Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

TÌNH HÌNH BỆNH xảy RA TRÊN CHÓ tại CHI cục THÚ y TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HỮU LUẬN

TÌNH HÌNH BỆNH XẢY RA TRÊN CHÓ
TẠI CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

TÌNH HÌNH BỆNH XẢY RA TRÊN CHÓ TẠI CHI CỤC
THÚ Y TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hữu Luận
MSSV: 3042809
Lớp Thú Y K30

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. Đỗ Trung Giã

Cần Thơ, 2009
ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Luận văn đính kèm theo đây, với tên đề tài: “Tình hình bệnh trên chó tại Chi Cục
Thú Y Tỉnh Đồng Tháp” do Nguyễn Hữu Luận thực hiện tại Tổ dịch vụ Phòng
kỹ thuật – Chi Cục Thú Y Đồng Tháp từ ngày 11/2/2009 đến ngày 15/4/2009.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Đỗ Trung Giã

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2009

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


iii


LỜI CẢM ƠN
  

Qua 2 tháng nghiên cứu đề tài luận văn tại Tổ dịch vụ – Chi Cục Thú Y Tỉnh Đồng
Tháp, đã đạt được những kết quả như mong muốn. Những thành tựu có được ngày hôm
nay chính là nhờ sự giúp đỡ, động viên của gia đình, thầy cô và bạn bè. Xin được bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến mọi người.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Đỗ Trung Giã người đã tận tình quan tâm,
động viên và truyền đạt kiến thức hướng dẫn để tôi thực hiện đề tài này. Xin bài tỏ
lòng biết ơn đến cô Huỳnh Kim Diệu (cố vấn học tập lớp Thú Y K30) đã hướng dẫn,
chỉ bảo tôi trong suốt khóa học, cảm ơn các bạn lớp Thú Y K30 đã chia sẽ cùng tôi
trong suốt những năm đại học.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị làm việc tại Phòng dịch vụ
thú y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.

iv


MỤC LỤC

TRANG DUYỆT………………………………………………………………………………..i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC........................................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................... viii
TÓM LƯỢC....................................................................................................................ix

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................2
2.1 Giới thiệu vài nét về Đồng Tháp................................................................................2
2.2 Đặc điểm sinh lý của chó ...........................................................................................3
2.2.1 Thân nhiệt ..........................................................................................................3
2.2.2 Tần số hô hấp ....................................................................................................3
2.2.3 Nhịp tim .............................................................................................................4
2.2.4 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai ..............................................4
2.2.5 Chu kỳ lên giống ................................................................................................4
2.2.6 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa.................................................................4
2.3 Một số đặc tính để chẩn đoán bệnh trên chó..............................................................4
2.3.1 Về chẩn đoán lâm sàng......................................................................................4
2.3.2 Về chẩn đoán cận lâm sàng...............................................................................6
2.4 Một số bệnh thường xảy ra trên chó ..........................................................................7
2.4.1 Nhóm bệnh truyền nhiễm ..................................................................................7
2.4.2 Bệnh không truyền nhiễm................................................................................10
2.5 Thành phần và cơ chế tác dụng của một số loại thuốc.............................................13
2.5.1 Nhóm thuốc kháng sinh ...................................................................................13
2.5.2 Nhóm thuốc bồi dưỡng ....................................................................................15
2.5.3 Một số nhóm thuốc khác .................................................................................17
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM........................19
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ............................................................................19
3.1.1 Thời gian..........................................................................................................19
3.1.2 Địa điểm ..........................................................................................................19
3.2 Phương tiện thí nghiệm ............................................................................................19
3.3 Đối tượng thí nghiệm ...............................................................................................19
3.4 Tình hình chăn nuôi ở tỉnh Đồng Tháp ....................................................................19
3.5 Phương pháp tiến hành.............................................................................................20
3.6 Chức năng và nhiệm vụ của Chi Cục Thú Y tỉnh Đồng Tháp .................................22


v


3.6.1 Đề phòng dịch bệnh .........................................................................................22
3.6.2 Kiểm dịch động vật ..........................................................................................22
3.6.3 Kiểm soát giết mổ ............................................................................................23
3.6.4 Quản lý giống và cấp giống chất lượng ..........................................................23
3.6.5 Dịch vụ điều trị và bán thuốc ..........................................................................23
3.7 Tình hình hoạt động của Tổ Dịch Vụ – Chi Cục Thú Y trên tỉnh Đồng Tháp ........23
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................24
4.1 Kết quả các nhóm bệnh ............................................................................................24
4.2 Các nhóm bệnh xảy ra trên chó chia theo tuổi.........................................................26
4.3 Các nhóm bệnh trên chó chia theo giống .................................................................29
4.4 Bệnh ở bệnh tiêu hóa................................................................................................31
4.4.1 Giun đường ruột ..............................................................................................31
4.4.2 Tiêu chảy không máu .......................................................................................33
4.4.3 Hội chứng tiêu chảy máu.................................................................................34
4.5 Bệnh ở hệ hô hấp......................................................................................................36
4.5.1 Viêm hô hấp trên..............................................................................................36
4.5.2 Viêm phổi .........................................................................................................37
4.6 Bệnh hệ tiết niệu – sinh dục .....................................................................................37
4.6.1 Viêm bao qui đầu .............................................................................................37
4.6.2 Sỏi thận ............................................................................................................38
2.6.3 Đẻ khó..............................................................................................................39
4.6.4 Viêm tử cung có mủ .........................................................................................39
4.6.5 Viêm vú nhiễm trùng........................................................................................40
4.7 Bệnh da.....................................................................................................................40
4.7.1 Bệnh mò bao lông ............................................................................................41
4.7.2 Nấm da.............................................................................................................41
4.7.3 Ve, ghẻ, bọ chét................................................................................................41

4.8 Bệnh tai và mắt.........................................................................................................42
4.9 Ngoại khoa ...............................................................................................................43
4.10 Các ca trúng độc.....................................................................................................44
4.10.1 Trúng độc do ăn thức ăn có nhiễm độ ...........................................................44
4.10.2 Trúng độc do thuốc diệt ve, côn trùng...........................................................44
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................46
5.1 Kết luận ....................................................................................................................46
5.2 Đề nghị .....................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................47
PHỤ CHƯƠNG .............................................................................................................48

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình bệnh xảy ra trên chó mèo ...............................................................20
Bảng 3.2 Sơ đồ khám chẩn đoán và điều trị ..................................................................22
Bảng 4.1 Các nhóm bệnh và tỷ lệ các nhóm bệnh xảy ra trên chó ................................24
Bảng 4.2 Tỷ lệ các nhóm bệnh ở chó chia theo tuổi ......................................................26
Bảng 4.3 Tỷ lệ các nhóm bệnh chia theo giống .............................................................29
Bảng 4.4 Tỷ lệ các bệnh về tiêu hóa ..............................................................................31
Bảng 4.5 Tỷ lệ các bệnh gây tiêu chảy máu...................................................................34
Bảng 4.6 Phác đồ điều trị bệnh Carê và Parvovirus.......................................................36
Bảng 4.7 Tỷ lệ bệnh trên đường hô hấp .........................................................................36
Bảng 4.8 Tỷ lệ bệnh về tiết niệu – sinh dục ...................................................................37
Bảng 4.9 Tỷ lệ bệnh ngoài da.........................................................................................40
Bảng 4.10 Tỷ lệ bệnh về tai và mắt................................................................................42
Bảng 4.11 Tỷ lệ các ca ngoại khoa, chấn thương ..........................................................43
Bảng 4.12 Tỷ lệ các ca trúng độc ...................................................................................44
Bảng 4.13 Phác đồ điều trị các ca trúng độc ..................................................................45


vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Đồng Tháp ....................................................................................2
Hình 2.2 Vườn quốc gia ...................................................................................................3
Hình 2.3 Đài liệt sĩ Cao Lãnh..........................................................................................3
Hình 4.1 Tỷ lệ các nhóm bệnh .......................................................................................24
Hình 4.2 So sánh tỷ lệ ở từng nhóm bệnh theo tuổi.......................................................26
Hình 4.3 So sánh tỷ lệ các nhóm bệnh theo tuổi............................................................26
Hình 4.4 Tiêu chảy phân máu và mụn mủ ở da bụng ....................................................36
Hình 4.5 Tích nước vành tai...........................................................................................42

viii


TÓM LƯỢC
Đề tài thực tập tốt nghiệp được thực hiện từ ngày 11/2 – 15/4/2009 tại Tổ Dịch Vụ –
Phòng kỹ Thuật – Chi Cục Thú Y Tỉnh Đồng Tháp.
Trong thời gian thực tập theo dõi chó đem đến khám và điều trị tại Tổ dịch vụ, mỗi chó
đem đến điều trị có hồ sơ bệnh án riêng. Kết hợp với cán bộ thú y ở Tổ dịch vụ chẩn
đoán, điều trị và ghi nhận lại kết quả.
Qua kết quả khảo sát có 557 ca tham gia chẩn đoán, điều trị và ghi nhận, chúng tôi thu
được kết quả 408 ca bệnh xảy ra trên chó, tỷ lệ bệnh 73,25%. Kết quả các nhóm bệnh
xảy ra với tỷ lệ cấc bệnh như sau:
Bệnh hệ tiêu hóa
49,51%
Bệnh hệ hô hấp
10,29%

Bệnh tiết niệu – sinh dục
6,86%
Bệnh da
14,71%
Bệnh tai và mắt
4,65%
Bệnh ngoại khoa
8,83%
Các ca trúng độc
1,47%
Các bệnh khác
3,68%
Trong đó có 28 ca tử vong. Hiệu quả điều trị 93,14%
Phương pháp chẩn đoán, điều trị của Tổ Dịch Vụ khá hiệu quả, những trường hợp tử
vong do con bệnh được đem đến điều trị trễ, chó con sơ sinh hoặc do các trường hợp
do ăn thuốc, trúng độc nặng.

ix


CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với mức sống ngày càng được nâng cao, ngoài nhu cầu nuôi động vật nhằm
mục đích kinh tế, nhu cầu nuôi động vật trong gia đình để giải trí ngày càng tăng.
Trong đó loài động vật được nuôi phổ biến và được quý mến nhất là loài chó. Chó là
loài động vật thông minh, trung thành, được thuần hóa lâu đời nhằm các mục đích nuôi
chó giữ nhà, chó đi săn, chó kéo xe, chó làm việc ở các nông trại (để chăn gia súc).
Ngày nay chó được nuôi với nhiều mục đích phong phú, có nhiều chủng loại chó quí,
chó làm vật cảnh rất đẹp và được xem là những con vật cưng trong gia đình. Ngoài ra,
chó còn được nuôi dưỡng và huấn luyện trong công tác quốc phòng, an ninh để hổ trợ
các công tác tội phạm, phát hiện hàng cấm…và còn được huấn luyện cho nhu cầu giải

trí như làm xiếc, đóng phim. Nhu cầu nuôi chó kiểng để giải trí, nuôi chó để giữ nhà,
chó công vụ ngày càng tăng về số lượng và chủng loại. Việc kinh doanh, nuôi dưỡng,
huấn luyện chó làm tăng nhu cầu du nhập các chủng loại chó với nhiều nguồn gốc khác
nhau, kèm theo đó sự xuất hiện nhiều loại bệnh của các loài động vật này cũng tăng
lên.
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó đã thật sự trở thành nhu cầu cần thiết, vì vậy
đối với một bác sĩ thú y, để điều trị bệnh có hiệu quả, ngoài cơ sở lý thuyết học ở
trường cần phải được tiếp xúc thực tế điều trị để tay nghề ngày càng được nâng cao.
Được sự đồng ý của Bộ môn Thú Y Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng
Trường Đại Học Cần Thơ và Chi Cục Thú Y Tỉnh Đồng Tháp, nhằm mục đích khảo
sát tỷ lệ bệnh xảy ra trong thời gian thực tập, phương pháp can thiệp, xử lý bệnh, qua
đó học hỏi, tìm hiểu, bổ sung thêm những kiến thức đã học được. Vì vậy, chúng tôi
thực hiện đề tài:
“TÌNH HÌNH BỆNH XẢY RA TRÊN CHÓ TẠI CHI CỤC THÚ Y TỈNH
ĐỒNG THÁP”.
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định được những bệnh thường xảy ra trên chó và những yếu tố dẫn đến bệnh.
- Đề ra các biện pháp can thiệp và phòng bệnh cho chó.

1


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu vài nét về Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa
lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh
tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 cả nước
trong năm 2008. Phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia), phía nam giáp Vĩnh
Long và Thành Phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền
Giang. Gồm có 9 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là

thành phố Cao Lãnh.
- Diện tích: 3283 km2
- Dân số: 1639400 người
- Mật độ: 500 người/km2
- Dân tộc: Việt, khmer,
Hoa...
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có
09 di tích đã được nhà nước
công nhận và xếp hạng cấp
Quốc gia là:
+ Chùa Kiến An Cung –
thị xã Sa Đéc.
+ Lăng cụ Phó Bảng
Nguyễn Sinh Sắc – Tp Cao
Lãnh.
Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Đồng Tháp

+ Khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Tháp – Tháp Mười.
+ Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt – Huyện Cao Lãnh.
+ Đền thờ Đốc Binh Vàng – Thanh Bình.
+ Chùa Cả Lát – Lai Vung.
+ Tượng đài Vô tuyến điện Nam Bộ – Tam Nông.
+ Tượng đài Giồng Thị Đam – Gò Quảng Cung – Tân Hồng.
+ Bia tưởng niệm Bình Thành – Thanh Bình.

2


Ngoài ra còn có các điểm tham quan khác như:
+ Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tràm Chim.

+ Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.
+ Làng hoa kiểng Sa Đéc.
+ Chợ đêm Sa Đéc.
+ Chợ Chiếu đêm Định Yên.

Hình 2.3 Đài liệt sĩ Cao Lãnh

Hình 2.2 Vườn quốc gia

Tràm Chim

2.2 Đặc điểm sinh lý của chó
2.2.1 Thân nhiệt
Chó trưởng thành: 37,50C – 390C.
Chó con mới sinh: 35,60C – 36,10C, tăng lên 37,80C trong vòng một tuần.
Chó con trong vòng 2 tuần đầu mới sinh chưa thể điều hòa thân nhiệt.
Chó là loài động vật đẳng nhiệt, tuy vậy trong những giới hạn hẹp nhiệt độ cơ thể vẫn
có những biến đổi trong giới hạn do nhiều nguyên nhân:
- Biến đổi theo ngày đêm: thân nhiệt có thể lên xuống 10C, cao nhất vào lúc xế
chiều và thấp nhất vào nửa đêm.
- Biến đổi do hoạt động: vận động nhiều thì thân nhiệt tăng.
- Biến đổi do tiêu hóa: đang tiêu hóa 41,30C.
(Trần Cừ, 1975)
2.2.2 Tần số hô hấp
Là số lần thở ra và hít vào trong một phút.
Ở chó con nhịp hô hấp bình thường từ 15 – 30 nhịp/phút, ở chó trưởng thành: 10 – 40
nhịp/phút.
Tần số hô hấp thay đổi phụ thuộc vào giống, tuổi, giới tính (gia súc cái mang thai, tần
số hô hấp cao hơn gia súc giai đoạn khác), điều kiện thời tiết, chế độ làm việc.


3


2.2.3 Nhịp tim
Chu kỳ hoạt động của tim được gọi là nhịp tim. Nhịp tim là toàn bộ hoạt động của tim
kể từ lúc tim co lần trước đến lúc tim bắt đầu co lần sau.
Nhịp tim trung bình: 100 – 130 lần/phút.
Chó trưởng thành: 60 – 160 lần/phút.
Chó con: 200 lần/phút.
2.2.4 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
Tuổi thành thục: 5 – 14 tháng. Tùy theo giống (chó lớn con thành thục chậm, chó nhỏ
con thành thục sớm hơn về giới tính)
Chó đực: 7 – 10 tháng.
Chó cái: 9 – 10 tháng.
Thời gian mang thai: 56 – 65 ngày.
Trên chó có hiện tượng mang thai giả.
2.2.5 Chu kỳ lên giống
Thường mỗi năm lên giống 2 lần.
Thời gian lên giống 12 – 24 ngày.
Giai đoạn thuận lợi để phối giống là 9 – 13 ngày kể từ khi có biểu hiện động dục đầu
tiên. Tuy nhiên, ở chó có hiện tượng hành kinh giả, nên có thể thấy biểu hiện động dục
nhưng phối không đậu.
2.2.6 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
Tùy giống chó mà số con đẻ ra trong một lứa khác nhau, trung bình từ 3 – 12 con/lứa,
có giống chỉ đẻ 1 – 2 con/lứa (Chihuahua, Fox…)
Chó mẹ ở độ tuổi 2 – 3,5 năm cho số con đẻ ra và số con nuôi sống tốt nhất.
Chó con sau khi sinh khoảng 12 – 15 ngày thì mở mắt.
Tuổi cai sữa 8 – 9 tuần tuổi.

2.3 Một số đặc tính để chẩn đoán bệnh trên chó

2.3.1 Về chẩn đoán lâm sàng
 Dựa vào biến đổi thân nhiệt, da, niêm mạc
- Thân nhiệt:
Khi nhiệt độ biến đổi ngoài giới hạn là do những phản ứng sinh lý của cơ thể với bệnh:
sốt, nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường.

4


+ Tiên lượng tốt: cơ thể sốt rồi trở lại sinh lý bình thường.
+ Tiên lượng xấu: sốt điều trị không hết, sốt cao rồi hạ xuống đột ngột.
- Da:
Những gia súc dinh dưỡng tốt và là gia súc non thì đàn tính của da cao. Đàn tính của da
liên quan mật thiết với mạng huyết quản, lâm ba quản, tổ chức liên kết dây chun, sợi
cơ, mạng thần kinh và lượng nước trong da. Cơ thể mất máu, mất nước thì da khô, đàn
tính da kém. Nếu da viêm, ghẻ hoặc bị bệnh ở tổ chức dưới da làm da teo lại, tổ chức
tăng sinh làm da mất đàn tính.
( Hồ Văn Nam, 1982)
- Niêm mạc:
Bình thường niêm mạc có màu hồng
+ Trường hợp xung huyết, xuất huyết có màu đỏ.
+ Đỏ tràn lan do sốt cao.
+ Niêm mạc trắng bệch do thiếu máu.
+ Niêm mạc tím xanh: thiếu O2, thừa CO2, viêm phổi…
+ Niêm mạc vàng: do sắc tố mật tràn ra trong một số bệnh gây viêm gan, tắt ống
dẫn mật, leptospirosis…
+ Tổn thương niêm mạc: mụn nước, mụn mủ, nốt loét có ý nghĩa trong chẩn đoán
bệnh truyền nhiễm.
(Trần Thị Minh Châu, 2002)
 Dựa vào những biến đổi hệ tim mạch

- Đối với tiểu gia súc tim đập động là do thân tim đập vào vách ngực.
- Tĩnh mạch cổ nổi rõ trong suy tim phải.
- Động mạch cổ đập mạnh trong bệnh hở van động mạch chủ.
- Gan thường to ra, bụng phải dày hơn bụng trái do suy tim phải hoặc suy tim toàn
bộ.
 Dựa vào những biến đổi về hô hấp
- Thể hô hấp bình thường của chó là hô hấp thể ngực, tuy nhiên ở những loài gia
súc khác thở thể ngực là có bệnh.
- Hô hấp thể sườn bụng: gia súc hít vào thở ra đều có sự phối hợp nhịp nhàng của
cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng. Đây là thể hô hấp bình thường của các loài gia súc trừ
loài chó.
- Hô hấp thể bụng: là thể hô hấp bệnh lý của các loài gia súc, do liệt cơ liên sườn,
gãy xương sườn, viêm màng phổi, viêm phổi nặng, viêm cơ tim, bao tim.

5


Những thay đổi bệnh lý:
- Tần số hô hấp tăng hơn bình thường: trong sốt cao (thân nhiệt tăng lên 10C cường
độ trao đổi chất tăng lên 1,2 – 1,5 lần).
- Tần số hô hấp giảm hơn bình thường: trong trúng độc (các chất độc ức chế trung
khu hô hấp xuất hiện lúc gia súc sắp chết).
 Về tiêu hóa
Hệ thống tiêu hóa do phải tiếp xúc với thức ăn, nước uống có nhiều thay đổi nên rất
dể bị bệnh, tỷ lệ đường tiêu hóa chiếm 33 – 35% trong tổng số các bệnh nội khoa mà
các loài gia súc mắc phải.
(Nguyễn Dương Bảo, 2000)
- Ăn uống: gia súc ăn ít hoặc kém ăn là do các bệnh lý gây sốt cao, bệnh ở hệ tiêu
hóa, bệnh rối loạn trao đổi chất. Ăn nhiều do các bệnh đái đường, tiêu chảy. Gia súc bỏ
ăn hoàn toàn là tiên lượng xấu. Gia súc uống nhiều nước do sốt cao, tiêu chảy, ói mửa,

ra nhiều mồ hôi, mất máu.
- Phân và trạng thái phân:
+ Táo bón: gia súc đi tiêu ít lần trong ngày, phân khô cứng do cơ thể bị mất nước,
do nhu động ruột giảm, do mất nước trong máu, máu đặc lại làm giảm hấp thu nước ở
đường tiêu hóa.
+ Tiêu chảy: gia súc đi tiêu nhiều lần trong ngày, phân lỏng do ăn thức ăn khó tiêu,
thức ăn quá nhiều nước, do nhu động ruột tăng (thường thấy trong các bệnh viêm ruột,
nhiễm chất độc, sử sụng thuốc kích thích nhu động ruột), trường hợp tiêu chảy có lẫn
máu do một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng gây tổn thương niêm mạc ruột.
 Về tiết niệu, sinh dục
- Động tác đi tiểu: bình thường ở gia súc khỏe, đi tiểu có động tác chuẩn bị trước
như đang nằm thì đứng dậy và đi tiểu. Nếu đường dẫn tiểu bị bệnh, tư thế đi tiểu của
gia súc có thay đổi như bị viêm niệu đạo thì tiểu đau, đầu quay nhìn bụng, rên la hoặc
chân cào đất.
- Số lần đi tiểu và lượng nước tiểu: tiểu ít, tiểu nhiều, không đi tiểu, tiểu nhắt, tiểu
đau, đi tiểu không cầm được đều là các dấu hiệu bệnh lý.
2.3.2 Về chẩn đoán cận lâm sàng
- Lấy phân tìm trứng giun.
- Xét nghiệm tìm ký sinh trùng trên da.

6


2.4 Một số bệnh thường xảy ra trên chó
2.4.1 Nhóm bệnh truyền nhiễm
 Bệnh do Parvovirus
- Mầm bệnh:
Bệnh truyền nhiễm do virus Canine Parvovirus, họ Parvoviridae, lây lan rất mạnh và
gây thiệt hại trên nhiều chó. Đặc trưng bởi triệu chứng tiêu chảy có lẫn máu tươi, mùi
tanh. Virus có thể tồn tại ngoài môi trường trong nhiều tháng.

Chó ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, thường ở chó 1 – 12 tháng tuổi.
- Triệu chứng:
+ Ói, suy nhược, sốt.
+ Biếng ăn, tiêu chảy, phân rất lỏng, có máu (thường màu hồng, mùi tanh khẳm đặc
trưng).
+ Mất nước, sụt cân nhanh.
Bệnh không kéo dài mà chết nhanh hoặc khỏi bệnh nhanh. Chó chết do mất nước, mất
cân bằng điện giải, sốc do nội độc tố, nhiễm trùng thứ phát. Chó khỏi bệnh miễn dịch
lâu dài.
- Điều trị:
Trên thực tế, bệnh rất khó trị, chủ yếu trị triệu chứng và bổ sung vitamin.
Dùng thuốc chống nôn, truyền dịch và cung cấp vitamin cho đến khi chó bình phục
hoàn toàn. Không cung cấp thuốc qua đường uống cho đến khi chó hết ói.
Sử dụng Atropin chống co thắt.
Corticosteroids phòng sốc do nội tiết tố.
Sử dụng một số kháng sinh hoạt phổ rộng để phòng phụ nhiễm: Gentamycin,
kanamycin, bisepton.
- Phòng bệnh
Giữ vệ sinh và tiêm kháng sinh định kỳ.
 Bệnh Carê
Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất của chó, xảy ra ở chó ở tất
cả các lứa tuổi, tác hại nặng nhất trên chó con. Virus thuộc nhóm paramyxovirus, tấn
công hệ tiêu hóa, hô hấp, da và thần kinh.
Mầm bệnh được thải qua dịch tiết mắt mũi, nước bọt, phân, nước tiểu.

7


Bệnh phổ biến và gây chết chó con từ 2 – 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành trên một năm
tuổi ít thấy mắc bệnh. Một số chó sau khi điều trị khỏi bệnh thường có di chứng thần

kinh như: đi choải chân, run rẩy khi đi lại…
- Triệu chứng:
Đặc trưng là tiêu chảy máu màu cà phê, sốt 2 thì.
+ Sốt cao 40 – 40,50C.
+ Ủ rũ, bỏ ăn, sau 24 – 48 giờ thì hạ sốt và ăn lại.
+ Mắt có ghèn, viêm kết mạc.
+ Chó thở khó khăn, khò khè và rên rỉ do viêm phổi cấp có mủ.
+ Chó bị viêm niêm mạc đường tiêu hóa, thể hiện nôn mửa liên tục, tiêu chảy có
máu và niêm mạc nhầy. Hội chứng viêm ruột làm cho chó kiệt sức và chết nhanh vì
mất nước, mất máu, mất chất điện giải.
Có mụn mủ ở vùng da mỏng như bụng, háng, lúc đầu đỏ sau thành mủ và vỡ ra và khô
lại.
Giai đoạn nặng gan bàn chân dày và cứng.
Trường hợp nặng có triệu chứng thần kinh như co giật, run từng cơn, nếu con vật vượt
qua được khi khỏi bệnh vẫn còn di chứng thần kinh.
- Điều trị:
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi chó bệnh thì phải cách ly để tránh lây nhiễm
sang chó khỏe khác.
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh trên thị trường để trị nhiễm khuẩn
kê phát như: Vime – tobra, Amoxi 15% LA, Vimexysol C.O.D, Spectylo. Lincocin
10%... Do chó bị tiêu chảy nhiều, nên truyền dịch Glucose 5% bù đắp nước và chất
điện giải để chó mau hồi phục.
Giảm nhiễm trùng thứ phát, dùng thuốc giảm sốt, bổ sung chất điện giải, chống co thắt
bằng Atropin.
Dùng một số kháng sinh phổ rộng như:
Trimethoprim – sulfamethoxazone 15 – 30 mg/kg thể trọng, uống hoặc tiêm dưới da
ngày 2 lần
Streptomycine 5 – 10 mg/kg thể trọng, ngày 2 lần tiêm bắp hoặc dưới da.
Gentamycin 2 mg/kg thể trọng, ngày 2 lần, tiêm bắp.
Kanamycin 10 – 20 mg/kg thể trọng, ngày 2 lần, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

Kết hợp với các thuốc bồi dưỡng, trợ sức như: Vitamin C, B. complex, Paravet,
Atropin…

8


- Phòng bệnh:
Tiêm phòng cho chó lúc 3 tháng tuổi bằng vaccine phòng bệnh Carê (Việt Nam) hoặc
dùng vaccine DHPPi + L (Hà Lan): phòng lúc 5 bệnh Carê, viêm gan truyền nhiễm,
bệnh do Parvovirus, Phó cúm và bệnh do xoắn khuẩn Leptospira. Hàng năm cần tiêm
định kỳ.
Thực hiện vệ sinh thú y và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt giúp chó có sức đề kháng chống
lại bệnh. Chuồng trại và môi trường thả chó phải làm vệ sinh định kỳ, hạn chế vật chủ
trung gian truyền bệnh và chống ô nhiễm.
 Bệnh viêm gan truyền nhiễm
Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó hay bệnh viêm não tủy truyền nhiễm ở chồn, cáo
còn gọi là bệnh Rubarth, bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh lây lan mạnh, chủ
yếu ở chó con, xảy ra cùng lúc hay sau bệnh Carê một thời gian ngắn.
Bệnh thường xảy ra ở chó con từ 1 – 3 tháng tuổi, mẫn cảm nhất là chó Berger, thời
gian nung bệnh 7 – 10 ngày, chó con hay chết đột ngột do mẫn cảm với virus.
Chó bệnh bài thải virus qua nước bọt, nước tiểu, phân. Chó khỏi bệnh vẫn còn khả
năng bài thải virus sau 6 tháng. Chó mẹ có thể truyền kháng thể cho chó con.
- Triệu chứng:
+ Sốt 40 – 40,50C, kéo dài liên miên, có triệu chứng sốt 2 pha.
+ Kém ăn, chậm lớn, buồn bã, lười vận động.
+ Có hiện tượng thiếu máu nên niêm mạc nhợt nhạt, máu loãng.
+ Gan sưng to gấp 2 lần bình thường, bụng chướng to, khi sờ vào bụng chó có cảm
giác đau.
+ Phù bụng, ngực, mi mắt và phù toàn thân, chó luôn khát nước, đôi khi bị nôn, tiêu
chảy máu.

- Điều trị:
Khi chó bệnh nặng thì việc tiếp truyền máu là rất cần thiết.
Có thể đưa dung dịch dextrose 5% trong dung dịch nước muối đẳng trương qua đường
tĩnh mạch và dùng kháng sinh tránh phụ nhiễm.
- Phân biệt:
Bệnh Carê: có triệu chứng thần kinh, sừng hóa gan bàn chân, mắt có ghèn.
Bệnh Leptospirosis: viêm dạ dày ruột chảy máu, lở loét miệng, vàng da.
- Phòng bệnh:
Khi nghi ngờ chó mắc bệnh phải cách ly và tẩy trùng để phòng lây lan.

9


 Leptospirosis
Bệnh truyền nhiễm ở nhiều loài gia súc, do xoắn khuẩn Leptospira (trên chó là L.
canicola, L. icterohemorragica), đặc trưng bởi hiện tượng vàng da, nước tiểu có máu,
viêm gan, thận, sẩy thai.
Đường lây lan: tiêu hóa, da và niêm mạc. Loài gậm nhấm có thể mang trùng suốt đời
và gieo rắc mầm bệnh.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể xoắn khuẩn vào máu gây sốt, sau đó vào gan, thận, tử
cung (chó mang thai). Trong máu, một số mầm bệnh có độc tố phá vỡ hồng cầu gây
thiếu máu, vàng da, nước tiểu có huyết sắc tố, còn gây tổn thương các mao quản, gây
xuất huyết, thủy thủng, hoại tử ở da, niêm mạc.
- Triệu chứng:
+ Sốt cao và thất thường (40 – 410C), có thể chảy máu mũi.
+ Khát nước, phù thủng ở mặt.
+ Niêm mạc mắt, mũi vàng.
+ Xoang ngực, bụng ứ nước vàng.
+ Nước tiểu đặc (vàng, đỏ).
+ Táo bón, nôn mửa.

Thời kỳ sau thấy chó bị rung cơ bắp, đau vùng bụng, nôn ra máu, chảy nước mũi, viêm
kết mạc, thân nhiệt hạ, thở khó, đi tiểu nhiều.
- Trị bệnh:
Dùng thuốc có chứa các kháng sinh: Penicillin G, Tetracyclin, Streptomycin phối hợp
Saline – dextrose và các vitamin liều cao.
- Phòng bệnh:
Giữ vệ sinh cho chó nhất là thức ăn, không để nhiễm phân và nước tiểu chuột.
Tiêu diệt chuột và các loài gậm nhấm quanh chổ nuôi chó.
Tiêm vaccine cho chó lúc 7 – 9 tuần tuổi.
2.4.2 Bệnh không truyền nhiễm
 Bệnh do giun tim
Bệnh giun tim ở chó là một bệnh rất phổ biến nhưng các triệu chứng xảy ra đôi khi
không rõ nên ít được chú ý.
Loài ký sinh: Dirofilaria immitis, con đực dài 120 – 180mm, con cái 250 – 300mm.
Vị trí ký sinh: động mạch phổi, tĩnh mạch chủ, tâm thất phải, tâm nhĩ phải và một số vị
trí trong tim.

10


Ấu trùng (microfilaria) của giun xâm nhập vào một số loài muỗi do muỗi hút máu chó
bệnh, phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm trong cơ thể muỗi trong 2 tuần và truyền cho
chó khỏe qua hút máu. Vòng đời tính từ khi ấu trùng trong máu được muỗi hút cho đến
khi xâm nhập vào chó khác và đẻ ra ấu trùng mới là 8 – 9 tháng.
Triệu chứng:
+ Ho, khó thở, suy nhược cơ thể
+ Rối loạn tuần hoàn, phù thủng, tích nước xoang bụng.
+ Tùy thuộc cường độ nhiễm, vị trí ký sinh, tùy mức độ mẫn cảm của từng cá thể.
Trường hợp nhiễm nặng, có quá nhiều giun tập trung thình lình ở tĩnh mạch chủ
nhiều thì thấy chó suy sụp nghiêm trọng, tích nước xoang bụng, đi tiểu ra huyết sắc tố

và chết trong vòng 1 – 3 ngày.
Chẩn đoán:
Những chẩn đoán tạm thời dựa trên triệu chứng, chủ yếu kiểm tra máu tìm
microfilaria. Ngoài ra, có thể dùng ELISA, X – quang.
Điều trị: Phải trị 3 giai đoạn của giun
Trị giun trưởng thành:
Caparsolate tiêm mạch với liều 0,2 ml/kg thể trọng, 2 lần mỗi ngày, trị 2 ngày (Chú ý:
tiêm vào ngay tĩnh mạch tránh thói thịt, độc với gan, thận).
Immiticide (melarsomine): Liều 0,5 ml/kg thể trọng, tiêm vào bắp thịt vùng thắt lưng.
Chú ý: trong thời gian điều trị phải giữ chó ổn định, tránh kích động do xác giun làm
tắc mạch.
Ngoài ra, có thể giải phẩu để lấy giun tim.
Trị ấu trùng cảm nhiễm: ấu trùng đã được muỗi truyền cho chó đang di hành trong cơ
thể.
- Diethylearbmazin (thường dùng sau khi diệt giun trưởng thành được 4 tuần).
- Ivermectin: 6mg/kg thể trọng.
Trị Microfilaria:
- Ivermectin cho uống liều 0,05mg/kg thể trọng, sau vài tuần kiểm tra lại, nếu còn
thì lặp lại một lần nữa.
- Levamisol 10mg/kg thể trọng, cho uống, ngày một lần, 6 – 10 ngày.

11


 Bệnh giun móc
Do giun móc Ancylostoma canium gây ra, một trong những bệnh giun tròn gây thiệt hại
nhiều nhất cho chó, mèo và một số loài ăn thịt thuộc họ chó (canidae). Bao miệng mỗi
bên có 3 đôi răng chia làm 3 nhánh.
Con đực dài: 9 – 12 mm.
Con cái dài: 10 – 21 mm.

Trứng hình bầu dục, 2 đầu nhọn, trứng mới thải ra bên ngoài có 8 tế bào phôi.
Giun móc tiết ra chất chống đông máu do vậy làm cho máu chảy ra trong ruột. Chó
nhiễm bệnh giun móc có biểu hiện đặc trưng là thiếu máu, viêm ruột cấp và mãn tính,
có kèm theo chảy máu ruột, đặc trưng chó từ 2 – 4 tháng tuổi, khi mắc bệnh tỷ lệ chết
cao từ 60 – 80% (nếu không được điều trị kịp thời).
Ấu trùng cảm nhiễm vào thức ăn nước uống vào cơ thể chó và có thể chui qua da và
gây bệnh, khi qua da chó con, ấu trùng không gây phản ứng cục bộ, nhưng khi qua da
chó trưởng thành ấu trùng gặp sự phản ứng mạnh mẽ của da, thể hiện viêm tấy rõ rệt
do ấu trùng chết tạo ra.
Giun móc đẻ nhiều trứng nên có thể tìm trứng trong phân.
- Triệu chứng:
+ Vật nôn mửa liên tục, có khi nôn ra máu.
+ Bỏ ăn hay ít ăn do hậu quả chảy máu niêm mạc ruột.
+ Thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm, suy nhược.
+ Tiêu chảy dữ dội, phân có lẩn máu màu cà phê hoặc màu đen có dịch nhầy và mùi
tanh khẳm.
Gia súc non thường chết do mất máu, mất nước.
Xuất hiện triệu chứng thần kinh do độc tố giun móc thấm vào máu và đi khắp cơ thể.
- Điều trị:
Có thể sử dụng một trong các loài thuốc sau:
Mebendazole là thuốc hiệu quả nhất trị giun móc, dùng 22 mg/kg thể trọng ngày uống
1 lần, uống trong 3 ngày.
Piperazine 100 – 200 mg/kg thể trọng, cho ăn trong vòng 3 ngày.
Fenbenazole 50 mg/kg thể trọng, cho ăn hoặc uống.
Bồi dưỡng, trợ sức: Vitamin K, truyền dịch.
- Phòng bệnh:
Ăn chính, ăn sạch, uống sạch để ngăn ngừa ấu trùng giun.

12



Thường xuyên thu dọn phân, tẩy trùng chuồng trại.
Định kỳ tẩy giun cho chó.
 Bệnh mò bao lông
Do ký sinh trùng có tên Demodex canis sống trong nang bao lông gây ra, có thể tìm
thấy trên cơ thể chó khỏe.
- Triệu chứng:
Thường phát sinh ở phía trước mắt hoặc khủy chân. Bệnh có thể thay đổi từ nhiều như
chỉ một mảnh nhỏ cho đến nặng như toàn thân đều có bệnh tích rướm máu, mủ.
Với trường hợp bệnh nhẹ thì chỉ bị một khu vực tách biệt, bị rụng lông ở mặt, quanh
mắt, chân trước hay cả chân sau.
Trường hợp nặng da bị mẫn đỏ, có mụn mủ, có máu và huyết thanh rỉ ra từ những vùng
bị nhiễm bệnh, kế đó là nhiễm trùng kế phát thường thấy là Staphylococcus aureus,
thỉnh thoảng cũng thấy Pseudomonas spp.
Chẩn đoán:
Dùng dao tẩm dầu cạo chỗ có bệnh tích cho đến khi thấy đỏ lên, bắt đầu chảy máu rồi
soi dưới kính hiển vi để tìm ký sinh trùng.
Điều trị:
Khi bệnh khu trú có giới hạn thì thường tự khỏi, tuy nhiên để đề phòng lây lan toàn
thân nên trị sớm:
Amitraz với nồng độ 0,025% trong nước, mỗi tuần bôi một lần cho đến khi dứt các
bệnh tích, rồi tiếp tục bôi 2 tuần một lần cho đến khi dứt các bệnh tích.
Ivermectin 0,6 mg/kg thể trọng cho uống ngày 1 lần liên tục trong 42 ngày.
Hoặc bôi lên chỗ bệnh tích với Bezyl benzoat.
Tắm bằng các xà phòng tẩy trùng.
Trị nhiễm thứ phát với: Penicillin V 10 mg/kg thể trọng, ngày uống 3 lần.

2.5 Thành phần và cơ chế tác dụng của một số loại thuốc
2.5.1 Nhóm thuốc kháng sinh
 Septotrim 24% (Navetco), dung dịch tiêm

Thành phần:
- Trimethoprim………...4g
- Sulfamethoxazol……20g

13


Cách dùng:
Tiêm bắp dưới da.
Chó mèo: 1ml/10kg thể trọng
Công dụng:
Phòng và trị các bệnh nhiễm trùng nguyên phát hoặc kế phát với bệnh do virus hay
viêm nhiễm như:
- Viêm ruột – dạ dày do E-coli, thương hàn…
- Viêm thận, viêm đường sinh dục
- Viêm khí quản, phổi
- Viêm khớp ở gia cầm
- Bệnh màng não
- Bệnh cầu trùng
 Navet – tetrasone (Navetco)
Thành phần:
- Oxytetracycline HCL…………………..5000mg
- Gentamycine sunfate…………………..4000mg
- Dexamethasone…………………………50mg
Công dụng:
Trị bệnh viêm phổi, tụ huyết trùng, phó thương hàn, viêm vú, viêm dạ dày, ruột, tiêu
chảy do vi khuẩn đường ruột.
Cách dùng và liều dùng:
Tiêm bắp
Heo con, chó: 1ml/5kg thể trọng

 Lincomycin (Navetco) Dung dịch tiêm
Thành phần:
- Lincomycin HCL………………….10g
- Dung môi vừa đủ………………...100g
Công dụng:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục, khớp xương, màng bụng, da.
- Đặc trị nhiễm trùng phổi, bệnh suyễn heo, dấu son, viêm khớp, viêm tử cung.
Liều dùng:
Chó, mèo: 1ml/5kg thể trọng/ngày. Có thể tiêm nhắc lại sau 12 giờ, tiêm bắp.

14


2.5.2 Nhóm thuốc bồi dưỡng
 Glucose 5%
Thành phần:
- Glucose khan………………..5g.
Tác dụng:
- Cung cấp nước và năng lượng trong các trường hợp mất máu, mất nước, bỏ ăn,
tiêu chảy, nôn mửa…
Cách dùng: tiêm truyền tĩnh mạch
Liều dùng: 25ml/1kg thể trọng
 Lactat ringer
Thành phần:
- Natri clorid………………3,00g
- Kali clorid……………….0,15g
- Calci clorid……………....0,075g
- Natri lactat……………….1,55g
Tác dụng:
- Cung cấp nước và điện giải trong trường hợp tiêu chảy mất nước và điện giải

- Cách dùng: tiêm tĩnh mạch (I.V) hoặc phúc xoang (I.P)
- Liều dùng: 10 – 25ml/kg thể trọng
 Calcifort – B12 dung dịch tiêm
Thành phần:
- Calci gluconate……………...28000mg
- Vitamin B12…………….……5000mg
- Acid boric…………………….5700mg
- Acid glutamic…………………6200mg
- Magne carbonate………………3100mg
Cách dùng và liều dùng: tiêm bắp, dưới da và tiêm tĩnh mạch.
Chó, mèo: 2 – 5ml/lần/ngày

15


 Vitamin C
Thành phần:
- Vitamin C………………20000mg
Cách dùng: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.
Công dụng: tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Phòng chống hội chứng stress do vận chuyển, thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn.
- Làm việc mất sức.
- Thiếu máu, chảy máu.
- Kết hợp chữa gãy xương.
- Chữa bệnh đục thủy tinh thể ở chó.
 Bio – vitamin B1
Thành phần:
Vitamin B1…………………50mg
Công dụng:
- Kích thích tính thèm ăn

- Điều trị phù thủng viêm dây thần kinh, tê bại, rối loạn trao đổi glusid do thiếu
vitamin B
Liều lượng và cách dùng:
- Heo con, chó, mèo: 1 – 2ml/con
- Tiêm bắp thịt hoặc dưới da ngày một lần trong 3 – 4 ngày
 Bio – B. Complex
Thành phần:
- Vitamin B1 ……………….10mg
- Vitamin B2………………....4mg
- Vitamin B6………………....4mg
- Vitamin B12……………….10mcg
- Nicotinamide……………....50mg
- D – Panthenol…………….....5mg
Công dụng:
- Phòng, ngừa và điều trị bệnh thiếu vitamin nhóm B. Tăng cường sức đề kháng
bệnh, chống stress, chống nhiễm trùng, kích thích tiêu hóa, giúp thú tăng trưởng nhanh,
mau phục hồi sau khi mắc bệnh.

16


×