Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN sán ký SINH ở CHÓ tại QUẬN NINH KIỀU – THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.03 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ MỘNG NGHI

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở CHÓ
TẠI QUẬN NINH KIỀU – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2009

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở CHÓ
TẠI QUẬN NINH KIỀU – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


ThS. Đỗ Trung Giã

Nguyễn Thị Mộng Nghi
MSSV: 3042902
Lớp: THÚ Y K30

Cần Thơ, 2009

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HOC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở chó tại quận Ninh Kiều –
thành phố Cần Thơ.
Do sinh viên: Nguyễn Thị Mộng Nghi thực hiện tại ph òng E202, Bộ
môn Thú Y, Khoa Nông Nghi ệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần
Thơ từ tháng 2/2009 đến tháng 4/2009.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm…

Cần Thơ, ngày… tháng… năm…

Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Đỗ Trung Giã


Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm…
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

iv


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận văn này là nghiên cứu của bản
thân tôi. Tất cả số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mộng Nghi

v


LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập tại trường cùng với sự chỉ dạy tận tình của thầy cô
trường Đại Học Cần Thơ và khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng tôi đã tiếp
thu được nhiều kiến thức đại c ương và chuyên ngành thú y.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báo trong suốt thời gian học tại tr ường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đỗ Trung Giã - người đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tâm giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bạn c ùng phòng E202, Bộ Môn Thú Y,

Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ.
Chân thành cảm ơn các cán bộ thú y quận Ninh Kiều v à các cô chú tại các
điểm lấy mẫu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình lấy mẫu.
Cảm ơn gia đình đã động viên hỗ trợ tinh thần cũng nh ư vật chất trong suốt
thời gian học cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn tập thể lớp Thú Y khóa 30 v à các bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.

vi


MỤC LỤC
TRANG DUYỆT................................ ................................ ................................ .....ii
LỜI CAM ĐOAN................................ ................................ ................................ ....v
LỜI CẢM ƠN ................................ ................................ ................................ ........vi
MỤC LỤC ................................ ................................ ................................ ............vii
DANH MỤC BẢNG ................................ ................................ .............................. ix
DANH MỤC HÌNH ................................ ................................ ................................ x
TÓM LƯỢC................................ ................................ ................................ ...........xi
CHƯƠNG 1 ................................ ................................ ................................ ............ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ................................ ................................ ................................ .........1
CHƯƠNG 2 ................................ ................................ ................................ ............ 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................ ................................ ................................ ...2
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU VỀ BỆNH GIUN SÁN KÝ SINH TR ÊN CHÓ
Ở NGOÀI NƯỚC ................................ ................................ ................................ 2
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU VỀ BỆNH GIUN SÁN KÝ SINH TR ÊN CHÓ
Ở TRONG NƯỚC ................................ ................................ ............................... 2
2.3. ĐẶC TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ LO ÀI GIUN SÁN KÝ SINH TRÊN CHÓ
................................ ................................ ................................ ............................ 6
2.3.1. Giun tròn ký sinh ở chó ................................ ................................ .......... 6

2.3.2. Sán dây ký sinh ................................ ................................ .................... 14
2.4. TÁC HẠI CỦA GIUN SÁN ĐỐI VỚI KÝ CHỦ ................................ ........ 16
2.5. TÁC HẠI CỦA GIUN SÁN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NG ƯỜI............. 17
CHƯƠNG 3 ................................ ................................ ................................ .......... 20
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHI ỆM ................................ .............. 20
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................ ................................ ....... 20
3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH................................ ................. 20
3.3. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHI ỆM................................ ................................ .20
CHƯƠNG 4 ................................ ................................ ................................ .......... 27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................ ................................ ............... 27
vii


4.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN
NINH KIỀU – THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................ .......................... 27
4.2. TÌNH HÌNH NUÔI CHÓ T ẠI QUẬN NINH KIỀU – THÀNH PHỐ CẦN
THƠ ................................ ................................ ................................ .................. 28
4.3. KẾT QUẢ TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH TR ÊN CHÓ TẠI
QUẬN NINH KIỀU – THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................ .............. 29
4.3.1. Kết quả tình hình nhiễm giun sán ký sinh đường tiêu hóa chó theo lứa
tuổi................................ ................................ ................................ ................. 29
4.3.2. Kết quả thành phần loài giun sán ký sinh ở chó tại quận Ninh Kiều –
thành phố Cần Thơ ................................ ................................ ......................... 31
4.3.3. Kết quả tình hình nhiễm ghép giun sán ký sinh tr ên chó ...................... 38
4.3.4. Các loài giun sán từ chó có khả năng lây sang người ........................... 39
CHƯƠNG 5 ................................ ................................ ................................ .......... 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................ ................................ ................... 41
5.1. KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ 41
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................ ................................ ................................ ... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ..................... 42

PHỤ CHƯƠNG................................ ................................ ................................ ..... 44

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm giun sán theo tuổi ................................ ................................ ..29
Bảng 2. Thành phần loài giun sán ký sinh trên chó theo l ứa tuổi ...........................32
Bảng 3. Tình hình nhiễm ghép giun sán chó tại quận Ninh Kiều ..........................38

ix


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Ancylostoma caninum ................................ ................................ ................ 8
Hình 2. Tim bị giãn nở tim do sự tắc nghẽn của tâm thất phải v à động mạch phổi vì
giun tim trưởng thành và tăng về số lượng ................................. ........................... 13
Hình 3. Đầu sán dây Dipylidium caninum ................................ ............................. 15
Hình 4. Ấu trùng giun móc di hành dưới da người ................................ ................ 18
Hình 5. Ấu trùng giun móc Ancylostoma braziliense dưới da người ..................... 19
Hình 6. Bản đồ thành phố Cần Thơ................................ ................................ ....... 27
Hình 7. So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi ................................ ................ 30
Hình 8. So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán giữa các lo ài ................................ .............. 33
Bảng 9. So sánh thành phần loài giun sán nhiễm theo lứa tuổi chó ....................... 36
Hình 10. So sánh tỷ lệ nhiễm ghép giun sán theo các lứa tuổi của chó .................. 38

x



TÓM LƯỢC
Giun sán ký sinh ở chó là tình trạng rất phổ biến không những gây hại cho chó m à
còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con ng ười. Giun sán dễ lây nhiễm là do người dân
có thói quen nuôi chó thả rong và thiếu hiểu biết về tác hại cũng nh ư đường lây lan
của chúng. Trên địa bàn quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ, tôi tiến hành mổ
khảo sát 203 chó tại các điểm giết mổ chó. Kết quả thu đ ược qua quá trình thực hiện
đề tài như sau:
Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh là (95,56%).
Chó ở quận Ninh Kiều nhiễm giun sán 2 lớp Nematoda và Cestoda, trong đó
lớp Nematoda nhiễm cao nhất.
Lớp Nematoda có 7 loài với tỷ lệ nhiễm cụ thể: Ancylostoma caninum
(65,52%), Ancylostoma braziliense (60,59%), Uncinaria stenocephala (74,87%),
Toxocara canis (4,92%), Toxascaris leonina (2,46%), Spirocerca lupi (20,19%),
Dirofilaria immitis (14,28%).
Ở lớp Cestoda phát hiện có 3 loài là Dipylidium caninum (2,95%), Taenia
multiceps (1,97%), Taenia hydatigena (0,49%).
Tình hình nhiễm ghép: nhiễm ghép 1-2 loài/ cá thể chiếm tỷ lệ cao nhất là
(49,48%), 3-4 loài/ cá thể (48,45%) và thấp nhất là chó 5-6 loài/ cá thể (2,06%).

xi


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chó là con vật trung thành, thông minh, dễ huấn luyện nên từ rất lâu đời nó
đã được con người thuần hoá và trở thành một trong những loài thú quan trọng được
nuôi trong nhà. Việc nuôi chó hiện nay không chỉ là tập quán của người dân mà còn
là nhu cầu phục vụ đời sống con ng ười như nuôi chó để làm bạn, làm cảnh, bảo vệ

an ninh quốc phòng và tài sản của nhân dân. Ngoài ra, ở một số nơi thịt chó được
xem như một món ăn đặc sản.
Với mục đích đa dạng như vậy nên chó được nuôi ở khắp mọi nơi và số
lượng chó nuôi tại Việt Nam không ngừng tăng l ên. Song chó là loài vật mẫn cảm
với các tác nhân gây bệnh. Bệnh do ký sinh trùng làm chết và làm giảm sức sống
của nhiều chó, gây thiệt hại về kinh tế, đặc biệt đối với các hộ nuôi các giống chó
quý hiếm.
Điều đáng quan tâm là hiện nay ở nước ta tình hình lây nhiễm một số giun
sán từ chó sang người được phát hiện ngày càng nhiều.
Xuất phát từ mục đích bảo vệ đ àn chó, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và được
sự chấp thuận của Bộ Môn Thú Y - khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở chó tại quận
Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ” nhằm mục đích:
-

Xác định tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở chó tại quận Ninh kiều thành phố Cần Thơ.

-

Xác định thành phần loài giun sán ký sinh trên chó t ại quận Ninh Kiều
- thành phố Cần Thơ.

Từ đó khuyến cáo người nuôi tẩy trừ và phòng bệnh cho vật nuôi cũng
như hạn chế lây truyền sang người.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH GIUN SÁN KÝ SINH TR ÊN
CHÓ Ở NGOÀI NƯỚC
Theo các tác giả Basa, -SS; Ogunkoya, -AB; Ezeocoli, -CD (1983), nghiên
cứu sự lưu hành về bệnh giun sán ký sinh ở đ ường tiêu hóa chó trong vùng nông
thôn ở Nigeria, đã kiểm tra 144 chó thì thấy có 61 con chó nhiễm Ancylostoma
caninum (42,4%), Toxocara canis và Taenia spp có 14 con nhi
ài,
Dipylidium caninum nhiễm 11 con (7,6%), Spirocerca lupi nhiễm 2 con (1,3%). Tỷ
lệ nhiễm có khuynh hướng cao trong mùa mưa, Ancylostoma caninum lưu hành suốt
cả mùa ẩm ướt và mùa khô.
Dubna S.; Langroval I.; Napravnik J.; Jankovska I.; Vadlejch J.; Pekar S.;
Fechtner J, điều tra tỷ lệ nhiễm giun sán ở ruột non ở Czech Republic cho kết quả
là Toxocara canis (6,2%), Sarcocystis spp (0.6%), Capillaria spp (0.6%),
Ancylostoma sp (0,4%), Uncinaria sp. (0,4%) và Spirocerca sp (0,2%).
Guadalupe Miro, Marta Mateo, Ana Montoya, Enrique Vela and Rosa
Calonge (2006), qua kiểm tra 1161 mẫu phân chó thấy tỷ lệ nhiễm chung l à (28%).
Tỷ lệ nhiễm cụ thể của các loài như sau: G. duodenalis (7%), Cystoisospora spp.
(3.8%), T. canis (7.8%), T. leonina (6.3%), Ancylostomidae (4%), T. vulpis (3.3%),
Taenidae (2.9%) and Dipylidium caninum (0.9%).
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học người Nigeria về giun sán ký sinh ở
ruột chó tại bang Kaduna, Negeria(2008) bằng phương pháp mổ khám 160 chó cho
thấy chó nhiễm các loại giun sán với tỷ lệ như sau: Dipylidium caninum (75,00%),
Taenia hydatigena (43,8%), Diphyllobothrium latum (6,3%), Ancylostoma caninum
(6,3%), Toxocara canis (6,3%).
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU VỀ BỆNH GIUN SÁN KÝ SINH TR ÊN
CHÓ Ở TRONG NƯỚC
Trong “Công trình nghiên c ứu Ký Sinh Trùng ở Việt Nam tập 2” của tác giả
Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh thì thành phần giun sán ký sinh ở chó cho đến
trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 theo Houdemer (1938), bao gồm các lo ài
như sau: Eurytrema rebelled, Clonorchis sinensis, Echinochasmus perfoliatus,

Diphyllobothrium mansoni, Tetrethyridium baillie ti, Dipylidium caninum,
Echinococcus granulosus, Cysticercus cellulosae, Taenia pisiformis, Taenia
hydatigena, Strongyloides canis, Trichuris vulpis, Ancylostoma braziliensi,
Ancylostoma caninum, Toxocara canis, Toxocaris leonine, Spirocerca
sanguinolenta. Theo tác giả tỷ lệ nhiễm các loài như sau: Dipylidium caninum
2


(22,48%), Toxocara canis (16,71%), Ancylostoma caninum (75,87%), Spirocerca
sanguinolenta (9,31%), Trichuris vulpis (0,59%).

Ngô Huyền Thúy, Nhữ Văn Thụ (1995), T ình hình nhiễm giun Spirocerca
lupi (Rudolphi,1809) ở chó tại Hà Nội. Kết quả sau khi thu thập v à xét nghiệm 130
mẫu phân phát hiện có 9 tr ường hợp nhiễm giun chiếm tỷ lệ (6,9 %), qua mổ khám
38 chó cho thấy giun Spirocerca lupi ký sinh ở chó khu vực Hà Nội chiếm tỷ lệ
(36,8%).
Nguyễn Văn Nghĩa (1998), Nghiên cứu tình hình nhiễm giun móc ở chó tại thành
phố Cần Thơ. Qua kiểm tra 280 mẫu phân v à mổ khám 35 con chó cho thấy tỷ lệ
nhiễm giun móc ở chó là (78,93%).

Lê Văn Lộc (1999), điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở đ ường ruột
của chó tại thành phố Cần Thơ bằng phương pháp kiểm tra phân và thử nghiệm một
số loại thuốc tẩy trừ, kết quả kiểm tra phân 220 cho thấy chó bị nhiễm 3 lo ài thuộc
lớp giun tròn và một loài thuộc lớp sán dây, trong đó nhiễm giun móc với tỷ lệ cao
nhất (77,27%), các loài còn lại nhiễm với tỷ lệ thấp h ơn.

Theo Ôn Hòa Thịnh (1999), điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở ống
tiêu hóa chó tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang, kết quả xét nghiệm 244 mẫu
phân chó cho biết tỷ lệ nhiễm chung là (75,00%) với 6 loài thuộc lớp giun tròn và 1
loài thuộc lớp sán dây trong đó Ancylostoma caninum (59,84%), Ancylostoma

braziliense (26,64%), Uncinaria stenocephala (15,57%). Kết quả qua mổ khám 124
chó cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán (100,00% ), trong đó 4 loài thuộc lớp sán dây và 8
loài thuộc lớp giun tròn, trong đó Ancylostoma caninum (77,42%), Ancylostoma
braziliense (17,74%), Uncinaria stenocephala (14,52%).

Lê Hữu Khương (2005), nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên
chó ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam. Kế t quả phân loại 73.757 mẫu vật đ ã định
danh được 12 loài giun sán, trong đó có 8 loài thuộc lớp giun tròn và 4 loài thuộc
lớp sán dây. Tỷ lệ nhiễm chung trên chó là (97,81%), tỷ lệ nhiễm giun tròn
(96,24%), sán dây (29,79%). Phần lớn chó nhiễm ghép 3 -4 loài giun sán. Có 6 loài
giun sán phân bố khắp 13 địa điểm điều tra l à: Dipylidium caninum, Spirocerca
lupi, Toxocara canis, Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria
stenocephala. Một số loài nhiễm tăng dần theo lứa tuổi.
3


Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiệp (2006), điều tra tình hình nhiễm giun móc ở chó
tại thành phố Cần Thơ và thử hiệu lực một số thuốc tẩy trừ, kiểm tra 220 mẫu phân
chó và mổ khám 30 con chó cho kết quả như sau: đối với phương pháp kiểm tra
phân tỷ lệ nhiễm giun móc (60,45%), đối với ph ương pháp mổ khám tỷ lệ nhiễm
giun móc là (83,33%).
Theo Phạm Minh Sơn (2007), Tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên chó tại
huyện Vĩnh Thạnh - thành phố Cần Thơ và thử hiệu quả một số loại thuốc tẩy trừ.
Kết quả kiểm tra 176 mẫu phân cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán ở chó rất cao là
(75,57%) với 8 loài giun sán ký sinh trên chó với tỷ lệ nhiễm như sau: 3 loài giun
móc là Ancylostoma caninum (65,91%), Ancylostoma braziliense (51,14%),
Uncinaria stenocephala (27,27%); 2 loài giun đũa là Toxocara canis (11,93%),
Toxascaris leonina (6,25%), 1 loài giun tóc Trichuris vulpis (7,39%), 2 loài sán dây
là Dipylidium caninum (1,14%), Taenia pisiformis (4,55%). Qua mổ khám 107 chó
cho theo tỷ lệ nhiễm chung là (91,59%), phát hiện được 10 loài giun sán, trong đó

có 7 loài thuộc lớp Nematoda, 2 loài thuộc lớp Cestoda, 1 loài thuộc lớp Trematoda
với tỷ lệ nhiễm cụ thể như sau: Ancylostoma caninum (66,36%), Ancylostoma
braziliense (51,40%), Uncinaria stenocephala (35,51%), Toxocara canis (7,48%),
Toxascaris leonina (0,94%), Spirocerca lupi (26,17%), Dirofilaria immitis
(11,21%), Dipylidium caninum (28,03%), Multiceps Multiceps (2,80%),
Echinochasmus perfoliatus (2,80%).
Theo Nguyễn Thị Thi (2007), Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở chó tại
quận Ô Môn - thành phố Cần Thơ và thử hiệu quả một số loại thuốc tẩy trừ. Đối
với phương pháp kiểm tra phân: tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở chó tại quận Ô
Môn khá cao chiếm tỷ lệ (61,24 %). Tỷ l ệ nhiễm theo loài cho thấy có 8 loài giun
sán ký sinh ở chó: Ancylostoma caninum (55,62%), Ancylostoma braziliense
(37,08%), Uncinaria stenocephala (21,91%), Toxocara canis (8,99%), Toxascaris
leonina (5,06%), Trichuris vulpis (4,49%), Dipylidium caninum (2,25%), Taenia
pisiformis (0,56%). Đối với phương pháp mổ khám, thu thập được 3766 mẫu giun
sán bao gồm 9 loài, trong đó có 6 loài thu ộc lớp giun tròn: Ancylostoma caninum
(74,00%), Ancylostoma braziliense (70,00%), Uncinaria stenocephala (42,00%),
Spirocerca lupi (38,00%), Dirofilaria immitis (21,00%), Toxocara canis (2,00%); 2
loài sán dây là Dipylidium caninum (23,00%) , Multiceps Multiceps (4,00%) và một
loài thuộc lớp sán lá là Echinochasmus perfoliatus (3,00%).
Phạm Thị Huyền Thanh (2007), T ình hình nhiễm giun sán ký sinh ở đ ường
tiêu hóa chó tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp và thử hiệu quả một số loại
thuốc tẩy trừ. Qua xét nghiệm 145 mẫu phân chó tại th ành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng
4


Tháp cho kết quả như sau: tỷ lệ nhiễm chung là (56,55%). Có 6 loài giun sán ký
sinh đường tiêu hóa chó: 3 loài giun móc là Ancylostoma caninum (48,97%),
Ancylostoma braziliense (19,315%), Uncinaria stenocephala (28,97%), hai loài
giun đũa là: Toxocara canis (11,72%), Toxascaris leonina (6,90%) và một loài giun
tóc là Trichuris vulpis (4,83%).

Ngoài ra tác giả còn mổ khám 100 chó với số mẫu giun sán thu th ập được là
2674 con giun sán. Với kết quả cụ thể như sau:
Tỷ lệ nhiễm chung rất cao l à (91,00%).
Có 9 loài giun sán ký sinh đường tiêu hóa chó: Ancylostoma caninum
(61,00%), Ancylostoma braziliense (59,00%), Uncinaria stenocephala (41,00%),
Spirocerca lupi (29,00%), Toxocara canis (2,00%); Toxascaris leonina (3,00%), 2
loài sán dây là Dipylidium caninum (25,00%) , Multiceps Multiceps (15,00%) và
một loài thuộc lớp sán lá là Echinochasmus perfoliatus (1,00%).
Tôn Phước Kim (2008), Tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên chó tại quận
Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ và thử hiệu quả của Mebendazol trong tẩy trừ giun
tròn. Qua xét nghiệm 147 mẫu phân thấy chó nhiễm giun tr òn với tỷ lệ nhiễm chung
là (80,95%), với 5 loài giun tròn: Uncinaria stenocephala (47,62%), Ancylostoma
braziliense (40,14%), Ancylostoma caninum (38,78%), Toxocara canis (4,08%),
Trichuris vulpis (2,72%). Về phương pháp mổ khám, khảo sát 109 chó vớ i tỷ lệ
nhiễm giun sán là (97,25%), tỷ lệ nhiễm theo loài như sau: : Ancylostoma caninum
(52,29%), Ancylostoma braziliense (54,13%), Uncinaria stenocephala (64,22%),
Spirocerca lupi (17,43%), Dirofilaria immitis (7,34%), Toxocara canis (1,83%); 2
loài sán dây là Dipylidium caninum (8,26%) , Multiceps Multiceps (11,93%) và một
loài thuộc lớp sán lá là Echinochasmus perfoliatus (12,84%).
Theo Hoàng Minh Đức, Nguyễn Thị Kim Lan (2008), Tình hình nhiễm giun
tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội và thử thuốc điều trị. Xét nghiệm phân
457 chó và mổ khám 116 chó các loại nuôi ở th ành phố Hà Nội, kết quả cho thấy:
có 4 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa chó là Ancylostoma caninum (68-71%),
Toxocara canis (20%), Toxascaris leonina (24-26%) và Trichocephalus vulpis
(7%). Cường độ nhiễm mỗi loài từ 1-72 giun /chó. Tỷ lệ nhiễm giảm dần theo tuổi
chó (trừ giun tóc là ngược lại).

5



2.3. ĐẶC TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ LO ÀI GIUN SÁN KÝ SINH TRÊN
CHÓ
2.3.1. Giun tròn ký sinh ở chó
2.3.1.1.

Giun đũa ký sinh ở chó

Ngành Nemathelminthes (Schneider, 1873)
Lớp Nematoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Phasmidia (Chitwood, 1933)
Bộ Ascaridida (Skrjabin & Schulz, 1940)
Họ Anisakidae (Skrjabin & Karokhin, 1945)
Giống Toxocaris (Stiles, 1905)
Loài Toxocara canis (Werner, 1782)
Loài Toxascaris leonina (Leiper, 1907)
 Toxocara canis (Werner, 1782)
Hình thái: giun ký sinh ở ruột non của chó, cáo, chó sói, chồn và các loài thú
ăn thịt khác thuộc họ chó (Canidae).
Khi còn sống Toxocara canis có màu trắng ngà, vỏ ngoài trơn láng. Đầu
giun thường cong về mặt bụng, miệng có 3 môi và có 2 cánh đầu rộng làm cho đầu
giun giống mũi tên. Con đực dài 5-10 cm, đuôi có vật phụ hình nón nhỏ giống ngón
tay, 2 gai giao hợp dài bằnh nhau 0,75-0,97 mm. Con cái 9-18 cm, lỗ sinh dục cách
đầu khoảng 1/5-1/4 so với chiều dài thân. Giữa thực quản và ruột có dạ dày, đây là
đặc điểm để phân biệt với lo ài Toxascaris leonina (không có dạ dày).
Trứng hầu như tròn vỏ trứng có nhiều chỗ lồi lõm. Đường kính của trứng
0,068 – 0,075mm.
Vòng đời: trứng của Toxocara canis theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận
lợi (ẩm ướt, nhiệt độ từ 20 -300C) phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm, sau 5 ngày
vẫn nằm trong trứng. Trứng cảm nhiễm n ày được chó và các loài ăn thịt khác nuốt
phải vào ống tiêu hoá của chúng, ấu trùng chui ra khỏi trứng. Ấu trùng phải trải qua

quá trình di chuyển theo hệ thống tuần hoàn như ấu trùng của phần lớn các giun
thuộc bộ phụ Ascaridata khác.
Trong quá trình di chuyển, ấu trùng giun Toxocara canis chui qua mao mạch
phổi, xâm nhập vào vòng tuần hoàn lớn. Trong trường hợp đó, ở những động vật có
chửa, ấu trùng Toxocara thường theo máu qua nhau thai v ào bào thai. Người ta đã

6


tìm thấy chúng ở trong gan. Ấu trùng chủ yếu cư trú trong gan phổi của bào thai. Ở
chó sơ sinh sau 2 ngày, ấu trùng đã xâm nhập vào ruột qua khí quản và thực quản.
Nếu như trứng Toxocara cảm nhiễm xâm nhập vào cơ thể của ký chủ không
chuyên biệt như: chuột đồng, chuột nhà…thì ấu trùng nở ra sẽ di chuyển theo máu
được mang đến các cơ quan và mô nhau và đóng kén tại đó. Ấu trùng đã đóng kén
không phát triển, nhưng cấu tạo giải phẫu vẫn không thay đổi. Trong trường hợp
chó, cáo ăn phải chuột đồng chuột nhà có kén ấu trùng Toxocara thì ấu trùng trong
kén sẽ được giải phóng vào ruột và chúng phát triển thành giun Toxocara trưởng
thành.
Các loài thú ăn thịt bị nhiễm Toxocara canis theo ba đường: trực tiếp ăn
phải trứng cảm nhiễm, ăn thịt phải ký chủ dự trữ có mang ấu trùng, nhiễm ấu trùng
qua nhau thai, ấu trùng từ cơ thể mẹ có chửa xâm nhập vào bào thai qua máu.
Sự phát triển của Toxocara canis từ ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành
trong cơ thể ký chủ dài 26 – 28 ngày. Khi nhiễm qua nhau thai, có thể phát hi ện
được trứng của Toxocara ở chó con từ 21 – 22 ngày tuổi (A.M.Petrov).
 Toxascaris leonina (Leiper, 1907)
Hình thái: giun tròn dài, đầu có 3 môi, thực quản đ ơn giản, hình trụ, không
có hành thực quản và không có dạ dày. Đầu hẹp hơi cong về phía lưng. Giun trưởng
thành ký sinh ở ruột non của chó trên 6 tháng và chó trưởng thành.
Con đực dài 40 - 80 mm, đuôi nhọn không tù như Toxocara canis, hai gai
giao hợp dài bằng nhau: 0,9 - 1,5mm.

Con cái dài 60 -100mm. Trứng hơi tròn, bên ngoài có lớp vỏ nhẵn, đường
kính 0,075 – 0,085mm gồm 2 lớp vỏ dày màu vàng nhạt.
Vòng đời: phát triển trực tiếp. Chó ăn phải thức ăn có lẫn trứng giun đũa
Toxascaris leonina. Trong ruột chó, ấu trùng chui ra khỏi trứng xâm nhập vào thành
ruột và lần lượt lột xác. Những ấu trùng này không di chuyển vào máu mà đi vào
lòng ruột, tiếp tục lột xác, phát triển v à đạt tới giai đoạn trưởng thành. Thời gian
Toxascaris leonina phát triển đến giai đoạn trưởng thành trong ruột chó kéo dài từ
55-72 ngày (A.M.Petrov và A.M.Borovkova, 1963), m ất 3-4 tuần (Abulage, 1982).
2.3.1.2.

Giun móc

Ngành Nemathelminthes (Schneider, 1873)
Lớp Nematoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Phasmidia (Chit wood, 1933)
Bộ Rhabditida ((Chit wood, 1933)
7


Họ Ancylostomatidae (Looss, 1905)
Giống Ancylostoma (Dubini, 1843)
Loài Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)
Loài Ancylostoma braziliense (Gomez de Feria, 1910).
Giống Uncinaria (Frohlich, 1789).
Loài Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884)
 Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)

Hình 1. Ancylostoma caninum ( />
Ancylostoma caninum là loài có kích thước lớn nhất trong 3 loài. Ký sinh ở
ruột non chó, mèo, có khi ở người. Nó có màu xám hoặc hơi đỏ tùy vào lượng máu

có trong ống tiêu hóa của chúng. Đoạn trước cong về phía lưng. Túi miệng rất phát
triển, sâu và có dạng gần như hình cầu. Rìa mép của túi miệng, mỗi bên có 3 chiếc
răng lớn, chia thành 3 nhánh và cong về phía trong như hình móc câu. Đáy túi
miệng có lớp phủ chitin lồi lên và còn có thêm một đôi răng hình tam giác.
Con đực trưởng thành dài khoảng 9-12 mm, 2 gai giao hợp bằng nhau dài
0,75 - 0,87 mm, túi đuôi rất phát triển, đoạn cuối rất nhọn, b ánh lái gai giao hợp
tròn dài. Giun cái trưởng thành có kích thước 10- 21 mm, có khi dài đến 24mm,
thực quản dài 0,75-1,10 mm, hậu môn cách đuôi 0,22 mm, lỗ sinh dục cái nằm ở
nửa sau thân, đuôi có gai nhọn.
Trứng hình bầu dục, hai đầu thon đều gồm 2 lớp vỏ , kích thước trứng 0,055 0,072 x 0,034 - 0,045mm. Trứng mới thải ra bên ngoài trong có 8 tế bào phôi. Một
8


giun cái có thể đẻ từ 7.700 đến 28.000 trứng trong một ng ày (Norman.D.Levin,
1977). Một cách tổng quát sự hiện diện của giun cái nhiều hơn giun đực. Roche và
Patrzek (1966), đã thấy tỉ lệ 1.3:1.0 ở 57 chó, tỷ lệ nhiễm có khuynh h ướng gia tăng
cao theo tuổi nhiễm và giảm ở vị trí gần cuối đường tiêu hóa.
Sự phát triển của Ancylostoma caninum trong cơ thể chó đến giai đoạn
trưởng thành kéo dài 14 -16 ngày, còn thời gian sống của giun này trong khoảng từ
43 -100 ngày.
 Ancylostoma braziliense (Gomer de Faria, 1910)
Ancylostoma braziliense là loài có kích thước nhỏ nhất trong 3 loài giun móc
ở chó. Bao miệng chỉ có một đôi răng không phân nhánh. Giun cái dài kho ảng 0,71 mm và không lớn hơn 10 mm, hậu môn cách đuôi 0,20 - 0,25 mm, lỗ sinh dục cái
nằm ở nửa sau thân. Con đực dài 5 - 7 mm, 2 gai giao hợp bằng nhau dài 0,64 mm.
Trứng có kích thước 0,075 - 0,095 x 0,041 - 0,045mm.
Một con cái có thể đẻ được khoảng 4.000 trứng trong một ng ày (Norman
D.Levin 1977).

 Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884)
Uncinaria stenocephala: ký sinh ở ruột non chó mèo, màu vàng nhạt, hai đầu

hơi nhọn. Túi miệng rất lớn, phía mặt bụng của túi miệng có hai đôi răng hình bán
nguyệt xếp đối xứng nhau. Kích thước con đực 6-11 mm, rộng nhất 0,28 - 0,34mm,
có túi đuôi phát triển, hai gai giao hợp bằng nhau 0,65 - 0,75mm, đầu múi của gai
rất nhọn, bánh lái gai giao hợp tròn dài 0,10 - 0,12mm, rộng nhất 0,28 - 0,37mm.
Giun cái dài 6-16 mm, âm hộ ở vào một phần ba phía trước thân. Đầu mút
đuôi có gai chồi nhọn, dài 0,028- 0,030mm. Thùy lưng của túi đuôi nhỏ hơn nhiều
so với các thùy bên.
Trứng hình bầu dục có kích thước 0,078 - 0,083 x 0,052 - 0,059mm.
Chu kỳ phát triển: phát triển trực tiếp không cần có sự tham gia của ký chủ
trung gian.
Trứng theo phân thải ra ngo ài gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 giờ
tới một vài ngày hình thành ấu trùng trong trứng. Ấu trùng chui ra khỏi trứng qua 67 ngày, lột xác 2 lần để tạo thành ấu trùng gây nhiễm (L3). Ấu trùng gây nhiễm dài
0,59-0,69 mm, có thể bò ở nền chuồng hay cây cỏ quanh chuồng. Nếu gia súc ăn
phải ấu trùng gây nhiễm vào trong phổi, lột xác lần 3 tạo L4, về ruột lột th ành L5
9


sau 14 -20 ngày trở thành dạng trưởng thành. Thời gian hoàn thành một vòng đời
trong cơ thể chó từ 14-20 ngày. Thời gian sống trong cơ thể chó từ 1 – 2 năm.
Đường gây nhiễm chủ yếu cho chó m èo và gia súc, là đường chui qua da.
Gia súc non dễ bị ấu trùng xâm nhập qua da hơn là gia súc trưởng thành. Ấu trùng
gây nhiễm dạng còn non dễ xâm nhập qua da hơn là ấu trùng già. Khi xâm nhập qua
da chỉ 40 phút tất cả các ấu tr ùng chuyển vào hệ thống tuần hoàn của chó. Trong 2
ngày đầu ấu trùng xâm nhập vào phổi nhiều nhất sau đó về ruột v à phát triển thành
trưởng thành. Trong khi cho con bú, L3 trong máu s ẽ truyền qua sữa và gây nhiễm
cho chó con. Ấu trùng cũng có thể bị chặn lại ở mô c ơ của ruột non mà không phát
triển thành dạng trưởng thành. Ở Uncinaria tương tự như Ancylostoma. Khi nhiễm
qua đường miệng không có quá tr ình di hành.
2.3.1.3.


Giun tóc

Trichuris vulpis là loài giun tóc ký sinh ch ủ yếu ở chó.
Trichuris vulpis thuộc
Ngành Nemathelminthes (Schneider, 1873)
Lớp Nematoda (Rudolphi, 1808)
Bộ Trichocephalida (Skrjabin & Schulz, 1788)
Họ Trichocephalidae (Baird, 1853)
Giống Trichocephalus (Scharank, 1788)
Loài Trichuris vulpis (Frohlich, 1789)
Những giống Trichocephalus cơ thể chia làm hai phần rõ rệt. Đoạn trước thắt
nhỏ hình sợi tóc, đoạn sau lớn hơn. Thực quản có hình chuỗi hạt. Giun đực dài 2080mm, đuôi thường cong lại, có bao gai giao phối với nhiều gai nhỏ phủ ở tr ên, có
một gai giao hợp dài cấu tạo tuỳ từng loài. Giun cái dài 35-70mm, đuôi không cong.
Âm hộ nhô ra dạng hình trụ hơi cong ở đoạn dưới thực quản hay 1/3 phía sau than.
Trứng có hình hạt chanh, lớp vỏ dày màu vàng sậm hay màu hơi đen, bên
trong chứa tế bào phôi màu vàng, hai đ ầu trứng có nắp mờ không bắt m àu giống
như hình dùi trống.
Kích thước trứng 0,02-0,040 x 0,052-0,08mm. (Angus M.Dunn, 1969,1978).
Vòng đời phát triển: trứng theo phân ra ngoài, một con cái đẻ khoảng 2.000
trứng một ngày, trứng phát triển trên đất, bắt đầu sinh sản ra ấu tr ùng. Theo
Spindler (1929) trứng nở thành gây nhiễm ở nhiệt độ 370C trong vòng 12 - 15 ngày,
300C trong vòng 16 ngày và kho ảng 35 ngày ở nhiệt độ 22 0C. Chó bị nhiễm do ăn
phải trứng chưa ấu trùng gây nhiễm vào trong đường tiêu hoá. Trứng nở ra trong
10


khoảng nửa giờ, và ấu trùng bám vào màng nhầy niêm mạc ruột trong vòng 24 giờ.
Ấu trùng có kích thước dài 360µ, rộng 12,5µ, với miệng l ưỡi mác rất phát triển.
Phần lớn chúng ký sinh ở phần tr ên của ruột non và vẫn ở đây trong 8 -10 ngày
(Miller, 1947), sau đó chúng chuy ển đến manh tràng, ở đây chúng bám chặt v ào

màng nhầy manh tràng và trở thành trưởng thành từ 70 - 90 ngày sau khi vào đường
tiêu hoá. Chúng sống khoảng 16 tháng (Rubin, 1954).
2.3.1.4.

Spirocerca lupi và Gnathostoma spinigerum

Ngành Nemathelminthes (Schneider, 1873)
Lớp Nematoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Phasmidia (Chitwood, 1933)
Bộ Rhabditida (Chit wood, 1933)
Họ Gnathostomatidae (Railliet, 1895)
Giống Gnathothostoma (Owen, 1836)
Loài Gnathostoma spinigerum (Owen, 1836)
Họ Thelaziidae (Railliet, 1916)
Giống Spirocerca (Railliet & H enry, 1911)
Loài Spirocerca lupi (Rudolphi, 1809)
 Spirocerca lupi (Rudolphi, 1809)
Hình thái: giun trưởng thành có màu đỏ tươi, giun đực dài 30-45mm, giun
cái dài 54-80 mm. Giun có miệng hình 6 cạnh kéo dài về phía lưng bụng, không có
môi, họng có thành kitin rất dầy. Chung quanh miệng có 6 chỗ dày lên là gốc của
các gai đầu, mỗi chổ dày nhô lên gai nhỏ, nằm trên thành họng ngay trên lỗ miệng.
Thực quản gồm có 2 phần: phần tr ước cơ thẳng, ngắn hơn, phần sau tuyến dài hơn.
Gai cổ ở vòng thần kinh. Con đực đuôi xoắn, có cánh đuôi , 4 đôi gai ở nhánh trước
hậu môn và nhóm gai nhỏ trên đỉnh đuôi gồm 5 đôi. Hai gai gia o hợp không bằng
nhau: 1 cái dài 2,5mm và cái kia dài 0,75mm. Con cái có đuôi tù và m ột đôi gai ở
gần cuối. Âm hộ ở phần trước thân, gần cuối thực quản.
Trứng có kích thước rất nhỏ, hình ê-líp: 0,030-0,039 x 0,014-0,023mm. Khi
trứng thải ra tự nhiên đã có ấu trùng giai đoạn 1 nằm bên trong.
Đặc điểm sinh học: giun trưởng thành thải trứng ra ngoài qua các lỗ dò ở u
thực quản và dạ dày, ra ngoài tự nhiên theo phân đã có ấu trùng. Trứng được ký chủ

trung gian là bọ hung thuộc bộ côn trùng cánh cứng gồm 3 loài: Scarabeus sacer,
11


Copris lunaris, Geotrupes stercorarius ăn phải trong phân chó, cáo… Trứng vỡ ra,
ấu trùng được giải phóng chui vào xoang bụng của côn trùng trung gian, ở đây lột
xác 2 lần và trở thành ấu trùng cảm nhiễm ở giai đoạn ba. Chó, cáo ăn phân có bọ
hung mang ấu trùng cảm nhiễm sẽ bị nhiễm giun Spirocerca lupi.
Nếu phân có ấu trùng cảm nhiễm bị ký chủ không ph ù hợp nuốt phải (chim,
bò sát, động vật có vú khác) thì ấu trùng này chui vào thành th ực quản, dạ dày, ruột
và đóng kén ở đó. Chó, cáo ăn phải phủ tạng ký chủ dự trữ có ấu tr ùng đóng kén,
cũng bị nhiễm giun Spirocerca lupi như khi ăn phải côn trùng trung gian có ấu
trùng cảm nhiễm. Ấu trùng vào hệ thống tiêu hóa chui vào thành dạ dày, vách ruột,
xâm nhập vào hệ tuần hoàn, cuối cùng về thực quản, dạ dày, vách động mạch chủ
phát triển đến trưởng thành, tạo ra các khối u ở đó. Vòng đời của Spirocerca lupi từ
trứng qua ký chủ trung gian đến ký chủ cuối c ùng, qua các giai đoạn ấu trùng đến
giun trưởng thành khoảng 45 ngày (Lapage G. 1968).
 Gnathostoma spinigerum (Owen, 1836)
Hình thái : giun có dạng ngắn, thân dầy phần đầu hơi đỏ và ở phía dưới đuôi
hơi xám. Giun đực dài10 - 25mm và rộng 1,0 -1,9mm. Hai gai giao hợp dài không
bằng nhau. Gai giao hợp trái dài 1,1-1,26mm và gai giao hợp phải dài 400-800µ .
Giun cái dài 9-31mm và rộng 1,0-2,5mm, với âm hộ nằm ở cuối đuôi có kích thước
4 - 8mm. Khi xem dưới kính hiển vi ta có thể nhận dạng lo ài giun này dễ dàng bời
vì sự hiện diện của mô sừng to nhô l ên tại cuôi phần đầu, bao phủ với tám hay nhiều
hơn những hang móc nhỏ.
Trứng giun có kích thước lên tới 75µm x 40µm, có vỏ bao, vỏ bao này khá
dầy ở một hoặc hai đầu của trứng, nh ưng ở các nơi khác thì mỏng.
Vòng đời: Gnathostoma spinigerum phát triển nhất thiết qua hai ký chủ trung
gian. Trứng theo phân ra ngoài và nở ra trong nước trong khoảng 4- 20 ngày. Ấu
trùng giai đoạn một có kích thước 269µm, rộng 12µm, theo Miyazaki (1952) ấu

trùng này được bao bọc trong một vỏ mỏng. Ký chủ trung gian thứ nhất là những
loài giáp xác, gồm các loài Cyclops spp, Mesocyclops leukarti và Eucylops
serrulatus. Khi ấu trùng giai đoạn một vào đường tiêu hoá của giáp xác, chúng
xuyên qua vách dạ dày vào trong các xoang c ủa cơ thể, ở đây từ 7 - 10 ngày chúng
phát triển thành ấu trùng giai đoạn 2 có kích thước dài 518µ m, rông 50µm. Khi
những giáp xác chứa ấu trùng này bị ký chủ trung gian thứ 2 ăn phải v à phát triển
thành ấu trùng gian đoạn 3 trong khoảng 1 tháng, ấu tr ùng này có kích thước dài 4,0
- 4,5 mm, đầu ấu trùng có 4 hàng móc và cơ th ể giun từ cổ đến đuôi được bao phủ
12


trên 200 hàng mô sừng gai. Ấu trùng được bao trong bào nang trước khi gây nhiễm,
ký chủ trung gian thứ hai là những loài cá nước ngọt, lưỡng cư và loài giáp xác.
Khi ký chủ trung gian thứ hai có chứa ấu tr ùng gây nhiễm được chó, mèo ăn
phải vào đường tiêu hoá, giun cư trú ở gan và sau đó tìm tới vách dạ dày, phát triển
thành giun trưởng thành từ 5 - 6 tháng. Giun non có thể khu trú ở những tổ chức
khác ở những thú ăn thịt. Ở người sự khu trú của giun luôn luôn bất th ường.
2.3.1.5. Dirofilaria immitis (Leidy, 1856)

Hình 2. Tim bị giãn nở tim do sự tắc nghẽn của tâm thất phải v à động mạch phổi vì giun tim
trưởng thành và tăng về số lượng . (www.vietpet.com).

Dirofilaria immitis (Leidy, 1856) ký sinh ở động mạch phổi, động mạch chủ
và tim của chó. Thông thường có từ vài chục đến một hai trăm giun sống trong tâm
thất phải và trong động mạch phổi của loài chó.
Giun tim có tên khoa học là Dirofilaria immitis.
Giun có màu trắng ngà mảnh và dài. Con đực 120 - 180 mm. Hai gai giao
hợp không bằng nhau dài 0,216 - 0,318 mm và 0,188 - 0,200 mm. Con cái dài 250300 mm. Âm hộ cách đầu 1,6 - 2,8 mm. Giun đẻ ra ấu trùng. Ấu trùng Microfilaria
dài 0,220 - 0,290 mm, rộng 0,007 mm và có vỏ bọc bên ngoài.
Giun đực và cái giao hợp nhau đẻ ra vô số ấu tr ùng (microfilaria) giai đoạn 1

(L1) vào trong máu.
Vòng đời: ký chủ trung gian của giun tim là muỗi Anopheles hyrcanus var
sinensis, A. vagus, Myzorhynchus preudopictus, Stegomyia fasciata, S. albopicta,
Culex fatigans, Bọ chét Ctenocephalides felis, C.canis. Ngoài ra còn có muỗi Aedes
và cả ve hút máu. Khi muỗi hút máu chó bệnh thì hút luôn cả ấu trùng L1.
Trong bụng muỗi, giun tim đòi hỏi nhiệt độ phải trên 180C (24/24h), tối thiểu
trong vòng một tháng. Nếu nhiệt độ duy trì ở mức lớn hơn 270C, ấu trùng sẽ trưởng
thành và chuyển sang giai đoạn 3 (L3) trong v òng từ 10-14 ngày. Nếu ở bất kỳ thời
điểm nào, nhiệt độ xuống 14 0C, thì sự phát triển ấu trùng sẽ chậm lại. Khi đã trưởng
13


thành, ấu trùng ở giai đoạn 3 sẽ chuyển đến môi dưới của muỗi. Trong suốt lần hút
máu tiếp theo của muỗi, ấu trùng được đặt vào thân chủ và làm việc cật lực để tiến
đến giai đoạn 4 (L4) trong v òng 3 ngày.
Sau 2 tháng, ấu trùng giai đoạn 4 sẽ tiến đến giai đoạn 5 (L5) v à di chuyển từ
mô dưới da sang động mạch phổi. Loại trứng n ày sẽ trưởng thành và động dục trong
2-3 tháng tới. Khi chúng gặp nhau, sẽ giao phối v à những giun tim siêu nhỏ sẽ được
đưa vào trong máu. Loại giun siêu nhỏ này có thể được thấy trong máu trong
khoảng 6-7 tháng sau khi chúng ở giai đoạn ấu trùng L3. Giun có thể sống trong cơ
thể chó từ 3-5 năm.
Khi bệnh phát triển, số lượng giun nhiều lên, tim vật nuôi nở to ra, đến một
giai đoạn nhất định, tim sẽ bị giãn nở nghiêm trọng, tắc nghẽn và ngừng đập.
2.3.2. Sán dây ký sinh
Ngành Platyhelminthes ( Schneid er, 1973)
Lớp Cestoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Eucestoda (Southw ell, 1930)
Bộ Cyclophyllidea (Braun, 1900)
Họ Taenidae (Lud wing, 1886)
Giống Taenia (Linna eus, 1758)

Loài Taenia hydatigena (Pall as, 1766)
Loài Taenia pisiformis ( Bloch, 1780)
Họ Dilepiliae (Fuhrmann, 1907)
Giống Dipylidium ( Leuck art, 1863)
Loài Dipylidium caninum (Linna eus, 1758)
 Sán dây Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758)

14


Hình 3. Đầu sán dây Dipylidium caninum ( )

Ký sinh ở ruột non chó mèo và nhiều loài động vật khác, đôi khi thấy ở
người.
Hình thái: sán dây Dipylidium caninum dài 15- 40cm, chiều ngang tối đa 23mm, là một loài sán dây nhỏ. Đầu sán rộng 300- 400 µm, có bộ phận nhô ra khá rõ
rệt và có 4 vòng móc dùng để bám vào thành ruột, có từ 100-200 móc. Những đốt
sán ở gần đầu rất nhỏ. Những đốt sán già có hình hạt dưa nên còn có tên là "sán hạt
dưa". Đốt sán có lỗ sinh dục chạy về hai bên của đốt. Trứng sán hình tròn, đường
kính 30-40 µm và thường chụm với nhau thành từng đám trong một nang có từ 8-20
trứng.
Chu kỳ phát triển: Đốt sán già thải ra ngoài có mang theo trứng. Đốt sán vỡ
ra, trứng thải ra tự nhiên được các vật chủ trung gian l à bọ chó (Ctenocephalides
canis), bọ mèo (Ct. felis), chấy (Pulex irritans) ăn phải sẽ phát triển thành ấu trùng.
Chó mèo và các thú ăn th ịt khác ăn phải vật chủ trung gian có ấu tr ùng sẽ bị nhiễm
sán dây. Đa số các trường hợp nhiễm sán chỉ có 1 sán, nh ưng cũng có thể gặp nhiều
sán trên một chó.
 Taenia hydatigena (Pallas, 1766)

15



×