Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN HIẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH,
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN HIẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH,
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thanh Thủy


THÁI NGUYÊN - 2017


1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
công trình được thực hiện đúng thời gian. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được cám ơn. Các thông tin
tài liệu trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Văn Hiến

năm 2017


2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhân được
rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Do vậy tôi muốn bày tỏ lòng cảm
ơn tới tất cả các cá nhân, đơn vị đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Thanh Thủy
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô dã truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt quá trình thực tập. Xin cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Quản lý Tài

nguyên, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ.
Vì thời gian tìm hiểu có hạn nên Luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy, cô để Luận
văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Văn Hiến

năm 2017


3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 2
MỤC LỤC ................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... 7
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 1
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 1
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3
1.1.1. Quản lý nhà nước về đất đai .................................................................................................................... 3

1.1.2. Đăng ký đất đai ................................................................................................. 6
1.1.3. Hồ sơ địa chính ................................................................................................. 7
1.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................................................. 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 17
1.2.1. Tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại một số nước trên thế giới ............................................ 17
1.2.2. Tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở Việt Nam ....................................................................... 19
1.2.3. Thực trạng công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở Nghệ An .................................................... 22
1.2.4. Một số căn cứ pháp lý liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của nước ta từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay .... 24
1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................................. 27


4
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 31
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu ................................................ 31

2.3.2. Phương pháp so sánh....................................................................................... 32
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu ........................................... 32
2.3.4. Phương pháp thống kê số liệu ......................................................................... 32
2.3.5. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 33
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An ..... 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 33
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 35
3.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................. 40
3.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình thực hiện một số nội dung về công tác
quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An ........................ 42
3.2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp .............................................................................. 46
3.2.3. Nhóm đất chưa sử dụng .................................................................................. 48
3.2.4. Tình hình thực hiện một số nội dung về công tác quản lý đất đai trên địa
bàn huyện Đô Lương ...................................................................................... 48
3.3. Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đô Lương giai đoạn 2014-2016...... 56
3.3.1. Bộ máy quản lý và hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất huyện Đô Lương....................................................................................... 56
3.3.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................................... 57
3.3.3. Tình hình đăng ký đất đai trên địa bàn huyện Đô Lương giai đoạn 2014-2016....... 58
3.3.4. Tình hình về công tác lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Đô Lương
giai đoạn 2014-2016 ....................................................................................... 60


5
3.3.5. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Đô Lương giai đoạn 2014-2016 ..................................................................... 65
3.3.6. Đánh giá tiến độ quá trình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đô Lương .............. 74
3.4. Kết quả điều tra ý kiến của một số cán bộ địa chính và người dân về tình
hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ..................................................................................................... 75
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, lập hồ
sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Đô Lương ............................................................................................ 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 81
Kết luận ..................................................................................................................... 81
Kiến nghị ................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 88


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến ngày 31/12/2016 ................... 24

Bảng 3.1.

Giá trị sản xuất và gia tăng trên địa bàn huyện Đô Lương giai
đoạn 2014-2016 ................................................................................... 36

Bảng 3.2.

Dân số huyện Đô Lương năm 2016 .................................................... 38


Bảng 3.3.

Tình hình lao động, việc làm của huyện Đô Lương giai đoạn
2014-2016 ............................................................................................ 39

Bảng 3.4.

Diện tích đất đai của huyện Đô Lương theo đơn vị hành chính đến
ngày 31/12/2016 .................................................................................. 43

Bảng 3.5.

Hiện trạng đất nông nghiệp của huyện Đô Lương đến ngày
31/12/2016 .......................................................................................... 46

Bảng 3.6.

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Đô Lương đến
ngày 31/12/2016 .................................................................................. 46

Bảng 3.7.

Lũy kế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các xã, thị trấn của
huyện Đô Lương đến ngày 31/12/2016 ............................................... 54

Bảng 3.8.

Tình hình đăng ký biến động đất đai của huyện huyện Đô Lương
giai đoạn 2014-2016 ............................................................................ 60


Bảng 3.9.

Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Đô Lương .............................. 64

Bảng 3.10.

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Đô
Lương giai đoạn 2014-2016 ................................................................ 72

Bảng 3.11.

Thống kê số hồ sơ tồn đọng chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dung đất của huyện Đô Lương ............................................ 73

Bảng 3.12.

Kết quả điều tra ý kiến của hộ gia đình, cá nhân về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đô Lương ..................................... 75

Bảng 3.13.

Kết quả điều tra, phỏng vấn công chức địa chính về các yếu tố ảnh
hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
bàn huyện ............................................................................................. 75

Bảng 3.14.

Kết quả điều tra phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân về tiến độ giải quyết
hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đô Lương ....... 77



7

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Cơ cấu các loại đất theo diện tích tự nhiên của huyện Đô Lương ........ 42

Hình 3.2.

Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của huyện Đô Lương ....................... 46

Hình 3.3.

Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Đô Lương ................. 47

Hình 3.4.

Quy trình các bước thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ................................................................................................. 69

Hình 3.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất .................................................................................................. 76

Hình 3.6.

Tiến độ giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

tại huyện Đô Lương ............................................................................... 77


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đô Lương là huyện thuộc khu vực đồng bằng, nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ
An, có đặc điểm địa hình dạng bán sơn địa. Với tổng diện tích tự nhiên trong địa
giới hành chính là 35.557,96 ha. Huyện Đô Lương có 33 đơn vị hành chính cấp xã,
trong đó thị trấn Đô Lương là trung tâm huyện, vị trí của huyện là giao điểm các
đường giao thông chính như: Quốc lộ số 7A, Quốc lộ 46 và Quốc lộ 15A nên có
điều kiện để giao lưu và mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa
phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An, giữa nước ta và nước bạn Lào; đây là điều
kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư để
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong thời gian tới.
Thời gian qua, việc tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các
văn bản thi hành, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An từng bước đi vào nền nếp, bước đầu đạt được một
số kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong công tác quản lý đất đai, đặc biệt là
sau khi được cấp giấy chứng nhận, người sử dụng đất thực hiện đầy đủ các quyền
và nghĩa vụ của mình, hạn chế đáng kể tình trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý đất đai thiếu ổn định, trình
độ chuyên môn còn hạn chế, nhất là cán bộ địa chính cấp xã; trình tự thủ tục hành
chính rườm rà, công dân khó tiếp cận, dẫn đến thời gian giải quyết hồ sơ cho công
dân chậm so với quy định; công tác tuyên truyền về pháp luật đất đai còn hạn chế nên
người dân chưa nắm rõ các quy định của pháp luật đất đai trong việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đạt
mục tiêu đề ra; công tác lập hồ sơ địa chính còn chậm, chất lượng thấp; tình trạng lấn
chiếm đất đai vẫn còn xẩy ra ở một số địa phương.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi nghiên cứu Đề tài "Đánh giá thực trạng và
các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An"
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất
đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá


2

nhân trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2016, từ đó đề
xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2014-2106.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua ý kiến của cán bộ địa chính và
người dân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm sáng tỏ các quan điểm và cơ sở lý luận về công tác đăng ký
đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia
đình, cá nhân.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp cho tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Đô Lương nói riêng đánh

giá công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Từ đó có giải pháp kịp thời khắc phục các hạn
chế, khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quản lý nhà nước về đất đai
1.1.1.1. Khái niệm
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt được mục
tiêu đề ra, đúng ý chí của người quản lý và bao gồm 5 yếu tố quản lý: xã hội, chính
trị, tổ chức, quyền uy và thông tin.
Quản lý Nhà nước về đất đai là một dạng quản lý cụ thể của quản lý Nhà
nước đối với lĩnh vực của xã hội là đất đai. Đó là nghiên cứu toàn bộ những đặc
trưng của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất của từng
vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp. Từ đó thống nhất về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả
nước, từ Trung ương đến địa phương thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống
nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng không đúng mục đích hoặc bỏ hoang
làm cho đất bị thoái hóa.
Điều 53, Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác
và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”; Khoản 1, Điều 54, Hiến pháp
năm 2013 “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát

triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Điều 4, Luật Đất đai năm 2013 quy
định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý”, điều này đã khẳng định tính chất quan trọng của đất đai, đồng thời đây là
cơ sở pháp lý để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai nhằm đưa chính sách quản lý
và sử dụng đất đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả. Quản lý nhà nước về
đất đai bao gồm 15 nội dung tại Điều 22, Luật Đất đai năm 2013 bao gồm: (1)Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
văn bản đó; (2)Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính; (3)Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×