Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ CHẨN đoán x QUANG TRÊN CHÓ, mèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.63 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÂM CHÍ TOÀN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN X QUANG
TRÊN CHÓ, MÈO

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN X QUANG
TRÊN CHÓ, MÈO

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. Nguyễn Văn Biện


Lâm Chí Toàn
MSSV: 3042925
Lớp: Thý Y K30

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Luận văn đính kèm theo đây, với tên đề tài: “Đánh giá kết quả chẩn đoán
X quang trên chó, mèo” do Lâm Chí Toàn thực hiện tại Bệnh xá thú y từ
ngày 29/12/2008 đến ngày 31/3/2009.

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2009

Cần Thơ, ngày tháng

Duyệt của Bộ Môn

năm 2009

Giáo viên hướng dẫn

NGUYỄN VĂN BIỆN


Cần Thơ, ngày tháng

năm 2009

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM ƠN
Qua 3 tháng nghiên cứu đề tài luận văn tại Bệnh xá Thú y – Trường Đại học Cần
Thơ, đã đạt được những kết quả như mong muốn. Những thành tựu có được ngày
hôm nay chính là nhờ sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy NGUYỄN VĂN BIỆN người đã tận
tình hướng dẫn, quan tâm, động viên và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, các anh, chị làm việc tại Bệnh xá
Thú y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và toàn thể các bạn lớp Thú y K30,
những người đã chia sẻ, khích lệ em rất nhiều trong suốt thời gian học tập tại
trường.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa....................................................................................................................i
Trang tựa...................................................................................................................ii

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
TÓM LƯỢC ........................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................... 2
2.1 Lịch sử ra đời quang tuyến X........................................................................... 2
2.2 Nguyên lý và tính chất hoạt động máy X quang............................................... 3
Theo www.thietbiysinh.com.vn/may X quang/nguyen ly va tinh chat ................... 3
2.3 Nguyên lý của thuốc rửa phim......................................................................... 5
2.4 Mục đích chẩn đoán X quang .......................................................................... 5
2.5 Thứ tự cản quang (Nguyễn Văn Biện, 2008) ................................................... 5
2.6 Các thông số điều khiển chụp (Nguyễn Văn Hạnh, 2001). ............................... 6
2.7 Nhược điểm khi chẩn đoán bằng X quang ....................................................... 6
2.8 Tác dụng sinh học của tia X đối với cơ thể ...................................................... 7
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 8
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 8
3.1. Phương tiện thí nghiệm .................................................................................. 8
3.1.1. Địa điểm và thời gian thực hiện ................................................................... 8
3.1.2. Động vật thí nghiệm .................................................................................... 8
3.1.3. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất tráng phim .................................................... 8
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 8

iv


3.2.1. Chẩn đoán lâm sàng..................................................................................... 8

3.2.2. Vị trí chụp hình X quang ............................................................................. 9
3.2.3 Kỹ thuật chụp X quang ................................................................................. 9
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................... 11
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 11
4.1 Hình ảnh X quang bình thường...................................................................... 12
4.2 Các trường hợp bất thường ............................................................................ 12
4.2.1 Phát hiện trên hệ tiêu hóa............................................................................ 12
4.2.2 Phát hiện trên hệ tiết niệu ........................................................................... 16
Bảng 4.4 Bệnh tích trên hệ tiết niệu..................................................................... 16
4.2.3 Phát hiện trên hệ xương .............................................................................. 18
4.2.4 Phát hiện trên hệ hô hấp.............................................................................. 21
4.2.5 Phát hiện trên hệ sinh dục ........................................................................... 21
CHƯƠNG V ...................................................................................................... 24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 25

v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thông số điều chỉnh chụp X quang……………………………………...9
Bảng 4.1 Tỷ lệ chụp X quang giữa các cơ quan…………………………………. 11
Bảng 4.2 Bệnh tích trên hệ tiêu hóa………………………………………………12
Bảng 4.3 Chụp cản quang trên hệ tiêu hóa………………………………………..15
Bảng 4.4 Bệnh tích trên hệ tiết niệu………………………………………………16
Bảng 4.5 Bệnh tích trên hệ xương………………………………………………...18

vi



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Ông Wilhelm Ronetgen người phát minh ra tia X................................... 2
Hình 4.1 Chó bình thường, giống ta, 4kg, 2 năm tuổi .......................................... 12
Hình 4.2 Xương to ở thực quản, giống Nhật, 7,5kg, 6 năm tuổi........................... 13
Hình 4.3 Sau khi gắp xương ở hình 4.2 ............................................................... 13
Hình 4.4 Xương to trước thực quản, giống Nhật, 3,5kg, 4 năm tuổi..................... 13
Hình 4.5 Sau khi gắp xương ở hình 4.4 ............................................................... 13
Hình 4.6 Không phát hiện, chó giống Nhật, 2kg, 2 năm tuổi ............................... 14
Hình 4.7 Phát hiện mề trứng vịt lộn khi có thuốc cản quang ở hình 4.6 ............... 14
Hình 4.8 Không phát hiện, chó giống ta, 12kg, 1 năm tuổi .................................. 14
Hình 4.9 Phát hiện trái banh khi uống thuốc cản quang ở hình 4.8 ...................... 14
Hình 4.10 Sau khi phẫu thuật lấy trái banh ở hình 4.9 ........................................ 15
Hình 4.11 Mèo táo bón, giống ta, 2,5kg, 2 năm tuổi, tư thế: bên-bên................... 15
Hình 4.12 Mèo ở hình 4.11, tư thế: lưng-bụng..................................................... 15
Hình 4.13 Sạn ống thoát tiểu, chó 10kg, giống Nhật, 1,5 năm tuổi ...................... 16
Hình 4.14 Sạn đoạn trên ống thoát tiểu, chó 5kg, giống Nhật, 2 năm tuổi............ 17
Hình 4.15 Bọc lộ bàng quang chó ở hình 4.14 ..................................................... 17
Hình 4.16 Gắp sạn từ bàng quang chó ở hình 4.14............................................... 17
Hình 4.17 Gãy xương hàm dưới, mèo 2,2kg, giống ta, 4 năm tuổi ....................... 19
Hình 4.18 Trật khớp chậu đùi, chó 13kg, giống ta, 2 năm tuổi............................. 19
Hình 4.19 Gãy xương trụ và quay, chó 15,5kg, giống ta, 2 năm tuổi, tư thế: trêndưới..................................................................................................................... 19
Hình 4.20 Chó ở hình 4.19 tư thế: bên–bên ........................................................ 19
Hình 4.21 Gãy xương đùi, chó 25kg, giống Becgie, 1 năm tuổi, tư thế: bụng- lưng
............................................................................................................................ 20
Hình 4.22 Chó ở hình 4.21, tư thế: bên –bên ....................................................... 20
Hình 4.23 Đóng đinh xuyên qua đoạn xương bị gãy ở hình 4.22 ......................... 20
Hình 4.24 Phổi có đốm trắng, chó 12,5kg, giống ta, 7 năm tuổi........................... 21
Hình 4.25 Xương thai mờ, chết đã lâu, chó 8kg, giống ta, 8 năm tuổi.................. 22

vii


Hình 4.26 Xương thai rất rõ, chó 9kg, giống ta, 3 năm tuổi ................................. 23
Hình 4.27 Mổ tử cung lấy thai ở hình 4.26 .......................................................... 23
Hình 4.28 Thai chết sau khi mổ ở hình 4.26 ........................................................ 23

viii


TÓM LƯỢC
Có rất nhiều trường hợp bệnh mà lâm sàng khó phát hiện hoặc không chắc chắn do
bệnh tích nằm sâu bên trong cơ thể, thì X quang là một phương tiện tỏ ra rất hữu
hiệu, nó giúp ta xác định rõ hơn nguyên nhân bệnh. Tia X có thể đi xuyên qua cơ
thể con vật và giúp cho ta thấy được những bộ phân bên trong.
Qua khám lâm sàng ta chọn ra những con vật nghi ngờ để chụp X quang như: nghi
gãy xương, trật khớp, ngoại vật tiêu hóa, sạn, thai chết …, xác định vị trí chụp,
điều chỉnh thông số, chụp 2 hướng thẳng góc sau đó rửa phim , đọc kết quả.
Kết quả ghi nhận như sau:
Trong 51 ca được chụp X quang trên 5 hệ cơ quan: tiêu hóa, tiết niệu, vận động
(xương), sinh dục, hô hấp. Trong đó có 26 ca phát hiện bệnh tích được phân bố
như sau: trên hệ tiêu hóa số ca biểu hiện bệnh là 10 ca chủ yếu là mắc ngoại vật
tiêu hóa, 2 ca cho uống thuốc cản quang phát hiện được mề trứng vịt lộn, trái banh.
Trên xương có 8 ca bệnh tập trung gãy xương, trật khớp. Còn hệ tiết niệu có có 3
ca sạn bàng quang, sạn đường niệu, hệ hô hấp 3 ca có là viêm phổi và thấp nhất là
trên hệ sinh dục có 2 trường hợp đều là thai chết lưu.

ix



CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay ở nước ta, phong trào nuôi thú cưng chủ yếu là chó mèo phát triển mạnh
và tập trung nhiều ở các thành phố lớn. Do đó các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chó
mèo cũng phát triển. Bên cạnh các phương pháp chẩn đoán thông thường, người ta
đã áp dụng phương pháp chẩn đoán cao hơn như X quang, siêu âm.
Trong thú y cũng như nhân y có rất nhiều trường hợp bệnh mà lâm sàng khó phát
hiện hoặc không chắc chắn thì X quang là một phương tiện tỏ ra rất hữu hiệu trong
một số trường hợp. Nó giúp ta xác định rõ hơn nguyên nhân bệnh nhằm đưa ra
phương pháp điều trị kịp thời. Chính điều này làm cho việc chẩn đoán và điều trị
hiệu quả hơn.
Trong những trường hợp như chó nuốt ngoại vật, gãy xương, trật khớp, sạn bàng
quang hay sạn thận, viêm nhiễm một số khu vực bên trong thì X quang sẽ giúp ta
khám phá hoặc xác định chính xác hơn.
Để ứng dụng phương tiện chẩn đoán này, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết
quả chẩn đoán X quang trên chó, mèo”, mục đích nhằm giúp chẩn đoán những
trường hợp bệnh nói trên mà lâm sàng chưa rõ.

1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử ra đời quang tuyến X
Theo www.BlogTinTuc.Net/tieu su Roentgen.
Roentgen tên đầy đủ là Wilhelm Conrad Roentgen (1845–1923), sinh ra tại Lennep,
Đức, là một nhà vật lý, giám đốc Viện vật lý ở đại học Wurzburg.
Tia X được nhà bác học người Đức Roentgen phát hiện ra vào năm 1895, với phát
minh này ông nhận được giải thưởng Nobel vào năm 1901 và cũng từ đó chúng ta
đã có được những bước tiến dài trong lĩnh vực này trong khi nghiên cứu “hiện

tượng phóng điện trong không khí loãng”. Trong thời gian nghiên cứu Roentgen
nhận ra rằng “tia đặc biệt này có khả năng xuyên qua giấy, gỗ, vải, cao su, phần
mềm của cơ thể…nhưng không đi qua được kim loại, nhất là những kim loại có
chứa nguyên tố nặng như xương. Mặt khác, nó không bị ảnh hưởng bởi từ trường
hay điện trường, nó làm cho không khí dẫn điện hiện lên phim ảnh …”
Ngày 23/01/1896, Roentgen trình bày báo cáo khoa học tại hội đồng Vật lý y khoa
trường đại học tổng hợp Wurtzbourg trước các nhà khoa học hàng đầu về vật lý và y
khoa của nước Đức. Báo cáo của ông thực sự được đánh giá cao. Để chứng minh
ông đề nghị được chụp ảnh bàn tay giải phẫu tài ba của bác sĩ Lolliker bằng X
quang.

Hình 2.1: Ông Wilhelm Roentgen người phát minh ra tia X
Nguồn: www.BlogTinTuc.Net

2


Tháng 02/1896, tại Paris, nhà vật lý Oudin và bác sĩ Barthelemy đã thực hiện X
quang tại nhà. Dựa vào nguyên lý của Roentgen, họ đã chế tạo máy chiếu X quang
và chụp người đầu bếp của mình. Ông nhận thấy phổi bà có nhiều chỗ bị mờ, hỏi ra
mới biết trước đó bà bị ho ra máu. Đó là trường hợp chẩn đoán bệnh qua X quang
đầu tiên trong lịch sử y học thế giới.
Chỉ 6 tháng sau khi phát hiện ra tia X, người ta đã nhận biết được hiệu ứng độc hại
của nó vì tia X phát ra một loại bức xạ ion hóa có thể gây ra tình trạng lão hóa sớm,
đục thủy tinh thể, dị tật bào thai, gây đần độn ở trẻ em, ung thư da và phổi… Nếu
tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với bức xạ này mà không có yếm chì, kính chì bảo
vệ sẽ rất nguy hiểm.
Sau đó bác sĩ chuyên khoa miễn dịch nổi tiếng B.Antoine đã soạn thảo bộ giáo
trình: Chuyên khoa X quang chẩn đoán và điều trị bệnh trong nội tạng người. Giáo
trình ấy được giảng dạy và tồn tại cho đến nay.

Năm 1901 Roentgen được trao giải Nobel về y học, trở thành người đầu tiên trên
thế giới được nhận giải Nobel.
Ngày 10/02/1923, Wihelm Roentgen qua đời nhưng niềm vinh quang của ông để
lại trong lòng mọi người thì còn mãi. Tìm ra tia X đồng nghĩa với việc mang lại
niềm hạnh phúc to lớn cho nhiều người bệnh, nhất là bệnh lao, căn bệnh hiểm
nghèo nhất thời bấy giờ.
2.2 Nguyên lý và tính chất hoạt động máy X quang
Theo www.thietbiysinh.com.vn/may X quang/nguyen ly va tinh chat
Về nguyên lý, tia X được sinh ra từ sự thay đổi quỹ đạo của electron khi nó đang
chuyển động có gia tốc đến gần một hạt nhân, khi quỹ đạo của tia X thay đổi, một
phần động năng (là năng lượng của một vật thể có được khi chuyển động) của
electron sẽ bị mất đi và chính năng lượng này chuyển thành bức xạ điện từ, phát ra
tia X.
Về tính chất, tia X có khả năng xuyên thấu vật chất, điều mà ánh sáng thường
không thể có được. Độ suy giảm của tia X tùy thuộc vào độ dày vật chất và số
nguyên tử tạo nên vật chất. Độ dày của vật càng dày thì khả năng xuyên thấu của tia
X càng thấp.
Trong thực tế, để tạo ra tia X, trong máy X quang gồm các bộ phận không thể thiếu
được: bộ cấp nguồn đốt tim đèn X quang, bộ cấp điện cao thế vào dương cực và âm
cực, bộ điều khiển thời gian phát tia và bộ phận quan trọng nhất đó là ống phóng tia
X.

3


Trong máy X quang, bộ phận phát ra tia X là ống tia X, những phần chính của ống
tia X bao gồm: cathode, anode, rotor, stator, vỏ bọc kim loại, vỏ bọc tia X. Giữa âm
cực (cathode) và dương cực (anode) là một điện thế gia tốc rất lớn từ 20-300KV,
các electron được phát ra từ âm cực đốt nóng và được gia tốc bằng điện trường,
chúng sẽ va chạm vào anode với một động năng nào đó, hầu như tất cả động năng

(99%) sẽ chuyển thành nhiệt năng, nên cực dương là nơi các electron từ cực âm bay
đến sẽ rất nóng. Chỉ khoảng 1% động năng được biến đổi thành năng lượng tia X
trong suốt quá trình xảy ra va chạm.
Âm cực của ống tia X thường là 1 dây tóc tungsten có hình lò xo xoắn thẳng đứng
là nguồn phát ra các electron. Chén hội tụ xoay quanh tim đèn để làm hội tụ chùm
âm điện tử, chén hội tụ thông thường được làm từ nikel. Trong những bóng đèn X
quang hiện đại sẽ gồm 2 tim đèn: 1 tim đèn lớn công suất cao dùng chụp bộ phận
lớn, 1 tim đèn nhỏ dùng chụp hình ảnh cần độ phân giải cao.
Dương cực chia làm 2 loại: loại quay và loại không quay. Loại không quay gồm 1
dây tóc Tungsten gắn chặt vào 1 khối đồng, nó đóng 2 vai trò là vật mang cực
dương và vật tải nhiệt. Nhưng khuyết điểm của loại dương cực không quay là: nó dễ
bị ăn mòn và giới hạn cường độ dòng tia X. Loại không quay được dùng để chụp X
quang ở các cơ quan như hàm, răng, X quang xách tay. Loại quay thì được dùng
cho hầu hết các chẩn đoán, cái chính là do tải nhiệt tốt hơn. Vì thế chất lượng tia X
sẽ tốt hơn.
Bộ phận làm cho dương cực quay chính là Rotor. Rotor bao gồm cuộn dây đồng bao
quanh lõi sắt hình trụ, nhiều nam châm điện quấn quanh bên ngoài rotor bên ngoài
ống tia X làm thành stator, tốc độ quay từ 3000-3600 vòng/phút (chậm) và nhanh
nhất là 9000-10000 vòng/phút. Giá đỡ rotor phải chịu được nhiệt, đây là nguyên
nhân làm hỏng ống tia X
Do tia X là một bức xạ nên có thể làm tổn thương tế bào, tổn thương phôi bào, ung
thư... Do đó phải dùng vật chắn tia: nếu không thể tránh xa được tia phóng xạ, phải
sử dụng những màn chắn tia, hoặc màng hấp thụ. Đóng kín ngõ ra của tia bằng vật
hấp thụ phóng xạ ở tại bóng đèn. Dùng tấm lọc tia phải có bề dày ít nhất từ 1mm 2mm nhôm đặt ở cửa sổ đầu đèn. Tường của phòng X quang phải được tráng chì có
bề dày ít nhất là 5mm.
Kỹ thuật viên sử dụng máy X quang cần mặc quần áo bảo hộ, nên dùng loại phim
có lớp nhũ tương độ bắt sáng cao nhất và dùng bìa tăng sáng siêu nhạy. Sử dụng bộ
thời gian tự động (Autotimer) để giảm thiểu việc chụp phim lần 2.

4



2.3 Nguyên lý của thuốc rửa phim
Trong chẩn đoán để thu nhận được tia X người ta sử dụng phim âm bản chứa trong
cassette. Cassette được đặt sau con vật, tia X sau khi xuyên qua được con vật sẽ đến
đập vào phim. Khi rửa phim người ta dùng AgCl, những nơi nào tác dụng với tia X
khi rửa sẽ không bị mất (có màu đen) còn nơi nào không tác dụng với tia X (đối với
xương, tia X bị cản lại), khi rửa sẽ bị trôi (có màu trắng). Chính vì độ xuyên sâu của
tia X cao nên người ta dùng để chụp những vật cứng như: xương, răng...
2.4 Mục đích chẩn đoán X quang
X quang rất cần thiết trong chẩn đoán bệnh đặc biệt là ta muốn xác định bệnh tích
bên trong cơ thể mà mắt thường không thấy được vì vậy áp dụng X quang nhằm
mục đích phát hiện bệnh ở các cơ quan như:
Xương: Phát hiện nứt, gãy, sai khớp, viêm khớp, bể sọ.
Vùng lồng ngực: Vết mờ bệnh lao, nhiễm trùng phổi, giun tim, ngoại vật thực quản.
Bụng: Tắc ruột, sạn, ngoại vật trong bụng.
Mô mềm: Bệnh trên cơ, dạ dày, ruột, gan ( Nguyễn Văn Biện, 2008).
2.5 Thứ tự cản quang (Nguyễn Văn Biện, 2008)
Hình X quang là hình do quá trình tia X đi qua cơ thể sau đó được hứng lấy trên
phim. Trong lúc đi qua cơ thể thì có một số tia bị cản lại, có những tia xuyên suốt
tác động lên phim. Phim khi rửa thành công thì ta thấy những vùng đen và trắng.
Những vùng ngoài cơ thể con vật thì tia đi xuyên suốt khi rửa phim thì có màu đen
đồng nhất. Những vùng trong cơ thể càng dày thì cản quang càng nhiều, biểu hiện
trên phim càng trắng.
Sự cản quang theo thứ tự:
Kim loại: cản quang nhiều nhất, đậm nét và đường viền rõ.
Xương: cấu tạo từ khoáng Ca, P. Cản quang mạnh nhất trong cơ thể, gồm xương và
các thuốc cản quang.
Mô mềm: gan, lách, cơ, thận, tim (mô mềm đặc).
Thể dịch: tương đương mô mềm: máu, dưỡng chất, dịch tiết, dịch rỉ mức cản quang

như nhau.
Mỡ: tập trung dưới da, cản quang không đáng kể.
Hơi: gần như không cản quang, phổi chủ yếu là khí, ruột và dạ dày có khi có chứa
hơi, khí quản.
Tóm lại: độ cản quang trên cơ thể động vật như sau
5


Độ
cản
quang
giảm
dần

Kim loại
xương
Dịch (mô mềm)
Mỡ
Khí

Trắng

Đen

2.6 Các thông số điều khiển chụp (Nguyễn Văn Hạnh, 2001).
Thời gian phát tia: Điều chỉnh thời gian, đơn vị tính là giây, với máy X quang ở tần
số 50Hz thời gian phát tia tối thiểu là 0.02 sec (giây). Khi thời gian phát tia càng dài
số lượng tia X phát ra càng nhiều và ngược lại, đối với những bộ phận dày của cơ
thể như cột sống, bụng, sọ, thời gian phải dài. Đối với con vật cử động nhiều thì cần
chụp thời gian ngắn.

Điện thế (Kvp): Dùng để điều chỉnh điện thế, điện thế càng cao sức xuyên thấu càng
mạnh. Sức xuyên thấu của tia X càng nhiều thì thời gian chụp phải ngắn lại, ngược
lại nếu chụp với sức xuyên thấu thấp thì thời gian chụp dài.
Cường độ tia X (mA): Điều khiển mA bằng cách thay đổi dòng nung tim đèn, mA
càng lớn tức là càng có nhiều electron từ cathode đập vào anode, có càng nhiều
photon tia X, cường độ càng tăng thì số lượng tia X càng nhiều.
Khoảng cách từ máy đến phim: Có ảnh hưởng đến mức độ cản quang, làm ảnh rõ
hoặc mờ. Khi khoảng cách cũng ảnh hưởng đến độ phóng đại của con vật lên phim
nhưng không đáng kể.
Tùy vào bộ phận cơ thể mà có thông số phù hợp: ví dụ chụp phổi chứa nhiều hơi
nên tia X xuyên qua dễ dàng, do đó điện thế thấp và thời gian chụp ngắn.Chụp
xương cần điện thế cao và thời gian chụp dài hơn vì cản quang nhiều.
2.7 Nhược điểm khi chẩn đoán bằng X quang
Kỹ thuật X quang vô cùng quan trọng góp phần chẩn đoán lâm sàng nhằm định
hướng cho việc điều trị tốt hơn. Nhưng X quang cũng có nhiều hạn chế như:
Các bộ phận cơ thể xếp chồng lên nhau làm hình mờ khó thấy, độ phân giải của ảnh
chưa thật rõ, hiệu quả chẩn đoán kém với bộ phận sâu bên trong. Ngoài những tia
chính còn có những tia thứ tác dụng lên phim làm cho hình X quang không rõ. Khi
sử dụng X quang ta phải chú ý tia X có hại cho sức khỏe nên phải có biện pháp bảo
vệ. Con vật cử động cũng là nguyên nhân làm hình X quang mờ (Hoàng Kỷ, 2001).
Hình lớn hơn vật: Hình X quang là những bóng của các bộ phận trong cơ thể chiếu
trên một mặt phẳng với một số đặc tính như sau: vật ở xa màng chiếu hoặc xa phim
chừng nào thì hình sẽ to ra chừng ấy do vậy khi chụp để vật nuôi sát phim. Đối với

6


những cơ quan sâu bên trong (tim, gan…) không thể áp sát khi chụp, nên đưa bóng
ra xa và tăng thời gian chụp lên dài hơn. Người ta tính rằng nếu để bóng xa phim
2m thì những vật cách phim 10cm bị lớn lên rất ít, không đáng kể (Nguyễn Văn

Biện, 2008)
2.8 Tác dụng sinh học của tia X đối với cơ thể
Mỗi tế bào, cơ quan, bộ phận trong cơ thể có thể chịu ảnh hưởng của tia mức độ
nào, nếu quá độ an toàn thì tác hại sẽ xảy ra.
Nếu tiếp xúc lâu năm và không có bảo hộ an toàn thì sẽ có nguy hiểm, đặc biệt là
không có dấu hiệu nào báo trước sắp xảy ra tác hại cho cơ thể. Các liều phóng xạ sẽ
tích lại dần đến một lúc nào đó sẽ gây tác hại. Do đó, nhân viên X quang và những
người tiếp xúc lâu ngày phải hiểu rõ và ý thức đề phòng phóng xạ.
Trong các loại tế bào thì tế bào sinh dục dễ bị nhiễm xạ nhất. Tia X làm tổn thương
tinh hoàn, buồng trứng gây vô sinh hay quái thai. Nếu da bị nhiễm với một lượng
lớn sẽ gây viêm da và lâu ngày sẽ gây ung thư da. Máu và cơ quan tạo máu sẽ bị
tiêu diệt gây ra tình trạng thiếu máu, nếu bị nhiễm một lượng quá lớn và liên tục của
phóng xạ tia X sẽ gây ung thư máu.
Hệ tiêu hóa bị giảm nhu động, dẫn đến tình trạng kém tiêu hóa. Hệ xương chậm
tăng trưởng, nếu bị nhiễm nặng có thể dẫn đến ung thư xương. Bào thai có thể
ngưng, giảm tăng trưởng hoặc biến đổi thành quái thai. Tế bào thần kinh bị nhiễm
một lượng tia X khá lớn có thể bị biến đổi điện não đồ. Hệ miễn dịch và tuyến nội
tiết, ngoại tiết cũng bị tổn thương dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, rối loạn tâm
sinh lý (Nguyễn Hoàng Sơn, 2007).

7


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện thí nghiệm
3.1.1. Địa điểm và thời gian thực hiện
Tại Bệnh xá Thú y – trường đại học Cần Thơ.
Thời gian: 29/12/2008 đến 31/3/2009.
3.1.2. Động vật thí nghiệm

Chó mèo đem đến trị bệnh tại Bệnh xá Thú y – trường đại học Cần Thơ khi có triệu
chứng lâm sàng cần làm rõ bằng phương tiện chụp X quang.
3.1.3. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất tráng phim
Phòng X quang 5m2, vách bọc chì cao 2m. Máy X quang hiệu Hàn Quốc: HD-30100C 30mA/100Kvp, 50/60HZ, nguồn điện 110V, 220V.
Phim Liferay 30-40cm, cassette, đèn đọc phim.
Phòng tối rửa phim: gồm đèn đọc phim và đèn đỏ xem phim lúc rửa.
Nước rửa phim: Dung dịch hiện hình: 5,5% Hydroquinon
15% Postassium hydroxide
Dung dịch định hình: 1,5% Aluminumsulfate
10% Acetic acid
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính của phương pháp là qua lâm sàng sẽ chọn ra những con nghi ngờ để
đưa vào chụp X quang. X quang cho thấy lâm sàng đúng hay sai. Trong điều kiện
có thể của bệnh xá, dựa vào hình X quang con vật sẽ được áp dụng điều trị bằng
phương pháp ngoại khoa (gắp ngoại vật, phẫu thuật). Thông qua ngoại khoa một lần
nữa kiểm chứng được X quang có chính xác hay không.
3.2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Lấy thông tin vật nuôi: Tên gia súc, giống, màu lông, giới tính, tuổi, trọng lượng, đã
tiêm ngừa chưa…
Hỏi bệnh: Điều tra bệnh sử thông qua chủ gia súc, con vật có biểu hiện gì bất
thường, bất thường mới đây hay đã lâu rồi, đã điều trị ở đâu…
Chẩn đoán lâm sàng
Tiêu chí chọn chụp X quang:

8


Nghi gãy xương (tai nạn, đi đứng không được, cắn nhau, què): cho đi tới đi lui, con
vật có biểu hiện đau đớn tại vị trí gãy.
Nghi ngoại vật (nuốt khó, ói dai dẵng, ăn xương , lưỡi câu…): hỏi chủ gia súc vật

nuôi ăn thức ăn gì, biểu hiện gần đây nhất.
Nghi chết thai, sót thai, tích mủ tử cung (chảy dịch âm hộ, bụng to, khối cứng trong
bụng): hỏi chủ vật nuôi đã đẻ được bao nhiêu con, sờ nắn có khối cứng trong bụng
hay không.
Nghi sạn bàng quang (vật nuôi già, bí tiểu): quan sát vùng bụng có căng không, vật
nuôi đã già chưa.
Nghi viêm phổi (vật nuôi ho khạc mãn tính): hỏi chủ gia súc vật nuôi có ăn uống
bình thường không, ho khạc cách đây bao lâu.
Trên hệ tiêu hóa có thể dùng thuốc cản quang barium sulfate gói 300g pha với 1 lít
nước và cho uống 5ml/1kg thể trọng nếu nghi ngoại vật không cản quang.
3.2.2. Vị trí chụp hình X quang
Đối với con vật gãy xương thì chụp ở những phần xương nghi bị gãy. Trường hợp
xác định ngoại vật tiêu hóa ta chụp vùng cổ, ngực hoặc bụng,. Thai chết, sót thai,
mang thai giả thì kiểm tra X quang ở vùng bụng, con vật bàng quang căng, bí tiểu ta
cũng chụp vùng bụng để xác định vị trí kích thước sạn, con vật bị viêm phổi thì
chụp vùng ngực để kiểm tra.
3.2.3 Kỹ thuật chụp X quang
Bảng 3.1: Thông số điều chỉnh chụp X quang
Độ dày

Kvp

mA

T(s)

Khoảng cách

>10 cm


60

30

0,05

100 cm

11-13 cm

70

25

0,05

100 cm

14-17 cm

70

25

0,1

100 cm

18-21 cm


80

20

0,1

100 cm

22-25 cm

80

20

0,2

100 cm

>25 cm

90

15

0,5

100 cm

Chuẩn bị phim
Phim X quang dày hơn phim ảnh thường và hai mặt được phủ nhũ tương bạc (bề

dày chừng 1/4mm), cở phim thường dùng: 30x40cm hoặc phim được cắt đôi

9


20x30cm. Lấy phim từ hộp bảo quản trong phòng tối, đậy hộp bảo quản lại, đặt tấm
phim vào cassette cho vừa vặn, gài nút cassette cho thật chặt để tránh ánh sáng vào.
Chuẩn bị con vật
Thứ tự chụp từ trên xuống là máy X phát tia, con vật, cassette. Cố định con vật trên
cassette theo tư thế thích hợp, giữ yên thú trong thời gian chụp, mở dây đeo cổ,
kiểm tra bên ngoài con vật phải sạch để tránh vết bẩn và kim loại lẫn trên lông.
Chuẩn bị chụp
Bật công tắc máy, điều chỉnh phạm vi phát tia, điều chỉnh thông số thích hợp theo
độ dày cơ thể. Cố định con vật ở tư thế cần chụp, người chụp ra ngoài đóng cửa lại,
ấn nút điều khiển phát tia, kết thúc bằng việc nhả nút ấn. Trong đề tài vật nuôi
thường được chụp với 2 tư thế để có thể chẩn đoán chính xác hơn.
Rửa phim
Sau khi chụp xong, đưa cassette vào phòng tối, mở cassette lấy phim ra. Sau đó
nhúng phim vào thuốc hiện hình khoảng 13 giây, để phim thật rõ ta nên đảo đầu lại
và nhúng vào thuốc hiện hình 3-5 giây, sau đó rửa với nước lã 2 lần, tiếp theo nhúng
vào thuốc định hình khoảng 20 giây. Rửa phim lại bằng nước lã, phơi khô chờ đọc.
Chú ý khi rửa với thuốc hiện hình:
Phim hiện hình đúng mức thì trắng đen rõ rệt, thời gian phim ngâm trong thuốc hiện
hình ngắn thì hình sẽ nhợt nhạt không rõ, trái lại nếu phim bị ngâm quá lâu thì đen
nhiều và xám lại ở những chỗ đáng lẽ ra phải trong suốt. Trường hợp phim chụp với
nhiều tia X thì lúc ngâm vào thuốc hiện hình lên rất nhanh và đen đậm. Trường hợp
phim chụp với ít tia X thì lúc ngâm vào thuốc hiện hình lên rất chậm và mờ. Công
đoạn hiện hình là rất quan trọng quyết định hình rõ hay không (Nguyễn Văn Hạnh,
2001).


10


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong thời gian thực hiện đề tài, khảo sát 627 chó bệnh được điều trị tại Bệnh xá
Thú y trường đại học Cần Thơ, ghi nhận có 51 ca cần phải chẩn đoán X quang sau
khi kiểm tra lâm sàng, chiếm tỷ lệ 12,3% tổng số ca được mang đến điều trị.
Trong 51 ca chụp X quang, được khảo sát trên 5 hệ cơ quan sau: tiêu hóa, tiết niệu,
vận động (xương), sinh dục, hô hấp. Tỷ lệ số ca chụp giữa các cơ quan được trình
bày theo bảng sau:
Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh tich trên hình x quang

Cơ quan kiểm tra

Số ca kiểm tra

Số ca có bệnh tích

Tỷ lệ (%) số ca có
bệnh tích

Mắc xương

22

10

38,5


Nghi sạn

4

3

11,5

Gãy xương

17

8

30,8

Viêm phổi

3

3

11,5

Sót thai

5

2


7,7

Tổng

51

26

100,00

Từ bảng trên có thể thấy số con có bệnh tích trên hệ tiêu hóa là 10 ca chiếm tỉ lệ cao
nhất 38,5%, chủ yếu là những ca mắc ngoại vật tiêu hóa. Kỹ thuật chụp với thuốc
cản quang được áp dụng để kiểm tra dạ dày, ruột, cũng như những ngoại vật không
cản quang. Trên xương chiếm tỉ lệ 30,8% hầu hết là trường hợp gãy xương, thấp
nhất là trên hệ sinh dục (7,7%).
Trên hệ tiết niệu, số ca bệnh về sạn bàng quang, sạn ống thoát tiểu (ở con đực)
chiếm tỉ lệ (11,5%). Siêu âm có thể áp dụng trong chẩn đoán sạn bàng quang,
trường hợp sạn ở ống thoát tiểu thì siêu âm không phát hiện được. Vì vậy chẩn đoán
X quang là phương pháp hữu hiệu để xác định có sạn hay không, vị trí và kích
thước của sạn. Trên hệ hô hấp số ca bệnh là 3 chiếm 11,5%.

11


4.1 Hình ảnh X quang bình thường
Ghi nhận hình ảnh của chó khỏe.

Hình 4.1: Chó bình thường, giống ta, 4kg, 2
năm tuổi, tư thế: bên-bên, độ dày: 12cm,
Kvp: 70, s: 0.05, mA: 25


4.2 Các trường hợp bất thường
Tổng 51 ca X quang được chụp phát hiện 26 ca có bệnh tích chủ yếu ở các cơ quan:
tiêu hóa, tiết niệu, vận động (xương), sinh dục, hô hấp.
4.2.1 Phát hiện trên hệ tiêu hóa
Tổng số ca chụp về tiêu hóa là 22 trong đó có 10 ca biểu hiện bệnh tích.
Bảng 4.2 Bệnh tích trên hệ tiêu hóa
Phát hiện trên hệ tiêu hóa

Số ca bệnh

Ngoại vật tiêu hóa

9

Táo bón

1

Tổng

10

Có 9 ca về ngoại vật tiêu hóa, chủ yếu là mắc xương, mắc mề trứng vịt lộn ở đoạn
cuối thực quản, tắc ruột do nuốt phải trái banh nằm ở ruột non.
Những trường hợp mắc ngoại vật tiêu hóa ở đoạn cuối thực quản thì dùng kẹp
chuyên dùng để gắp ngoại vật ra. Khi ngoại vật ở ruột non thì phải phẫu thuật để lấy
ngoại vật.

12



Hình 4.2: Xương to ở thực quản, giống Nhật,
7,5kg, 6 năm tuổi, tư thế: bên–bên, độ dày:
14cm, Kvp: 70, s: 0.1, mA: 25

Hình 4.4: Xương to trước thực quản, giống
Nhật, 3,5kg, 4 năm tuổi, tư thế: bên–bên, độ
dày: 11cm, Kvp: 70, s: 0.05, mA: 25

Hình 4.3: Sau khi gắp
xương ở hình 4.2

Hình 4.5: Sau khi gắp xương ở
hình 4.4

13


Có 2 trường hợp sử dụng chất cản quang là barium sulfate nhằm mục đích xác định
được mề trứng vịt lộn, ruột có tắc hay không (do nuốt trái banh) và tiến hành những
hướng điều trị thích hợp.

Hình 4.6: Không phát hiện, chó
giống Nhật, 2kg, 2 năm tuổi, tư thế:
bên–bên, độ dày: 10cm, Kvp: 60, s:
0.1, mA: 30

Hình 4.7: Phát hiện mề trứng vịt lộn
khi có thuốc cản quang ở hình 4.6, tư

thế: bên–bên, độ dày: 10cm, Kvp: 60,
s: 0.1, mA: 30

Hình 4.8: Không phát hiện, chó
giống ta, 12kg, 1 năm tuổi, tư thế:
bên–bên, độ dày: 14cm, Kvp: 70, s:
0.12, mA: 25

Hình 4.9: Phát hiện trái banh khi
uống thuốc cản quang ở hình 4.8, tư
thế: bên–bên, độ dày: 14cm, Kvp:
70, s: 0.12, mA: 25

14


Bảng 4.3 Chụp cản quang trên hệ tiêu hóa
Chụp cản quang

Số ca kiểm tra

Số ca có bệnh tích

Kiểm tra lồng ruột

1

0

Kiểm tra ngoại vật


2

2

Tổng

3

2

Hiệu quả chẩn đoán X quang

Hình 4.10: Sau khi phẫu thuật
lấy trái banh ở hình 4.9

Phát hiện rõ 1 ca táo bón ở mèo khi kiểm tra lâm sàng thì có khối cứng ở bụng, tiến
hành chụp X quang xác định tại đoạn trực tràng có nhiều khối tròn trắng nằm liên
tục. Trên phim triệu chứng táo bón thì phân thể hiện khá rõ do mức độ cản quang
tăng lên, tùy mức độ táo bón mà chỉ thể hiện trên một đoạn nhỏ hay kéo dài chiếm
gần hết phần trực tràng.

Hình 4.11: Mèo táo bón, giống ta,
2,5kg, 2 năm tuổi, tư thế: bên-bên, độ
dày: 10 cm, Kvp: 60, s: 0.05, mA: 30

Hình 4.12: Mèo ở hình 4.11, tư thế:
lưng-bụng, độ dày: 10 cm, Kvp: 60, s:
0.05, mA: 30
15



×