHtrung
Cần
Thơ
@ Tài
học
tập
vàHiệp,
nghiên 42
cứu
Trọng
bình
trái (g/trái)

củaliệu
dưa leo
tại H.
Phụng
Hậu Giang (4-10/2006)
3.7

Trong lượng trái/cây của dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu Giang

43

(4-10/2006)
3.8

Trọng lượng toàn cây (kg/cây) của dưa leo tại H. Phụng H, Hậu

47

Giang (4-10/2006)
3.9

Hàm lượng chất khô (%) trọng lương toàn dây của dưa leo tại H.

48

Phụng Hiệp, Hậu Giang (4-10/2006)
3.10

ðộ brix thịt trái của dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu Giang


56

(4-10/2006)
3.11

Hiệu quả kinh tế mô hình trồng dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu

60

Giang vụ 1 (4-6/2006)
3.12

Hiệu quả kinh tế mô hình trồng dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu
Giang vụ 2 (8-10/2006)

ix

61


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Tình hình khí hậu trong thời gian thí nghiệm tai H. Phụng Hiệp,


18

Hậu Giang (4-10/2006).
2.2

Sơ ñồ bố trí thí nghiệm tại Hòa An

24

2.3

Sơ ñồ bố trí thí nghiệm tại Kinh Cùng

25

2.4

Sơ ñồ bố trí thí nghiệm tại Tân Bình

26

3.1

Chiều dài dây chính của dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu Giang

31

vụ 1 (4-6/2006)
3.2


Chiều dài dây chính của dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu Giang

32

vụ 2 (8-10/2006)
3.3

Số lá trên dây chính của dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu Giang

34

vụ 1 (4-6/2006)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.4

Số lá trên dây chính của dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu Giang

vụ 2 (8-10/2006)
3.5

35

(8

Số trái trên cây (trái/cây) của dưa leo tại H. Phụng Hiệp,

Hậu


45

Diễn biến năng suất dưa leo qua các lần thu hoạch tại H. Phụng

49

Giang (4-6/2006)
3.6

Hiệp, Hậu Giang vụ 1 (4-6/2006)
3.7

Diễn biến năng suất dưa leo qua các lần thu hoạch tại H. Phụng

50

Hiệp, Hậu Giang vụ 2 (8-10/2006)
3.8

Năng suất của dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu Giang

53

vụ 1 (4-10/2006)
3.9

Năng suất của dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu Giang
vụ 2 (8-10/2006)

x


54


3.10

Hàm lượng nitrate của dưa leo tại H. Phụng Hiệp, Hậu Giang

57

(4-10/2006)
3.11

Tổng quan khu thí nghiệm tại H. Phụng Hiệp, hậu Giang

62

(4-10/2006)
3.12

Kích thước trái dưa leo ở 4 mức phân bón tại H. Phụng Hiệp,

62

Hậu Giang (4-10/2006)
3.13

Tình hình sinh trưởng dưa leo (42NSKG) ở 4 mức phân bón tại

63


xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang vụ 2 (8-10/2006).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi


MỞ ðẦU

Dưa leo (tên khoa học: Cucumis sativus L) là loại rau ăn trái có chứa hàm
lượng vitamin và khoáng chất cao nên dưa leo ñược sử dụng rộng rãi trong bữa ăn
hàng ngày dưới dạng qủa tươi, sào, trộn salat, cắt lát, muối chua, ñóng hộp…Ngoài
ra, dưa leo còn ñược xem là lọai rau thương mại quan trọng và trở thành thực phẩm
thông dụng của nhiều nước.
Ở Việt Nam nói chung và ñồng bằng sông Cửu Long nói riêng, dưa leo ñược
canh tác phổ biến từ lâu ñời. Tuy nhiên, thực trạng canh tác dưa leo của nước ta còn
những tồn tại, ñó là nền canh tác chủ yếu dựa vào hóa học: phân hóa học, hóa chất
bảo vệ thực vật…ñặc biệt là phân ñạm với liều lượng cao, các loại phân hữu cơ gần
như không ñược sử dụng, các phế phẩm nông nghiệp thì bỏ phí. Trong khi ñó, nguồn
nước sinh hoạt, các loại thực phẩm, rau, quả…thì hàm lượng các ñộc chất hóa học
cũng như hàm lượng nitrate có chiều hướng gia tăng và ñó là nguyên nhân của

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
những căn bệnh ung thư, dị tật.

ðể giảm bớt lượng phân hóa học mà năng suất và chất lượng nông sản vẫn ổn
ñịnh, ñề tài này thực hiện nhằm:
- ðánh giá hiệu quả phân hữu cơ vi sinh trên sự sinh trưởng, năng suất, phẩm
chất dưa leo.

- Xác ñịnh lượng phân hữu cơ vi sinh và phân NPK tối hảo cho năng suất dưa
leo thí nghiệm.

xii


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CÂY DƯA LEO

1.1.1 Nguồn gốc lịch sử và giá trị dinh dưỡng
* Nguồn gốc lịch sử
Dưa leo ñược biết ở Ấn ðộ cách ñây 300 năm, sau ñó ñược lan truyền dọc
theo hướng tây Châu Á, Bắc Phi, Nam Âu (Phạm Hồng Cúc, 2001). Tuy nhiên, theo
Tạ Thu Cúc (2005) cho rằng dưa leo ñược biết ở Trung Quốc rất sớm, có thể 100
năm hoặc sớm hơn. Ngoài ra, dưa leo cũng ñã ñược trồng ở Anh từ thế kỷ 13, Tây
Ban Nha thế kỷ 16 .Theo Mai Thị Phương Anh (1996), cây dưa leo cũng ñược các
nhà khoa học xác nhận có nguồn gốc ở Việt Nam tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm
nay.
* Giá trị dinh dưỡng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Dưa leo là một loại rau ăn trái chứa hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng

thấp, nhưng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên rất ñược
ưa chuộng ở các nước có khẩu phần ăn giàu năng lượng (Jizhe,1993). Theo Phạm
Hồng Cúc (2001) trái dưa leo có chứa ñến 96% nước và 100 g trái tươi cho 14 calo,
0,7 mg protein, 24 mg calcium, 20 mg vitamin A, 12 mg vitamin C và một ít các
loại vitamin khác.
1.1.2 Tình hình phát triển

* Trên thế giới.
Trong những thập nên cuối của thế kỷ 20, dưa leo là cây rau chiếm vị trí
quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Những nước dẫn ñầu về diện tích gieo
trồng và cho năng suất cao: Trung Quốc, Liên Xô (cũ), Nhật Bản , Mỹ, Hà Lan, Thổ
Nhỉ Kỳ và Tây Ban Nha (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo FAO (1993) diện tích trồng dưa
leo trên thế giới là 1.178.000ha, năng suất 15,56 tấn/ha và sản lượng ñạt 1.832.968


2

tấn. ðến năm 1995, diện tích trồng dưa trên thế giới vào khoảng 1.200.390 ha với
tổng sản lượng 19.352.100 tấn (Keoprark, 1997)
* Ở Việt nam
Ở nước ta, vùng trồng dưa leo tập trung chủ yếu ở Hải Hưng, Hải Phòng,
Nam Hà, Hà Bắc, Hà Nội và một số tỉnh duyên hải Miền Trung và ðông Nam Bộ
(Mai Thị Phương Anh, 1996). Riêng ở ñồng bằng sông Cửu Long ñược trồng nhiều
ở các tỉnh Sóc Trăng (huyện Mỹ Xuyên) tập trung vào mùa mưa, An Giang (huyện
Chợ Mới) trồng quanh năm (Trần Thị Ba,1999). Theo Nguyễn Mân (1984) thì diện
tích trồng dưa leo hàng năm lên ñến hàng trăm hecta ở hai huyện Củ Chi và Hóc
Môn.
1.1.3 ðặc ñiểm thực vật và ñặc tính sinh học
* ðặc ñiểm thực vật
- Rễ: bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng ñất mặt 30-40 cm
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Phạm Hồng Cúc, 2001), rễ phụ phân bố trên bề mặt rộng khoảng 60-90 cm (Mai
Thị Phương Anh, 1996).
- Thân: thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn, trên thân có cạnh
có lông ít nhiều tuỳ giống (Phạm Hồng Cúc và ctv. 2001). Trên thân chính có khả
năng phân cành cấp một và cành cấp hai quả ra chủ yếu trên thân chính (Tạ Thu

Cúc, 2005). Chiều dài thân tuỳ thuộc vào ñiều kiện canh tác và giống. Các giống
ngoài ñồng thường dài từ 0.5-2 m, giống trong nhà kính có thể dài 5 m (Trần Thị
Ba, 1999).
- Lá: lá ñơn, to, mọc cách ñiều trên thân, dạng lá ñơn hay tam giác với cuốn
lá rất dài từ 5-15 cm, rìa nguyên hoặc có răng cưa (Trần Thị Ba, 1996). Theo Mai
Thị Phương Anh (1996) bản lá hình trái tim năm cạnh, ở các kẻ lá có thêm tua cuốn.
- Hoa: hoa ñơn tính ñồng chu hay biệt chu, hoa cái mọc ở nách lá thành ñôi
hay riêng biệt, hoa ñực mọc thành cụm từ 5-7 hoa, dưa leo cũng có hoa lưỡng tính
(Trần Thị Ba,1999). Theo Mai Thị Phương Anh (1996) hoa có 4-5 ñài, 4-5 cánh


3

hợp, màu vàng. Ngoài ra, theo Tạ Thu Cúc (2005), sự xuất hiện hoa cái sớm hay
muộn phụ thuộc vào nhiệt ñộ, chế ñộ chiếu sáng, chất dinh dưỡng và nồng ñộ CO2.
- Trái và hạt: trái tăng trưởng rất nhanh, tuỳ theo giống, có thể thu ñược trái
từ 8-10 ngày sau khi hoa nở (Trần Thị Ba, 1999). Mặt khác, theo Tạ Thu Cúc (2005)
ñường kính trái là một chỉ tiêu quan trọng ñể ñánh giá chất lượng và giá trị sử dụng.
Cũng theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001), hột có màu trắng ngà, trọng lượng 1000
hạt từ 20-30 g, trung bình có từ 200-500 hột trên trái.
* ðặc ñiểm sinh học
Các giống dưa leo ở ñồng bằng sông Cửu Long bắt ñầu thu hoạch 33-44 ngày
sau khi gieo và thu ñến 60-70 ngày sau khi gieo thì tàn. Thời gian thu trái từ 20-30
ngày ñối với giống lai, mỗi ngày thu một lần sẽ cho trái ñều dễ bán, còn giống ñịa
phưong cách một ngày thu một lần. Năng suất bình quân dưa chuột 15-20 tấn/ha,
dưa leo xanh 20-25 tấn/ha còn các giống dưa lai 30-50 tấn/ha (Trần Thị Ba, 1999).

Trung tâm
liệu
ĐH

1.1.4Học
Yêu cầu
ñiều
kiệnCần
ngoạiThơ
cảnh @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
* Nhiệt ñộ
Dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt ñộ thích hợp cho sinh trưởng và phát
triển dưa leo là 20-300C, nhiệt ñộ cao hơn sẽ làm cây ngưng sinh trưởng và nếu kéo
dài nhiệt ñộ từ 35-40oC cây sẽ chết. Nguyễn Văn Thắng (1999) cũng cho biết thêm
nhiệt ñộ thích hợp cho cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nẩy mầm. Tổng tích ôn
tính từ lúc hạt nẩy mầm ñến thu quả ñầu ở các giống ñịa phương là 900oC ñến thu
hoạch là 1650oC.
* Ánh sáng
Dưa leo ưa ánh sáng ngày ngắn, cây thích hợp cho sinh trưởng và phát dục ở
ñộ dài chiếu sáng 10-12 giờ/ngày, cường ñộ ánh sáng trong phạm vi 15.000-17.000
lux (Mai Văn Quyền, 1995). Trần Thị Ba (1999) cũng nhận ñịnh vùng ðồng Bằng
Sông Cửu Long trồng dưa leo sẽ cho trái quanh năm. Phản ứng của dưa leo ñối với
ánh sáng phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng.


4

* Ẩm ñộ và nước
Quả dưa leo chứa tới 95% nước nên nhu cầu về ẩm ñộ của cây là rất lớn. ðộ
ẩm thích hợp cho dưa leo là 85-95%, ñộ ẩm không khí 90-95% (Mai Thị Phương
Anh, 1996). Dưa leo chịu hạn rất kém, thiếu nước cây chẳng những sinh trưởng kém
mà còn tích lũy cucurbitaxina là chất gây ñắng trong quả (Nguyễn Văn Thắng và
Trần Khắc Thi, 1999).
* ðất

Dưa leo thích hợp ñất màu mỡ giàu chất hữu cơ, ñất tươi xốp, pH từ 5,5-6,8
và tốt nhất là 6,0-6,5. Dưa leo trồng trên ñất thịt nhẹ, ñất thịt pha thường cho năng
suất cao, chất lượng quả tốt (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Trần Thị Ba (1999) cho rằng
ñất trồng dưa leo có yêu cầu nghiêm khắc về ñất do bộ rễ phát triển yếu, sức hấp thụ
của rễ lại kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng ñộ phân cao làm bộ rễ dưa vàng khô
hay thâm ñen.
1.1.5Học
Các yếu
tố chính
ảnh hưởng
Trung tâm
liệu
ĐH Cần
Thơñến
@năng
Tàisuất
liệu học tập và nghiên cứu
* Giống
Giống là một trong những yếu tố quyết ñịnh năng suất cây trồng. Các nhà
khoa học ñã ước tính khoảng 30-50% mức tăng năng suất hạt cây lương thực trên
thế giới là nhờ ñưa vào sản xuất những giống mới (Trần Thượng Tuấn, 1992). Hầu
như sự gia tăng năng suất ở mỗi loại cây trồng ñều có vai trò quan trọng của yếu tố
giống. Hiện nay có nhiều giống dưa leo F1 ra ñời, mỗi giống ñều có tiềm năng năng
suất và giới hạn thích nghi riêng. Theo Pham Hồng Cúc và ctv. (2001) ñược biết có
hai giống dưa leo trồng phổ biến ở ñồng bằng sông Cửu Long:
+ Nhóm dưa trồng giàn: ña số là các giống nhập nội từ Thái Lan như
Mummy 331, giống 759, Mỹ trắng hoặc các giống ñịa phương: dưa leo xanh, dưa
leo Tây Ninh.



5

+ Nhóm trồng trên ñất: dưa chuột, dưa leo Phụng Tường. Các biện pháp canh
tác và công sức bỏ ra trên ñồng ruộng chỉ có thể ñạt hiệu quả cao trên cơ sở giống
tốt (Phạm Hồng Cúc, 2002).
* Phân bón
Kết quả nghiên cứu của Jan (1984) cho rằng dưa leo phản ứng tốt với việc
bón nhiều phân chuồng kết hợp với các loại phân hoá học. Nguyễn Văn Thắng và
Trần Khắc Thi (1999) khuyến cáo lượng phân cụ thể cần cho một hecta như sau:
20-25 tấn phân hữu cơ, phân vô cơ: 150 N-200 P2O5-220 K2O (kg/ha) lượng phân
bón có thể gia giảm tuỳ theo ñiều kiện dinh dưỡng có sẵn trong ñất và nhu cầu cây
dưa leo qua từng giai ñoạn sinh trưởng. Riêng công thức phân thường dùng cho dưa
leo trồng ở vùng ñồng bằng thì Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001) ñã khuyến cáo lượng
phân như sau: N (140-220); P2O5 (150-180); K2O (120-150) (kg/ha). Dưa leo có
phản ứng tốt ñối với ñất giàu mùn nên có thể tăng lượng phân hữu cơ từ 30-40
tấn/ha ñến 50-60 tấn/ha (Tạ Thu Cúc, 2005). Mai Thị Phương Anh (1996) cũng cho

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
biết thêm trung bình một tấn dưa lấy ñi của ñất 2,75 N, 1,46 P O , 4,42 K O (kg/ha).
2

5

2

Hiệu suất sử dụng phân ñối với dưa leo cần nhất là Kali, kế ñến là ñạm cuối cùng là
lân.
* Sâu bệnh hại quan trọng
Qua kết quả nghiên cứu Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001) sâu hại quan trọng

ñối với dưa leo là bù lạch (Thrips palmi) là ký chủ truyền bệnh khảm kế ñến là bọ
rầy dưa (Aulacophora similis), sâu ăn lá (Diaphania indica), ruồi ñục lòn
(Liriomyza spp.) và rầy mềm (Aphis spp.). Bệnh hại dưa quạn trọng chủ yếu là bệnh
ñốm phấn, bệnh thán thư, bệnh khảm, bệnh chạy dây…
1.2. VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ
1.2.1 Phân hữu cơ
Phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ
như các loại phân chuồng, phân xanh, ñược dùng ñể bón cho ruộng (Nguyễn Công
Vinh, 2002).


6

Michel (1989) ñề nghị phân loại mức ñộ khoáng hoá chất hữu cơ hay khả
năng tạo mùn của chất hữu cơ. Chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao ñược vùi trực tiếp vào
ñất không qua chế biến, chức năng chủ yếu là cải tạo ñất thì gọi là chất hữu cơ cải
tạo ñất. Chất hữu cơ thông qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N
thấp thì gọi là phân hữu cơ.
1.2.2 Vai trò phân hữu cơ
- ðối với ñất: phân hữu cơ bón vào ñất sau khi ñược phân giải sẽ cung cấp
cho ñất các chất khoáng làm phong phú thêm nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây
trồng.
Theo Lê Văn Tri (2002) phân hữu cơ luôn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết
cho cây trồng như: ñạm, lân, kali, canxi, magiê, natri và các nguyên tố vi lượng khác
nhưng hàm lượng không cao ñây là một ưu ñiểm mà không có một loại phân hoá
học nào có ñược. Ngoài ra, nó còn cung cấp chất mùn làm cho cấu trúc ñất ngày
càng tốt hơn như ñất tơi xốp giúp cho bộ rễ phát triển nhanh hơn, hạn chế bốc hơi

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nước, chống xói mòn.
Theo Lê Thị Xua (1999) nhờ vào hoạt ñộng của vi sinh vật, chất hữu cơ
phân huỷ thành chất mùn có khả năng liên kết những hạt ñất phân tán làm cho ñất có
cấu trúc thoáng khí, dễ cày bừa, giữ ñược phân và nước tốt hơn. Ảnh hưởng này thể
hiện rõ trên ñất trồng màu hơn là trên ñất lúa.
Bón phân hữu cơ làm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng. Những nghiên
cứu về cải tạo phiến thạch sét thoái hoá bằng cách bón phân chuồng và phân xanh
(Nguyễn Công Vinh, 2002).
Nguyễn Mỹ Hoa (2004) nhận ñịnh rằng chất hữu cơ sau khi mùn hoá làm
tăng khả năng cation, tăng khả năng ñệm và các chất dinh dưỡng chủ yếu là ñạm,
lân, lưu huỳnh. Vì vậy làm tăng hiệu quả của phân hoá học khi bón vào ñất, khả
năng trao ñổi mùn gấp 5 lần khả năng trao ñổi của sét.
Keo hữu cơ tham gia trao ñổi với các ion khoáng nhờ ñó nâng cao hiệu lực
của phân khoáng bón bón vào. Nhận ñịnh này ñược Nguyễn Thị Thúy và ctv. (1996)


7

chứng minh qua nghiên cứu về khả năng hấp thu NH+4 của ñất dưới tác dụng của
phân hữu cơ. Cũng theo tác giả này một ñặc tính rất quan trọng của phân hữu cơ là
giúp ổn ñịnh ñộ phì nhiêu của ñất vì chúng có khả năng chuyển hóa lân từ dạng khó
tiêu sang dạng dễ tiêu hữu dụng cho cây trồng. Hàng loạt thí nghiệm trong phòng và
ngoài ñồng cho thấy nhóm phosphate hoạt ñộng trong ñất tăng lên ñáng kể và làm
giảm rõ rệt sự cố ñịnh lân trong ñất. Bởi vì chất hữu cơ ñã tạo với sắt, nhôm thành
các chelate hay phúc hệ hữu cơ-khoáng, các ion Fe3+, Al3+ mất khả năng liên kết với
ion PO4- (ðỗ Thị Thanh Ren, 1997).
Theo ðỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng (2004) bón phân hữu cơ giúp
cải thiện cấu trúc ñất: làm mất ñộ cứng, tăng ñộ xốp của ñất, hạn chế xói mòn, ñóng
váng bề mặt, làm gia tăng khả năng giữ nước, nhiệt ñộ ñất, cải tạo ñộ thoáng.
Ngoài ra, theo Nguyễn ðăng Nghĩa (2003) còn cho rằng bón phân hữu cơ

làm gia tăng chủng loại và số lượng vi khuẩn amôn hoá, vi khuẩn khoáng hoá, xạ
khuẩn và các loại nấm có ích rõ rệt, gián tiếp làm cho cấu trúc ñất trở nên tốt hơn.

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ảnh hưởng của chất hữu cơ ñến tiến trình vật lý thể hiện rõ trên ñất cây trồng cạn
hơn là trên ñất lúa (Hesse, 1984)
- ðối với cây trồng: phân hữu cơ cung cấp ñầy ñủ các dưỡng chất cho cây
trồng như ñạm, lân, kali, Ca, Mg, S, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh
trưởng, các vitamin cho cây trồng từ ñó làm gia tăng chất lượng nông sản (Nguyễn
Mỹ Hoa, 2006).
1.2.3 Phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh là phân trộn cơ học giữa phân vi sinh và phân hữu cơ.
Do hàm lượng dinh dưỡng của phân hữu cơ không cao, nên phân hữu cơ vi sinh chủ
yếu là bón lót cho cây hoặc làm nguyên liệu ñể sản xuất phân phức hợp vi sinh (Lê
Văn Tri, 2002).
1.2.4 Vai trò của phân hữu cơ vi sinh
Duy trì thế cân bằng vi sinh vật có lợi trong ñất chủ yếu là bảo vệ và cân
bằng vi sinh vật có ích, cũng như các loài thiên ñịch có lợi trên ñồng ruộng. Do ñó,


8

thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho ñất cũng như các nguồn vi sinh vật có lợi ñể
tạo ñiều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển hạn chế mầm bệnh (Nguyễn ðăng Nghĩa,
2005).
Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2006) phân hữu cơ là nguồn thực phẩm của các vi sinh vật
ñất (cố ñịnh ñạm, phân giải lân, phân huỷ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật). ðất gần
như trở thành “ñất chết” nếu hệ vi sinh vật ñất không hoạt ñộng ñược. Việc bón
phân hữu cơ có bổ sung nguồn vi sinh vật ñất như nấm Trichoderma sẽ làm giảm

tác nhân gây bệnh thối rễ trên cà chua và ớt, bổ sung các nguồn vi sinh vật cố ñịnh
ñạm và hoà tan lân, tăng cường nguồn phân ñạm cố ñịnh ñược và các hợp chất lân
kém hoà tan trong ñất trở thành những dạng hữu dụng, dễ tiêu cho cây trồng.
Bón phân hữu cơ sinh học ñã làm tăng hoạt ñộng của vi khuẩn ñối kháng
Actymyces, ngăn chặn sự phát triển của nấm Phytophthora palmivor, làm gia tăng tỷ
lệ sống của cây sầu riêng trong vườn ươm (Mai Văn Trị và Nguyễn Thị Thuý Bình,
2003).

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Lê Văn Hưng (2004) sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh hợp lý và sử
dụng các chế phẩm phân sinh học sẽ làm tăng năng suất cây trồng và bảo ñảm an
toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản
Việt Nam.
Thông qua nguồn phân hữu cơ có thể ñưa vào ñất và phun lên cây trồng các
hoạt chất kích thích tính kháng bệnh cho cây trồng rất hữu hiệu. Bên cạnh ñó có thể
phối trộn phân sinh học với một lượng nhỏ phân hoá học ña lượng (NPK), trung
lượng và vi lượng giúp phát huy tối ña hiệu lực của phân bón, ñáp ứng nhanh nguồn
dinh dưỡng cho cây trồng (Nguyễn Thơ, 2003).
1.2.5 Cách sử dụng phân hữư cơ vi sinh
Phân vi sinh sản xuất trong nước thường ñược sử dụng bằng cách phối trộn
với hạt giống ñã ñược vẩy nước ñể làm ẩm hạt trước khi gieo từ 10-20 phút. Nồng
ñộ sử dụng là 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh (ðường Hồng Dật, 2002).


9

Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2006) thì chủng nấm Trichoderma sử dụng khoảng
10-20 g chế phẩm /m3 vật liệu hữu cơ hoặc pha chế phẩm Trichoderma: một muỗng
cà phê (20 g) /10-20lít nước và sản phẩm có thể sử dụng sau 6-7 tuần.

Qua kết quả nghiên cứu của Cao Ngọc ðiệp (2006) sử dụng dung dịch cố
ñịnh ñạm và phân giải lân nuôi cấy ñã lên men có thể sử dụng cho tất cả các loại cây
trồng (kể cả rau ăn lá). Với liều lượng khoảng 1lít dung dịch men pha với 10-20 lít
nước tưới cho cây trồng. Ngoài ra, có thể sử dụng ở liều lượng ñậm ñặc hơn, 1 lít
pha cho 2-4 lít nước hay trực tiếp tưới cho ruộng lúa (10 lít cho 1000 m2) và có thể
tưới 3 lần suốt thời gian canh tác.
1.2.6 Một số lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh
Các chế phẩm trong nước thường không cất giữ ñược lâu, sau 1-6 tháng hoạt
tính của vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy khi sử dụng cần xem kỹ
ngày sản xuất và thời gian sử dụng ghi trên bao bì. Hơn nữa, chế phẩm vi sinh vật là
một vật liệu sống nếu cất giữ trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao hơn 30oC hoặc ở nơi có

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ánh nắng trực tiếp chiếu vào thì một số vi sinh vật bị chết. Do ñó, hiệu quả chế
phẩm bị giảm sút cần cất giữ phân vi sinh nơi mát và không có ánh nắng chiếu vào
(ðường Hồng Dật, 2002).
Theo Vũ Hữu Yêm (2002) chất lượng phân vi sinh phụ thuộc vào số lượng vi
sinh vật có ích, nói chung một gam chế phẩm vi sinh cần tối thiểu là 1×109 vi khuẩn
sống. Chế phẩm tươi (vừa ñược sản xuất ra) tỷ lệ nước nói chung là 20-30%, tạp
khuẩn tối ña không quá 10%.
Khi sử dụng phân khoáng cần bón cân ñối N, P, K. Các nguyên tố P, K rất
cần cho dinh dưõng của vi sinh vật cũng giống như ñối cây trồng. Do vậy không nên
bón nhiều phân ñạm sẽ làm suy giảm hoạt ñộng của vi sinh vật có ích (nhất là vi
sinh vật cố ñịnh ñạm và vi sinh vật ñối kháng) làm yếu bộ rễ cây, tạo ñiều kiện
thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập phá huỷ rễ, canxi cũng rất cần cho các
vi sinh vật.


10


1.2.7 Tình hình phát trển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
Trang trại hữu cơ phát triển rất nhanh ở hầu hết các nước Châu Âu ở những
năm ñầu thập niên 90. Tổng diện tích sản xuất hữu cơ tăng lên ñến 46,2% từ 19881999 nước Anh phát triển với tốc ñộ rất nhanh (437%).
Những năm gần ñây tổng diên tích ñất nông nghiệp sản xuất hữu cơ tăng
trung bình khoảng 30% năm vào ñầu năm 2000, diện tích hơn 3 triệu ha ñược quản
lý với hơn 100.000 trang trại hữu cơ ở nhiều nước Châu Âu chiếm hơn 2% ñất nông
nghiệp.
1.2.8 Kết quả nghiên cứu và ứng dụng phân hữu cơ trong sản xuât nông nghiêp
ở Việt Nam.
* Trên cây trồng
Cũng theo Lê Văn Tri (2002) ở Việt Nam phân vi sinh vật cố ñinh ñạm và
phân giải lân ñã ñược bước ñầu nghiên cứu vào năm 1960. Năm 1980, bắt ñầu thử
nghiệm loại phân vi sinh vật cho cây ñậu tương và chế phẩm vinaga, vidafo cho lạc.

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong chương trình 52b-01-03 (1987) qui trình sản xuất nitrogen trên nền ñất
mang chất bùn ñược hoàn thiện. Bên canh ñó, các chương trình, dự án cũng phát
triển: năm 2004 Công Ty mía ñường Cần Thơ hợp tác với Bộ Môn Khoa Học ðất,
Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Nghiên Cứu Và Phát Triển Công Nghệ Sinh Học
thực hiện ñề tài “Nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ từ bả bùn mía” và ứng dụng trên
nhiều loại cây trồng như: gừng, bắp, mía...bước ñầu ñã cho thấy hiệu quả (Lệ Thu,
2006).
* Trên cây rau
Từ những năm 1990 trở lại ñây các nghiên cứu phân vi sinh ñang ñược tiến
hành ở nhiều ñơn vị ñứng ñầu là Viện Công Nghệ Sinh Học. ðánh giá hiệu quả của
phân hữu cơ vi sinh trên cây ñậu phộng cho thấy ñã làm tăng năng suất sinh học
12,6% so với ñối chứng không bón phân hữu cơ vi sinh. Kết quả cũng cho tương tự
khi bón phân hữu cơ vi sinh ñã ảnh hưởng rõ rệt tới tăng năng suất cũng như chất

lượng rau so với ñối chứng. Bón bổ sung cho rau cải trắng ñã làm tăng năng suất rau


11

từ 11,2-12,3% (ở hai vụ ðông Xuân và Hè Thu), cải thiện ñáng kể chất lượng rau
như: hàm lượng nitrate giảm, ñường tổng số và vitamin C tăng so với ñối chứng
(Trần Tú Thuỷ và ctv., 2004).
Dự án “Kết hợp cải cách giáo dục và phát triển cộng ñồng” do Trường ðại
Học Cần Thơ hợp tác với ðại Học Michigan State thực hiện từ năm 2006-2007
hướng dẫn nông dân cách ủ và sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất rau màu (Lệ
Thu, 2006).
* Trên dưa leo
Mặt khác, qua thí nghiệm của Trương Vĩnh Hải (2005) ñể ñánh giá ảnh
hưởng của phân hữu cơ sinh học ñối với phẩm chất năng suất của một số loại rau ăn
lá và rau ăn trái thì kết quả cho thấy năng suất cải ngọt trồng ngoài ñồng của các
nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ sinh học ñạt 21,1-22,7 tấn/ha. ðối với cây dưa
leo năng suất của các nghiệm thức bón phân hữu cơ sinh học ñạt từ 33,3 tấn/ha ñến
36,3 tấn/ha.

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.9 Vai trò của vi sinh vật trong việc cải tạo ñộ phì nhiêu của ñất
* Vi sinh vật cố ñịnh ñạm
Cố ñịnh ñạm là khả năng ñồng hóa nitơ phân tử của một số vi sinh vật và
dùng nitơ này ñể cấu tạo nên tất cả các hợp chất chứa nitrogen của tế bào, khả năng
này ở nhiều vi sinh vật sống tự do trong ñất và trong nước.
Trong nhóm vi sinh vật cố ñịnh ñạm không cộng sinh phải kể ñến loài
Azotobacter ñược phân lập lần ñầu tiên vào năm 1901 bởi Beijcrinck. Cho ñến nay
người ta ñã phát hiện rất nhiều loài vi khuẩn cố ñịnh nitơ sống tự do, chúng có thể

hiếu khí (Azotobacter, Azomonas…), loài kị khí không bắt buộc: (Acrobacter,
Bacillus, Polymyxa..) hoặc kị khí bắt buộc (loài Closshichum, Desulphovibrio…).
Các loài Azotobacter thuộc vi sinh vật cố ñịnh ñạm hoạt ñộng mạnh nhất, chúng có
khả năng ñồng hoá manit, tinh bột, sử dụng nhiều loại chất hữu cơ khác nhau ñể
phát triển và cố ñinh nitơ làm giàu nitơ cho ñất (Lê Văn Tri, 2000).


×