Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

CHẨN đoán và điều TRỊ một số BỆNH ở ĐƯỜNG hô hấp của CHÓ tại BỆNH xá THÚ y – TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.85 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ NGHĨA TRỌNG

CHẨN ðOÁN VÀ ðIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH Ở
ðƯỜNG HÔ HẤP CỦA CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y –
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên ñề tài:

CHẨN ðOÁN VÀ ðIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH Ở
ðƯỜNG HÔ HẤP CỦA CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y –
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Trần Thị Minh Châu

Sinh viên thực hiện:


Lê Nghĩa Trọng
MSSV: 3042847
Lớp: Thú Y K30

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

ðề tài: Chẩn ñoán và ñiều trị một số bệnh ở ñường hô hấp của chó tại Bệnh xá
Thú y – trường ðại học Cần Thơ; do sinh viên: Lê Nghĩa Trọng thực hiện tại
Bệnh xá Thú y- Trường ðại học Cần Thơ từ 06/02/2009 ñến 07/04/2009.

Cần Thơ ngày tháng năm 2009
Duyệt Bộ môn

Cần Thơ ngày tháng năm 2009
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ ngày tháng năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM TẠ


Trước tiên, tôi xin bài tỏ lòng biết ơn vô hạn ñến ông bà, cha mẹ và gia ñình
ñã tạo mọi ñiều kiện tốt nhất ñể tôi hoàn thành chương trình học.
Tôi vô cùng biết ơn cô Trần Thị Minh Châu ñã tận tình chỉ bảo và giúp ñỡ
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Hoàng Dũng ñã nhiệt tình hướng dẫn
tôi trong vai trò cố vấn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh ñạo và tất cả các anh chị trong Bệnh xá
Thú y ñã chỉ bảo và tạo ñiều kiện tốt cho tôi làm việc trong suốt thời gian thực tập ở
ñây.
Tôi xin gởi lời cảm tạ ñến toàn thể Quý thầy cô của bô môn Thú Y – Khoa
Nông Nghiệp & SHƯD – Trường ðại học Cần Thơ ñã tận tình chỉ bảo, hết lòng
truyền ñạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Kính chúc quý thầy cô, người thân, anh chị dồi dào sức khỏe, luôn gặt hái
nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.

iii


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Trang tựa…………………………………………………………………………..…i
Trang duyệt của Hội ðồng Khoa…………………………………………………....ii
LỜI CẢM TẠ……………………………………………………………………....iii
MỤC LỤC……………………………………………………………………….....iv
DANH SÁCH BẢNG…………………………………………………………..….vii

DANH SÁCH HÌNH……………………………………………………………...viii
TÓM LƯỢC……………………………………………………………………...…ix
Chương 1: ðẶT VẤN ðỀ………………………………………………………..…1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………………….2
2.1 TỔNG QUAN VỀ ðƯỜNG HÔ HẤP VÀ MỘT SỐ HẰNG SỐ SINH LÝ CỦA
CHÓ…………………………………………………………………………………2
2.1.1 Tổng quan về ñường hô hấp của chó………………………………………….2
2.1.2 Một số hằng số sinh lý của chó……………………………………………..…4
2.1.2.1 Thân nhiệt……………………………………………………………………………4
2.1.2.2 Tần số hô hấp (nhịp thở)…………………………………………………………...4
2.1.2.3 Tần số tim ñập (nhịp tim)…………………………………………………………..5
2.2 SINH LÝ CHỨC NĂNG HÔ HẤP…………………………………………..…5
2.2.1 Âm hô hấp sinh lý……………………………….…………………………….5
2.2.2 Âm hô hấp bệnh lý……………………………………………………….……6
2.2.3 Kiểm tra ho.........................................................................................................7
2.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ðƯỜNG HÔ HẤP……………….....7
2.3.1 Do môi trường……………………………………………………………...….7
2.3.2 ðiều kiện nội tại……………………………………………………………….8
2.3.3 Do vi khuẩn……………………………………………………………………8
2.3.4 Do virus…………………………………………………………………….….8
2.3.5 Do nấm...............................................................................................................8

iv


2.3.6 Do ký sinh trùng…………………………………………………………….....8
2.4 MỘT SỐ BỆNH ðƯỜNG HÔ HẤP………………………………………..…..9
2.4.1 Bệnh viêm mũi…………………………………………………………..…….9
2.4.2 Bệnh viêm thanh quản………………………………………………………....9
2.4.3 Bệnh viêm phế quản……………………………………………………….…10

2.4.4 Bệnh viêm phế quản-phế viêm (viêm phổi cata)…………………………….11
2.4.5 Bệnh viêm thùy phế viêm (viêm phổi thùy lớn)……………………………..12
2.4.6 Bệnh viêm màng phổi………………………………………………………..12
2.4.7 Bệnh viêm phổi hoại thư và hóa mủ………………………………………....13
2.5 MÁU VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁU………………………………….14
2.5.1 Huyết tương………………………………………………………………..…15
2.5.2 Hồng cầu…………………………………………………………….……….15
2.5.3 Bạch cầu…………………………………………………………………..….16
2.6 CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC…………………….….16
2.6.1 Gentamicin…………………………………………………………………..16
2.6.2 Baytril 2,5%.....................................................................................................17
2.6.3 Marbocyl 2%....................................................................................................18
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………....19
3.1 NỘI DUNG…………………………………………………………………….19
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU…………………………………………...….19
3.2.1 Thời gian thực hiện…………………………………………………………..19
3.2.2 ðịa ñiểm…………………………………………………………………...…19
3.2.3 ðối tượng nghiên cứu…………………………………………………..……19
3.2.4 Vật liệu……………………………………………………………………….19
3.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH…………………………………………..……20
3.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU…………………………………………………………...….21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………………....22
4.1 TÌNH HÌNH CHÓ BỆNH ðƯỜNG HÔ HẤP ðẾN KHÁM VÀ ðIỀU TRỊ
LẦN ðẦU TẠI BỆNH XÁ THÚ Y – TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ………....22

v


4.1.1 Mối liên quan giữa các lứa tuổi với bệnh hô hấp trên chó ñược ñiều trị tại
Bệnh xá Thú y……………………………………………………………………...22

4.1.2 Mối liên quan giữa giới tính ñực, cái với bệnh ñường hô hấp trên chó ñiều trị
tại Bệnh xá Thú y…………………………………………………………………..23
4.1.3 Mối liên quan giữa các giống chó với bệnh ñường hô hấp ñược ñiều trị tại
Bệnh xá Thú y……………………………………………………………………...23
4.2 CÁC THỂ BỆNH HÔ HẤP VÀ NHỮNG THAY ðỔI SINH LÝ MÁU TRÊN
CHÓ ðƯỢC ðIỀU TRỊ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y – TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN
THƠ …………………………………….........................………………………....24
4.2.1 Các thể bệnh hô hấp trên chó ñược ñiều trị tại Bệnh xá Thú y........................24
4.2.2 Sự thay ñổi số lượng hồng cầu và bạch cầu trên chó bệnh ñường hô hấp ñược
ñiều trị tại Bệnh xá Thú y………………..........................................................…....25
4.3 ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ðIỀU TRỊ…………………………………………...26
4.3.1 Hiệu quả của từng phác ñồ ñiều trị trên chó bệnh ñường hô hấp ñược ñem ñến
ñiều trị tại Bệnh xá Thú y……………………………………………………….….26
4.3.2 Hiệu quả ñiều trị trên từng thể bệnh hô hấp của chó ñược ñiều trị tại Bệnh xá
Thú y……………………………………………………………………………….27
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ………………………………………...…..29
5.1 Kết luận………………………………………………………………….……..29
5.2 ðề nghị …………………………………………………………………….…..29
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….30

vi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1: Một số phác ñồ thí nghiệm ñiều trị bệnh ở ñường hô hấp…….………...21
Bảng 3.2: Áp dụng phác ñồ ñiều trị………………………………………………..21
Bảng 4.1: Tỷ lệ chó bệnh ñường hô hấp theo ñộ tuổi ñược khảo sát tại Bệnh xá Thú
y…………………………………………………………………………………….22
Bảng 4.2: Tỷ lệ chó bệnh ñường hô hấp theo giới tính ñược khảo sát tại Bệnh xá

Thú y……………………………………………………………………………….23
Bảng 4.3: Tỷ lệ chó bệnh ñường hô hấp theo giống ñược khảo sát tại Bệnh xá thú
y………………………………………………………………………………..…...23
Bảng 4.4: Tỷ lệ các thể bệnh hô hấp trên chó trên tổng số chó ñến ñiều trị lần ñầu tại
Bệnh xá Thú y……………………………..……………………………………….24
Bảng 4.5: Tỷ lệ bệnh ñường hô hấp có số lượng hồng cầu và bạch cầu nằm ngoài
mức sinh lý…………………………………………………………………………25
Bảng 4.6: Tỷ lệ khỏi bệnh của từng phác ñồ ñiều trị trên hệ hô hấp ……….....…..26
Bảng 4.7: Tỷ lệ khỏi bệnh của các thể bệnh hô hấp của chó ñiều trị tại Bệnh xá Thú
y…………………………………………………………………………………….27

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Cấu tạo ñường hô hấp của chó…………………………………………....3
Hình 2.2: Cấu tạo phổi………………………………………………………………4
Hình 4.1: So sánh tỷ lệ khỏi bệnh giữa các thể bệnh………………………………27
Hình 4.2: Chó bệnh hô hấp chảy nước mũi xanh…………………………………..28

viii


TÓM LƯỢC

ðề tài: “Chẩn ñoán và ñiều trị một số bệnh ở ñường hô hấp của chó tại Bệnh
xá Thú y – trường ðại học Cần Thơ” ñược tiến hành tại Bệnh xá Thú y – trường
ðại học Cần Thơ từ 06/02/2009 ñến 07/04/2009. Bằng phương pháp khám lâm
sàng, kiểm tra số lượng hồng cầu và bạch cầu, chúng tôi ñã xác ñịnh ñược 34 ca

bệnh ở ñường hô hấp trên tổng số 352 ca chó bệnh ñược chủ nuôi ñem ñến khám
và ñiều trị lần ñầu (chiếm tỷ lệ 9,66%). Khi khảo sát về ñộ tuổi, giống, giới tính thì
chỉ có giai ñoạn 7 tháng – 2 năm và giai ñoạn > 5 năm là khác biệt có ý nghĩa thống
kê còn lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong ñó, chó bệnh viêm hô hấp
trên chiếm tỷ lệ cao nhất (47,06%), viêm phổi (29,41%), bệnh kết hợp chiếm tỷ lệ
thấp nhất (23,53%).
Trong 34 ca bệnh hô hấp chúng tôi tiến hành xét nghiệm 20 mẫu máu chó
bệnh ñường hô hấp thấy có số lượng hồng cầu, bạch cầu giảm và số lượng bạch cầu
tăng. Với ba phác ñồ ñiều trị ngẫu nhiên chung cho 34 ca chó bệnh ở ñường hô hấp
thì chúng tôi ñã ñiều trị khỏi 26 ca ñạt tỷ lệ 76,47%. Trong ñó phác ñồ III (sử dụng
Marbocyl 2%) có tỷ lệ khỏi cao nhất (83,33%) hai phác ñồ còn lại (sử dụng Baytril
2,5% và Gentamicin) có tỷ lệ khỏi như nhau (72,73%). Viêm hô hấp trên có tỷ lệ
khỏi bệnh cao nhất (100%), viêm phổi (90,00%) và thấp nhất là bệnh kết hợp
(12,50%).

ix


Chương 1: ðẶT VẤN ðỀ

Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, ñời sống người dân dần ñược nâng
cao, nhu cầu nuôi chó ngày càng phổ biến. Người ta nuôi chó với nhiều mục ñích
khác nhau từ những mục ñích hằng ngày như giữ nhà, làm cảnh, tiêu khiển,…ñến
những việc lớn như ñiều tra, bảo vệ an ninh hay phục vụ nghiên cứu khoa học. Vì
vậy việc bảo vệ sức khỏe và chăm sóc nuôi dưỡng chó là một vấn ñề hàng ñầu của
người chăn nuôi cũng như của những người làm công tác thú y. Có nhiều bệnh gây
tử vong cho chó trong ñó bệnh ở ñường hô hấp khá phổ biến, bệnh lý viêm phổi
chiếm tỉ lệ 8,40% (Trần Thị Huyền Diệu, 2008).
Như chúng ta ñã biết, hệ hô hấp là cơ quan trao ñổi khí trực tiếp với môi
trường bên ngoài. Là con ñường cung cấp oxy duy nhất cho hoạt ñộng sống của cơ

thể. Khi hệ hô hấp bị tổn thương thì không chỉ làm suy giảm chức năng của hệ hô
hấp mà còn làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể, ñiều này
làm cho bệnh trạng của chó ngày càng trầm trọng và nguy kịch hơn, dẫn ñến kém
hiệu quả ñiều trị. ðể nâng cao hiệu quả trong ñiều trị, việc chẩn ñoán ñúng bệnh và
ñề ra phác ñồ ñiều trị kịp thời là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác thú y
hiện nay.
ðược sự ñồng ý của Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường
ðại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành ñề tài “Chẩn ñoán và ñiều trị một số bệnh ở
ñường hô hấp của chó tại Bệnh xá Thú y – trường ðại học Cần Thơ”.
*Mục tiêu của ñề tài: chẩn ñoán và theo dõi hiệu quả ñiều trị trên chó bệnh ñường
hô hấp ñến khám lần ñầu tại Bệnh xá Thú y – trường ðại học Cần Thơ, nhằm hỗ trợ
cho việc ñiều trị tại Bệnh xá và làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sau.

1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 TỔNG QUAN VỀ ðƯỜNG HÔ HẤP VÀ MỘT SỐ HẰNG SỐ SINH LÝ
CỦA CHÓ
2.1.1 Tổng quan về ñường hô hấp của chó
ðường hô hấp ñược chia thành hai phần: ñường hô hấp trên bao gồm: lỗ mũi,
xoang mũi, thanh quản, khí quản; ñường hô hấp dưới gồm có phế quản và phế nang
(P.J Quinn et al., 1997). Với 2 nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chủ yếu là trao ñổi khí (lấy O2 từ ngoài vào cung cấp cho các mô
bào, và thải khí CO2 từ mô bào ra ngoài).
Ngoài ra hệ hô hấp còn có nhiệm vụ ñiều hòa thân nhiệt (một phần hơi nước
trong cơ thể ñi ra ngoài qua ñường hô hấp) (Hồ Văn Nam, 2006).
Niêm mạc của xoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản có nhiều tuyến
nhầy và lông rung có tác dụng diệt khuẩn và ngăn không cho vật lạ vào ñường hô

hấp trong (Trịnh Hữu Hằng, 2001).

Dạ dầy
Lá lách
Ruột kết

Ruột

thẳng
Hậu môn

Thực quản
Khí quản

Phổi

Tim
Gan

Ruột non

Hình 2.1: Cấu tạo ñường hô hấp của chó

Cấu tạo và ñặc ñiểm của hệ hô hấp trên chó
Mũi: Trước khi vào phổi không khí qua hai lỗ mũi ñi vào xoang mũi. Ở ñây
không khí ñược lọc sạch, sưởi ấm, tẩm ướt. Ngoài ra, xoang mũi còn là cơ quan
khứu giác. Khoang mũi gồm 3 phần: 2 lỗ mũi trước, khoang tiền ñình và 2 lỗ mũi

2



sau. Khoang mũi ñược lát lớp màng nhầy có lớp thượng bì ở trên. Trên màng nhầy
vùng phía sau còn có các lông thịt. Khi vận ñộng các lông ñẩy chất nhầy và bụi ra
ngoài. Dưới màng nhầy là mạng mạch máu dầy, thành mạch ở ñây có lớp cơ trơn
phát triển làm co giản mạch mạnh hơn. Khi không khí lạnh vào kích thích, mạch
dãn máu dồn về nhiều ñể sưởi ấm cho không khí trước khi vào ñường hô hấp bên
trong.
Thanh quản: Là xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương thiệt
cốt, giữ vai trò quan trọng trong việc ñiều chỉnh dung lượng không khí ñi vào phổi,
ngăn ngừa sự hít ngoại vật vào phổi, ñồng thời nó là cơ quan chính của phát âm.
Thanh quản gồm có các sụn: sụn giáp trạng, sụn nhẫn, sụn phiễu, sụn tiểu thiệt. các
sụn này nối với nhau bằng cơ. Thanh quản cũng như lổ mũi có thể nở rộng ra ñể
không khí vào nhiều hay ít tùy theo nhu cầu hô hấp của gia súc. Nếu các cơ co rút ở
ñó bị liệt thì sinh ra bệnh khó thở.
Khí quản: Là ống dẩn khí lớn nhất phía trên giáp thanh quản, phía dưới nối
với 2 phế quản (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003). Lót trong khí quản là màng nhầy. Trên
lớp tế bào thượng bì màng nhầy cũng có nhiều lông rung ñộng ñể ñẩy ra ngoài dịch
nhầy do các tuyến nhầy tiết ra.
Phế quản: Phế quản chia ra làm 2 phế quản chính phải và trái vào 2 lá phổi
tương ứng. Thành phế quản ñều có chứa sụn, phía trong là lớp biểu mô có chứa
lông rung và bài tiết dịch nhầy (Nguyễn Quan Mai, 2004).
Phổi: Phổi là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp, là nơi trao ñổi khí giữa không
khí và máu: thải khí CO2 từ máu ra không khí và hấp thu khí O2 từ không khí vào
máu ñể dẫn ñi khắp tổ chức cơ thể. Phổi gồm 2 lá phải và trái chiếm phần lớn xoang
ngực và ngăn cách nhau bởi màng trung thất. Phổi ñược phân chia thành các ñơn vị
nhỏ dần là: lá phổi, thùy phổi, tiểu thùy phổi và phế nang.

Nhánh cuống
phổi phải


Khí quản

Thùy phải
Nhánh cuống phổi
trái
Phế quản
Tiểu phế quản
Thùy trái
Màng phổi
Dịch phế mạc
Cơ hoành
Phế nang

Hình 2.2: Cấu tạo phổi

3


2.1.2 Một số hằng số sinh lý của chó
2.1.2.1 Thân nhiệt
Trong cùng một ñiều kiện chăn nuôi nhiệt ñộ gia súc non cao hơn gia súc
trưởng thành và gia súc già, thân nhiệt con cái cao hơn con ñực. Thân nhiệt sinh lý
của chó là 38-390C, thân nhiệt gia súc biến ñổi theo chu kỳ ngày ñêm thân nhiệt có
thể lên xuống trong vòng 10C, thấp nhất vào khoảng 2-4 giờ sáng, cao nhất khoảng
4-7 giờ chiều. Tuy nhiên thân nhiệt còn phụ thuộc và hoạt ñộng sinh lý của gia súc;
khi chó nhịn ăn 4 ngày: 38,40C, chó ñang tiêu hóa 41,30C.
Dựa vào thân nhiệt ta có thể biết ñược con bệnh sốt hay không sốt, sốt cao,
sốt vừa hay sốt nhẹ. Qua phản ứng sốt ta có thể xác ñịnh ñược: nguyên nhân gây
bệnh: sốt thường do hậu quả của các quá trình viêm, nhất là viêm nhiễm trùng. Các
sản phẩm viêm và ñộc tố của vi trùng tác ñộng và gây rối loạn hoạt ñộng của trung

khu ñiều hòa thân nhiệt, gây sốt. Tính chất và mức ñộ bệnh: bệnh nặng, cấp tính gia
súc sốt cao; bệnh nhẹ, mãn tính gia súc sốt vừa hay sốt nhẹ; xác ñịnh tiên lượng
bệnh tốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao nhưng giảm dần ñến phạm vi bình thường; xác ñịnh
tiên lượng bệnh xấu: bệnh nặng, sốt cao, ñiều trị không giảm, sốt liên miên hoặc sốt
cao rồi hạ ñột ngột xuống thấp hơn thân nhiệt sinh lý. Trong thời gian theo dõi
bệnh, chúng ta phải lấy thân nhiệt thường xuyên cho ñến khi hết bệnh, sẽ giúp chẩn
ñoán phân biệt một số bệnh dựa vào loại hình sốt hoặc có thể xác ñịnh tính chất và
mức ñộ bệnh (Trần Thị Minh Châu, 2005).
2.1.2.2 Tần số hô hấp (nhịp thở)
Là số lần gia súc thở trong 1 phút. Tần số hô hấp của chó: chó trưởng thành:
10-40 lần/phút, chó con 15-35 lần/ phút.
Chó khỏe thở ngực. Gia súc thở thể bụng trong trường hợp bị viêm màng
phổi, tràng dịch màng phổi,…Bệnh ký sinh trùng ảnh hưởng trực tiếp ñến hô hấp
như: giun ñũa, giun phổi, viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, viêm thanh quản,
viêm khí quản…
Tần số hô hấp tăng (thở nhanh): do bị rượt ñuổi, nhiệt ñộ nóng môi trường
(ngoại cảnh), sau khi làm việc nặng, trở ngại ñường hô hấp, các nguyên nhân gây
sốt, thiếu máu (khoáng, sắt)… Mắc bệnh làm hẹp thể tích phổi (viêm phổi bị hóa
gan, tràn dịch, lao phổi), những bệnh làm mất ñàn tính của phổi (khí phế, phổi khí
thủng).
Tần số hô hấp giảm: do những bệnh làm hẹp khí quản, khí quản, phế quản
(viêm, phù thủng), do trúng ñộc, bệnh gan nặng, chức năng thận bị rối loạn, liệt sau
khi ñẻ, sắp chết…(Hồ Văn Nam, 1982).
Hít vào khó khăn: do ñường hô hấp hẹp. Hít vào khó thường do viêm thanh
quản, những cơ quan lân cận bị viêm sưng to, chèn ép khí quản.
Thở ra khó: chủ yếu do phế quản nhỏ bị viêm sưng hoặc những chất thẩm
xuất ñọng lại làm lòng phế quản hẹp hoặc do phổi mất ñàn tính.
4



Hít vào kéo dài: thường gặp trong các bệnh viêm phế quản nhỏ, ñàn tính của
phế nang giảm…
Thở ngắt quản: thường do viêm màng phổi, thành ngực ñau, viêm phế quản
nhỏ, lúc gia súc sắp chết.
2.1.2.3 Tần số tim ñập (nhịp tim)
Chu kỳ hoạt ñộng của tim gọi tắt là chu chuyển tim là toàn bộ hoạt ñộng của
tim kể từ lúc tim co lần trước ñến lúc bắt ñầu co lần sau. Ở ña số ñộng vật, nhìn
chung số lần co bóp của tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Trung bình chó
trưởng thành: 60-160 lần/phút. Chó con: 200-220 lần/phút (Trần Thị Minh Châu,
2005).
Hệ tim mạch có liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác trong cơ thể. Do
vậy khi hệ tim mạch bị bệnh nó có thể ảnh hưởng ñến các bộ phận khác trong cơ thể
và ngược lại (Hồ Văn Nam, 2006).
Nhịp tim thể hiện cường ñộ trao ñổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ
thể cũng như của tim (Trần Cừ, 1975).
Nhịp tim tăng: máu có nhiều CO2, thần kinh giao cảm tăng, tuyến nội tiết bị
rối loạn (như tăng chất Thiroxin hay Adrenalin trong máu, nồng ñộ Ca++ trong máu
cao). Khi hệ tim mạch bị rối loạn dễ dẫn ñến rối loạn hô hấp (do lượng máu thiếu,
tuần hoàn bị rối loạn, việc vận chuyển khí ñến các mô bào bị rối loạn do suy hô hấp
và xung huyết phổi). Ngược lại, nếu hệ hô hấp bị bệnh thì nó cũng làm trở ngại hoạt
ñộng của tim hoặc gây viêm tim thực thể. Khi viêm phế mạc có thể lan tới viêm
ngoại tâm mạc hoặc nếu viêm phế quản mãn tính dẫn tới suy tim phải (Hồ Văn
Nam, 2006).
2.2 SINH LÝ CHỨC NĂNG HÔ HẤP
2.2.1 Âm hô hấp sinh lý
Âm thanh quản: khi thở không khí từ trong xoang mũi vào hầu rồi vào khí
quản, cọ sát rồi vào khí quản tạo nên. Nghe ở vùng hầu khá rõ âm “kh” âm khô và
sắc chính là âm thanh quản.
Âm khí quản: nghe rõ từ hầu ñến vùng ngực dọc theo ống khí quản dưới
vùng cổ, do âm thanh quản vọng vào nghe giống âm thanh quản nhưng nhỏ hơn

Âm phế quản: tất cả các loài gia súc trừ ngựa ñều có âm phế quản rõ nhất ở
khoảng sườn 3-4 trong xương bã vai nghe như âm “kh”, nhưng nhỏ và trầm hơn, do
âm khí quản vọng vào do sự chuyển ñộng của không khí từ khí quản rộng vào phế
quản hẹp hơn.
Âm phế nang: giống âm “ph” phát ra ñiều, nhẹ, nghe ñược ở mọi vị trí trên
phổi, ñược hình thành do luồng không khí chuyển ñộng từ phế quản xoáy vào phế
nang, nghe rõ lúc gia súc hít vào, lúc thở ra yếu hơn, nhưng cũng có nhiều lúc nghe
không rõ (Trần Thị Minh Châu, 2005).

5


2.2.2 Âm hô hấp bệnh lý
Âm phế quản bệnh lý: ñặt ống nghe giữa ngực, ta nghe ñược âm phế quản
mà không nghe âm phế nang ở tất cả các loài gia súc. Âm phế quản bệnh lý thường
có ở rìa sau của phổi, vì viêm phổi hay viêm màng phổi thường xuất phát từ vùng
ñó. Âm phế quản bệnh lý thường nghe ñược ở vùng rộng trong các bệnh viêm phổi
thùy, phó thương hàn bê nghé, suyển lợn, giun phổi, viêm phổi-phế quản mãn tính
và nghe ñược từng vùng nhỏ trong bệnh lao phổi (Hồ Văn Nam, 1982).
Âm ran (tiếng ran, tiếng rít): là loại tạp âm hình thành khi phế quản bị viêm.
Âm ran có hai loại: ran ướt và ran khô
Âm ran khô: hình thành khi quá trình viêm phế quản, dịch thẩm xuất ñọng
khô lại, thành phế quản sưng dầy hoặc xù xì làm gia súc thở ra, hít vào cọ xát mạnh
vào thành phế quản phát ra âm ran khô (giống tiếng ong kêu) (Trần Thị Minh Châu,
2005). Tiếng ran khô ở một vùng nhỏ thường do lao phổi; ổ mủ, viêm phế quản,
viêm phổi-màng phổi.
Tiếng ran khô nghe ñược trên một vùng ngực rộng, hầu như cả hai bên ñiều
nghe rõ, thường thấy trong bệnh viêm phế quản, phổi khí thủng, viêm phổi…Bệnh
viêm phổi ở gia súc non, sau khi lành trên phổi có nhiều ñiểm bị gan hóa, phổi xẹp,
tiếng ran khô tồn tại khá lâu (Hồ Văn Nam, 1982).

Âm ran ướt: hình thành trong trường hợp phế quản bị viêm và dịch viêm
hình thành, ñọng lại trong lòng phế quản. Không khí ñi qua làm xáo trộn chất dịch
lỏng trong lòng phế quản phát ra âm ran ướt (Trần Thị Minh Châu, 2005).
Tiếng ran ướt nghe rất nhỏ, như tiếng bọt vỡ, tiếng nước chớm sôi…thường
phát ra do những phế quản nhỏ gần phế nang chứa dịch thẩm xuất. Gặp trong hầu
hết các bệnh làm nhu mô phổi thẩm ướt như: viêm phổi, viêm phổi-phế quản, lao
phổi, thủy thủng phổi, phổi ứ máu…(Hồ Văn Nam, 1982).
Âm vò tóc: ñược hình thành trong các quá trình viêm phổi. Gia súc bị viêm
phổi, dịch viêm ñọng lại trong lòng phế nang làm các thành phế nang dính vào
nhau. Khi gia súc hô hấp ñặc biệt là kỳ hít vào xuất hiện âm vò tóc là do khi hít vào
không khí từ ngoài vào làm tách các thành phế nang và phát ra âm vò tóc (Trần Thị
Minh Châu, 2005).
Âm thổi vò: một số trường hợp viêm phổi ñặc biệt là trong phổi hình thành
các ổ mủ và khi mủ ñã ñược thoát ra tạo trong phổi các hang, các hang này thông
với phế quản. Tiếng cọ màng phổi: khi bị bệnh, fibrin ñọng lại trên lá thành và lá
tạng của màng phổi, làm cho màng phổi bị xùi lên, mất trạng thái trơn bóng bình
thường. Khi gia súc thở, fibrin xát vào nhau gây nên tiếng cọ xát-tiếng cọ màng
phổi. Tiếng cọ màng phổi là triệu chứng ñặc thù của bệnh viêm màng phổi (Hồ Văn
Nam, 1982). Tiếng vỗ nước: tiếng ốc ách như tiếng xao ñộng lồng ngực, là triệu
chứng lồng ngực tích dịch. Có thể là dịch thẩm xuất, thấy trong bệnh viêm màng
phổi, thẩm xuất, cũng có thể dịch thẩm lậu do nhiều nguyên nhân khác nhau.
6


Mất âm phế nang: có thể xuất hiên rãi rác hoặc trong từng ñám lớn trên các
vùng nghe do phổi bị viêm, dịch viêm hình thành ñọng lại trong lòng phế quản làm
mất khả năng trao ñổi khí của phế nang hoặc trong phổi xuất hiện những ổ nhục
hóa, gan hóa, Calci hóa, các ổ mủ.
2.2.3 Kiểm tra ho
Ho là một phản xạ có tính chất bảo vệ, nhằm tống ra ngoài những vật lạ như

dịch thẩm xuất, vi trùng, bụi bẩn,…Có thể gây ho bằng cách bóp mạnh vào phần
sụn giữa thanh quản và ñốt khí quản thứ nhất. Tùy theo vị trí bệnh trên phổi và tính
chất bệnh mà gia súc ho từng lúc hoặc ho kéo dài. Trong bệnh viêm phế quản, viêm
thanh quản do trong lòng khí quản có nhiều ñờm, niêm dịch, gia súc thường ho từng
lúc.
Ho kéo dài trong một thời gian là do những kích thích gây ho liên tục. Ví dụ:
ho trong bệnh viêm phế quản nhỏ, viêm phổi. Cũng có nhiều khi gia súc ho như
kinh giật từng cơn, do có những kích thích mạnh lên niêm mạc ñường hô hấp. Ví
dụ: ho lúc bị viêm phế quản nhỏ, viêm màng phổi, viêm phổi do ngoại vật.
Tiếng ho khỏe, to thường là do phổi còn khỏe, bệnh ở họng, khí quản hay ở
phế quản. Tiếng ho yếu, thất thường do tổ chức phổi có bệnh, bị thấm ướt, ñàn tính
giảm, màng phổi dính. Tiếng ho yếu trong trường hợp gia súc viêm phổi, viêm
màng phổi, lao,…Tiếng ho ngắn hay dài do thanh quản quyết ñịnh. Tiếng ho gọn,
vang là do thanh quản khỏe, ñóng kín; tiếng ho bé, không gọn do thanh quản bị
bệnh như viêm thanh quản, thủy thũng, thanh quản ñóng không kín, ñộng tác ho kéo
dài.
Tùy theo tính chất của chất kích thích mà xảy ra ho khan và ho ướt. Ho ướt
trong bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Ho khan trong bệnh viêm khí quản, viêm
màng phổi, lao phổi. Ho ñau: lúc ho, gia súc rất khó chịu, cổ vươn dài, chân trước
cào ñất, rên rĩ,… Gặp trong bệnh viêm màng phổi, họng thủy thủng nặng, viêm
niêm mạc ñường hô hấp nặng (Hồ Văn Nam, 1982).
2.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ðƯỜNG HÔ HẤP
2.3.1 Do môi trường
Các ñiều kiện xấu của môi trường tác ñộng gây ra bệnh ñường hô hấp bao
gồm:
Do ñiều kiện thời tiết: thời tiết nóng quá, lạnh quá hoặc thời tiết thay ñổi ñột
ngột tác ñộng trực tiếp lên ñường hô hấp hoặc làm giảm sức ñề kháng và gây nên
viêm ñường hô hấp trên và phổi.
Do môi trường bị ô nhiễm bởi khí ñộc như: SO2, CO2, NH3, CO…
Do thiếu dinh dưỡng làm sức ñề kháng giảm nhất là thiếu ñạm, vitamin A và

khoáng.
Do hít phải ngoại vật ñường hô hấp như bụi, thức ăn hoặc do uống thuốc
nhầm vào ñường hô hấp (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
7


2.3.2 ðiều kiện nội tại
ðiều kiện nội tại phát sinh bệnh ñường hô hấp gồm nhiều yếu tố: do hệ miễn
dịch của cơ thể chưa hoàn thiện (ở gia súc non); do cơ thể ñã bị bệnh khác như:
viêm hạch, khối u, chấn thương. Do xung huyết tĩnh mạch hoặc nhồi máu ñộng
mạch phổi, mảnh tổ chức trong những ổ viêm (như viêm nội tâm mạc, viêm ngoại
tâm mạc, viêm mũ hoại thư…) theo máu ñem vi trùng vào phổi. Ngoài ra còn do
viêm cơ tim, bệnh van tim, viêm hoành cách mô.
2.3.3 Do vi khuẩn
Có nhiều vi khuẩn gây bệnh ñường hô hấp như: Opportunistie bacteria,
Bordetella bronchiseptica, Klebsialla, Staphylococcus species…(P.J Quinn et al.,
1997).
Ngoài ra, còn có những vi khuẩn sống thường trú ở xoang mũi, khí quản trên
như: Pasteurella multocida, Streptococci, Bordestella Bronchiseptica, E.coli…khi
gặp ñiều kiên thuận lợi (nhiễm virus, hít phải khí ñộc, phổi sung huyết…) thì sẽ
phát triển gây bệnh (Clarence M. Fraser et al., 1991).
2.3.4 Do virus
Virus thường là nguyên nhân gây bệnh ñường hô hấp ở chó, mèo. Feline
calicivirus, Feline herpervirus gây bệnh viêm xoang mũi, khí quản ở mèo. Canine
parain – flueza virus, Canine adenovirus 1 và 2; Canine Distemper virus, Infection
canine hepatitis virus, Canine reovirus type 1,2,3 gây bệnh viêm khí, phế quản ở
chó. Các loại virus này xâm nhập và phá hoại niêm mạc ñường hô hấp tạo ñiều kiện
cho nhiễm trùng thứ phát như Pseudomonas spp, E.coli, Klebsiella pneumonia gây
bệnh (Nguyễn Văn Biện, 2001).
2.3.5 Do nấm

Aspergillus spp, Blastomyces dermatitidis, Cryptococcus neoformans,
Penicillium spp, Trichosporon spp gây bệnh viêm mũi.
Aspergillus fumigatus, Blastomyces dermatitidis, Coccidioides immitis,
Cryptococcus neoformans, Histoplasma capsulatum gây bệnh ñường hô hấp dưới
và màng phổi (P.J Quinn et al., 1997).
2.3.6 Do ký sinh trùng
Giun xoang mũi (Linguatula serata), giun ñường hô hấp (Capillarica
aerophila), giun phổi (Filaroides capilanose), sán lá phổi (Paragominus
westermani) (Nguyễn Văn Biện, 2001).

8


2.4 MỘT SỐ BỆNH ðƯỜNG HÔ HẤP
2.4.1 Bệnh viêm mũi
ðặc ñiểm
Quá trình xảy ra trên niêm mạc mũi, viêm tiết nhiều dịch, dịch mới ñầu lỏng
và trong, sau ñó ñặc lại và xanh. Gia súc non và gia súc già hay mắc. Nếu ñiều trị
không kịp thời và triệt ñể, bệnh dễ kế phát sang viêm xoang mũi, viêm họng hay
viêm thanh khí quản.
Nguyên nhân
Do khí hậu, thời tiết thay ñổi, hoặc do gia súc bị cảm cúm. Do chuồng trại
chật hẹp, bẩn thỉu, thiếu ánh sáng, có nhiều khí H2S, Amoniac. Do chăm sóc nuôi
dưỡng kém và phải làm việc quá sức. Do ngoại vật (cây cỏ cứng, que…) ñâm vào
hay do ký sinh trùng bám vào (ñĩa, vòi, vắt…). Do kế phát từ một số bệnh (viêm
màng mũi thoái loét, tỵ thư, carré…). Do viêm lan từ dưới lên (viêm màng mũi,
viêm họng… ).
Triệu chứng
Thể cấp tính: Chủ yếu là triệu chứng cục bộ. Gia súc chảy nhiều nước mũi
(nước mũi lúc ñầu lỏng và trong, sau ñó ñặc lại và xanh). Gia súc hắt hơi nhiều và

có hiện tượng ngứa mũi (do dịch viêm luôn luôn kích thích vào niêm mạc mũi).
Thường có cức mũi bám quanh lổ mũi. Khi kiểm tra niêm mạc mũi, thấy niêm mạc
xung huyết hoặc có những mụn nước, mụn mủ như hạt tấm hoặc ñậu xanh, thậm chí
có cả những nốt loét. Khi cức mũi nhiều và ñặc làm cho lòng lỗ mũi hẹp lại → gia
súc có hiện tượng ngạt mũi, khó thở.
2.4.2 Bệnh viêm thanh quản
ðặc ñiểm
Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc thanh quản → gia súc ho nhiều, gia súc
khan tiếng hoặc mất tiếng. Gia súc hay mắc nhiều nhất là chó, ngựa, trâu. Bệnh
thường xảy ra vào vụ ñông xuân. Thanh quản là một xoang ngắn, nó nằm giữa yết
hầu và khí quản, dưới xương thiệt cốt. ðược cấu tạo hoàn toàn bằng sụn. Do vậy
khi viêm thanh quản thường kế phát viêm khí quản và ngược lại.
Nguyên nhân
Gia súc bị cảm lạnh. Do gia súc bị hít phải một số khí ñộc (Amoniac, H2S,
Chlor…). Do kế phát từ một số (bệnh cúm, lao…). Do viêm lan từ một số khí quản
bên cạnh (viêm họng, viêm khí quản, viêm mũi…). Do bệnh về tim (gây nên ứ
huyết thanh quản→ gây viêm).
Triệu chứng
Con vật sốt nhẹ ăn uống bình thường. Con vật ho nhiều (ñặc biệt là về ban
ñêm và buổi sáng sớm hay khi gia súc vận ñộng nhiều). Con vật khan tiếng hoặc
mất tiếng. Dùng tay ấn vào vùng thanh quản, gia súc có phản xạ ñau. Nếu sụn tiểu
thiệt sưng to và ñau thì ảnh hưởng ñến quá trình nuốt thức ăn và nước uống (phản
9


xạ nuốt rất khó khăn). Nếu thanh quản sưng to thì nghe thấy tiếng rít, con vật thở
khó. Kiểm tra hạch lâm ba dưới hàm thấy hạch sưng to.
Tiên lượng
Ở thể nguyên phát: tiên lượng tốt, nếu cấp tính bệnh kéo dài 3 ngày hoặc
hàng tuần. Nếu mãn tính bệnh kéo dài hàng tháng hoặc vài tháng.

Ở thể kế phát: tùy theo sự phát triển của bệnh gây kế phát.
Chẩn ñoán
Căn cứ vào triệu chứng ñiển hình: ho nhiều, âm thanh quản thay ñổi, khan
tiếng hoặc mất tiếng. Khó thở sờ vào vùng thanh quản gia súc có phản xạ ñau.
Cần chẩn ñoán phân biệt với một số bệnh
Bệnh cúm: tính chất lây lan nhanh, sốt cao, kèm theo một số triệu chứng ñiển
hình khác.
Bệnh viêm phổi: Gia súc sốt cao, nghe vùng phổi có âm ran, gia súc bỏ ăn
hoặc kém ăn, khó thở rõ.
ðiều trị
Hộ lý: chuồng trại sạch sẽ thoáng khí. Giữ ấm cho gia súc (dùng dầu nóng
xoa vào vùng thanh quản). Cho gia súc ăn thức ăn dễ tiêu hóa, gia súc cần ñược giữ
yên tỉnh. Giai ñoạn ñầu của bệnh ta có thể dùng nước ñá chườm vào vùng viêm.
Dùng thuốc ñiều trị: dùng thuốc giảm ho long ñờm. Nếu thanh quản bị viêm
nặng, gia súc có hiện tượng nhiễm trùng kế phát, sốt cao, ta phải dùng kháng sinh.
Trong trường hợp thanh quản sưng to, gia súc có hiện tượng ngạc thở ta phải dùng
thủ thuật ngoại khoa (mở khí quản).
2.4.3 Bệnh viêm phế quản
ðặc ñiểm
Quá trình viêm có thể xảy ra trên mặt niêm mạc hay dưới niêm mạc của phế
quản. Quá trình viêm làm cho niêm mạc bị sung huyết, tiết dịch
niêm mạc rất
mẫn cảm. Do vậy trên lâm sàng ta thấy gia súc có hiện tượng khó thở. Tùy theo vị
trí người ta chia làm 2 thể: viêm phế quản lớn và viêm phế quản nhỏ. Bệnh thường
hay gặp về mùa lạnh, gia súc non và gia súc già thường hay mắc. Bệnh có thể
nguyên phát, hoặc thứ phát sau một bệnh khác.
Nguyên nhân
Cảm lạnh, bụi trong thức ăn do ăn thức ăn dạng bột. Khí ñộc chuồng trại:
Chlor, Amoniac, H2S, CO2,… Ẩm ñộ không khí cao. Nhiễm trùng phế quản do:
Staphylococcus, Streptococcus, Bordetella,…

Triệu chứng
Viêm phế quản lớn: sốt nhẹ, vừa, ho vừa (lúc vân ñộng, ăn lạnh). Tiếng rít
phế quản, âm ran xuất hiện trễ (3 ngày), nước mũi chảy nhiều, giảm tần số hô hấp.
X-quang: rốn phổi sáng.

10


Viêm phế quản nhỏ: sốt cao, ho nhiều (thường xuyên), âm ran và tiếng rít
xuất hiện sớm (2 ngày). Gia súc khó thở (tần số hô hấp tăng), chảy nhiều nước mũi,
âm gõ vùng phổi bình thường. X-quang vùng sáng màu chạy dài.
Thể mãn tính
Ho kéo dài, chậm lớn, kén ăn, thể trạng yếu, khó thở. Thỉnh thoảng xuất hiện
tình trạng nhiễm trùng phế quản.
Tiên lượng
Viêm phế quản lớn: tốt, thời gian ñiều trị từ 5-7 ngày. Viêm phế quản nhỏ:
vừa, ñôi khi mất 2 tuần ñiều trị, dễ kế phát sang viêm phổi ñốm.
Chẩn ñoán
Dựa vào các triệu chúng lâm sàng: tiếng rít phế quản, âm ran, khó thở. Xquang, âm gõ bình thường.
ðiều trị
Hộ lý: chăm sóc thật tốt, cho ăn ướt, cải thiện tiểu khí hậu chuồng trại: thông
thoáng, ấm.
Dùng thuốc ñiều trị: dùng kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc giảm viêm, trợ hô
hấp, giảm ho, tăng sức kháng bệnh.
2.4.4 Bệnh viêm phế quản-phế viêm (viêm phổi cata)
ðặc ñiểm
Viêm từng chùm tiểu thùy bao gồm các phế quản nhỏ và các phế nang. Vùng
viêm nhỏ phân tán khắp cả hai lá phổi.
Nguyên nhân
Tiểu khí hậu chuồng nuôi kém: khí ñộc (CO2, NH3, H2S…), nhiệt ñộ quá cao

hoặc quá thấp, ẩm ñộ cao. Sặc thức ăn, nước uống vào ñường hô hấp. Nhiễm trùng
hô hấp (Pasteurella, Salmonella, Streptococcus pneumonia, Haemophillus).
Triệu chứng
Sốt lên xuống. Ho ít hơn viêm phế quản, ho ướt và kéo dài. Gõ phổi: âm ñục
phân tán. X-quang: nhiều vùng sáng màu nhỏ gờ tròn. Nghe phổi: âm ran xuất hiện
sớm, tiếng rít phế quản. Xét nghiệm máu: bạch cầu nghiêng trái (bạch cầu non trung
tính tăng, bạch cầu ái toan và ñơn nhân giảm).
Tiên lượng
Vừa, thời gian ñiều trị khoảng 2 tuần. Dễ chuyển sang viêm phổi hóa mủ,
viêm phổi thùy lớn hoặc viêm màng phổi.
ðiều trị
Cách ly. Chăm sóc tốt, ăn ướt, tiểu khí hậu tốt. Dùng thuốc kháng sinh,
kháng viêm, thuốc trợ hô hấp, trợ sức, hạ sốt.

11


2.4.5 Bệnh viêm thùy phế viêm (viêm phổi thùy lớn)
ðặc ñiểm
Viêm phổi sốt cấp tính. Thở khó, chết nhanh khi mắc bệnh. Xảy ra trên thú
>2 tháng tuổi.
Nguyên nhân
Tiểu khí hậu chuồng nuôi kém: khí ñộc (CO2, NH3, H2S…), nhiệt ñộ quá cao
hoặc quá thấp, ẩm ñộ cao. Sặc thức ăn, nước uống vào ñường hô hấp. ðã viêm phổi
mãn tính do Mycoplasma. Nhiễm trùng kế phát (Bordetelle, Actinobaphillus,
Pasteurella, Salmonella, Streptococcus pneumonia, Haemophillus).
Triệu chứng
Bệnh phát ra ñột ngột, sốt rất cao, liên tục, ho ngắn, ñau khi ho, rất khó thở,
tần số hô hấp tăng rất cao, thở cạn. Gõ phổi: thời kỳ hóa gan, âm ñục rộng. Nghe
phổi: thời kỳ 1: âm ran; thời kỳ 2: mất âm ran; thời kỳ 3: âm ran xuất hiện trở lại.

Xét nghiệm máu: bạch cầu nghiêng trái.
Chẩn ñoán
Dựa vào triệu chứng sốt cao liên tục, khó thở. X-quang: nếu vùng viêm quá
lớn, phát hiện trễ.
Tiên lượng: vừa: nếu phát hiện kịp thời, khi phổi chưa hóa gan, vùng viêm
không quá lớn; xấu: nếu vùng viêm quá lớn, phát hiện trễ.
ðiều trị
Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm liều cao. Thuốc trợ hô hấp, hạ sốt. Nâng
cao sức ñề kháng, chăm sóc thú bệnh chu ñáo (cách ly, tiểu khí hậu chuồng nuôi
tốt…).
2.4.6 Bệnh viêm màng phổi
ðặc ñiểm
Viêm màng phổi là viêm trên mặt vách ngực (lá thành của màng phổi) hay
trên bề mặt phổi (lá tạng của màng phổi). Tiết ra dịch thẩm xuất và tích tụ trong
xoang ngực.
Nguyên nhân
Do vi sinh vật, khi cơ thể giảm sức ñề kháng, các vi sinh vật thường gặp là
Pasteurella, Streptococcus, Staphylococcus,.. Các nhân tố vật lý tác ñộng mạnh mẽ
vào phổi như chất ñộc, các chất hóa học, nhiệt ñộ quá khắt nghiệt. Kế phát từ bệnh
viêm phổi thùy lớn, viêm phổi hóa mủ, viêm phổi hoại thư.
Triệu chứng
Sốt không quy luật, thể hóa mủ sốt rất cao. Ăn kém, gầy nhanh, mệt mỏi,
phờ phạc, uể oải, kém hoạt ñộng. Vùng ngực ñau ñớn nên gia súc thở thể bụng, khi
sờ nắn thú có phản xạ ñau ở vùng ngực. Gõ vùng phổi: âm ñục do dịch thẩm xuất.
Nghe vùng phổi: tiếng cọ phế mạc khi có fibrin bám giữa là thành và lá tạng của

12


màng phổi, có thể nghe ñược âm bơi nếu dịch thẩm xuất chứa nhiều trong xoang

ngực.
Tiên lượng
Thể cấp tính nếu tích cực ñiều trị 2-3 tuần sẽ khỏi, nếu nặng thú chết do trở
ngại tuần hoàn và hô hấp vì quá nhiều dịch thẩm xuất. Trường hợp biến chứng sang
viêm phổi hóa mủ, thú chết vì nhiễm ñộc mủ.
Chẩn ñoán
Viêm khô hoặc có ít dịch. Nghe ñược tiếng cọ phế mạc, nếu viêm có nhiều
dịch thẩm suất khi gõ có vùng âm ñục giới hạn trên song song với mặt ñất và khi
thở nghe ñược âm bơi. Chọc dò xoang ngực thấy có dịch thẩm xuất. Vách ngực ñau,
thú thở nông, thở thể bụng.
Cần phân biệt với các bệnh: viêm ngoại tâm mạc: có tiếng cọ ngoại tâm mạc
với nhịp tim, âm bơi ở thể này cùng xuất hiện song song với nhịp tim; tích nước
xoang ngực: có vùng âm ñục, nhưng thú không sốt, không có tiếng cọ phế mạc.
ðiều trị
Cho thú uống ít nước, uống nước nhiều có bất lợi là làm tăng dịch thẩm xuất
ở xoang ngực. Dùng kháng sinh và Sulfamid tiêu diệt vi sinh vật. Làm giảm sự tiết
dịch thẩm xuất. Chọc dò xoang ngực ñể lấy dịch viêm. Dùng các loại thuốc bổ,
vitamin. Chăm sóc thú thật tốt, giữ lạnh, ở nơi thoáng mát và cho ăn thức ăn ñủ dinh
dưỡng, dễ tiêu.
2.4.7 Bệnh viêm phổi hoại thư và hóa mủ
ðặc ñiểm
Bệnh thường phát triển trên cơ sở của các loại viêm phổi khác, hoặc do bị
kích ứng trực tiếp bởi ngoại vật từ ñó làm cho vách phế nang và phể quản bi tổn
thương. Trên cơ sở ñó mà vi khuẩn hoại thư và vi khuẩn sinh mủ phát triển và hình
thành các ổ hoại thư hoặc ổ mủ, làm cho tổ chức phổi bị phân hủy.
Nếu vi khuẩn hoại thư phát triển, tác ñộng vào phổi sẽ gây hoại thư làm cho
tổ chức phổi bị phân thùy nên trên lâm sàng ta thấy gia súc thở ra có mùi thối ñặc
biệt, nước mũi màu xám nâu hay xanh nhạt và rất thối.
Nếu vi khuẩn gây mủ phát triển và tác ñộng vào phổi gây viêm phổi rồi hóa
mủ trên phổi xuất hiện các ổ mủ to nhỏ khác nhau (do vậy người ta còn có thể gọi là

áp xe phổi). Thể này thường do các loại Staphylococcus, Streptococcus,
Diplococcus gây nên (Hồ Văn Nam, 2006).
Nguyên nhân
Có thể do nhiều loại vi khuẩn gây nên: các vi khuẩn ái khí (phế cầu, tụ cầu
và liên cầu gây ra viêm phổi mủ). Các vi khuẩn kỵ khí gây thối (Proteus,
Clostridium gây ra các áp xe mủ ở phổi rất thối). Các kí sinh vật khác: amip, nấm.
Cũng có khi do xoắn khuẩn: Spirillium, Sichaeta (Nguyễn Dương Bảo, 2005).

13


Triệu chứng
Sốt cao, sốt lên xuống không theo quy luật, thở nhanh hay thở khó. Chảy
nhiều nước mũi: nước mũi thường lỏng, màu xám nâu và có mùi thối
(viêm hoại thư). Nước mũi ñục, ñặc, màu trắng xanh và có mùi tanh (viêm mủ). Gõ
vùng phổi: vùng âm ñục to nhỏ khác nhau và phân tán rải rác (viêm phổi mủ). Ho
ít, tiếng ho nhỏ, khi ho thì gia súc rất ñau (Nguyễn Dương Bảo, 2005). Xét nghiệm
máu thấy: số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng gấp ñôi (ñặc biệt là bạch
cầu ñơn nhân). ðối với viêm phổi hóa mủ: lấy máu kiểm tra số lượng bạch cầu, thấy
số lượng bạch cầu tăng (ñặc biệt là bạch cầu ña nhân trung tính) (Hồ Văn Nam,
2006).
Tiên lượng
Tùy theo tính chất của bệnh nguyên, ổ hoại thư hay ở mủ lớn hay nhỏ và tình
trạng cơ thể mà quyết ñịnh. Các biến chứng: tại chổ (viêm màng phổi có mủ, tràn
khí hay tràn mủ màn phổi, viêm phổi dính-màng phổi-thành ngực); ngoài phổi
(nhiễm trùng huyết và gây viêm mủ hay áp xe não, bao tim , gan, thận…) (Nguyễn
Dương Bảo, 2005).
Chẩn ñoán
Dựa vào ñặc ñiểm bệnh. Cần chẩn ñoán phân biệt với các bệnh sau: viêm
hủy hoại ở phế quản (bệnh này sốt không cao, nghe phổi và gõ phổi không có tính

chất như viêm phổi hoại thư và hóa mủ); bệnh giãn phế quản (gia súc thở ra có mùi
thối nhưng trong ñờm và nước mũi không thấy có mô bào và sợi chum, triệu chứng
toàn thân không rõ ràng); bệnh viêm mũi và xoang mũi hoại thư (nước mũi chỉ chảy
ra ở một bên lỗ mũi, lỗ mũi thường ñau. Không có triệu chứng toàn thân).
ðiều trị
Hộ lý: ñể gia súc nơi yên tỉnh thoáng mát, cho ăn thức ăn dễ tiêu và giàu
dinh dưỡng.
Dùng thuốc ñiều trị: nguyên tắc ñiều trị là ngăn không cho ổ hoại thư và ổ
mủ phát triển, ñề phòng hiện tượng bại huyết và tăng cường sức ñề kháng cho gia
súc. Dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng ñể diệt khuẩn. Dùng thuốc ñể ngăn chặn sự
viêm lan tràn và giảm dịch thẩm xuất, nâng cao sức ñề kháng của cơ thể. Dùng
thuốc tống những chất hoại tử ra khỏi phổi (Hồ Văn Nam, 2006).
2.5 MÁU VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁU
Máu là một mô lỏng ñược hình thành cùng với hệ mạch. Máu cùng với các
dịch thể khác là môi trường sống của các tế bào trong cơ thể ñược gọi là nội môi.
Sự ổn ñịnh và cân bằng của các chỉ số trong nội môi ñảm bảo cho các quá trình
sống ñược thực hiện bình thường và do ñó cơ thể mới tồn tại, sinh trưởng và phát
triển. Do ñặt ñiểm cấu tạo và chức năng của nó, mô máu luôn luôn ñược ñổi mới
trong cơ thể. Tuy vậy, nó vẫn duy trì một tỉ lệ tương ñối cố ñịnh của các thành phần
cấu tạo (Trịnh Hữu Hằng, 2001). Máu là một mô liên kết gồm 2 thành phần chính:
14


phần ñặc: huyết cầu chiếm khoảng 45% thể tích của máu gồm có: hồng cầu, bạch
cầu, tiểu cầu; phần lỏng: huyết tương chiếm 50-60% thể tích của máu gồm: huyết
thanh, nội huyết, men và các chất khác (Nguyễn Quang Mai, 2004).
2.5.1 Huyết tương
Huyết tương là một dịch trong, màu vàng nhạt, hơi nhợt, vị mặn, pH=7,35, tỷ
trọng 1,023. Huyết tương là thành phần quan trọng của máu, ñộ nhớt của huyết
tương so với nước là 1,7-2,2 (Trịnh Hữu Hằng, 2001).

2.5.2 Hồng cầu
Hồng cầu loài hữu nhũ có dạng hình ñĩa tròn, lõm 2 bên trong chứa sắc tố
màu ñỏ. Cấu trúc hồng cầu là những tế bào không có nhân (Nguyễn ðình Giậu và
ctv, 2000). Kích thước hồng cầu thay ñổi tùy loài và không phụ thuộc kích thước
ñộng vật. Ở các loài ñộng vật nói chung, kích thước hồng cầu tỉ lệ nghịch với số
lượng hồng cầu; nghĩa là kích hồng cầu càng lớn thì số lượng hồng cầu càng ít và
ngược lại (Lê Quang Long, 1996).
Số lượng của hồng cầu trong máu rất nhiều, số lượng này thay ñổi tùy loài,
ñược tính bằng triệu/mm3 máu. Trong cùng một loài, số lượng hồng cầu cũng thay
ñổi tùy theo tình trạng cơ thể, chế ñộ dinh dưỡng, tuổi, phái tính, giống và bệnh tật
(Trần Cừ, 1975).
Chức năng quan trọng của hồng cầu là vận chuyển O2 và CO2; góp phần tạo
áp suất keo lại; ñiều hòa sự cân bằng acid-base.
Trong cơ thể, hồng cầu luôn ñược thay ñổi, hồng cầu già bị tiêu hủy, các
hồng cầu mới ñược sinh ra. Hồng cầu sống trung bình khoảng 120 ngày. Các hồng
cầu già bị phá hủy chủ yếu ở lách và gan. Khi bị phá hủy, lượng globin và sắt ñược
tái thu hồi cho tủy xương ñể sản xuất hồng cầu mới. Một phần Hemoglobin tạo
thành sắc tố mật (Trịnh Hữu Hằng, 2001).
Dựa vào số lượng hồng cầu ñể chẩn ñoán ñược bệnh: số lượng hồng cầu
giảm dưới bình thường gặp trong các bệnh thiếu máu. Hồng cầu giãm thường gặp
trong viêm phổi thùy, trúng ñộc (Trần Thị Minh Châu, 2002). Sự tạo thành hồng
cầu liên quan ñến sự có mặt của sắt, ñồng và một số acid amin B12, C…khi những
chất này chứa ít trong thức ăn thì lượng hồng cầu sẽ giảm. Thức ăn giàu protein sẽ
tăng sự tái tạo hồng cầu (Trần Cừ, 1975); lượng hồng cầu tăng hơn mức bình
thường gặp trong các trường hợp mất nước, thiếu oxy, ung thư hồng cầu (Bạch
Quốc Tuyên, 1978). Hồng cầu tăng trong các trạng thái mất nước nhiều do nôn ói,
tiêu chảy, sốt, mất huyết tương do phỏng, các bệnh truyền nhiễm cấp tính có sốt cao
hoặc thiếu dưỡng khí (Nguyễn ðình Giậu và ctv, 2000).
Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin)
Hàm lượng hemoglobin ñược biểu thị bằng số gram hemoglobin trong 100ml

máu (g%). Hemoglobin là sắc tố hô hấp (ký hiệu Hb) chiếm khoảng 90% trọng

15


×