Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

KẾT QUẢ CHẨN đoán lâm SÀNG và SO SÁNH HIỆU QUẢ một số PHÁC đồ điều TRỊ BỆNH ở ĐƯỜNG hô hấp của CHÓ tại BỆNH xá THÚ y, TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.62 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

TRẦN THỊ HUYỀN DIỆU

KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG VÀ SO SÁNH HIỆU
QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH Ở ĐƯỜNG
HÔ HẤP
CỦAThơ
CHÓ@
TẠI
XÁ tập
THÚvà
Y,nghiên cứu
Trung tâm Học Liệu
ĐH Cần
TàiBỆNH
liệu học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo Viên Hướng Dẫn
NGUYỄN DƯƠNG BẢO

Cần Thơ, 06/2008

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Kết quả chẩn đoán lâm sàng và so sánh hiệu quả một số phác đồ điều
trị bệnh ở đường hô hấp của chó tại Bệnh Xá Thú Y, Trường Đại Học Cần
Thơ; do sinh viên: Trần Thị Huyền Diệu thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y,
Trường Đại Học Cần Thơ, từ 01/03/2008 – 05/05/2008.

Cần Thơ ngày tháng

năm 2008

Cần Thơ ngày tháng

năm 2008

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Duyệt Bộ Môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

NGUYỄN DƯƠNG BẢO

Cần Thơ ngày tháng

năm 2008

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


ii


LỜI CÁM ƠN
---o0o--Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến ông bà, cha mẹ và gia đình
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chương trình học.
Tôi vô cùng biết ơn thầy Nguyễn Dương Bảo đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Văn Biện và tất cả các anh chị trong
Bệnh Xá Thú Y đã chỉ bảo và tạo điều kiện tốt cho tôi làm việc trong suốt thời gian
thực tập ở đây.
Tôi xin chân thành cám ơn thầy Lưu Hữu Mãnh và thầy Phạm Hoàng Dũng đã
nhiệt tình hướng dẫn tôi trong vai trò cố vấn.
Tôi xin gởi lời cảm tạ đến toàn thể Quý thầy cô của bộ môn Thú Y – Khoa
Nông Nghiệp & SHƯD – Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo, hết lòng
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường.

Trung tâm Học
ĐH Cần
@thiết
Tàiđãliệu
vàsẽnghiên
cứu
Cùng Liệu
tất cả những
người Thơ
bạn thân
từnghọc
giúp tập
đỡ, chia

khi tôi gặp
khó khăn trong suốt thời gian qua.
Kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe.

iii


MỤC LỤC
---o0o---

Trang
Trang tựa.................................................................................................................i
Trang duyệt của Hội Đồng Khoa ............................................................................ii
Lời cám ơn ........................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................iv
Danh mục bảng ....................................................................................................vii
Danh mục hình ...................................................................................................viii
Tóm lược ..............................................................................................................ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................2

Trung tâm
Họcquan
Liệu
ĐH Cần
Tài số
liệu
và nghiên cứu
về đường
hô hấpThơ

và một@
số hằng
sinhhọc
lý củatập
chó .........................2
2.1 Tổng
2.1.1 Tổng quan về đường hô hấp của chó .......................................................2
2.1.2 Một số hằng số sinh lý của chó và ý nghĩa chẩn đoán..............................3
2.2 Nguyên nhân gây bệnh ở hệ hô hấp ...................................................................6
2.2.1 Do môi trường ........................................................................................6
2.2.2 Điều kiện nội tại.....................................................................................6
2.2.3 Do vi khuẩn ............................................................................................7
2.2.4 Do virus ..................................................................................................7
2.2.5 Do nấm ...................................................................................................7
2.4.6 Do ký sinh trùng .....................................................................................7
2.3 Một số phương pháp khám lâm sàng hệ hô hấp..................................................8
2.3.1 Khám toàn thân.......................................................................................8
2.3.2 Khám cục bộ ...........................................................................................9
2.4 Triệu chứng đặc trưng và nguyên lý điều trị bệnh đường hô hấp......................11

iv


2.4.1 Triệu chứng đặc trưng bệnh đường hô hấp ............................................11
2.4.2 Nguyên lý điều trị bệnh hô hấp .............................................................12
2.5 Cơ chế tác dụng của một số kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp ....13
2.5.1 Ceftriaxon .............................................................................................13
2.5.2 Baytril 2,5%..........................................................................................13
2.5.3 Marbocyl 2% .......................................................................................14
2.6 X – quang trong chẩn đoán bệnh đường hô hấp ..............................................15

2.6.1 Nguyên lý chẩn đoán X – quang ...........................................................15
2.6.2 Phân tích phim X – quang phổi chuẩn .................................................15
2.6.3 Những hình ảnh bệnh lý phổi ................................................................16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................18
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện.......................................................................18
3.2 Phương tiện thí nghiệm....................................................................................18
3.2.1 Đối
tượng..............................................................................................18
Trung tâm Học
Liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.2.2 Dụng cụ và hoá chất..............................................................................18
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................................18
3.3.1 Khảo sát, thu thập các triệu chứng lâm sàng..........................................18
3.3.2 Thí nghiệm điều trị................................................................................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................22
4.1 Kết quả khảo sát, thu thập triệu chứng lâm sàng các ca bệnh ở đường hô hấp ..22
4.2 Kết quả phân loại bệnh ở đường hô hấp trên, bệnh đường hô hấp dưới và bệnh
kết hợp của các ca chó bị bệnh hô hấp ...................................................................23
4.3 Kết quả phân loại thể bệnh đường hô hấp trong tổng số ca bệnh đường hô hấp
khảo sát .................................................................................................................24
4.4 Xác định hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh hô hấp ở chó tại Bệnh Xá Thú
Y ...........................................................................................................................25
4.5 Chi phí thuốc điều trị ở các phác đồ.................................................................27
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................28

v


5.1 Kết luận ...........................................................................................................28

5.2 Đề nghị............................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................29
PHỤ CHƯƠNG.....................................................................................................31

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


DANH MỤC BẢNG
---o0o---

Bảng 1 Tần số hô hấp của một số loài động vật ......................................................3
Bảng 2 Nhịp tim (nhịp/phút) ở một số loài động vật ...............................................4
Bảng 3 Thân nhiệt của một số loài thú....................................................................5
Bảng 4 Một số phác đồ thí nghiệm điều trị bệnh ở đường hô hấp..........................21
Bảng 5 Tần suất xuất hiện của các triệu chứng lâm sàng quan trọng ở các ca chó bị
bệnh hô hấp ........................ ................................................................................22
Bảng 6 Tỷ lệ các nhóm bệnh hô hấp .....................................................................23
Bảng 7 Thể bệnh đường hô hấp ............................................................................24
Bảng 8 Tỷ lệ khỏi bệnh và thời gian khỏi bệnh trung bình của các phác đồ điều trị
.......................................... ..................................................................................25

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 9 Chi phí thuốc điều trị của các phác đồ thí nghiệm.....................................27

vii


DANH MỤC HÌNH

---o0o---

Hình 1 Cấu tạo phổi................................................................................................2
Hình 2 Hình X – quang phổi chụp hướng thẳng....................................................15
Hình 3 So sánh tỷ lệ khỏi bệnh giữa các phác đồ điều trị ......................................26
Hình 4 Nghe phổi .................................................................................................31
Hình 5 Một số thuốc sử dụng điều trị bệnh ở đường hô hấp..................................32
Hình 6 Hình X – quang phổi chó bị hẹp khí quản .................................................32
Hình 7 Hình X – quang chó bị viêm phổi............................................................. 33

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


TÓM LƯỢC
---o0o--Qua khảo sát 381 ca chó bệnh được chủ nuôi đem đến Bệnh Xá Thú Y, Trường
Đại Học Cần Thơ khám và điều trị, chúng tôi đã xác định được 32 ca bệnh ở đường
hô hấp, chiếm 8,40%. Trong đó, bệnh đường hô hấp dưới chiếm tỷ lệ 53,10%, cao
hơn so với bệnh ở đường hô hấp trên (43,80%), và bệnh đường hô hấp trên kết hợp
với bệnh đường hô hấp dưới rất thấp (3,10%).
Qua hỏi bệnh và khám lâm sàng chúng tôi đã xác định được:
+ Các triệu chứng của các ca bệnh hô hấp là: ho, chảy dịch mũi, sốt, sưng vùng
thanh quản và hạch dưới hàm, sốt, và các âm ran…
+ Thể viêm cấp tính chiếm tỷ lệ 62,50% và thể viêm mãn tính chiếm tỷ lệ
37,50%.

Trung

+ Với ba phác đồ điều trị ngẫu nhiên chung cho 32 ca bệnh ở đường hô hấp thì

chúng tôi đã điều trị khỏi 25 ca đạt tỷ lệ 78,1%. Trong đó, phác đồ điều trị có
Marbocyl
cho tỷ
lệ khỏi
caoThơ
nhất (91,67%),
đếnhọc
là phác
đồ điều
trị có Baytril
tâm
Học2%
Liệu
ĐH
Cần
@ Tài kế
liệu
tập
và nghiên
cứu
cho tỷ lệ khỏi là 80,00%, và thấp nhất là phác đồ điều trị có Ceftriaxon (66,67%).
Thời gian điều trị khỏi trung bình của phác đồ điều trị có Ceftriaxon là 3,63 ngày,
phác đồ điều trị có Baytril 2,5% là 2,88 ngày và phác đồ điều trị có Marbocyl 2,5%
là 2,82 ngày.

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

---o0o---

Cũng như ở các loài động vật và gia súc khác, hệ hô hấp của chó là một hệ mở
nên trực tiếp chịu tác động của các yếu tố môi trường như thời tiết thay đổi, hơi độc,
bụi và các vi sinh vật theo không khí vào đường hô hấp và gây bệnh. Do vậy, các
bệnh xảy ra trên đường hô hấp của chó cũng khá phổ biến. Các bệnh ở đường hô
hấp không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc gây chết chó, mà còn gây phiền toái rất
nhiều cho chủ nuôi.

Trung

Nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế trong việc chẩn đoán và
điều trị các bệnh ở đường hô hấp của gia súc, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận
tình của quí thầy cô tại Bệnh Xá Thú Y, Trường Đại Học Cần Thơ tôi tiến hành
thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: Kết quả chẩn đoán lâm sàng và so sánh
quả một
số phác
đồ điềuThơ
trị bệnh
ở đường
hấp tập
của chó
Bệnh Xá
hiệuHọc
tâm
Liệu
ĐH Cần
@ Tài
liệuhôhọc
và tại

nghiên
cứu
Thú Y, Trường Đại Học Cần Thơ.
Mục đích của đề tài là:
Thu thập, xác định các triệu chứng lâm sàng quan trọng của bệnh ở đường hô
hấp của chó.
+ Xác định tỷ lệ bệnh ở đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.
+ Xác định tỷ lệ bệnh hô hấp ở thể cấp tính và mãn tính.
+ Xác định và so sánh hiệu quả của một số phác đồ điều trị.

1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
----o0o---2.1 Tổng quan về đường hô hấp và một số hằng số sinh lý của chó
2.1.1 Tổng quan về đường hô hấp của chó
Theo Hồ Văn
Nam et al., 1997:
Hệ hô hấp bao
gồm: lỗ mũi, xoang
mũi, thanh quản, khí
quản, phế quản, phổi.
Nhiệm vụ của hệ hô
hấp:

Phế quản phải
Khí quản

Thùy Phải


Phế quản trái
Phế quản nhỏ
Thùy trái

Màng phổi cứu
- Nhiệm
vụ ĐH
chủ Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
Trung tâm Học
Liệu

yếu của hệ hô hấp là
trao đổi khí (lấy O2 từ
ngoài vào cung cấp
cho các mô bào, và
thải khí CO2 từ mô bào
ra ngoài).

Dịch màng phổi
Cơ hoành
Phế nang

Cấu
tạo1 phổi
Hình
Cấu tạo phổi

Nguồn: www.utmem.edu.edu/mlrp/Lung_illustrantion.html
- Ngoài ra, hệ hô

hấp còn có nhiêm vụ
điều hòa thân nhiệt (một phần hơi nước trong cơ thể đi ra ngoài qua đường hô hấp).

Theo Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh, 2001; Nguyễn Quang Mai, 2004, và
Lăng Ngọc Huỳnh, 2003: niêm mạc của xoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản
có nhiều tuyến nhầy và lông rung có tác dụng diệt khuẩn và ngăn không cho vật lạ
vào đường hô hấp trong.
Trên cơ sở nghiên cứu của P.J. Quinn et al., 1997, đường hô hấp được chia
thành hai phần: đường hô hấp trên bao gồm: lỗ mũi, xoang mũi, thanh quản, khí
quản; đường hô hấp dưới gồm có phế quản và phế nang.

2


2.1.2 Một số hằng số sinh lý của chó và ý nghĩa chẩn đoán
Nhịp thở - Tần số hô hấp
Động tác hít vào thở ra nhịp nhàng tạo thành chu kỳ được gọi là nhịp thở và số
lần thở ra và hít vào trong một phút gọi là tần số hô hấp (Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công
Huỳnh, 2001).
Bảng 1 Tần số hô hấp của một số loài động vật*

Loài

Nhịp thở

Loài

Nhịp thở




22 – 30

Ngựa

8 – 16

Vịt

15 – 18

Lạc Đà

5 – 12

Bò, Chó, Mèo

10 – 30

Nai

8 – 16

Cừu

12 – 20

Thỏ

10 – 15


Ngỗng

9 – 10

Bồ Câu

50 – 70

Trâu

18 – 21

Chuột Bạch

100 – 150

Lợn

20 – 30



10 – 18

Trung tâm Học
Liệu
ĐHQuang
Cần
Thơ

* Nguồn:
Nguyễn
Mai,
2004.@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ý nghĩa chẩn đoán:
Thở nhanh: Gặp trong những bệnh thu hẹp diện tích hô hấp (viêm phổi, lao
phổi); những bệnh làm mất đàn tính của phổi (phổi khí thủng) hay trong trường hợp
sốt cao, thiếu máu nặng. Ngoài ra ta còn thấy gia súc thở nhanh trong trường hợp
hoảng sợ hay quá đau đớn.
Thở chậm: Thường do những bệnh làm hẹp thanh quản, khí quản (viêm, phù
thủng), ức chế thần kinh nặng, do trúng độc, liệt sau khi sinh, sắp chết ...
Hít vào khó khăn: Do đường hô hấp hẹp. Hít vào khó thường do viêm thanh
quản, những cơ quan lân cận bị viêm sưng to, chèn ép khí quản.
Thở ra khó: Chủ yếu do phế quản nhỏ bị viêm sưng hoặc do những chất thẩm
xuất đọng lại làm lòng phế quản hẹp hoặc do phổi mất đàn tính.
Hít vào kéo dài: Thường gặp trong các bệnh viêm phế quản nhỏ, đàn tính của
phế nang giảm ...
Thở ngắt quãng: Thường do viêm màng phổi, thành ngực đau, viêm phế quản
nhỏ, lúc gia súc sắp chết.

3


Nhịp tim - Tần số tim đập
Khi tim đập thì mõm tim chạm vào thành ngực. Dùng tay sờ vào hoặc dùng
ống nghe ta có thể biết được tim đập trong một phút gọi là nhịp/phút (Trần Cừ,
1975).
Ở đa số động vật, nhìn chung, số lần co bóp của tim tỷ lệ nghịch với khối
lượng cơ thể (Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh, 2001).
Trong cùng một loài gia súc, thậm chí trong cùng một cá thể, nhịp tim cũng có

thể thay đổi. Nhân tố ngoại cảnh và trạng thái bản thân, cơ thể đều ảnh hưởng đến
nhịp tim (Trần Cừ, 1975).
Bảng 2 Nhịp tim (nhịp/phút) ở một số động vật*

Loài động vật

Nhịp tim

Loài động vật

Nhịp tim

Voi

25 – 40

Chó

70 – 80

Ngựa

30 – 45

Mèo

110 – 130

Trâu


40 – 50

Thỏ

220 – 270



50 – 70

Chuột

720 – 780

Cừu, Dê

70 – 80

Dơi

600 – 900

Lợn

60 – 90

Gà, Vịt

240 – 400


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

* Nguồn: Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh, 2001

Ý nghĩa chẩn đoán:
Hệ tim mạch có liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác trong cơ thể. Do vậy
khi hệ tim mạch bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác và ngược lại (Hồ Văn
Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997).
Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể
cũng như của tim (Trần Cừ, 1975).
Nhịp tim tăng: Máu có nhiều CO2, thần kinh giao cảm tăng, tuyến nội tiết bị rối
loạn (như tăng chất Thiroxin hay Adrenalin trong máu, nồng độ Ca++ trong máu
cao). Khi hệ tim mạch bị rối loạn dễ dẫn đến rối loạn hô hấp (do lượng máu thiếu,
tuần hoàn bị rối loạn, việc vận chuyển khí cho các mô bào bị rối loạn do suy hô hấp
và sung huyết phổi).

4


Ngược lại nếu hệ hô hấp bị bệnh thì nó cũng làm trở ngại sự hoạt động của tim
hoặc gây viêm thực thể. Khi viêm phế mạc có thể lan tới viêm ngoại tâm mạc. Nếu
viêm phế quản mãn tính dẫn đến suy tim phải (Trương Huỳnh Linh, 2006).
Thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Nhiệt độ này có thể thay đổi theo nhiệt độ
của môi trường ở động vật biến nhiệt hoặc không biến đổi theo nhiệt độ của môi
trường ở động vật đẳng nhiệt (Nguyễn Quang Mai, 2004).
Thân nhiệt gia súc nói chung là ổn định nhưng vì chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố nên có thay đổi trong phạm vi hẹp. Thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ theo
giống, tuổi, tính biệt, khi ăn, cơ làm việc, trạng thái sinh lý, thời gian một ngày đêm
... (Trần Cừ, 1975).

Thường ta lấy thân nhiệt ở trực tràng vì ở vị trí này thân nhiệt là đặc trưng nhất
cho cơ thể gia súc (Trần Cừ, 1975).
Bảng 3 Thân nhiệt một số loài thú*

Động vật

Nhiệt độ (oc)

Động vật

Nhiệt độ (oc)

Trâu
37 – Thơ
38,5 @ Tài liệu
Chóhọc tập và 38
- 39
Trung tâm Học
Liệu ĐH Cần
nghiên
cứu


37,5 - 39,5

Dê-Cừu

38,5 - 40

Heo


38,5 - 39,5



40 - 42

Mèo

38 – 38,5

Vịt

41 - 43

* Nguồn: Trần Thị Minh Châu, 2005.

Ý nghĩa chẩn đoán:
Dựa vào thân nhiệt ta có thể biết được con vật sốt hay không sốt, sốt cao, sốt
vừa hay sốt nhẹ ...
Sốt cao và kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chuyển hoá các chất, dẫn đến rối
loạn các chức phận cơ quan như: rối loạn tuần hoàn, rối loạn hô hấp ... (Trần Thị
Minh Châu, 2005).
Thân nhiệt thấp: Ít xảy ra nhưng rất nguy hiểm, là triệu chứng bệnh nặng, tiên
lượng bệnh xấu biểu hiện sự suy thoái trầm trọng của cơ thể gặp khi thú tiêu chảy
nặng, lúc sắp chết, bệnh bại liệt sau khi sinh ... (Trần Thị Minh Châu, 2005).

5



Trong thời gian theo dõi bệnh, chúng ta phải lấy thân nhiệt thường xuyên cho
đến khi hết bệnh sẽ giúp chẩn đoán phân biệt một số bệnh dựa vào loại hình sốt
hoặc có thể xác định tính chất và mức độ bệnh (Trần Thị Minh Châu, 2005).
Ngoài ra, kiểm tra thân nhiệt còn giúp đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng
bệnh:
- Xác định tiên lượng bệnh tốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao nhưng giảm dần đến phạm
vi bình thường.
- Xác định tiên lượng bệnh xấu: Bệnh nặng, sốt cao, điều trị không giảm, sốt
liên miên hoặc sốt cao rồi hạ đột ngột xuống thấp hơn thân nhiệt sinh lý.
Thể hô hấp
Các hình thức hô hấp thay đổi theo loài, hay trạng thái sinh lý.
Thở thể ngực: Là lúc gia súc thở, thành ngực hoạt động rõ, còn thành bụng, cơ
hoành hoạt động ít hay không hoạt động. Chó khoẻ thở thể ngực. Những gia súc
khác thở thể ngực là có bệnh ở vùng bụng hay cơ hoành.

Trung

Thở thể bụng: Là lúc gia súc thở thành bụng hoạt động rõ. Gia súc thở thể
bụngHọc
trong Liệu
trường ĐH
hợp tổn
thương
thủng, liệt
tâm
Cần
Thơvùng
@ngực
Tàinhư:
liệuviêm

họcphổi,
tậpphổi
vàkhí
nghiên
cứu
cơ liên sườn, gãy xương sườn ...
2.2 Nguyên nhân gây bệnh ở hệ hô hấp
2.2.1 Do môi trường
Các điều kiện xấu của môi trường tác động gây bệnh đường hô hấp bao gồm:
Do điều kiện thời tiết (quá nóng, quá lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột tác động
trực tiếp lên đường hô hấp hoặc làm giảm sức đề kháng và gây nên viêm ở đường
hô hấp trên và phổi). Do môi trường bị ô nhiễm bởi khí độc như SO2, CO2, NH3,
CO ... Do thiếu dinh dưỡng làm sức đề kháng giảm nhất là thiếu đạm, vitamin A và
khoáng. Do hít hay nuốt phải ngoại vật đường hô hấp như: bụi, thức ăn hoặc do
uống nhầm vào đường hô hấp (Tô Thị Kim Yến, 2007).
Chó, mèo cũng dễ bị viêm đường hô hấp trên khi hít phải các chất gây dị ứng
như: phấn hoa, hoá chất ...
2.2.2 Điều kiện nội tại
Điều kiện nội tại phát sinh bệnh đường hô hấp gồm nhiều yếu tố: Do hệ miễn
dịch của cơ thể chưa hoàn thiện (ở gia súc non); do cơ thể đã bị bệnh khác như:
viêm hạch, khối u, chấn thương ... (P.J. Quinn et al., 1997; Clarence M. Fraser et al.,

6


1991). Do xung huyết tĩnh mạch hoặc nhồi máu động mạch phổi, mảnh tổ chức
trong những ổ viêm (như viêm nội tâm mạc, viêm ngoại tâm mạc, viêm mũ hoại thư
...) theo máu đem theo vi trùng vào phổi. Ngoài ra còn do viêm cơ tim, bệnh van
tim, viêm hoành cách mô.
2.2.3 Do vi khuẩn

Có nhiều vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: Opportunistie bacteria,
Bordetella bronchiseptica, Mycoplasma. spp, Klebsialla, Staphylococcus species ...
(P.J. Quinn et al., 1997).
Ngoài ra còn có những vi khuẩn sống thường trú ở xoang mũi, khí quản trên
như: Pasteurella multocida, Streptococci, Bordestella Bronchiseptica, E.coli ... khi
gặp điều kiện thuận lợi (nhiễm virus, hít phải khí độc, phổi sung huyết ...) thì sẽ
phát triển gây bệnh (Clarence M. Fraser et al., 1991).
2.2.4 Do virus

Trung

Virus thường là nguyên nhân nguyên phát gây bệnh đường hô hấp ở chó, mèo.
Feline calicivirus, Feline herpervirus gây bệnh viêm xoang mũi, khí quản ở mèo.
Canine parain – fluenza virus, Canine adenovirus 1 và 2; Canine distemper virus,
tâm
Họccanine
Liệuhepatitis
ĐH Cần
Tài liệu
tậpbệnh
và viêm
nghiên
cứu
Infection
virus,Thơ
Canine@
reovirus
type 1,học
2, 3 gây
khí, phế

quản ở chó. Các loại virus này xâm nhập và phá hoại niêm mạc đường hô hấp tạo
điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát như Pseudomonas. spp, E.coli, Klebsiella
pneumonia gây bệnh (Nguyễn Văn Biện, 2001).
2.2.5 Do nấm
Theo P.J. Quinn et al., 1997.
Aspergillus. spp, Blastomyces dermatitidis, Crytococcus
Penicillium. spp, Trichosporon. spp, gây bệnh viêm xoang mũi.

neoformans,

Aspergillus fumigatus, Blastomyces dermatitidis, Coccidioides immitis,
Cryptococcus neofomans, Histoplasma capsulatum gây bệnh đường hô hấp dưới và
màng phổi.
2.4.6 Do ký sinh trùng
Giun xoang mũi (Linguatula serata), giun đường hô hấp (Capillaria
aerophila), giun phổi (Filaroides capilanose), sán lá phổi (Paragominus
westermani) (Nguyễn Văn Biện, 2001).

7


Ngoài ra, theo Nguyễn Hữu Hưng, Đỗ Trung Giã, 2001, ấu trùng giun móc
Ancylostoma. spp, giun đũa Toxocara. spp, trong quá trình di hành có đi qua phổi
gây viêm phổi.
2.3 Một số phương pháp khám lâm sàng hệ hô hấp
2.3.1 Khám toàn thân
Kiểm tra thể trạng
Quan sát xem con vật mập hay ốm để biết tình trạng dinh dưỡng của nó. Tình
trạng dinh dưỡng còn thể hiện qua lông. Chó khoẻ, dinh dưỡng tốt thì lông bóng
mượt, mềm mại. Khi thấy lông thô, rụng xơ xát là do dinh dưỡng kém (Trần Thị

Minh Châu, 2005).
Kiểm tra tư thế
Theo Hồ Văn Nam,1982:
- Đứng bắt buộc: Thường gặp trong bệnh viêm màng phổi, chấn thương vùng
ngực làm chó khó thở khi nằm, chó thường đứng ở tư thế hai chân dang rộng, đầu
nhìn về phía trước.

Trung tâm Học
ĐHChó
Cần
@ Tài
tập
nghiên
cứu
- NgồiLiệu
kiểu chó:
ngồiThơ
hai chân
trướcliệu
chốnghọc
thẳng,
đầuvà
giương
về phía
trước để thở. Ta thường thấy tư thế này khi chó bị mệt sau khi vận động nhiều,
nắng nóng hay trong trường hợp bị bệnh hô hấp kết hợp với bệnh tim.
Kiểm tra hạch lâm ba
Theo Trần Thị Minh Châu, 2005: Hạch lâm ba có chức năng bảo vệ cơ thể. Vị
trí khám hạch để chẩn đoán bệnh đường hô hấp là hạch dưới hàm. Khi kiểm tra cần
chú ý về độ lớn, nhiệt độ hạch, cảm giác của thú khi khám hạch. Khi hạch sưng là

vùng cổ họng bị viêm.
Kiểm tra thân nhiệt
Theo Trần Thị Minh Châu, 2005:
Thú bệnh thường sốt. Ở bệnh mãn tính thường không sốt hoặc sốt nhẹ, bệnh
cấp tính sốt vừa đến sốt cao.
Vẩy nhiệt kế để mực thuỷ ngân hạ xuống, sát trùng kỹ rồi đưa thẳng và xoay
nhẹ kích thích cho cơ vòng hậu môn mở ra, đặt bầu thủy ngân của nhiệt kế vào trực
tràng, giữ yên khoảng 3 - 5 phút. Sau đó lấy ra đọc kết quả trên thang chia độ. Chú
ý khi đưa nhiệt kế ta nên để đầu nhiệt kế chếch vào thành trực tràng để nhiệt độ lấy
được đúng là thân nhiệt chó bệnh.

8


2.3.2 Khám cục bộ
Dùng các phương pháp quan sát, sờ nắn và nghe để khám đường hô hấp.
Khám động tác hô hấp
Theo Hồ Văn Nam, 1982:
Tần số hô hấp
Để tính tần số hô hấp ta quan sát hoạt động lên xuống ở hõm hông, hoạt động
của thành ngực và bụng, hoạt động của cánh mũi hoặc dùng tai nghe để nghe tiếng
khí quản.
Thể hô hấp
Ta quan sát sự phồng lên và xẹp xuống của thành ngực và thành bụng để xác
định thể hô hấp. Chó khỏe thở thể ngực. Chó thở thể bụng trong trường hợp tổn
thương vùng ngực như: viêm phổi, phổi khí thủng, liệt cơ liên sườn, gãy xương
sườn ...
Khám đường hô hấp trên
Quan sát nước mũi


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Hồ Văn Nam, 1982:

Gia súc khoẻ không có nước mũi. Khi dịch mũi chảy nhiều thường là triệu
chứng bệnh.
Ở bệnh cấp tính niêm mạc phản ứng mạnh thì dịch mũi nhiều còn những bệnh
mãn tính thì nước mũi ít.
Nếu nước mũi chảy một bên thường do lỗ mũi hay xoang mũi bên đó bị viêm.
Nếu chảy cả hai bên thì có thể do viêm của cả hai bên xoang mũi và thường là do
các quá trình viêm từ thanh quản trở xuống.
Nước mũi trong suốt, không màu thấy trong giai đoạn đầu viêm cấp tính. Còn
nước mũi đục, nhày, có mủ thường do viêm thanh quản, viêm đường hô hấp trên lâu
ngày.
Quan sát thanh quản, khí quản
Theo Hồ Văn Nam, 1982:
Vùng thanh quản sưng to là triệu chứng viêm thanh quản. Nếu viêm nặng thì
ta sờ vào có cảm giác nóng, gia súc đau khi ấn mạnh.

9


Ở gia súc thở khó ta có thể nghe trực tiếp âm thanh quản, khí quản (âm ran).
Kiểm tra ho
Theo Hồ Văn Nam, 1982:
Kiểm tra ho bằng cách bóp mạnh vào phần sụn giữa thanh quản và đốt khí
quản thứ nhất. Chó bị bệnh đường hô hấp nhất là viêm thanh quản gây ho dể dàng.
Ho từng lúc, nhất là ban đêm, gần sáng hay khi vận động thường gặp trong
bệnh viêm thanh quản. Còn trong bệnh viêm phế quản, viêm phổi ta thấy chó ho
thường xuyên, trong một thời gian.
Ho khoẻ, to thường thấy là do phổi còn khoẻ, bệnh ở họng, khí quản. Tiếng ho

yếu, thất thường do tổ chức phổi có bệnh, bị thấm ướt, đàn tính giảm, màng phổi bị
dính như ở bệnh viêm phổi, viêm màng phổi.
Ho ướt thường thấy trong bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Ho khan trong
bệnh viêm khí quản, viêm màng phổi, lao phổi.
Khám ngực
Nhìn vùng ngực

Trung tâm Học
Liệu
Theo Hồ
VănĐH
Nam,Cần
1982: Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Gia súc khoẻ lúc thở hai bên hoạt động đều đặn và rõ. Nếu gia súc thở mà
lồng ngực co nở không rõ thì có thể do phổi khí thủng hoặc do viêm màng phổi,
viêm phế quản nhỏ.
Chỉ một bên lồng ngực hoạt động rõ thì có thể bên phổi đó bị viêm màng phổi
hay tắt phế quản.
Sờ nắn vùng phổi
Theo Hồ Văn Nam, 1982:
Dùng tay sờ và ấn mạnh vào các khe sườn. Nếu từng vùng da trên ngực nóng
có thể do viêm tại chổ hoặc do viêm màng phổi.
Ấn mạnh vào khe sườn gia súc khó chịu và tránh ra, nhiều lúc rên rĩ là do viêm
màng phổi hoặc bị thương tại chổ.
Nghe phổi
Dùng ống nghe đặt vào vùng phổi để nghe âm hô hấp của phổi. Thường bắt
đầu nghe ở giữa phổi, sau đó nghe vùng trước sau trên dưới của phổi

10



Âm hô hấp sinh lý
Theo Trần Thị Minh Châu, 2005:
- Âm thanh quản: Khi thở không khí từ trong xoang mũi vào hầu rồi vào khí
quản, cọ xát vào khí quản tạo nên. Nghe ở vùng hầu khá rõ âm “Kh” âm khô và sắc
chính là âm thanh quản.
- Âm khí quản: Nghe rõ từ hầu đến vùng ngực dọc theo ống khí quản dưới
vùng cổ, do âm thanh quản vọng vào nghe giống âm thanh quản nhưng nhỏ hơn.
- Âm phế quản: Nghe rõ hơn ở giữa ngực, âm sắc cũng giống như âm “Kh” của
khí quản nhưng có âm độ trầm, đều và nhẹ hơn.
- Âm phế nang: Giống âm “Ph” phát ra đều, nhẹ, nghe được ở mọi vị trí trên
phổi, được hình thành do luồng không khí chuyển động xoáy vào phế nang, nhưng
chỉ nghe rõ lúc gia súc hít vào mạnh.
Một số âm hô hấp bệnh lý
Âm ran (tiếng ran, tiếng rít): Là loại tạp âm hình thành khi phế quản bị viêm.
Âm ran có hai loại:

Trung tâm Học
Liệu
Tàiviêm
liệu
vàphế
nghiên
cứu
- Âm ran
khô:ĐH
hìnhCần
thành Thơ
khi quá@
trình

phếhọc
quản,tập
thành
quản sưng
dày hoặc xù xì, lúc gia súc thở ra, hít vào không khí cọ xát mạnh vào thành phế
quản phát ra âm ran khô (giống tiếng ong kêu, tiếng gió rít) (Trần Thị Minh Châu,
2005).
- Âm ran ướt: Là tiếng phát ra khi không khí qua lòng phế quản mà trong đó có
dịch thể hoặc nhiều bọt khí. Âm ran ướt nghe như tiếng bọt vỡ, tiếng nước chớm
sôi ... (Hồ Văn Nam, 1982).
- Tiếng cọ màng phổi: Khi bị bệnh, fibrin đọng lại trên lá thành và lá tạng của
màng phổi làm cho màng phổi bị xùi lên, khi gia súc thở fibrin xát vào nhau gây
nên tiếng cọ xát - tiếng cọ xát màng phổi. Tiếng cọ màng phổi là triệu chứng đặc
thù của bệnh viêm màng phổi (Hồ Văn Nam, 1982).
2.4 Triệu chứng đặc trưng và nguyên lý điều trị bệnh đường hô hấp
2.4.1 Triệu chứng đặc trưng bệnh đường hô hấp
Theo P.J. Quinn et al., 1997, những triệu chứng đặc trưng bệnh đường hô hấp
là ho, hắt hơi, chảy nước mũi và khó thở. Trong đó ho là dấu hiệu thường xảy ra
nhất trong bệnh đường hô hấp.

11


Bệnh hệ hô hấp trên như: viêm mũi, viêm thanh quản, viêm khí quản có các
triệu chứng đặc trưng sau:
- Viêm mũi: Chảy nước mũi ở một bên hay hai bên, hắt hơi, ngứa mũi ...
- Viêm thanh quản: Khản tiếng hoặc mất tiếng, ho, đau vùng thanh quản ...
- Viêm khí quản: Ho, tần số hô hấp thay đổi, thở khò khè, đè vào vùng khí quản
thì có phản xạ đau và ho, khó thở.
Bệnh hô hấp dưới: Viêm phổi và viêm màng phổi có triệu chứng đặc trưng

sau:
- Viêm phổi: Cơ thể suy nhược, ho, có âm bệnh lý vùng phổi, tần số hô hấp
thay đổi, sốt, thấy bệnh tích qua hình X quang phổi.
- Viêm màng phổi: Cơ thể suy nhược, đau khi hô hấp, hơi thở cạn, khó thở, sốt,
tiếng cọ màng phổi.
2.4.2 Nguyên lý điều trị bệnh hô hấp

Trung

Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh: Thường dùng các kháng sinh
phổ rộng như: Erthyromycin, Penicillin + Streptomycin, Gentamycin, Lincocin,
tâm
Học Liệu
ĐH Cần
@ Tài
học
tập và
cứu
Tetracyclin,
Kanamycin
... (HồThơ
Văn Nam
et al.,liệu
1997).
Clarence
M. nghiên
Fraser et al.,
1991, khuyến cáo nên sử dụng các kháng sinh: Cephalosporin, Erythromycin,
Lincomycin, Clindamycin, Penicillin, Sulfonamid và Tetracyclin. Tuy nhiên theo
báo cáo của Nguyễn Văn Thanh, Phạm Văn Khuông, 2006, thì phần lớn các vi

khuẩn gây viêm đường hô hấp đã kháng với Penicillin vì thế không nên sử dụng
Penicillin để điều trị bệnh đường hô hấp. Theo Vương Đức Chất, Lê Thị Tài, 2004,
còn sử dụng kháng sinh: Gentamycin, Cefa – Doc, Cefadox.T, Kanacolin.
Sử dụng thuốc chữa triệu chứng:
Theo Nguyễn Dương Bảo, 2000:
- Thuốc kháng viêm: Dexamethasone, Prednisolon.
- Thuốc giảm ho: Chlorua amon, Photphat Codein, Terpin.
- Giảm dịch thẩm suất: Calcichlorua 20%.
- Chống khó thở: Ephedrin, Atropin sulfat 1%o.
Thuốc bổ trợ: Vitamin C, B-Comple ...

12


2.5 Cơ chế tác dụng của một số kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp
2.5.1 Ceftriaxon
Theo Trần Ngọc Ân et al., 2002:
Dược lý và cơ chế tác dụng:
Ceftriaxon là một Cephalosporin thế hệ 3 có hoạt động phổ rộng được sử dụng
dạng tiêm. Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi
khuẩn.
Ceftriaxon không hấp thu qua đường tiêu hoá, do vậy được sử dụng qua đường
tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ. Sinh khả dụng khi tiêm tĩnh mạch là 100%.
Thuốc đi qua nhau thai và bài tiết ra sữa với nồng độ thấp. Thuốc được bài tiết
dưới dạng không đổi qua thận, mật hoặc biến đổi thành dạng khác qua phân.
Thời gian bán thải 8 giờ sau khi tiêm thuốc.
Chỉ định: Ceftriaxon nên dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng như viêm
màng não, nhiểm khuẩn đường niệu, viêm phổi, thương hàn, nhiễm khuẩn huyết,
nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn da ...


Trung tâm Học
LiệuChó,
ĐH
Cần
Thơ Tiêm
@ Tài
liệu hoặc
họctiêm
tậpcơ.và nghiên cứu
Liều dùng:
mèo:
20mg/kg.
tĩnh mạch
Chống chỉ định: Mẫn cảm với Cephalosporin, tiền sử có phản ứng phản vệ với
Penicillin.
Tác dụng phụ: Các phản ứng dị ứng, biến đổi công thức máu có thể phục hồi
được, viêm tĩnh mạch, tăng Transaminases và Phosphase kiềm, rối loạn dạ dày ruột.
2.5.2 Baytril 2,5%
Dược lý và cơ chế tác dụng:
Baytril chứa hoạt chất là Enrofloxacin. Enrofloxacin là kháng sinh tổng hợp
thuộc nhóm Quinolon, tác dụng diệt khuẩn của nó thông qua quá trình ức chế
enzym DNA – gyrase của vi khuẩn (Bùi Thị Tho, 2003).
Dược động học:
Theo Bùi Thị Tho, 2003:
Enrofloxacin được hấp thu tốt cả ở trong và ngoài đường tiêu hoá. Thuốc được
phân bố đều, rộng khắp các tổ chức và nồng độ ở trong mô bào cao hơn trong huyết
thanh. Thuốc được chuyển hoá chủ yếu ở tế bào gan. Thời gian bán thải t1/2 khoảng

13



2 – 3 giờ nếu tiêm tĩnh mạch hay 6 giờ dùng tiêm cơ hoặc uống. Thuốc thải qua
thận và phân.
Chỉ định: Baytril là kháng sinh tổng hợp, phổ rộng diệt hiệu quả nhiều loại vi
khuẩn gram dương, gram âm cũng như Mycoplasma.
Baytril là kháng sinh đặc trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, hô hấp,
niệu sinh dục, da, khớp, vết thương nhiễm trùng, viêm tai ngoài trên heo, dê, cừu,
chó và mèo.
Baytril không kháng chéo với các nhóm kháng sinh khác. Vì thế Baytril diệt
hiệu quả vi khuẩn đã kháng với kháng sinh nhóm  - Lactam, Tetracylin,
Aminoglycoside, hoặc Macrolide.
Baytril không gây ức chế miễn dịch, vì thế không ảnh hưởng đến hiệu quả của
vaccine (Nguyễn Phước Tương, Trần Diễm Uyên, 2000).
Liều lượng và cách dùng:
Chó, mèo: Tiêm dưới da 1ml/5kg thể trọng/ngày, trong 5 ngày.
Chống chỉ định:

Trung tâm Học
ĐHchóCần
@tuổi
Tàihoặc
liệu
học
tập tuổi
và đối
nghiên
cứu
dưới Thơ
một năm
dưới

18 tháng
với giống
KhôngLiệu
dùng cho
chó lớn con vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của sụn khớp trong giai đoạn tăng
trưởng nhanh.
Không dùng quá liều cho mèo vì có thể ảnh hưởng đến thị giác.
Đôi khi có phản ứng tại chổ tiêm. (Nguyễn Phước Tương, Trần Diễm Uyên,
2000).
2.5.3 Marbocyl 2%
Dược lý và cơ chế tác dụng
Marbocyl 2% chứa hoạt chất Marbofloxacine thuộc nhóm Quinolon thế hệ 2,
có tác dụng ức chế enzym DNA – gyrase. Đây là enzym tham gia vào quá trình
tổng hợp các acid nhân của DNA vi khuẩn. Nó gắn vào các đơn vị A của gyrase
làm cho enzym không hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Tức hai mảnh đã bị cắt
ra DNA không thể hàn lại được. Do vậy DNA xuất hiện trong tế bào dưới dạng
những đoạn riêng lẻ. Kết quả dưới tác dụng của thuốc sự sao chép nhân lên của vi
khuẩn bị ức chế (Bùi Thị Tho, 2003).
Tác dụng:

14


Điều trị các bệnh phổi do Mycoplasma, Pasteurella, Actinobacillus
pleuropneumonia, Klebsialla pneumonia, Staphylococcus. spp, Pseudomonas. spp...
Điều trị MMA, viêm teo xoang mũi, viêm phúc mạc.
Các nhiễm trùng do E.coli và các vết thương nhiễm trùng.
Liều lượng: 1ml/10kg thể trọng. Tiêm bắp, dưới da, tĩnh mạch.
2.6 X – quang trong chẩn đoán bệnh đường hô hấp
2.6.1 Nguyên lý chẩn đoán X – quang

Theo Hoàng Kỷ et al., 2001:
Chẩn đoán X – quang là những phương pháp dùng tia Rơngen để khám xét trong cơ
thể nguời. Phương pháp đó căn cứ trên:
- Tính đâm xuyên sâu của quang tuyến X.
- Sự hấp thu quang tuyến X khác nhau của các phân tử trong cơ thể.
2.6.2 Phân tích phim X – quang phổi chuẩn

Trung

Theo Lê Nghĩa Trọng,
tâm
2000:Học Liệu ĐH Cần

Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Để quan sát toàn diện
lồng ngực ta nên chụp X –
quang ở cả hai hướng: hướng
thẳng và hướng nghiêng.
Hướng thẳng
Ở hướng này ta có thể
quan sát được toàn bộ lồng
ngực với những liên quan
giữa các phần cấu tạo nên
lồng ngực.
Những chú ý khi đọc
phim X - quang:

Hình 2 Hình X – quang phổi chụp hướng thẳng
Nguồn: www.lbah.com/heart/heartfindings.htm


- Phải đảm bảo sự trong sáng của phổi. Vì phổi chứa hơi nhiều nên khi chụp X
– quang ta quan sát được toàn bộ hai trường phổi trở nên đen (nhất là chụp lúc gia
súc hít vào) và trên nền đen đó quan sát thấy những đường nét từ vùng rốn phổi hai

15


bên lan toả vào vùng giữa và ngoại vi phổi. Đối với con vật mập và phổi có bệnh lý
thì ta thấy sự trong sáng của phổi sẽ giảm.
- Khi đọc phim X – quang, ta cũng phải chú ý những bệnh lý giả của phổi do
xương tạo nên như: hình ảnh xương ức chòm vào phổi tạo thành một hình mờ trung
thất, hình ảnh vôi hoá của sụn có thể tạo nên những hình nốt ...
- Hình tim – trung thất: Bóng trung thất được giới hạn hai bên bởi phổi với
đường bờ rõ và kích thước vừa đủ. Trong một số trường hợp hình mờ của trung
thất có thể rộng ra, đè lấn vào trường phổi gặp trong những trường hợp bệnh lý của
trung thất hoặc vị trí của trung thất có thể bị đẩy hoặc co kéo sang một bên phổi do
một quá trình bệnh lý của phổi hay màng phổi gây nên.
Hướng nghiêng
Phim chụp hướng nghiêng có thể cho thấy những vùng phổi mà phim hướng
thẳng không thấy được như: khoảng sáng sau xương ức, đường cong của vòm
hoành, tách những hình ảnh bất thường chồng lên nhau, xác định chiều sâu của
những tổn thương.
2.6.3 Những hình ảnh bệnh lý phổi
Theo Lê
Nghĩa
Trọng,
2000:
Trung tâm Học
Liệu

ĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình ảnh bệnh lý ở nhu mô phổi
Những hình ảnh mờ nốt với bờ nhẵn và hình tròn có kích thước dưới 1cm hoặc
to hơn, xuất hiện một bên hay cả phổi. Những hình ảnh đó có thể thấy ở những
bệnh: phế quản phế viêm, lao thể nốt, di căn ung thư ...
Hình ảnh mờ đồng đều, không gây co kéo các phần lân cận là biểu hiện của
những quá trình phế nang bị viêm không rõ rệt trong viêm phổi thuỳ cấp và nhồi
huyết phổi.
Hình mờ đồng đều có dấu hiệu co kéo các phần lân cận. Đó chính là hình ảnh
của xẹp phổi.
Hình ảnh phổi quá sáng (màu đen trên phim X – quang) khu trú tại một vùng
hoặc cũng có thể lan rộng cả phổi thường thấy trong những bệnh phổi sau: hình
những bóng hơi trong thâm nhiễm tụ cầu trùng phổi, hình ảnh giãn phế nang (khí
thũng phổi) trong hen phế quản hoặc trong những bệnh phổi mãn tính, hình những
hốc phế nang trong giãn phế quản.

16


×