Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN của cây NHỌ nồi, cây CHUA ME đất HOA VÀNG và cây cỏ lá XOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THANH TOÀN

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY
NHỌ NỒI (Eclipta prostrate), CÂY CHUA ME ĐẤT
HOA VÀNG (Oxalis corniculata) VÀ CÂY CỎ LÁ
XOÀI (Struchium sparganophorum)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 05/2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY
NHỌ NỒI (Eclipta prostrate), CÂY CHUA ME ĐẤT
HOA VÀNG (Oxalis corniculata) VÀ CÂY CỎ LÁ XOÀI
(Struchium sparganophorum)


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Huỳnh Kim Diệu

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Toàn
MSSV: 3042926
Lớp: TY K30

Cần Thơ, 05/2009

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây Nhọ nồi (Eclipta prostrate),
cây Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata) và cây Cỏ lá xoài (Struchium
sparganophorum) do sinh viên TRẦN THANH TOÀN thực hiện tại phòng
thí nghiệm bộ môn Thú Y – khoa Nông Nghiệp & SHƯD – trường Đại Học
Cần Thơ từ tháng 01/2009 đến tháng 04/2009.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

TS. HUỲNH KIM DIỆU

Cần Thơ, ngày
tháng năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cám ơn chị của tôi TRẦN THANH NHANH là
người chị mà tôi yêu quý, đã thương yêu và giúp đỡ tôi vượt qua những lúc khó
khăn. Cám ơn Ba, cám ơn Má, cám ơn các anh chị đã luôn quan tâm ủng hộ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gởi lời tri ân đến cô TRẦN THỊ MINH CHÂU, cô HUỲNH KIM
DIỆU đã thương yêu, dìu dắt và dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường.
Cám ơn các thầy cô Bộ môn Thú y và Bộ môn chăn nuôi thú y đã hướng dẫn
và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cám ơn tất cả bạn bè đã thương yêu và giúp đỡ tôi trong suốt những năm
qua.

iv


MỤC LỤC
TRANG DUYỆT......................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................. v
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
TÓM LƯỢC......................................................................................................... viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 2
2.1 DƯỢC THẢO .............................................................................................. 2
2.1.1 Cây Nhọ nồi......................................................................................... 2
2.1.1.1 Mô tả ........................................................................................... 2
2.1.1.2 Phân bố, sinh thái........................................................................ 3
2.1.1.3 Bộ phận dùng............................................................................... 3
2.1.1.4 Thành phần hóa học .................................................................... 3
2.1.1.5 Tác dụng dược lý ......................................................................... 3
2.1.1.6 Công dụng ................................................................................... 5
2.1.1.7 Bài thuốc có Nhọ nồi ................................................................... 5
2.1.2 Cây Chua me đất hoa vàng................................................................... 8
2.1.2.1 Mô tả ........................................................................................... 8
2.1.2.2 Phân bố ....................................................................................... 8
2.1.2.3 Bộ phận dùng............................................................................... 9
2.1.2.4 Thành phần hóa học .................................................................... 9
2.1.2.5 Tác dụng dược lý ......................................................................... 9
2.1.2.6 Công dụng ................................................................................... 9
2.1.2.7 Bài thuốc có Chua me đất hoa vàng........................................... 10
2.1.3 Cây Cỏ lá xoài ................................................................................... 11
2.1.3.1 Mô tả ......................................................................................... 11
2.1.3.2 Phân bố ..................................................................................... 12
2.1.3.3 Bộ phận dùng............................................................................. 12
2.1.3.4 Công dụng ................................................................................. 12
2.1 VI KHUẨN ................................................................................................ 12
2.1.1 Nhóm vi khuẩn gram dương............................................................... 12
2.1.1.1 Staphylococcus aureus............................................................... 12
2.1.1.2 Streptococcus faecais................................................................. 14

2.2.2 Nhóm vi khuẩn gram âm.................................................................... 16
2.2.2.1 Escherichia coli......................................................................... 16
2.2.2.2 Pseudomonas aeruginosa .......................................................... 18
2.2.2.3 Salmonella spp........................................................................... 20
2.2.2.4 Aeromonas hydrophila............................................................... 23
2.2.2.5 Edwardsiella ictaluri ................................................................. 25
2.2.2.6 Edwardsiella tarda .................................................................... 27
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................... 30

v


3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU................................................................ 30
3.2.1 Thời gian, địa điểm ............................................................................ 30
3.2.2 Nguyên liệu........................................................................................ 30
3.2.3 Hóa chất cần thiết............................................................................... 30
3.2.4 Thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm ................................................ 30
3.2.5 Vi khuẩn thí nghiệm........................................................................... 30
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 31
3.3.1 Chiết xuất cao Nhọ nồi, cao Chua me đất hoa vàng, cao Cỏ lá xoài.... 31
3.3.1.1 Cách thu mẫu............................................................................. 31
3.3.1.2 Cách chiết xuất cao thô.............................................................. 31
3.3.1.3 Tính hiệu suất (H)...................................................................... 31
3.3.1.4 Ẩm đô ........................................................................................ 32
3.3.2 Thử tính kháng khuẩn ........................................................................ 32
3.3.2.1 Chuẩn độ đục............................................................................. 32
3.3.2.2 Chuẩn độ vi khuẩn ..................................................................... 33
3.3.2.3 Thử hoạt tính kháng khuẩn ........................................................ 33
3.3.3 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ........................................... 34

3.3.3.1 Chuẩn bị nồng độ chất thử......................................................... 34
3.3.3.2 Tiến hành cấy vi khuẩn .............................................................. 34
3.3.4 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................. 35
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 36
4.1 KẾT QUẢ TÍNH HIỆU SUẤT CỦA CÁC LOẠI CAO ............................. 36
4.2 KẾT QUẢ TÍNH ẨM ĐỘ CỦA CÁC LOẠI CAO..................................... 36
4.3 KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN ..................................... 37
4.4 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU ........................ 39
4.4.1 Nồng độ ức chế tối thiểu của cao Nhọ nồi đối với các chủng vi khuẩn
thử nghiệm ............................................................................................................ 39
4.4.2 Nồng độ ức chế tối thiểu của cao Chua me đất hoa vàng đối với các
chủng vi khuẩn thử nghiệm ................................................................................... 40
4.4.3 Nồng độ ức chế tối thiểu của cao Cỏ lá xoài đối với các chủng vi
khuẩn thử nghiệm.................................................................................................. 41
4.4.4 So sánh nồng độ ức chế tối thiểu của cao Nho nồi, cao Chua me đất hoa
vàng và cao Cỏ lá xoài........................................................................................... 41
4.5 MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI NHẬN ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THÍ
NGHIỆM .............................................................................................................. 43
4.5.1 Hình trị số MIC cao Nhọ nồi.............................................................. 43
4.5.2 Hình trị số MIC cao Chua me đất hoa vàng........................................ 43
4.5.3 Hình trị số MIC cao Cỏ lá xoài........................................................... 44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 45
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 45
5.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 46

vi


DANH SÁCH BẢNG


Bảng 4.1 Hiệu suất chiết cao Nhọ nồi, Chua me đất hoa vàng, Cỏ lá xoài............. 36
Bảng 4.2 Ẩm độ của cao Nhọ nồi, Chua me đất hoa vàng, Cỏ lá xoài................... 36
Bảng 4.3 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao 3 loại cao............................ 37
Bảng 4.4 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nhọ nồi .................................. 39
Bảng 4.5 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Chua me đất hoa vàng............. 40
Bảng 4.6 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Cỏ lá xoài ............................... 41
Bảng 4.7 So sánh nồng độ ức chế tối thiểu của 3 loại cao ..................................... 42

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Cây Nhọ nồi........................................................................................... ...2
Hình 2.2 Cây Chua me đất hoa vàng..................................................................... ...8
Hình 2.3 Cây Cỏ lá xoài ....................................................................................... .11
Hình 4.1 Kết quả thử tính kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn Staphylococcus
aureus, Streptococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa, Aeromonas hydrophila
............................................................................................................................. 38
Hình 4.2 Kết quả thử tính kháng khuẩn trên cách chủng vi khuẩn Edwardsiella
tarda và Edwardsiella ictaluri.............................................................................. 39
Hình 4.3 Trị số MIC của cao Nhọ nồi................................................................... 43
Hình 4.4 Trị số MIC của cao Chua me đất hoa vàng............................................. 44
Hình 4.5 Trị số MIC của cao Cỏ lá xoài................................................................ 44

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DMSO

Dimethyl Sulfoxide

MIC

Minimum Inhibitory Concentration (nồng độ ức chế tối thiểu)

DM

Vật chất khô

NA

Nutrient Agar

MHA

Muller Hinton Agar

TSA

Trypticase Soy Agar

BGA

Brilliant Green Agar

MC


Mac Conkey

EMB

Eosin Methylene Blue agar

NB

Nutrient Broth

MSA

Mannitol Salt Agar

BHI

Bain Heart Infusion

FA

Fluorescent Antibody

PCR

Polymerase Chain Reaction

ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay


ix


TÓM LƯỢC

Cây Nhọ nồi, cây Chua me đất hoa vàng và cây Cỏ lá xoài được ly trích bởi
Methanol và chiết lấy cao thô, sau đó tiến hành thử tính kháng khuẩn (dùng phương
pháp khuếch tán trên thạch) và xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) (bằng
phương pháp pha loãng trên thạch) trên các chủng vi khuẩn gram dương
(Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis) và gram âm (Escherichia coli,
Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp., Aeromonas hydrophila, Edwardsiella
ictaluri và Edwarsielle tarda). Kết quả cho thấy cao Nhọ nồi, cao Chua me đất hoa
vàng, cao Cỏ lá xoài đều có tính kháng khuẩn, trong đó cao Nhọ nồi có tính kháng
khuẩn mạnh nhất với 6 chủng vi khuẩn (Staphylococcus aureus, Streptococcus
faecalis, Pseudomonas aeruginosa, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri
và Edwarsielle tarda) kế đến là cao Cỏ lá xoài với 4 chủng vi khuẩn
(Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Edwardsiella ictaluri và
Edwarsielle tarda) và cuối cùng là cao Chua me đất hoa vàng với 2 chủng vi khuẩn
(Edwardsiella ictaluri và Edwarsielle tarda). Cao Nhọ nồi cho nồng độ ức chế tối
thiểu (MIC) thấp trên các chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Edwarsielle
tarda lần lượt là 512 µg/ml 256 µg/ml. Kế đến là cao Cỏ lá xoài có nồng độ ức chế
tối thiểu trên 2 chủng vi khuẩn trên là 1024 µg/ml và nồng độ ức chế tối thiểu cao
nhất đối với 2 chủng vi khuẩn nói trên là cao Chua me đất hoa vàng.

x


Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ


Chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những
ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Để phát triển bền vững và đạt được những
bước tiến vượt bậc trong ngành kinh tế nói trên thì riêng về phần công tác thú y đòi
hỏi phải có những biện pháp phù hợp trong phòng và điều trị bệnh ở gia súc, gia
cầm và các loài thủy sản.
Các nhà khoa học đã và đang tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra rất nhiều giải pháp
(trong đó có thuốc kháng sinh) để nâng cao hiệu quả phòng và trị bệnh ở vật nuôi.
Mỗi chúng ta không ai có thể phủ nhận công dụng và hiệu quả của thuốc kháng
sinh, tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, ảnh hưởng đến kết
quả điều trị, chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn hết là ảnh hưởng đến sức khỏe
của người tiêu dùng.
Bên cạnh những dược phẩm đắt tiền còn có những loại dược thảo gần gũi, dễ
kiếm như: Nhọ nồi, Chua me đất hoa vàng, Cỏ lá xoài…Qua kinh nghiệm dân gian,
những loại dược thảo này có rất nhiều công dụng trong việc phòng và chữa bệnh. Lá
Nhọ nồi có thể trị được mụn nhọn, cầm máu, viêm họng…Chua me đất hoa vàng
chữa ho, viêm họng, chữa nhọt, tay chân lở loét…Cỏ lá xoài dùng sát trùng vết
thương, trị viêm mũi…Đặc biệt khi sử dụng những dược thảo này đem lại hiệu quả
tốt cho con người. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu ứng dụng các loại
dược thảo trên trong công tác phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Xuất phát từ nhu cầu
mong muốn tìm ra những loại dược thảo thay thế cho những kháng sinh có nguồn
gốc hóa học, nay chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát hoạt tính kháng
khuẩn của cây Nhọ nồi (Eclipta prostrate), cây Chua me đất hoa vàng (Oxalis
corniculata) và cây Cỏ lá xoài (Struchium sparganophorum)” với mục tiêu: thử
hoạt tính kháng khuẩn, xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cây Nhọ nồi,
cây Chua me đất hoa vàng và lá Cỏ lá xoài trên các nhóm vi khuẩn gram dương và
gram âm tiêu biểu gây bệnh cho gia súc và các nhóm vi khuẩn gây bệnh phổ biến
trên cá. Đó là nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn, nhằm mục đích tìm ra các
loại dược thảo có thể thay thế kháng sinh hóa học trong điều trị một số bệnh cho vật
nuôi trong tương lai.


1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 DƯỢC THẢO
2.1.1 Cây Nhọ nồi
Tên khoa học: Eclipta prostrate (L.) L.
Tên đồng nghĩa: Eclipta alba (L.) Hassk., E. erecta L.
Tên khác: cỏ mực, hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà
(Tày), nhả cha chát (Thái).
Tên nước ngoài: Dyer’s weed, dye – weed, white eclipta (Anh); éclipte droite
(Pháp).
Họ: cúc (Asteraceae).
2.1.1.1 Mô tả
Cây thảo, mọc đứng, đôi khi bò lan rồi vươn thẳng, cao 30 – 40 cm, có khi
hơn. Thân tròn, có lông cứng áp sát, màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc đối, hình mác, dài
2 – 8 cm, rộng 0,5 – 1,5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt có
lông nháp; cuống lá rất ngắn. Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu,
cuống dài 1 – 4 cm, có lông thô áp sát; đầu có đường kính 0,8 – 1,2 cm, lá bắc
thuôn nhọn, có lông; hoa màu trắng, hoa cái ở ngoài, hình lưỡi, xếp thành một hàng,
hoa lưỡng tính ở trong hình ống, mào lông giảm thành vảy nhỏ và ngắn, tràng hoa
cái có lưỡi nguyên hoặc xẻ 2 răng; tràng hoa lưỡng tính có 4 thùy hình trái xoan, nhị
4. Quả bế, dài 3 mm, rộng 1,5 mm, có 3 cạnh, hơi dẹt, đầu bẹt, có 2 sừng nhỏ. Mùa
hoa quả: tháng 2 – 5. Cây rất đa dạng. Thân có thể thắt lại ở mấu và phình ra ở
dóng. Lá có khi to bản, hình bầu dục hoặc hình trứng. (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)

Hình 2.1: cây Nhọ nồi

2



2.1.1.2 Phân bố, sinh thái
Chi Eclipta L. chỉ có một loài là cây Nhọ nồi mọc tập trung nhiều ở hầu hết
các nước vùng Nam và Đông Nam châu Á.
Ở Việt Nam, Nhọ nồi phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh vùng đồng bằng, trung
du và miền núi, đến độ cao 1500 m (ở các tỉnh phía nam). Cây ưa ẩm, ưa sáng và có
thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn với các loại cỏ thấp, trên đất ẩm ở bãi sông,
ruộng trồng hoa màu, ven đường đi, bãi hoang quanh làng bản… Ra hoa quả nhiều
hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Bên cạnh đó với khả năng mọc chồi
gốc và phân cành nhiều, cây dễ dàng phát triển, tạo thành đám bò lan trên mặt đất.
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
2.1.1.3 Bộ phận dùng
Toàn bộ phần trên mặt đất thu hái trước khi cây ra hoa, phơi khô.
2.1.1.4 Thành phần hóa học
Nhọ nồi chứa các dẫn chất thiophen như dithienyl acetylene ester và nhiều dẫn
xuất thienyl khác như α terthienyl, α terthienyl methanol. Toàn cây Nhọ nồi còn
chứa terthienyl aldehyd ecliptal (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Bộ phận hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan trong Nhọ nồi là một dẫn xuất
coumestan là wedelolacton, stigmasterol và sitosterol bên cạnh chất demethyl
wedelolacton (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Các glucosid với bộ khung olean là eclata saponin I – VI đã được phân lập từ
Nhọ nồi với cấu trúc được xác định là glycoside của acid echinocystic (Đỗ Huy
Bích và ctv, 2004).
Gần đây Zang, Mei Chung Yayan lại chiết được 2 triterpen glycoside là
ecliptasapopin A (I) và eclipta saponin B (II) cùng với các acid echinocystic và
oleeanolic. Một glycoside triterpenoid mới cũng được các tác giả trên phân lập là
eclipta saponin C cùng với daucosterol và stigmasterol – 3 – O – glucosid. Nhọ nồi
còn chứa tannin, tinh dầu, chất đắng và một số lượng nhỏ các alkaloid như nicotin
0,078% (theo trọng lượng khô) ecliptin…
2.1.1.5 Tác dụng dược lý

Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004) thì Nhọ nồi có tác dụng cầm máu do làm tăng
tổng lượng prothrombin trong máu, giống như cơ chế tác dụng của vitamin K. Hoạt
tính cầm máu của 1g bột Nhọ nồi khô tương đương 1,33 mg vitamin K.
Khi dùng dài ngày, có tác dụng chống choáng phản vệ, kháng histamine và
giảm viêm, khác với các thuốc histamine tổng hợp, Nhọ nồi không kháng được
histamin liều cao, gây choáng và chết.
Có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu khuẩn vàng, trực
khuẩn bạch hầu, Bacilus anthracis, Bacillus subtilis.
Có độc tính rất thấp, có giới hạn an toàn rộng. Các chế phẩm sirô và viên nén
bào chế từ cao Nhọ nồi đã được áp dụng cho 500 bệnh nhân và theo dõi kết quả
điều trị tại bệnh viện và nhà hộ sinh cho thấy có tác dụng sau:
3


Cầm máu tốt và trong vài trường hợp cá biệt, tác dụng này của Nhọ nồi thể
hiện rõ rệt hơn cả tác dụng của vitamin K.
Nâng cao tổng lượng prothrombin máu rõ rệt trong các trường hợp suy gan.
Chống viêm nhiễm trong các trường hợp cảm sốt, cúm, nhiễm khuẩn đường hô
hấp thể cấp tính nhẹ và trung bình, mun Nhọt, viêm cơ.
Đề phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ ổ bụng, mổ cắt ruột thừa, đặt vòng, nạo
thai.
Chóng làm lành các vết cắt, vết mổ trong phẩu thuật, làm đóng giả mạc sớm và
tốt trong các trường hợp cắt amidan, làm chóng khô và không tụ máu ở các vết mổ
ở bụng.
Không có biểu hiện độc khi dùng liều hàng ngày 40 – 100g tươi trong 15 ngày
liền.
Cao lỏng lá Nhọ nồi đã được áp dụng để điều trị 70 bệnh nhân bị viêm âm đạo
(23 người do tạp khuẩn, 26 do nấm và 21 do Trichomonas). Tỉ lệ bệnh nhân khỏi và
đỡ đối với viêm âm đạo do tạp khuẩn: 86,3%, đối với nấm: 73%, đối với
Trichomonas: 61,9%.

Trên lâm sàng, đã dùng cao cầm máu bào chế từ Nhọ nồi và 4 dược liệu khác
thay hoàn toàn nước oxy già trong 697 ca cắt amidan, 3.162 ca nạo VA (sùi vòm
họng) và 417 ca nhổ răng, không có tai biến nào. (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
Một bài thuốc cầm máu gồm Nhọ nồi và cóc kèn đã được nghiên cứu dược lý
và áp dụng trên lâm sàng. Về dược lý, bài thuốc có tính độc thấp, không ảnh hưởng
trên tim, huyết áp và hô hấp, có tác dụng lợi tiểu, làm gia tăng sự bền vững của
thành mạch, làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu thỏ, làm giảm thời gian máu
đông và rút ngắn thời gian máu chảy. Trên lâm sàng thuốc không gây các phản ứng
phụ, không có hiện tượng dị ứng, không làm hạ huyết áp, có tác dụng lợi tiểu,
không làm thay đổi pH, ion đồ và tỷ trọng của nước tiểu.
Một bài thuốc khác gồm Nhọ nồi và 7 dược liệu khác đã được áp dụng cho 24
bệnh nhân viêm gan virus, kết quả tốt cả về lâm sàng và xét nghiệm sinh hóa ở 22
bệnh nhân.
Chế phẩm bào chế từ 3 dược liệu: Nhọ nồi, huyền sâm, sài đất đã được áp
dụng để điều trị các bệnh nhân cao huyết áp. Chế phẩm này đã có các tác dụng như
sau: an thần ở 66,66% bệnh nhân, hạ áp ổn định ở 66,66% bệnh nhân; lợi tiểu (tăng
lượng nước tiểu 300 – 400 ml/ngày) ở 63,88% bệnh nhân, thuốc không gây phản
ứng phụ khi dùng điều trị lâu dài.
Bài thuốc trong đó Nhọ nồi và 12 dược liệu khác dùng điều trị sốt xuất huyết,
đã làm bớt sốt từ từ, tránh được hạ nhiệt độ đột ngột, đồng thời có tác dụng ngăn
chặn chảy máu, làm giảm nhẹ bệnh trạng.
Rễ Nhọ nồi có tác dụng gây nôn và tẩy. Cao chồi cây có tác dụng kháng sinh
đối với tụ cầu vàng và Escherichia coli.
Cây Nhọ nồi có hoạt tính kháng siêu vi khuẩn bệnh Rnikhet in vitro, gây hạ
huyết áp nhất thời và có tác dụng chống co thắt trên hồi tràng cô lập chuột lang.
4


Cao Nhọ nồi có tác dụng bảo vệ chống nhiễm độc gan gây bởi carbon
tetraclorid ở chuột nhắt và tăng tiết mật ở chuột cống trắng.

Một bài thuốc cổ truyền ở Ấn Độ gồm Nhọ nồi và 6 dược liệu khác có tác
dụng điều trị tốt trên 30 bệnh nhân sỏi thận. Sỏi được tống ra qua nước tiểu là
những kết tinh calci carbonat hoặc calci oxalate trong vòng 15 – 30 ngày. Những
triệu chứng khác kết hợp với sỏi thận cũng được chữa khỏi.
Bài thuốc trong có cây Nhọ nồi và 8 dược liệu khác đã được áp dụng để điều
trị sỏi niệu quản đái ra máu nhiều. Có 51 ca trong tổng số 89 bệnh nhân được điều
trị đạt kết quả tốt (57,3%) và 15 ca có tiến bộ (16,8%).
2.1.1.6 Công dụng
Nhọ nồi thường được dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu bên trong và bên
ngoài, chữa ho ra máu, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ ra máu,
nôn ra máu, đái ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ban sởi, ho, hen, viêm
họng, bỏng, lao phổi, di mộng tinh, bệnh nấm da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc
ngâm vào dầu dừa mà bôi) và nhuộm tóc.
Mỗi ngày dùng 20g cây khô dưới dạng thuốc sắc uống. Dùng tươi 30 – 50g,
giã vắt lấy nước uống, còn bã đắp lên vết thương. Trong y học cổ truyền Trung
Quốc, Nhọ nồi được dùng làm thuốc bổ toàn thân và cầm máu, có trong thành phần
thuốc mỡ để điều trị một số bệnh của da. Liều dùng một lần: 4 – 6g, dạng thuốc sắc
uống. Ở Ấn Độ, Nhọ nồi dùng làm thuốc bổ và chữa ứ tắc trong các bệnh phì đại
gan và lách, chữa một số bệnh về da. Dịch ép cây được dùng phối hợp với một số
chất thơm để chữa vàng da xuất tiết. Dịch ép lá cây dùng cùng với mật ong để chữa
sổ mũi ở trẻ nhỏ. Cây tươi có tác dụng làm giảm đau và thấm hút. Nó được trộn với
gôm để chữa đau răng và đắp với một ít dầu để trị nhức đầu. Nó cũng được đắp với
dầu vừng để trị phù voi. Cây Nhọ nồi được dùng làm chất nhuộm để xăm hình. Lá
Nhọ nồi được dùng làm rau ăn ở Java và làm gia vị ở một số vùng Ấn Độ. Nhọ nồi
được dùng ngoài làm thuốc sát trùng chữa các vết thương và vết loét ở gia súc.
2.1.1.7 Bài thuốc có Nhọ nồi (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
Bài thuốc số 1: thuốc cầm máu
a. Mỗi ngày 12g Nhọ nồi khô hoặc 30 – 50g tươi, sắc uống. Dùng riêng hoặc
phối hợp với ngó sen, lá trắc bá, bách hợp.
b. Viên cỏ mực – cóc kèn: cao lỏng cỏ mực một phần, bột mịn lá cóc kèn 2

phần, tá dược vừa đủ làm viên nén 200 mg. Ngày uống 3 lần mỗi lần 5g.
Bài thuốc số 2: chữa lỵ
a. Nhọ nồi 10g, rau sam 10g, cỏ sữa lá to 10 g, lá nhót 10g, búp ổi 10g. Dạng
thuốc bột, thuốc hoàn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10g.
b. Nhọ nồi tươi 100g, lá mơ tươi (mơ tam thể hay mơ trắng) 80g, lá đại thanh
tươi 30g, hạt cau 6g, bách bột 12g, vỏ đại 8g. Sắc đặc chia nhiều lần uống trong
ngày. Có tác dụng với cả lỵ amid và trực khuẩn.
5


c. Nhọ nồi tươi 100g, lá cỏ lá xoài (mơ trắng, mơ dại) 100g. Nếu chỉ có 1 trong
2 vị, dùng 200g tươi. Sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 3: chữa ỉa chảy (do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa)
Nhọ nồi 1 nắm, mã đề tươi 1 – 2 nắm, rau má 1 nắm. Sắc đặc, chia nhiều lần
uống trong ngày.
Bài thuốc số 4: chữa sốt xuất huyết nhẹ, sốt phát ban, phong nhiệt nổi mẩn
Nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mỗi vị 10 – 15g,
sắc uống.
Bài thuốc số 5: chữa sốt xuất huyết
a. Nhọ nồi tươi 30g, rau má tươi (hoặc cát căn, cỏ mần trầu) 30 g, bông mã đề
tươi (hoặc cối xay, rễ cỏ tranh) 20g. Vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Bài thuốc
này cũng có thể dùng để phòng bệnh.
b. Nhọ nồi tươi 40g, rau má tươi (hoặc cát căn) 40g, rau sam tươi 40g, mã đề
tươi 40g, kim ngân tươi 30 g, hoa hòe 10g, thảo quyết minh 10g. Sắc với 300 ml
nước lấy 100 ml nước đầu. Sau đó sắc nước thứ 2 và thứ 3 uống tiếp trong ngày.
Bài thuốc số 6: chữa các chứng đau sưng ở trẻ em và người lớn
Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài,
lá cải trời giã nát, thêm nước, vắt lấy nước uống, bã dùng xoa, đắp chỗ sưng.
Bài thuốc số 7: chữa trẻ em tưa lưỡi
Nhọ nồi tươi 4g, hẹ 2g. Hai vị rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, hòa mật ong,

trộn đều, chấm thuốc vào lưỡi, cách 2 giờ một lần.
Bài thuốc số 8: chữa rong kinh, rong huyết sau khi đặt dụng cụ tử cung
Nhọ nồi 16g, sinh địa 16g, hoài sơn 16g, đương quy 12g, bạch thược 12g, thỏ
tỵ tử 12g, ích mẫu 12g, hương phụ 10g, xuyên khung 8g, sắc uống.
Bài thuốc số 9: chữa rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt thường trước kỳ, lượng
huyết nhiều)
Nhọ nồi tươi 30g, rau má tươi 30g, sinh đian 16g, ích mẫu 16g, của gấu (tứ
chế) 12g, quả dành dành (sao cháy) 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống một ngày một
thang.
Bài thuốc số 10: chữa động thai băng huyết
Nhọ nồi 1 nắm, ngải cứu 1 nắm, trắc bách diệp 1 nắm sao cháy đen, cành tía tô
12g (hoặc nhọ chảo, nhọ soong 10g), củ gai 12g. Sắc đặc uống làm một lần.
Bài thuốc số 11: ho do viêm họng hoặc viêm amidan cấp
Nhọ nồi tươi 50g, sắc uống mỗi ngày một thang, trong 3 ngày.
Bài thuốc số 12: chữa thấp khớp (có sưng khớp)
Nhọ nồi 16g, rễ cỏ xước 16g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 20g, ngải cứu 12g,
thương nhĩ tử 12g. Sao vàng, sắc đặc, ngày uống một thang, trong 7 – 10 ngày liền.

6


Bài thuốc số 13: Chữa di mộng tinh
a. Nhọ nồi sấy khô tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước cơm hay sắc 30g uống.
b. Nhọ nồi 12g; tỳ giải, bồ công anh, củ mài, mỗi vị 16g; ý dĩ, hoàng bá nam,
mẫu lệ, cam thảo nam, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc số 14: chữa chảy máu kéo dài do nguyên nhân bệnh
Nhọ nồi, đảng sâm, ô tặc cốt, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, bạch truật, địa du, ngải
cứu, trắc bá diệp, mỗi vị 12g; đương quy 8g; cam thảo 6g. Sắc uống ngày một
thang.
Bài thuốc số 15: chữa đái ra máu do viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu

Nhọ nồi 16g; hoàng bá, thục địa, quy bản, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; tri mẫu, chi
tử sao đen, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc số 16: chữa rong kinh
a. Do thừa foliculin: Nhọ nồi 20g; đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn, mỗi vị 16g; bạch
truật 12g; huyết tụ 6g. Sắc uống ngày một thang.
b. Do nhiễm khuẩn đường sinh dục (huyết nhiệt): Nhọ nồi 20g; sinh địa, huyền
sâm, mỗi vị 16g; địa cốt bì, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; huyết dụ 6g. Sắc uống ngày một
thang.
Bài thuốc số 17: chữa rong huyết
a. Nhọ nồi, sinh địa, mỗi vị 16g, huyền sâm 12g; địa cốt bì, kỷ tử, a giao, than
bẹ móc, chi tử sao, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
b. Nhọ nồi 16g; ích mẫu 20g; đào nhân 10g; uất kim, nga truật, mỗi vị 8g;
huyết du 6g; bách thảo sương 4g. Sắc uống ngày một tháng.
Bài thuốc số 18: chữa phong tê thấp
Nhọ nồi 100g, vòi voi 300g, củ bồ bồ 150g, rễ nhàu 100g. Các vị tán nhỏ làm
hoàn to bằng hạt tiêu. Liều uống 20 hoàn, ngày 3 lần.
Bài thuốc số 19: chữa lao phổi
Nhọ nồi 12g; đảng sâm 16g; bạch truật, tử uyển, mỗi vị 12g; phục linh, bách
hợp, mỗi vị 8g; cam thảo, ngũ vị tử, bối mẫu, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc số 20: chữa thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương
Nhọ nồi, thục địa, mỗi vị 6g; hoài sơn, mai ba ba, ngẫu tiết, rễ cỏ tranh, mỗi vị
12g; sơn thù, trạch tả, phục linh, đan bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc số 21: chữa đái ra máu kéo dài do bệnh toàn thân
Nhọ nồi, đảng sâm, mỗi vị 16g; hoài sơn, bạch truật, thạch hộc, ngẫu tiết sao
đen, thục địa, trắc bá diệp, ngải cứu, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc số 22: chữa bệnh bại liệt trẻ em giai đoạn khởi phát
Nhọ nồi, cỏ tranh, bồ công anh, cam thảo đất, liên kiều, mã đề, mỗi vị 10g;
ngân hoa 6g. Sắc uống ngày một thang.

7



2.1.2 Cây chua me đất hoa vàng
Tên khoa học: Oxalis corniculata L.
Tên đồng nghĩa: Oxalis repens Thunb
Tên khác: chua me đất hoa vàng, toan tương thảo, chua me ba chìa, sỏm lém
(Tày).
Tên nước ngoài: Yellow oxalis, Indian sorrel, pímon weed, procumbent oxalis,
procumbent yellow sorrel (Anh); surelle jaune, acétoselle à fleurs jaunes, trèfle
jaune (Pháp).
Họ: chua me đất (Oxalidaceae)
2.1.2.1 Mô tả
Cây thảo nhỏ, mọc bò sát đất. Thân mảnh, hình trụ, hơi có lông, thường có
màu đỏ nhạt. Lá mọc so le, có cuống rất dài và có lông, 3 lá chét mỏng, nhẵn, hình
tim ngược, dài 5 – 30 mm.
Cụm hoa có cuống dài 2 – 4 cm, mọc ở kẽ lá thành chùy hoặc tán thưa, 2 – 4
hoa màu vàng; lá bắc hẹp nhọn và có lông; đài hoa có 5 răng rời nhau; tràng hoa có
5 cánh mỏng, dài hơn đài; nhị 10 rời nhau, chỉ nhị rất mảnh dài bằng các lá đài; bầu
hình trụ dài, có lông, 5 ô. Quả nang, thuôn, dài gấp 5 – 6 lần đài tồn tại, khi chín nứt
dọc thành các mãnh cong lại, tung hạt đi xa; hạt hình trứng có mũi nhọn, màu nâu
sẫm. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Hình 2.2: cây Chua me đất hoa vàng
2.1.2.2 Phân bố
Chi Oxalis L. phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc miền
nam châu Phi, cả Madagasca, châu Á và châu Mỹ. Một số ít loài còn thấy ở vùng ôn
đới ấm.

8



Ở Việt Nam, chi này có 4 loài, trong đó 3 loài được dùng làm thuốc. Chua me
đất hoa vàng được coi là loại cây khá quen thuộc, bởi sự phân bố rộng rãi khắp nơi,
từ vùng núi xuống đến trung du, đồng bằng và trên các đảo. Loài này còn có mặt ở
hầu hết các nước nhiệt đới châu Á khác, ở vùng Đông Nam Á, Nam Á, Trung Quốc
và một số nước khác.
Chua me đất hoa vàng thường mọc lẫn với các loại cây khác ở trong vườn,
ngoài đồng ruộng, bãi sông, trên đồi và nương rẫy. Nó ưa sống nơi đất ẩm. Hàng
năm, cây non mọc từ hạt xuất hiện vào cuối mùa xuân; sinh trưởng nhanh trong mùa
hè và có thể tàn lụi vào mùa thu, sau khi đã ra hoa kết quả. Tuy nhiên, đối với
những cây mọc muộn vào cuối mùa hè hoặc đầu thu sẽ không tàn lụi, mà tồn tại qua
đông.
2.1.2.3 Bộ phận dùng
Lá hoặc toàn cây chua me đất hoa vàng thu hái vào tháng 6 – 7. Thường dùng
tươi.
2.1.2.4 Thành phần hóa học
Theo Đỗ Huy Bích và ctv, (2004) toàn cây chứa nhiều muối kali oxalate acid.
Lá chứa vitamin C 125 mg/100g, carotene 36 mg/100g các acid tartaric, citric,
malic và một lượng khá lớn oxalate 12%; calci 5,6% so với nguyên liệu khô.
2.1.2.5 Tác dụng dược lý
Theo Đỗ Huy Bích và ctv, (2004) cao nước từ cây chua me đất hoa vàng có
hoạt tính kháng tụ cầu vàng; nước ép toàn cây có hoạt tính kháng những vi khuẩn
gram dương.
Do chứa oxalate nên chua me đất hoa vàng có thể gây ngộ độc ở liều cao.
Muối oxalate của nó dưới dạng muối kali tan, kết hợp với calci ở huyết thanh để tạo
thành calci oxalate không tan. Sự giảm calci máu dẫn đến sự kích thích cơ mạnh với
co giật và trụy tim mạch. Trong trường hợp ngộ độc với chua me đất hoa vàng, đã
thấy những tinh thể calci oxalate; có thể gây suy thận cấp do nghẽn các tiểu quản
thận.
Triệu chứng ngộ độc oxalate chính là vô niệu. Trên động vật thí nghiệm, triệu

chứng ngộ độc cấp tính là thận to, tái nhợt, mất kiểm soát sức lực hoặc thân sau và
co cứng cơ.
Chua me đất hoa vàng cũng có tác dụng diệt côn trùng.
2.1.2.6 Công dụng
Theo Đỗ Tất Lợi, (2004) tính chất của chua me đất theo đông y: chua (toan),
lạnh (hàn), không độc. Dùng làm thuốc giải nhiệt, khát nước, chữa xích bạch đới,
sát trùng.
Chua me đất hoa vàng chữa tiểu tiện không thông, ho, sốt, nóng phổi, ứ huyết
do bị ngã hay đánh đập, xích bạch đới và lỵ trực khuẩn (toàn cây sao vàng sắc
9


uống), chữa viêm đau họng, khản tiếng (lá tươi nhai với ít muối rồi nuốt nước).
Ngày dùng 5 – 10g cây khô, hoặc 30 – 50g cây tươi, dưới dạng thuốc sắc. (Đỗ Huy
Bích và ctv, 2004)
Dùng ngoài, lấy nước sắc hoặc giã cây tươi vắt lấy nước để rửa chữa ghẻ lở,
ung nhọt, sưng tấy và vết loét.
Kiêng kỵ: những người có sỏi bàng quang không nên dùng chua me đất hoa
vàng vì có thể làm tăng lượng sỏi. Người bình thường cũng không nên dùng liều
quá cao.
Trong y học dân gian Ấn Độ, người ta dùng chua me đất hoa vàng làm thuốc
diệt giun, điều kinh và sát trùng. Dịch ép cây tươi chữa khó tiêu, trĩ, thiếu máu và
viêm tai giữa. Lá cây được coi là có tác dụng làm mát, giải khát, làm dễ tiêu, chống
bệnh scorbut, làm ăn ngon miệng, chữa sốt, lỵ và chứng đa tiết mật. Lá còn được
dùng để trị những chai chân tay, hột cơm, mụn cóc và u lồi ở da. Nước sắc lá được
dùng làm thuốc súc miệng.
Ở Philipphin, người dân dùng chua me đất hoa vàng chữa bệnh scorbut, làm
thông tiểu tiện và trị viêm niệu đạo.
Trong y học dân gian Nepal, lá chua me giã nhỏ, hơ nóng và xoa bóp trên vùng
bị tổn thương chữa bong gân. Dịch ép cây được bôi để trị những chổ sưng tấy ở cơ

thể do bị va chạm và vào vết đứt, vết thương để sát trùng và cầm máu, làm lành
nhanh vết thương.
Ở Daia, lá chua me đất hoa vàng, phối hợp với lá cỏ xước và lá 2 loài cây khác
để gây sẩy thai.
2.1.2.7 Bài thuốc có chua me đất hoa vàng (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
Bài thuốc số 1: chữa ho
Chua me đất hoa vàng 40g, rau má 40g, cỏ seo gà 20g, lá xương sông 20g. Các
vị dùng tươi rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm 1 thìa đường đun sôi, chia 3 lần
uống trong ngày.
Bài thuốc số 2: chữa ho, viêm họng
Chua me đất hoa vàng dùng tươi 10 – 20g, nhai với ít muối, nuốt nước. Hoặc
phối hợp với rễ dâu tằm, măng tre, gừng giã nhỏ, thêm nước gạn uống.
Bài thuốc số 3: chữa nhọt, sưng tấy, bong gân
Chua me đất hoa vàng, giã, hơ nóng, đắp.
Bài thuốc số 4: chữa lở ngứa chảy nước vàng hôi tanh
Chua me đất hoa vàng 80g, bồ kết 20g. Hai vị nấu nước xông, khi nước còn
hơi ấm rửa chổ bị bệnh, ngày một lần.
Bài thuốc số 5: Chữa viêm da do tiếp xúc với các chất gây dị ứng, nổi mẩm đỏ sưng
ngứa lan rộng
Chua me đất hoa vàng, lá khế hay quả kế giã nát chà xát.
Bài thuốc số 6: Chữa tay chân lở loét do tiếp xúc với vôi hồ
10


Rửa với nước bồ kết hay bồ hòn, rồi xát lá chua me đất hoa vàng hay quả khế.
Bài thuốc số 7: chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước
Chua me đất hoa vàng dùng tươi một nắm, giã nát chế nước nguội vào, vắt lấy
nước cốt uống.
Bài thuốc số 8: chữa đại tiện không thông
Chua me đất hoa vàng, mã đề dùng tươi, mỗi thứ một nắm, giã vắt lấy nước

cốt, hòa thêm một thìa đường và uống.
Bài thuốc số 9: Chữa hậu môn sưng đau hoặc lở nẻ
Chua me đất hoa vàng, rau sam dùng tươi, mỗi thứ một nắm, bồ kết 1 quả giã
nhỏ, nấu nước ngâm rửa, ngày 3 lần. Hoặc ngâm rửa với nước bồ kết rồi đắp chua
me đất hoa vàng và rau sam giã nát băng lại.
Bài thuốc số 10: Chữa bỏng, rôm sảy, ngứa
Chua me đất hoa vàng dùng tươi, giã nát, vắt lấy nước, đổ vào chổ bỏng; giã
nát xoa xát vào chổ rôm sảy, ngứa.
2.1.3 Cây cỏ lá xoài
Tên khoa học: Struchium sparganophorum (L.). Kuntze
Tên khác: nọc xoài, cốc đồng, cỏ thuốc hàn, tam nhân đả.
Họ: cúc (Asteraceae).
2.1.3.1 Mô tả
Cây thảo mọc hàng năm, cao 10 – 30 cm, lá mọc so le; phiến thon, mép có
răng. Hoa đầu đơn độc ở nách lá, rộng 6 – 8 mm; bao chung màu lục; hoa trắng,
toàn hoa hình ống, vòi nhụy đổ; quả bế trắng, mang 5 vẩy đính nhau thành chén ở
đầu.

Hình 2.3: cây Cỏ lá xoài

11


2.1.3.2 Phân bố
Loài có nguồn gốc ở Trung Mỹ, được phát tán vào nước ta, có gặp ở Tiền
Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Cây mọc ở vườn, ruộng vùng đồng bằng.
2.1.3.3 Bộ phận dùng
Bộ phận cỏ lá xoài thường dùng là lá.
2.1.3.4 Công dụng
Chỉ được dùng qua kinh nghiệm dân gian. Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết

thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành. Ở Cà Mau toàn cây dùng chữa băng
huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy (Võ Văn Chi – Trần Hợp, 1999).
2.2 VI KHUẨN
2.2.1 Nhóm vi khuẩn gram dương
2.2.1.1 Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus thuộc họ Micrococcaceae, do Rosenbach phân lập được
vào năm 1884 (Bergey’s Manual, 2005).
a. Đặc điểm hình thái
Đường kính 0,5 - 1,5 µm, gồm nhiều cầu khuẩn gắn liền nhau tạo thành hình
giống như chùm nho, bắt màu gram dương, không có lông, không nha bào, thường
không có vỏ nhày (H.Asperger, 1994).
b. Đặc điểm nuôi cấy
Dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 10 - 400C, nồng độ muối từ 10-40%,
thích hợp điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí. Nhiệt độ thích hợp 30-370C, pH tốt nhất là
7,0-7,5 (H. Asperger, 1994).
Môi trường thịt Mannitol Salt Agar (MSA): sau 12-24 giờ, Staphylococcus
aureus mọc thành đám nhỏ, tròn, màu vàng, rìa gọn, khô (Nguyễn Vĩnh Phước,
1977).
Môi trường thạch máu: Staphylococcus aureus làm dung huyết. Huyết tương
thỏ: Staphylococcus aureus làm đông huyết tương thỏ (Trần Thị Phận, 2004).
Gelatin: cấy sâu, sau 3 - 4 ngày tan chảy từ từ thành phễu từ ở giữa.
Staphylococcus aureus làm tan gelatin rất rõ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
c. Đặc tính sinh hóa

12


Sinh catalase, đây là điểm phân biệt chúng với liên cầu khuẩn. Chịu được điều
kiện khô, nóng (nhiệt độ 500C trong 30 phút vẫn sống) (Trần Thị Phận, 2004).
Có khả năng lên men đường glucose, lactose, levulose, mannose, mannit,

saccarose, không lên men đường galactose. Staphylococcus aureus lên men
mannitol (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
d. Sức đề kháng
Staphylococcus aureus có đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi
khuẩn không có nha bào khác. Nhiệt độ 800C diệt vi khuẩn trong 1 giờ. Đun sôi
1000C chết sau 1-2 phút. Staphylococcus aureus dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát
trùng thông thường nhưng đề kháng với sự khô và sự đóng băng. Ở nơi khô ráo,
Staphylococcus aureus sống từ 4 - 5 tháng (Trần Thị Phận, 2004).
e. Độc tố
Staphylococcus aureus sản xuất ra độc tố staphylococcal enterotoxin gây ngộ
độc thức ăn. Độc tố này bền với nhiệt, khi tụ cầu này chết thì độc tố vẫn tồn tại. Các
độc tố ruột của Staphylococcus aureus dạng type A, B, C, D, E hay F.
f. Tính kháng thuốc
Theo Nguyễn Ngọc Thanh Hà, Staphylococcus aureus nhạy cảm với
Ciprofloxacin (95,00%), Gentamycin (95,00%), Neomycin (100,00%),
Streptomycin (80,00%).
Theo nghiên cứu của trường đại học Akdeniz (2005), Staphylococcus aureus
nhạy cảm với kháng sinh như Penicillin G (37,50%), Ampicillin (44,10%),
Amoxycillin (52,90%), Methicillin (77,20%), Cloxacillin (77,90%), Cefuroxime
(91,90%), Neomycin (69,10%), Lincomycin (84,60%), Enrofloxacin (97,10%),
Gentamycin (67,60%) ().
Theo Hồ Như Thủy, (2006) Staphylococcus aureus nhạy cảm với Amoxycillin
(95,00%), Cefotaxime (85,00%), Ofloxacin (85,00%), Ciprofloxacin (55,00%),
Norfloxacin (85,00%).
Theo Võ Thị Huyền Trân (2007), Staphylococcus aureus nhạy cảm với
Ciprofloxacin (85,36%), Neomycin (85,36%), Norfloxacin (95,12%), Gentamycin
(87,80%). Các kháng sinh có tỉ lệ nhạy cảm thấp như Tetracycline (41,46%),
Ampicillin (36,59%). Staphylococcus aureus đã đề kháng cao với Erythromycin
(70,73%).
g. Tính gây bệnh

Nhiễm khuẩn ngoài da: tụ cầu khuẩn làm nung mủ các vết thương, nơi xây sát
trên da, làm các tổ chức bị sưng, tạo thành ổ mủ.

13


Nhiễm khuẩn huyết: từ các ổ nhiễm trùng ngoài da, tụ cầu xâm nhập vào máu
gây chứng huyết nhiễm mủ và theo máu đi tới các cơ quan gây nên các ổ áp xe. Tụ
cầu khuẩn gây viêm vú bò sữa, viêm da có mủ ở chó. Tụ cầu khuẩn là nguyên nhân
gây viêm xoang, viêm amygdale, viêm vú cho người.
Trong phòng thí nghiệm: thỏ cảm nhiễm nhất. Tiêm canh trùng tụ cầu khuẩn
vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ chết trong vòng 1-2 ngày vì chứng huyết nhiễm mủ. Mổ
khám thấy có nhiều ổ áp xe ở tiêm, thận, xương, bắp thịt…(Trần Thị Phận, 2004).
2.2.1.2 Streptococcus faecalis
Theo Mark Huycke thì Streptococcus faecalis thuộc họ Enterococceace.
Streptococcus faecalis sống chủ yếu trong ruột của con người, vật nuôi.
( />a. Đặc điểm hình thái
Streptococcus feacalis là những vi khuẩn gram dương, hình cầu xếp thành
chuỗi, đường kính có khi đến 1µm, đôi khi có vỏ, không di động. Ở bệnh phẩm hình
thành chuỗi ngắn từ 6-8 đơn vị, có khi dưới hình thái song song.
b. Đặc điểm nuôi cấy
Streptococcus faecalis là những vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, mọc tốt
ở tất cả các môi trường và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 370C.
Môi trường nước thịt: vi khuẩn hình thành hạt rồi lắng xuống đáy ống. Vì vậy
sau 24 giờ nuôi cấy, môi trường trong, đáy ống có cặn.
Môi trường thạch thường: khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám. Khi làm
tiêu bản, Streptococcus faecalis không xếp thành chuỗi dài mà thường hình thành
chuỗi ngắn (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Môi trường thạch máu: khuẩn lạc có đường kính 1mm, tròn, bóng giống như hạt
sương. Trên thạch máu, ta có thể quan sát được dạng dung huyết dung huyết α:

khuẩn lạc được bao quanh bằng một vòng xanh nhạt, không lan rộng (1-2 mm). Đây
là hiện tượng dung huyết không hoàn toàn, chỉ có một phần hồng cầu bị dung giải
(Trần Thị Phận, 2004).
c. Đặc tính sinh hóa
Streptococcus faecalis có khả năng lên men đường: glucose, lactose, saccarose,
salixin, tehalose, không lên men đường: mannitol, inulin. Các phản ứng indole âm
tính, H2S âm tính, catalase âm tính.
Streptococcus faecalis không làm đông vón huyết tương (Nguyễn Như Thanh
và ctv, 1997).
14


d. Sức đề kháng
Có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hóa chất, ở 700C Streptococcus feacalis
chết trong 35-40 phút, ở 1000C chết trong 1 phút, các chất sát trùng thông thường dễ
tiêu diệt được Streptococcus faecalis (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
e. Độc tố
Streptococcus faecalis sản sinh 2 loại dung huyết tố (Streptolysine O và
Streptolysine S).
Streptolysine O: dung huyết tố này hoạt động ở chiều sâu của môi trường không
có oxy của không khí, dễ bị mất hoạt tính bởi oxy. Streptolysine O là một kháng
nguyên, có giá trị trong chẩn đoán bệnh do liên cầu gây ra.
Streptolysine S không bị mất hoạt tính bởi oxy, có khả năng làm tan máu ở trên
bề mặt môi trường, dung huyết tố này có tính kháng nguyên yếu không có giá trị
trong chẩn đoán bệnh (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ, công bố trên tạp chí Vi Trùng
học thì Streptococcus faecalis còn sản sinh ra các hóa chất độc hại trong đường
ruột, những hóa chất này có thể gây nguy hại cho AND, kích hoạt một gen liên quan
đến căn bệnh ung thư ( ).
f. Tính kháng thuốc

Streptococcus faecalis đề kháng hoàn toàn với Gentamycin và Streptomycin ở
nồng độ thấp.
Streptococcus faecalis còn đề kháng với kháng sinh Ampicillin (70%)
( />g. Tính gây bệnh
Streptococcus faecalis có mặt ở khắp nơi nhưng chủ yếu sống trong ruột của
người và động vật. Streptococcus faecalis thường gây nhiễm trùng thứ phát ở đường
tiết niệu và vết thương hay viêm nội tâm mạc bán cấp ở người.
Ở động vật liên cầu thường gây nên những chứng nung mủ, những bệnh biến
chứng hay cục bộ (ví dụ: trong bệnh viêm vú).
Trong phòng thí nghiệm, thỏ là động vật thí nghiệm dễ cảm thụ nhất. Nếu tiêm
liên cầu vào dưới da cho thỏ, sẽ thấy áp xe tại nơi tiêm. Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh
mạch hay phúc mạc thỏ chết nhanh do nhiễm trùng huyết. Ngoài ra có thể dùng
chuột nhắt để gây bệnh (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).

15


×