Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN sán ký SINH TRÊN CHÓ tại QUẬN ô môn THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.33 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành : BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH TRÊN CHÓ
TẠI QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn

Phan Minh Nhân

ĐỖ TRUNG GIÃ

MSSV: 3042908
Lớp: THÚ Y K30

Cần Thơ, 05/2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: Tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên chó tại thành quận Ô Môn thành
phố Cần Thơ; do sinh viên: Phan Minh Nhân thực hiện tại thành phố Cần Thơ
từ 15/02/2009 đến 15/04/2009.

Cần thơ, ngày ... tháng … năm 2009

Cần thơ, ngày ... tháng … năm 2009

Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần thơ, ngày ... tháng … năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn.
Gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập tốt.
Các thầy cô Bộ môn thú y và Bộ môn chăn nuôi thú đã dạy bảo, truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong suốt khóa học.
Thầy Đỗ Trung Giã, bộ môn Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng
trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn và tạo những điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cô Trần Thị Minh Châu đã tận tình giúp đỡ và dạy bảo tôi trong suốt thời gian
học tập.
Các cô chú và anh chị trạm thú y quận Ô Môn đã nhiệt tình giúp đỡ.


iii


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC...................................................................................................................... v
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 2
2.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh giun sán ký sinh ở chó trên thế giới........................... 2
2.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh giun sán ký sinh trên chó ở nước ta........................... 2
2.3 Sơ lược đặc tính sinh học một số loài giun sán ký sinh ở chó ................................... 6
2.4 Tác hại của giun sán đối với ký chủ và sức khỏe con người ................................... 13
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 15
3.1 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 15
3.2 Phương tiện nghiên cứu ......................................................................................... 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 16
3.4 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................... 18
Chương 4: KẾT QỦẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................ 19
4.1. Kết quả tình hình nhiễm giun sán ký trên chó ở quận Ô Môn ................................ 19
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 25
5.1 Kết luận................................................................................................................. 25
5.2 Đề nghị.................................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 26

iv


TÓM LƯỢC

Đề tài được tiến hành từ ngày 20/01/2009 đến ngày 15/04/2009 tại các điểm

mổ chó ở quận Ô môn, phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn Thú Y, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại học Cần Thơ.
Qua mổ khám 127 chó có 119 chó bị nhiễm giun sán, tỷ lệ nhiễm là 93,70%.
Có 3267 mẫu giun sán được thu thập bao gồm 9 loài trong đó có 7 loài thuộc
lớp Nematoda với tỷ lệ nhiễm
Ancylostoma caninum (64,57%).
Ancylostoma braziliens (59,84%).
Uncinaria stenocephala (54,33%)
Spirocerca lupi (26,77%).
Toxocara canis (1,57%).
Toxascaris leonina (3,50%).
Dirofilaria immitis (7,09%).
Và 2 loài thuộc lớp Cestoda gồm Dipyllidium caninum (8,66%).
Multiceps multiceps (6,30%).

v


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay tình hình nuôi chó thả rong của người dân là rất phổ biến. Do đó
chúng rất dễ tiếp xúc với mầm bệnh và lây truyền bệnh cho nhau. Trong đó những
bệnh do giun sán gây ra là rất cao. Mầm bệnh cũng rất dễ được phát tán, điều này
gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đàn chó. Nghiêm trọng hơn là các ấu trùng của
một số loài giun sán có thể truyền lây cho con người và gây bệnh. Biết được tình
hình nhiễm giun sán trên đàn chó từ đó đưa ra những khuyến cáo phòng ngừa và tẩy
trừ thích hợp là điều rất quan trọng. Được sự phân công của các thầy cô bộ môn thú
y khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng trường Đại học Cần Thơ chúng tôi
thực hiện đề tài “Tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên chó tại quận Ô Môn
Thành Phố Cần Thơ” với mục đích
Xác định tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó.

Xác định thành phần loài giun sán ký sinh trên chó.

1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh giun sán ký sinh ở chó trên thế giới.
Islam, -AWMS; Chizyuka, -HGB (1983), nghiên cứu sự lưu hành của giun
sán ký sinh ở chó tại Lusaca, Zambia. Giữa tháng 5/1980 và tháng 4/1982 đã kiểm
tra 85 chó nhà địa phương thì thấy có 40% chó bị nhiễm từ một đến vài loài giun
sán ký sinh. Các loài giun sán được tìm thấy là Dipylidium caninum (25%), Taenia
hydatigenna (18%), Toxocara canis (14%), Ancylostoma caninum (8%), Tosacaris
leonina (7%), Diphyllobothrium (5%), Ancylostoma brazilense (2%) và
Echinococcus granulosus (1%).
Sự lưu hành về bệnh giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa của chó trong vùng
nông thôn ở Nigieria. Basa, -SS; Ogunkoya, -AB; Ezeocoli, -CD (1983) kiểm tra
144 chó tại Chori thì thấy có 61 chó nhiễm Ancylostoma caninum chiếm 42.4%, 14
chó nhiễm Toxocara canis chiếm 9.7%, 14 chó nhiễm Taenia spp chiếm 9.7%, 11
chó nhiễm Dipylidium caninum chiếm (7.6%) và 2 chó nhiễm Spirocerca chiếm
1.3%.
Shien, -YS; Jou, -SR; Wong, -CW; Ni, -WJ; Lin, -SY (1983), kiểm tra tổng
số 4900 chó tại bệnh xá Đài Loan thì hầu hết đều bị nhiễm bệnh ký sinh trùng. Thời
gian kiểm tra từ tháng 6/1978 – 8/1982, trong đó có 1480 ca bệnh do giun móc, kế
đến là bệnh do giun đũa 863 trường hợp, bệnh do giun tóc là 420 ca. Lứa tuổi 3 – 4
tháng tuổi thì số chó cái bị nhiễm cao hơn chó đực. Hầu hết chó bị nhiễm ký sinh
trùng đều dưới một nưm tuổi. Bệnh do giun móc thường xảy ra vào tháng 4 và
tháng 6, những bệnh ký sinh trùng khác xảy ra vào giữa tháng 7 và tháng 9.
2.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh giun sán ký sinh trên chó ở nước ta
Theo Houdermer, thành phần giun sán ký sinh ở chó cho đến trước Cách

mạng tháng Tám bao gồm các loài: Erytrema rebelle, Clonorchis sinensis,
Echinochasmus perfoliatus, Diphylobothrium mansoni, Tetrathyridium baillieti,
Dipylidium caninum, Echinococcus granulosus, Cysticercus cellulosae, Taenia
pisiformis, Taenia hydatigena, Strongyloides canis, Trichuris vulpis, Ancylostoma
braziliense, Ancylostoma caninum, Toxocara canis, Toxascaris leonina, Spirocerca
sanguinolenta.

Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán như sau
Dipylidium caninum: 22,48%.

2


Toxocara canis: 16,71%.
Ancylostoma caninum: 75,87%.
Spirocerca sanguinolenta: 9,31%.
Trichuris vulpis: 0,59%.
Theo Trần Thị Thanh Hằng (1989) điều tra tỷ lệ nhiễm giun sán tại thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy chó bị nhiễm với tỷ lệ 94.12%. Có 7 loài thuộc lớp giun tròn
và 4 loài thuộc lớp sán dây. Tỷ lệ nhiếm từng loài như sau:
Ancylostoma caninum: 91.17%.
Ancylostoma braziliense: 82.35%.
Uncinaria stenocephala: 41.17%.
Toxocara canis: 11.76%.
Toxascaris leonina: 5.88%.
Spirocerca lupi: 14.71%.
Dirofilaria immitis: 29.41%.
Dipylidium caninum: 17.65%.
Taenia hydatigena: 2.94%.
Mesocestoides lineatus: 2.94%.

Taenia multiceps: 2.94%.
Theo Phạm Ngọc Khuê và cộng sự (12/1995) cho biết tỷ lệ nhiễm và thành
phần loài giun sán ký sinh ở chó tại Hà Nội và Hải Phòng qua phương pháp xét
nghiệm phân và mổ khám được trình bày qua bảng sau.

3


Bảng 2. Thành phần và tỷ lệ nhiễm giun sán tại Hà Nội và Hải Phòng
Tỷ lệ nhiễm
Tên giun sán

Xét nghiệm phân

Mổ khám

Hà Nội

Hải Phòng

Hải Phòng

Nematoda

(%)

(%)

(%)


Ancylostoma caninum

59,70

67,80

73,10

Uncinaria
stenocephala

-

66,10

89,20

Spirocerca lupi

14,20

5,30

15,40

Toxocara canis

20,20

27,80


26,90

Toxascaris leonina

29,40

1780

23,10

Trichuris vulpis

17,10

13,10

15,40

Dipylidium caninum

-

22,30

30,80

Diphyllobothrium

-


3,60

3,80

Taenia pisiformis

-

11,60

19,20

Cestoda

Ngô Huyền Thúy (1996) đã mổ khám 516 chó và xét nghiệm 1092 mẫu phân
ở Hà Nội. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán là 92,10% và 12 loài giun sán đã
được phát hiện thuộc lớp sán lá, sán dây và giun tròn: Toxocara canis, Toxascaris
leonina, Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala, Trichocephalus vulpis,
Spirocerca lupi, Dipylidium caninum, Diphyllobothrium mansoni, Taenia
pisiformis, Taenia hydatigena, Echinochasmus perfoliatus, Clonorchis sinensis.
Chó thường nhiễm ghép khoảng 3 – 4 loài giun sán, trong đó có 4 loài gây thiệt hại
chủ yếu là Dipylium caninum, Ancylostoma caninum, Toxocara canis, Spirocerca
lupi.
Theo Hồ Tồng Nhân (1997) tiến hành mổ khám 120 tại thị xã Vĩnh Long thì
thấy tỷ lệ nhiễm giun sán là 100%, trong đó có hai loài thuộc lớp sán dây và bảy
loài thuộc lớp giun tròn với tỷ lệ nhiễm từng loài như sau:

4



Ancylostoma caninum: 82,50%.
Ancylostoma braziliense: 75,00%.
Dirofilaria immitis: 70,83%.
Spirocerca lupi: 63,33%.
Dipylidium caninum: 25,00%.
Uncinaria stenocephala: 7,50%.
Taenia hydatigena: 0,83%.
Theo Lê Hữu Khương và Lương Văn Huấn (1998) mổ khám 253 tại thành
phố Hồ Chí Minh, kết quả mổ khám tỷ lệ nhiễm giun móc là 90,51%, đồng thời
kiểm tra 753 mẫu phân tỷ lệ nhiễm là 61,62% và cũng định danh được 3 loài giun
móc: Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala.
Trong đó tỷ lệ nhiễm Ancylostoma caninum cao nhất (79,84%).
Cũng theo tác giả qua mổ khám 124 chó tỷ lệ nhiễm giun sán là 100%, có 4
loài thuộc lớp sán dây và 8 loài thuộc lớp giun tròn, trong đó:
Ancylostoma caninum: 77,42%.
Ancylostoma braziliense: 17,74%.
Uncinaria stenocephala: 14,52%.
Theo Văn Phước Hậu (2000), điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở
đường tiêu hóa chó và thử hiệu lực thuốc Ivermectin trên chó tại thị xã Vĩnh Long,
tỉnh Vĩnh long , xét nghiệm 180 mẫu phân và thử nghiệm hiệu quả tẩy trừ trên 60
chó. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun sán là 71,11%, hiệu quả tẩy trừ của thuốc Ivermectin
là 100%.
Theo Nguyễn Văn Biện (2001), điều tra tình hình nhiễm giun tim trên 485
chó tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp mổ khám và xét
nghiệm máu. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm Dirofilaria immitis là 58,97 %. Tỷ lệ
nhiễm và cường độ nhiễm tăng dần theo tuổi. chó dưới một năm tuổi nhiễm 53,00%
nhưng chó trên 3 năm tuổi nhiễm 100%. Cường độ nhiễm trung bình là 9,85 giun/cá
thể. Chó ở vùng nước mặn nhiễm thấp hơn 50,85% so với chó vùng nước ngọt là
71,35%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa chó đực và chó cái.

Theo Lê Hữu Khương (2005), nghiên cứu tình hình giun sán ký sinh trên chó
ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam. Kết quả phân loại 73,757 mẫu vật đã định danh
được 12 loài, trong đó có 4 loài thuộc lớp sán dây và 8 loài thuộc lớp giun tròn. Tỷ
lệ nhiễm giun sán chung trên chó là 97,81%. Tỷ lệ nhiễm giun tròn là 96,24%, tỷ lệ
nhiễm sán dây là 29,79%. Hầu hết chó đều nhiễm kép từ ba đến 4 loài giun sán. Có

5


6 loài giun sán phân bố khắp 13 địa điểm điều tra là: Dipylidium caninum, Erytrema
rebelle, Toxocara canis, Spirocerca lupi, Ancylostoma caninum, Ancylostoma
braziliense, Clonorchis sinensis, Uncinaria stenogephala. Nhóm giun sán có
khuynh hướng nhiễm tăng dần theo tuổi gồm: Dipylidium caninum, Sprometra
mansoni, Gnathostoma spinigeruum, Dirofilaria immitis, Trichocephalus vulpis và
Spirocerca lupi. Ngược lại, loài Toxocara canis có tỷ lệ nhiễm giảm dần theo tuổi
chó. Có sự tương quan thuận giữa số trứng giun móc trong phân và tổng số giun
móc trong cơ thể chó, vì vậy có thể tính được cường độ nhiễm giun móc thông qua
số trứng được đếm trong một gram phân.
Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiệp (2006), điều tra tình hình nhiễm giun móc trên
chó tại thành phố Cần Thơ và thử hiệu lực một số thuốc tẩy trừ, kiểm tra 220 mẫu
phân thì lệ nhiễm giun móc là 60,45%, mổ khám 30 chó, tỷ lệ nhiễm giun móc là
83,33%. Thuốc Ivermectin liều 0,25 mg/kg thể trọng cho hiệu quả tẩy trừ cao.
2.3 Sơ lược đặc tính sinh học một số loài giun sán ký sinh ở chó
2.3.1 Giun tròn ký sinh trên chó
Giun móc ký sinh trên chó
Ancilostoma cninum
Ercolani (1859), Ancilostoma cninum là loài có kích thước lớn nhất trong 3
loài giun móc ký sinh trên chó. Miệng có ba đôi răng lớn, túi miệng rất to. Chiều dài
biến thiên từ 6 – 21 mm.
Giun đực dài khoảng 8 – 11 mm, hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,85 mm, túi

đôi phát triển.
Giun cái dài 12 – 14 mm, có khi đến 21 mm, thực quản dài 0,75 – 1,10 mm,
hậu môn cách đuôi 0,22 mm, lỗ sinh cái nằm ở nửa thân sau. Đuôi có gai nhọn.

6


Hình 1. Phần đầu của ancylostoma caninum với 3 đôi răng

Ancilostoma braziliense
Gomer de faria (1910), Ancilostoma braziliense. Loài này có kích nhỏ nhất
trong 3 loài giun móc. Bao miệng chỉ có một đôi răng không phân nhánh.
Giun đực dài khoảng 5 – 7 mm, hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,64 mm.
Giun cái dài khoảng 7 – 10 mm, nhìn chung không có kích thước lớn hơn
10 mm, hậu môn cách đuôi 0,20 – 0,25 mm, lỗ sinh cái nằm ở nửa sau thân.

Hình 2. Phần đầu của Ancilostoma braziliense với một đôi răng
không phân nhánh

Uncinaria stenocephala
Railliet (1884), miệng của loài Uncinaria stenocephala không có răng, hai
tấm cắt hình bán nguyệt xếp đối xứng nhau. Kích thước con đực 5 – 8 mm, gai giao

7


hợp dài 0.70 mm. Con cái 7 – 12 mm, lỗ sinh dục nằm ở nửa sau thân. Thùy lưng
của túi nhỏ hơn nhiều so với các thùy bên.

Hình 3. Phần đầu của Uncinaria stenocephala với hai tấm cắt hình bán

nguyệt đối xứng nhau.

Vòng đời của giun móc
Giun móc phát triển trực tiếp không cần ký chủ gian. Trứng theo phân ra
ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau 20 giờ đến một vài ngày sẽ phát triển trứng có ấu
trùng gây nhiễm. Ấu trùng nằm trong trứng và tồn tại rất lâu trong môi trường. Ấu
trùng chui ra khỏi trứng khoảng 6 – 7 ngày 2 lần để tạo thành ấu trùng gây nhiễm
(L3). Ấu trùng gây nhiễm dài khoảng 0.56 – 0.69 mm có thể bò ở nền chuồng hay
cây cỏ quanh chuồng. Nếu chó ăn phải ấu trùng vào trong phổi lột xác (L3) thành
(L4), xuống ruột và lột xác thành (L5), sau 14 – 20 ngày trở thành dạng trưởng
thành.
Đường gây nhiễm chủ yếu cho chó mèo là chui qua da. Gia súc non dễ bị ấu
trùng xâm nhập qua da hơn chó già. Sau khi xâm nhập qua da chỉ khoảng 40 phút
tất cả ấu trùng chuyển vào hệ thống tuần hoàn của chó. Trong 2 ngày đầu ấu trùng
xâm nhập vào phổi nhiều nhất sau đó về ruột và phát triển thành dạng trưởng thành.
Trong khi chó con bú, L3 trong máu sẽ truyền qua sữa và gây nhiễm cho chó con.
Ấu trùng có thể bị chặn lại ở mô cơ của ruột non mà không phát triển thành dạng
trưởng thành.

8


Giun đũa ký sinh ở chó
Toxocara canis
Werner (1782), Toxocara canis có màu trắng ngà, vỏ ngoài trơn láng. Đầu
giun thường cong về mặt bụng, miệng có ba môi và có hai cánh đầu rộng làm cho
đầu giun giống mũi tên.
Con đực dài 5 – 10 cm, đuôi có vật phụ hình nón nhỏ giống ngón tay, hai gai
giao hợp dài bằng nhau 0,75 – 0,97 mm. Con cái dài 9 – 18 mm, lỗ sinh dục cách
đầu khoảng 1/5 – 1/4 chiều dài thân. Giữa thực quản và ruột có dạ dày, đây là điểm

phân biệt với loài Toxascaris leonina (loài này không có dạ dày).
Vòng đời của Toxocara canis
Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau 3 – 5 ngày phát triển
thành trứng có ấu trùng gây nhiễm L2. Vật chủ cuối cùng ăn phải trứng vào ruột, ấu
trùng chui khỏi trứng theo máu đến gan lột xác thành L3, lên tim, lên phổi sau ra
khí quản được chó mèo nuốt trở lại ruột non lột xác lần 2 và phát triển thành giun
trưởng thàh sau một tháng. Ấu trùng có thể di hành qua bào thai về phổi của thai và
lột xác thành L3. Khi được thai nuốt xuống ruột phát triển thành giun trưởng thành
sau 3 tuần. Ngoài ra, khi chó con bú mẹ trong sữa có L3, khi vào ruột của chó con
ấu trùng lột xác 2 lần để phát triển thành dạng trưởng thành.
Toxascaris leonina
Leiper (1907), đầu của Toxocara leonina có 3 môi, thực quản đơn giản, hình
trụ, không có hành thực quản và không có dạ dày. Đầu hẹp và hơi cong về phía
lưng. Con đực dài 40 – 80 mm, đuôi nhọn, hai gai giao hợp dài bằng nhau 0,9 – 1,5
mm. Con cái dài 60 – 100 mm. Trứng hơi tròn, bên ngoài có lớp vỏ nhẵn, đường
kính 0,075 – 0,085 mm, có hai lớp vỏ dày màu vàng nhạt.
Vòng đời của Toxascaris leonina
Trứng theo phân ra ngoài nếu gặp điều kiện nhiệt độ 19 – 220 sẽ hình thành
trứng có ấu trùng L2, ở nhiệt độ 28 – 300 C cần 2.5 ngày. Nhiệt độ cao hơn 40 0C
trứng bị chết. Khi chó ăn phải trứng có chứa ấu trùng, ấu trùng sẽ giải phóng ở ruột
sau đó xâm nhập vào vách ruột, lột xác và phát triển thành giun trưởng thành. Thời
gian ăn phải trứng đến khi thành giun trưởng thành và có khả năng đẻ trứng mất 74
ngày.
Giun tim
Ở chó, loài giun này thường sống ở tâm thất phải và động mạch phổi. Bệnh thường
tiến triển thành hội chứng thiểu năng tim phải kết hợp với rối loạn phổi.

9



Giun tóc ký sinh ở chó
Angus M. Dum (1969), giống Trichocephalus cơ thể chia làm hai phần rõ rệt.
Đoạn sau lớn, đoạn trước thắt nhỏ thành hình sợi tóc. Thực quản có hình chuỗi hạt.
Giun đực dài 20 – 80 mm, đuôi thường cong lại, có bao gai giao phối gắn nhiều gai
nhỏ phủ ở trên, có một gai giao hợp dài cấu tạo tùy thuộc từng loài. Giun cái dài 35
– 70 mm, đuôi không cong, âm hộ nhô ra dạng hình trụ hơi cong ở đọa dưới thực
quản hoặc 1/3 phía sau thân. Trứng có hình hạt chanh, lớp vỏ dày màu vàng sậm
hoặc màu hơi đen. Kích thước trứng 0.27 – 0.40 mm x 0.52 – 0.80 mm.
Gnathostoma spinigerum và Spirocerca lupi
Owen (1936) Gnathostoma spinigerum ký sinh tạo thành khối u nhô vào bên
trong dạ dày chó. Khi còn sống phần đầu giun có màu trắng, thân có màu hồng đến
đỏ nâu. Đầu giun có một rãnh cổ ngăn cách với phần thân tạo thành hành đầu có
hình dùi trống. Hành đầu dài 0,4 – 0,9 mm, rộng 0,7 – 1,2 mm. Thực quản dài 1,66
– 3,43 mm. Giun cái dài 21 – 35 mm, âm hộ cách mút đuôi 0,11 – 0.14 mm. Giun
đực dài 19 – 30 mm, có gai giao hợp trái dài 1,27 – 1,76 mm và gai phải 0,58 – 0,83
mm. Miệng giun có 2 môi đối xứng, trên hành đầu có 7 hàng gai. Số lượng gai trên
mỗi hàng tăng dần từ hàng thứ nhất đến hàng thứ bảy. Trứng hình bầu dục, dài
0.066 – 0.072 mm, rộng 0,037 – 0,048 mm, một đầu nhô ra, trứng mới đẻ có 1 – 2
tế bào phôi.
Spirocerca lupi có dạng xoắn, màu hơi đỏ, miệng nhỏ hình sáu cạnh, thực
quản kép. Giun có kích thước khá lớn, con đực dài 30 – 54 mm, rộng 760 µm, có 2
gai giao hợp dài không bằng nhau, gai giao hợp trái dài 2.45 – 2.80 mm và gai giao
hợp phỉa dài 475 – 750 µm. Con cái dài 54 – 80 mm, rộng 1.15 mm, đuôi dài 400 –
450 µm, âm hộ nằm trước thân gần cuối thực quản. Trứng hình trụ có kích thước
0.035 – 0.039 mm x 0.014 – 0.023 mm, bên trong có chứa ấu trùng.
Vòng đời của Spirocerca lupi
Trứng theo phân ra ngoài, các loại côn trùng cánh cứng như Scarabius dacer,
Corpis lunaris, Geotruper, Stercorarius ăn phải trứng. Khi vào ký chủ trung gian,
ấu trùng sẽ giải phóng, lột xác 2 lần thành ấu trùng cảm nhiễm. Nếu vật chủ khác ăn
phải vật chủ trung gian sẽ trở thành vật chủ dự trữ. Khi chó ăn phải vật chủ trung

gian hoặc vật chủ dự trữ ấu trùng cảm nhiễm sẽ phát triển thành giun trưởng thành.

10


2.3.2 Sán dây ký sinh ở chó
Dipylidium caninum
Linnaeus (1758), sán dài từ 10 – 75 cm, rộng 2-3 mm, đầu nhỏ có 4 giác bám
hình elip, đỉnh đầu có 3 – 4 hàng móc gồm khoảng 30 – 150 móc. Móc lớn dài
0,012 – 0,015 mm, móc nhỏ dài 0,005 – 0,006 mm, đốt trưởng thành và đốt già có
chiều dọc lớn hơn chiều ngang và có hình dạng giống như hạt dưa, mỗi đốt có 2 cơ
quan sinh dục đổ ra hai bên đốt sán.

Hình 4. Phần đầu của Dipylidium caninum

Vòng đời của Dipylidium caninum
Phát triển gián tiếp có sự tham gia của ký chủ trung gian là bọ chét chó
Ctenocephalides canis, rận chó Trichodectes canis, và bọ chét người Pulex irritans.
Đốt sán chửa thường xuyên rụng theo phân ra ngoài, mỗi đốt chửa chứa khoảng
3000 trứng. Đốt sán bị phá vỡ giải phóng trứng và bọc trứng. Nếu ký chủ trung gian
ăn phải sẽ phát triển thành Cysticercoid sau 18 ngày. Vật chủ cắn lông ăn phải bọ
chét hoặc bọ chét rơi vào thức ăn, nước uống vào trong đường tiêu hóa phát triển
thành sán trưởng thành sau 3 tuần.
Taenia hydatigena
Pallas (1766) Ttaenia hydatigena dài tới 5m, rộng 7mm, đầu có 26 – 44 móc,
xếp thành 2 hàng. Móc lớn có kích thước 0,17 – 0,22 mm, móc nhỏ dài 0,11 – 0,16
mm, đường kính đầu 1mm. Đốt chửa dài 10 – 14 mm, rộng 4 – 7 mm. Tử cung phân
nhánh 5 – 10 đôi. Buồng trứng phía có lỗ sinh dục nhỏ hơn phía không có lỗ sinh
dục. Cổ dài 0.50 mm, đường kính giác bám 0.11 mm.


11


Taenia multiceps
Leske (1970) Taenia multiceps dài 40 – 100 cm, rộng tối đa 5mm. Đầu sán
có 4 giác bám và có 22 – 32 móc xếp thành 2 hàng. Móc lớn dài 0,15 – 0,17 mm,
móc nhỏ dài 0,09 – 0,13 mm. Đốt già có 9 – 26 nhánh tử cung.

Hình 5. Phần đầu của Taenia multiceps

Mesocestoides lineatus
Geoze (1782) Mesocestoides lineatus dài 10cm, rộng 2 – 5 mm, đầu có 4 giác
bám, không có móc ở đỉnh đầu, lỗ sinh dục đổ ra ở đường giữa bên của đốt sán.
Taenia pisiformis
Bloch (1780), đầu sán có 34 – 48 móc, xếp thành 2 hàng, móc lớn dài 0,225 –
0,294 mm, móc nhỏ dài 0,13 – 0,17 mm, đường kính đầu 1.30 mm. Đốt chửa dài 8
– 10 mm, rộng 4 – 5 mm, núm sinh dục nhô ra. Tử cung phân nhánh 8 – 14 đôi.
Buồng trứng có 2 thùy. Cổ dài 1,70 mm. Đường kính giác bám 0,31 mm.
2.3.3 Sán lá ký sinh ở chó
Echinochasmus perfoliatus
Ratz (1908) sán lá có dạng mãnh và thon dài. Kích thước cơ thể 3,45 – 4,96 x
0,55 – 0,71 mm. Bề mặt cơ thể sau viền cổ và vùng hầu phủ gai cutin dày, sau thưa
dần và kết thúc ở giác bụng, một số cá thể gai cutin phủ đến tinh hòan. Giác miệng
nhỏ, hình phểu, kích thước 0,138 – 0,165 mm. Trước hầu ngắn, hầu có chiều dài và
chiều rộng gần bằng nhau 0,179 x 0,207 mm. Thực quản dài 0,13 – 0,34 mm, tiếp
đến là hai nhánh ruột kéo dài đến phía sau cơ thể, thường bị tuyến noãn hoàng che
lấp từ phía sau bụng. Giác bụng tròn, to hơn giác miệng, kích thước 0,30 – 0,41

12



mm. Viền cổ rộng 0,31 – 0,37 mm, có 24 móc xếp thành một hàng ngắt quảng ở
mặt lưng, mỗi bên viền cổ mang 12 móc.
Vòng đời phát triển của sán lá
Nhóm sán lá Echinostomatidae gây bệnh sán lá đường ruột ở loài chó, cả
mèo, thú có vú và chim và cả con người. Tất cả các bệnh sán lá Echinostomatidae
đều có nguồn gốc động vật mà người đảm bảo cho sự phát triển của loài ký sinh
trùng này. Vì vậy loài chó và một số loài gia súc khác có thể truyền bệnh cho người.
Chu kỳ phát triển của nhóm sán lá đường ruột Echinostomatidae và sự truyền
bệnh từ chó hay các loài động vật khác như sau: chó là ký chủ cuối cùng bài xuất
phân cùng trứng của nhóm sán lá này ra môi trường bên ngoài, trứng sán ls trôi vào
môi trường nước ngọt của sông, suối, ao hồ và nở thành Micracidium. Ấu trùng
này tiếp tục xâm nhập vào một số loài ốc nước ngọt Limnae hay Planorbis và biến
thành sporocyst. Đôi khi các vĩ ấu này tạo thành kén trên ốc là ký chủ trung gian thứ
nhất, nhưng thường chúng thoát ra khỏi ký chủ này trở vào nước và xâm nhập vào
ký chủ thứ hai, đó cũng là một loài ốc hay một loài lưỡng cư và hiếm hơn là một
loài cá ( như đối với sán lá (Echinochasmus perfoliatus).
2.4 Tác hại của giun sán đối với ký chủ và sức khỏe con người
2.4.1. Tác hại của giun sán đối với ký chủ
Các loài giun sán đã gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe con vật.
Giun móc
Giun móc bám chặt vào niêm mạc ruột của ký chủ, tại chỗ bám sẽ tạo nên
vết xuất huyết, do trong nước bọt của giun móc có chất chống đông làm cho ký chủ
mất máu. Ở chó con bị nhiễm giun móc gây hiện tượng mất máu không bù được có
thể làm chó chết, trên chó lớn có thể phục hồi được tuy nhiên sẽ làm máu bị loãng.
Trên ruột non giun móc tạo ra những vết loét, viêm cata.
Giun đũa
Khi bị nhiễm giun đũa nặng chó mất tính thèm ăn, gầy còm, chậm lớn, bụng
trương to, có thể ói ra giun. Đôi khi xuất hiện các triệu chứng thần kinh, co giật.
Trong thời kỳ di hành của ấu trùng có thể gây ra sự hoại tử ở các cơ quan.

Giun tim
Ở chó, loài giun này thường sống ở tâm thất phải và động mạch phổi. Bệnh
thường tiến triển thành hội chứng thiểu năng tim phải kết hợp với rối loạn phổi.

13


Sán dây
Khi vật chủ bị nhiễm nặng sẽ ói ra đốt sán, giảm ăn, kiệt sức, tiêu chảy, có
triệu chứng thần kinh.
2.4.2 Tác hại của giun sán đối với sức khỏe con người
Giun móc
Ấu trùng giun móc có thể chui qua da người, do không có men phân giải
vách tĩnh mạch nên chúng không vào máu được. Tại nơi xâm nhập chúng tạo những
nốt đỏ sần có bọng nước nhô lên như sợi chỉ, mỗi ngày dài ra vài mm đến vài cm.
Khi ấu trùng chui qua da người sẽ gây nên phản ứng da tạo thành những đốt đỏ gọi
là hiện tượng “ ấu trùng định cư dưới da”.
Giun đũa
Ấu trùng giun đũa chủ yếu ở trẻ em, nó tạo nên hai hội chứng: “ấu trùng di
hành trong nội tạng” và “ấu trùng di hành trong mắt”. Hội chứng “ấu trùng di hành
trong nội tạng” gây viêm phổi, gan to (gây bệnh chủ yếu ở trẻ em dưới 3 tuổi). “Hội
chứng ấu trùng di hành trong mắt” gây viêm vóng mạc, mắt kết võng mạc như hiện
tượng nguyên bào võng mạc (gây bệnh cho trẻ em từ 3 – 13 tuổi).
Sán dây
Được lây truyền bởi trứng sán dây có lẫn trong thức ăn, nước uống. Trẻ em
chiếm 75 % trong số những người bị nhiễm.
Sán lá
Các sán lá thuộc nhóm Echinostomatidae sau đây từ chó lây sang người
Ở Mỹ, sán lá Himasthla muehlensis ký sinh ở chó, người có thể mắc bệnh khi
ăn các loài sò đốm thuộc chi Tapes spp và Venus spp.

Ở Ấn Độ và Đông Nam Á, sán lá Echinostoma malayanum (còn có tên là
Paryphostomun sufratyfex) ký sinh ở chó, mèo. Người có thể mắc bệnh khi ăn loài
ốc Planobis và Indoplanobis exustus.
Ở Indonesia và Philippin, sán lá Echinostoma ilocanum ký sainh ở chó và
chuột. Người có thể mắc bệnh khi ăn loại ốc chân bụng Pila conica và Viviparus
japonicus.
Ở Nhật Bản, sán lá Echinostoma hortense ký sinh ở chó và chuột. Người có
thể mắc bệnh khi ăn loại ốc chân bụng Pila conica và Viviparus japonicus.

14


Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu
Xác định tỷ nhiễm giun sán trên chó ở quận Ô môn, thành phố Cần Thơ.
Xác định thành phần loài giun sán ký sinh trên chó.
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Thời gian thực hiện: từ 15/02/2009 đến 15/04/2009
3.2.2 Địa điểm lấy mẫu: tại các điểm mổ chó ở quận Ô môn.
3.2.3 Địa điểm phân tích mẫu: phòng Ký Sinh Trùng, bộ môn Thú Y, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
3.2.4 Đối tượng thí nghiệm: chó ở các địa điểm giết mổ tại quận Ô Môn thành phố
Cần Thơ.
3.2.5 Vật liệu thí nghiệm
Dụng cụ
Găng tay
Đĩa petri, lọ chứa mẫu, giấy bóng mờ
Thau nhựa, lông gà để thu nhặt mẫu giun sán.
Kính lúp, kính hiển vi.

Hóa chất
Formol 38%
Cồn 700
Nước cất
NaCl tinh khiết
Glycerin
Acid lacic
Phenol
Công thức dung dịch barbagallo
Formol 38%

30 ml

NaCl tinh khiết

7.5 gam

15


Nước cất

970 ml

3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu
Để tiện cho việc theo dõi chúng tôi có lập phiếu điều tra mổ khám chó như
sau
PHIẾU ĐIỀU TRA MỔ KHÁM CHÓ


1. Ngày lấy mẫu:………….
2. Số thứ tự:………..
3. Giống chó: nội…, ngoại…., lai…
4. Giới tính: đực…, cái…
5. Tuổi chó:…
6. Trọng lượng:…
7. Thể trạng: gầy…, trung bình…, mập…
8. …

Bảo quản giun trong lọ thủy tinh, mẫu được ghi ký hiệu bao gồm
Mẫu số:
Vị trí ký sinh:
Số lượng giun sán:
Sơ bộ định danh:
Ngày lấy mẫu:

Xác định tuổi chó bằng phương pháp xem răng như sau
Từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành chó mọc hai loại răng là răng sữa và
răng vĩnh viễn. Răng sữa thường khá nhỏ và vành răng chia thành ba thùy tách biệt
nhau. Răng vĩnh viễn có ba thùy liền nhau hình hoa huệ. Dựa vào độ mòn răng để
phân biệt tuổi chó như sau.
Chó 1 tháng tuổi đã mọc đủ răng sữa.
Chó 2 tháng tuổi răng sữa bắt đầu mòn, đến 2.5 tháng tuổi thì răng hàm dưới
bắt đầu mòn.

16


Chó 4 – 6 tháng tuổi các răng sữa đều rụng và được thay thế dần bằng răng
vĩnh viễn.

Chó 7 tháng tuổi răng vĩnh viễn đều mọc đầy đủ, lúc này chó có khoảng 42
răng.
Chó 8 – 12 tháng tuổi, răng giữa chưa mòn và có hình hoa huệ trắng, bóng.
Chó 2 năm tuổi, răng vĩnh viễn bắt đầu mòn đi và răng cửa hàm dưới bắt đầu
mòn trước.
Chó 3 năm tuổi thì hai răng kề hàm dưới bắt đầu mòn đi.
Chó 4 năm tuổi thì tất cả răng hàm dưới đều mòn và răng cửa hàm trên bắt
đầu mòn.
3.3.2. Phương pháp mổ khảo sát
Phương pháp mổ khảo sát từng phần của viện sĩ Skrjabin theo dõi hệ thống
tiêu hóa từ thực quản đến ruột già, màng treo ruột và tim.
Chó được cắt tiết, cạo lông, mổ ngực và bụng, lấy hệ thống tiêu hóa từ thực
quản đến trực tràng của chó, dùng dây thắt đoạn ngăn cách thực quản, dạ dày, ruột
non, ruột già, tiến hành mổ khám và tìm giun sán ký sinh trên các bộ phận. Mổ tim,
bóc tách màng thận, màng treo ruột tìm giun sán.
Dùng kéo cắt thực quản theo chiều dọc, quan sát kỹ trên bề mặt niêm mạc
thực quản, thu nhặt giun sán, nếu có khối u ở thực quản dùng dao mổ tách khối u và
thu nhặt giun sán.
Dùng dao cắt một bên đường cong lớn, cho chất chứa vào xô nhựa. Cho chất
chứa trong ruột non và ruột già riêng từng phần.
Thu nhặt và bảo quản giun sán

Đối với giun tròn trước khi cho vào dung dịch barbagallo để bảo quản ta
phải rửa sạch giun bằng dung dịch nước muối sinh lý, sau đó cho giun vào ống
nghiệm có chứa dung dịch bảo quản.
Đối với sán lá, sán dây cần lấy cho được phần đầu, để chúng chết tự nhiên,
rửa sạch bằng nước muối sinh lý và ép chúng giữa hai phiến kính, bảo quản trong
cồn 700, thời gian kéo dài 1 -2 giờ, sau đó lấy ra và tiếp tục bảo quản trong cồn 700.

17



3.3.3 Làm mẫu định danh
Dùng lông gà gắp giun sán lên phiến kính, nhỏ một giọt dung dịch glycerin
50% hoặc dung dịch lactophenol hoặc hỗn hợp acid lactic và glycerin, dùng lame
đậy lên, để yên 12 – 24 giờ rồi quan sát dưới kính hiển vi.
3.3.4 Định danh phân loại
Việc định danh phân loại giun sán được thực hiện thông qua các đặc điểm về
hình thái, cấu tạo của giun sán dựa trên khóa định danh phân loại của Phan Thế
Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977) trong “Giun sán ký sinh ở Động Vật
Việt Nam”, những mô tả của Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978) trong “Công
Trình Nghiên Cứu Ký Sinh Trùng ở Việt Nam, tập 2”
Đối với giun tròn khi định danh phân loại, giun phải được đặt lên lam kính
và làm trong suốt bằng lactophenol hoặc hỗn hợp acid lactic và glycerin.
3.4 Chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ nhiễm chung.
Tỷ lệ nhiễm theo tuổi.
Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, thành phần ở loài giun sán ký sinh ở chó theo
tuổi.
Cường độ nhiễm: X = X ± SE
X : cường độ nhiễm trung bình

SE: sai số chuẩn

18


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả tình hình nhiễm giun sán ký trên chó ở quận Ô Môn
Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh trên chó theo lứa tuổi


Lứa
tuổi

Tỷ lệ nhiễm

Cường độ nhiễm

(%)

( X ± SE)

58

93,55a

17,88±1,72

44

43

97,73a

36,30±2,60

>2

21


18

85,71a

38,68±4,43

Tổng

127

119

93,70

30,95±5,36

Số chó mổ
khám

Số chó nhiễm

<1

62

1-2

(năm)

a: chữ giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê


Qua bảng 4.1 cho thấy hiện nay tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó vẫn còn rất cao
(93,70%), với cường độ nhiễm 30,95±5,36. Kết quả này có thể được giải thích do
hầu hết các chó mổ khám đều được nuôi theo phương thức thả rong, khả năng tiếp
xúc với mầm bệnh là rất cao, chúng chưa được chủ vật nuôi quan tâm chăm sóc nên
giảm sức đề kháng. Từ đó mầm bệnh luôn có cơ hội xâm nhiễm vào vật chủ. Việc
tẩy trừ giun sán cũng ít được người nuôi chú ý, đây cũng là nguyên nhân quan trọng
làm tỷ lệ chó bị nhiễm giun sán cao.
Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giữa các lứa tuổi khác nhau không có ý
nghĩa thống kê. Điều này cho thấy tỷ lệ chó có mang mầm bệnh rất cao, các chó bị
nhiễm cũng là nguồn phát tán mầm bệnh quan trọng. Vì vậy mầm bệnh luôn tồn tại,
lây lan trong đàn và rất khó loại ra. Do đó nguy cơ của chó tiếp xúc với mầm bệnh
rất lớn, làm tỷ lệ nhiễm cao.

19


Bảng 4.2 Thành phần loài giun sán ký sinh trên chó

Loài giun sán

Nhiễm theo lứa tuổi
Nhiễm chung
<1năm (n=62)

Số chó
nhiễm

Tỷ lệ


Cường độ

nhiễm

nhiễm

(%)

( X ± SE)

Số chó
nhiễm

1-2 năm (n=44)

Tỷ lệ

Cường độ

nhiễm

nhiễm

(%)

( X ± SE)

Số chó
nhiễm


>2 năm (n=21)

Tỷ lệ

Cường độ

nhiễm

nhiễm

(%)

( X ± SE)

Số chó
nhiễm

Tỷ lệ

Cường độ

nhiễm

nhiễm

(%)

( X ± SE)

Lớp NEMATODA

1. Ancylostoma caninum

82

64,57

11,50 ± 0,98

30

48,39

9,47 ± 1,1

35

79,55

13,62±1,65

17

80,95

11,41±2,47

2. Ancylostoma braziliense

76


59,84

11,97 ± 0,75

29

46,77

10,97 ± 1,93

32

72,73

13,43±1,66

15

71,43

12,20±3,58

3. Uncinaria stenocephala

69

54,33

12,05 ± 0,46


24

38,71

13,17 ± 2,04

31

70,45

11,64±1,57

14

66,67

11,35±2,71

4. Toxocara canis

2

1,57

4,00 ± 0,54

2

3,23


2,50 ± 0,35

0

0

-

0

0

5. Toxascaris leonina

4

3,50

10,67 ± 0,89

4

6,45

3,00 ± 0,35

0

0


-

0

0

6. Dirofilaria immitis

9

7,09

2,50 ± 0,35

0

0

-

0

0

-

9

42,86


4,00±0,54

7. Spirocerca lupi

34

26,77

3,00 ± 0,35

5

8,06

8,54±1,45

18

40,90

11,28±1,20

11

52,38

12,20 ± 2,21

8. Dipyllidium caninum


11

8,66

7,28 ± 0,21

4

6,45

6,75 ± 1,52

5

11,36

7,60±1,51

2

9,52

7,50±1,06

9. Multiceps multiceps

8

6,30


6,19 ± 0,55

3

4.39

7,33 ± 072

4

9,09

6,25±0,96

1

4,76

5

Lớp CESTODA

20


×