Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

KHẢO sát TRIỆU CHỨNG lâm SÀNG và BỆNH TÍCH TRÊN PHỔI CHÓ mắc BỆNH CARRÉ tại BỆNH xá THÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.41 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ NHẬT MINH

KHẢO SÁT TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ BỆNH
TÍCH TRÊN PHỔI CHÓ
MẮC BỆNH CARRÉ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: THÚ Y

Cần Thơ, 2009


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Chó là vật nuôi thông minh, nhanh nhẹn, sống gần gũi với con người và rất trung thành
với chủ, được nhân dân ta nuôi từ lâu đời.
Ngày nay, với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống của nhân dân được nâng
cao, nhu cầu nuôi chó ngày càng trở nên phong phú và nuôi với nhiều mục đích như:
Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ an ninh quốc phòng, làm cảnh, đồng thời chó còn
là người bạn thân thiện với trẻ em và với những người độc thân. Vì thế số lượng chó
được nuôi ngày càng nhiều, đa dạng về nguồn gốc và giống.
Song song với sự gia tăng đó thì bệnh tật cũng gia tăng đáng kể, trong số đó bệnh
Carré là một bệnh truyền nhiễm không những giết hại nhiều chó mà còn gây nên thiệt
hại nặng nề về kinh tế cũng như tinh thần của người nuôi. Được sự đồng ý của Bộ
Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ
chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát bệnh tích trên phổi chó mắc bệnh Carré tại
Bệnh Xá Thú Y - Trường Đại Học Cần Thơ”.


Mục tiêu đề tài:
- Ghi nhận biểu hiện lâm sàng trên chó bệnh Carré mang đến điều trị tại Bệnh Xá.
- Khảo sát bệnh tích trên phổi chó mắc bệnh Carré từ đó thấy được tác hại của bệnh để
có biện pháp tăng cường phòng chống bệnh.

1


Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1 MỘT SỐ HẰNG SỐ SINH LÝ CỦA CHÓ VÀ Ý NGHĨA CHẨN ĐOÁN
2.1.1 Thân nhiệt
Bình thường thân nhiệt là một hằng số, có thay đổi trong khoảng dao động hẹp do các
ảnh hưởng về tuổi, giới tính, loài, sự hoạt động, nhiệt độ môi trường. Sự ổn định của
nhiệt độ là do có sự cân bằng giữa sự sinh nhiệt và sự thải nhiệt dưới tác động chi phối
của hệ thần kinh trung ương và trung khu điều hoà nhiệt. Thân nhiệt bình thường ở
chó là 38 – 390 C.
* Ý nghĩa chẩn đoán:
Xác định được nguyên nhân gây bệnh qua phản ứng sốt (nhiễm trùng do viêm).
Xác định được tính chất và mức độ bệnh: bệnh nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính.
Đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh: Nếu điều trị đúng có kết quả thì thân
nhiệt hạ dần đến mức bình thường và thú khỏi bệnh. Nếu đang sốt cao mà thân nhiệt
hạ xuống đột ngột là triệu chứng bệnh trầm trọng và thú có thể chết.
2.1.2 Tần số hô hấp (nhịp thở)
Tần số hô hấp là số lần gia súc thở ra hít vào trong một phút. Đếm 2 –3 phút rồi lấy số
trung bình. Tần số hô hấp sinh lý ở chó là 10 – 40 lần /phút. Tần số hô hấp thay đổi
phụ thuộc vào giống, tuổi, giới tính, điều kiện thời tiết, chế độ làm việc. Để xác định
tần số hô hấp dựa vào:
+ Sự phồng lên xẹp xuống của 2 bên thành ngực và 2 bên thành bụng.
+ Sự dãn nở của 2 bên cánh mũi hoặc dùng tay để trước mũi.

+ Đặt ống nghe ở khí quản vùng phổi.
* Ý nghĩa chẩn đoán:
- Tần số hô hấp tăng : Gặp trong sốt cao, các bệnh ở hệ hô hấp (các chất độc kích
thích gây hưng phấn ở trung khu hô hấp), các bệnh thiếu máu, các bệnh ở tim gây ứ
máu ở phổi, thở nhanh.
- Tần số hô hấp giảm: Gặp trong trúng độc.

2


2.1.3 Màu sắc niêm mạc
Niêm mạc có nhiều mao mạch và tình trạng niêm mạc phản ánh tình trạng chung của
cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, dinh dưỡng. Bình thường niêm mạc có màu hồng, các
mạch quản nổi không rõ.
* Ý nghĩa chẩn đoán:
- Niêm mạc nhợt nhạt: gặp trong bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy tim, bệnh ký
sinh trùng mãn tính, bệnh nội khoa.
- Niêm mạc đỏ: do thú bị sốt, bị viêm niêm mạc thường thấy trong các bệnh truyền
nhiễm có xuất huyết lấm tấm.
- Niêm mạc màu vàng: khi sắc tố mật trong máu tăng cao và xuất hiện ở niêm mạc làm
niêm mạc có màu vàng gặp trong các bệnh về gan, bệnh ký sinh trùng đường máu
- Niêm mạc xanh tím: gặp trong bệnh có rối loạn tuần hoàn và hô hấp nghiêm trọng,
trong máu có nhiều CO2.
- Niêm mạc sưng dầy: do viêm tụ máu, phù làm thành niêm mạc dầy lên hoặc có vết
loét, mụn nước, mụn mủ trên niêm mạc (Trần Thị Minh Châu, 2005).
2.2 CẤU TẠO VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỆ HÔ HẤP TRÊN CHÓ
Hệ hô hấp của chó bao gồm: Lỗ mũi và xoang mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản, phế
quản, phổi.
Nhiệm vụ của hệ hô hấp: nhiệm vụ chủ yếu của hệ hô hấp là trao đổi khí (lấy oxy từ
ngoài vào cung cấp cho các mô bào, và thải khí carbonic từ mô bào ra ngoài). Ngoài ra

hệ hô hấp còn làm nhiệm vụ điều hoà thân nhiệt (một phần hơi nước trong cơ thể đi ra
ngoài qua đường hô hấp) (Phạm Ngọc Thạch, 2006).
2.2.1 Lỗ mũi và xoang mũi
Trước khi vào phổi không khí phải qua hai lỗ mũi đi vào xoang mũi. Ở đây không khí
được lọc sạch (nhờ lông mũi và lông chuyển của tế bào niêm mạc mũi), sưởi ấm (do
các mạch máu), tẩm ướt (do tuyến niêm mạc mũi). Ngoài ra, xoang mũi còn là cơ quan
cảm giác khứu giác (Đỗ Hoàng Long, 2000).
2.2.2 Yết hầu
Có phía trên giáp với xoang mũi và miệng, nhờ đó mà không khí có thể đi vào phổi
theo cả đường mũi và đường miệng. Đây là ngã ba, nơi đường hô hấp và đường tiêu
hoá thông với nhau. Bề mặt phía trong hầu được lót bởi các lông nhỏ của tế bào biểu

3


mô, khi chúng chuyển động có tác dụng đẩy các chất cặn bã ra khỏi hầu (Đỗ Hoàng
Long, 2000).
2.2.3 Thanh quản
Là xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương thiệt cốt. Giữ vai trò trong
việc điều chỉnh dung lượng không khí đi vào phổi, ngăn chặn sự hít ngoại vật vào phổi,
đồng thời nó là cơ quan phát âm (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003). Thanh quản được cấu tạo
bởi các sụn thanh quản, liên hệ với nhau bằng cơ và dây chằng.
2.2.4 Khí quản
Là ống dẫn khí bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến phế quản. Gồm nhiều vòng
sụn không trọn vẹn nối tiếp nhau nhờ mô liên kết, phía trên được thay thế bằng một
tấm cơ trơn. Mặt trong khí quản được lót bởi niêm mạc có nhiều tế bào lông rung và
có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi và những vật lạ lọt vào đường hô hấp (Lăng
Ngọc Huỳnh, 2003).
2.2.5 Phế quản
Phế quản tách ra làm hai phế quản chính phải và trái chạy vào hai rốn phổi tương ứng.

Sau khi qua rốn phổi, phế quản phân nhánh đến các thuỳ của phổi, rồi lại phân nhánh
tiếp tục làm cho các phế quản càng ngày càng nhỏ cuối cùng là các tiểu phế quản tận
cho ra nhiều nhánh thông với những nang nhỏ đó là phế nang (Lăng Ngọc Huỳnh,
2003).
2.2.6 Phổi
Phổi được cấu tạo do các thành phần qua rốn phổi toả dần trong phổi: cây phế quản,
động mạch và tĩnh mạch phổi, mạch phế quản, mạch bạch huyết, các sợi thần kinh của
đám rốn phổi và mô liên kết xung quanh.
2.3 CẤU TẠO CỦA PHỔI
2.3.1 Cấu tạo đại thể của phổi
Hai lá phổi phải và trái chiếm phần lớn xoang ngực, ngăn cách nhau bởi màng trung
thất. Phổi bình thường màu hồng, láng, mềm, xốp, đàn hồi cao, ấn nghe tiếng lào xào
và nổi trong nước. Phổi phải to hơn phổi trái. Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài
bằng màng phổi. Phổi chó được chia bởi những phân thuỳ sau:
- Phổi phải có 4 thuỳ: thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỳ hoành cách mô, thuỳ phụ.
- Phổi trái có 3 thuỳ: thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỳ hoành cách mô.

4


Thuỳ phổi được phân chia bởi những vách cứng thành tiểu thuỳ. Quá trình bệnh
thường xảy ra ở tiểu thuỳ, ranh giới tiểu thuỳ là ranh giới bệnh tích.
Mỗi lá phổi có 3 mặt:

Hình 1: Cấu tạo phổi
(Nguồn: http:// www. Irishealth.com/clin/asthma/images/lungs)

- Mặt ngoài (hay mặt sườn): mặt ngoài phổi áp sát vào thành trong của lồng ngực.
Giữa lớp cơ xương của lồng ngực và mặt ngoài của phổi chỉ có màng phổi. Mặt ngoài
có các vết lõm của xương sườn.

- Mặt trung (hay mặt trung thất): có rốn phổi nằm gần phía trên hơn phía dưới, có các
thành phần của phế quản gốc chui vào phổi. Trong rốn phổi có các phế quản gốc, động
mạch phổi và tĩnh mạch phổi.
- Mặt sau hay đáy phổi (hay mặt hoành): lõm và úp vào vòm cơ hoành, và vòm cơ
hoành đáy phổi có liên quan đến các tạng bụng đặc biệt là mặt trước gan.
Màng phổi gồm hai màng tương mạc, lá thành và lá tạng. Khoảng giữa màng phổi là
khoảng giữa lá thành và lá tạng của màng phổi. Nó được chiếm bởi một lớp chất lỏng
có nhiệm vụ làm ướt và làm trơn hai lớp màng phổi. Khi màng phổi viêm, chất dịch

5


này tăng lên, lúc đó màng phổi trở nên dày và có thể kết dính lá thành với lá tạng (Đỗ
Hoàng Long, 2000).
2.3.2 Cấu tạo mô học của phổi
Phổi gồm hai phần cấu tạo chính:
- Những đường dẫn khí (các phế quản và các tiểu phế quản) gọi là cây phế quản.
- Phần hô hấp (các phế nang, tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang).
2.3.2.1 Cây phế quản
Cây phế quản gốc phải và trái chia đôi tạo thành các phế quản thuỳ. Các phế quản thuỳ
tiếp tục chia đôi và đi vào phổi ở cuống mỗi thuỳ phổi, nơi có phế quản và động mạch
phổi cũng như có tĩnh mạch phổi và mạch huyết đi ra. Trong phổi các phế quản tiếp
tục chia đôi nhiều lần tạo thành các phế quản chạy trong các vách liên kết giữa các tiểu
thuỳ phổi gọi là phế quản gian tiểu thuỳ.
Những nhánh phế quản gian tiểu thuỳ cùng với nhánh động mạch phổi sẽ xâm nhập
vào tiểu thuỳ phổi ở đỉnh tiểu thuỳ. Trong tiểu thuỳ các phế quản gọi là tiểu phế quản,
chúng tiếp tục chia nhánh theo kiểu phân đôi tạo thành các tiểu phế quản tận. Các tiểu
phế quản tận lại chia nhánh cho ra các tiểu phế quản hô hấp rồi ống phế nang và cuối
cùng tạo nên các phế nang.
Phế quản lớn (phế quản gốc, phế quản thuỳ) thành có chứa sụn và cơ, lòng nhẵn niêm

mạc không tạo nếp gấp.
Phế quản nhỏ và tất cả phế quản gian tiểu thuỳ, tiểu phế quản đều có lòng nhăn nheo
hình khế, niêm mạc tạo thành nếp gấp. Càng phân chia nhỏ nếp gấp càng ít và thấp,
đến tiểu phế quản tận thì nếp gấp không còn nữa.

6


Hình 2: Cấu tạo vi thể phổi bình thường
(Nguồn: MARIANO S.H. DI FIORE,1974)
Chú thích: (1) lá tạng phế mạc, (2) ống phế nang, (3) tĩnh mạch, (4) phế nang, (5) tiểu phế quản hô hấp, (6) tiểu
phế quản tận, (7) tiểu động mạch phổi,(8) tiểu phế quản hô hấp, (9) ống phế nang, (10) tiểu động mạch phổi, (11)
hạch lâm ba, (12) tiểu phế quản tận, (13) cơ trơn, (14) túi phế nang, (15) ống phế nang, (16) tiểu phế quản, (17)
tiểu phế quản hô hấp, (18) trung biểu mô phế mạc, (19) mô liên kết phế mạc, (20) túi phế nang, (21) phế
nang,(22) ống phế nang, (23) tiểu phế quản hô hấp, (24) biểu mô đơn trụ, (25) phế nang, (26) tiểu phế quản hô
hấp, (27) (28) động mạch phổi, (29) tĩnh mạch phổi, (30) sụn, (31) cơ trơn, (32) biểu mô, (33) phế quản lớn

Quan sát các chi tiết trên kính hiển vi tiêu bản phổi ta phân biệt đặc điểm cấu tạo mô
học của phế quản các loại:

7


Phế quản: Lòng ống rộng, ít nhăn nheo do niêm mạc không có nếp gấp. Niêm mạc
gồm biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, có 3 loại tế bào (tế bào trụ có lông chuyển
chiếm đa số, tế bào tiết nhày, tế bào đáy), lớp đệm có nhiều mạch máu, nhiều loại tế
bào liên kết. Cơ trơn tạo thành bó xếp vòng quanh tương đối đều gọi là vòng cơ
Reissessen. Hạ niêm mạc gồm mạch liên kết ngoài vòng cơ Reissessen. Kế đó là
những miếng sụn trong rời rạc. Ngoài cùng là vỏ liên kết chứa nhánh của động mạch,
tĩnh mạch, nang bạch huyết, đám rối thần kinh.

Phế quản gian tiểu thuỳ: có cấu tạo khác với phế quản ngoài phổi ở các điểm sau:
- Sụn trong không còn dạng chữ C, mà là những mảnh sụn .
- Cơ trơn tạo thành bó xếp vòng quanh tương đối đều gọi là vòng cơ Reissessen.
- Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp nhăn nheo.
Tiểu phế quản: Thành của tiểu phế quản có cấu tạo gồm:
Niêm mạc gồm biểu mô trụ đơn có lông chuyển cũng có đủ các loại tế bào như ở phế
quản. Tế bào chế tiết ở đây nhiều hơn. Chất tiết có chứa Cytochrom P450 có tác dụng
làm bất hoạt các chất gây hại có trong khí hít vào. Niêm mạc tạo thành nếp gấp nên
tiểu phế quản đều có lông nhăn nheo hình khế. Càng phân chia nhỏ nếp gấp càng ít và
thấp đến tiểu phế quản tận thì nếp gấp không còn nữa, kế đó là lớp đệm vòng cơ
Reissessen vỏ nằm ngoài vòng cơ Reissessen là màng tương. Tiểu phế quản có cấu tạo
khác phế quản là không có sụn, không có tuyến.
Tiểu phế quản tận: Lớp niêm mạc được lợp bởi lớp biểu mô vuông đơn hoặc trụ thấp
có lông chuyển cũng có dủ các loại tế bào như biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, sợi
chun ở lớp đệm nhiều nhưng cơ trơn không tạo thành vòng cơ Reissessen rõ rệt mà chỉ
ít cơ trơn không xếp thành lớp.
2.3.2.2 Phần hô hấp (tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang, các phế nang)
Gồm những cấu tạo có thể thực hiện một công việc trao đổi khí (tiểu phế quản hô hấp,
ống phế nang) hoặc là nơi quyết định quá trình trao đổi khí giữa máu và không khí
trong phổi (phế nang).
Tiểu phế quản hô hấp: Có cấu tạo giống như tiểu phế quản tận nhưng bắt đầu có
những phế nang rãi rác, toàn bộ phế nang xuất phát từ một tiểu phế quản hô hấp gọi là
chùm phế nang.
Ống phế nang: Cấu tạo giống tiểu phế quản hô hấp nhưng có một số đặc điểm khác
nhau là nhiều phế nang hơn, thành miệng ống phế nang có nhiều biểu mô vuông đơn

8


không có lông chuyển, mỗi tiểu thuỳ phổi có từ 12 – 18 chùm ống phế nang. Tận cùng

mỗi ống phế nang là 4 – 5 túi phế nang (Đỗ Hoàng Long, 2000).
Phế nang: Phế nang là những túi nhỏ đường kính khoảng 0,25 mm, đứng sát nhau và
mở vào ống phế nang. Chen vào giữa hai phế nang là vách liên kết gian phế nang
mỏng. Hai mặt của vách này (mặt trông vào lòng các phế nang) được bao phủ bởi một
biểu mô đặc biệt gọi là biểu mô hô hấp, trừ diện tích ở miệng các phế nang là nơi đính
các túi ấy vào với ống phế nang và là nơi mà vách liên kết gian phế nang hơi to phình
lên. Như vậy nhu mô phổi gồm có: biểu mô hô hấp (đại diện cho thành phế nang),
miệng phế nang và vách liên kết gian phế nang.
- Biểu mô hô hấp là một biểu mô lát đơn, tạo thành bởi một hàng tế bào dẹt có nhân
dẹt và lồi vào lòng phế nang. Dưới biểu mô là một màng đáy mỏng và được tăng
cường mặt ngoài bởi những sợi võng. Phủ lên trên mặt biểu mô hô hấp là một lớp
dịch rất mỏng chừng 0,2 micromet. Dịch đó thường xuyên được đổi mới, hoặc nó sẽ
chảy vào đường hô hấp, hoặc được tiêu thoát bằng đường bạch huyết.
- Miệng phế nang: là nơi đính của các phế nang vào ống phế nang. Bao phủ trên mặt
các miệng phế nang là lớp biểu mô vuông đơn nối tiếp với biểu mô hô hấp lợp thành
của những phế nang. Trong phần trung tâm của miệng phình là tổ chức liên kết có
nhiều chất căn bản (các chất căn bản bao gồm: Một vòng chun tạo thành bởi những sợi
chun hướng vòng và nằm ngay bên dưới lớp biểu mô. Một vòng cơ trơn bao lấy mặt
ngoài vòng chun, hình thành như một cơ thắt. Những sợi tạo keo ở ngoài cùng, chúng
nối miệng phế nang với vách liên kết gian phế nang).
- Vách liên kết gian phế nang là lớp tổ chức liên kết mỏng chừng vài micromet, xen
vào giữa những phế nang hoặc cùng thuộc một ống phế nang hoặc thuộc những ống
phế nang cạnh nhau. Trong tổ chức liên kết có một lưới mao mạch hô hấp rất phong
phú. Ngoài ra ở đấy còn có những sợi võng, sợi chun và những tế bào, hình thành nên
một tổ chức chống đỡ đặc biệt.
Sự trao đổi khí xảy ra giữa không khí trong phế nang và máu trong các mao quản làm
thành một hệ thống dày đặc bên trong phế nang. Khí phải xuyên qua niêm mạc của
phế nang và nội mạc của mao quản bằng sự khuếch tán lý học (Trương Cam Cống,
1973).
2.4 BỆNH CARRÉ (CANINE DISTEMPER)

2.4.1 Lịch sử và phân bố bệnh lý
Bệnh Carré hay còn gọi là bệnh sài sốt chó non.

9


Bệnh xuất hiên ở Tây Ban Nha vào thế kỷ 18, có nguồn gốc Châu Á hay Peru. Mãi đến
năm 1905, căn bệnh này được người Pháp tên là Henri Carré phân lập.
Bệnh có khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong các trại nuôi chó nhưng cũng không hiếm
trong chăn nuôi chó sinh sản trong các gia đình. Ở nước ta bệnh phát sinh lẻ tẻ hay
thành đại dịch ở nhiều nơi. Quanh năm có bệnh nhưng bệnh phát sinh nhiều nhất vào
mùa rét (Nguyễn Lương, 1993).
2.4.2 Nguyên nhân, đường xâm nhập
Bệnh do virus thuộc nhóm paramyxovirus. Virus xâm nhập vào chó qua đường hô
hấp, tiêu hoá, da. Đầu tiên khi xâm nhập vào cơ thể chó, virus nhân lên ở mô bạch
huyết đường hô hấp trên, sau đó nhiễm vào máu và virus tiếp tục nhân lên ở mô bạch
huyết của các cơ quan khác. Mầm bệnh được thải ra qua dịch tiết mắt mũi, nước bọt,
phân, nước tiểu.
2.4.3 Dịch tễ học
2.4.3.1 Loài thú mắc bệnh
Chó là loài mắc bệnh nhiều nhất và bệnh Carré là bệnh làm hại cho chó hơn bất cứ
bệnh nào khác. Chó một tuổi trở xuống nhất là giữa 2 – 6 tháng tuổi là loại chó cảm
thụ nhất (đến 70%). Chó đang bú mẹ ít mắc bệnh nếu chó mẹ có miễn dịch, vì chó mẹ
có thể truyền miễn dịch thụ động cho chó con qua sữa đầu tới hơn 1 tháng, có khi tới 3
tháng.
2.4.3.2 Chất chứa căn bệnh và đường xâm nhập
Ở chó bị bệnh, virus có mặt khắp cơ thể: máu, phủ tạng, chất bài tiết. Virus xuất hiện
trong máu khi mới bắt đầu sốt và mãi cho đến khi lành bệnh. Các phủ tạng bắt đầu có
mầm bệnh khi trong máu đã có virus và cũng chứa virus khá lâu. Dịch chảy ra từ mắt,
mũi chứa nhiều virus. Nước tiểu và phân thường xuyên có virus và có thể truyền bệnh.

Căn bệnh được bài xuất qua dịch tiết mũi, nước mắt, nước bọt, tạo ra khí dung hoặc
nhiễm vào không khí nên virus có thể truyền qua đường hô hấp và tiêu hoá để xâm
nhập vào cơ thể. Virus còn ở nước tiểu, phân. Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán: lách.
hạch lâm ba, não, tuỷ xương. Thường chó bài xuất vào ngày thứ bảy sau nhiễm.
2.4.3.3 Cách lây lan
Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với con bệnh, con mắc thể ẩn tính, con mang trùng, hoặc
gián tiếp do ăn thức ăn, nước uống bị nhiễm những chất bài tiết của con bệnh. Có lẽ
bệnh lây chủ yếu vào cơn sốt đầu tiên, khi mà virus nhiễm vào máu và mọi chất tiết của

10


cơ thể đều chứa nhiều virus. Sự lây lan chủ yếu do những hạt nước nhỏ được tung ra
trong không khí qua các chất tiết của mắt và mũi. Những chất tiết đó trực tiếp đi vào
đường hô hấp của chó cảm thụ, vào kết mạc mắt hoặc nhiễm vào thức ăn, nước uống
hoặc nhiễm vào môi trường xung quanh chỗ ở của chó. Cách lây lan đó càng làm cho
bệnh dễ lây cho những chó nhỏ sống xung quanh mẹ trong cùng một ổ chó. Có những
trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng không rõ rệt và chó có miễn dịch. Chó mẹ có miễn
dịch truyền kháng thể cho chó con qua sữa đầu trong một thời gian ngắn, trong khoảng
8 tuần.
2.4.3.4 Sinh bệnh học
Sau khi nhiễm, virus nhân lên đầu tiên ở đại thực bào, những tế bào lymphô của đường
hô hấp và bạch huyết, 6 – 9 ngày sau khi cảm nhiễm virus sẽ tấn công đến tất cả các cơ
quan sinh lymphô rồi đến cơ quan khác và những tế bào biểu mô. Nếu kháng thể được
trung hoà trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm thì biểu hiện lâm sàng không rõ ràng, trong
trường hợp này virus ít bị phân tán trong cơ quan thú bệnh, nhất là não với những biểu
hiện lâm sàng và con vật chết.
2.4.4 Những triệu chứng lâm sàng đặc trưng
Trong thời gian ủ bệnh, chó mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém. Sau đó chó đột ngột sốt
cao 40 – 410C, kéo dài 1 – 2 ngày. Khi sốt, chó bỏ ăn mắt đỏ. Tiếp theo cơn sốt giảm

dần, thân nhiệt chó trở lại 38,5 – 39,50C, chó tỉnh táo hơn. Nhưng 3 – 4 ngày sau, chó
lại xuất hiện đợt sốt thứ hai là cao điểm (vài ngày sau đó và sốt cách quãng), thường đi
kèm là chảy nước mắt, nước mũi, suy nhược và biếng ăn. Luôn luôn có sự giảm bạch
cầu đặc biệt là lymphô bào. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chó bị nhiễm khuẩn
thứ phát. Cơn sốt thứ hai kéo dài 3 – 4 ngày, làm cho chó rất mệt mỏi, tiên lượng xấu.
Đầu tiên, chó khậm khạc nôn khan, nôn liên tục, ăn vào lại nôn, uống cũng nôn làm
chó mệt lả. Sau đó, chó ỉa chảy, phân lỏng lẫn máu màu cà phê, hoặc máu chó đỏ lờ
đờ, mùi tanh khẳn rất điển hình. Khoảng 60% chó bệnh thể hiện các triệu chứng viêm
dạ dày và ruột rất nặng.
Khi khởi phát bệnh, mũi trở nên khô và bong tróc, chảy dịch. Dần dần dịch chuyển
thành mủ. Da trở nên dầy lên nứt và có thể loét, màng kết sung huyết chung. Mắt đổ
nhiều ghèn và nếu không chống lại được ghèn sẽ bám chặt vào màng sừng giác mạc và
mí mắt. Suốt thời kỳ bắt đầu này có thể 2 hoặc 3 tuần sau nhiệt độ sẽ lên xuống nhưng
thường sẽ không hơn trong khoảng 39,40C.

11


Có thể xác định sự tăng sừng hoá ở da chân trong giai đoạn đầu tiên của bệnh hoặc là
sau 3 tuần của bệnh. Thời gian đầu lớp da này có thể mềm sau đó nó trở nên nhẵn nhụi
và bóng. Ở tiến trình này da trở nên rất dày.
Chứng rối loạn thần kinh và liệt có thể xảy ra tách rời nhau hoặc kết hợp nhau.
Khoảng 50% ca bệnh viêm niêm mạc. Hội chứng thần kinh kèm theo các cơn sốt cao,
chó điên loạn đặc biệt là chó con 1 – 4 tháng tuổi, chó chạy lung tung không định
hướng, sủa rống lên, miệng chảy nhiều nhớt dãi, chó ngã quay, dãy dụa. Một số trường
hợp chó bị bệnh cấp tính và quá cấp tính sẽ chết sau vài giờ. Còn các trường hợp khác,
sau các cơn điên loạn chó tỉnh táo trở lại, nhưng rất mệt mỏi, đi lại chệnh choạng. Sau
đó chó co giật từng cơn hoặc giật nhẹ, run rẩy, nhưng liên tục. Kết thúc, chó bị liệt
chân và chết. Hội chứng thần kinh trong bệnh Carré khác với bệnh dại là chó vẫn tỉnh
táo sau các cơn điên loạn, vẫn giữ được phản xạ quen chủ, không cắn chủ và các súc

vật khác.
Những ca bệnh nghiêm trọng hoàn toàn có thể liệt chân sau làm cho dáng đi loạng
choạng khi tiến về phía trước, vì thế mất kiểm soát về đại tiện và tiêu tiểu (Phạm Sỹ
Lăng, 2004).
2.4.5 Bệnh tích
Xác chết thường gầy, mắt trũng sâu, niêm mạc mũi, miệng viêm cata đỏ mọng, sưng
dầy lên có nhiều chất nhớt lỏng hay đặc.
Phổi viêm nặng, có khi có mủ, có khi viêm cả thùy, nhưng thường xuyên xuất hiện
từng điểm bằng hạt đỗ, hạt ngô màu sẫm hay đỏ, phế nang phế quản có nhiều bọt màu
hồng. Nếu bệnh kéo dài thì phổi có thể bị gan hoá, nhục hóa.
Niêm mạc ruột, dạ dày có nhiều điểm xuất huyết, có khi bị bào mỏng, trong ruột chứa
đầy máu màu cà phê. Thành ruột có những nốt loét sâu màu nâu sẫm.
Lách sưng xuất huyết, có khi xuất hiện thành vệt, có khi thành những điểm bằng hạt
đỗ, hạt ngô.
Niêm mạc bàng quang nhiều khi bị xuất huyết.
Hạch lâm ba phổi và hạch lâm ba màng treo ruột sưng, có khi xuất huyết phù rất to.
Tim nhão, lớp mỡ vành tim đôi khi bị xuất huyết (Phạm Sỹ Lăng, 2006).

12


SƠ ĐỒ DIỄN BIẾN CỦA BỆNH CARRÉ (Quinn & ctv, 1997)
Virus distemper ở chó

Tiếp xúc trực tiếp hoặc khí
dung
Sao chép ở mô lymphô của đường hô hấp trên

Nhiễm virus máu (tế bào được kết hợp)


Đáp ứng miễn dịch chậm
Hoặc không hiệu quả

Tấn công vào biểu mô
và mô thần kinh

Tấn công và sao
chép giới hạn

Tấn công và
sao chép rộng

Bệng nặng hay
trung bình

Bệnh nhẹ

Chết

Bình phục
hoàn toàn

Bình phục
hoàn toàn

Sống

Mang di chứng
thần kinh


13

Đáp ứng miễn dịch
nhanh chóng và hiệu
quả
Nhiễm trùng cận lâm
sàng

Bình phục hoàn toàn


** Tiến triển của bệnh tích ở phổi
* Tổn thương tiêu biến: Bạch cầu đa nhân và đại thực bào giải phóng nhiều men tiêu
đạm và một số men khác làm mạng lưới tơ huyết và các tế bào khác tiêu tan, dần dần
biến thành một thứ nước sánh rồi lỏng, được thải ra ngoài theo đường phế quản, dưới
hình thái đờm qua phản xạ ho. Bạch cầu đơn nhân dần dần được thay thế bằng bạch
cầu một nhân và đại thực bào.
Khối phổi viêm từ chắc sẽ trở thành mềm hẳn, từ màu xám trở thành màu hồng rồi dần
dần trở về màu sắc bình thường. Đàm đang từ màu xanh đặc quánh, trở thành vàng đỏ
rồi lỏng và ít dần trong đó đại thực bào chiếm ưu thế.
Như vậy tổn thương sẽ tiêu biến hoàn toàn, vách phế nang sẽ được hồi phục nguyên
vẹn, không có di chứng.
* Mưng mủ: tổn thương mưng mủ nếu lan toả con vật sẽ chết nhanh. Nếu mưng mủ
khu trú thành áp xe có vách rõ thì việc điều trị sẽ kéo dài. Về vi thể, tùy mức độ, mô
phổi có thể bị hoại tử nhiều hay ít: khối tơ huyết tiêu tan, trong khi bạch cầu đa nhân
thoái hóa thành tế bào mủ, vách phế nang cũng bị phá hủy và tiêu biến, có thể hình
thành vách xơ chung quanh. Áp xe có thể gây ra những biến chứng sau:
- Viêm màng phổi mủ nếu áp xe vỡ ra màng phổi.
- Viêm màng tim mủ nếu vỡ vào ngoại tâm mạc.
- Khạc được mủ nếu áp xe thông với phế quản vừa hoặc lớn.

- Hoại thư phổi.
* Mô hoá: Khi bệnh kéo dài phổi mất xốp, không đàn hồi, dai chắc, giống thịt (phổi
nhục hoá). Hoạt động tiêu bào và thực bào yếu làm chất rỉ viêm tơ huyết không tiêu
biến hết, dính vào vách phế nang, có thể thoái hoá trong. Mô liên kết non sẽ xâm nhập
vào lòng phế nang sinh ra một mô hạt giàu tế bào xơ non và huyết quản, sau này càng
xơ hoá tạo thành di chứng không hồi phục (Nguyễn vượng, 2000)
2.4.6 Chẩn đoán
2.4.6.1 Chẩn đoán lâm sàng
Nên nghĩ đến bệnh Carré khi chó con sốt, nhấy là dạng sốt hai thì. Các triệu chứng
điển hình như viêm hô hấp, viêm ruột, mụn mủ ở da, cứng bàn chân, các cơn co giật.
Nhưng đôi khi những dấu hiệu đặc trưng thường không phát hiện ở giai đoạn sớm mà
chỉ thấy được ở giai đoạn quá trễ (Nguyễn Văn Biện, 2005).
2.4.6.2 Chẩn đoán đặc biệt
14


Dùng test thử Carré.
2.4.7 Điều trị
Không có loại thuốc kháng virrus đặc hiệu có tác dụng đối với virrus gây bệnh Carré ở
chó, chủ yếu là điều trị chống phụ nhiễm vi trùng, hỗ trợ chống mất nước và chất điện
giải. Vì vậy, liệu pháp kháng sinh được chỉ định cho tình trạng nhiễm vi khuẩn kế phát
ở đường tiêu hoá và đường hô hấp, đồng thời chó bị nhiễm Carré thường bị tiêu chảy
nên mất nước do đó việc truyền dịch và cung cấp chất điện giải là liệu pháp rất quan
trọng trong điều trị bệnh Carré.
Việc điều trị cho những con chó có triệu chứng thần kinh thì không được khuyến
khích. Thuốc giảm đau và thuốc chống co giật có thể làm giảm nhẹ triệu chứng nhưng
những thuốc này không có tác dụng chữa trị. Tuy nhiên theo thời gian thì những con
chó có dấu hiệu thần kinh và chứng co giật cơ, viêm dây thần kinh thị giác có thể giảm.
Nếu các triệu chứng thần kinh càng nặng thêm thì nên gây chết êm ái cho chó (Phạm
Sỹ Lăng, 2006).

2.4.8 Phòng bệnh
2.4.8.1 Phòng bệnh bằng vaccin
Vaccin virrus sống nhược độc có thể bắt đầu tiêm ở 6 tuần tuổi và cách 2 – 4 tuần cho
tới khi chó được 16 tuần tuổi. Chủng lập lại vaccin vào 12 – 16 tuần tuổi và hằng năm.
(Nguyễn Văn Biện, 2005)
2.4.8.2 Thực hiện vệ sinh thú y
Khi phát hiện chó bị bệnh Carré thì phải cách ly triệt để, để điều trị kịp thời bằng
kháng huyết thanh hoặc xử lý nếu không chữa được để tránh lây nhiễm sang chó khoẻ.
Chó chết do bệnh Carré không được mổ thịt, phải chôn sâu và rắc vôi bột vào hố chôn.
Chuồng trại và môi trường nuôi thả chó phải làm vệ sinh định kỳ, hạn chế môi giới
truyền bệnh và tránh ô nhiễm bằng phun thuốc sát trùng Vim.iodin hoặc Han.iodin –
5%, nước vôi 10% (Phạm Sỹ Lăng, 2006).

15


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG
* Đánh giá một số đặc tính bệnh Carré trên chó được điều trị tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ
- Tỷ lệ chó bệnh Carré được mang đến khám và điều trị theo tuổi.
- Tỷ lệ các dấu hiệu lâm sàng trên chó bệnh Carré.
* Đánh giá bệnh tích trên phổi chó bệnh Carré đã chết
- Các bệnh tích đại thể trên phổi của chó bệnh Carré đã chết.
- Các bệnh tích vi thể trên phổi của chó bệnh Carré đã chết.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 2/2/2009 đến 15/4/2009.
3.2.2 Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y - Trường Đại Học Cần Thơ
Phòng thí nghiệm mô học, bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học ứng

Dụng, Đại Học Cần Thơ.
3.2.3 Đối tượng khảo sát
Tất cả những chó dương tính với test thử Carré tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học
Cần Thơ.
Mẫu phổi chó bệnh Carré chết.
3.2.4 Dụng cụ và hoá chất
Dụng cụ: Dao, kéo, pence, khay mổ, túi nhựa đựng mẫu, kính hiển vi, lame, lamelle,
bàn hấp thụ tiêu bản, máy cắt mẫu (Mycrotome), chậu tải mẫu, lọ nhuộm tiêu bản, bút,
thước, sổ ghi chép, tủ ấm ...
Hoá chất: Formalin, cồn 70 – 99,5%, xylen, paraffin, acid Acetic đậm đặc, keo
Canada, thuốc nhuộm Hematoxylin và Eosin.
Test thử Carré.

16


3.2.5 Phương pháp nghiên cứu
3.2.5.1 Phương pháp khảo sát triệu chứng lâm sàng tại Bệnh Xá Thú Y.
Lập phiếu theo dõi (xem phần phụ Chương)
Tìm hiểu tuổi, giới tính, giống thông qua chủ nuôi.
Tìm hiểu về các triệu chứng lâm sàng ở mắt, mũi, miệng (có ói không), hậu môn ( có
tiêu chảy không), sừng hoá gan bàn chân, nốt sài và dấu hiệu thần kinh ở từng lứa tuổi
thông qua khám lâm sàng.
3.2.5.2 Phương pháp khảo sát bệnh tích đại thể tại Bệnh Xá
Nhận định phân loại bệnh tích xuất hiện trên phổi chó bệnh Carré qua sự thay đổi về
hình dáng, kich thước, màu sắc, thể chất, mức độ lan rộng của bệnh tích. Quan sát
lồng ngực, xem dịch tiết nếu có. Thông qua mổ khám những chó không qua khỏi.
Dùng tay sờ nắn vùng phổi có bệnh tích để nhận biết độ đàn hồi, mức độ cứng, mềm,
lồi lõm của vùng bệnh so với vùng lành ở xung quanh.
Dùng dao bén cắt xuyên qua vùng phổi có bệnh tích, quan sát mặt cắt dùng tay bóp

nặn mặt cắt xem tính chất của dịch thể thoát ra từ vết cắt dưới dạng nước, bọt màu
hồng hay dịch nhày, mủ. Đồng thời cắt mẫu nhỏ 2 – 3 cm bỏ vào túi nhựa đựng mẫu
có chứa formon 10% để cố định mẫu và mang về phòng thí nghiệm mô học để làm
tiêu bản vi thể.
Chụp ảnh đại thể những bệnh tích điển hình trên phổi, ngoài ra chúng tôi còn quan sát
các cơ quan nội tạng khác như ruột, gan, thận.
Các chỉ tiêu theo dõi.

Số con bệnh Carré trong độ tuổi khảo sát

Tỷ lệ bệnh theo độ tuổi =
(%)

x 100
Tổng số con khảo sát

Số con thể hiện các triệu chứng
Tỷ lệ các triệu chứng thể hiện trên =
chó mắc bệnh (%)

x 100
Tổng số con khảo sát

17


Số trường hợp phổi có bệnh tích
Tỷ lệ phổi có bệnh tích =
(%)


x 100
Số phổi khảo sát

3.2.5.3 Phương pháp khảo sát bệnh tích vi thể trên phổi
Tiến hành lần lượt qua 3 giai đoạn:Lấy mẫu, xử lý mẫu, đọc kết quả.
Lấy mẫu
Dùng dao bén cắt một số bệnh tích ở phổi có kích thước 2 x 1 x 1 cm. Mẫu cắt xong
được cố định ngay trong formol 10% để đảm bảo mẫu còn tươi. Mỗi mẫu đựng trong
một túi đựng mẫu có đánh số ký hiệu và mang về phòng thí nghiệm để làm tiêu bản vi
thể.
Xử lý mẫu
SƠ ĐỐ QUY TRÌNH XỬ LÝ MẪU
Cố định trong formol
10%, 48 giờ

Rửa nước 1
giờ

Cắt
mẫu

Tẩm paraffin
I,II,III mỗi lọ 1,2
gi

Tải-dánhấp mẫu

Đúc
khuôn


Nhuộm
mẫu

Dán
lamelle

Rút nước: cồn 700 –
800 – 900 – 99,50
mỗi lọ 1 – 2 giờ

Tẩm dung môi
Xylen I, II, mỗi
lọ 45 phút

Đọc kết quả

Cố định mẫu
Mẫu sau khi lấy ở bệnh xá được cố định ngay bằng formol 10% sau 24 giờ sẽ được lấy
với kích thước 1 x 0.5 x 0.5 cm và tiếp tục cố định mẫu trong 24 giờ nữa. Thời gian cố
định mẫu tổng cộng là 48 giờ. Nếu mẫu cố định chưa đủ thời gian thì mẫu sẽ có màu
đỏ tiếp tục cố định mẫu trong formol 10% thêm cho đủ thời gian là 48 giờ. Nếu mẫu
cố định lâu sẽ giòn khi cắt mẫu.
Rửa nước
18


Mẫu cố định xong rửa ngay bằng nước để loại bỏ formol trong mẫu. Ngâm mẫu dưới
vòi nước chảy liên tục từ 1 – 2 giờ.
Rút nước
Nhằm rút hết nước trong mẫu ra vì nước còn lại trong mẫu thì không tẩm được paraffin

vào mẫu. Tuy nhiên lượng nước còn lại trong mẫu có thể chấp nhận được là tỷ lệ
1/1000 tỷ lệ nước ban đầu.
Có nhiều hoá chất để rút nước như: aceton, butanol, cồn,... Nhưng để thuận lợi trong
giai đoạn này, chúng tôi sử dụng cồn vì nó thông dụng, dễ tìm.
Tẩm dung môi trung gian
Có nhiều hoá chất làm dung môi trung gian như: Benzen, Toluen, Xylen ... Nhưng ở
đây chúng tôi chọn xylen vì nó thông dụng ít độc hơn Toluen, và Xylen tan được trong
cồn và parffin. Xylen sẽ đẩy hết cồn ra khỏi mẫu giúp paraffin tẩm vào mẫu được tốt
(paraffin không tan trong cồn).
Tẩm paraffin
Paraffin được dùng làm chất nền để giữ cho tế bào nguyên hình dạng khi cắt dưới tác
dụng của lưỡi dao vì thế paraffin cần được tẩm hoàn toàn vào mẫu, để loại hết Xylen ra
khỏi mẫu thì paraffin phải ở dạng lỏng (ở nhiệt độ 600C).
Ba quá trình rút nước, tẩm dung môi trung gian, tẩm paraffin được thực hiện thủ công.
Đúc khuôn
Dùng những tấm kim loại và thanh kim loại có nếp gãy để tạo khuôn đúc mẫu. Có hai
loại thanh kim loại dài và ngắn thuận lợi cho việc điều chỉnh block lớn, nhỏ tuỳ thuộc
vào độ lớn của mẫu và tránh lãng phí paraffin. Khung thước khi đúc phải lau sạch vì
nó sẽ là mặt cắt sau này.
Sau khi tạo khuôn xong, hạ miệng cốc sát thanh kim loại, nghiêng cốc đổ paraffin từ từ
vào, khi paraffin đầy khung thì dừng lại. Hơ kẹp nóng gấp mẫu từ vĩ chứa mẫu nhanh
vào và điều chỉnh mẫu cho ngay ngắn giữa block. Ngoài ra, dùng hai đầu kẹp ấn mạnh
xung quanh và giữa mẫu làm cho mặt cắt mẫu thẳng giúp cho quá trình cắt mẫu dễ hơn
(trong giai đoạn này mọi thao tác phải nhanh và dứt khoát, nếu không mẫu sẽ dễ bị tách
rời với paraffin).
Sau thời gian khoảng 1 giờ mẫu sẽ cứng lại, mẫu đúc sẽ được tách ra khỏi đúc một
cách dễ dàng và đem trữ lạnh.

19



Cắt mẫu
Sử dụng máy cắt để cắt mẫu và thực hịên trong điều kiện mẫu được trữ lạnh.
Các bước tiến hành:
Cho dầu vào máy cắt quay thử
Gắn dao vào máy có độ nghiêng 70
Gắn block vào máy cắt, chỉnh cho block ngang và thẳng đứng.
Quay cần điều chỉnh block sao cho block gần sát lưỡi dao và tiến hành phá block cho
đến khi phá mẫu.
Chỉnh độ dày mẫu cần cắt ở độ dày 2 – 5 µm ở cần quay.
Quay tay quay từ từ và cắt được mẫu. Mẫu cắt ra làm thành băng dài
Tải - dán - hấp mẫu
Tải mẫu
Lấy nước lạnh đổ vào chậu thuỷ tinh. Nước trong chậu có thể là nước ấm hay nước
lạnh đều được. Nếu sử dụng nước ấm (35 – 400C) thì mẫu sẽ căng đẹp và không bị
gấp.
Băng mẫu được cắt ra dùng kim mũi giáo đỡ ngang và thả nhẹ nhàng vào chậu nước,
lúc này paraffin căng từ từ ra. Dùng kim mũi giáo tách nhẹ nhàng riêng mẫu mà ta
chọn.
Dán mẫu
Dùng lame sạch, đưa một đầu lame vào chậu nước và độ nghiêng 450 kê gần mẫu đã
chọn sau đó nâng từ từ đầu lame để vớt mẫu, cùng lúc này dùng kim mũi giáo chỉnh
mẫu ngay trên lame.
Hấp mẫu
Mẫu dán xong được đặt trong tủ hấp đã được điều chỉnh nhiệt độ 600C. Sau khoảng 30
phút thì paraffin chảy hết ra khỏi mẫu và tiến hành nhuộm mẫu hoặc có thể để qua đêm
với nhiệt độ 30 – 370C.
Nhuộm mẫu
Nhuộm mẫu theo phương pháp Haris’s Hematoxylin và Eosin Stain, nhân sẽ được ăn
màu tím xanh Hematoxylin, tế bào chất ăn màu hồng Eosin.


20


SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NHUỘM MẪU
Xylen I
2 phút
Hematox
ylin 3 - 5
phút

Nước 5 –
10 phút

Cồn
99,50
1 phút

Xylen I
2 phút

Xylen II
2 phút

Cồn 99,50
1 phút

Cồn 99,50
1 phút


Nước 2 – 5
phút

Cồn 800
1 phút

Cồn 990
1 phút

Eosin 1015 phút

Cồn 700
1 phút

Cồn 800
1 phút

Cồn 99,50
1 phút

Xylen II
2 phút

Cồn 99,50
1 phút

Cồn 900
1 phút

Xylen III

2 PHút

Ý nghĩa
Ngâm mẫu trong hai lọ xylen đầu để làm tan paraffin ra khỏi mẫu.
Ngâm mẫu trong cồn từ 9905 – 800 làm cho cồn thấm vào mẫu rút xylen ra tránh sự
biến động tế bào.
Ngâm mẫu trong nước để loại cồn ra khỏi mẫu.
Ngâm mẫu trong Hematoxylin dể nhuộm nhân tế bào.
Rửa nước mẫu nhuộm để loại bỏ màu dư và làm sạch tiêu bản.
Ngâm mẫu trong Eosin để nhuộm tế bào chất.
Dạo lame mẫu trong cồn 70 – 99,50 để loại bỏ màu dư và rút nước ra khỏi mẫu.
Dán lamelle
- Để bảo quản lâu và tăng tính chiết quang cần phủ keo canada balsam và dán lamelle
lên mẫu.

21


- Chùi sạch lame nhỏ một giọt keo dán lên mẫu, đặt lamelle nghiêng một góc 450, kê
gần giọt keo và cho cạnh lamelle chạm vào giọt keo, hạ lamelle từ từ và thả lamelle
xuống keo sẽ lan khắp lamelle (nếu nhỏ keo nhiều sẽ dư chảy ra mép lamelle, lame sẽ
không đẹp và phí keo). Cần chú ý nếu có bọt khí thì mẫu không đẹp và sẽ bảo quản
không được lâu.
Đọc kết quả
Sau khi dán lamelle xong, kiểm tra tiêu bản dưới kính hiển vi lần lượt ở các độ phóng
đại 10,40,100X.
Lần lượt khảo sát những thay đổi về đặt điểm, hình thái mô học của phế nang, phế
quản, mạch máu, màng phổi.
Ở phế nang:
Quan sát hình dáng phế nang.

Sự hiện diện và tính chất dịch thể trong lòng phế nang.
Xác định các loại tế bào xuất hiện trong lòng phế nang.
Giữa các phế nang:
Xác định các tế bào xuất hiện trong vách phế nang.
Độ dày, mỏng của vách phế nang, vách gian phế nang.
Khoảng cách giữa các phế nang.
Phế quản:
Hình dáng phế quản.
Cấu trúc biểu mô phế quản.
Dịch thể trong lòng phế quản.
Sự xuất hiện các tế bào trong lòng phế quản.
Mạch máu:
Sự xuất hiện các loại tế bào ở trong lòng mạch máu và trung quanh mạch máu
Màng phổi:
Độ dày mỏng của lá thành và lá tạng màng phổi.
Sự xuất hiện của dịch thể, các loại tế bào ở màng phổi hoặc dưới màng phổi.
Một tiêu bản tốt cần đạt các yêu cầu sau:
22


+ Độ mỏng: khoảng một lớp tế bào
+ Không bị sọc dưa hay nếp gấp.
+ Có màu tương phản rõ: nhân ăn màu tím xanh của Hematoxylin, tế bào chất ăn màu
hồng của Eosin.
Những tiêu bản không đạt yêu cầu sẽ ngâm vào Xylen cho tróc lamelle và tiến hành
nhuộm lại (nếu mẫu không có nếp gấp).
Các tiêu bản đạt yêu cầu như trên sẽ được quan sát dưới kính hiển vi quang học lần
lượt ở độ phóng đại 40X, 100X, 400X để chụp hình vi thể bệnh tích đặc trưng.
3.2.5.4 Xử lý số liệu theo Chương trình minitab


23


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 TẦN SỐ CHÓ MẮC BỆNH CARRÉ THEO LỨA TUỔI
Qua thời gian thực hiện đề tài chúng tôi ghi nhận được 30 chó dương tính với test thử
Carré.
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh theo lứa tuổi

Lứa tuổi (tháng)

Số lượng (con)

Tỷ lệ (%)

<2

1

3,33

2-6

19

63,33

>6

10


33,33

Đa số chó từ 2-6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao (63,33%), kết quả này tương tự ghi
nhận của Phan Thị Thu Vân (2008) với tỷ lệ (71,88%). Tỷ lệ chó mắc bệnh theo lứa
tuổi khác nhau có ý nghĩa thống kê . Theo Thompson (1998), chó một tuổi trở xuống
nhất là giữa 2-6 tháng tuổi là loại chó cảm thụ nhất (đến 70%), chó lớn tuổi ít mắc bệnh
Carré do chó già đã có lần tiếp xúc với mầm bệnh nên có thể có chất miễn dịch thụ
động, những chó nhỏ hơn 2 tháng tuổi nhiễm bệnh không cao, do chó mẹ truyền miễn
dịch thụ động cho chó con qua sữa đầu cho tới hơn một tháng, có khi tới ba tháng
(Nguyễn Lương, 1993).

24


×