Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

PHẪU THUẬT điều TRỊ CHẤN THƯƠNG đứt dây CHẰNG CHÉO TRƯỚC ở đầu gối CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
--------

ĐẶNG TRẦN KIM NGÂN

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG
ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC
Ở ĐẦU GỐI CHÓ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG
ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC
Ở ĐẦU GỐI CHÓ

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Phạm Hoàng Dũng



Sinh viên thực hiện:
Đặng Trần Kim Ngân
MSSV: 3064525
Lớp: Thú Y K32

Cần Thơ, 2010
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Phẫu thuật điều trị chấn thương đứt dây chằng chéo trước ở đầu gối chó;
do sinh viên: Đặng Trần Kim Ngân thực hiện tại bệnh xá thú y trường Đại Học
Cần Thơ từ ngày 09/08/2010 đến ngày 30/10/2010.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cần Thơ, ngày

Duyệt Bộ môn

tháng


năm 2010

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Phạm Hoàng Dũng

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cha, Mẹ người đã sinh thành, dưỡng dục, chia sẻ
và khích lệ tôi trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Bộ môn Thú Y
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, cùng các quí thầy cô đã tận tình giảng dạy
tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy NGUYỄN VĂN BIỆN đã hết lòng
hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy PHẠM HOÀNG DŨNG đã luôn động viên,
khích lệ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị ở bệnh xá đã nhiệt tình giúp đỡ và

tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến toàn thể các bạn lớp Thú y K32 đã ở bên cạnh
tôi, chia sẻ cùng tôi những buồn vui trong quá trình học tập cũng như hết lòng hỗ trợ,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

iii


MỤC LỤC
Trang tựa

i

Trang duyệt

ii

Lời cảm tạ

iii

Mục lục

vi

Danh mục bảng

v


Danh mục hình

vi

Tóm lược

vii

Chương 1: Đặt Vấn Đề

1

Chương 2: Cơ Sở Lý Luận

2

2.1. Cơ thể học khớp gối

2

2.1.1 Các xương ở khớp gối

2

2.1.2 Mặt khớp

4

2.1.3 Phương tiện nối khớp


5

2.1.4 Túi hoạt dịch

7

2.1.5 Các cơ vùng gối

7

2.1.6 Mạch máu và thần kinh vùng gối

9

2.1.7 Động tác của khớp gối

10

2.2. Đứt dây chằng chéo trước

10

2.2.1 Nguyên nhân

10

2.2.2 Cơ chế

11


2.2.3 Triệu chứng và chẩn đoán

12

2.2.4 Điều trị

15

Chương 3: Phương Tiện và Phương Pháp Thí Nghiệm
3.1. Phương tiện thí nghiệm

16
16

3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

16

3.1.2 Dụng cụ, hóa chất sử dụng trong thí nghiệm

16

iv


3.2. Phương pháp thí nghiệm

16


3.2.1 Trên thú chết

16

3.2.2 Trên thú khỏe

17

Chương 4: Kết Quả và Thảo Luận

21

4.1. Mổ trên thú chết

21

4.2. Mổ trên thú sống

21

4.2.1 Triệu chứng đứt dây chằng chéo trước ghi nhân được

21

4.2.2 Phẫu thuật điều trị

23

4.2.3 Diễn biến vết thương sau phẫu thuật điều trị


24

4.2.4 Hiệu quả điều trị

25

Chương 5: Kết Luận và Đề Nghị

28

5.1. Kết luận

28

5.2. Đề nghị

28

Tài Liệu Tham Khảo

29

Phụ chương

30

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Theo dõi các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm

20

Bảng 4.1 Diễn biến của vết thương sau phẫu thuật điều trị

24

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mặt trước của xương đùi bên phải của chó

2

Hình 2.2 Xương cẳng chân

3

Hình 2.3 Diện khớp trên xương chày phải

4

Hình 2.4 Sụn chêm mặt trên xương chày phải

5

Hình 2.5 Các dây chằng khớp gối


6

Hình 2.6 Vị trí của các dây chằng chéo ở khớp gối trái chó

7

Hình 2.7 Điểm bám của cơ sinh đôi cẳng chân

9

Hình 2.8 Dây chằng chéo trước bị đứt

10

Hình 2.9 Cấu tạo cơ thể học đặc biệt của chó.

11

Hình 2.11 Cơ chế gây đứt dây chằng chéo trước do chấn thương

11

Hình 2.12 Kiểm tra kéo trượt

13

Hình 2.10 Cố định dây chằng chéo trước

15


Hình 4.1 Khi đứng chân tổn thương khép lại chạm với chân khỏe

21

Hình 4.2 Chân tổn thương bị kéo vào phía trong khi bước đi, làm cho 2 bàn chân sau
nằm trên một trục của cơ thể
22
Hình 4.3 Vết thương khô và lành tốt

24

Hình 4.4 X – Quang chân được cố định dây chằng chéo trước bằng chỉ kim loại

25

Hình 4.5 Khoảng cách giữa 2 bàn chân sau, trước và sau phẫu thuật điều trị

26

vii


TÓM LƯỢC
Những tổn thương về xương khớp ở chó không phải là hiếm. Trong đó, đứt dây
chằng chéo trước là một chấn thương cần được quan tâm. Dây chằng chéo trước giúp
cho khớp gối ổn định và sự vận động bình thường. Khi dây chằng này bị đứt, xương
chày sẽ xoay vào trong, con vật bước đi khập khiễng. Để điều trị tổn thương này,
chúng tôi dùng phương pháp cố định dây chằng hạt mè – lồi cầu với mào chày. Thí
nghiệm được thực hiện trên thú chết và bốn thú khỏe. Bốn thú khỏe được chia thành 2
nghiệm thức. Nghiệm thức 1 được tạo chấn thương đứt dây chằng chéo trước: mở

đường mổ qua da và cân mạc, cắt đứt dây chằng cánh ngoài, bôc lộ khớp gối, cắt đứt
dây chằng chéo trước. Sau đó, theo dõi triệu chứng lâm sàng 1 tuần, rồi thực hiện phẫu
thuật điều trị: bằng cách mổ khớp đầu gối cắt căng cân mạc đùi, bộc lộ đầu ngoài cơ
sinh đôi cẳng chân và mào chày, dùng kim và chỉ tổng hợp nối dây chằng hạt mè – lồi
cầu với mào chày (qua lỗ đã khoan ở mào chày). Theo dõi hiệu quả điều trị 3 tuần.
Nghiệm thức 2 cắt đứt dây chằng chéo trước rồi thực hiện phẫu thuật điều trị ngay sau
đó, theo dõi hiệu quả điều trị 3 tuần. Trong đó, 3 trường hợp được cố định bằng chỉ
tổng hợp số 2 và 1 trường hợp trong nghiệm thức 1 được cố định bằng chỉ kim loại số
1. Kết quả: các triệu chứng lâm sàng điển hình của chấn thương đứt dây chằng chéo
trước là con vật thường đi bằng 3 chân (hay co giò) và bước đi khập khiễng, cẳng chân
bị xoay vào trong. Trong đó, quan trọng nhất là kiểm tra kéo trượt có dấu hiệu ngăn
kéo. Trong 2 nghiệm thức thí nghiệm, trường hợp sử dụng chỉ kim loại: con vật không
hồi phục được, 3 trường hợp dùng chỉ tổng hợp: triệu chứng đứt dây chằng chéo trước
đã hết, con vật phục hồi tốt sau 19 ngày, bước đi bình thường, khi chạy nhanh thỉnh
thoảng bỏ 1 – 2 nhịp.

viii


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Chó là loài vật thân thiện và trung thành với con người từ hàng ngàn năm
qua. Ngày nay, người ta còn xem chó là một người bạn thân thiết, một thành viên
không thể thiếu trong gia đình. Chó cũng là loài vật rất hiếu động, chúng thích
chạy nhảy và nô đùa. Thế nên, có một chú chó vui vẻ với hệ vận động bình
thường cũng là điều mong mỏi của những người nuôi chó. Nhưng nếu một ngày
nào đó, chú chó cưng của bạn đột nhiên đi khập khiễng hay chỉ đi được bằng 3
chân thì sao? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách điều trị như thế
nào?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó đi khập khiễng hay bị què. Trong đó,

đứt dây chằng chéo trước là một trong những nguyên nhân cần được quan tâm.
Chấn thương này làm con vật đau đớn khi vận động và sự vận động không bình
thường (co giò, dáng đi khập khiễng), nếu không điều trị kịp thời sẽ đẩy nhanh đến
quá trình thoái hóa khớp gối. Đứt dây chằng chéo trước bản thân nó không thể tự
lành được, vì vậy cần phải có sự can thiệp ngoại khoa để cố định lại dây chằng
chéo trước nhằm làm vững chắc và phục hồi chức năng khớp gối. Tuy nhiên, ở
nước ta phẫu thuật điều trị này vẫn chưa được thực hiện phổ biến.
Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Phẫu thuật điều trị chấn thương
đứt dây chằng chéo trước ở đầu gối chó”, với mục tiêu: tìm hiểu kỹ hơn về
những triệu chứng lâm sàng điển hình và phẫu thuật điều trị, đồng thời theo dõi
hiệu quả điều trị của phương pháp này.

1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Cơ thể học khớp gối
Đầu gối là khớp lớn nhất trong cơ thể và cũng là một trong những khớp phức
tạp nhất. Các khớp gối được tạo thành bởi 4 xương (xương đùi, xương chày,
xương mác và xương bánh chè) được kết nối bởi các cơ, dây gân và dây chằng.
2.1.1 Các xương ở khớp gối (Tiền Ngọc Hân, 2007)
Xương đùi
Là xương dài chắc, hơi cong về trước, gồm 2 đầu và một thân. Thân xương
hình lăng trụ tam giác, có 3 mặt (mặt trước, trong và ngoài) và 3 bờ, bờ sau sắc gọi
là đường ráp
Đầu trên xương đùi có chỏm khớp lồi cầu, đỉnh chỏm có 1 lỗ nhỏ để dây
chằng tròn bám vào. Tiếp chỏm lồi cầu là cổ xương, nơi bám của bao khớp. Chỗ
tiếp giáp giữa cổ và thân xương có mấu chuyển lớn (ở phía ngoài) và mấu chuyển
bé (ở phía trong). Giữa 2 mấu có gờ liên mấu. Đầu dưới, hình khối vuông, hơi

cong ra sau. Ròng rọc: là rãnh phẳng nằm ở phần trước và sau của xương, nó
khớp với xương bánh chè và kéo dài đến hố liên cầu. Mép ròng rọc trong dầy hơn
mép ròng rọc ngoài. Phần sau đầu dưới là hai lồi cầu: lồi cầu trong và lồi cầu
ngoài. Chúng cách nhau bởi hố liên cầu sâu và rộng. Phía trên hai lồi cầu là hai
xương hạt mè, hai xương hạt mè này khớp với lồi cầu xương đùi bởi dây chằng hạt
mè – lồi cầu. Mặt kheo thì rộng, dẹt, có vùng tam giác ở mặt sau từ phía trên đầu
dưới đến lồi cầu và hố liên cầu.

Hình 2.1 Xương đùi bên phải của chó
(Evans, H.E. and Alexander deLahunta, 1971)

2


Xương cẳng chân
Gồm xương chày, to nằm ở trong và xương mác, bé nằm ở ngoài.
Xương chày: là xương chắc nhất cơ thể có hai đầu và một thân. Thân
xương chày hình lăng trụ tam giác 3 mặt (trước, ngoài, sau), tương ứng với 3 bờ
(trước, trong, ngoài). Bờ trước rất sắc gọi là mào liên cốt có thể sờ thấy qua da.
Mâm chày là phần đầu trên của xương chày khớp với lồi cầu của xương đùi để tạo
nên khớp gối, nó phát triển mạnh mang 2 lồi cầu 2 bên. Trên hai lồi cầu có hai
hõm khớp (để khớp với hai lồi cầu xương đùi). Hai diện khớp trên cách nhau
bằng vùng gian lồi cầu trước, vùng gian lồi cầu sau và gò gian lồi cầu. Gò gian lồi
cầu có hai củ gian lồi cầu trong và ngoài. Ở vùng gian lồi cầu trước và sau có chỗ
bám của dây chằng chéo của khớp gối. Mặt trước có u chày là nơi bám của cơ tứ
đầu đùi. Phía ngoài có diện khớp với xương mác. Đầu dưới hình hơi vuông, phía
trong có mỏm trâm để khớp với xương sên của bàn chân tạo thành mắt cá trong.

Hình 2.2 Xương cẳng chân
(Evans, H.E. and Alexander deLahunta, 1971)


Xương mác: là xương nhỏ chắc. Đầu trên không khớp với đầu xương đùi mà
chỉ dính vào xương chày. Đầu dưới nhọn, phình ra tạo nên mắt cá ngoài. Thân
xương hình lăng trụ, có 3 mặt, 3 bờ. Bờ trong sắc là nơi bám của màng liên cốt.

3


Mắt cá trong và mắt cá ngoài tạo thành gọng kìm, kẹp lấy xương sên của gót chân,
tạo sự vững chắc khi hoạt động.

Hình 2.3 Diện khớp trên xương chày phải
(http://www./sp05001.htm)

Xương bánh chè
Xương bánh chè là một xương hình tam giác hơi tròn, nằm trước đầu dưới
xương đùi như một cái mũ bảo vệ khớp gối. Bánh chè chạy trên mặt khớp bánh
chè của lồi cầu xương đùi và được giữ hai bên trong và ngoài bởi hai dây chằng
cánh trong và ngoài, xương bánh chè được bọc trong gân cơ tứ đầu đùi. Xương
bánh chè là loại xương vừng lớn nhất cơ thể, có tác dụng không cho xương cẳng
chân gập về trước.
2.1.2 Mặt khớp
Đầu dưới xương đùi có 2 lồi cầu, nó ǎn khớp vào 2 hõm khớp của xương
chày. Giữa 2 lồi cầu của xương đùi là rãnh ròng rọc, nơi xương bánh chè nằm lên
trên, tạo nên phần trước của khớp gối.
Sụn khớp
Trong đầu gối, các lồi cầu của xương đùi, các rãnh xương đùi, mâm chày và
dưới xương bánh chè được bao phủ bởi một lớp sụn. Mô này có màu trắng xanh,
đàn hồi, lấp lánh và nhẵn. Nó được giữ bởi một chất giữ chặt và bởi những đường
giao nhau không theo quy luật của những lớp sụn sâu hơn và xương ở mặt dưới

sụn. Việc cung cấp máu đến sụn được giới hạn trong các mạch dưới chất hoạt
dịch tại đường giao nhau giữa bao khớp và sụn. Sụn khớp xương đầu gối cho
phép đầu gối uốn cong và co duỗi dễ dàng, giữ vai trò lớp đệm bảo vệ hai đầu
xương không bị hư hỏng khi tiếp xúc với nhau.

4


Sụn chêm
Sụn chêm: là một loại mô chỉ có ở khớp gối, hình vành khăn ôm theo rìa của
mâm chày, gồm có sụn chêm ngoài và sụn chêm trong. Chúng có hình như cái đĩa
hình chữ C, với mép ở ngoại biên dày và mỏng, lõm ở giữa để phù hợp cho sự
khớp giữa xương đùi và xương chày. Chức năng của nó là nhằm giảm sốc khi sụn
khớp lồi cầu đùi và mâm chày tiếp xúc trong quá trình vận động. Sụn chêm di
chuyển theo động tác của khớp.

Hình 2.4 Sụn chêm mặt trên xương chày phải
( />
2.1.3 Phương tiện nối khớp
Bao khớp
Là một bao bọc xung quanh khớp, nối liền 2 đầu của 2 xương kế tiếp nhau.
Bao khớp gối mỏng. Về phía xương đùi, bao khớp bám trên diện ròng rọc, trên 2
lồi cầu và hố gian lồi cầu. Về phía xương chày, bao khớp ở phía dưới 2 diện
khớp. Phía trước, bao khớp bám vào các bờ của xương bánh chè và được gân
bánh chè đến tăng cường. Phía ngoài, bao khớp bám vào sụn chêm.
Bao khớp gồm 2 lớp chính. Lớp lót bên trong hay màng hoạt dịch là một lớp
mô liên kết đặc biệt có màu hồng nhạt, mỏng. Nó chứa nhiều nhung mao nhỏ và
những nếp gấp mỏng, có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất, tiết ra chất bôi trơn khớp
và sản xuất những tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ, chống lại các tác nhân tấn công
khớp. Lớp ngoài hay màng sợi là lớp mô liên kết mềm, dễ uốn, không đàn hồi và

chắc chắn, nó tiếp xúc mật thiết với màng hoạt dịch, ngoại trừ ở vùng xương bánh
chè, nơi có một khối mỡ dày nằm ở phía trước.

5


Các dây chằng
Dây chằng bám từ xương tới xương, làm cho khớp vững chắc vì giữ cho các
đầu xương ở đúng vị trí. Khớp gối có ba bộ dây chằng: bên trong, bên ngoài và
chéo trước sau.
Dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau nằm trong khớp, các dây chằng
bên trong và dây chằng bên ngoài nằm ngoài khớp. Dây chằng chéo trước và chéo
sau giúp cho lồi cầu vừa xoay vừa trượt trên mâm chày khi gập duỗi. Nhờ vị trí
đặc biệt, cho nên vẫn giữ được khớp mà không làm hạn chế vận động.

Hình 2.5 Các dây chằng khớp gối
( />
Dây chằng bên ngoài: dây chằng bên ngoài đi từ mỏm gò bên xương
đùi đến đầu xương mác. Dây chằng này vượt qua đường nối khớp ở mặt sau
bên. Nó có thể vào sâu trước gân cơ nhị đầu đùi để bám vào đầu xương mác.
Dây chằng bên trong: dây chằng này gồm có một phần nông và các
sợi sâu, chúng nối mỏm trên lồi cầu giữa xương đùi và mặt giữa xương chày.
Nó thực sự liên kết vào trong bao khớp. Các sợi sâu bám dọc bờ xương chày
và phần nông chạy xa hơn để bám vào chỗ loe ra của xương chày. Phần
nông đem lại sự ổn định khi đầu gối gập ở mọi mức độ. Phần sâu của dây
chằng góp phần vào sự ổn định chủ yếu khi khớp duỗi hoàn toàn.
Dây chằng chéo trước: dây chằng này phát xuất ở vùng gian lồi cầu
trước của xương chày và bám vào mặt giữa sau của mỏm trên lồi cầu bên
xương đùi. Nó hạn chế độ chuyển động ra phía trước của xương chày trong
quan hệ với xương đùi.


6


Dây chằng chéo sau: dây chằng này xuất phát từ xương chày sau vượt
qua gian khớp để bám vào mặt giữa của mỏm trên lồi cầu giữa xương đùi.
Nó hạn chế mức độ chuyển động sau của xương chày trong quan hệ với
xương đùi.

Hình 2.6 Vị trí của các dây chằng chéo ở khớp gối trái chó
( />
2.1.4 Túi hoạt dịch
Túi hoạt dịch: là một túi dịch nhỏ nằm cạnh khớp, giúp làm trơn các cử động
của cơ bắp.
Túi hoạt dịch khớp gối khá phức tạp. Nó lót bên trong bao khớp và cũng như
bao khớp, túi hoạt dịch bám vào sụn chêm. Các dây chằng chéo đều nằm ngoài túi
hoạt dịch.
Ở phía trên, túi hoạt dịch lên rất cao tạo thành túi thanh mạc trên bánh chè.
Ngoài ra quanh khớp gối còn có nhiều túi thanh mạc khác.
2.1.5 Các cơ vùng gối
Cơ là nguồn động lực của khớp, có thể co, duỗi, tạo nên cử động. Các cơ
chủ yếu của khớp gối gồm:
Cơ tứ đầu đùi (quadriceps femoris)
Gồm 4 đầu: rộng ngoài, rộng giữa, rộng trong và thẳng đùi.
Nơi bám: đầu trên xương đùi và xương chậu.
Nơi móc: ở lồi củ chày sau khi đi ngang qua rãnh ròng rọc xương đùi.
Nó chứa một xương hạt vừng lớn, xương bánh chè.

7



Từ xương bánh chè đến lồi củ chày, dây gân cơ tứ đầu đùi được gọi
là dây chằng bánh chè, nó được gắn với bề mặt cân mạc, là cân mạc của cơ
nhị đầu đùi và cơ căng cân mạc đùi.
Động tác: duỗi cẳng chân, riêng cơ thẳng đùi còn giúp gấp đùi.
Cơ may (sartorius)
Nằm ở mặt trong về phía trước xương háng. Cơ mỏng, nhỏ, chạy từ trên
xuống phía dưới biến thành cân nạc.
Nơi bám: xương cánh chậu, cơ đi chéo từ ngoài vào trong.
Nơi móc: mào chày.
Động tác: gấp đùi, dang và xoay đùi. Gấp và xoay trong cẳng chân.
Cơ nhị đầu đùi (biceps femoris)
Là cơ lớn nhất và chiếm hầu hết mặt ngoài vùng đùi.
Nơi bám: u ngồi, dây chằng khum ngồi.
Nơi móc: chỏm mác và lồi cầu ngoài xương chày.
Động tác: gấp cẳng chân, duỗi đùi và hơi xoay trong cẳng chân.
Cơ kheo (popliteus)
Nơi bám: bám vào lồi cầu ngoài xương đùi.
Nơi móc: cơ tỏa thành hình tam giác bám ở mặt sau và trong của xương
chày.
Động tác: gấp và xoay trong cẳng chân.
Cơ sinh đôi cẳng chân (gastrocnemius)
Nơi bám: đầu ngoài bám vào lồi cầu ngoài xương đùi và phần quanh lồi
cầu ngoài, trong đầu này thường có xương hạt mè, đầu trong lớn hơn đầu
ngoài, bám vào lồi cầu trong xương đùi và phần quanh lồi cầu trong.
Sự bám của cơ này rất chắn chắn, do đó khi phẫu thuật cố định dây
chằng chéo trước ta sẽ luồn chỉ qua đầu của cơ này (mặt sau xương hạt mè)
tới mào chày để khắc phục sự xoay vào phía trong của xương cẳng chân.
Nơi móc: thớ cơ của 2 đầu này chụm lại thành hình tam giác dưới của
hố kheo và kéo dài thành gân gót.


8


Hình 2.7 Điểm bám của cơ sinh đôi cẳng chân
(Evans, H.E. and Alexander deLahunta, 1971)

2.1.6 Mạch máu và thần kinh vùng gối
Các mạch máu và thần kinh của vùng gối bao gồm: động mạch, tĩnh mạch
kheo, thần kinh chày và thần kinh mác chung. Tất cả các thành phần trên được
bọc trong một khối tế bào mỡ.
Động mạch kheo
Động mạch kheo là phần tiếp theo của động mạch đùi, băng qua giữa 2 đầu
của cơ sinh đôi cẳng chân. Khi đến bờ dưới cơ kheo thì chia thành 2 nhánh: động
mạch chày trước và động mạch chày sau.
Động mạch kheo cung cấp máu cho khớp, cơ sinh đôi cẳng chân và cơ kheo.
Tĩnh mạch kheo
Do nhánh của các tĩnh mạch chày trước và tĩnh mạch chày sau hợp thành.
Sau đó tĩnh mạch đi qua vòng gân cơ khép và đổi tên thành tĩnh mạch đùi. Ngoài
ra tĩnh mạch kheo còn nhận máu từ tĩnh mạch hiển bé và các tĩnh mạch khớp gối.
Thần kinh chày và thần kinh mác chung
Dây thần kinh sciatic ở đùi phân nhánh cho ra thần kinh mác chung và thần
kinh chày. Thần kinh chày tiếp tục đi theo động mạch chày sau đến vùng cẳng
chân. Thần kinh mác chung đi dọc theo bờ trong cơ nhị đầu đùi, sau đó đi trên bề
mặt cơ sinh đôi cẳng chân (đầu ngoài) để đến đầu trên xương mác và vòng quanh
cổ xương mác đi dưới cơ mác dài đến vùng cẳng chân trước.
Các mạch máu và thần kinh phần lớn nằm ở mặt sau gối. Trong phẫu thuật
điều trị chúng ta chỉ cần can thiệp ở mặt trước gối. Do đó, không ảnh hưởng đáng
kể đến hệ mạch và thần kinh vùng gối. Sự chảy máu chủ yếu là chảy máu dưới da.


9


2.1.7 Động tác của khớp gối
Động tác chủ yếu của khớp là gấp và duỗi. Tuy nhiên khi cẳng chân gấp,
khớp có thể làm động tác dang, khép, xoay trong và xoay ngoài rất ít.
2.2 Đứt dây chằng chéo trước
Sự vững chắc của khớp gối là sự vững chắc của mối quan hệ giữa xương đùi
và xương chày, theo chiều trước sau rất quan trọng và được bảo đảm bởi hai dây
chằng trong của khớp gối, đó là dây chằng chéo trước khớp gối và dây chằng chéo
sau khớp gối. Nhờ có sự vững chắc này mà thú có thể thực hiện được các động
tác vận động nhanh, mạnh. Trong hai dây chằng này thì dây chằng chéo trước
khớp gối dễ bị tổn thương nhất và phẫu thuật phục hồi dây chằng này cũng là phẫu
thuật phổ biến nhất trong các phẫu thuật vùng khớp gối trên chó tại những nước
tiên tiến ().

Hình 2.8 Dây chằng chéo trước bị đứt
( />
2.2.1 Nguyên nhân
Những nguyên nhân gây ra chấn thương đứt dây chằng chéo trước thường
khác nhau nhưng đều có liên quan đến một tổn thương nặng hoặc nhẹ.
Trên chó trung niên lớn vóc, nguyên nhân hoàn toàn là do chấn thương
sau những lần dùng lực quá mức.
Trên những chó già có tầm vóc trung bình và nhỏ, quá trọng lượng và ít
vận động. Việc đứt dây chằng chéo do dùng lực ít gặp hơn trên nhóm chó
này so với chó lớn vóc, thường là do dây chằng chéo trước bị thoái hóa.
Do cấu tạo cơ thể học: mâm chày ở chó có độ dốc cao hơn so với các
loài khác. Không giống như các loài khác loài chó có thể đứt dây chằng chéo

10



trước trong các hoạt động hằng ngày như đi bộ hay chạy nhảy, và đối với
những chó quá trọng lượng thì càng có nguy cơ bị đứt dây chằng chéo trước.
Ngoài ra còn do những nguyên nhân miễn dịch hoặc do những bất
thường về mặt cơ thể học làm dây chằng chéo trước trở nên dễ bị đứt và kém
bền chắc hơn.
2.2.2 Cơ chế
Do cấu tạo cơ thể học của chó: theo tiến sĩ Barclay Slocum, một bác sĩ phẫu
thuật thú y người Mỹ, khi con chó bước đi tất cả các lực của bàn chân được truyền
qua xương cẳng chân. Bởi vì ở loài này, mâm chày bị nghiêng, gân gót lại có
chiều dài cố định, một phần của lực này sẽ được truyền đi theo một hướng về phía
trước và đó là lực gây ra đứt dây chằng chéo trước
(www.vetsurgerycentral.com/tplo.htm).

Hình 2.9 Cấu tạo cơ thể học của chó.
(www.vetsurgerycentral.com/tplo.htm)
Khi con chó đi bộ, lực mang trọng lượng (A) tạo ra một lực đẩy
xương chày về phía trước (B).
Kết quả là dây chằng chéo trước bị đứt và dẫn đến sự chuyển
động về phía trước của xương chày.

Do chấn thương: chấn thương làm cho đầu gối bị xoắn và bẻ vẹo vào trong
theo 2 chiều ngược nhau của xương đùi và xương cẳng chân làm cho dây chằng
chéo trước bị đứt.

Hình 2.10 Cơ chế gây đứt dây chằng trước do chấn thương
( />
11



Khi dây chằng chéo trước bị đứt, khớp gối mất đi sự vững chắc theo chiều
trước sau. Quan hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẻo, do đó cẳng chân sẽ
bị vẹo vào trong khi thú dùng chân này chịu lực để bước đi. Mặt khác, sự hạn chế
độ chuyển động ra phía trước của xương chày trong quan hệ với xương đùi bị mất.
Nên có thể quan sát thấy mâm chày bị trượt về phía trước khi con vật bước đi bằng
chân này. Hơn nữa, do xương chày tiếp tục chuyển động về phía trước và dưới áp
lực xương đùi dẫn đến rách sụn chêm. Điều này gây ra sự đau đớn, cho nên thú
thường co chân và đi khập khiễng.
Do sự phân phối và truyền lực từ đùi xuống cẳng chân không bình thường
làm tổn thương phần xương sụn của khớp hoặc tổn thương mặt khớp bánh chè với
ròng rọc xương đùi, từ đó dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp.
2.2.3 Triệu chứng và chẩn đoán (Eric Viguier, 2010)
Triệu chứng
Theo Eric Viguier (2010), khi dây chằng chéo trước bị đứt hoàn toàn, thú sẽ
đột nhiên đi khập khiễng và không còn khả năng chống chân.
Trường hợp đứt dây chằng chéo do tai nạn xảy ra khi thú bước đi hoặc đổi
hướng đi một cách đột ngột. Sau vài ngày con thú sẽ co chân và đi khập khiễng.
Tình trạng này có thể được cải thiện sau đó tuy nhiên khi có sự vận động thì thú sẽ
bị khập khiễng trầm trọng hơn.
Chẩn đoán
Những con chó trưởng thành (từ 1 đến 4 năm tuổi) giống Rottweiler, Bouvier
Bernois, Retriever thường gặp đứt dây chằng chéo trước do chấn thương.
Những con chó già (lớn hơn 7 tuổi) quá trọng lượng thường gặp đứt dây
chằng chéo trước dạng thoái hóa.
Kiểm tra lâm sàng
Nhìn: quan sát sẽ thấy thú đứng nghỉ một chân, không chống chân trong
ngày đầu tiên với chân bị xoay vào trong. Thú bị què rõ ràng khi bước đi,
đặc biệt là khi đi nước kiệu (đi nhanh). Sau vài ngày thú bắt đầu co chân và
khập khiễng với bước chân ngập ngừng.

Sờ và thử các chuyển động: khi kiểm tra gần hơn sẽ thấy thú bị teo cơ
và sẽ được kiểm chứng khi kiểm tra sờ nắn. Khi kiểm tra sờ nắn sẽ thấy
xoang bao khớp tăng kích thước đặc biệt ở mặt trong phía sau, phù dạng cấp

12


tính và sau 15 ngày thành sợi ở dạng mạn tính. Việc tràn dịch khớp sẽ xuất
hiện, làm căng và biến đổi mặt khớp của xoang khớp gối.
Cử động co bị hạn chế ở dạng mạn tính, khi co tối đa hoặc khi duỗi
tối đa sẽ gây nên cơn đau thường trực, vì vậy chó sẽ ngồi với chân ít cong đặt
kế bên. Ngoài ra chúng ta cũng ghi nhận tiếng rắc khi chuyển động.
Việc chẩn đoán sẽ được xác nhận chắc chắn hơn nếu chúng ta thấy
khớp gối không ổn định khi thực hiện động tác kéo trượt trước sau giữa
xương chày và xương đùi.
Kiểm tra kéo trượt (Hình 2.11): tay phải cầm đầu dưới xương đùi và
xương bánh chè (giữ cố định). Tay trái giữ đầu trên xương chày đẩy ra phía
trước. Khi đầu trên xương chày trượt về phía trước so với xương đùi, chứng
tỏ rằng dây chằng chéo trước bị đứt. Nếu dây chằng chéo trước không bị tổn
thương, thì đầu trên xương chày không trượt về phía trước đầu dưới xương
đùi. Vì chức căng của dây chằng chéo trước là không cho xương chày chạy
ra phía trước so với xương đùi, khi dây chằng này bị đứt xương chày di
chuyển về phía trước dưới xương đùi tựa như một ngǎn kéo được kéo ra (dấu
hiệu ngăn kéo).

Hình 2.11 Kiểm tra kéo trượt
( />
Những kiểm tra bổ trợ khác
Những kiểm tra bổ sung có thể được thực hiện là chẩn đoán hình ảnh
bao gồm: X – Quang, siêu âm, cắt lớp (scanner) và cộng hưởng từ (RMI).

Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp chọc hút bằng kim (sinh thiết) hoặc
bằng quang học để quan sát bên trong xoang khớp (nội soi khớp).

13


X – Quang: cho phép xác nhận những thương tổn về xương mà qua
phim X - Quang có thể nhìn thấy (những dấu hiệu viêm khớp, canxi hóa sụn
chêm). Trên phim X – Quang không thấy được dây chằng chéo trước bị đứt.
Chụp phim có kết hợp với việc ép đẩy mâm chày ra trước hoặc ra sau cho
thấy những thương tổn không ổn định của vùng trước – sau và cạnh bên khớp
gối. Thông thường chúng ta chụp 2 phim theo hướng bên – bên và hướng
trước – sau.
Siêu âm: cho phép đánh giá những mô mềm và bằng cách này có thể
xác nhận bổ sung cho chẩn đoán lâm sàng và X – Quang . Nhìn chung, đây
là phương pháp chẩn đoán ít tốn kém và không phải thâm nhập, không cần
thiết phải gây mê hoặc dùng liều an thần nhẹ. Những kiểm tra động lực học
cũng có thể được thực hiện bằng cách di chuyển co chân, duỗi và xoay.
Chúng ta có thể thấy được những tổn thương ở sụn chêm, dây chằng và cơ.
Tuy nhiên độ nhạy thì kém hơn MRI.
Chụp cắt lớp CT Scan (Computed Tomography Scan): kỹ thuật này
cho phép thấy rõ cấu trúc của xương và mô mềm sau khi tiêm chất phản
quang. Dựng hình ảnh 3 chiều giúp quan sát rõ các tổn thương và những
vùng lân cận. Mô xương được quan sát thấy rõ. CT Scan ít được sử dụng
trong thú y với những trường hợp đứt dây chằng chéo trước.
Cộng hưởng từ (MRI, Magnetic Resonance Imaging): kỹ thuật này
cho phép ta thấy rất rõ mô xương và mô mềm. Những tổn thương ở mô sụn,
dây gân và xoang khớp đều được thấy rõ. Ta có thể dựng hình ảnh 3 chiều
để quan sát. MRI rất được ưa chuộng để kiểm tra nhiều khớp xương, nhất là
vai và đầu gối.

Sinh thiết (Synoviocenthese/Biopsie): việc chọc dò khớp được dùng
với mục đích để chẩn đoán tiên lượng ít hơn là dùng để chỉ dẫn tiên lượng
cho phẫu thuật. Việc chọc dò dịch khớp phản ánh tình trạng nội cân bằng rất
tốt đối với đầu gối trên chó. Dịch khớp được lấy ra một cách tiệt trùng bằng
dụng cụ chọc dò khớp ở ngay giữa của tam giác tạo bởi xương bánh chè ở
mặt trong và mặt ngoài. Việc phân tích mẫu dịch khớp (đã được tiệt trùng)
có thể ghi nhận thời gian tổn thương và loại trừ một số bệnh về khớp khác.
Nội soi khớp: nội soi khớp gối được thực hiện 15 năm nay trong
ngành thú y (tại những nước tiên tiến) để chẩn đoán một số bệnh ở đầu gối.
Một ống kính quang học được nối với máy quay phim được đưa vào ổ khớp
và cho phép quan sát những cấu trúc bên trong khớp. Ngoài ra còn cho phép

14


thực hiện việc điều trị bằng cách cho dụng cụ vào khớp qua những lỗ có kích
thước nhỏ kế đó.
2.2.4 Điều trị
Biện pháp điều trị là phẫu thuật, theo Bs. Nguyễn Thành Chơn, trưởng khoa
khớp gối – khớp háng bệnh viện Sài Gòn, khớp gối đã được mổ phẫu thuật dây
chằng chéo trước (ở người) không thể phục hồi hoàn toàn giống như một khớp gối
bình thường. Tuy nhiên đại đa số đều được phục hồi tốt hơn rất nhiều so với tình
trạng khớp gối trước khi phẫu thuật ( ). Từ đó, ta có
thể tiên lượng trước được hiệu quả phẫu thuật.
Nguyên tắc của kỹ thuật này là đặt 1 sợi chỉ tổng hợp, từ xương hạt mè của
cơ sinh đôi cẳng chân ngoài qua mào chày, và trở lại theo dây chằng bánh chè.
Chỉ khâu đi theo hướng giống như dây chằng chéo trước nhưng nằm bên ngoài
bao khớp. Mục đích của phương pháp này là nhằm hạn chế sự xoay vào trong và
trượt về phía trước của xương chày ( />Thao tác: theo Eric Viguier (2010), ở mặt bên cân mạc đùi (fascia lata) được
mổ ra ở bờ phía trước của cơ nhị đầu đùi. Tìm xương hạt mè ngoài, đặt ngay sau

xương hạt mè của cơ sinh đôi ngoài 1 sợi chỉ. Cho chỉ chui dưới cơ chày trước để
tránh chèn ép chúng.
Khoan 1 lỗ trên mào chày. Tiếp tục xỏ chỉ xuyên qua mào chày từ lỗ đã
khoan. Sau đó, hướng chỉ lên trên và luồn phía dưới dây chằng bánh chè.
Siết thật chặc vòng chỉ rồi cột nút, chân ở tư thế duỗi và xoay ra ngoài. Cuối
cùng là may lại các đường mổ.

Hình 2.12 Cố định dây chằng chéo trước
( />
15


Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thời gian: từ ngày 09/08 – 30/10/2010.
Địa điểm: Bệnh Xá Thú Y Trường Đại học Cần Thơ.
Đối tượng: 4 chó khỏe, 2 chó chết.
3.1.2 Dụng cụ, hóa chất sử dụng trong thí nghiệm
Dụng cụ: nồi hấp khử trùng, bộ dụng cụ mổ: 1 dao, 2 kéo (1 cắt chỉ và 1 cắt
mô), 6 kẹp (1 cầm kim, 2 phẫu tích, 3 cầm máu), 1 kim may, chỉ cố định (chỉ tổng
hợp 2 FHK hoặc chỉ kim loại số 1), chỉ tiêu, chỉ khâu số 1, mũi khoan nhỏ 1,5 mm
và vải gạc cầm máu.
Hóa chất: thuốc mê Combitress, thuốc tê Lidocain, thuốc kháng sinh
Shotapen, thuốc sát trùng Povidine, Oxy già, Vitamin C.
3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Trên thú chết
Việc mổ trên thú chết nhằm tập xác định chính xác các vị trí cần mổ và làm
quen với thao tác mổ. Bao gồm việc cắt đứt dây chằng chéo trước, thử kiểm tra

kéo trượt và sau đó cố định lại dây chằng chéo trước.
Thao tác
Cắt đứt dây chằng chéo trước
Đường mổ da kéo dài từ đoạn giữa đùi đến 1/3 cẳng chân khoảng 12
cm.
Mở đường mổ qua da và cân mạc ở mặt bên của đùi.
Tìm xương bánh chè và cắt đứt dây chằng cánh ngoài ở mặt bên xương
bánh chè. Đẩy xương bánh chè qua một bên để làm bộc lộ khớp gối rồi để
đầu gối ở tư thế gấp. Ta có thể thấy được mặt sụn khớp màu trắng của ròng
rọc xương đùi.
Gỡ bỏ lớp mỡ dưới xương bánh chè bám trên bề mặt của khớp. Ta thấy
rõ dây chằng chéo trước là một đường chéo nằm trong khớp, dây chằng này

16


×