Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

TỈ lệ NHIỄM VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI, SALMONELLA SPP và SHIGELLA SPP TRÊN CHÓ bị TIÊU CHẢY đến điều TRỊ tại một số BỆNH xá THÚ y THUỘC QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.63 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN CÔNG BÌNH

TỈ LỆ NHIỄM VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI,
SALMONELLA SPP. VÀ SHIGELLA SPP. TRÊN
CHÓ BỊ TIÊU CHẢY ĐẾN ĐIỀU TRỊ TẠI MỘT SỐ
BỆNH XÁ THÚ Y THUỘC QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2011

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

TỈ LỆ NHIỄM VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI,
SALMONELLA SPP. VÀ SHIGELLA SPP. TRÊN
CHÓ BỊ TIÊU CHẢY ĐẾN ĐIỀU TRỊ TẠI MỘT SỐ
BỆNH XÁ THÚ Y THUỘC QUẬN NINH KIỀU,


THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Thu Tâm

Sinh viên thực hiện:
Trần Công Bình
MSSV: 3064568
Lớp: Thú Y K32

Cần Thơ, 2011

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella spp. và Shigella
spp. trên chó bị tiêu chảy đến điều trị tại một số bệnh xá Thú y thuộc Quận
Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ; do sinh viên: Trần Công Bình thực hiện tại
phòng Vi trùng và Miễn dịch, Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11
năm 2010.

Cần Thơ, ngày
tháng
Duyệt Bộ môn

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2011
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

năm 2011

NGUYỄN THU TÂM

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2010
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

iii


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với cha mẹ, người đã
không ngại khó khăn vất vả để cho tôi được lớn lên, được cắp sách đến trường.
Xin chân thành biết ơn
Cô Nguyễn Thu Tâm đã hết lòng lo lắng, quan tâm, nhắc nhở, chỉ bảo cho tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thầy Đỗ Trung Giã người đã luôn động viên và chỉ dạy cho tôi suốt 5 năm dài
Đại Học
Quý thầy cô Bộ môn Thú Y, Bộ môn Chăn Nuôi đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu của cả đời mình.
Xin chân thành cảm ơn
Các thầy, cô chú, anh chị tại Trạm Thú Y Liên Quận Ninh Kiều Bình Thuỷ
Thành phố Cần Thơ, bệnh xá Thú Y trường Đại Học Cần Thơ, bệnh xá Thú Y công
ty Vemedim đã hết lòng chỉ dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.

Tất cả bạn bè đã động viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện đề tài.
Cần Thơ, tháng 1 năm 2011
Trần Công Bình

iv


MỤC LỤC

Trang tựa.....................................................................................................i
Trang duyệt .................................................................................................................. ii
Lời cảm tạ ...................................................................................................................iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv

Danh mục hình, bảng và sơ đồ.......................................................................... vii
Tóm lược........................................................................................................... ix
Chương 1 : Đặt Vấn Đề ...................................................................................... 1
Chương 2 : Cơ Sở Lý Luận................................................................................. 2
2.1 Tổng quát tập tính sống và chức năng sinh lý của chó......................... 2
2.1.1 Tập tính sống của chó ................................................................... 2
2.1.2 Chức năng hệ tiêu hóa của chó...................................................... 2

2.1.3 Một số đặc điểm sinh lý của chó........................................... 3
2.1.4 Một số hiện tượng rối loạn sinh lý ở chó bị bệnh đường tiêu
hóa ................................................................................................ 4
2.1.5 Nghiên cứu trong và ngoài nước………………………………..4
2.2 Vi khuẩn Salmonella spp……………………………………………6
2.2.1 Đặc điểm của Salmonella spp. ............................................. 6
2.2.2 Hình thái vi khuẩn Salmonella spp. ...................................... 6

2.2.3 Đặc tính nuôi cấy của Salmolnella spp. ................................ 7
2.2.4 Đặc tính sinh hóa của Samonella spp.................................... 8
2.2.5 Sức đề kháng của Salmonella spp......................................... 8
2.2.6 Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella spp.......................... 9
2.2.7 Độc tố của vi khuẩn Salmonella spp. .................................. 10
2.2.8 Tính gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp. ...................... 11
2.3 Vi khuẩn Escherichia coli........................................................ 11
2.3.1 Đặc điểm của vi khuẩn Escherichia coli ............................. 11

v


2.3.2 Hình thái của vi khuẩn Escherichia coli ............................. 12
2.3.2 Đặc tính nuôi cấy của Escherichia coli............................... 12
2.3.4 Đặc tính sinh hóa của Escherichia coli ............................... 13
2.3.5 Sức đề kháng của Escherichia coli ..................................... 13
2.3.6 Cấu trúc kháng nguyên Escherichia coli............................. 13
2.3.7 Độc tố của vi khuẩn Escherichia coli ................................. 14
2.3.8 Tính gây bệnh của Escherichia coli.................................... 15
2.4 Vi khuẩn Shigella spp. ............................................................. 15
2.4.1 Đặc điểm của Shigella spp.................................................. 15
2.4.2 Hình thái của vi khuẩn Shigella spp.................................... 15
2.4.3 Đặc tính nuôi cấy của Shigella spp. .................................... 16
2.4.4 Sức đề kháng của Shigella spp............................................ 17
2.4.5 Cấu trúc kháng nguyên Shigella spp................................... 17
2.4.6 Độc tố của vi khuẩn Shigella spp........................................ 17
2.4.7 Tính gây bệnh Shigella spp................................................. 18
2.5 Các giống vi khuẩn gây tiêu chảy khác .................................... 18
2.5.1 Giống vi khuẩn Campylobacter spp.................................... 18
2.5.2 Giống vi khuẩn Clostridium spp. ........................................ 18

Chương 3: Phương Tiện và Phương Pháp Thí Nghiệm ..................................... 20
3.1 Thời gian, đối tượng và địa điểm ............................................ 20
3.2 Phương tiện nghiên cứu ........................................................... 20
3.2.1 Hóa chất ............................................................................ 20
3.2.2 Môi trường ........................................................................ 20
3.2.3 Dụng cụ và trang thiết bị .................................................... 20
3.2.4 Phương pháp lấy mẫu ........................................................ 20
3.2.5 Phân lập vi khuẩn .............................................................. 20
Chương 4: Kết Quả Thảo Luận......................................................................... 27

vi


4.1 Kết quả khảo sát bệnh tiêu chảy trên chó đến điều trị tại các cơ sở
Thú y thuộc Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ......................... 27
4.2 Tỉ lệ nhiễm ghép giữa các giống vi khuẩn E. coli, Salmonella spp.
Shigella spp. trên phân chó bị tiêu chảy ......................................... 29
4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và Shigella spp.
trên phân tiêu chảy ở chó theo lứa tuổi........................................... 31
4.4 Tỉ lệ nhiễm các giống vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và
Shigella spp. trên phân chó tiêu chảy theo phái tính. ...................... 33
4.5 Tỉ lệ nhiễm các giống vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và
Shigella spp. trên phân chó tiêu chảy theo phương thức nuôi. ........ 35
4.5 Tỉ lệ nhiễm các giống vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và
Shigella spp. trên phân chó tiêu chảy theo giống............................ 35
Chương 5: Kết Luận và Đề Nghị ...................................................................... 38
5.1 Kết luận .................................................................................. 38
5.2 Đề nghị .................................................................................... 38
Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................ 39
Phụ Chương .................................................................................................... 41


vii


DANH MỤC HÌNH BẢNG SƠ ĐỒ

Hình 1 Vi khuẩn Salmonella dưới kính hiển vi điện tử . .......................7
Hinh 2 Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi điện tử...............................................12
Hinh 3 Vi khuẩn Shigella dưới kính hiển vi điện tử...........................................16
Hình 4 Khuẩn lạc Salmonella spp. trên XLD.......................................................22
Hình 5 Khuẩn lạc Salmonella spp. trên BGA.......................................................22
Hình 6 Khuẩn lạc E. coli trên EMB.....................................................................23
Hình 7 Đặc tính sinh hóa của E. coli....................................................................24
Hình 8 Đặc tính sinh hóa của Salmonella spp. ....................................................24
Hình 9 Khuẩn lạc Shigella spp. trên XLD……………………………………...25
Hình 10 Khuẩn lạc Shigella spp. trên HE……………………………………….25
Hình 11 Đặc tính sinh hóa của Shigella spp...........................................................25
Hình 12 Tỉ lệ ca bệnh tiêu chảy và ca bệnh dương tính, âm tính với vi khuẩn......27
Hình 13 Tỉ lệ nhiễm các vi khuẩn E. coli, Salmonella spp., Shigella spp. phân lập
được .......................................................................................................................28
Hình 14 Tỉ lệ nhiễm ghép giữa các vi khuẩn E. coli, Samonella spp,
Shigella spp............................................................................................................30
Hình 15 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và
Shigella
spp............. ....................................................................................................... 31
Hình 16 Tỉ lệ nhiễm E. coli, Samonella spp, Shigella spp.trên phân chó tiêu chảy
theo phái tính........................................................................................................34
Hình 17 Tỉ lệ nhiễm E. coli, Salmonella spp. và Shigella spp. theo phương thức
nuôi .................................................................................................................. 35
Hình 18 Tỉ lệ nhiễm E. coli, Salmonella spp. và Shigella spp. theo giống......... 37

Bảng 1 Công thức kháng nguyên của một số chủng Salmonella spp ............... 10
Bảng 2 Đặc tính sinh hóa Shigella spp.............................................................. 17
Bảng 3 Đặc tính sinh hóa vi khuẩn Salmonella spp., E. coli............................ 24
Bảng 4 Đặc tính sinh hóa vi khuẩn Shigela spp ................................................26
Bảng 5 Tỉ lệ ca bệnh tiêu chảy và ca bệnh dương tính, âm tính với vi khuẩn .....27
Bảng 6 Tỉ lệ nhiễm các vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và Shigella spp. phân lập
được trên phân chó.................................................................................................27
Bảng 7 Tỉ lệ nhiễm ghép giữa các vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và Shigella spp.
trên phân chó tiêu chảy .........................................................................................30
Bảng 8 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và Shigella spp. trên
phân tiêu chảy ở chó theo lứa tuổi ........................................................................31
Bảng 9 Tỉ lệ nhiễm các vi khuẩn E. coli, Samonella spp, Shigella spp.trên phân chó
tiêu chảy theo phái tính..........................................................................................33

viii


Bảng 10 Tỉ lệ nhiễm các vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và Shigella spp. trên
phân chó tiêu chảy theo phương thức nuôi..........................................................35
Bảng 11 Tỉ lệ nhiễm các vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và Shigella spp. trên
phân chó tiêu chảy theo giống.............................................................................36
Sơ đồ 1 Quy trình phân lập vi khuẩn Salmonella spp, E. coli.............................21
Sơ đồ 2 Quy trình phân lập vi khuẩn Shigella spp...............................................26

ix


TÓM LƯỢC
Vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella spp. và Shigella spp. là những vi khuẩn
thường cư trú trong đường ruột của chó, khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống thì

những vi khuẩn này sẽ phát triển và gây bệnh cho vật nuôi. Nhằm từng bước tìm
hiểu về sự hiện diện của các vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. và Shigella spp. trên
phân tiêu chảy ở chó, chúng tôi tiến hành khảo sát 185 con chó bệnh được mang
đến điều trị tại các bệnh xá Thú Y thuộc Quận Ninh Kiều Thành Phố Cần Thơ từ
8/2010 đến 11/2010. Trong đó, chó bệnh đường tiêu hóa là 66 con chiếm 35,67%.
Kết quả phân lập 66 mẫu phân tiêu chảy trên chó cho thấy, tỉ lệ nhiễm E. coli là
63,64%, Salmonella spp. là 42,42% và Shigella spp. là 10,61%. Tỉ lệ nhiễm
Salmonella spp., Shigella spp. trên phân tiêu chảy ở chó không phụ thuộc vào lứa
tuổi, phái tính, giống và phương thức nuôi. Tỉ lệ nhiểm E. coli không phụ thuộc vào
lứa tuổi, phương thức nuôi, giống và chó đực nhiễm cao hơn chó cái. Tỉ lệ nhiễm
ghép giữa các giống vi khuẩn (E. coli + Salmonella spp. (34,61%), E. coli +
Shigella spp. (7,69%), Salmonella spp. + Shigella spp., (3,85%)) và ba giống
(E. coli + Salmonella spp. + Shigella spp., (1,92%)).

x


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, đời
sống người dân ngày càng được nâng cao, ngoài nhu cầu ăn mặc thì nhu cầu giải trí
cũng được quan tâm nhiều hơn. Nuôi chó được xem là một cách giải trí của nhiều
người, chó được nuôi từ nông thôn đến thành thị, nó là con vật dùng để giữ nhà và
con vật cưng của nhiều người. Cho nên số lượng và chủng loại chó nuôi ngày càng
nhiều, song song đó thì những bệnh xảy ra trên chó ngày càng đa dạng mà thường
xuyên nhất có thể nói đến nhóm bệnh thuộc về đường tiêu hóa với đặc trưng là ói,
tiêu chảy…..
Nhóm vi khuẩn đường ruột Escherichia coli, Salmonella spp., Shigella spp.,
Klebsiela, enterobacter,…. khu trú ở ruột của chó và cơ thể vật chủ chịu ảnh hưởng
của các nhân tố bên ngoài như sự thay đổi thời tiết đột ngột, thức ăn nhiễm bẩn kém
phẩm chất…. tác động vào cơ thể chó làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi

khuẩn đường ruột phát triển và gây bệnh đường tiêu hóa (Nguyễn Vĩnh Phước,
1977). Song song đó, những vi khuẩn này cũng gây cho người những bệnh nguy
hiểm. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250 - 500 vụ ngộ độc thực phẩm
với 7000 - 10000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong, trong đó nguyên nhân do vi
sinh chiếm 33% - 49% và vi khuẩn Salmonella spp. là thủ phạm chính trong 70% số
ca ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi sinh nói chung ().
Xuất phát từ tình hình trên được sự đồng ý của bộ môn Thú y Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella spp. và
Shigella spp. trên chó bị tiêu chảy đến điều trị tại một số bệnh xá Thú y thuộc
Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ”
Mục tiêu đề tài:
Xác định tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella spp. và Shigella spp.
trên chó bị tiêu chảy
Xác định tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella spp. và Shigella spp.
trên chó bị tiêu chảy theo giống, giới tính, phương thức chăn nuôi.

1


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tổng quát tập tính sống và chức năng sinh lý của chó
2.1.1 Tập tính sống của chó
Chó là loài động vật thích sống tự do, chúng luôn chạy rong ngoài đường nên
thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh. Ngoài ra, chó là loài ăn tạp, chúng có thể
ăn thịt sống và săn mồi, có khi ăn xác chết, nội tạng súc vật, cá, xương cứng, bén
nhọn. Những thức ăn kém vệ sinh, bất thường này dễ mang theo mầm bệnh vào cơ
thể chó qua đường tiêu hóa. (Nguyễn Văn Biện, 2001)
2.1.2 Chức năng hệ tiêu hóa của chó:
Hệ tiêu hóa của chó là một ống dài bắt đầu là miệng, hầu, thực quản, dạ dày,

ruột và tận cùng là hậu môn. Chức năng của hệ tiêu hóa là tiếp thu, nghiền, tiêu hóa
và hấp thu thức ăn. Trong đó ruột đóng vai trò chủ yếu của sự tiêu hóa.
Ruột non
Ở chó dài chừng 4 m chiếm gần hết xoang bụng, phía sau dạ dày. Ruột non
có cấu tạo đại thể được chia làm 3 đoạn (có thể phân biệt dựa vào sự gia tăng bề dày
thành ruột) gồm
Tá tràng (duodenum): bắt đầu từ cuối hạ vị, tá tràng đi ngược lên vùng dưới
hông rồi bẻ cong lại thành quai tá tràng. Phần tá tràng có chứa lỗ đổ vào của ống tụy
và ống mật.
Không tràng (jejunium) còn gọi là hổng tràng: là đoạn dài nhất của ruột non,
gấp đi gấp lại nhiều lần thành một khối lớn áp vào thành bụng phải.
Hồi tràng (ileum): thành ruột dầy hơn phần không tràng, hồi tràng đi ngược
lên phía trước một đoạn, vùng dưới hông bên phải và thông với manh tràng của ruột
già (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Chức năng chính của ruột non là tiết ra enzyme để tiêu hóa thức ăn và hấp
thu dinh dưỡng, chất điện phân và nước. Các chất dinh dưỡng của thức ăn hầu hết
được ruột non hấp thu để đưa vào máu đi nuôi cơ thể.
Do chiều dài ruột non ngắn nên bề mặt ruột non có những sắp xếp về mặt cấu
tạo để phù hợp với chức năng hấp thu.
Lớp niêm mạc tạo thành các nếp gấp.
Bề mặt biểu mô tạo thành các nhung mao.

2


Bản thân các tế bào biểu mô và các nhung mao lại có cấu trúc gọi là gờ bàn
chải chứa vô số các vi nhung.
Các nếp gấp, nhung mao và vi nhung mao làm cho tổng bề mặt hấp thu của
ruột non tăng lên (Stephen và ctv., 1989).
Ruột già

Ruột già của chó to hơn ruột non, bắt đầu từ phần cuối của hồi tràng đến hậu
môn, dài khoảng 60 - 80cm. Chia làm 3 phần:
Manh tràng (caecum): dài khoảng 12 - 15cm và cong queo có hình chữ S.
Đầu sau của manh tràng bít kín và trôi tự do, đầu trước hẹp, tiếp nối với hồi tràng và
thông với kết tràng. Giữa hồi tràng và manh tràng là van hồi manh tràng.
Kết tràng (colon): dính với vùng dưới hông nhờ màng treo ruột, kết tràng
gồm 3 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang và kết tràng xuống.
Trực tràng (rectum): là đoạn cuối của ruột già, đi thẳng từ cửa trước xoang
chậu đến hậu môn. Mặt trên giáp xương khum, phía dưới là bàng quang.
Trái ngược với vai trò chủ yếu của ruột non là hấp thu, thì vai trò chính của
ruột già là tích trữ phân, tái hấp thu nước, các chất điện giải và bài tiết các muối như
Ca, Fe... khi nồng độ của chúng trong máu quá cao (Lăng Ngọc Huỳnh, 2003).
Bề mặt ruột già nhỏ hơn ruột non vì màng lót của ruột già không có các nếp
gấp và các nhung mao nhưng có các tế bào hình đài tiết dịch nhày và các tế bào nội
tiết giúp cơ trơn đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Một số lượng lớn vi khuẩn thường sống
trong ruột già, sự hiện diện của chúng rất cần cho các chức năng bình thường của
ruột. Đôi khi việc điều trị kháng sinh sẽ giết chết các vi khuẩn này, làm rối loạn
hoạt động tiêu hóa gây ra tiêu chảy (Stephen và ctv., 1989).
2.1.3 Một số đặc điểm sinh lý của chó
Thân nhiệt trung bình: 37,5oC - 39°C, chó con 35,6°C – 36.5°C.
Nhịp tim: là tần số co bóp của tim. Ở chó trưởng thành khoảng 60 – 160 nhịp/ phút,
chó con khoảng 200 - 220 nhịp/phút.
Nhịp thở: chó trưởng thành 10 - 40 lần/ phút, chó con 15 - 35 lần/phút.
Tuổi thành thục: chó đực là 7-10 tháng tuổi, chó cái 9 - 10 tháng tuổi.
Thời gian động dục: từ 5 - 19 ngày, có trường hợp 17 - 19 ngày.
Mỗi năm có hai lần động dục (mùa động dục).

3



Thời gian thích hợp phối giống vào 4 ngày đầu của thời kỳ động dục.
Khoảng cách giữa 2 kỳ động dục 6 tháng.
Thời gian mang thai 58 - 63 ngày.
Số lượng hồng cầu sinh lý là: 6 - 8 triệu/ mm3.
Hàm lượng hemoglobin trong máu ở khoảng 11 - 18 (g/ 100ml).
Số lượng bạch cầu trong máu ở khoảng 9,4 ngàn/ mm3. (Hứa Văn Chung và
Nguyễn Thị Kim Đông, 2005).
2.1.4 Một số hiện tượng rối loạn sinh lý ở chó bị bệnh đường tiêu hóa
Nôn
Nôn là một phản ứng có tính chất bảo vệ của cơ thể, là một động tác phản xạ
phức tạp. Nhờ nôn mà động vật đem chất có hại trong ống tiêu hóa thải ra ngoài
(Trần Cừ, 1975).
Cơ chế sinh nôn: khi dạ dày bị căng quá mức hay bị kích thích quá mức, thì
phản xạ nôn xảy ra để tống thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Đầu tiên khi dạ dày bị
kích thích sẽ truyền các xung động theo dây thần kinh số X và dây giao cảm về
trung tâm nôn ở hành não, trung tâm này nằm gần các nhân vận động của dây thần
kinh số V, VII, IX, X và XII. Từ hành não phát đi các xung động theo dây thần kinh
tuỷ sống đến cơ hoành và các cơ bụng để gây ra những tác dụng như: hít vào thật
sâu, cơ vòng thượng vị mở ra, cơ vòng hạ vị co lại, cơ trơn dạ dày co bóp ngược, cơ
bụng bóp lại tạo thành động tác nôn tống chất chứa trong dạ dày ra ngoài
(Lê Quang Long, 1997).
Sốt
Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt do trung tâm điều hòa nhiệt bị rối loạn bởi
các nhân tố gây bệnh, thường gặp nhất là nhiễm khuẩn. Đó là một phản ứng thích
ứng toàn thân ở động vật máu nóng và ở người.
Các dấu hiệu thường đi kèm sốt là: nhịp mạch gia tăng, nhịp tim và nhịp thở
tăng do tăng mức biến dưỡng trong cơ thể. Thú có thể bỏ ăn, buồn nôn, mửa, khát
nước, táo bón, nước tiểu ít và mất nước (Nguyễn Văn Khanh, 2004).
Ý nghĩa của phản ứng sốt
Sốt giúp cơ thể tăng cường sức phòng thủ, sự tăng nhiệt độ sẽ làm gia tăng

sự hoạt động của bạch cầu, chúng thoát mạch dễ dàng vì vậy hiện tượng thực bào
xảy ra nhanh hơn. Sốt kích thích tủy xương sản xuất ra nhiều bạch cầu nhất là bạch
cầu đa nhân trung tính tăng gấp 2,3 lần bình thường. Đồng thời làm tăng tốc độ của

4


máu lên 4 lần để đưa nhanh bạch cầu tới nơi bị nhiễm khuẩn, sốt còn giúp cơ thể
tăng cường sản xuất kháng thể. Mức độ sốt mà cơ thể chịu đựng được cũng có thể
làm ngăn cản sự tăng trưởng của một vi khuẩn và làm giảm độc lực của các độc tố
do chúng tiết ra (Đỗ Trung Giã, 2005). Nhưng nếu sốt cao và kéo dài, có thể dẫn
đến rối loạn chuyển hoá các chất, dẫn đến rối loạn các chức phận cơ quan
(Nguyễn Văn Khanh, 2004).
Rối loạn cân bằng nước và điện giải
Do tác động của vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn lên cơ thể (nhất là mạch
máu nhỏ và các tổ chức lỏng lẻo) và do phản ứng của cơ thể chống lại mầm bệnh (vi
khuẩn) hoặc sản phẩm của mầm bệnh (độc tố) tiết ra, gây tổn thương cục bộ hay tổn
thương chức năng của các cơ quan mà đặc biệt là tổn thương ở đường tiêu hóa.
Hiện tượng mất nước ngoại bào.
Hiện tượng mất nước ngoại bào là hiện tượng mất nước do thiếu nước và
muối với đặc điểm chủ yếu là giảm thể tích huyết tương. Mất chất điện phân ngoại
bào gây giảm thể tích của khu vực ngoại bào có thể lên đến 30%
(Hồ Văn Nam và ctv., 1997).
Dấu hiệu lâm sàng: dấu hiệu đầu tiên là suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức dẫn
đến tình trạng toàn thân sút kém. Khi khám da thấy độ đàn hồi của da kém, da lâu
trở về trạng thái ban đầu. Có xu hướng bị xẹp mạch như huyết áp hạ, mạch yếu và
hơi nhanh.
Hiện tượng tăng ngấm nước tế bào.
Hiện tượng tăng ngấm nước tế bào là hiện tượng quá nhiều nước tập trung ở
khu vực tế bào. Hiện tượng này ít xảy ra đơn độc mà thuộc phạm vi những rối loạn

cùng xảy ra một lúc của hai khu vực ngoại bào và tế bào (Hồ Văn Nam và ctv.,
1997).
Cơ chế: giảm trương lực khu vực ngoài tế bào (do tiếp quá nhiều nước hoặc
mất những ion Na+ của khu vực ngoại bào) dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu khu vực
tế bào nên làm cho nước bị hút từ nội mô đến tế bào (Hồ Văn Nam và ctv., 1997).
Tiêu chảy
Tiêu chảy là triệu chứng điển hình của bệnh đường ruột, tiêu chảy xảy ra khi
số lần thải phân tăng, độ lỏng của phân hoặc khối lượng phân ngày càng tăng hoặc
cả hai đều tăng. Phát hiện bệnh tiêu chảy trên chó khi có sự gia tăng khối lượng dịch
nhày bên trong khoang ruột (đầy hơi hoặc chướng hơi vùng bụng) như sự gia tăng

5


tốc độ bài xuất chất chứa của ruột, bên trong kết tràng (tống nhanh chất thải ra khỏi
hậu môn) (Stephen và ctv, 1989).
Cơ chế gây tiêu chảy: khi bị bệnh, đầu tiên dạ dày giảm tiết dịch vị, nồng độ
HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hóa protein. Khi độ kiềm
trong đường tiêu hóa tăng cao, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn đường ruột phát
triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong đường ruột và sản sinh nhiều chất độc.
Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, con vật
sinh ra tiêu chảy. Khi bệnh kéo dài, con vật bị mất nước (do tiêu chảy) gây nên rối
loạn trao đổi chất trong cơ thể như nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện
giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết (Phạm Ngọc Thạch và ctv,
2006).
Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn thường xuyên được nhắc đến vì nó chiếm tỉ lệ
đến 32,59% trong các bệnh tiêu chảy trên chó (Dương Văn Em, 2008). Các vi
khuẩn này luôn sẵn sàng gây bệnh khi cơ thể gặp điều kiện bất lợi.
2.1.5 Nghiên cứu trong và ngoài nước
Theo Dương Văn Em (2008) bệnh tiêu chảy do vi khuẩn là con (32,59%),

bệnh tiêu chảy do nguyên nhân khác là chiếm (46,47%). Hồ Thúy Hằng (2008) chó
bệnh đường tiêu hóa chiếm 45,50%. Kết quả nuôi cấy, phân lập mẫu phân tiêu chảy trên
chó cho thấy, tỷ lệ nhiễm E. coli là 92,19%, Salmonella là 17,19%. Tỷ lệ nhiễm E. coli,
Salmonella, trên phân tiêu chảy chó không phụ thuộc vào lứa tuổi, giống, phương thức
nuôi. Tỷ nhiễm ghép giữa 2 loài (E. coli + Salmonella (9,38%), E. coli + Proteus (3,13%),
Salmonella + Proteus, (1,56%)) và 3 loài E. coli + Salmonella + proteus, là 3,13%.

Ballal Mamatha (2006) Tỉ lệ nhiễm Shigella trên số ca tiêu chảy chiếm 5,6%.
2.2 Vi khuẩn Salmonella spp.
2.2.1 Đặc điểm của Salmonella spp.
Vi khuẩn Salmonella spp. hiện diện trong ruột người và nhiều loài vật khác.
Có khoảng trên 2300 type huyết thanh học đã được xác định, hầu hết đều có khả
năng gây bệnh, gây nhiễm lẻ tẻ hoặc thành dịch lớn hoặc là bệnh thường xuyên gây
chết (Trần Thị Phận, 2004)
Ở người, Salmonella typhi gây bệnh thương hàn và Salmonella paratyphi A,
B, C gây bệnh phó thương hàn.
Đối với gia súc, Salmonella choleraesuis chủng Kunzendorf và Salmonella
typhisuis chủng Voldagsen gây bệnh phó thương hàn cho heo, Salmonella
enteritidis chủng Dublin và Rostok gây bệnh phó thương hàn cho bò, bê, Salmonella

6


abortus ovis gây bệnh sẩy thai ở cừu, Salmonella gallinarum – pullorum gây bệnh
thương hàn cho gà (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.2.2 Hình thái vi khuẩn Salmonella spp.
Salmonella spp. là một loại trực khuẩn hình gậy, ngắn, hai đầu tròn, kích
thước 0,4 - 0,6 x 1- 3 , không hình thành giáp mô, không hình thành nha bào. Vi
khuẩn gram âm dễ nhuộm với các thuốc nhuộm thông thường. Khi nhuộm bắt màu
đều toàn thân và đậm ở hai đầu.

Đa số vi khuẩn Salmonella spp. đều có khả năng di động do có từ 7 – 12 lông
xung quanh thân.

Hình 1 Vi khuẩn Salmonella spp. dưới kính hiển vi điện tử
(Nguồn :www.mythinglinks.org/FactoryFarms_Pathogens.html)

2.2.3 Đặc tính nuôi cấy của Salmonella spp.
Salmonella spp. vừa hiếu khí vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt độ
thích hợp là 37oC nhưng có thể phát triển được từ 6 – 42oC. pH thích hợp nhất là
7,69 phát triển được ở pH từ 7 – 9.
Salmonella spp. gây bệnh ở gia súc, sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí,
kém hơn ở điều kiện yếm khí, phát triển tốt trong cơ thể hay trong môi trường trung
tính hay hơi kềm.
Nuôi cấy trên môi trường nước thịt: sau khi cấy vài giờ Salmonella spp. làm
môi trường đục nhẹ, sau 18 giờ làm đục nhiều, nuôi cấy lâu sẽ có cặn ở đáy ống
nghiệm và có màng mỏng trên bề mặt môi trường (Nguyễn Như Thanh, 1997)

7


Nuôi cấy trên môi trường thạch thường: vi khuẩn mọc thành các khuẩn lạc
tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng hay lồi lên ở giữa, nhỏ. Ở một số chủng như
Salmonella paratyphi B, Salmonella cholerae suis sau khi cấy được 24 giờ để ở
phòng thí nghiệm thì thấy khuẩn lạc được bao bọc bằng một màng chất dính, chất
keo. Salmonella abortus equi nuôi cấy từ cơ thể gia súc sang môi trường thạch lần
đầu tiên hình thành khuẩn lạc khô, hình hạt, lỗ chỗ. Trên thạch thỉnh thoảng thấy
khuẩn lạc dạng R nhám, mặt trong mờ.
Nuôi cấy trên môi trường gelatin: vi khuẩn không làm tan chảy Gelatin
chúng hình thành màng mỏng, mờ trên mặt thạch, khuẩn lạc nhỏ chạy theo đường
cấy sâu (Nguyễn Như Thanh, 1997). Hầu hết vi khuẩn Salmonella spp. của các loài

đều giống nhau về hình thái và tính chất nuôi cấy, do đó không thể phân biệt và
định type trên môi trường nuôi cấy bình thường.
Môi trường phổ biến để nuôi cấy và phân lập Salmonella spp. là Brilliiant
Green Agar (BGA) và Manitol Lysine Crytal Violet Brilliiant Green Agar (MLCB),
môi trường XLD (Xylose Lysine Deoxycholate agar). Khuẩn lạc tròn, nhẵn bóng
hơi lồi, có màu đỏ nhạt trên BGA và màu đen xám trên MLCB (www.merck.com),
màu đỏ tâm đen trên môi trường XLD đường kính khuẩn lạc từ 2 - 4 mm
(www.merck.com)
2.2.4 Đặc tính sinh hóa của Samonella spp.
Lên men đường: mỗi loài Salmonella spp. có khả năng lên men một số loại
đường nhất định và không đổi. Phần lớn các loài Salmonella spp. lên men có sinh
hơi glucose, mantose, galactose, levulose, aribinose.
Một số loài cũng lên men các đường trên nhưng không sinh hơi như S. typhi,
S. typhisuis, S. cholerae suis, S. gallinarum, S. enteritidis, S. abortus equi, S.
abortus bovis, S. abortus ovis
Salmonella pullorum không lên men mantose.
Salmonella cholerae suis không lên men arabinose.
Tất cả các Salmonella spp. đều không lên men đường lactose, saccaroze.
Enzyme khử carboxyl: khoảng 96% Salmonella spp. tiết ra enzyme khử
carboxyl đối với lysine, orthinine, arginine
Đa số Salmonella spp. không phân giải urease, không sản sinh Indol, một số sử
dụng được cacbon ở nguồn citrate, phân giải xanh metylen
Phản ứng MR, catalaz, H2S dương tính

8


2.2.5 Sức đề kháng của Salmonella spp.
Salmonella spp. khó sinh sản trong nước nhưng có thể tồn tại một tuần. Trong
nước đá có thể sống 2 - 3 tháng

Salmonella spp. có sức đề kháng yếu với nhiệt độ: vi khuẩn sẽ bị diệt ở 50oC
sau 1 giờ, 70o C sau 20 phút, đun sôi sau 5 phút, khử trùng theo phương pháp
Pasteur cũng diệt được. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn sau 5 giờ ở
nước trong và 9 giờ ở nước đục.
Các chất sát trùng thông thường cũng dễ phá hủy vi khuẩn hoàn toàn như
phenol 5%, HgCl 1/500, focmon 1/500 diệt vi khuẩn trong 15-20 phút
Salmonella spp. có thể sống trong thịt ướp muối (nồng độ muối 29%) được 4-8
tháng ở 6 - 12oC
Xử lý thịt bị nhiễm trùng bằng hơ lửa hay nướng ít có tác dụng diệt
Salmonella spp. ở bên trong (Nguyễn Như Thanh, 1997)
2.2.6 Cấu trúc kháng nguyên Salmonella spp.
Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella spp. gồm 3 loại:
Kháng nguyên thân O.
Kháng nguyên lông H.
Kháng nguyên Vi
Kháng nguyên thân O (Somatic antigen)
Đây là loại kháng nguyên rất quan trọng. Ở Salmonella spp. có đến hơn 60
kháng nguyên O mà cấu trúc có hai phần: phần nhân cơ bản và phần chuổi ngang.
Phần nhân giống nhau ở tất cả các Salmonella spp. Phần chuổi ngang gồm những
tiểu đơn vị oligosaccharide sắp xếp lặp đi lặp lại. Chính các chuổi ngang quyết định
tính
đặc
hiệu
của
mỗi
nhóm
Salmonella
spp.
( />Mỗi nhóm vi khuẩn có kháng nguyên O cấu tạo bởi một số thành phần nhất
định được ký hiệu bằng số La Mã

Yếu tố đặc hiệu: Chỉ có loài đó mới có.
Yếu tố không đặc hiệu: có thể chung cho một số loài. Kháng nguyên lông H
(Flagellar antigen)

9


Kháng nguyên lông H bản chất là protein. Các chủng Salmonella spp. đều có
lông trừ Salmonella gallinarum - pullorum. Đây là loại kháng nguyên góp phần xác
định một cách chính xác các giống Salmonella spp. Kháng nguyên H gồm 2 pha
(phase).
Pha 1 có tính chất đặc hiệu gồm 28 loại kháng nguyên lông được biểu thị bằng
mẫu chữ La tinh thường a, b, c ...
Pha 2 không có tính chất đặc hiệu, gồm 6 loại kháng nguyên được biểu thị
bằng chữ số Ả-rập 1, 2, 3, 4 ... hay chữ La Tinh thường e, n, x, ... đôi khi những
thành phần này gặp ở Escherichia coli ( E. coli) (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Kháng nguyên Vi (Kháng nguyên K, capsular antigen)
Kháng nguyên Vi (kháng nguyên K) của Salmonella spp. không phức tạp, chỉ
có ở Salmonella typhi, Salmonella paratyphi. Kháng nguyên Vi gặp kháng thể Vi
gây ra hiện tượng ngưng kết chậm và xuất hiện các hạt nhỏ.
Bản chất của kháng nguyên Vi là phức hợp glucid – lipid – polipeptid gần
giống như kháng nguyên O, kháng nguyên Vi không tham gia vào quá trình gây
bệnh.
Nghiên cứu các tính chất kháng nguyên O, H, Vi người ta xây dựng bảng công
thức kháng nguyên.
Bảng 1. Công thức kháng nguyên của một số chủng Salmonella spp.
Nhóm vi khuẩn

Loài vi khuẩn


Kháng nguyên
thân O

A

S. paratyphi A

1, 2, 12

Kháng nguyên tiêm mao
Pha 1
Pha 2
A
-

B

S. typhimurium

1, 4, 5, 12

I

1, 2

C

S. cholerae suis

6, 7


C

1, 5

D

S. typhi

9, 12

D

-

S. enteritidis

1, 9, 12

g, m

-

S. gallinarum
S. pullorum

1, 9, 12
9,12

-


(Phạm Hồng Sơn, 2006).

2.2.7 Độc tố của vi khuẩn Salmonella spp.
Salmonella spp. có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố
Nội độc tố (endotoxin): nội độc tố của Salmonella spp. rất mạnh, với liều
thích hợp tiêm tĩnh mạch, độc tố của vi khuẩn giết chết chuột bạch, chuột lang trong

10


vòng 48 giờ. Bệnh tích đặc trưng là ruột non sung huyết, màng payer phù nề, đôi
khi hoại tử. Độc tố ở ruột gây độc thần kinh, gây hôn mê, co giật. Nội độc tố có hai
loại: loại gây sung huyết và mụn loét (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Ngoại độc tố (exotoxin): chỉ phát hiện khi lấy vi khuẩn có độc tính cao cho
vào túi colodion rồi đặt vào ở bụng chuột lang. Sau 4 ngày lấy ra rồi lại cấy truyền
như vậy từ 5 – 10 lần. Sau cùng đem lọc, nước lọc này có khả năng gây bệnh cho
động vật thí nghiệm. Ngoại độc tố hình thành trong cơ thể (Invivo) và trong môi
trường nuôi cấy kỵ khí. Ngoại độc tố còn tác dụng vào thần kinh và ruột. Ngoại độc
tố có thể chế thành giải độc bằng cách trộn thêm 5% formol để ở 37oC trong 20
ngày (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.2.8 Tính gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp.
Salmonella spp. gây bệnh đường ruột cho người, gia súc, gia cầm còn gọi là
bệnh thương hàn, phó thương hàn. Bình thường có thể phát hiện Salmonella spp.
trong ruột của người, bò, heo... và một số động vật khỏe. Khi sức đề kháng của cơ
thể giảm sút, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nội tạng và gây bệnh.
Đối với người và động vật có vú, vi khuẩn Salmonella spp. có thể xâm nhập
vào cơ thể theo thức ăn nước uống, sau khi vượt qua môi trường acid dạ dày, một số
vi khuẩn vào ruột non có môi trường kiềm thuận lợi hơn cho sự phát triển của
chúng. Qua những kẻ giữa tế bào biểu mô ruột, vi khuẩn xâm nhập vào những hạch

bạch huyết của màng treo ruột dừng lại và sinh sản ở đó. Từ vị trí ban đầu chúng sẽ
xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.
Trong phòng thí nghiệm chuột bạch cảm nhiễm nhất, ngoài ra có thể dùng
chuột lang, thỏ. Sau khi tiêm vi khuẩn vào dưới da hoặc phúc mạc, ở chỗ tiêm dưới
da phát sinh thủy thũng, sưng, nung mủ, loét sau 4 - 5 ngày, hoặc 8 – 10 ngày con
vật gầy dần và chết. Mổ khám thấy có bệnh tích tụ máu, lách sưng, viêm ruột.
Trong trường hợp kéo dài thì gan và lách hoại tử.
2.3 Vi khuẩn Escherichia coli
2.3.1 Đặc điểm của Escherichia coli
E. coli thường xuất hiện rất sớm trong đường ruột người và động vật sơ sinh
(sau khi đẻ 2 giờ) chúng thường ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột non
(Nguyễn Như Thanh, 1997). Trong nhiều trường hợp còn tìm thấy ở niêm mạc của
nhiều bô phận khác trong cơ thể.

11


Từ ruột E. coli theo phân ra đất, nước. Tìm chỉ số E. coli trong nguồn nước
cho phép ta kết luận nước đó có bị nhiễm phân hay không và là một trong những cơ
sở để nói rằng nước đó là tốt hay xấu.
2.3.2 Hình thái của vi khuẩn Escherichia coli
Escherichia coli là một loại trực khuẩn hình gậy, kích thước 2-3 x 0,6.
Trong cơ thể trực khuẩn có hình cầu, đứng riêng lẻ xếp thành chuỗi ngắn.
Phần lớn E. coli di động do có lông ở quanh thân. Vi khuẩn không sinh nha
bào, có thể có giáp mô (Nguyễn Như Thanh, 1997).

Hình 2 Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi điện tử
(www.anthropik.com/wp-content/uploads/e-coli.jpg)

2.3.3 Đặc tính nuôi cấy của Escherichia coli

E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, một số
chủng có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản nên chúng được chọn
làm mẫu để nghiên cứu về sinh vật học
E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt
độ từ 5 - 40oC, nhiệt độ tối hảo là 37oC, pH thích hợp là 7,2 – 7,4, phát triển được ở
pH từ 5,5 – 8.
Môi trường nước thịt: vi khuẩn phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn
màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên môi trường, môi
trường có mùi phân thối.
Môi trường thạch thường: sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt,
màu tro trắng nhạt, hơi lồi đường kính 2 - 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc gần nâu nhạt
và mọc rộng ra

12


Môi trường thạch phổ biến để nuôi cấy và phân lập E. coli là Eosin Methylen
Blue (EMB). Khuẩn lạc tròn, bóng, màu tím đen, có ánh kim.
2.3.4 Đặc tính sinh hóa của Escherichia coli
E. coli lên men sinh hơi các loại đường glucose, mantose, galactose, levulose,
lactose, fructose
Tất cả các E. coli đều lên men đường lactose nhanh và sinh hơi, đây là đặc
điểm quan trọng để phân biệt E. coli và Salmonella spp.
E. coli không có khả năng sử dụng citrate, thường sinh Indol, không sinh H2S,
MR dương tính, VP âm tính.
2.3.5 Sức đề kháng của Escherichia coli
E. coli đề kháng yếu với nhiệt độ ở 55oC sẽ bị diệt trong 1 giờ, 60oC trong 30
phút, và chết ngay khi đun sôi 100oC
Các chất sát trùng thông thường như acid phenic, biclorua thủy ngân, focmon
... có thể diệt vi khuẩn trong 5 phút.

Ở môi trường ngoài, các chủng E. coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng.
2.3.6 Cấu trúc kháng nguyên của Escherichia coli
Cấu trúc kháng nguyên của E. coli rất phức tạp, có đủ 3 loại kháng nguyên O,
H, K. Kháng nguyên K cũng có nhiều loại L, A, B nên có nhiều type huyết thanh
khác nhau
Kháng nguyên O: phần lớn E. coli có kháng nguyên K bao phủ kháng nguyên
O nên khi còn sống vi khuẩn không gây ngưng kết với kháng nguyên O tương ứng.
Mỗi type vi khuẩn có một kháng nguyên O riêng, chúng có những yếu tố khác nhau
ghi bằng số I, II, III, IV và có gần 150 type. Kháng nguyên O chịu được nhiệt độ
100°C, không bị cồn phá hủy. Có tính chất của một lipopolysaccarit.
Kháng nguyên H: chỉ có một pha biểu thị bằng số 1, 2, 3, 4.
Kháng nguyên K: gồm 3 kháng nguyên L, A, B.
Kháng nguyên L: ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O của vi khuẩn sống
xảy ra, khi đun 100°C trong 1 giờ kháng nguyên L bị phá hủy.
Kháng nguyên A: ngăn hiện tượng ngưng kết O, kháng huyết thanh A trộn
với E. coli có kháng nguyên A gây hiện tượng phình vỏ. Ở nhiệt độ 120°C trong 2
giờ kháng nguyên A mới bị phá hủy.

13


Kháng nguyên B: gồm nhiều thành phần B1, B2, B3, B4, B5. Kháng nguyên
B cũng ngăn không cho ngưng kết O của vi khuẩn sống xảy ra. Đun sôi 100°C
trong 1 giờ kháng nguyên này mới bị phá hủy một phần.
Dựa vào cấu tạo kháng nguyên O, E. coli được chia làm nhiều nhóm; căn cứ
vào cấu tạo kháng nguyên O, K, H E. coli lại chia làm nhiều type, mỗi type đều
được ghi thứ tự các yếu tố kháng nguyên O, K, H
2.3.7 Độc tố của vi khuẩn Escherichia coli
Những chủng E.coli có liên quan đến tiêu chảy thuộc các nhóm sau:
EPEC (enteropathogenic E. coli): một số serotype gây bệnh cho trẻ dưới 2

tuổi (cơ chế gây bệnh chưa rõ)
ETEC (enterotoxigenic E. coli): các vi khuẩn này gây bệnh bằng cách tiết ra
2 loại độc tố ruột là LT (heat labile toxin: dễ bị nhiệt phá hủy) và ST (heat stable
toxin: bền vững với nhiệt)
Trong ruột, vi khuẩn gắn vào niêm mạc ruột nhờ tiêm mao, độc tố LT do vi
khuẩn tạo ra được hấp thụ vào thụ thể biểu mô ruột. LT kích thích men
adenylcyclase làm biến đổi ATP thành AMP vòng. Do đó kích thích bài tiết ion Clvà bicarbonate, đồng thời ức chế sự tái hấp thu Na+. Hậu quả cuối cùng là tiêu chảy
mất nước. ST hoạt hóa guanylcyclase làm tăng GMP vòng, dẫn đến kích thích bài
tiết nước và muối gây tiêu chảy
Những dòng ETEC tiết ra 1 hay 2 độc tố ruột tùy plasmid của chúng. Tiêu
chảy kéo dài và trầm trọng khi vật bị nhiễm vi khuẩn có thể tiết cả 2 loại độc tố
EIEC (enteroinvasive E. coli) vi khuẩn xâm lấn niêm mạc đại tràng, gây tiêu
chảy, phân có đàm và máu
VTEC (verocytotoxin E. coli) gây tiêu chảy có thể dẫn đến 2 biến chứng nguy
hiểm là viêm đại tràng xuất huyết và hội chứng tan máu – ure huyết (E.coli O 157
gây ngộ độc thực phẩm)
EHEC (enterohemorrhagic E. coli) E.coli gây chảy máu đường ruột (Nguyễn
Như Thanh, 1997).

14


2.3.8 Tính gây bệnh của Escherichia coli
Theo Nguyễn Như Thanh (1997) E. coli có sẵn trong ruột của động vật
nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút.
Bệnh do trực khuẩn E. coli có thể xảy ra như một bệnh truyền nhiễm kế phát
trên cơ thể thiếu vitamin và mắc các bệnh do virus và ký sinh trùng.
E. coli thường gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2 - 3 ngày hoặc 4 - 8 ngày.
Gia cầm: thường đi tháo dạ, phân màu xanh lá cây rất hôi thối, có khi có hiện
tượng viêm kết mạc mắt, viêm phổi, viêm niêm mạc mũi làm cho gia cầm khó thở.

Ở Heo bệnh có thể lây cho cả ổ thậm chí từ ổ này qua ổ khác. Ở động vật
lớn, vi khuẩn có thể gây một số bệnh như viêm phúc mạc, viêm gan, thận, bàng
quang, túi mật, buồng vú, khớp xương.
Ở người, đặc biệt là trẻ em dưới một tuổi vi khuẩn có thể gây bệnh viêm dạ
dày và gây nhiễm độc, viêm túi mật, bàng quang, đường niệu sinh dục và viêm não,
đôi khi gây nhiễm khuẩn huyết trầm trọng.
Trong phòng thí nghiệm, tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột
lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, giết
chết con vật.
2.4 Vi khuẩn Shigella spp.
2.4.1 Đặc điểm của Shigella spp.
Shigella spp. là một nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột được phát hiện do
Grigoriep năm 1891 bao gồm nhiều lọai khác nhau. Shigella spp. sống trong đường
ruột của người và một số động vật.
Có 4 nhóm: A (S.dysenteriae), B (S.flexneri), C (S.boydii), D (S.sonnei) hiện
diện khác nhau giữa các nước.
Trực khuẩn có khả năng chịu đựng yếu tố ngoại cảnh tương đối tốt, chết khi
tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
2.4.2 Hình thái của vi khuẩn Shigella spp.
Shigella spp. có hình que ngắn 2 đầu tròn kích thước thường từ
1 – 3 µm x 0,5 µm. Shigella spp. không có khả năng hình thành bào tử và giáp mô,
không có tiêm mao và tiên mao bởi thế không có khả năng di động.
Shigella spp. là một loại trực khuẩn gram âm, không di động, thuộc họ
Enterobacteriaceae (www.miOttawa.org)

15


×