Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

TRẮC NGHIỆM một số LOẠI gốc GHÉP lên sự SINH TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN của cà CHUA tại THỊ xã VĨNH LONG từ THÁNG 9 2005 02 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.15 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-

LÊ TRƯỜNG SINH

TRẮC NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI GỐC GHÉP
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÀ CHUA TẠI THỊ XÃ VĨNH LONG
Trung tâm Học liệu ĐH
Thơ @9/2005
Tài liệu- học
tập và nghiên cứu
TỪCần
THÁNG
02/2006

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2006


MỤC LỤC
Trang
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

iv

TRANG CẢM TẠ

v



TÓM LƯỢC

vi

MỤC LỤC

vii

DANH SÁCH BẢNG

ix

DANH SÁCH HÌNH

x

MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, tình hình sản xuất cà chua trong nước và thế giới ...............2
1.1.1 Nguồn gốc cà chua........................................................................2
1.1.2 Sản xuất cà chua trên thế giới ........................................................2
1.1.3 Sản xuất cà chua ở Việt Nam.........................................................3
1.2 Đặc tính thực vật của cà chua ..................................................................4
1.2.1 Rễ ..................................................................................................4
1.2.2 Thân ..............................................................................................4

Trung tâm Học1.2.3
liệuLáĐH
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

..................................................................................................5
1.2.4 Hoa ................................................................................................5
1.2.5 Trái .................................................................................................5
1.2.6 Hạt..................................................................................................6
1.3 Tình hình bệnh héo xanh trong sản xuất cà chua ....................................6
1.3.1 Tình hình bệnh ...............................................................................6
1.3.2 Các biện pháp khắc phục bệnh héo xanh.......................................7
1.4 Ưu điểm và nhược điểm của ghép cà chua .............................................8
1.4.1 Ưu điểm .......................................................................................8
1.4.2 Nhược điểm ..................................................................................8
1.5 Tình hình sản xuất cà chua ghép trên thế giới và Việt Nam....................8
1.5.1 Sản xuất cà chua ghép trên thế giới ..............................................8
1.5.2 Sản xuất cà chua ghép ở Việt Nam..............................................10
1.6 Một số kết quả nghhiên cứu và ứng dụng cà chua ghép.........................10
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .........................................12
2.1 Phương tiện .......................................................................................... 12
2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện..................................................12

vii


2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn .................................................... 12
2.1.3 Nguyên vật liệu .......................................................................... 13
2.2 Phương pháp ........................................................................................ 13
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................... 13
2.2.2 Kỹ thuật canh tác .........................................................................15
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................18
2.2.4 Xử lý số liệu.................................................................................21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................22
3.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................... 22

3.2 Tình hình bệnh hại cây cà chua ghép ................................................. 23
3.2.1 Bệnh héo xanh (vi khuẩn Ralstonia solanacearum)....................23
3.2.2 Bệnh khảm vàng xoắn lá (do siêu vi trùng) .................................25
3.3 Tình hình sinh trưởng và phát triển của cà chua ghép ...........................28
3.3.1 Chiều cao thân chính cây cà chua trên các gốc ghép khác nhau .28
3.3.2 Số lá trên thân chính của cây cà chua ở các gốc ghép khác nhau 29
3.3.3 Đường kính gốc thân cà chua trên các gốc ghép khác nhau........30
3.3.4 Kích thước trái cà chua ở các gốc ghép khác nhau ...................... 31

Trung tâm Học
liệuphần
ĐHnăng
Cần
@suất
Tài
học
tập
và nghiên cứu
3.4 Thành
suấtThơ
và năng
củaliệu
cà chua
ghép
..........................32
3.4.1 Số trái trên cây cà chua ở gốc ghép khác nhau ............................32
3.4.2 Trọng lượng trái cà chua ở các gốc ghép khác nhau ...................33
3.4.3 Trọng lượng trái/cây cà chua ở các gốc ghép khác nhau.............34
3.4.4 Năng suất trái cà chua qua các lần thu hoạch ..............................35
3.4.5 Năng suất trái của cà chua ở các gốc ghép khác nhau.................36

3.5 Một số chỉ tiêu chất lượng trái cà chua ở các gốc ghép khác nhau.......37
3.5.1 Độ Brix.........................................................................................37
3.5.2 Độ cứng........................................................................................38
3.6 Hiệu quả kinh tế ....................................................................................39
3.6.1 Tổng chi phí .................................................................................39
3.6.2 Tổng thu .......................................................................................40
3.6.3 Lợi nhuận .....................................................................................41
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................43
4.1 Kết luận ................................................................................................ 43
4.2 Đề nghị ..................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................44

viii


DANH SÁCH BẢNG

Tựa bảng

Bảng
1.1

Cơ cấu sản lượng cà chua ở Việt Nam

2.1

Tình hình khí hậu trong thời gian cà chua ghép (Đài Khí tượng

Trang
3

12

Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, 2006)
2.2

Lịch bón phân và lượng phân bón cho cà chua ghép tại thị xã

18

Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)
3.1

Hiệu quả kinh tế của việc trồng cà chua ghép tại thị xã Vĩnh

40

Long (9/2005 - 02/2006)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình
2.1

Tựa hình


Trang

Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Trắc nghiệm một số loại gốc ghép lên
sự sinh trưởng và phát triển của cà chua ghép tại thị xã Vĩnh

14

Long từ tháng 9/2005 - 02/2006”
2.2

Cây con cà chua 15 ngày sau khi ghép tại thị xã Vĩnh Long.

3.1

Tình hình khí hậu trong thời gian thời nghiệm cà chua ghép
(Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, 2006

3.2

Tỉ lệ (%) cây cà chua chết do bệnh héo rũ vi khuẩn tại thị xã
Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)

3.3

Bệnh héo rũ vi khuẩn ở cà chua không ghép giai đoạn phát

16
22

24


25

Trung tâm Họctriển
liệu
Thơ
@(9/2005
Tài liệu
học tập và nghiên cứu
tráiĐH
tại thịCần
xã Vĩnh
Long
- 02/2006)
3.4

Tỉ lệ (%) bệnh khảm vàng xoắn lá cà chua tại thị xã Vĩnh Long
(9/2005 - 02/2006)

3.5

Bệnh khảm vàng xoắn lá cà chua ở thời điểm 45 ngày sau khi
trồng tại thị xã Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)

3.6

Chỉ số (%) bệnh khảm vàng xoắn lá cà chua tại thị xã Vĩnh
Long (9/2005 - 02/2006)

3.7


Chiều cao cây cà chua trên các gốc ghép khác nhau tại thị xã
Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)

3.8

Số lá thân chính cây cà chua trên các gốc ghép khác nhau tại
thị xã Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)

3.9

Đường kính gốc thân cây cà chua trên các gốc ghép khác nhau
tại thị xã Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)

x

26

27

28

29

30

31


3.10


Kích thước trái cà chua ở các gốc ghép khác nhau tại thị xã
Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)

3.11

Số trái cà chua ở các gốc ghép khác nhau tại thị xã Vĩnh Long
(9/2005 - 02/2006)

3.12

Trọng lượng trái cà chua ở các gốc ghép khác nhau tại thị xã
Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)

3.13

Trọng lượng trái/cây của cà chua ở các gốc ghép khác nhau tại
thị xã Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)

3.14

Năng suất trái cà chua qua các lần thu hoạch ở các gốc ghép
khác nhau tại thị xã Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)

3.15

Năng suất của cà chua trên các gốc ghép khác nhau tại thị xã
Vĩnh Long (9/2005 - 02/2006)

3.16


Độ Brix của cà chua ở các gốc ghép khác nhau tại thị xã Vĩnh

3.17

Độ cứng của cà chua ở các gốc ghép khác nhau tại thị xã Vĩnh

32

33

34

35

36

37

Trung tâm HọcLong
liệu(9/2005
ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên38cứu
- 02/2006)
Long (9/2005 - 02/2006)

xi

39



TÓM LƯỢC
Đề tài “Trắc nghiệm một số loại gốc ghép lên sự sinh trưởng và phát triển
của cà chua tại thị xã Vĩnh Long từ tháng 9/2005 - 02/2006” được Trung tâm Ứng
dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long thực hiện.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 nghiệm thức:
1/. gốc ghép cà chua, 2/. gốc ghép cà tím và 3/. đối chứng (không ghép) với 6 lần
lặp lại. Gốc ghép nhận từ Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ
tỉnh Vĩnh Long, ngọn ghép: cà chua F1 Red Crown 250 được trồng phổ biến ở
Vĩnh Long (Công ty giống cây trồng Miền Nam nhập nội từ Đài Loan).
Kết quả thí nghiệm cho thấy gốc ghép cà chua tốt nhất, năng suất 37,74
tấn/ha, trọng lượng trái 108,33 g/trái, năng suất trái/cây 2,19 kg, chiều cao, đường
kính và số lá trên thân chính cao nhất, hiệu quả kinh tế 64.302.000 đồng/ha (tỷ suất
lợi nhuận 1,55). Năng suất cà chua trên gốc ghép cà tím và đối chứng (không

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ghép) là 31,44 tấn/ha và 27,06 tấn/ha, tỷ suất lợi nhuận 1,13 và 1,08 tương ứng.

vi


MỞ ĐẦU
Trong “Đề án phát triển rau - quả - hoa, cây cảnh giai đoạn 1999 - 2010”
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3 tháng 9 năm 1999, cà chua là một
trong các đối tượng cây rau được ưu tiên phát triển, vừa để thõa mãn nhu cầu tiêu
dùng trong nước, vừa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cà chua xuất
khẩu được xây dựng ở nước ta những năm gần đây.
Bệnh héo rũ vi khuẩn (HRVK) còn gọi là bệnh chết nhát hay héo xanh gây
bởi vi khuẩn Ralstonia solanacearum được coi là nguy hiểm trên cà chua, làm giới
hạn diện tích canh tác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tỉ lệ cây chết do Ralstonia

solanacearum thường 20 - 30%, có khi lên tới 100% (Ngô Quang Vinh, 2006).
Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc phòng trừ hữu hiệu. Trong nổ lực tìm
biện pháp phòng tránh bệnh này, biện pháp ghép ngọn cà chua lên một gốc cà tím
hoặc cà chua có khả năng kháng bệnh được coi là tốt nhất. Chính vì vậy đề tài
“Trắc
nghiệm
mộtĐH
số loại
gốc Thơ
ghép lên
sinhliệu
trưởng
và phát
cà chua”cứu
Trung tâm
Học
liệu
Cần
@sựTài
học
tậptriển
và của
nghiên
thực hiện từ tháng 9/2005 đến tháng 02/2006 tại thị xã Vĩnh Long với mục đích
xác định gốc ghép:
ü Có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.
ü Cho năng suất và phẩm chất cao
ü Cho hiệu quả kinh tế cao.
Đóng góp mới của đề tài:
ü


Xác định được gốc ghép trong việc làm giảm bệnh héo xanh, tăng năng

suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua.
ü

Kết quả sẽ được sử dụng để góp phần hoàn chỉnh quá trình sản xuất cà

chua quanh năm ở Vĩnh Long, giúp nông dân trồng cà chua yên tâm sản xuất hơn
và cải thiện được mức sống.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 NGUỒN GỐC, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ CHUA
TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1 Nguồn gốc cà chua

Cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Mill, thuộc họ cà
(Solanaceae). Cà chua có nguồn gốc ở vùng trung và nam châu Mỹ (Phạm Hồng
Cúc, 1999). Theo Tạ Thu Cúc (2002), cà chua có nguồn gốc ở Peru và Ecuador
trước khi Crixtôp Côlông tìm ra Châu Mỹ thì cà chua đã được trồng ở Peru và
Mêhicô. Cuối thế kỷ 19 trên 200 dòng, giống cà chua đã được giới thiệu rộng rãi.

1.1.2 Sản xuất cà chua trên thế giới

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cà chua được trồng và sử dụng hầu như khắp trên thế giới. Theo số liệu của
FAO năm 1999, dù chưa đầy đủ cũng đã có 158 nước có tên trong danh sách trồng

cà chua. Diện tích trồng cà chua hằng năm trên thế giới khoảng 3,7 triệu ha, năng
suất 26,3 tấn/ha, đạt sản lượng 113,31 triệu tấn (FAO, 2004). Châu Á là khu vực
trồng nhiều nhất 1,19 - 1,22 triệu ha và cũng là nơi có sản lượng cao nhất 26,7 28,5 triệu tấn. Dẫn đầu về diện tích trồng cà là Trung Quốc 344 triệu ha, Ấn Độ
320 triệu ha. Về năng suất Hà Lan 375 tấn/ha, Đan Mạch 363,6 tấn/ha và về sản
lượng là Mỹ 11 triệu tấn (FAO, 1999). Cà chua cũng là một trong những mặt hàng
nông sản có giá trị nhập khẩu cao, kể cả dạng tươi và chế biến. Lượng cà chua tươi
trao đổi trên thị trường năm 1999 là 36,7 triệu tấn, trong đó chỉ 5 - 7% ở dạng quả
tươi. 98 - 99% lượng cà chua ở Mỹ nhập trong mùa đông là từ Mêhicô. Đài Loan
hàng năm xuất khẩu cà chua trị giá 952.000 đô la cà tươi và 40.800 đô là chế biến
(FAO, 1998).


3

1.1.3 Sản xuất cà chua ở Việt Nam
Cà chua mới được trồng ở Việt Nam khoảng 100 năm trước đây, diện tích
trồng hàng năm biến động từ 12 - 14 ngàn ha (Tạ Thu Cúc và ctv., 2002). Riêng ở
Lâm Đồng có khoảng 4.500 ha gieo trồng mỗi năm, cung cấp cho thị trường
khoảng 150.000 tấn cà chua. Cà chua rất được ưa chuộng trong cơ cấu bữa ăn hàng
ngày của người dân Việt Nam. Trong 100 gam cà chua có: 94 gam nước, 0,6 gam
protein, 4,2 gam gluxit, 12 mg canxi, 26 mg photpho, 1,4 mg Fe, 2 mg caroten,
0,06 mg B1, 0,04 mg B2, 0,5 mg PP và 40 mg vitamin (Nguyễn Văn Thắng và
ctv., 1996). Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về
mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà là loại rau
được khuyến kích phát triển. Tuy nhiên việc trồng cà chua chưa được phát triển
mạnh theo mong muốn vì:
ü Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh thích
hợp Học
cho sinh
trưởng

cà chua.
Đồng@
thờiTài
mùa liệu
mưa từ
4 - 6tập
tháng,
khi nhiệt
Trung tâm
liệu
ĐHcả Cần
Thơ
học
vàtrong
nghiên
cứu
độ vẫn ở mức cao tạo nên môi trường vừa nóng, vừa ẩm. Đây là khoảng thời gian
bất lợi cho việc trồng nhiều loại rau trong đó có cà chua (Bảng 1.1).

Bảng 1.1 Cơ cấu sản lượng cà chua ở Việt Nam.

Năm

Vụ Đông Xuân

Vụ Xuân Hè

(Tháng 12 - Tháng 3)

(Tháng 4 - Tháng 8)


Sản lượng

Tỷ lệ (%) so với

Sản lượng

tổng số

Tỷ lệ (%) so với
tổng số

1996

89.893

76

28.370

24

1997

116.567

74

40.956


26

1998

124.388

71

50.807

29

Nguồn số liệu thống kê nông lâm - thuỷ sản 1990 -1998.


4

ü

Công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh khiến cho việc tiêu thụ cà

vào lúc thu hoạch tập trung gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến lợi tức của người
trồng.
1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÀ CHUA
Cà chua là cây hàng niên, tuy nhiên trong điều kiện tối hảo nhất định cà có
thể là cây đa niên.

1.2.1 Rễ
Cà chua có rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ
rất lớn. Trong điều kiện tối hảo, những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 - 1,5

m và rộng 1,5 - 2,5 m vì vậy cà chua chịu hạn rất tốt (Trần Thị Ba và ctv., 1999).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.2 Thân
Thân bụi, phân nhánh mạnh trong điều kiện vườn ươm. Thân mềm nhiều
nước, giòn, dễ gãy, xung quanh thân có phủ một lớp lông dày có màu sắc khác
nhau. Khi cây lớn gốc thân dần dần hóa gỗ. Trên thân có nhiều đốt và có khả năng
ra rễ bất định, chiều cao thân từ 0,25 – 2 m, số lượng cành dao động từ 3 - 19 cành
(Mai Thị Phương Anh., 1996). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) và Tạ Thu Cúc
(2002) có thể chia cà chua thành 3 dạng dựa vào đặc điểm sinh trưởng và chiều cao
cây như sau:
Dạng sinh trưởng hữu hạn: cây thấp hơn 65 cm và ngừng tăng trưởng khi
có chùm hoa tận cùng ở ngọn.
Dạng sinh trưởng vô hạn: sự sinh trưởng vẫn tiếp tục khi cây ra hoa nhờ
vào sự tăng trưởng mạnh của chồi nách ở lá trên cùng, có chiều cao từ 120 - 200
cm, cây tăng trưởng mạnh, cần tỉa cành tạo tán.


5

Dạng sinh trưởng bán hữu hạn: những giống thuộc dạng sinh trưởng này
về căn bản cũng giống như dạng sinh trưởng hữu hạn, nhưng cây sản xuất nhiều
chùm hoa ở ngọn hơn, trước khi kết thúc bằng chùm hoa ở tận ngọn, lúc này cây
mới ngừng tăng trưởng, cây cao 65-120 cm, thân lá sinh trưởng mạnh, cần tỉa
cành, tạo tán.
Tạ Thu Cúc (2002), còn cho biết thêm thân cà chua trong quá trình sinh
trưởng thay đổi phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ) và chất dinh
dưỡng.

1.2.3 Lá

Là đặc trưng hình thái để phân biệt giống này với giống khác (Tạ Thu Cúc.,
2002). Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 đôi lá
riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa cạn hay sâu tùy theo giống, phiến
lá thường
tơ. Cần
Đăc tính
của giống
thường
hiện tập
đầy đủ
khi cây cócứu
Trung tâm
Họcphủ
liệulông
ĐH
Thơ
@ Tài
liệuthểhọc
vàsaunghiên
chùm hoa đầu tiên (Trần Thị Ba và ctv., 1999).

1.2.4 Hoa
Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo ở
cà chua rất khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc nên
không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được (Trần Thị Ba và
ctv., 1999).

1.2.5 Trái
Trái cà chua thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục
đến dài, màu sắc của quả thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Quá trình chín



6

của quả được chia làm 4 thời kỳ: thời kỳ quả xanh, thời kỳ chín xanh, thời kỳ chín
vàng và thời kỳ chín đỏ (Trần Thị Ba và ctv., 1999).

1.2.6 Hạt

Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối, hạt vẫn có thể nẩy
mầm sau 3 - 4 năm tồn trữ. Trọng lượng ngàn hạt từ 2,5 - 3,5 g (Mai Thị Phương
Anh, 1996).
1.3 TÌNH HÌNH BỆNH HÉO XANH
TRONG SẢN XUẤT CÀ CHUA
1.3.1 Tình hình bệnh
Cà chua là loại rau quả được trồng phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL).
suấtThơ
và phẩm
ảnh học
hưởngtập
nhiềuvà
do nghiên
một số bệnhcứu
Trung tâm
Học Tuy
liệunhiên,
ĐHnăng
Cần
@ chất

Tàitrái
liệu
gây ra như lở cổ rễ, thối gốc, héo vàng, mốc sương, thối rỗng thân, đốm đen. Đặc
biệt là bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra có ảnh hưởng nặng nhất đến năng suất và
làm chết cây hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. Bệnh này xuất hiện
gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ngoài đồng ruộng. Bệnh phát triển
và gây hại nặng nhất là từ giai đoạn ra nụ - hoa đến hình thành quả non - quả già
thu hoạch (Nguyễn Văn Viên và ctv., 2003).
Bệnh héo xanh do loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây ra là
những bệnh hại nghiêm trọng nhất ở hầu hết các vùng cà chua trên thế giới, gây
thiệt hại năng suất có khi tới 95% thậm chí gây mất trắng (Đỗ Tấn Dũng và ctv.,
2003).
Hiện nay bệnh héo xanh vi khuẩn hại cà chua đã và đang là một trong những
yếu tố gây trở ngại, hạn chế lớn nhất ở các vùng chuyên canh rau màu ở nước ta.


7

1.3.2 Các biện pháp khắc phục bệnh héo xanh
ü Dùng giống kháng
Theo Ngô Quang Vinh (2002) biện pháp dùng giống kháng có khả năng
kháng được héo rũ vi khuẩn nhưng khi ứng dụng vào sản xuất lại không thành
công bởi vì giống kháng năng suất thấp và phẩm chất kém. Do đó giống kháng vẫn
chưa được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
ü Dùng giống kháng kết hợp IPM
Giống cà chua Red Grown 250 do Công ty giống cây trồng miền Nam nhập
từ Đài Loan và tiến hành chọn lọc. Khả năng chống chịu bệnh héo xanh của giống
vào loại khá (Tạ Thu Cúc., 2003). Tại thành phố Hồ Chí Minh, Trần Thanh Tùng
và Phạm Văn Biên, (2000) đã áp dụng IPM, trong đó dùng giống chống chịu (Red
Crown 250) bón vôi 1.500 kg/ha, phủ luống màng nilong hai tháng trước khi trồng,

kết quả giảm được bệnh héo xanh, nhưng trên thực tế biện pháp này khó áp dụng
vì phải
xử líliệu
đất quá
lâuCần
(Ngô Quang
2004).
Trung tâm
Học
ĐH
Thơ Vinh.,
@ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
ü Biện pháp ghép cà chua
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á (AVRDC) đã nghiên cứu và
ứng dụng thành công kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo xanh vi khuẩn.
Ở Việt Nam, Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội (2000), Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (2003), Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền
Nam (2004) đã ứng dụng thành công biện pháp này. Kết quả cho thấy cây ghép có
khả năng chống được bệnh héo xanh.


8

1.4 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA GHÉP CÀ CHUA
1.4.1 Ưu điểm
- Tránh được những bệnh từ đất.
- Chống lại những bất lợi của môi trường.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm.
Theo Tín Cương Thượng và ctv. (1996) thì phương pháp ghép không ảnh

hưởng lớn đến phẩm chất quả của cà chua quả to.

1.4.2 Nhược điểm
Theo các tài liệu thu thập được, hầu hết các tác giả đều cho rằng nhược
điểm chủ yếu của cây ghép là:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Giá thành cây ghép cao hơn so với cây không ghép.

- Thời gian sinh trưởng cây ghép chậm hơn cây trồng trực tiếp 1 - 2 tuần.
- Khi chăm sóc cây ghép trên đồng ruộng do cần đặc biệt chú ý đến một vài
đặc điểm riêng như độ sâu khi trồng, chồi nách của gốc ghép… nên việc canh tác
tương đối phức tạp và tốn công hơn.

1.5 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ CHUA GHÉP
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.5.1 Sản xuất cà chua ghép trên thế giới

Ghép là một kỹ thuật có từ rất lâu đời với cây ăn quả. Ở Châu Âu, nó được
ghi nhận vào những năm 327 - 287 trước công nguyên, còn ở Trung Quốc đã sử
dụng biện pháp này cách đây 3.000 năm. Ngày nay, ghép đã trở thành một biện


9

pháp kỹ thuật quan trọng trong quy trình nhân giống cây ăn quả. Nó đảm bảo cho
người dân nhận được những cây giống tốt, sớm cho quả đồng thời cây con đảm
bảo được đặc tính di truyền của cây mẹ (Lê Thị Thủy, 2000).
Ghép không chỉ đơn thuần là một kỹ thuật nhân giống. Lịch sử đã ghi nhận
vào đầu thế kỹ 19, ở nước Pháp nho bị hại bởi bệnh thối rễ, bệnh này đã làm cho

cây nho chết hàng loạt gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền công nghiệp rượu vang
nước Pháp, mà gần như không có biện pháp khắc phục. Sau đó các nhà khoa học
đã ghép cây nho Pháp trên gốc nho Mỹ. Điều gây bất ngờ là cây nho ghép đã
chống được sự gây hại của bệnh thối rễ (Lê Thị Thủy, 2000).
Tuy nhiên kỹ thuật ghép không được chú trọng trên cây rau cho đến năm
1927, khi sản xuất rau bị gây bệnh nặng nề bởi các bệnh héo do vi khuẩn, nấm và
tuyến trùng. Người dân Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng phương pháp ghép để
tránh bệnh héo Fusarium trên cây dưa hấu. Phương pháp này mở ra một hướng
mới để phòng trừ các bệnh sinh ra từ đất đối với cây rau, bởi 68% các trường hợp
bị bệnh
củaliệu
rau làĐH
bệnh Cần
bắt nguồn
từ đất
Trung tâm
Học
Thơ
@(Takahashi,
Tài liệu1984).
học tập và nghiên cứu
Để chống bệnh do nấm Fusarium.sp gây hại dưa hấu, người ta đã ghép dưa
hấu với bầu. Sau đó lần lượt các cây trồng khác được ứng dụng rộng rãi như cà tím
những năm 50, dưa leo những năm 60 và cà chua những năm 70 của thế kỷ 20. Số
liệu thống kê của Nhật năm 1990 cho biết 92% dưa hấu, 71,7% dưa leo, 43,8% các
loại dưa khác, 31,5% cà chua và 49,9% cà tím được trồng bằng cách ghép (Oda,
1993).
Hiện nay trồng các loại rau nói trên bằng cách ghép đã đạt gần như 100%
diện tích nhà kính. Tại các nước tiên tiến đã có máy tự động, ví dụ máy ghép cà
chua của hãng Takii, 1.200cây/ giờ, tương tự ở Hàn Quốc cũng có máy ghép dùng

cho cây họ bầu bí (Oda, 1993).
Những gì mà thế giới, cụ thể là ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… có thể
làm để phòng tránh bệnh héo rũ vi khuẩn trên cây cà chua là ghép ngọn loại cây
này với gốc cà tím hay một loại cà chua khác có khả năng kháng bệnh và chống


10

chọi tốt. Giới khoa học cho rằng đây được coi là một trong những giải pháp tốt
nhất có thể giúp nông dân hoá giải được nỗi lo bệnh héo rũ trên cây cà chua.
1.5.2 Sản xuất cà chua ghép ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc ghép cà chua cũng bắt đầu năm 1999 tại Viện Nghiên Cứu
Rau Quả Hà Nội.
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi cho bệnh héo rũ vi
khuẩn phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu và áp dụng biện pháp ghép cà chua là một
hướng thiết thực. Về lâu về dài, ghép cà chua còn cần thiết cho việc trồng cà chua
thành vùng chuyên canh (để ổn định sản lượng cho nhà máy hay xuất khẩu). Ghép
cà chua cũng có ý nghĩa cho việc trồng trong các khu công nghệ cao, trong nhà
lưới ít có điều kiện luân canh hoặc trồng thủy canh là những loại hình trồng trọt
thích hợp cho bệnh phát triển nhanh, gây thất thu lớn. Ghép cà chua tại những trại
giống
để cung
choCần
nông Thơ
dân là @
mộtTài
hướng
tiếnhọc
bộ, công
hoá nôngcứu

Trung tâm
Học
liệucấp
ĐH
liệu
tập nghiệp
và nghiên
nghiệp.
1.6 MỘT SỐ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
VÀ ỨNG DỤNG CÀ CHUA GHÉP
Từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 2 năm 2004 nhóm của Ngô Quang Vinh
và cộng tác viên đã tập trung nghiên cứu về ghép cà chua. Kết quả nghiên cứu đã
xác định được:
ü

Trồng cà chua bằng cây ghép có khả năng phòng tránh được bệnh

héo rũ vi khuẩn rõ ràng và hiệu quả cao hơn tất cả các biện pháp hiện có ở nước ta.
ü

Biện pháp ghép bằng ống cao su là thích hợp nhất, nó giúp giữ chặt

vết ghép, nhờ đó tỉ lệ cây sống trong vườn ươm và ngoài ruộng trồng cao hơn các
biện pháp ghép bằng kim, bằng kẹp hoặc bằng ống nhựa cứng (Nhật Bản).
Công trình đã được ứng dụng trong sản xuất: chỉ tính từ tháng 8 năm 2003
đến tháng 9 năm 2005 diện tích gieo trồng cây cà chua ghép tại Lâm Đồng đã đạt


11


khoảng trên 1.500 ha, đã hình thành và phát triển 30 trại sản xuất cây cà chua
ghép, năng lực sản xuất mỗi trại hiện nay từ 2 đến 4 triệu cây ghép một năm, đủ
cung cấp cho hàng nghìn ha gieo trồng.
Năm 2004, Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam cũng có nghiên cứu
về cà chua ghép áp dụng cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, kết quả nghiên
cứu nên sử dụng giống cà tím EG 195 làm gốc ghép, tuy nhiên năng suất của giống
này vẫn chưa cao.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện
Thời gian: 6 tháng (từ tháng 16/09/2005 đến 07/02/2006).
Địa điểm: ấp Mỹ Phú, xã Tân Hội, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Trên
nền đất chuyên rẫy, vụ trước trồng hành lá.

2.2.2 Tình hình khí tượng, thủy văn
Nhiệt độ trung bình từ tháng 09/2005 đến tháng 01/2006 là 27,1 0C, cao nhất
0
là vào
thángliệu
mườiĐH
27,8Cần
C. ẨmThơ
độ không
khí cao

nhất
là tháng
Lượngcứu
Trung tâm
Học
@ Tài
liệu
học
tậpchín
và 85%.
nghiên

mưa cao nhất tháng 11 và thấp nhất tháng thu hoạch trái rộ (01/2006) (Bảng 2.1).

Bảng 2.1 Tình hình khí hậu trong thời gian thí nghiệm cà chua ghép (Đài khí
tượng Thuỷ văn tỉnh Vĩnh Long, 2006)
Nhiệt độ trung bình

Ẩm độ

Lượng mưa

(0C)

(%)

(mm)

9/2005


27,6

85

231

10/2005

27,8

84

234

11/2005

27,3

83

321

12/2005

26,1

80

96


01/2006

26,5

79

4

Tháng


13

2.1.3 Nguyên vật liệu
2.1.3.1 Trong vườn ươm
Giống: gốc ghép cà chua và cà tím (nhận từ Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ
Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long có nguồn gốc từ AVRDC), ngọn ghép cà
chua F1 Red Crown 250 (Công ty giống cây trồng Miền Nam nhập nội từ Đài
Loan).
Vỉ nhựa, ống ghép bằng cao su, lưỡi lam, màng phủ plactic, bình phun giữ
ẩm.
2.1.3.2 Ngoài đồng

Phân bón: phân NPK (20 - 20 - 15), Urê (46%), Kali (60%), Nitrat canxium
(Ca(NH
và vôiĐH
bột. Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
Học
3)2) liệu

Thuốc trừ sâu: Basudin 10H, Karate 2.5EC, Regent 80WG, D ầu khoáng DS
98EC, Actara 25WG, Confidor 100SL, Confidor 700WG.
Thuốc trừ bệnh: Validancine 5SL, Copper-Zinc 85WP, Ridomil Gold
68WP, Antracol 70WP, Topsin M 70WP.

2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 nghiệm
thức, 6 lần lặp lại.
Sơ đồ bố trí (Hình 2.1)


14

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


15

2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.2.1 Kỹ thuật ghép cà chua trên cà chua và cà tím trong vườn ương

- Chuẩn bị gốc ghép và ngọn ghép: khi gốc ghép là cà chua thì hạt làm gốc
ghép và hạt làm ngọn ghép được gieo cùng ngày. Gốc ghép là cà tím thì cần gieo
trước 3 - 5 ngày rồi mới gieo hạt cà chua ngọn ghép. Trước khi gieo hạt cần ngâm
ủ hạt giống, sau 2 - 3 ngày hạt vừa nứt mầm thì đem gieo vào vỉ, gieo nông khoảng
0,5 cm, lấp kín hạt bằng một lớp giá thể mỏng. Tưới nước vừa đủ ẩm, sau đó xếp
vỉ thành 1 khối và dùng bạc phủ kín. Sau 3 ngày kiểm tra thấy có mầm trắng đội
lên thì đưa cây ra khu vườn ươm để chăm sóc.

- Phương pháp ghép: sử dụng phương pháp ghép nối ống cao su.
Cắt gốc ghép trước bằng cách: tay trái cầm ngọn cây tay phải cầm dao, cắt
vát một gốc 30o, vết cắt phẳng. Tay trái bỏ ngọn vừa cắt vào sọt rác và tiếp tục cầm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ngọn của cây lấy làm ngọn ghép.
Cắt ngọn ghép: cũng vát một gốc 300 sau đó lấy ống cao su ấn (khoảng nữa
ống) vào ngọn ghép vừa cắt. Tay trái vẫn cầm ngọn ghép lúc này đã có ống cao su,
ấn nhẹ ống cao su vào gốc ghép sao cho 2 mặt cắt của ngọn và gốc ghép áp sát vào
nhau là được.
Gốc ghép cắt trên hai lá mầm khoảng 2 - 2,5 cm, không nên cắt ở vị trí cao
hơn vì chồi dại phát triển nhiều và mạnh sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với chồi ghép,
ngọn ghép cắt dài khoảng 5 - 6 cm. Cứ khoảng 10 phút phun ẩm cho cây đã ghép
một lần (chỉ phun mù, tránh đọng thành giọt).
-

Chăm sóc: trong vườn ươm phải chú ý tưới đủ nước và phòng trừ sâu bệnh

đặc biệt là dòi đục lá và bệnh lỡ cổ rễ, thối gốc (Pythium hoặc Rhizoctonia). Khi
bệnh dòi đục lá có thể dùng thuốc Ofunack hay Trigard, khi bị bệnh nói trên có thể
dùng Validacine 5SL, Ridomil Gold 68WP để phòng trừ. 15 - 16 ngày sau khi gieo
hạn chế tưới nước để cho cây đanh cứng. 20 - 22 ngày sau khi gieo tiến hành phân


16

loại và bổ sung cây vào chổ thiếu trong vỉ rồi đem ghép. Trước khi đưa phòng
ghép, cây phải tưới đủ ẩm, nếu cần có thể phun thuốc trừ sâu bệnh trước khi ghép
5 - 7 ngày (việc tưới phải làm trước 3 - 4 giờ để khi ghép thân lá cây khô ráo).
Trong ngày đầu sau khi ghép thường xuyên phun nước cho cây để cây luôn

tươi (chỉ phun mù, rất ít trên lá, không phun nhiều làm cho nước dính vào vết
ghép). Từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun
nước mịn. Trong 3 ngày đầu sau khi ghép, cây ghép phải được che bóng để có ánh
sáng nhẹ. Từ ngày thứ 4 trở đi tăng dần ánh sáng. Ngày thứ 7 trở đi cho cây sống
trong điều kiện đủ sáng. Nói chung khoảng 12 - 15 ngày sau khi ghép là có thể
đem trồng (Hình 2.2).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.2 Cây con cà chua 15 ngày sau khi ghép tại thị xã Vĩnh Long.

2.2.2.2 Kỹ thuật trồng cà chua ghép trên đồng ruộng
- Chuẩn bị đất: đất chuyên rẫy trồng hành và cà vụ trước. Sau đó lên liếp,
dạng líp đơn với khoảng cách giữa hai mương 1 m, mặt líp rộng 0,7 m, cao 0,3 cm.


17

- Cách trồng: trồng hàng đơn, cây cách cây 0,5 m, hàng cách hàng 1 m, mật
độ 20.000 cây/ha, hốc sâu 5 cm, rộng 10 cm, bón phân lót, xong rãi một lớp đất
mịn, rồi rãi một lớp tro trấu lên trên. Dùng thuốc trừ bệnh Validacine 5SL và rải
Basudin 10H ngừa sâu ăn tạp, kiến cắn phá cây con.
Khi trồng cố định cây ghép, chỗ liền vết của cây ghép phải cao hơn mặt
đất. Nếu phần liền vết ghép tiếp xúc với phần ẩm ướt trên mặt đất, cành ghép rất
dễ mọc các rễ bất định, vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh sẽ
xâm nhập vào cây ghép qua các rễ bất định sẽ làm héo cây dẫn đến cây bị chết.
- Ngắt bỏ chồi nách: sau khi trồng cố định, việc ngắt bỏ chồi nách của gốc
ghép là rất quan trọng để không ảnh hưởng đến ngọn ghép. Phần lớn lá mầm của
cây ghép đều ra chồi nách một lần ở nách lá mầm, thời gian sinh trưởng của chồi
nách có thể trùng với thời kỳ cây con hoặc sau khi trồng cố định trên ruộng. Do đó,

dù là vào thời kỳ cây con, trước và sau khi trồng cố định nếu phát hiện thấy gốc
ghép ra chồi nách cần phải ngắt bỏ ngay.
- Quản
nguồnCần
nướcThơ
cho đất
con tập
tưới và
2 lần/ngày.
Giaicứu
Trung tâm Học
liệulí ĐH
@: giai
Tàiđoạn
liệucâyhọc
nghiên
đoạn cây lớn áp dụng biện pháp tưới thấm bằng cách giữ nước trong rảnh 25 - 30
cm cách mặt líp.
- Tăng đậu quả: phun Bo (8 g/8 lít nước) ở giai đoạn 15 ngày sau khi trồng
(NSKT) để tăng khả năng đậu quả, nâng cao năng suất.
- Cắm cọc chống đỡ và làm giàn: sau khi trồng cố định, phải cặm cọc để
giữ cố định thân cà chua. Nếu buộc không chặt sẽ làm cho phần lưng cành ghép
sụp xuống vì quá nặng, khiến cho vết ghép tiếp xúc với đất, cành ghép sẽ ra rễ bất
định, những rễ bất định này sẽ là con đường cho các vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập
vào làm cho cây bị chết. 20 NSKT tiến hành làm giàn nhằm giữ cho cây khỏi ngã,
cành lá và trái không chạm đất hạn chế thiệt hại do sâu bệnh làm hư trái.

-

Phân bón: bón phân cho cà chua theo lịch canh tác (Bảng 2.2)



18

Bảng 2.2 Lịch bón phân và lượng phân bón cho cà chua ghép tại thị xã Vĩnh Long
(9/2005 - 02/2006).
Loại phân

Lượng phân
(kg/ha)

Bón lót

Bón thúc (ngày sau khi trồng)
20

40

60

75

Vôi bột

1.500

1.500

-


-

-

-

Urê

160

-

80

80

-

-

Superlân

100

100

-

-


-

-

KCl

360

-

90

90

90

90

20-20-15

680

500

45

45

45


45

Phun bổ sung trên lá bằng Clorua canxi (CaCl2), nồng độ 20 – 40 g/10lít, 3
lần cách nhau 7 - 10 ngày/lần từ các trái non phát triển để hạn chế triệu chứng thối
đít trái do thiếu calcium.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Phòng trừ sâu bệnh:

+ Sâu hại: rầy phấn trắng sử dụng Actara 25WG, Regent 800WG, Confidor
100SL, tất cả kết hợp với dầu khoáng phun định kỳ 7 ngày/lần. Sâu ăn tạp phun
Peran 50EC, Karate 2.5EC (Nguyễn Văn Huỳnh., 2001).
+ Bệnh hại: phun Ridomil Gold 68WP, Antracol 70WP, Copper - Zinc
85WP, Topsin M 70WP để trị bệnh mốc đen lá và ngăn ngừa các bệnh khác phát
triển (Nguyễn Thị Nghiêm., 2001).

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

2.2.3.1 Ghi nhận

- Ngày gieo gốc ghép, ngọn ghép, ngày ghép và số lần thu trái.
- Thời gian từ trồng đến ra hoa: đếm khi có 50% số cây/lô ra hoa (NSKT).
- Thời gian từ trồng đến thu quả đợt một (NSKT).


×