Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

CHẨN đoán một số BỆNH về DA TRÊN CHÓ và THEO dõi HIỆU QUẢ điều TRỊ tại BỆNH xá THÚ y, TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH THỊ BỬU TRÂN

CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ BỆNH VỀ DA TRÊN CHÓ VÀ
THEO DÕI HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Tên đề tài:

CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ BỆNH VỀ DA TRÊN CHÓ VÀ
THEO DÕI HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH XÁ THÚ
Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
Th. s Nguyễn Thị Bé Mười

Sinh viên thực hiện:


Huỳnh Thị Bửu Trân
MSSV: 3064619
Lớp: Thú y K32

Cần Thơ, 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Chẩn đoán một số bệnh về da trên chó và theo dõi hiệu quả điều trị
tại Bệnh Xá Thú Y, trường Đại học Cần Thơ; do sinh viên: Huỳnh Thị Bửu
Trân thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y, trường Đại học Cần Thơ từ 01/08/2010 đến
15/10/2010.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Cần Thơ, ngày

Duyệt Bộ môn

tháng năm 2010

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI


Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM ƠN
Có một câu mà tôi đã từng nghe rất nhiều người nói “ Thời gian đi rất nhanh nó
không bao giờ chờ đợi bất cứ ai” đó là một chân lý mà tôi là một trong những người
đã trải nghiệm. Hòa mình vào dòng chảy của thời gian đó khi nhìn lại tôi cũng đã
hoàn thành con đường học tập của mình để tiến bước vào tương lai. Để được như vậy
tôi:
Xin kính dâng cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng cao quý nhất bằng
tình yêu thương của đứa con mãi nhớ và yêu cha mẹ. Người đã sinh và dạy dỗ tôi
khôn lớn nên người.
Xin cảm ơn các anh, chị và em của tôi đã luôn ủng hộ và lo lắng cho tôi cả về
vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Bộ Môn Thú y- Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình chỉ dạy cho tôi những kiến thức về chuyên môn và
xã hội để hoàn thành công việc học tập cũng như giúp tôi vững bước vào đời.
Hơn hết tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Biện và cô Nguyễn Thị Bé
Mười đã yêu thương, quan tâm, chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức để tôi
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các anh chị làm việc trong Bệnh Xá Thú Y đã giúp đỡ và chỉ
dạy cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn.

Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn của tôi đã luôn quan tâm và động
viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 14 tháng 12 năm 2010
Huỳnh Thị Bửu Trân

iii


MỤC LỤC
Trang tựa

i

Trang duyệt

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng

vii


Danh mục hình

viii

Tóm lược

ix

Chương 1: Đặt Vấn Đề

1

Chương 2: Cơ Sở Lý Luận

2

2.1. Đặc điểm của da

2

2.1.1. Hình thái của da

2

2.1.2.Chức năng của da

2

2.1.3 .Cấu tạo của da


3

2.2. Các bộ phận phụ của da

4

2.2.1. Lông

4

2.2.2. Nang lông

5

2.2.3. Móng

5

2.2.4. Tuyến da

5

2.3. Những thương tổn da thường gặp khi khám lâm sàng

6

2.3.1. Thượng bì

6


2.3.2. Trung bì

7

2.3.2. Hạ bì

8

2.4. Bệnh da do ngoại ký sinh trùng

8

2.4.1. Bệnh ve cứng ký sinh

8

2.4.2. Bệnh ghẻ chó

10

2.4.3. Bệnh mò bao lông

12

2.5. Bệnh nấm da

13

2.6. Bệnh da lông do nguyên nhân khác


15

iv


2.6.1. Nhiễm trùng do vi khuẩn sinh mủ

15

2.6.2. Rụng lông do rối loạn hormone

17

2.6.3. Bệnh da do dinh dưỡng

18

2.7. Tính chất dược lý của một số thuốc sử dụng trong điều trị 19
Chương 3: Nội Dung Và Phương Pháp Thí Nghiệm

26

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

26

3.2. Phương tiện nghiên cứu

26


3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

26

3.2.2. Dụng cụ

26

3.2.3. Hóa chất

26

3.2.4. Thuốc điều trị

26

3.3. Nội dung và phương pháp thí nghiệm

26

3.3.1. Nội dung thí nghiệm

26

3.3.2. Phương pháp thí nghiệm

27

Chương 4: Kết Quả Và Thảo Luận


29

4.1. Tình hình bệnh da trên chó tại Bệnh Xá Thú Y

29

4.1.1. Tỷ lệ bệnh về da so với các bệnh khác

29

4.1.2. Tỷ lệ bệnh da trên chó theo loại hình lông

29

4.1.3. Tỷ lệ bệnh da trên chó theo tuổi

30

4.1.4. Tỷ lệ bệnh da trên chó theo phương thức nuôi

31

4.1.5. Tỷ lệ bệnh da trên chó theo giới tính

31

4.1.6. Tỷ lệ bệnh da trên chó theo nhóm giống

32


4.2. Tỷ lệ các loại bệnh về da trên chó tại Bệnh Xá Thú Y

32

4.2.1. Các loại bệnh về da

32

4.2.2. Hiệu quả điều trị các loại bệnh da

34

4.3. Một số ca bệnh da được khảo sát tại Bệnh Xá Thú Y

34

4.3.1. Bệnh da do ngoại ký sinh trùng

34

4.3.2. Bệnh da do nấm

36

4.3.3. Bệnh da do vi khuẩn sinh mủ

37

v



4.3.4. Bệnh da do rối loạn nội tiết

39

4.3.5. Khối u trên da

39

Chương 5: Kết Luận Và Đề Nghị

40

5.1 Kết luận

40

5.2 Đề nghị

40

Tài liệu tham khảo

41

Phụ lục

43


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ ca bệnh da

29

Bảng 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh da theo loại hình lông

29

Bảng 4.3. Tỷ lệ chó bệnh da xếp theo các nhóm tuổi

30

Bảng 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh da theo phương thức nuôi

31

Bảng 4.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh da theo giới tính

31

Bảng 4.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh da theo nhóm giống

32

Bảng 4.7. Tỷ lệ các loại bệnh da thường gặp


33

Bảng 4.8. Tỷ lệ hiệu quả điều trị bệnh về da

34

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cấu tạo da

3

Hình 2. Ve Boophilus microplus

8

Hình 3. Ve Rhipicephalus sanguineus

9

Hình 4. Cái ghẻ Sarcoptes scabiei var Canis

10

Hình 5. Demodex Canis

12


Hình 6. Ve bám nhiều ở vùng kín

35

Hình 7. Ve nhiều hút máu làm niêm mạc chó nhợt nhạt

35

Hình 8. Da mặt bị lở, sần, chảy dịch và viêm đỏ ở bệnh do Demodex
Canis

35

Hình 9. Toàn thân có nhiều vết loét do ngứa, gãy ở bệnh do Demodex
Canis

35

Hình 10. Da rụng lông lổm chổm toàn thân, ngứa và có vảy ghẻ ở bệnh
do Sarcoptes scabiei var Canis

36

Hình 11. Lông vùng mông rụng, có vảy và viêm đỏ lổm chổm ở bệnh
nấm da

37

Hình 12. Chó bị rụng lông toàn thân, viêm đỏ và có rất nhiều vảy gàu
rơi xuống


37

Hình 13. Viêm đỏ và nổi các mụt nhỏ li ti toàn thân

37

Hình 14. Da bị lở và viêm đỏ

38

Hình 15. Da bị nổi các mụn mủ trắng ở vùng bụng

38

Hình 16. Da bị lở loét, dịch mủ quện lại và viêm đỏ

38

Hình 17. Toàn thân chó nổi các mụn mủ, lở và chảy dịch

38

Hình 18. Khối u ở vùng mông chó

39

viii



TÓM LƯỢC
Sau gần 3 tháng thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Chẩn đoán một số bệnh

về da trên chó và theo dõi hiệu quả điều trị tại Bệnh Xá Thú Y, trường Đại học
Cần Thơ”. Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Trong tổng số 704 ca chó bệnh được đem đến khám và điều trị tại Bệnh Xá Thú
Y có 103 ca chó bệnh ngoài da chiếm tỷ lệ 14,63%. Trong đó có 40 ca nhiễm nấm
(38,84%), 30 ca nhiễm vi khuẩn sinh mủ (29,13%), 12 ca nhiễm Demodex Canis
(11,65%), 10 ca nhiễm ve (9,71%), 4 ca nhiễm Sarcoptes scabiei var Canis (3,88%)
và 3 ca rối loạn nội tiết (2,91%). Đối với chó có bộ lông dài và dày mắc bệnh về da
cao hơn (77,67%) chó có bộ lông ngắn và thưa (22,33%); chó từ 1 đến 3 năm tuổi
mắc bệnh về da cao nhất (35,92%), kế đến là chó từ 3 đến 5 năm tuổi (23,30%) và
chó dưới 1 năm tuổi (22,33%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là chó trên 5 năm tuổi (18,45%).
Còn đối với phương thức nuôi thì nuôi thả mắc bệnh cao hơn (54,37%) chó nuôi nhốt
(45,63%). Tỷ lệ nhiễm bệnh da của chó đực cao hơn (62,14%) chó cái (37,86%); chó
ngoại dễ mắc bệnh hơn (75,73%) chó nội (24,27%).
Sau một thời gian theo dõi hiệu quả điều trị thì trong 103 ca bệnh có 85 ca khỏi
bệnh chiếm 82,52%. Trong đó chiếm tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất (100%) là các bệnh về
da do ve, mò bao lông và ghẻ do Sarcoptes scabiei var Canis; kế đến là bệnh viêm da
có mủ (90%), bệnh khối u ở da (75%) và bệnh do nấm (65%). Tỷ lệ khỏi bệnh thấp
nhất là bệnh da do rối loạn nội tiết (33,33%). Đối với các bệnh do kí sinh trùng ngoài
da như ve thì dễ dàng loại bỏ bằng Frontline hoặc T-Kisi còn chó bị bệnh mò bao
lông kí sinh nặng thường điều trị lâu dài bằng Ivermectin kết hợp với tắm Taktic.
Bệnh viêm da có mủ cho kết quả tốt khi sử dụng Shotapen. Còn bệnh da do nấm cho
kết quả chậm và cần điều trị xuyên suốt với Griseofulvin và prednisone kết hợp với
tắm Haicneal. Phẩu thuật được dùng trong các bệnh như khối u trên da cho kết quả
tốt

ix



CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, phong trào nuôi thú cưng đặc biệt là nuôi chó kiểng đang phát triển ở
nhiều nơi của Việt Nam. Chó là con vật được thuần hoá từ rất sớm, nó luôn gắn liền
với các thành viên trong gia đình, nhất là các em nhỏ. Do đó, vấn đề chăm sóc sức
khỏe thú nuôi ngày càng được chú trọng và bệnh của chó ngày càng phổ biến, rất
được mọi người quan tâm. Một trong các bệnh xảy ra ở chó đó là bệnh da. Các bệnh
trên da của chó tuy không gây tử vong cao nhưng rất phức tạp, khó điều trị, gây khó
chịu ảnh hưởng đến đời sống bình thường của bản thân con vật, cộng đồng chó và
môi trường sống của con người. Chó ở mọi lứa tuổi, mọi giống đều có thể mắc các
hội chứng bệnh về da.
Da là cơ quan dễ thấy nhất cũng là cơ quan nhạy cảm nhất đối với tác động của
môi trường bên ngoài. Do đó, khi chó mắc bệnh về da hầu như dễ phát hiện để kịp
thời điều trị. Các bệnh da có thể là do các tác nhân từ môi trường ngoài như virus, vi
khuẩn, protozoa, nấm, ký sinh trùng, chấn thương, phản ứng với các tia cực tím hay
bắt nguồn từ các nguyên nhân bên trong như dị ứng, rối loạn nội tiết, dinh dưỡng, di
truyền, tâm lý. Nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau nhưng chỉ biểu hiện giới hạn
thành một số loại bệnh tích. Thực tế khi tìm hiểu sâu, bệnh da rất đa dạng và phức
tạp. Do đó, để cho việc điều trị bệnh được tốt thì đòi hỏi chẩn đoán phải chính xác,
điều trị hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém. Từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Chẩn đoán một số bệnh về da trên chó và theo dõi hiệu

quả điều trị tại Bệnh Xá Thú Y, trường Đại Học Cần Thơ”.
Mục đích của đề tài:
Ghi nhận các bệnh về da, các loại bệnh tích thường gặp ở chó.
Tìm hiểu cách chẩn đoán thích hợp để phân chia từng loại bệnh da.
Theo dõi kết quả điều trị đối với từng loại bệnh da.

1



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm của da
2.1.1 Hình thái của da
Da ở lưng, bụng, các chi dày hơn da ở môi, mi mắt; các lỗ tự nhiên (miệng, hậu
môn, âm hộ…) da rất bền nên bảo vệ cơ ở bên trong, vì thế trong nhiều trường hợp cơ
ở bên trong bị tổn thương mà da không bị rách.
Da có màu sắc khác nhau do có tế bào sắc tố. Ngoài ra, da còn có lông, màu
lông cũng khác nhau tùy loài gia súc (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm,
2005).
2.1.2 Chức năng của da
Mọi động vật đa bào đều được bao phủ bằng một màng bọc gọi là da, gồm một
hay nhiều lớp tế bào. Đó là một cơ quan quan trọng của cơ thể và đảm bảo nhiều chức
năng:
Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài: cơ học như cọ xát,
đè nén, các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, tia tử ngoại, hóa chất,...
Duy trì tính chất không đổi của môi trường bên trong cơ thể nhờ da có tính
không thấm nước và ngăn cản sự thoát hơi nước từ bên trong cơ thể. Nhờ có lớp mỡ
dưới da, da sẽ hoạt động như một tác nhân điều hòa thân nhiệt.
Da tham gia quá trình trao đổi chất: hô hấp và bài xuất nhờ mạng lưới mao
mạch, các tuyến nằm ở da.
Da chứa những đầu thần kinh cảm giác giúp cơ thể nhận cảm được áp lực nhiệt
độ, cảm giác đau (Lâm Thị Thu Hương, 2005).

2


2.1.3 Cấu tạo da


Hình 1. Cấu tạo da

( />Biểu bì:
Là biểu mô lát kép hóa keratin (sừng) mạnh. Bề dày của lớp này thay đổi tùy
nơi. Thường dày ở những chỗ không có lông và có sự cọ xát mạnh. Lớp này không
có mạch máu, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm thấu từ các mao mạch bên dưới.
Lớp này có tác dụng: lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hóa; chứa hắc
tố bào là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể đối với những tia bức xạ
và biểu bì không chứa mạch máu nên vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể nếu vết
thương chưa sâu đến lớp chân bì.
Chân bì:
Là lớp mô liên kết sợi vững chắc, có nhiều mạch máu và dây thần kinh. Chân bì
thường lồi lên biểu bì và tạo thành những nhú chân bì.
Chân bì được phân thành 3 lớp:
 Lớp nhú: ngay sát biểu bì, mỗi nhú là một khối mô liên kết thưa không có
hướng nhất định trong đó ngoài thành phần mô liên kết còn chứa tương bào và một số
bạch cầu. Đôi khi có những bó cơ trơn tạo thành cơ dựng lông.

3


 Lớp bình diện: là phần mô liên kết sâu nằm song song với bề mặt da, lớp này
chứa nhiều sợi keo, sợi đàn hồi, mạch máu, mạch bạch huyết, các sợi thần kinh và
đầu thần kinh như tiểu thể meissner, tiểu thể golgi mazzoni.
 Lớp dạng gân: tạo bởi mô liên kết chứa nhiều sợi chạy song song bề mặt da
và nén chặt nhau. Ở đây chỉ có mạch máu chạy xuyên qua chứ không phân nhánh,
cũng có những đầu thần kinh có bao.
Hạ bì:
Được cấu tạo từ mô liên kết thưa, nối chân bì với các cơ quan bên dưới giúp cho

da trượt được trên các cấu trúc nằm dưới. Tùy từng vùng của cơ thể, tùy tình trạng
nuôi dưỡng ở lớp hạ bì có thể có những thùy mỡ tạo thành những lớp mỡ dày hay
mỏng.
Trong hạ bì chứa những tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch và mạch bạch huyết,
dây thần kinh, đầu thần kinh trần và đầu thần kinh bọc như tiểu thể Ruffini (Lâm Thị
Thu Hương, 2005)
2.2 Các bộ phận phụ của da
2.2.1 Lông
Là sự biến dạng của lớp biểu bì. Biểu bì chạy lồng vào lớp bì và các tế bào của
nó bị hóa sừng. Lông có hình trụ dài, cắm sâu vào trong da và gồm có phần : thân
lông và chân lông.
 Thân lông: trồi lên trên mặt da, thân lông cắm chéo với bề mặt da và cấu tạo
gồm 3 lớp: tủy lông, vỏ lông và màng vỏ lông. Tủy lông ở chính giữa trục lông, chứa
những tế bào chưa hóa sừng, còn nhân. Giữa các tế bào có khoang chứa không khí
nhờ vậy lông có tính không dẫn nhiệt. Vỏ lông có chứa sắc tố melanin tạo nên màu
sắc cho lông. Còn màng vỏ lông cấu tạo bởi nhũng tế bào dẹp, xếp thành lớp đã hóa
sừng, không có nhân, không có sắc tố. Hình thái và cách sắp xếp của màng này tùy
loài gia súc.
 Chân lông: nằm sâu trong da đó là vùng dinh dưỡng sinh trưởng của lông.
Phần tận cùng của chân lông phình to gọi là củ lông. Cắt dọc chân lông gồm có hai

4


phần: ngoài cùng là bao sợi liên kết, trong là bẹ lông là phần kéo dài của biểu bì da.
Lớp sừng của da sẽ tạo thành màng vỏ bẹ.
2.2.2 Nang lông
Nang lông gồm biểu mô trong, biểu mô ngoài và bao xơ.
Biểu mô trong có nguồn gốc từ những tế bào biểu bì nằm ở đáy rãnh vòng quanh
nhú lông. Những tế bào ấy dần được đẩy lên rồi bị sừng hóa và thải trừ ra ngoài cùng

chất bài xuất bởi tuyến bã.
Biểu mô ngoài được tạo thành những sợi keo và sợi chun nối với nhau chung
quanh nang lông.
Bao xơ ở phía đáy lồi lên khỏi mô liên kết và có nhiều mạch máu, khối ấy gọi là
nhú lông.
2.2.3 Móng
Móng được phát sinh từ da, mô liên kết và xương của vùng đốt cuối cùng của
chi. Nó tạo thành các miếng sừng bọc các đầu chi.
Từ ngoài vào trong, móng gồm có 3 lớp: lớp ngoài (lớp mái), lớp giữa và lớp
trong. Các lớp này có độ dày và cách sắp xếp hơi khác nhau tùy theo loài gia súc.
2.2.4 Tuyến da
Tuyến da gồm tuyến bã, tuyến mồ hôi và tuyến sữa.
Tuyến bã là tuyến chế tiết ra chất làm mềm da và lông. Tuyến này thường nằm
giữa chân lông và cơ dựng lông. Tuyến được tạo thành bởi một khối đặc tế bào, khối
này được chia thành nhiều thùy nhưng có chung một ống bài xuất, ống này đổ vào
nang lông hoặc đổ thẳng ra bề mặt da. Tuyến được bao phủ bởi một mô liên kết đàn
hồi, kế là màng đáy, bên trong là những tế bào có hình khối hoặc đa diện, nhân tế bào
hình trứng.
Tuyến mồ hôi là những tuyến nằm sâu trong lớp chân bì. Tuyến mồ hôi chia
thành 3 đoạn: tiểu cầu mồ hôi, ống bài xuất và đường mồ hôi.
Tuyến sữa là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo sữa, chỉ
thấy trên thú cái. Tuyến sữa là một khối tròn dẹp nằm ngoài hạ bì đẩy da phồng

5


lên. Tùy loại thú mà vị trí và số lượng tuyến thay đổi. Mỗi vú là một tuyến gồm
những nang chế tiết sữa và một hệ thống ống dẫn sữa đổ vào một xoang tích lũy sữa
(bầu sữa) trước khi sữa tống ra ngoài (Lâm Thị Thu Hương, 2005).
2.3 Những tổn thương da thường gặp khi khám lâm sàng và phân loại các

thương tổn
Theo Harrison, 1999:
2.3.1 Thượng bì
Dát (macules) là vùng da có ranh giới, có màu sắc khác với màu da bình thường
không gờ cao hoặc lõm xuống so với bình diện da xung quanh. Các dát có thể to nhỏ
khác nhau là kết quả của giảm sắc tố hoặc tăng sắc tố melamin hoặc hemosiderin như
đốm cà phê sữa hay đốm mông cổ hoặc dị dạng huyết quản như u mao quản hay sự
giãn mao quản nhất thời (dát đỏ).
Sần (papules) là một thương tổn chắc, đường kính nhỏ hơn 1cm, đa số nổi gờ
cao hơn chứ không chìm xuống so với bình diện da xung quanh. Sự gờ cao đó là do
những chất tích đọng chuyển hóa ở trung bì hoặc do các thâm nhiễm khu trú ở trung
bì hoặc do tăng sản tế bào khu trú ở trung bì hay biểu bì. Các sần có bờ rõ rệt là kết
quả của sự tăng sinh về số lượng tế bào biểu bì hay tế bào sắc tố. Các sần trung bì
sâu hơn do các thâm nhiễm tế bào tạo nên thường có bờ không rõ rệt.
Đám (plaque) là một thương tổn gồ lên mặt da, có diện tích rộng so với độ cao
của nó. Thông thường nó được hình thành do sự hội tụ của các sần như trong bệnh
nấm và bệnh u xùi dạng nấm.
Vảy da (scales): tế bào biểu mô được thay thế hoàn toàn. Sản phẩm cuối cùng
của quá trình toàn hủy đó là lớp sừng. Lớp ngoài cùng của da tức lớp sừng không còn
nhân tế bào nên vảy bong đi. Khi mức tăng sinh tế bào biểu bì quá nhanh, lớp sừng
không được hình thành một cách bình thường và các tế bào lớp sừng vẫn còn nhân.
Sự bong ra của các tế bào lớp sừng tạo thành vảy da, các vảy da bám chắc, sờ vào thô
ráp là do sự tăng độ dày của lớp sừng ở từng điểm khu trú.
Mụn nước (vesicles) có đường kính dưới 0,5cm hay bọng nước (bullae) có
đường kính hơn 0,5cm là một thương tổn nổi gò cao, có ranh giới và chứa dịch lỏng.

6


Thường vách của mụn nước mỏng đến mức như là trong suốt và huyết thanh, bạch

huyết, máu hay thoát dịch tế bào chứa trong đó có thể nhìn thấy được. Mụn nước và
bọng nước xuất hiện do sự bóc tách ở các mức khác nhau của da hoặc ở trong lòng
biểu bì (đó là mụn nước trong biểu bì), hoặc ở mặt tiếp giáp giữa biểu bì và trung bì
(đó là mụn bọng nước dưới biểu bì).
Mụn mủ (pustules) là một thương tổn nổi gờ cao lên trên mặt da, có ranh giới,
chứa chất tiết dịch là mủ, màu trắng, vàng hoặc vàng hơi xanh. Thương tổn có thể
xuất hiện ở một nang lông hay ở da thường. Mụn mủ có thể có kích thước và hình thù
khác nhau, tuy nhiên mụn mủ ở nang lông luôn luôn có hình nón và thường có một sợi
lông ở trung tâm.
2.3.2 Trung bì
Mụn trứng cá (comedones): nang lông rỗng (không có lông) bị lấp đầy bởi các
mảnh sừng và chất nhờn dẫn đến hình thành mụn trứng cá.
U cục (nodule): một u hay cục là một thương tổn chắc khi sờ nắn, tròn hay bầu
dục, nằm sâu hơn sần, ở trung bì hay tổ chức dưới da hoặc trong lớp biểu bì. Độ sâu
của thương tổn chứ không phải kích thước của nó là yếu tố phân biệt giữa u và sần.
Các u được hình thành do thâm nhiễm tế bào, tăng sản hay lắng đọng chất chuyển hóa
ở trung bì hoặc tổ chức dưới da, thường là chỉ điểm của một số bệnh hệ thống như u
lympho, ung thư di căn có thể biểu hiện bằng các u da. Các u có thể xuất hiện do kết
quả của sự tăng sản lành tính hay ác tính của tế bào Keratin.
Vảy tiết hay vảy ghẻ (crusts) được hình thành do huyết thanh, máu hoặc mủ khô
và đóng lại trên da. Đó là dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn. Vảy tiết có thể mỏng hay
dày và dính, có màu vàng do huyết thanh khô tạo thành, có màu xanh hay vàng xanh
do chất tiết có mủ và có màu đỏ hay thẫm đỏ khi có máu.
Lở (erosions) là sự mất liên lạc của da chỉ nằm giới hạn ở lớp biểu bì. Mụn
nước và túi nước thường tiến triển thành loét và lở.
Loét (ulcers) là một thương tổn trong đó có sự hủy hoại thượng bì và lớp nhú
của trung bì. Một số đặc điểm có thể giúp cho sự xác định nguyên nhân của ổ loét bao
gồm vị trí, bờ, đáy, chất tiết dịch và đặc điểm định khu kết hợp khác như các u, vết

7



sước, giãn tĩnh mạch, phân bố lông, tóc, có hay không tiết mồ hôi và mạch đập kề ổ
loét.
2.3.3 Hạ bì
Khối u (tumors): một khối lớn bao gồm các cấu trúc da. Thuật ngữ này thường
dùng để chỉ tân bào (lành tính hoặc ác tính), cũng có thể dùng để chỉ viêm.
Mày đay (wheals) được đặc trưng bởi sần phù, vùng da bị phù lên có màu đỏ
hoặc tái và đặc điểm nổi bật là chỉ tồn tại trong vài giờ.
Xuất huyết dưới da là những vùng da có những chấm, đám, mảng màu đỏ hay
đỏ thẫm, xuất huyết có thể lan hay không tùy vào bệnh. Xuất huyết do nhiều nguyên
nhân và xảy ra khi các mạch máu ở vùng dưới da bị vỡ.
2.4 Bệnh da do ngoại ký sinh trùng
2.4.1 Bệnh ve cứng ký sinh
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996: họ ve cứng gồm có 6 giống là
Boophilus, Haemaphysalis, Amblyomma, Rhipicephalus, Dermacentor, Ixodes. Ở
nước ta gây bệnh chủ yếu trên chó là Boophilus microplus và Rhipicephalus
sanguineus.
Ve Boophilus microplus:

Hình 2. Ve Boophilus microplus

( images?)
Phân loại: Ngành Arthropoda, lớp Arachnida, bộ Acarina, phân bộ Ixodoidae,
họ Ixodidae, giống Boophilus, loài Boophilus microplus.
Hình thái học: ve không có rãnh hậu môn, có mắt, không màu ánh kim, không
có rua, đầu giả ngắn, đáy đầu giả hình 6 cạnh. Tấm dưới miệng dài hơn xúc

8



biện. Háng I có 2 cựa, háng II và IV chỉ có 1 cựa đơn giản. Ve đực nhỏ hơn ve cái,
có 2 đôi mai bụng, 1 đôi tấm cạnh hậu môn và 1 đôi tấm phụ, có mấu đuôi nhỏ, nhọn.
Háng I, III đều có 2 cựa, cựa háng I mập, nhọn và khỏe hơn các cựa khác, tấm cạnh
hậu môn có 2 cựa hẹp. Còn ve cái ở háng I có 2 cựa tròn, rộng, cách xa nhau, ở
khoảng giữa lõm hình chữ V.
Vòng đời:ve Boophilus microplus là loài ve một ký chủ. Chu kỳ phát triển qua
4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành. Ve đực hút máu thời
gian ngắn hơn, ít khi hút máu no. Ve cái hút máu 6 - 8 ngày, sau khi rơi xuống đất 3 15 ngày bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng từ 5 - 30 ngày. Từ khi đẻ xong đến lúc
chết 4 - 17 ngày. Thời gian nở của ổ trứng 12 - 28 ngày, thời gian nở của trứng 19 46 ngày. Ve cái đói bắt đầu hút máu ký chủ, sau đó ve đực đến giao phối. Sau giao
phối ve tiếp tục hút no máu rồi rơi xuống đất tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Ấu trùng
ve hút máu 4 - 13 ngày, lột xác thành thiếu trùng sau 6-14 ngày, có thể nhịn đói 120 150 ngày và có thể sống đến 210 ngày. Thiếu trùng ve hút máu từ 5-11 ngày lột xác
thành ve trưởng thành sau 5 - 14 ngày.
Ve Rhipicephalus sanguineus:

Hình 3. Ve Rhipicephalus sanguineus

( images?)
Phân loại: ngành Arthropoda, lớp Arachnida, bộ Acarina, phân bộ Ixodoidae, họ
Ixodidae, giống Rhipicephalus, loài Rhipicephalus sanguineus.
Hình thái học: ve có thân hình quả lê, màu nâu đen, đầu giả ngắn, gốc đầu hình
6 cạnh, hai góc bên nhọn và nhô ra ngoài. Ve đực có tấm cạnh hậu môn hình tam
giác còn ve cái có mai lưng hình bầu dục dài, rộng hơn.

9


Vòng đời: ve Rhipicephalus sanguineus là loài ve ba ký chủ. Chu kỳ phát triển
thường là một năm. Chu kỳ này qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng 6 chân, thiếu trùng 8
chân và giai đoạn trưởng thành. Ve cái đói bắt đầu hút máu ký chủ, sau đó ve đực

đến giao phối. Sau giao phối ve tiếp tục hút no máu rồi rơi xuống đất tìm nơi thích
hợp để đẻ trứng. Thời kỳ phát triển của các kỳ như sau:
 Ve cái đẻ: 2000 - 3000 trứng
 Trứng nở: 17 - 30 ngày
 Bữa ăn của ấu trùng: 2 - 4 ngày
 Bữa ăn của thiếu trùng: 4 - 9 ngày
 Bữa ăn ve cái: 6 - 51 ngày
 Biến thái của ấu trùng: 5 - 23 ngày
 Biến thái của thiếu trùng: 11 - 73 ngày
 Thời gian nhịn đói của ấu trùng: > 8,5 tháng
 Thời gian nhịn đói của thiếu trùng: > 6 tháng
 Nhịn đói của ve trưởng thành: >19 tháng
Triệu chứng và bệnh tích: ve thường bám ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ và
kẻ ngón chân. Nhiễm nặng thì thấy ve bám khắp cơ thể. Ve bám rất chắc vào da và
cắn hút máu ký chủ gây tổn thường sinh ra phản ứng viêm, làm ngứa ngáy khó chịu,
gãi thường xuyên có thể tạo nhiễm trùng thứ phát, áp xe hay loét. Nếu nhiều làm cho
ký chủ thiếu máu, da xù xì, dầy lên, chó gậm, liếm và cào cấu thường xuyên (Nguyễn
Văn Biện, 2001).
Chẩn đoán: căn cứ vào những triệu chứng lâm sàng.
2.4.2 Bệnh ghẻ chó (do Sarcoptes scabiei var Canis)

Hình 4.Cái ghẻ Sarcoptes scabiei var Canis

( images?)

10


Phân loại: ngành Arthropoda, lớp Arachnida, bộ Acarina, phân bộ
Sarcoptiformes, họ Sarcoptidae, giống Sarcoptes, loài Sarcoptes scabiei var Canis.

Hình thái học: thân chia làm 2 phần: phần phía trước là bộ phận lưng ngực có
đôi chân I và đôi chân II, phần sau thân là bộ phận lưng bụng có đôi chân III và IV.
Ghẻ có hình tròn hay bầu dục, con đực nhỏ hơn con cái. Cả con đực lẫn con cái đều
có điệm vuốt bàn chân. Trên mình phủ nhiều lông tơ, capitulum (đầu) có hình nón,
chiều ngang lớn gấp 2 lần chiều dọc. Mặt lưng có nhiều đường vân song song. Hậu
môn ở rìa cơ thể và có thể thấy ở mặt lưng. Ghẻ đực có giác bàn chân ở đốt chân số I,
II, III, lỗ sinh dục ở giữa đôi chân thứ III còn ghẻ cái có lỗ âm môn sau mặt lưng, có
giác bàn chân ở đuôi I, II. Quá trình phát dục của con ghẻ qua 4 giai đoạn: trứng, ấu
trùng, thiếu trùng và ghẻ trưởng thành.
Vòng đời: ghẻ đực và ghẻ cái giao phối với nhau trong đường rãnh ngắn ở lớp
biểu bì. Ghẻ cái sau khi đào được các rảnh thì bắt đầu đẻ trứng vào trong đó, mỗi
ngày đẻ được 1-2 trứng. Một đời ghẻ cái có thể sống được 4-5 tuần. Tổng số trứng
đẻ ra 40-50. Từ trứng phát dục đến ghẻ trưởng thành khoảng 8-15 ngày. Ấu trùng từ
trứng nở ra rời khỏi đường rãnh mà ghẻ cái đã đào, bò lên trên mặt biểu bì của da rồi
chui xuống khe kẻ của các chân lông để thành các lỗ huyệt nhỏ, sau đó tiến hành lột
xác ở trong này thành thiếu trùng. Thiếu trùng cũng chui sâu vào trong lớp bì của da,
hình thành những đường rãnh nông và hẹp, rồi lột xác thành ghẻ trưởng thành. Ghẻ
đực sau khi giao phối xong lưu lại trong các đường rãnh mà ghẻ cái đã đào được hoặc
tự đào lấy một đường rãnh phụ ở phía bên cạnh rồi sống ở đó (Phạm Sỹ Lăng và Phan
Địch Lân, 2001).
Triệu chứng và bệnh tích: ba triệu chứng điển hình là: ngứa, rụng lông và đóng
vảy (Nguyễn Văn Biện, 2001).
 Ngứa do cái ghẻ đào hang và tiết độc tố làm con vật ngứa nhiều, kích thích
con vật gãi, cọ xát làm cho tương dịch chảy ra cùng với máu và thượng bì đóng thành
vảy.
 Rụng lông do viêm bao lông và gây ngứa, con vật cọ nhiều. Kiểu rụng lông
này là rụng toàn bộ , đều và lan ra chậm.

11



 Những chỗ ngứa thường có mụn nước, do con vật gãi, các mụn này vỡ ra gây
những tổn thương, ở đây các tương dịch và thượng bì đóng thành vảy màu nâu nhạt.
Những chổ rụng lông và đóng vảy lan rộng dần có thể toàn thân, con vật bị trụi
lông, đóng vảy dày, nhăn nheo và có mùi hôi do chất nhờn của tuyến da tiết nhiều rồi
lên men, nhiễm trùng thứ phát. Khi bị ghẻ con vât có thể gầy ốm và chết.
Chẩn đoán:
`Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào các triệu chứng và bệnh tích lâm sàng điển hình
như: ngứa dữ dội, rụng lông , da đóng vảy, sần sùi,...
Chẩn đoán cận lâm sàng: Dùng dao tẩm glycerin cạo vùng da có bệnh tích đang
tiến triển cho đến khi da rướm máu. Lấy mẫu sản phẩm vừa cạo để lên lam và xem.
Xem trên kính hiển vi ở vật kính 10 .
2.4.3 Bệnh mò bao lông (do Demodex Canis)

Hình 5. Demodex Canis

( images?)
Phân loại: ngành Arthropoda, lớp Arachnida, bộ Acarina, phân bộ
Trombidiformes, họ Demodicidae, giống Demodex, loài Demodex Canis.
Hình thái học: ghẻ Demodex Canis có thân hình dài giống như một con sâu,
chiều dài 0,25-0,3mm và chiều rộng 0,4mm. Thân ghẻ chia làm 3 phần: đầu, ngực và
bụng. Đầu có 1 đôi râu đầu xúc giác, 1 đôi càng và 1 đáy đầu giả; ngực có 4 đôi chân
ngắn tù; bụng dài, trên mặt lưng và mặt bụng đều có những vệt hằn ngang. Ghẻ đực
có gai giao cấu nhô lên trên mặt lưng ở bộ phận ngực. Ghẻ cái có âm đạo ở mặt bụng.
Vòng đời: vòng đời của con ghẻ bao lông đều phát dục trên cơ thể chó. Ghẻ cái
đẻ trứng ra, từ trứng nở ra ấu trùng có 3 đôi chân. Ấu trùng lột xác thành thiếu trùng

12



có 4 đôi chân. Thiếu trùng qua 2 lần lột xác thành ghẻ trưởng thành. Lúc đầu con
ghẻ có ở phần vỏ bọc của thân lông, phần vỏ bọc củ lông rồi chui sâu xuống dưới đáy
củ lông. Bệnh phát triển nặng, con ghẻ có nhiều trong các ổ mủ ở lớp tổ chức dưới da
vật chủ (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001).
Triệu chứng và bệnh tích: thường có 2 thể bệnh: dạng ghẻ khô và dạng ghẻ mủ
 Dạng ghẻ khô: rụng lông trên da trán, mi mắt, 4 chân, da dầy cộm thành màu
đỏ xẫm, chó bệnh thường hay đưa chân lên gãi ở những chổ này.
 Dạng ghẻ mủ: có những mụn mủ sưng mọng, đặc quánh màu vàng xám do
các vi trùng sinh mủ xâm nhập vào. Tại đây da nhăn nheo, rụng lông lâu ngày, các tổ
chức chết cùng với dịch thể lâm ba tiết ra tạo thành các vẩy khô cứng dày cộm.
Bệnh nặng: toàn thân chó rụng lông hết, ở những vùng da mỏng như bụng, nách,
háng có những ổ mủ áp xe, mùi tanh hôi, khó chịu (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài,
2004).
Chẩn đoán:
Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào những triệu chứng lâm sàng như có những vết
rụng lông, mụn mẩn đỏ trên lớp da rụng lông, ngứa gãi, có mùi tanh hôi. Cần phân
biệt với các bệnh như nấm da, ghẻ do Sarcoptes scabieivar canis.
Chẩn đoán cận lâm sàng: Dùng dao tẩm glycerin cạo vùng da có bệnh tích đang
tiến triển cho đến khi da rướm máu. Lấy mẫu sản phẩm vừa cạo để lên lam và xem.
Xem trên kính hiển vi ở vật kính 10 x 10.
2.5 Bệnh nấm da
Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1978
Phân loại: ngành Ascomycota, lớp Ascomycetes, lớp phụ Pyrenomycetes, bộ
Plectascales, họ Gymnoasceae, giống Microsporum, Trichophyton, Achorion,
Epidermophyton.
Hình thái học: bệnh nấm da, nấm lông là những bệnh truyền nhiễm ngoài cơ thể,
ngoài da do tác động gây bệnh của nấm có hướng biểu bì, có thể tồn tại lâu dài, sống
hoại sinh trong hoàn cảnh. Ở trên da, chúng chỉ sống giới hạn ở lớp sừng của biểu bì
và tác động chủ yếu đến lông và nang lông, sinh những đám rụng lông rìa đều, ở đáy


13


da bị viêm hình thành những vảy lóc, có thể làm nang mưng mủ. Bệnh nấm da chủ
yếu gây ra do 4 giống: Microsporum, Trichophyton, Achorion và Epidermophyton
nhưng chủ yếu gây bệnh nấm da ở chó là Microsporum canis, Microsporum gypsyum
và Trichophyton mentagrophyte.
Cách sinh bệnh:
Nấm gây bệnh thông qua sự thủy phân chất keratin trên da, khuẩn ty của nấm
đâm vào làm yếu và gãy lông, làm hư hại nang lông và gây ra các bệnh tích viêm nang
lông, viêm da, da rụng lông thành từng đốm dạng vòng, hình tròn hay hình bầu dục, da
nổi lên ban đỏ rồi hình thành vảy, những vòng này gò lên có bờ rõ ràng, xung quanh
lông như bị xén, đôi khi gây viêm da có mủ do sự phụ nhiễm của vi trùng.
Nấm da phát triển ở lớp biểu bì của da, lông, móng, chúng không xâm nhập qua
lớp mô sống và không có mặt ở những vùng viêm nặng và dài. Thời kỳ nung bệnh từ
8-10 ngày, bệnh tích xuất hiện từ 15-30 ngày. Trong thời kỳ này, bệnh tích cũng có
thể tự hết và lông mọc lại từ 2-3 tháng nếu sức đề kháng của cơ thể tốt .
Triệu chứng và bệnh tích: rất đa dạng, biến đổi tùy thuộc vào vị trí nhiễm và
giống nấm gây bệnh. Da bị rụng lông hình đồng xu, đường kính từ 1-8 cm, da nổi
mẩn đỏ, có vảy là các triệu chứng và bệnh tích đặc trưng của bệnh này. Bệnh nấm da
có thể chia thành các thể bệnh sau:
 Thể cận lâm sàng hoặc nhiễm không biểu hiện bệnh tích rõ.
 Thể có những tổn thương dạng vòng cổ điển.
 Thể có những tổn thương chung nghiêm trọng do phụ nhiễm bởi vi khuẩn
hoặc các loài ký sinh trùng ngoài da.
Bệnh có những biểu hiện lâm sàng sau:
 Rụng lông hoàn toàn hoặc gãy lông như trạng thái cắt lông thành từng đốm
hoặc từng mảng trên da, mặt, mắt, môi hoặc toàn thân, lông xơ xác, dễ nhổ.
 Rụng lông toàn thân kèm theo da nhờn, xếp li, da cũng có thể thấy những vết
viêm loét do phụ nhiễm trùng.

 Da hôi, sần sùi, nổi mẫn đỏ hoặc đóng vảy, con vật ngứa ngáy khó chịu
Chẩn đoán:

14


Chẩn đoán lâm sàng:
Căn cứ vào triệu chứng và bệnh tích trên da có chu vi đều, giới hạn thường tròn,
bệnh tích rụng lông hoàn toàn hoặc gẫy lông như trạng thái cắt lông, bệnh tích được
bọc lên trên bằng vảy lóc, viêm ít khi nặng, da phù thũng và mưng mủ ở nang, lông
dễ nhổ.
Chẩn đoán cận lâm sàng:
Phương pháp xem tươi: lấy da, lông, móng tại vùng bị bệnh đặt lên lam kính
sạch, nhỏ một đến hai giọt KOH 10-20%, phủ lamelle lên ép nhẹ và để yên 10-30
phút để KOH làm mềm hầu hết các loại mô, làm tan các giọt mỡ và các mãnh khác
trong mô để dễ quan sát nấm hơn, hơ nóng nhẹ để giúp quá trình này diễn ra nhanh
hơn, nhưng không hơ quá nóng vì KOH sẽ bị kết tinh và bào tử gốc lông sẽ rơi ra.
Sau đó đưa lên kính hiển vi ở vật kính 40 để quan sát sợi nấm và bào tử nấm nếu có.
Phương pháp nuôi cấy: các bệnh phẩm thường được nuôi cấy trong ống nghiệm
hoặc đĩa petri có chứa môi trường thạch Sabouraud dextrose có bổ sung kháng sinh
(penicillin hoặc streptomycin). Tùy từng loại mẫu mà có cách lấy khác nhau:
Lông: dùng nhíp gắp từng sợi lông có cả chân lông khoảng 3-4 sợi đặt lên 3-4
điểm trên bề mặt môi trường.
Vảy: dùng que đặt vảy lên 3-4 điểm trên bề mặt môi trường.
Dịch mủ: dùng que cấy tam giác láng khắp mặt môi trường.
Sau khi cấy xong mẫu được ủ ở nhiệt độ 25-300C trong 1-2 tuần hoặc có khi đến
1 tháng. Khi nấm bắt đầu mọc ta tiến hành quan sát vi thể và đại thể.
2.6 Bệnh da lông do nguyên nhân khác
2.6.1 Nhiễm trùng do vi khuẩn sinh mủ
Các vi khuẩn này thường trú ngụ sẵn trên lông, trên bề mặt da hoặc từ môi

trường ngoài xâm nhập vào. Các loài vi khuẩn này thường thuộc Staphylococcus spp.
hoặc các vi khuẩn gram âm. Trong đó, Staphyloccus intermedius là vi khuẩn chủ yếu
gây bệnh, 10 % còn lại là S. aureus và S. hyicus. S.epidermis hoặc S. xylosus không
gây bệnh.

15


×