Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

CHẨN đoán và điều TRỊ BỆNH nấm DA ở CHÓ tại BỆNH xá THÚ y, TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.47 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐOÀN THỊ HỒNG PHẤN

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA Ở CHÓ
TẠI BỆNH XÁ THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Tên đề tài:

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA Ở CHÓ
TẠI BỆNH XÁ THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Dương Bảo



Sinh viên thực hiện:
Đoàn Thị Hồng Phấn
MSSV: 3042824
Lớp: TY K30

Cần Thơ, 2009

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “chẩn đoán và điều trị bệnh nấm da ở chó tại Bệnh Xá Thú Y, trường
Đại Học Cần Thơ”
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Hồng Phấn thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y, Trường Đại
Học Cần Thơ, từ 10/01 đến 10/04/2009.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2009

Cần Thơ, ngày

Duyệt Bộ Môn


tháng

năm 2009

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Dương Bảo

Cần Thơ, ngày
tháng năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


Lời cảm tạ!
Xin gửi lời biết ơn vô hạn đến cha mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục, luôn quan tâm,
ủng hộ con trong học tập và cuộc sống.
Chân thành cám ơn ban giám hiệu nhà trường, bộ môn thú y, khoa nông nghiệp và
sinh học ứng dụng, cùng tất cả quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học
tập.
Gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy nguyễn Dương Bảo, người đã luôn quan tâm, tận tình
hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báo cho tôi terong suốt thời gian
thực hiện luận văn.
Chân thành các ơm quý thầy cô cùng tất cả các anh chị tại Bệnh Xá Thú Y đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài.
Cùng tất cả các bạn lớp thú y K30 đã chia sẽ và động viên tôi trong suốt khóa học.

iv



Mục lục
Trang tựa
Trang duyệt ............................................................................................................i
Lời cảm tạ .............................................................................................................ii
Mục lục ................................................................................................................iii
Danh mục bảng ..................................................................................................... v
Danh mục hình ..................................................................................................... vi
Tóm lược............................................................................................................. vii
Chương 1: Đặt vấn đề............................................................................................ 1
Chương 2: Cơ sở lý luận........................................................................................ 2
2.1. Da và các sản phẩm phụ của da............................................................ 2
2.1.1. Da .................................................................................................. 2
2.1.1.1. Chức năng của da ..................................................................... 2
2.1.1.2. Cấu tạo của da .......................................................................... 3
2.1.1.3. Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh .......................................... 4
2.1.1.4. Các tuyến dưới da..................................................................... 5
2.1.2. Các sản phẩm phụ của da ............................................................... 5
2.1.2.1. Lông ......................................................................................... 5
2.1.2.2. Móng........................................................................................ 6
2.2. Bệnh nấm da........................................................................................ 6
2.2.1. Phân loại nấm học .......................................................................... 6
2.2.2. Đặc tính sinh học ........................................................................... 7
2.2.3. Đặc tính miễn dịch ......................................................................... 7
2.3. Bệnh nấm da ở chó .............................................................................. 8
2.3.1. Nguyên nhân .................................................................................. 8
2.3.2. Cách sinh bệnh............................................................................. 15
2.3.3. Triệu chứng lâm sang và bệnh tích ............................................... 15
2.3.4. Chẩn đoán .................................................................................... 15
2.3.5. Điều trị......................................................................................... 17

2.4. Một số bệnh ngoài da khác khác ........................................................ 18
2.4.1. bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei var canis ...................................... 18
2.4.2. Bệnh do rối loạn hormone ............................................................ 18
2.4.3. Một số bệnh khác có liên quan ..................................................... 19
2.5. Tính chất vật lý và tác dụng của một ssos thuốc sử dụng trong thí nghiệm
điều trị ............................................................................................................ 19
2.5.1. Itraconazole.................................................................................. 19
2.5.2. Terbinafine................................................................................... 21
Chương 3: Phương pháp và phương tiện thí nghiệm ............................................ 23
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm....................................................... 23
3.2. Đối tượng thí nghiệm......................................................................... 23
3.3. Phương tiện thí nghiệm...................................................................... 23
3.4. Nội dung và phương pháp thí nghiệm ................................................ 24
3.4.1. Xác định chó bệnh da qua khảo sát các triệu chứng lâm sàng ....... 24
v


3.4.2. Xác định tỷ lệ chó nhiễm nấm da và thành phần các giống nấm gây
bệnh trên da chó bằng phương pháp xem tưới ..................................................... 25
3.4.3. Thí nghiệm theo dõi hiệu quả điều trị bệnh nấm da qua các phác đồ
điều trị tai bệnh xá thú y ...................................................................................... 26
Chương 4: Kết quả và thảo luận .......................................................................... 28
4.1. Kết quả xác định tỷ lệ chó bị bệnh da qua khám lâm sàng.................. 28
4.2. Xác định tỷ lệ chó nhiễm nấm da qua phương pháp xem tươi ............ 28
4.3. Xác định thành phần các giống nấm gây bệnh nấm da ....................... 29
4.3.1. Xác định tỷ lệ nhiễm ghép các giống nấm trên các ca bệnh nấm da30
4.4. Kết quả điều trị qua các phác đồ điều trị ............................................ 33
4.5. Hiệu quả các phác đồ điều trị ............................................................. 35
Chương 5: Kết luận ............................................................................................. 36
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 37

Phụ chương ......................................................................................................... 39

vi


Danh mục bảng
Bảng 1: Phương pháp bố trí các phác đồ điều trị bệnh nấm da ở chó ................... 26
Bảng 4.1. Tỷ lệ bệnh da qua khám lâm sàng........................................................ 28
Bảng 4.2. Tỷ lệ bệnh nấm da qua xét nghiệm trực tiếp ........................................ 28
Bảng 4.3. Tỷ lệ các giống nấm gây bệnh nấm da ở chó ....................................... 29
Bảng 4.3.1. Tỷ lệ nhiễm ghép các giống nấm ...................................................... 30
Bảng 4.4. Hiệu quả các phác đồ điều trị nấm da trên chó..................................... 33
Bảng 4.5. Chi phí điều trị .................................................................................... 35

vii


Danh mục hình
Hình 1: Cấu tạo da................................................................................................. 3
Hình 2: Microsporum canis dạng sợi và đại bào tử................................................ 9
Hình 3: Microsporum gypseum............................................................................ 10
Hình 4: Trichophyton mentagrophytes dạng sợi và đại bào tử ............................. 11
Hình 5: Trichophyton verrucosum ....................................................................... 12
Hình 6: Trichophyton schoenleini dạng sợi và bào tử ......................................... 13
Hình 7: Epidermophyton floccosum..................................................................... 14
Hình 8: Các thuốc sử dụng trong các phác đồ điều trị.......................................... 27
Hinh 9: Sợi nấm và bào tử nấm da ở chó ............................................................. 32
Hình 10: Chó bị nhiễm nấm da trước và sau khi điều trị 5 tuần ........................... 34
Hình 11: Chó bị nhiễm nấm da trước và sau khi điều trị 2 tuần ........................... 34
Hình 12: Mô tả giống Microsporum canis và Microsporum gypseum .................. 39

Hình 13: Mô tả Trichophyton mentagrophyte, a: tiểu bào tử nhỏ, b: sợi nấm chứa tiểu
bào tử, c: sợi nấm, d: tiểu bào tử và e: đại bào tử. ................................................ 39
Hình 14: Mô tả bào tử của 3 loại nấm da thường gặp. (a) đại bào tử và tiểu bào tử của
giống Trichophyton spp. (b) đại bào tử Epidermophyton spp. (c) đại bào tử và tiểu bào
tử của giống Microsporum spp ............................................................................ 40
Hình 15: Sợi nấm và bào tử nấm da ở chó ........................................................... 40

viii


Tóm lược
Thực hiện đề tài “Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm da ở chó tại bệnh xá thú y trường
đại học Cần Thơ” nhằm xác định bệnh nấm da qua khám lâm sàng kết hợp với
phương pháp xét nghiệm trực tiếp (xem tươi). Từ 760 ca đem đến khám và điều trị,
chúng tôi đã xác định được 65 ca chó bệnh da, trong đó có 24 ca chó bệnh nấm da
(936,92%).
Có 3 giống nấm được tìm thấy. Ngoài hai giống phổ biến là Microsporum spp
(87,50%) và Trichophyton spp (41.67%) còn có sự hiện diện của chỉ một loài nấm da
mới là Epidermophyton floccosum (12,50%) thuộc giống Epidermophyton spp.
Có 66,67% các ca chỉ nhiễm một giống nấm. Còn có hiện tượng nhiễm ghép 2, 3
giống nấm trên cùng một ca bệnh.
Cả hai phác đồ điều trị theo thể bệnh có tỷ lệ khỏi hoàn toàn là 100%. Trong đó:
Bệnh thể cục bộ: phác đồ dùng terbinafine hiệu quả vì rút ngắn thời gian điều trị
(sau 2 tuần điều trị tỷ lệ khỏi bệnh đạt tới 77,77%) và chi phí thấp.
Bệnh thể toàn thân: phác đồ dùng itraconazole có thời gian điều trị rút ngắn và
được ghi nhận là không có phản ứng phụ trong suốt quá trình điều trị.

ix



x


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nấm da thường được biết đến bằng từ “ Ringworm” là bệnh do các loài
nấm sống kí sinh ở lớp thượng bì hoặc mô keratin hóa như: da, lông, móng gây ra.
Các triệu chứng chủ yếu của bệnh nấm da bao gồm: da đóng vảy, mẩn đỏ, sần sùi;
ngứa gãi; gãy, rụng lông; đôi khi bị mưng mủ do phụ nhiễm vi khuẩn. Vì vậy các
vật nuôi bị bệnh nấm da không chỉ tổn hại tới sức khỏe mà còn làm mất đi vẻ đẹp
thẩm mỹ và gây phiền toái cho người nuôi.
Nấm da có nhiều loại, có loại ưa đất, loại ưa người, loại ưa động vật,… có
một số loại có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người như giống
Microsporum spp, giống Trichophyton spp…, nên các vật nuôi bị bệnh nấm da
chính là nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm gây bệnh nấm da ở người.
Ngoài ra, theo nhiều tác giả thì việc điều trị nấm da ở người và vật nuôi như
chó, mèo thường khó khăn, phức tạp, thời gian điều trị kéo dài nhiều tuần, nhiều
tháng và nguy cơ tái nhiễm sau điều trị rất cao.
Nhằm vận dụng những hiểu biết của bản thân vào thực tiễn, nghiên cứu bệnh
nấm da trên chó. Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của quí thầy cô bộ môn
Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ,
chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Chẩn đoán và điều trị
bệnh nấm da ở chó tại Bệnh Xá Thú Y trường đại học Cần Thơ”.
Mục đích của đề tài:
Xác định bệnh nấm da qua chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm trực tiếp.
Xác định tỷ lệ nhiễm nấm da ở chó tại Bệnh Xá Thú Y.
Xác định thành phần loài nấm ký sinh trên da chó nhiễm nấm.
Xác định hiệu quả điều trị các phác đồ thí nghiệm.


1


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Da và các sản phẩm phụ của da
2.1.1 Da
Da là một trong những cơ quan lớn của cơ thể. Nó bao bọc toàn bộ cơ thể, có cấu
tạo gồm 2 lớp chính: lớp biểu mô trên mặt gọi là biểu bì, lớp mô liên kết phía dưới
gọi là lớp đệm hay lớp chân bì. Ngoài ra, phía dưới lớp chân bì là lớp mô liên kết
thưa, lỏng lẻo hơn chân bì gọi là lớp hạ bì. Hạ bì nối một cách lỏng lẻo với các
màng ở dưới sâu như màng cơ, màng xương.
Đối với loài chó, bên ngoài lớp da được bao phủ bằng bộ lông. Số lượng nhiều hay
ít, dày hay mỏng, lông ngắn hay dài là tùy thuộc vào từng giống chó khác nhau.
2.1.1.1 Chức năng của da
Theo Phạm Phan Địch (2002), da là lớp ngoài bao bọc toàn bộ cơ thể đảm nhận
nhiều chức năng quan trọng và riêng biệt:
 Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài: cơ học (cọ xát,
đè nén,…), vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, tia tử ngoại, hóa chất…
 Duy trì tính chất không đổi của môi trường bên trong cơ thể nhờ da có tính
không thấm nước và ngăn cản sự thoát hơi nước từ bên trong cơ thể nên da
có thể hoạt động như là một tác nhân điều hòa thân nhiệt.
 Da tham gia quá trình trao đổi chất: hô hấp và bài xuất nhờ mạng lưới mao
mạch, các tuyến nằm ở da.
 Da chứa những đầu dây thần kinh cảm giác giúp cơ thể nhận cảm được áp
lực, nhiệt độ và cảm giác đau.

2



2.1.1.2 Cấu tạo da

Hình
1 Cấu
Hình
1. Cấu
tạotạo
da da
(www.quyhoa.org.vn/.../image/1147833802421_a1.jpg)

Theo Lâm Thị Thu Hương (1996), cấu tạo da gồm có ba lớp:
Biểu bì
Là lớp ngoài cùng của da có chức năng bảo vệ và giữ gìn sự toàn vẹn các cấu
trúc ở phía dưới. Là biểu mô lát kép keratin mạnh. Tầng tế bào biểu bì ngoài cùng
là những biểu bì sống hình đa giác có khả năng sinh trưởng không ngừng. Trong
lớp tế bào biểu bì thì không có mạch máu đi tới, dinh dưỡng thực hiện nhờ vào sự
thẩm thấu từ các mao mạch bên dưới. Lớp sâu nhất của biểu bì là lớp đáy được tạo
thành bởi một màng tế bào khối vuông hình trụ nằm trên màng đáy. Chính lớp này
sẽ sản sinh ra nhiều lớp tế bào mới sẽ từ từ duy chuyển lên phía trên, lớp tế bào
phía trên bị đẩy lên bề mặt, sẽ sừng hóa và bong tróc di. Lớp sừng hóa (keratin) có
độ dày hay mỏng thay đổi tùy nơi trên cơ thể. Thường dày hơn ở những vùng
không có lông và có sự cọ sát mạnh. Biểu bì con già dày hơn con non, con đực dày
hơn con cái, ở vùng lưng dày hơn ở vùng bụng. Lớp biểu bì có tác dụng:
Lót mặt ngoài da và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hóa.
Chứa hắc tố bào, là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh
tia bức xạ.

3



Biểu bì không chứa mạch máu nên hạn chế sự xâm nhập và phát tán nhanh
của vi khuẩn trong cơ thể nếu vết thương chưa sâu đến lớp chân bì.
Chân bì
Là lớp mô liên kết sợi vững chắc, có nhiều mạch máu và thần kinh. Lớp này chứa
nhiều sợi keo (98 %), 1,5 % sợi đàn hồi nên quyết định tính bền và tính đàn hồi
của da. Chân bì thường lồi lên biểu bì và tạo thành những nhú chân bì. Chân bì
được phân thành 3 lớp là lớp nhú, lớp bình diện và lớp dạng gân.
Hạ bì
Là mô liên kết mỡ được ngăn thành nhiều thùy và tiểu thùy bởi những bó sợi
keo. Trong hạ bì chứa những tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch và mạch bạch huyết,
dây thần kinh, đầu thần kinh trần và đầu thần kinh bọc như tiểu thể Ruffini.
2.1.1.3 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da
Mạch máu
Các động mạch và tĩnh mạch của da nối với nhau thành lưới mạch máu chạy
song song với bề mặt da. Chính nhờ cấu trúc này mà da đảm nhận được nhiều
chức năng. Hệ động mạch và tĩnh mạch sẽ tạo thành 2 lưới mạch: mạch lưới nông
và mạch lưới sâu
Mạch bạch huyết
Bắt nguồn từ những mao mạch kín, đầu nằm trong nhú chân bì sau đó vào
lưới mao mạch bạch huyết dưới nhú đến tầng sâu của chân bì tạo thành lưới bạch
huyết trong chân bì nằm giữa 2 lưới mạch máu nông và sâu. Từ lưới này lại đổ vào
tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết dưới da.
Thần kinh
Nhánh thần kinh của da có 2 nguồn gốc: giao cảm và não tủy. Chúng tạo
thành đám rối nằm ở hạ bì và có 2 loại:
Đám rối thần kinh có myelin: là những nhánh của thần kinh có cảm giác,
đuôi gai của nó tạo thành những tiêu thể Vater – Pacini, Ruffini hay Golgi –
Mazzoni.
Đám rối thần kinh không có myelin: gồm những sợi thần kinh giao cảm tiếp

xúc quanh mạch máu và các tuyến dưới da.

4


2.1.1.4 Các tuyến dưới da
Tuyến bã
Là tuyến chế tiết ra chất làm mềm da và lông gọi là chất bã. Ở gia súc, trên
bề mặt da chổ nào cũng có tuyến bã trừ một số nơi: da mũi, đầu vú, gan bàn tay và
bàn chân. Tuyến này nằm giữa chân lông và cơ dựng lông.
Tuyến mồ hôi: Là những tuyến nằm sâu trong lớp chân bì. Ở chó tuyến này
cuộn lại thành bó. Tuyến mồ hôi được chia làm 3 đoạn:
Tiểu cầu mồ hôi: đoạn ống này cong queo nằm trong hạ bì. Đó là phần chế
tiết ra mồ hôi, đường kính lớn hơn ống bài xuất, cao 20 – 25 µm, vách ống cấu tạo
bởi 2 hàng tế bào là: tế bào biểu mô tuyến và tế bào cơ – biểu mô
Ống bài xuất: đoạn này chạy xuyên qua chân bì đến lớp mầm của biểu bì.
Vách của ống được cấu tạo bởi hai hàng tế bào nằm trên màng đáy, cả 2 loại đều
là khối đơn. Lớp tế bào ngoài thì sẫm màu, bên trong có tính chất bắt màu acid
mạnh, đỉnh tế bào có ngấm một chất mỡ có tác dụng bảo vệ.
Đường mồ hôi: đoạn này xoắn ốc trong biểu bì lên đến mặt da.
2.1.2 Các sản phẩm phụ của da

2.1.2.1 Lông
Là những sợi mảnh sừng hoá được phát triển từ những tế bào biểu bì. Chiều
dài và độ dày của lông thay đổi tùy vào từng vùng của cơ thể, mỗi lông có cấu tạo
gồm 2 phần: thân lông và chân lông.
Cắt ngang thân lông gồm 3 phần:
- Tủy lông: là trục của lông. Những tế bào gốc của tủy lông nằm trên đỉnh lớp
nhú lông là những tế bào hình đa diện. Phía ngoài trên hành lông các tế bào của
tủy lông biến đổi dần rồi bị sừng hóa, nằm rải rác trong những khoảng trống chứa

không khí.
- Vỏ lông: những tế bào gốc của vỏ lông cũng nằm trên đỉnh nhú lông chung
quanh những tế bào sinh tủy lông. Phần vỏ chứa sắc tố melanin tạo nên màu sắc
cho lông.
- Áo ngoài: là một lớp tế bào sinh ra từ những tế bào nằm trên sườn của nhú
lông ngay ở ngoài những tế bào sinh vỏ lông.

5


Chân lông gồm: bao biểu mô trong, bao biểu mô ngoài và bao xơ.
* Chức năng sinh lý của lông: chức năng quan trọng nhất là bảo vệ da và giữ nhiệt
cho cơ thể. Ngoài ra, còn có một số lông mang tính chất xúc giác như: lông môi,
mí mắt và mũi. Những lông này to, dài, có tính đàn hồi và bao sợi của lông có các
xoang chứa đầy máu và các đám rối thần kinh có nhiệm vụ xúc giác.
2.1.2.2 Móng
Là những miếng sừng dẹp lợp mặt lưng của những đầu ngón chân. Móng có bốn
bờ: bờ sau, hai bờ bên và bờ thứ tư ở phía đầu ngón. Móng là sản phẩm của biểu bì
dưới dạng một tấm chất sừng phủ lên bề mặt ở các ngón cuối cùng. Móng được
giữ vào thịt ở ba phía bởi một lớp da bì được cấu tạo bằng mô liên kết và lớp
thượng bì có khả năng sinh trưởng làm cho móng phát triển về chiều dài.
2.2 Bệnh nấm da (Dermatophytosis)
2.2.1 Phân loại nấm học
Ngành Ascomycota
Lớp Ascomycetes
Lớp phụ Pyrenomycetes
Bộ Plectascales
Họ Gymnoasceae
Giống Microsporum, trichophyton và Epidermophyton.
(Carter, 1990)

2.2.2 Đặc tính sinh học
Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1978:
Nấm da có thể sống kí sinh trên da, lông, móng hoặc hoại sinh ở môi trường
ngoài. Đặc tính chủ yếu của nấm da là ưa keratin nên trong đời sống kí sinh, nấm
da thích nghi đặc biệt với lớp biểu bì, sừng và lông. Vì thế chúng ta có thể tìm
nấm ở vùng keratin hóa và sự tiến sâu của chúng dừng lại ở vùng không có
keratin.

6


2.2.3 Đặc tính miễn dịch
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2006:
Tính kháng nguyên của nấm da
Cho đến nay tính kháng nguyên của nấm da được biết là thấp hơn vi khuẩn.
Điều này người ta cho rằng do thành khuẩn ty của nấm làm khuếch tán kém thành
phần kháng nguyên của nấm.
Kháng nguyên hoàn toàn của nấm kích thích cơ thể nhiễm bệnh sản sinh
kháng thể. Tuy nhiên các kháng thể trong huyết thanh của thú bệnh không tồn tại
lâu và không bảo vệ được thú.
Kháng nguyên không hoàn toàn có khả năng gây những phản ứng tối mẫn
cảm trên con vật bệnh.
Độc tố của nấm
Nấm da sản sinh ngoại độc tố tác động cục bộ lên da gây những ổ nhiễm nấm
có bệnh tích hoại tử hình thành những mụn loét.
Ngoại độc tố tác động thần kinh hay tác động toàn thân.
Miễn dịch nấm
Tính miễn dịch của nấm có tính chất trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch
thể. Người ta chia miễn dịch nấm ra làm hai loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch
tiếp thu.

Phần lớn thú khi tiếp xúc với nấm bệnh hay đã mắc bệnh đều có phản ứng
quá mẫn muộn: phát hiện bằng cách tiêm nấm hay các sản phẩm của nấm vào
trong da sẽ làm sưng đỏ vị trí tiêm.
2.3 Bệnh nấm da ở chó
Nấm da gây bệnh dermatophytosis là loại nấm lông gây bệnh truyền nhiễm
ngoài cơ thể, do có tác động của nấm có hướng biểu bì, có thể tồn tại lâu dài, sống
hoại sinh trong ngoại cảnh.
Ở trên da, chúng chỉ sống giới hạn ở lớp sừng của biểu bì và tác động chủ
yếu đến lông và nang lông, sinh những đám rụng lông rìa đều, không ngứa, chổ
rụng lông da có thể bị viêm hình thành những vảy và nang lông có thể mưng mủ.

7


2.3.1 Nguyên nhân
Theo Moraillon và ctv (1997), một số nguyên nhân chủ yếu sau tạo điều kiện
chó cảm nhiễm bệnh nấm da.

Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém.
Do lây nhiễm từ thú bệnh sang thú khỏe.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Suy giảm miễn dịch trong thời kỳ nhiễm bệnh.
Sử dụng kháng sinh lâu dài.
Các giống chó lông dài cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm da phát triển.
Khi gặp điều kiện chăm sóc kém, khí hậu nóng ẩm, ẩm độ của da tăng thì tỷ lệ
nhiễm nấm da ở những giống chó lông dài rất cao. Một số giống chó thường mắc
bệnh: Bắc Kinh, Nhật, Sharpei, West Highland, Scottish, Dogue Allemand….
Căn cứ vào hình thái học của nấm kí sinh trong lông và vẩy, nhiễm nấm trên
biểu bì, người ta chia nấm da gây bệnh dermatophytosis thành 3 giống:
Trichophyton spp, Microsporum spp và Epidermophyton spp. Bên cạnh đó, thú có

thể nhiễm một số nấm cơ hội như: Candida, Aspergillus, Penicillum,... chúng chỉ
gây bệnh khi sức đề kháng cơ thể yếu đi. Theo Fraser (1986), bệnh nấm da ở chó
được gây ra bởi 70% Microsporum canis, 20% bởi Microsporum gypseum, và
10% bởi Trichophyton mentagrophytes. Ở mèo, đến 98% do Microsporum canis
và 2% còn lại do Microsporum gypseum và Trichophyton mentagrophytes.

8


Giống Microsporum spp
Theo Frank Kralb và Rober M. Schwantzman (1964), giống nấm này được
phân lập ở động vật nuôi trong nhà và động vật hoang dã bị nhiễm bệnh. Trong đó,
có nhiều loài gây bệnh cho thú và người, thường gây bệnh thể toàn thân. Một số
loài Microsporum: M. canis (Bodin,1902), M.equinum (Gúeguen, 1904),
M.canium (Sabouraud, 1902), M.gypseum (Guiart, 1928 M. fulvum (Sabouraud,
1910), M.audouinii (Guby, 1843), M. distortum… Trong đó có 2 loài chính gây
bệnh nấm da trên chó, mèo là: M. canis và M. gypseum (Georg, L. K., 1959).
Microsporum canis

Hình 2. Microsporum canis dạng sợi và đại bào tử
(www.mycology.adelaide.edu.au/gallery/photos/mcanis11.html)

M. canis sinh nhiều bào tử lớn hình thoi, thành dày (4µ), có kích thước 1520 x 60-125 µ, bên trong chia thành 8-15 vách ngăn. Sinh ít tiểu bào tử, đơn lẻ, có
hình chùy, kích thước 2 - 3 µ và đính trực tiếp trên sợi nấm.
Chủng này thường kí sinh trên các vùng đầu, chân, đuôi và một vài nơi khác
của cơ thể. Bề mặt vùng bệnh tích của da thường không có lông, trên da có vảy và
dễ bị nhiễm trùng. Trường hợp nặng vùng da bệnh trở nên nổi mẫn đỏ, chảy mủ và
có nhiều vẩy. Lông bị nhiễm nấm M. Canis sẽ phát huỳnh quang dưới ánh sáng
của đèn Wood’s.


9


Nuôi cấy trong môi trường Sabuoraud có hoặc không có chất kháng sinh thì
khuẩn lạc mọc rất nhanh tạo khóm dạng lông, bề mặt có màu trắng hay vàng, xốp,
tạo rảnh hình đồng tâm, rìa khuẩn lạc màu vàng sáng.
+ Microsporum gypseum

Hình 3. Microsporum gypseum
( và www.doctorfungus.org)
Chủng này thường gây bệnh trên chó đôi khi ở mèo, ngựa và động vật gậm
nhấm hoang dã, lây lan sang người. Bệnh tích thường gặp ở vùng đầu, cổ và chân.
Vùng da bệnh rụng lông từng đốm dạng vòng, bề mặt phủ một lớp vảy xám.
Những lông bị nhiễm M. gypseum thì không phát huỳnh quang dưới ánh sáng của
đèn Wood’s.
Chủng nấm này sinh nhiều bào tử lớn, bào tử có dạng giống hình elip, gồ
ghề, bên trong có 4-6 vách ngăn, kích thước 7,5-16 x 25-60 µm, bào tử nhỏ sinh ra
rất ít có kích thước 2,5-3 x 4-6 µ, hình chùy và đính trực tiếp trên sợi nấm.
Nuôi cấy trong môi trường Sabuoraud có hoặc không có chất kháng sinh thì khuẩn
lạc mọc rất nhanh, bề mặt có dạng bột thô có màu nâu vàng, rìa khuẩn lạc phân bố
không đều, mặt dưới có màu vàng nhạt.

10


Trichophyton spp
Giống nấm này thường có các bào tử nấm kí sinh ở trên lông, là căn bệnh của
bệnh nấm rụng lông hoặc nấm lông mưng mủ. Những chủng nấm này hiếm khi
tạo ra đại bào tử. Nấm có dạng sợi không có vách ngăn, bào tử kết nhau thành
chuỗi theo trục dài của lông, ở bên ngoài và bên trong lông. Bào tử hình, điếu

thuốc, tròn hay bầu dục, thành mỏng, nhẵn đường kính khoảng 4-8 µm.
Giống Trichophyton có trên 50 loài, trong đó có một số loài phổ biến T.
mentagrophytes (Blanchard, 1896), T. equinum (Gedoelst, 1902), T. verrucosum
(Bodin, 1902), T. schoenleini (Langeron, 1930), T. gallinae (Silva và Benham,
1952), T. rubrum (Castellani ,1910), T. quinckeanum (Zopf, Mac – Leod và
Muende),...có 3 loài gây bệnh nấm da phổ biến trên chó là: T. mentagrophytes, T.
verrucosum và T. schoenleini.
+ Trichophyton mentagrophytes

Hình 4 Trichophyton mentagrophytes dạng sợi và đại bào tử
(www.doctorfungus.org )

Chủng này thường gây bệnh ở chó, mèo, thỏ và loài gậm nhấm. Thỉnh thoảng
còn gặp trên những thú khác và người.Thường gây bệnh vùng đầu, đôi khi ở khắp
cơ thể. Vùng da bệnh tích không có lông, có nhiều vảy. Thời kỳ đầu nhiễm bệnh,
bệnh tích là những nốt sần, mụn nước, mụn mủ. Sau hình thành vảy cứng màu
vàng, vết thương sưng đỏ trong trường hợp nặng. Lông nhiễm nấm không phát
huỳnh quang dưới ánh sáng đèn Wood’s.
Khuẩn lạc mọc rất nhanh trong môi trường Sabuoraud có hoặc không có chất
kháng sinh:dạng bột hay hạt, có nhiều lông tơ, mịn trên bề mặt, khuẩn lạc có màu
11


trắng hay kem, đôi khi có màu vàng hoặc đỏ. Mặt dưới khuẩn lạc có màu nâu,
thỉnh thoảng có màu vàng, cam hoặc đỏ sậm.
Quan sát dưới kính hiển vi, chủng T. mentagrophytes tạo ra vô số tiểu bào tử
hình cầu nhỏ, hình thon hay thon dài riêng lẻ dọc theo sợi nấm hoặc dạng chùm
giống quả thông ở đầu sợi nấm. Bào tử lớn ít hình chùy, hình thoi hoặc hình điếu
thuốc, thành mỏng, nhẵn và có nhiều vách ngăn (2 – 5).
+ Trichophyton verrucosum


Hình 5. Trichophyton verrucosum
(www.medmicro.wisc.edu/resources/imagelib/myco...)

Chủng này thường gây bệnh nấm da trên mèo, thỉnh thoảng cũng thấy trên
ngựa, lừa, chó và cừu, dễ lây sang người. Bệnh tích thường gặp ở vùng đầu, cổ,
chân. Thời kì đầu nhiễm bệnh, vùng bệnh tích có những nốt sần nhỏ có dạng hình
tròn hoặc oval, về sau hình thành vảy màu xám. Lông nhiễm nấm không phát
huỳnh quang dưới ánh áng đèn Wood’s.
T. verrucosum rất khó phân lập trong môi trường Sabouraud có hoặc không
có chất kháng sinh, sau 10 – 14 ngày nuôi cấy. Khuẩn lạc nhỏ, tròn, có nếp gấp,
ban đầu nhẵn, giống sáp, sau đó có màu trắng hoặc dạng bột vàng. Khuẩn lạc sẽ
mọc nhanh ở 37oC trong môi trường giàu dinh dưỡng.
Nấm sinh bào tử lớn và bào tử nhỏ ít, mảnh, vỏ nhẵn, có kích thước và hình
dạng rất khác nhau. Bào tử có dạng chuỗi là nét đặc trưng của loài.

12


+ Trichophyton schoenleini

Hình 6. Trichophyton schoenleini dạng sợi và bào tử
(www.geniebio.ac-aix-marseille.fr/zimages/arti.. và www.doctorfungus.org)

Chủng nầy thường gây bệnh trên chó, mèo, chuột, khỉ, đặc biệt ở người.
Thường xảy ra ở vùng đầu, vùng lưng. Vùng da bệnh có màu vàng nâu, hình bầu
dục, bề mặt phủ một lớp vẩy cứng, giai đoạn sau bệnh chuyển sang màu đỏ.
Khuẩn lạc phát triển chậm có màu trắng, nhăn trên bề mặt, đôi khi nhẵn,
giống sáp, dạng bột hoặc lông mịn trên bề mặt.
Chủng nấm nầy sinh rất ít bào tử nhỏ, có kích thước hình dạng rất biến đổi và

không sinh bào tử lớn.
Epidermophyton spp
Giống Epidermophyton spp có nhiều loài, trong đó chỉ có loài
Epidermophyton floccosum là gây bệnh nấm da trên người và động vật. Loài này
gây bệnh trên da, trên móng mà không cư trú trên lông, tóc.
Trong môi trường thạch Sabuoraud, khuẩn lạc phát triển chậm, ban đầu là
mọc nốt hay chấm màu vàng hay trắng. Khuẩn lạc có dạng bột hay mượt như
nhung, từ tâm khuẩn lạc phát ra nhiều tia sáng màu vàng xanh. Mặt dưới có màu
vàng nhạt. Sau vài tuần, khuẩn lạc phát triển thành dạng sợi có màu trắng.
Epidermophyton floccosum sinh nhiều đại bào tử , không có tiểu bào tử. Bào
tử lớn rìa trơn, vách mỏng có từ 2 – 4 vách ngăn. Thường thấy ở đầu mút sợi nấm,
đơn lẻ hay nhóm 2 – 3 bào tử đính trên sợi nấm.

13


Hình 7. Epidermophyton floccosum
( />2.3.2 Cách sinh bệnh

Nấm da phát triển ở lớp biểu bì (lớp keratin hóa) của da, lông, móng, chúng
không xâm nhập qua lớp mô sống và không có mặt ở những vùng viêm nặng và
dài.
Nấm gây bệnh thông qua sự thủy phân chất keratin trên da, khuẩn ty của nấm
đâm vào làm yếu và gẫy lông, làm hư hại nang lông và gây ra các bệnh tích như
viêm nang lông, viêm da, da rụng lông thành từng đốm dạng vòng, hình tròn hay
hình bầu dục, nổi mẫn đỏ, có vảy, đôi khi gây viêm da có mủ do sự phụ nhiễm của
vi trùng.
Theo Moraillon và ctv (1997), thời kỳ nung bệnh trung bình từ 8-10 ngày,
bệnh tích xuất hiện từ 15-30 ngày. Trong thời kỳ này, bệnh tích cũng có thể tự hết
và lông mọc lại từ 2-3 tháng nếu sức đề kháng của cơ thể tốt.

2.3.3 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
Triệu chứng và bệnh tích rất đa dạng, biến đổi phụ thuộc vào vị trí nhiễm và
giống nấm gây bệnh. Da bị rụng lông có hình đồng xu, đường kính từ 1 – 8 cm, da
nổi mẩn đỏ, có vảy là các triệu chứng và bệnh tích đặc trưng.
14


Bệnh nấm da có thể chia làm các thể bệnh sau:
- Thể cận lâm sàng hoặc nhiễm không biểu hiện bệnh tích rõ.
- Thể có những tổn thương dạng vòng cổ điển.
- Thể có những tổn thương chung nghiêm trọng do phụ nhiễm bởi vi khuẩn
hoặc các loài kí sinh trùng ngoài da.
Bệnh thường có những biểu hiện lâm sàng sau:
- Rụng lông hoàn toàn hoặc gẫy lông như trạng thái cắt lông thành từng đốm
hoặc từng mảng trên da, mặt, mắt, môi, hoặc toàn thân, lông xơ xác, dễ nhổ, dưới
chân được bao bọc bởi túi biểu bì.
- Rụng lông toàn thân kèm theo da nhờn, xếp li da, cũng có thể thấy những
vết viêm loét do phụ nhiễm trùng.
- Da hôi, sần sùi, nổi mẫn đỏ hoặc đóng vảy, con vật ngứa ngáy khó chịu.
2.3.4 Chẩn đoán
* Chẩn đoán lâm sàng
Quan sát trạng thái, triệu chứng và bệnh tích con vật. Căn cứ vào một số triệu
chứng và bệnh tích thường xẩy ra trên chó, mèo như: rụng lông hoặc gẫy lông
từng mảng hay toàn thân, da khô, hôi, sần sùi, có vảy gàu, nổi mẫn đỏ tại, con vật
ngứa, khó chịu...khi đó tiến hành chẩn đoán tại phòng thí nghiệm bằng phương
pháp xem tươi.

15



×