Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

CHẨN đoán và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ điều TRỊ BỆNH CARRÉ TRÊN CHÓ tại BỆNH XÁTHÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.64 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ THUÝ AN

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ BỆNH CARRÉ TRÊN CHÓ
TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Tên đề tài:

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH CARRÉ TRÊN CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Dương Bảo


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thuý An
MSSV: 3042767

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh Carré trên chó tại Bệnh
Xá Thú Y, Trường Đại Học Cần Thơ”.
Do sinh viên NGUYỄN THỊ THUÝ AN thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y - Đại
Học Cần Thơ từ ngày 15 tháng 12 năm 2008 đến ngày 15 tháng 3 năm 2009.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2009

Cần Thơ, ngày…..tháng.….năm 2009

Duyệt Bộ môn

Duyệt giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii



LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, được sự giảng dạy
tận tình của quí Thầy Cô, tôi đã tiếp thu và học hỏi được rất nhiều kiến thức quí báu
và cần thiết cho bản thân cũng như công việc sau này.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
- Bộ Môn Thú Y.
- Thầy Nguyễn Dương Bảo
- Các thầy cô của Khoa Nông Nghiệp.
Chân thành cảm ơn:
- Ban lãnh đạo Bệnh Xá Thú Y.
- Các anh chị ở Bệnh Xá đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực
tập vừa qua.
Lòng kính yêu và biết ơn:
- Cha mẹ của tôi đã tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như động viên
về tinh thần giúp tôi hoàn thành chương trình đại học.
Xin chúc quí thầy cô, người thân, anh chị dồi dào sức khoẻ, luôn gặt hái
nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.

Cần Thơ, Tháng 5 năm 2009

Nguyễn Thị Thuý An

iii



MỤC LỤC
Trang duyệt ................................................................................................................. i
Lời cảm tạ ..................................................................................................................ii
Mục lục .....................................................................................................................iii
Danh mục viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục hình .......................................................................................................... vi
Danh mục bảng ........................................................................................................ vii
Tóm lược.................................................................................................................viii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 2
2.1 Một số hằng số sinh lý của chó và ý nghĩa chẩn đoán................................... 2
2.1.1 Thân nhiệt

2

2.1.2 Tần số hô hấp............................................................................................ 2
2.1.3 Màu sắc kết mạc........................................................................................ 3
2.2 Bệnh Carré ở chó (Canine Distemper) .......................................................... 3
2.2.1 Lịch sử phân bố địa lý ............................................................................... 3
2.2.2 Đặc điểm của bệnh .................................................................................... 3
2.2.3 Đặc điểm và đặc tính của virus ................................................................. 4
2.2.4 Dịch tể học ................................................................................................ 5
2.2.5 Cơ chế sinh bệnh ....................................................................................... 6
2.2.6 Triệu chứng............................................................................................... 7
2.2.7 Bệnh tích ................................................................................................... 8
2.2.8 Chẩn đoán................................................................................................. 8
2.2.9 Điều trị...................................................................................................... 9
2.2.10 Phòng bệnh ............................................................................................. 9

iv



Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 11
3.1 Phương tiện nghiên cứu ............................................................................... 11
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ............................................................ 11
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm............................................................................... 11
3.1.3 Dụng cụ hoá chất .................................................................................... 11
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12
3.2.1 Hỏi bệnh.................................................................................................. 12
3.2.2 Khám bệnh .............................................................................................. 13
3.2.3 Điều trị.................................................................................................... 16
3.2.4 Xử lý số liệu ............................................................................................ 17
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN...................................................................... 18
4.1 Sơ bộ chẩn đoán chó bị bệnh Carré tại Bệnh Xá Thú Y ............................ 18
4.2 Kết quả chẩn đoán xác định chó bị bệnh Carré tại Bệnh Xá Thú Y.......... 18
4.3 Kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh Carré theo lứa tuổi ................. 19
4.4 Kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh Carré theo nhóm giống chó.... 20
4.5 Một số triệu chứng lâm sàng quan trọng xuất hiện ở chó bị bệnh Carré .. 21
4.6 Kết quả điều trị theo triệu chứng lâm sàng................................................. 25
Chương 5 KẾT LUẬN............................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 28

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

CDV Ag: Canine Distemper Virus Antigen.
C: Control
T: Test

S: Sample
P: Thể trọng
KS: Khảo sát
CĐSB: Chẩn đoán sơ bộ
KLS: Khám lâm sàng

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cấu trúc ARN của virus gây bệnh Carré .................................................4
Hình 2: Sơ đồ qui trình chẩn đoán, định bệnh và điều trị tại Bệnh Xá Thú Y .....12
Hình 3: Bộ test Canine Distemper Virus Antigen ..............................................14
Hình 4: Qui trình thực hiện xét nghiệm CDV Ag...............................................15
Hình 5: Chảy mũi xanh – viêm xuất huyết quanh mí mắt...................................23
Hình 6: Phân máu ..............................................................................................23
Hình 7: Sừng hóa bàn chân................................................................................24
Hình 8: Chó có triệu chứng thần kinh ................................................................24

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Phác đồ điều trị bệnh Carré ..................................................................16
Bảng 2: Kết quả xét nghiệm CDV Ag................................................................18
Bảng 3: Tỉ lệ nhiễm bệnh Carré trên chó theo lứa tuổi .......................................19
Bảng 4: Tỉ lệ nhiễm bệnh Carré trên chó theo nhóm giống ................................20
Bảng 5: Các triệu chứng lâm sàng quan trọng và tần suất xuất hiện ở chó bệnh

carré ..................................................................................................................21
Bảng 6: Tỉ lệ chó khỏi bệnh theo các triệu chứng lâm sàng................................25

viii


TÓM LƯỢC

Đề tài được thực hiện từ ngày 15.12.2008 đến ngày 15.03.2009, tại Bệnh Xá Thú Y
Trường Đại Học Cần Thơ. Trong quá trình thực tập thí nghiệm chúng tôi đã tiến
hành khảo sát 627 ca bệnh được các chủ nuôi đem tới khám và điều trị. Kết quả đề
tài thu được: Qua kết quả hỏi bệnh và khám lâm sàng, chúng tôi đã sơ bộ chẩn đoán
có 132 ca bị bệnh Carré chiếm tỉ lệ (21,05%) và kết quả của xét nghiệm Canine
Distemper Virus Antigen (test CDV Ag) đã xác định được có 26 ca nhiễm virus
Carré trong 38 ca xét nghiệm. Tỉ lệ nhiễm virus Carré chiếm (68,42%). Tỉ lệ nhiễm
bệnh Carré theo giống, giống ngoại chiếm (69,23%) và giống nội (30,77%); và theo
độ tuổi: < 6 tháng tuổi (57,69%), 7 – 12 tháng tuổi (23,08%) và > 12 tháng tuổi
(19,23%); Các triệu chứng lâm sàng quan trọng chai chân (84,62%), ho chảy mũi
xanh (80,77%) phân đen sệt, tanh (69,23%), co giật cơ mặt, nhai giả (46,15%). Tỉ
lệ khỏi bệnh là 23.08%. Trong đó với những ca chỉ có bệnh lý hô hấp thì tỷ lệ khỏi
là khá cao (37,50%), nhưng nếu có thêm tiêu chảy máu thì tỷ lệ khỏi thấp hơn nhiều
(18,18%), và nhất là khi bệnh đã ở thời kỳ cuối, con bệnh đã bị co giật, bại liệt thì tỷ
lệ khỏi rất thấp (14,29%).

ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng
được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Để thoả mãn nhu cầu về tinh thần, rất
nhiều người đã chọn thú nuôi sinh vật cảnh như chó, mèo…, và vì thế số lượng
cũng như chủng loại của chó ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, do hiểu biết về kỹ thuật
nuôi và nhất là về công tác vệ sinh, phòng dịch cho chó của đa số người nuôi còn
nhiều hạn chế nên tình hình dịch bệnh xảy ra trên chó vẫn đang là nỗi lo của người
chăn nuôi cũng như người làm công tác thú y.
Một trong những bệnh nguy hiểm nhất và vẫn đang xảy ra khá phổ biến trên đàn
chó nuôi hiện nay là bệnh Carré. Bệnh này do virus thuộc họ Paramyxoviridae,
giống Morbillivirus gây ra có tính chất âm ỉ, kéo dài, các triệu chứng lâm sàng xuất
hiện không ồ ạt nên chẩn đoán lâm sàng lúc đầu thường chỉ dừng lại ở mức nghi
ngờ, hoặc kết luận chỉ có được khi bệnh đã kéo dài hàng tuần, tình trạng bệnh đã rất
nặng, làm cho công tác điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém và hiệu quả điều trị
không cao. Do đó, việc phát hiện sớm và chính xác chó bị bệnh Carré là một yêu
cầu cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y
– Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ, chúng
tôi tiến hành đề tài: “Chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh Carré trên
chó tại Bệnh Xá Thú Y, Trường Đại Học Cần Thơ”.
Mục tiêu của đề tài:
Nhằm chẩn đoán sớm bệnh Carré trên chó từ đó có hướng điều trị kịp thời góp phần
làm gia tăng hiệu quả điều trị tại Bệnh Xá Thú Y, Trường Đại Học Cần Thơ và là
cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sau.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số hằng số sinh lý của chó và ý nghĩa chẩn đoán.
2.1.1 Thân nhiệt.

Gia súc có thân nhiệt ổn định, mỗi loài khác nhau có thân nhiệt khác nhau. Tuy
nhiên trong thực tế thân nhiệt sinh lý luôn biến động trong phạm vi hẹp. Thân nhiệt
bình thường của chó 380C – 390C. Thân nhiệt của chó trưởng thành bình thường
380C – 38.50C, đối với chó con có thân nhiệt là 38.50C – 390C (Nguyễn Dương Bảo,
2005).
Sốt là phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh làm cho thân nhiệt tăng quá
giới hạn sinh lý. Đo thân nhiệt giúp ta xác định được nguyên nhân gây bệnh (sốt
thường do viêm, nhất là viêm nhiễm trùng), tính chất và mức độ bệnh (bệnh nặng
hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính) (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
2.1.2 Tần số hô hấp.
Tần số hô hấp là số lần gia súc thở ra, hít vào trong một phút. Tần số hố hấp bình
thường của chó: 10 – 40 lần/phút. Tần số hô hấp thay đổi phụ thuộc vào giống, tuổi,
giới tính (gia súc cái mang thai tần số hô hấp cao hơn gia súc giai đoạn khác), điều
kiện thời tiết, chế độ làm việc (Trần Thị Minh Châu, 2005).
Ý nghĩa chẩn đoán.
Tần số hô hấp nhanh (thở nhanh): thường gặp trong trường hợp bệnh thiếu máu,
chất độc kích thích gây hưng phấn thần kinh hô hấp; bệnh ở hệ hô hấp (viêm khí
quản, viêm phế quản, viêm phổi); bệnh ở tim (suy tim). Tần số hô hấp giảm hơn
thường gặp trong trường hợp trúng độc các chất gây ức chế trung khu hô hấp: gây
mê quá liều, xuất hiện lúc gia súc sắp chết (Trần Thị Minh Châu, 2005).

2


2.1.3 Màu sắc kết mạc.
Theo Trần Thị Minh Châu (2005), bình thường kết mạc có màu hồng nhạt và không
thấy được các mạch quản lớn. Sự thay đổi màu sắc niêm mạc là do có sự thay đổi về
hoạt động của hệ tuần hoàn, thành phần máu và sự trao đổi khí CO2 ở phổi, hoặc do
viêm cục bộ.
2.2 Bệnh Carré ở chó (Canine Distemper).

2.2.1 Lịch sử phân bố địa lý.
Bệnh xuất hiện ở Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 18, có nguồn gốc từ Châu Á hay
Pêru. Mãi đến năm 1905, căn bệnh được bác sĩ người Pháp tên Henri Carré phân lập
(Trần Thanh Phong, 1996).
Riêng ở nước ta, sau bệnh Dại thì bệnh Carré đã gây nhiều tác hại trên khắp đất
nước. Năm 1991, Viện Thú Y đã sản xuất vaccin (trước đó, 1998 sản xuất kháng
huyết thanh) chống bệnh (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh Carré có ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt trong các trại nuôi chó nhưng cũng
không hiếm trong chăn nuôi chó sinh sản ở các gia đình. Ở nước ta, bệnh phát sinh
lẻ tẻ hay thành dịch ở nhiều nơi (Nguyễn Lương, 1993).
2.2.2 Đặc điểm của bệnh.
Carré là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus
gây ra. Bệnh gây chết với tỉ lệ cao trên loài ăn thịt, đặc biệt là loài chó (Trần Thanh
Phong, 1996).
Theo Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004), “Carré là bệnh truyền nhiễm lây lan
rất dữ dội, chủ yếu ở chó non với các hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột và xuất
hiện các nốt sài ở bẹn, cuối cùng thường có hội chứng thần kinh”.
Bệnh xảy ra nhiều ở chó con từ 3 – 6 tháng tuổi, tỉ lệ chết cao, bệnh lây lan rất
nhanh (Apple and Gillespies, 1972).

3


Bệnh Carré biểu hiện đầu tiên trên hệ thống hô hấp: ho chảy mũi có dịch màu xanh,
tiêu chảy, ói mửa; nhưng hệ tiêu hoá là nặng và rõ nhất; và sau cùng thường biểu
hiện trên hệ thần kinh trung ương như: co giật, nhai giả.
/>2.2.3 Đặc điểm và đặc tính của virus.

Hình 1: Cấu trúc ARN của virus gây bệnh Carré
/>f


Virus có cấu trúc đa dạng có thể là hình cầu hoặc hình sợi, đường kính khoảng 100
– 300 nm, có vỏ bọc xù xì với những gai dài 9 – 15 nm, bao quanh nucleocapside
đối xứng dạng xoắn ốc (Trần Thanh Phong, 1996).

4


Sức đề kháng.
Theo Trần Thanh Phong (1996), virus dễ bị vô hoạt bởi môi trường ngoài nên rất
khó lây lan gián tiếp. Trong môi trường lỏng, virus sẽ rất dễ bị vô hoạt ở 560C trong
2 - 3 phút, ở 450C trong 10 phút, ở 370C trong 60 phút. Đối với các chất hoá học,
virus Carré dễ bị vô hoạt bởi những chất hoà tan lipid: ether, chloroform. Với tia
phóng xạ, virus dễ bị vô hoạt bởi tia cực tím, tia gamma.
Virus đề kháng kém với ánh sáng mặt trời và dễ bị cảm thụ bởi hầu hết các chất
kháng khuẩn như xà phòng (Thompson, 1998).
2.2.4 Dịch tể học.
Loài mẫn cảm, tuổi mẫn cảm.
Trong tự nhiên virus Carré gây bệnh cho chó, chồn, gấu, không gây bệnh cho mèo.
/>Virus carré cảm thụ với tất cả các giống chó nhưng mẫn cảm nhất là chó berger, chó
săn, chó bản xứ thì ít mắc bệnh hơn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của chó, nhưng phổ
biến nhất là chó từ 3 – 6 tháng tuổi, vì ở lứa tuổi này chó con không còn nhận được
kháng thể thụ động từ chó mẹ truyền sang. Những con chó mắc bệnh còn sống sót
sẽ có miễn dịch đến khi trưởng thành (Thompson, 1998).
Chất chứa căn bệnh.
Chó bệnh là nguồn bệnh chủ yếu, chó thải virus ra ngoài theo dịch mũi, nước mắt,
nước bọt, nước tiểu và phân. Chó thường bài thải virus sau 7 ngày cảm nhiễm. Các
bệnh phẩm chẩn đoán: lách, hạch lympho, não, tủy xương, thức ăn, nước uống của
chó bệnh là nguồn tàng trữ virus. Người, chuột và động vật khác là môi giới trung
gian truyền bệnh. Chó trưởng thành nhiễm virus nhưng không phát bệnh mà trở

thành nguồn tàn trữ virus nguy hiễm nhất (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004).

5


Đường xâm nhập và cách lây lan.
Virus xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay giọt
nước nhỏ hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Bệnh cũng có thể truyền qua nhau
thai (Trần Thanh Phong, 1996).
Virus Carré lây lan trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ qua đường hô hấp, qua dịch
tiết từ mắt, mũi, miệng. Virus lẫn vào các hạt bụi trong không khí và có thể gây
nhiễm cho chó trong suốt từ 2 – 3 tuần hoặc có thể lâu hơn, sự lây lan qua không
khí thường trong một vùng ngắn. Sự lây nhiễm nhanh hay chậm phụ thuộc vào mật
độ chó nuôi tại một vùng và tỉ lê chó được tiêm phòng (Thompson, 1998).
Mùa dễ mắc bệnh.
Bệnh xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi thời tiết đặc biệt vào những ngày mưa
nhiều, ẩm độ cao (Phạm Ngọc Thạch, 2006).
2.2.5 Cơ chế sinh bệnh.
Virus Carré xâm nhiễm vào cơ thể qua mũi, miệng dưới dạng các giọt khí dung
trong không khí. Virus tác động đầu tiên lên đại thực bào sau đó phát tán tới tế bào
lympho, lách, tuyến ức và ở đây virus nhân lên. Trong thời gian này, khoảng từ 8 –
10 ngày nhiễm bệnh, nếu cơ thể tạo được kháng thể, kháng thể sẽ trung hoà virus thì
chó sẽ có biểu hiện triệu chứng không rõ ràng, qua quá trình điều trị chó dần khoẻ
lại. Nhưng nếu virus nhân lên mà hệ thống lympho bào không chống lại được, virus
sẽ phát tán vào tế bào biểu mô ở các cơ quan như mắt, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá và
xuất hiện triệu chứng bệnh ở các cơ quan này. Sau 2 – 3 tuần nhiễm bệnh, đáp ứng
miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, virus sẽ phát tán đến hệ thống thần kinh gây co
giật, đến tế bào biểu mô như da gây viêm da và sừng hoá gan bàn chân. Chó có biểu
hiện triệu chứng thần kinh đầu tiên sau 4 – 5 tuần nhiễm bệnh (Thompson, 1998).


6


2.2.6 Triệu chứng.
Theo Trần Thanh Phong (1996), thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 3 – 8 ngày và sau đó
bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi lúc đầu
chảy nhiều dịch lỏng, rồi dần dần đặc lại đục và xanh. Triệu chứng bệnh Carré chia
làm các thể sau.
Thể cấp tính.
Trải qua hai đợt sốt gọi là sốt hai thì: đợt một thường xuất hiện trong khoảng 3 – 6
ngày khi chó bị cảm nhiễm, thời gian sốt kéo dài trong 2 ngày, sau đó giảm sốt. Vài
ngày sau lại xuất hiện đợt sốt thứ hai kéo dài cho đến lúc chết, hoặc khi cơ thể suy
kiệt. Virus xâm nhập vào cơ thể làm giảm bạch cầu, đặc biệt là lympho bào và gây
ra những triệu chứng trên đường hô hấp như viêm đường hô hấp từ mũi đến phế
nang với biểu hiện hắt hơi, ho, chảy mũi, thở khò khè, âm ran ướt. Trên hệ tiêu hoá
gây xáo trộn tiêu hoá với các triệu chứng đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu (phân
có màu cà phê) hoặc niêm mạc ruột bị bong tróc (phân màu nâu nhày). Đối với hệ
thần kinh, virus tác động lên não gây viêm não làm chó biểu hiện triệu chứng thần
kinh như đi siêu vẹo, mất định hướng, co giật, chảy nước bọt, bại liệt, hôn mê rồi
chết. Ngoài ra, virus tác động lên da làm cho da vùng bụng xuất hiện mụn mủ (nốt
sài).
Thể bán cấp tính.
Ban đầu biểu hiện trên hệ hô hấp và tiêu hoá thường ở thể thầm lặng (không rõ) kéo
dài 2 – 3 tuần, thời gian này chó có hiện tượng sừng hoá (keratin hoá) bàn chân. Sau
cùng xuất hiện triệu chứng thần kinh với các biểu hiện như co giật nhóm cơ vùng
chân, mặt, ngực và đau cơ, có hiện tượng nhai giả, liệt nhất là phần chân sau, chó
mất thăng bằng, co giật, hôn mê trong thời gian ngắn rồi chết.

7



2.2.7 Bệnh tích.
Xác chết thường gầy, hố mắt trũng sâu, niêm mạc mũi, miệng viêm cata, đỏ mọng
sưng dầy lên có nhiều chất nhớt, lỏng hay hơi đặc. Trên phổi có những biểu hiện
như viêm phổi nặng có khi có mủ, một số trường hợp gây viêm thuỳ phổi nhưng
thường xuất huyết điểm màu sẫm hoặc đỏ bằng hạt ngô, hạt đậu. Bệnh kéo dài, phổi
có thể bị nhục hoá, gan hoá. Niêm mạc dạ dày và ruột, chủ yếu là ruột non có nhiều
điểm xuất huyết, có khi bị bào mỏng, chất chứa trong ruột lẫn máu màu cà phê, bên
cạnh đó thành ruột có những điểm loét sâu màu nâu sẫm. Lách sưng có khi nhồi
huyết ở rìa lách. Gan sưng xuất huyết có khi xuất huyết thành vệt hoặc xuất huyết
điểm. Tim nhão, lớp mỡ vành tim đôi khi bị xuất huyết. Niêm mạc bàng quang có
thể có xuất huyết (Phạm Ngọc Thạch, 2006).
2.2.8 Chẩn đoán.
Chẩn đoán lâm sàng.
Theo Trần Thanh Phong (1996), chẩn đoán bệnh Carré dựa vào các triệu chứng như
chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi; xáo trộn hô hấp với biểu hiện ho, hắt hơi, viêm
phổi. Trên hệ tiêu hoá gây rối loạn tiêu hóa như ói, tiêu chảy. Trên da với các dấu
hiệu viêm da, nổi những mụn mủ (nốt sài) ở vùng da mỏng, sừng hóa (keratin hoá)
bàn chân, gương mũi. Trên hệ thần kinh làm xáo trộn thần kinh gây co giật, bại liệt.
Bệnh tiến triển trong vòng năm tuần, kết quả theo ba hướng khác nhau: lành bệnh;
lành bệnh kèm với di chứng (co cơ, giật cơ, viêm phổi, mất men răng, hư thận) và
chết (Nguyễn Ngọc Bình, 2007).
Chẩn đoán cận lâm sàng.
Có thể xác định thể vùi bằng cách phết kính biểu mô kết mạc hay biểu mô hạnh
nhân qua phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp. Phương pháp này cho kết quả
rất thuyết phục nhưng đòi hỏi phải có một kinh nghiệm quan sát dày dặn. Ngoài ra
có thể quan sát tế bào từ cặn nước tiểu, nhưng thường có thể vấp phải trường hợp
cho kết quả âm tính (Thompson, 1998).

8



2.2.9 Điều trị.
Đối với bệnh Carré thì không có thuốc đặc hiệu để điều trị, phương pháp điều trị
chủ yếu phụ thuộc vào chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc sử dụng kháng sinh chỉ có tác
dụng chống phụ nhiễm, kết hợp với biện pháp truyền dịch bằng dung dịch sinh lý
mặn, ngọt và dung dịch Lactase Ringer’s nhằm duy trì cân bằng điện giải cơ thể.
Ngoài ra cần bổ sung dinh dưỡng cho con vật trong lúc bệnh (Remo Lobertti, 2003).
Các nhà khoa học đã thành công tạo kháng huyết thanh chống bệnh Carré nhưng chỉ
đạt hiệu quả khi mới chớm bệnh (sau 2 – 3 ngày nhiễm bệnh). Nên tiêm kháng
huyết thanh cho những con khoẻ nhưng đã tiếp xúc với chó bệnh (Vương Đức Chất
và Lê Thị Tài, 2004).
2.2.10 Phòng bệnh.
Cách ly các cá thể khoẻ mạnh và cá thể mắc bệnh. Các chó con mới đưa về phải
cách ly tối thiểu 12 ngày mới nhập vào bầy. Trong thời gian cách ly phải thường
xuyên theo dõi thân nhiệt của con vật. Sát trùng khu vực nhiễm bệnh bằng nước
Javel, Formol hay Phenol (Nguyễn Ngọc Bình, 2007).
Theo Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004) có hai biện pháp phòng bệnh cơ bản:
phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh bằng vaccin.
Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng.
Như tất cả các bệnh truyền nhiễm của chó, việc chăm sóc nuôi dưỡng cẩn thận, vệ
sinh chu đáo có vai trò quan trọng trong phòng bệnh.
Khi phát hiện chó bị bệnh Carré phải cách ly triệt để, các chất thải của chó bệnh
phải được quét dọn, sát trùng tiêu độc (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004).
Phòng bệnh bằng vaccine.
Có thể bắt đầu tiêm vacciê sống nhược độc cho chó 6 tuần tuổi và lặp lại sau 2 – 4
tuần cho tới khi chó được 16 tuần tuổi, và mỗi năm tiến hành tiêm nhắc lại một lần
(Nguyễn Văn Biện, 2001).

9



Dùng vacciee phòng bệnh cho những con mới mua về không rõ nguồn gốc. Có thể
bắt đầu tiêm vaccine : Tetradog, Hexadog, Erican lần 1 lúc đầu 7 - 9 tuần tuổi, đối
với những con sinh ra từ mẹ được chủng ngừa, có thể chậm hơn một tuần, tiêm nhắc
lại lần 2 sau 3-4 tuần. Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.
/>
10


Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu.
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.
Thời gian: từ ngày 15.12.2008 đến ngày 15.3.2009.
Địa điểm: Bệnh Xá Thú Y - Trường Đại Học Cần Thơ.
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm.
Tất cả các chó có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm bệnh Carré được mang đến
khám lần đầu tại Bệnh Xá Thú Y - Trường Đại Học Cần Thơ.
3.1.3 Dụng cụ hoá chất.
Dụng cụ bao gồm dây khớp mõm, dây cố định chó, cân, bàn khám, nhiệt kế, ống
nghe, bông gòn, dây truyền dịch, ống tiêm, khu lưu bệnh.
Hoá chất thí nghiệm.
- Test thử Canine Distemper Virus Antigen (CDV Ag). Các thiết bị xét nghiệm
(test) bao gồm: ống hút nhỏ giọt vô trùng, dung dịch đệm (dung dịch chuyên biệt),
dung dịch nước muối sinh lý 9 0/00 và que tăm bông vô trùng.
- Thuốc điều trị:
Dịch truyền: Dextrose 5%, Lactate Ringer’s.
Kháng sinh: Baytril 2.5%, Marbocyl 2% hoặc Septotryl.
Thuốc bổ trợ: Vitamin C, Vitamin K, Hematopan B12.


11


3.2 Phương pháp nghiên cứu.
Hỏi bệnh

Khám bệnh

Cận lâm sàng

Lâm sàng

Điều trị

Theo dõi kết quả điều trị

Hình 2: Sơ đồ qui trình chẩn đoán, định bệnh và điều trị tại Bệnh Xá Thú Y.

3.2.1 Hỏi bệnh.
Thu thập các thông tin về con bệnh:
- Tên, tuổi, giống, giới tính, trọng lượng.
- Đã tiêm ngừa chưa, nếu có đã tiêm thuốc gì và thời gian tiêm ngừa cách đây bao
lâu.
- Thời gian và các biểu hiện của con bệnh.
- Đã điều trị ở đâu chưa, nếu có thì đã sử dụng thuốc gì, liều lượng bao nhiêu và kết
quả điều trị.

12



3.2.2 Khám bệnh.
Khám lâm sàng.
- Quan sát trực tiếp nhằm thu thập các biểu hiện bệnh bao gồm:
+ Trạng thái dinh dưỡng: mập hay ốm.
+ Trạng thái vận động: nhanh nhẹn, mệt mỏi, yếu cơ, bại liệt, co giật.
+ Các triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở mắt như mắt sưng, chảy nước mắt, đổ ghèn
xanh, viêm kết mạc, xuất huyết quanh mí.
+ Các triệu chứng lâm sàng ở mũi như dịch mũi, da vùng gương mũi.
+ Trạng thái, màu sắc phân và dịch ói (nếu có).
+ Quan sát và tìm các mụn mủ trên da, nhất là các vùng da mỏng như bụng.
- Quan sát kết hợp với sờ nắn da và bàn chân để thu thập sự mất nước và đặc biệt là
triệu chứng sừng hoá.
- Đo thân nhiệt: dùng nhiệt kế đưa vào trực tràng và giữ yên 3 phút, lấy nhiệt kế ra
và đọc kết quả đo thân nhiệt trên thang chia độ.
*Chỉ tiêu thí nghiệm:
- Sơ bộ chẩn đoán chó bị bệnh Carré.
Chẩn đoán cận lâm sàng.
Thông qua việc hỏi bệnh và khám lâm sàng những chó có triệu chứng nghi ngờ.
Chúng tôi tiến hành lấy dịch tiết ở kết mạc mắt, sử dụng test Canine Distemper
Virus Antigen (CDV Ag), được sản xuất bởi công ty Animal Genetics, Inc. Để tìm
kháng nguyên virus.

13


Hình 3: Bộ test Canine Distemper Virus Antigen

* Qui trình thực hiện test CDV Ag gồm các bước sau đây:
- Làm ướt đều tăm bông vô trùng bằng dung dịch muối sinh lý.

- Lấy bệnh phẩm bằng cách bộc lộ và quét tăm bông vào kết mạc mắt.
- Cho tăm bông có bệnh phẩm vào dung dịch chuyên biệt, khuấy đều, để khoảng 10
giây.
- Nhỏ 4 giọt hỗn dịch bệnh phẩm vào lỗ trống “S” trên thiết bị xét nghiệm của que
thử, để yên 5 phút và đọc kết quả.

14


Biện luận kết quả:
Âm tính: khi chỉ xuất hiện một vạch màu tím ngay vạch C (Control).
Dương tính: khi xuất hiện cả hai vạch màu tím tại vạch T (Test) và vạch C
(Control).
Không xác định: khi que không xuất hiện vạch màu tím tại vạch C (Control) hoặc
chỉ xuất hiện vạch màu tím tại vạch T (Test) tương ứng. Xem như test không có giá
trị.

Hình 4: Qui trình thực hiện xét nghiệm CDV Ag


*Chỉ tiêu thí nghiệm:
- Sơ bộ chẩn đoán bệnh Carré qua khám lâm sàng.
- Kết quả chẩn đoán xác định bệnh Carré trên chó.
- Xác định tỉ lệ bệnh theo lứa tuổi, giống, giới tính.
- Các triệu chứng lâm sàng quan trọng xuất hiện ở chó bị bệnh Carré.

15



×