Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM NGUYÊN SINH ĐỘNG vật NGOẠI ký SINH TRÊN cá TRA tại THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG và THỬ một số THUỐC điều TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN MINH QUAN

TÌNH HÌNH NHIỄM NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT
NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthamus) TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN,
TỈNH AN GIANG VÀ THỬ MỘT SỐ THUỐC
ĐIỀU TRỊ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 2009

a


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:

TÌNH HÌNH NHIỄM NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT
NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthamus) TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN,
TỈNH AN GIANG VÀ THỬ MỘT SỐ THUỐC


ĐIỀU TRỊ

Giáo Viên Hướng Dẫn
TS. Nguyễn Hữu Hưng

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Quan
MSSV: 3042914
Lớp: Thú Y K30

Cần Thơ, 2009

b


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng trên cá tra (Pangasianodon
hypophthamus) tại Thành Phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và thử một số
thuốc điều trị; do sinh viên: NGUYỄN MINH QUAN thực hiện tại bộ môn
Thú Y, khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày

tháng 5 năm 2009

Cần Thơ, ngày tháng 5 năm 2009


Duyệt Bộ môn Thú Y

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày tháng 5 năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và khách quan.

Tác giả

Nguyễn Minh Quan

ii


LỜI CẢM TẠ

Kính gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ và luôn đặt
niềm tin hy vọng vào tôi trong suốt 5 năm học tập tại trường và trong thời gian thực
hiện đề tài.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Hữu Hưng đã hết lòng chỉ
bảo, động viên tôi để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc
đến cô chủ nhiệm lớp Thú Y K30 Nguyễn Thị Minh Châu đã hết lòng lo lắng và

dạy bảo trong 5 năm học qua. Xin cảm anh Nguyễn Phi Bằng học viên cao học K13
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Kính gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô thuộc bộ môn thú y và bộ
môn chăn nuôi đã hướng dẫn và truyền thụ kiến thức cho tôi trong 5 năm qua.
Kính gởi lời cảm ơn chân thành đến
 Cô Từ Thanh Dung, khoa Thủy Sản.
 Các cô trong thư viện khoa Nông Nghiệp.
 Bà con chăn nuôi cá tra Thành Phố Long Xuyên
 Tập thể lớp Thú Y K30.
Đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang duyệt của Hội Đồng Khoa ...........................................................................................i
Lời cam đoan.........................................................................................................................ii
Lời cảm tạ ............................................................................................................................iii
Mục lục ................................................................................................................................iv
Danh sách chữ viết tắt ..........................................................................................................vi
Danh mục hình ....................................................................................................................vii
Danh mục bảng...................................................................................................................viii
Tóm lược..............................................................................................................................ix
Chương 1: Đặt Vấn Đề ..........................................................................................................1
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận.....................................................................................................3
2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên thế giới và ở Việt Nam .......................3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên thế giới .........................................3

2.1.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam...............................4
2.2 Đặc điểm sinh học con cá tra.............................................................................5
2.2.1 Phân loại cá tra ............................................................................................5
2.2.2 Phân bố và môi trường sống ........................................................................5
2.2.3 Hình thái sinh lý ..........................................................................................6
2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................6
2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng ..................................................................................7
2.2.6 Đặc điểm sinh sản........................................................................................7
2.2.7 Môi trường sống của cá tra ..........................................................................8
2.2.8 Giá trị dinh dưỡng của cá tra........................................................................8
2.3 Tình hình nuôi trồng và xuất khẩu cá tra ...........................................................9
2.4 Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh ................................................................ 10
2.5 Một số bệnh do nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra .......................11
2.5.1 Bệnh trùng bánh xe Trichodinois............................................................... 11
2.5.2 Bệnh trùng loa kèn ....................................................................................13
2.5.3 Bệnh trùng quả dưa Ichthyophthyriosis......................................................16
2.5.4 Bệnh trùng roi Cryptobiosis.......................................................................19
Chương 3: Phương Tiện và Phương Pháp Nghiên Cứu .....................................................21
3.1 Nội dung .........................................................................................................21
3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài............................................................ 21

iv


3.3 Phương tiện thí nghiệm ...................................................................................21
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................21
3.3.2 Dụng cụ và hóa chất ..................................................................................21
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................22
3.4.1 Phương pháp thu mẫu................................................................................22
3.4.2 Phương pháp phân tích mẫu.......................................................................22

3.4.3 Phương pháp cố định và nhuộm mẫu ký sinh trùng....................................22
3.4.4 Phương pháp xác định mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng ...........................23
3.4.5 Phương pháp xác định mật độ nuôi ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh .......23
3.5 Phương pháp thí nghiệm trị bệnh KST trên cá.................................................24
3.5.1 Đối tượng thí nghiệm.................................................................................24
3.5.2 Thử nghiệm một số thuốc trị bệnh ngoại ký sinh trùng .............................. 24
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................25
Chương 4: Kết Quả và Thảo Luận ......................................................................................26
4.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình nuôi cá tra tại Thành Phố Long Xuyên .............26
4.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội........................................................................26
4.1.2 Tình hình nuôi cá tra từ năm 2006-2008 ......................................................27
4.2 Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra theo giai
đoạn…
28
4.3 Thành phần giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra tại Long Xuyên …29
4.3.1 Tỷ lệ nhiễm các giống nguyên sinh động vật ký sinh ở da và mang cá tra ....... 31
4.3.2 Tỷ lệ nhiễm ghép các giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra ..... 33
4.4 So sánh tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá theo mật độ nuôi ..... 33
4.5 Kết quả thí nghiệm thuốc điều trị ngoại ký sinh trùng…. ..................................34
4.6 Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài...................................................... 35
Chương 5: Kết Luận và Đề Nghị ........................................................................................36
5.1 Kết luận ...........................................................................................................36
5.2 Đề nghị ............................................................................................................36
Tài Liệu Tham Khảo ...........................................................................................................37

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT


ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
TLN : Tỷ lệ nhiễm
CĐN: Cường độ nhiễm
SMKT: Số mẫu kiểm tra
SMN: Số mẫu nhiễm

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Hình dạng bên ngoài cá tra (Pangasuis hypothalamus) ------------------------- 5
Hình 2 Một số trùng bánh xe gây bệnh ----------------------------------------------------11
Hình 3 Giống Apiosoma Blanchard --------------------------------------------------------14
Hình 4 Trùng quả dưa (Ichthyophthyrius)-------------------------------------------------16
Hình 5 Các giai đoạn phát triển của Ichthyophthyrius-----------------------------------17
Hình 6 Trùng roi Cryptobiosis. -------------------------------------------------------------19
Hình 7 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang -------------------------------------------------26
Hình 8 Trùng Loa kèn nhuộm Carmin ----------------------------------------------------35
Hình 9 Trùng bánh xe nhuộm AgNO3 -----------------------------------------------------35
Hình 10 Trùng quả dưa ----------------------------------------------------------------------35
Hình 11 Bố trí thí nghiệm thử thuốc -------------------------------------------------------35

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Phác đồ sử dụng thuốc điều trị --------------------------------------------------------24
Bảng 4.1 Tình hình diện tích ao nuôi cá tra 2006 - 2008--------------------------------------27

Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra tại các ao -------------28
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra theo giai đoạn--------28
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm các giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra -------------29
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm các giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở da cá tra ---------31
Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm các giống n guyên sinh động vật ngoại ký sinh trên mang cá tra ---------- 32
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm ghép giữa các giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra ----- 33
Bảng 4.8 Tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ở cá tra theo mật độ nuôi ----------------------------- 33
Bảng 4.9 Hiệu quả các loại thuốc điều trị-------------------------------------------------------------- 34

viii


TÓM LƯỢC
Điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng trên cá tra (Pangasianodon
hypophthamus) tại Thành Phố Long Xuyên tỉnh An Giang, chúng tôi tiến hành
kiểm tra ký sinh trùng của 394 mấu cá, trong đó có 292 mẫu cá giống và 102 mẫu
cá thịt. Thời gian thực hiện từ tháng 12/2008 đến 3/2009 chúng tôi thu được kết
quả như sau:
Qua kết quả phân tích 394 mẫu cá tra, trong đó cá 292 mẫu cá giống và 102
mẫu cá thịt chúng tôi tìm thấy được 3 giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh
trên cá tra: Trichodina tỷ lệ nhiễm 62,44%, Ichthyophthyrius 6,85%, Apiosoma
23,10%.
Cá nuôi ở giai đoạn giống thường nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh
ở da và mang. Trong đó, Trichodina là giống thường xuất hiện với tỷ lệ nhiễm
54,45% ở da và 24,66% ở mang nhiều hơn so với 2 giống còn lại Apiosoma 19,18%
ở da và 10,96% ở mang, Ichthyophthyrius 5,48% ở da và 3,77% ở mang.
Ở giai đoạn cá thịt thì mức độ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh
thấp hơn so với cá ở giai đoạn giống. Trichodina 11,76% ở da và 2,94% ở mang,
Apiosoma 1,96% ở da và 0,98% ở mang, Ichthyophthyrius không nhiễm.
Qua quá trình kiểm tra 60 ao nuôi cá tra đã phát hiện 14 ao nhiễm ghép giữa

các nguyên sinh động vật ngoại ký sinh. Trong đó 2 ao nhiễm Trichodina và
Ichthyophthyrius với tỷ lệ 4,54%, 11 ao nhiễm Trichodina và Apiosoma, tỷ lệ
25,00%, 1 ao nhiễm Ichthyophthyrius và Apiosoma tỷ lệ 2,27%.
Mật độ nuôi có ảnh hưởng lớn đến tình hình nhiễm nguyên sinh động vật
ngoại ký sinh.
Trong 3 loại thuốc dùng để điều trị nguyên sinh động vật ngoại ký sinh thì
DD ở nghiệm thức II cho hiệu quả cao nhất đồng thời tỷ lệ hao hụt thấp nhất.

ix


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cá tra (Pangasianodon hypophthamus) là một loại cá da trơn được nuôi phổ
biến ở vùng Đông Nam Á nói chung và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) nói riêng. Do đặc tính thích nghi của cá tra là sống trong vùng khí hậu
nhiệt đới, dễ nuôi, mau lớn và có thể sử dụng nhiều loại thức ăn. Mặt khác cá tra có
ngưỡng oxy thấp nên có thể nuôi ở mật độ cao và phù hợp với các loại hình thủy
vực từ ao nhỏ, ao lớn đến các bè trên sông. Cho nên chúng là loài có nhiều ưu thế
so với các loài cá nuôi phổ biến hiện nay ở ĐBSCL.
Trong những năm gần đây cá tra đã trở thành một trong những đối tượng
thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Cá tra đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho
nước nhà, tăng thu cho người nuôi mà còn giải quyết việc làm cho người lao động.
Do nhu cầu xuất khẩu, nhiều nơi đã đưa nghề nuôi cá tra đến mức độ thâm canh với
quy mô ngày càng lớn và đặc biệt là các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…
Với đặc điểm trên, không ít người đã chạy theo lợi nhuận kinh tế mà nuôi cá
với mật độ cao, dày, việc quản lý ao nuôi chưa đúng cách đã làm cho môi trường
nuôi ngày càng trở nên xấu đi dẫn đến cá thường xuyên bị bệnh, gây ảnh hưởng đến

năng xuất và gậy thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Trong số những tác nhân gây
nguy hiểm cho cá tra thì ký sinh trùng cũng là một trong những tác nhân gây bệnh
thường xuyên trong quá trình nuôi. Ngoài ra, ký sinh trùng và đặc biệt là nguyên
sinh động vật còn đóng vai trò là yếu tố mở đầu cho vi khuẩn, virus, cũng như các
loài nấm tấn công gây bệnh.
Do đó, việc nghiên cứu về ký sinh trùng trên cá tra là việc làm có ý nghĩa rất
lớn không những về khoa học mà còn cả trong thực tiễn sản xuất nhằm chẩn đoán,
xác định tác nhân gây dịch bệnh và tổ chức việc phòng trừ có hiệu quả để phục vụ
sản xuất nhằm góp phần nâng cao năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản.
Được sự đồng ý của Bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, trường Đại học Cần Thơ tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình nhiễm

nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra (Pangasianodon
hypophthamus) tại Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang và thử một số
thuốc điều trị”

1


Mục tiêu đề tài:
- Điều tra tình hình nuôi cá tra tại Thành Phố Long Xuyên tỉnh An Giang.
- Xác định tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá theo giai
đoạn nuôi.
- Thành phần giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra tại Long
Xuyên.
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tình hình bệnh.
- Thử nghiệm một số loại thuốc điều trị.

2



CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên thế giới
Việc nghiên cứu ký sinh trùng trên cá đã được bắt đầu từ rất lâu. Công trình
nghiên cứu được coi là sớm nhất, đồ sộ và toàn diện nhất thuộc về những nhà
nghiên cứu Liên Xô cũ. Viện sỹ Dogiel V.A. (1882 – 1956) đã đặt nền móng cho
nghiên cứu ký sinh trùng cá, tác giả đã đưa ra phương hướng phát triển mới cho
nghiên cứu về các khu hệ ký sinh trùng và các loại bệnh cá do ký sinh trùng gây ra
với việc đưa ra “phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá”(trích dẫn từ Bùi
Quang Tề, 2001).
Ở các nước Châu Âu khác cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh
trùng trên cá:
Năm 1976, Jiri Lom và Grupcheva G. nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào của
cá chép ở Tiệp Khắc và Bungari, các tác giả đã so sánh sự xuất hiện bệnh và mô tả
loài mới.
Năm 1992, Jiri Lom và Ivandykova đã xuất bản cuốn “Ký sinh trùng đơn bào
(Protozoa) của cá”. Họ cho biết hiện nay có xấp xỉ 2.420 loài ký sinh trùng đơn bào
(Protozoa) ở cá đã được công bố. Nhiều loài gây nguy hiểm cho cá nước ngọt và
nước mặn. Cuốn sách đã giới thiệu phương pháp nghiên cứu và hệ thống phân loại
của 7 ngành ký sinh trùng đơn bào ở cá.
Ở Châu Á cũng có một số công trình nghiên cứu đồ sộ điển hình là:
Ở Trung Quốc, Chen Chil – Leu (1973) đã biên soạn quyển sách ký sinh
trùng cá nước ngọt ở tỉnh Hồ Bắc, điều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại được
375 loài ký sinh trùng. Trong đó, động vật đơn bào (Protozoa) có 159 loài, sán lá
đơn chủ (Monogenea) có 116 loài, sán dây (Cestoda) 10 loài, sán lá song chủ
(Trematoda) có 33 loài, giun tròn (Nematoda) 21 loài, nhuyễn thể (Mollusca) 1 loài,

giáp xác (Crustacea) 26 loài (trích dẫn từ Bùi Quang Tề, 2001).
Ở Nhật Bản, Nagasawa, Awakura, Urawa (1989) đã tổng kết nghiên cứu ký
sinh trùng trên cá nước ngọt ở Hokaido – Nhật Bản và xác định được 96 loài ký
sinh trùng bao gồm: Protozoa 21 loài, Monogenea 11 loài, Trematoda 22 loài,
Cestoda 10 loài, Nematoda 15 loài, Acanthocephala 7 loài, Mollusca 2 loài,
Copepoda 6 loài, Branchuira 1 loài, và Isopoda 1 loài và 38 loài chưa xác định
được tên loài.

3


2.1.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam
Người dầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam là nhà ký sinh trùng
người Pháp, bác sĩ Albert Billet (1856 – 1915). Ông đã mô tả một loài sán lá song
chủ Distomum hypselobagri (1898) ký sinh trong bóng hơi cá nheo ở Việt Nam
(trích dẫn từ Bùi Quang Tề, 2001)
Mặc dù, ký sinh trùng ở Việt Nam được nghiên cứu rất lâu nhưng nghiên cứu
được xem là toàn diện và đầy đủ nhất thuộc về tiến sĩ Hà Ký (trích dẫn từ Bùi
Quang Tề, 2001). Khi điều tra nghiên cứu ký sinh trùng của 16 loài cá kinh tế ở
Bắc Bộ Việt Nam, Hà Ký đã xác định được 120 loài ký sinh trùng thuộc 48 giống,
37 họ, 26 bộ và 10 lớp, trong đó trùng roi Masstigophora 2 loài, Monogenea 42
loài, trùng bào tử Myxozoa 18 loài, trùng lông Ciliophora 17 loài, Cestoda 4 loài,
Trematoda 8 loài, Nematoda 12 loài, Acanthocephala 2 loài, Crustacea 15 loài. Hà
Ký đã mô tả một họ, một giống và 42 loài mới với khoa học.
Lê Văn Hòa và Phạm Ngọc Khuê (1967), Lê Văn Hòa và Bùi Thị Liên
Hương (1969) đã nghiên cứu phân loại giun tròn trên cá ở Nam Bộ. Các tác giả đã
nghiên cứu 1 giống và 2 loài mới: Pseudoproleptus lamyi, Campanarougetia
campanarougetae (trích dẫn từ Bùi Quang Tề, 2001).
Năm 1976, Nguyễn Thị Muội và cộng sự đã nghiên cứu giun đầu gai trên cá
thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, bước đầu phân loại được 9 loài ký sinh trên 12 loài

cá.
Năm 1981 – 1985, Nguyễn Thị Muội và cộng sự khi điều tra nghiên cứu ký
sinh trùng của 2 loài cá nước ngọt ở Tây Nguyên, sơ bộ phân loại được 57 taxon
trong đó Monogenea (15), Protozoa (13), Trematoda (11), Crustacea (7), Cestoda
(5), Nematoda (3), Acanthocephala (3).
Theo Bùi Quang Tề (2001), có 23 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá tra nuôi
ở các giai đoạn: giai đoạn cá thịt gặp 10 loài, giai đoạn cá nhỏ gặp 16 loài.
Một số ký sinh trùng gây nguy hiểm cho cá tra nuôi ở ĐBSCL là trùng bánh
xe (Trichodina, Trichodinella, Tripartiella), trùng quả dưa (Ichthyophthyriosis),
trùng loa kèn (Apiosoma), sán lá đơn chủ, giun tròn (Spectatosis) (Bùi Quang Tề,
2001).

4


2.2 Đặc điểm sinh học cá tra
2.2.1 Phân loại
Cá tra là một trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác định
ở sông Cửu Long. Tài liệu phân loại gần đây nhất năm 1996 của tác giả
W.Rainboth xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít gặp ở nuớc ta
và còn sống sót rất ít ở Thái Lan và Campuchia, đã được xếp vào danh sách cá cần
bảo vệ. Cá tra của ta cũng khác với loài cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ
Ictaluridae.
Phân loại cá tra:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ cá nheo: Siluriformes (cá da trơn )
Họ: Pangasiidae (shark catfishes)
Giống cá tra dầu: Pangasius

Loài: Pangasianodon hypophthamus (Sauvage, 1878)

Hình 1 Hình dạng ngoài cá tra (Pangasianodon hypophthamus)
2.2.2 Phân bố và môi trường sống
Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Indonexia và Việt Nam, loài cá này được tìm thấy ở lưu vực sông Mêkông cũng
như sông Chaophraya. Ngày nay cá tra được nuôi phổ biến trong các ao bè.
Cá tra là loài cá nước nước ngọt, phân bố ở các tầng nước từ tầng trên đến
tầng đáy, cá có thể sống được ở các thủy vực nước tĩnh và nước chảy.
Điều kiện tự nhiên, môi trường sống chủ yếu của cá tra là ghềnh thác, bờ
sông có bãi cát. Ngoài ra, người ta còn thấy chúng sống rải rác ở các lòng sông sâu
nhiều đá và kênh rạch. Loài cá này sinh sống chủ yếu dọc theo sông Mêkông, nhiều

5


nhất là ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Cá tập trung ở những chỗ nước sâu vào
mùa khô khi mực nước hạ rất thấp (Thoại Sơn, 2006).
Cá tra là loài cá di cư, vào mùa lũ khi mực nước dâng cao cá di chuyển về
vùng thượng nguồn đẻ trứng. Khi mực nước sông xuống thấp cá trở về vùng hạ
nguồn để tìm nơi cư trú.
Cá tra sống từng đàn trên sông cũng như ao hồ, cá có thể sống trong ao hồ có
hàm lượng oxy thấp, cũng như có thể nước tù bẩn. Do đó có thể nuôi với mật độ
cao. Ngoài ra cá tra khoẻ mạnh có sức đề kháng với các thay đổi của môi trường
cao, do đó cá ít khi bị bệnh gây chết thành đàn. Ở sông Mêkông, cá tra định cư
vùng thượng nguồn vào tháng 5-6, trở về vùng hạ nguồn từ đầu tháng 9 đến cuối
tháng 12. Vùng phía Nam của thác Khone việc định cư ở vùng thượng nguồn xảy
ra vào cuối tháng 10, từ tháng 11-12 cá hiện diện nơi đây với số lượng nhiều.
2.2.3 Hình thái sinh lý
Cá tra là cá da trơn có đầu lớn, thân thon và dẹp dần về phía đuôi, vây lưng

cao, có 1 gai lưng cứng có răng cưa, vây ngực có ngạch cứng, lưng xám đen, bụng
hơi bạc, miệng rộng có 2 đôi râu, vây cá có màu nâu sậm hay đen, cá con có 1 sọc
đen chạy dọc 2 bên thân và 2 sọc đen bên dưới 2 đường bên thân, cá có bộ da màu
sắc sáng bóng (màu cầu vồng). Tuy nhiên ở cá trưởng thành thì vây kỳ có màu nâu
bình thường và thân không có sọc vằn, con lớn nhất có thể nặng 44 kg.
Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ (nồng
độ muối 7-10‰) dễ chết ở pH < 5 và nhiệt độ 15oC, nhưng chịu nóng tới 39oC, cá
có cơ quan hô hấp phụ bằng bóng khí và da nên chịu được môi trường thiếu oxy hoà
tan ().
2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp, sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như: bèo, cám,
rau muống, gạo, ngũ cốc… những thức ăn có nguồn gốc động vật thường có tác
dụng làm cá lớn nhanh hơn ()
Về mặt cơ thể học cá tra có dạ dày hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra
ngắn không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay bên dưới bóng khí
và tuyến sinh dục, dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt.
Theo Thoại Sơn (2006) nếu cho cá tra ăn thức ăn có nguồn gốc động vật thì
chúng lớn rất nhanh, đặc biệt là khi nuôi trong ao.
Cá tra có đặc tính ăn những con cá nhỏ hơn (Theo Thoại Sơn, 2006). Vì thế
khi cá tra hết noãn hoàn thì thích ăn mồi tươi sống và thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn

6


lẫn nhau vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn
nhau nếu cá hương không được cho ăn đầy đủ.
Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các động vật
phù du có kích thước vừa cở miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo.
Khi cá lớn thể hiện tính ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại
thức ăn, cá có thể sử dụng các loại thức ăn khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có

nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại
thức ăn khác như cám, rau, động vật đáy.
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên cho thấy thành
phần thức ăn đa dạng, trong đó cá ăn tạp thiên về động vật. Thành phần thức ăn
trong ruột cá ngoài tự nhiên như sau: (http:// www.khuyennong.org.vn)
Nhuyễn thể: 35,4%
Cá nhỏ: 31,8%
Côn trùng: 18,2%
Thực vật dương đẵng: 10,7%
Thực vật đa bào: 1,6%
Giáp xác: 2,3%
2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ sinh trưởng nhanh, giai đoạn còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều
dài, cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 - 12 cm (14 - 15 gram). Cá Từ
khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể.
2.2.6 Đặc điểm sinh sản
Cá tra là loài đẻ trứng vào giai đoạn khá muộn trong cuộc sống. Khả năng
động dục của chúng hình thành mất hơn 3 năm, dù nuôi trong bè, ao hồ hay sống
ngoài tự nhiên. Khó có thể xác định khả năng động dục của cá tra bằng kích cở
ngoại hình của chúng, song người ta có thể nhận biết tương đối, khi cá tra dài
khoảng 54 cm và cân nặng tối thiểu 3- 4 kg thì chúng sẽ có khả năng này.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ, nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài
thì khó phân biệt được cá đực, cá cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực
phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn
sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai đoạn 2 tuy
màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về kích thước,
hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang

7



màu trắng sửa. Cá tra là loài mắn đẻ tỷ lệ trứng của chúng tùy thuộc vào độ tuổi và
một số con có khả năng đẻ trứng 2 lần/năm.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6
dương lịch, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh
thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan, ở Việt Nam cá tra không có
bãi đẻ tự nhiên, sau đó cá bột theo dòng nước đến Việt Nam. Chúng đẻ trứng trong
giai đoạn giao mùa, giữa tháng 5 và tháng 8 âm lịch. Ấu trùng trôi giạt xuống vùng
châu thổ sông Mêkông. Vào cuối mùa mưa, cá tra bột có khuynh hướng di chuyển
đến những vùng nước sâu hơn. Tuy nhiên cá mái trưởng thành lại di chuyển ngược
dòng nước đến với vùng thượng nguồn để đẻ trứng, sau khi đẻ trứng chúng lại di
chuyển lại vùng hạ nguồn để định cư.
Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn
trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1 - 3 lần
trong 1 năm. Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản
tuyệt đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức
sinh sản có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước trứng cá tra tương đối nhỏ
và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1 mm. Sau khi đẻ ra và hút
nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5 - 1,6 mm.

2.2.7 Môi trường sống của cá tra
Môi trường cho cá tra sống rất quan trọng. Môi trường nước ổn định mồi ăn
đầy đủ, cá tra có sức đề kháng cao, ký sinh trùng và mầm bệnh khó xâm nhập, cá
khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh. Trong nuôi trồng thuỷ sản, phần lớn nguyên nhân
gây bệnh đầu tiên là những biến đổi xấu về môi trường gây sốc hay gây tổn thương
đến cơ thể làm giảm khả năng kháng bệnh của cá, cá dễ bị bệnh và chết (Từ Thanh
Dung, 2005).
Môi trường sống cho cá tra thích hợp và phát triển tốt là môi trường nước
ngọt, không bị nhiễm mặn, không bị nhiễm phèn, pH từ 7 - 8, nhiệt độ 26 - 30oC,
oxy trên 3 mg/l. Tuy nhiên, cá tra nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên vẫn sống được ở

môi trường khắc nghiệt như: đất nhiễm phèn pH = 4 – 4,5 nước bị nhiễm bẩn từ
nước thải sinh hoạt, môi trường dưỡng khí thấp với oxy hoà tan trên 2 mg/l (Phạm
Văn Khánh, 2000).

2.2.8 Giá trị dinh dưỡng cá tra.
Thị trường cá tra ngày càng phát triển và sản phẩm cá tra rất được ưa
chuộng. Người dân Mỹ cho rằng cá tra cung cấp nhiều protein và họ thưởng thức 4
lần/tuần. Tại Anh, cá da trơn có thể thay thế cho cá tuyết làm nguyên liệu chế biến

8


thức ăn. Ở khối EU, cá da trơn phi-lê giàu selenium là chất chống lại sự oxy hoá
cho cơ thể và cơ thể chống lại bệnh ung thư.
Theo nghiên cứu thì thành phần dinh dưỡng của cá tra trên 100 g sản phẩm:
Calo

Calo từ
chất béo

Tổng lượng
chất béo

Chất béo
bão hoà

Cholesteron

Natri


Protein

124cal

30,8cal

3,42 g

1,64 g

25,2 mg

70,6 mg

23,42 g

2.3 Tình hình nuôi trồng và xuất khẩu cá tra
Với tiềm năng to lớn, ĐBSCL là một trong 7 vùng kinh tế quan trọng nằm ở
cực Nam của đất nước, có diện tích tự nhiên xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm khoảng 12%
tổng diện tích cả nước. ĐBSCL là vùng hạ lưu châu thổ sông Mêkông, được xem là
vùng trù phú, không chỉ của Việt Nam mà của cả vùng Đông Nam Á. Ở đây có
những đặc trưng của một châu thổ thuộc miền nhiệt đới ẩm điển hình. Do điều kiện
thiên nhiên ưu đãi, ĐBSCL có nhiều tìm năng thuận lợi cho sự phát triển của nghề
nuôi thuỷ sản, hiện tại ĐBSCL có diện tích nuôi trông thuỷ sản chiếm 71,4%, sản
lượng thuỷ sản chiếm 69,86% và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm đến
61,4% so với cả nước. Nổi bật nhất là cá tra đang phát triển trong những năm gần
đây. Tính đến năm 2006, sản lượng cá tra nuôi ở ĐBSCL đạt 800.000 tấn, xuất
khẩu đạt được 292.800 tấn, thu về kim ngạch xuất khẩu khoảng 773 triệu USD,
chiếm 23,4% so với xuất khẩu thuỷ sản cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2007, diện
tích nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL lên đến 3.624 ha, tăng 1.256 ha so với năm trước.

Từ đó, sản lượng cá tra đạt 380.489 tấn khối lượng cá tra xuất khẩu đạt được
173.100 tấn đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 464 triệu USD tăng 32% về lượng và
38,9% kim ngạch so với cùng kỳ 2006.
Vào năm 2003, việc xuất khẩu cá tra và cá basa gặp nhiều rào cản và không
ít khó khăn, đặc biệt là vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa tại Mỹ đã làm nghề
nuôi gặp nhiều bất ổn. Tuy nhiên, qua vụ kiện này mà sản phẩm cá tra và cá basa ở
Việt Nam được thị trường nhiều nước trên thế giới biết đến. Đây chính là cơ hội
cũng như thách thức đối với nghề nuôi cá tra nói riêng và nuôi thuỷ sản ở nước ta
nói chung. Hiện nay, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào tổ chức WTO, với
những thuận lợi về thị trường tiêu thụ đã đẩy giá cá nguyên liệu trong quý I năm
2007 lên đạt gần ngưỡng 17.500 đồng/kg cao hơn 135% so với cùng kỳ năm trước.
Thịt cá tra phi-lê thương phẩm của ĐBSCL đã có mặt ở hầu hết các siêu thị, cửa
hàng thuỷ sản của khoảng 65 nước với thương hiệu riêng đã mang lại nguồn ngoại
tệ lớn mỗi năm. Nhiều doanh nghiệp chế biến mở rộng năng lực sản xuất đã tạo ra
sự phấn khởi và lợi nhuận cao đã tác động đến người dân ở các tỉnh An Giang,

9


Đồng Tháp, Vĩnh Long và ngay cả các tình ven biển Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, cùng các vùng sâu xa như Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Thanh Hoá của Long
An đã đầu tư mở rộng thêm diện tích nuôi cá tra (Nguyễn Chung, 2007).
2.4 Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh
Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển rất mạnh ở cả nước nói
chung và ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Người nuôi đã tận dụng mọi
nguồn có thể huy động được nhằm đạt hiệu quả cao. Điều này dẫn đến mật độ nuôi
cao, thức ăn nghèo dinh dưỡng, quản lý ao nuôi kém, chất lượng nước nuôi
xấu,…làm cá yếu đi và mầm bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể cá (Từ Thanh
Dung, 2005). Riêng đối với cá tra trong nuôi tăng sản với mật độ cao là một vấn đề
rất được quan tâm, vì điều đó sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc giữa cá và ký sinh

trùng.
Môi trường nước là môi trường sống tất yếu của cá, nhưng nếu nước quá dơ
bẩn, thiếu oxy trầm trọng…thì cá không sống nổi. Trong môi trường nước luôn luôn
tồn tại mầm bệnh: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng…và nó có khả năng trở thành
tác nhân gây bệnh cho cá.
Quá trình hình thành bệnh ở động vật thủy sản liên quan đến các yếu tố:
mầm bệnh, môi trường và vật chủ. Theo Snieszko (1974) đã giải thích mối quan hệ
giữa: môi trường, mầm bệnh và vật chủ. Động vật thủy sản chỉ bị bệnh khi có sự
tác động qua lại phức tạp đồng thời của ba yếu tố trên. Nếu thiếu một trong ba yếu
tố thì động vật thủy sản không bị bệnh (trích dẫn Từ Thanh Dung, 2005)
Mầm bệnh luôn có trong môi trường nước chỉ bộc phát và gây bệnh cho động
vật thủy sản khi có đủ số lượng và điều kiện sống thuận lợi. Mầm bệnh có thể chia
thành nhiều loại:
Vật lý: sự thay đổi đột ngột nhiệt độ, pH, lượng oxy…
Hóa học: chất dộc, khí độc…
Sinh học: vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng…
Vật chủ phải có tính mẫn cảm với bệnh. Tính mẫn cảm của động vật thủy
sản còn phụ thuộc vào tuổi, kích cỡ, giống loài, sức đề kháng…
Trong mối quan hệ giữa ba yếu tố trên thì yếu tố môi trường là quan trọng
nhất vì nó điều khiển mối quan hệ giữa vật chủ và môi trường theo hướng có lợi
hoặc bất lợi.
Động vật thủy sản sống trong môi trường nước nên chúng và nước có mối
quan hệ qua lại với nhau. Các yếu tố môi trường này, tạo điều kiện cho động vật
thủy sản tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, khi yếu tố môi trường bất lợi

10


sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật thủy sản và thậm chí làm cho chúng chết
hàng loạt.

Theo Từ Thanh Dung (2005) bệnh được chia làm 2 nhóm: bệnh truyền
nhiễm và bệnh không truyền nhiễm:
* Bệnh truyền nhiễm: do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây ra, có tính
chất lan truyền rất nhanh, có thể gây thành ổ dịch làm cá chết hàng loạt. Do đó,
nuôi cá với mật độ cao sẽ làm mầm bệnh lây lan nhanh chóng, thức ăn dư thừa tích
tụ dưới đáy ao và nguồn nước dơ bẩn là điều kiện tốt cho mầm bệnh phát triển và
xâm nhập vào cơ thể cá gây bệnh.
* Bệnh không truyền nhiễm: do dinh dưỡng, môi trường và độc tố, không
có tính chất lây lan. Thức ăn kém dinh dưỡng, oxy thấp, pH không thích hợp là
nguyên nhân làm cá dễ mắc bệnh. Mặt khác, do ngẫu nhiên hay một lý do nào đó
mà các độc tố từ thuốc trừ sâu, thức ăn…cũng làm cá chết hàng loạt
2.5 Một số bệnh do nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra
2.5.1 Bệnh trùng bánh xe Trichodinosis
* Tác nhân gây bệnh
Trùng bánh xe
Lớp Peritricha Stein, 1859
Bộ Peritrichida F.Stein, 1859
Bộ phụ Mobilina Kahl, 1993
Họ Trichodinidae Clauss, 1874
Giống Trichodina Ehrenberg, 1830
Giống Trichodinella Sramek – Husek, 1953
Giống Tripartiella Lom, 1959

Hình 2 Một số trùng bánh xe gây bệnh

(Trích dẫn: />
11


Họ trùng bánh xe Trichodinidae có nhiều giống, nhưng ở Việt Nam thường

gặp các loài thuộc 3 giống trên ký sinh ở cá nước ngọt, nước măn, lưỡng thê và bò
sát. Những giống loài thường gặp: Trichodina nigra, Trichodina nobilis, Trichodina
pediculus, Trichodina domerguei, Trichodina mutabilus, Trichodinella siluri,
Trichodinella epizootica, Tripartiella bulbosa (Đỗ Thi Hòa và ctv, 2004).
Trùng bánh xe hay còn gọi là trùng mặt trời, mặt bụng có hình dạng tròn
giống cái dĩa, nhìn nghiêng có dạng hình chuông. Có 2 - 3 vòng tiêm mao trùng
dùng để bơi trong nước. Lúc vận động nó quay tròn lật qua lật lại giống như bánh
xe nên có tên là trùng bánh xe. Nhìn chính diện có một đĩa bám lớn có cấu tạo phức
tạp, trên đĩa có một răng và các đường phóng xạ. Vòng răng có nhiều thể răng có
dạng như hình chữ “V” bao gồm thân răng ở phía ngoài dạng hình lưỡi rùi, hình
tròn hay hình bầu dục, còn móc răng ở phía trong thường dạng hình kim. Các thể
răng xếp chồng lên nhau. Hình dạng, số lượng và đường phóng xạ khác nhau ở mỗi
loài. Xung quanh cơ thể có lông tơ luôn luôn rung động làm cho cơ thể vận động
rất linh hoạt. Cơ thể có một hạch lớn hình móng ngựa nằm ở giữa và một hạch nhỏ
hình tròn nằm cạnh hạch lớn. Trichodina bám vào da và mang nhờ móc bám bằng
kitin ở mặt bụng. Giống Trichodinella và Tripartiella ký sinh chủ yếu ở mang cá
(Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
Trùng bánh xe sinh sản chủ yếu bằng hình thức vô tính phân chia đơn giản,
tùy theo từng loài chúng sinh sản quanh năm như: Trichodina nigra, Tripartiella
bulbosa thì sinh sản trong thời tiết ấm, nhiệt độ 22 – 28oC; Trichodina pediculus có
thể sinh sản trong điều kiện thời tiết lạnh, nhiệt độ 16oC trùng vẫn có thể sinh sản
được (theo Trích dẫn Bùi Quang Tề, 2001).
Trùng bánh xe có thể sống tự do trong nước (ngoài ký chủ) từ 1 - 1,5 ngày.
* Dấu hiệu bệnh lý
Trùng bánh xe ký sinh ở da và mang cá làm tổn thương niêm mạc, khi mới
mắc bệnh thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn khi bắt
cá lên cạn, da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, từng phần mang bị thối
loét, bạc màu, chức năng hô hấp bị phá hoại khiến cá bị ngạt. Cá bị bệnh nặng
thường ngoi đầu lên mặt nước và lắc đầu nên được gọi là “bệnh lắc đầu”, mang đầy
nhớt và bạc trắng cá bơi lung tung không định hướng, cá lật bụng mấy vòng chìm

xuống đáy ao rồi chết. Người nuôi cá tra giống còn gọi bệnh này là “bệnh trái”, vì
sau mấy ngày trời u ám không nắng, nhiệt độ mát mẻ, trùng bánh xe sinh sản nhanh
chóng gây thành dịch khiến cá chết hàng loạt. Đàn cá bị bệnh nhẹ thì gầy yếu nếu
không xử lý bệnh kịp thời thì cá sẽ chết nhiều (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).

12


Theo Bùi Quang Tề và Vũ Thị Tám (2000), cho rằng nếu tỷ lệ cảm nhiễm 90
- 100%, cường độ cảm nhiễm 20 - 30 trùng/thị trường 9 x 10 là nguy hiểm cho cá.
Đàn cá phát bệnh khi cường độ cảm nhiễm 50 - 100 trùng/thị trường 9 x 10. Bệnh
nặng cường độ cảm nhiễm có khi đến 200 - 250 trùng/thị trường 9 x 10, trùng bám
dày đặc trên da, vây và mang cá.
* Phân bố và lan truyền
Theo Đỗ Thi Hòa và ctv (2004) trùng bánh xe phân bố rất rộng và gây bệnh
ở nhiều loài cá khác nhau như: cá chép, trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, trê, tra,…Gần
đây, một số loài cá biển nuôi như cá mú cũng bị nhiễm tác nhân này.
Trong các ao ương cá bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào
mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam mùa khô ít
gặp hơn. Trùng bánh xe ký sinh ở hầu hết ở các loại cá nhưng chúng gây hại chủ
yếu cho cá hương, cá giống trong các ao ương có mật độ dày, điều kiện sống không
tốt, thức ăn thiếu thốn…(Từ Thanh Dung, 2005).
* Chẩn đoán
Quan sát các biểu hiện bệnh lý của cá trong ao nuôi.
Kiểm tra nhớt, vây và mang dưới kính hiển vi để xác định tỷ lệ và cường độ
cảm nhiễm.
* Cách phòng bệnh
Trước khi ương nuôi phải được tẩy vôi, tiêu độc ao
Không nuôi cá ở mật độ quá dày
Xử lý lớp mùn bã hữu cơ trong đáy ao

Tránh gây sốc cho cá nuôi, nhất là sốc do nhiệt độ.
* Cách trị bệnh
Dùng Formol với nồng độ 30 ml/m 3 phun khắp ao. CuSO4 nồng độ 0,5 - 0,7
ppm (0,5 - 0,7 g cho 1 m3 nước) phun khắp ao hoặc bằng cách tắm nồng độ 3 – 5
ppm trong thời gian 10 - 15 phút. Sau 3 ngày có thể phun 2 lần. Ngoài ra có thể sử
dụng nước muối NaCl 2 - 3% tắm cho cá 10 - 15 phút (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
2.5.2 Bệnh trùng loa kèn
* Tác nhân gây bệnh
Trùng loa kèn
Lớp Peritricha Stein, 1859

13


Bộ Peritrichida F.Stein, 1859
Bộ phụ Sesslina Kahl, 1933
Họ Epistylididae Kahl, 1933
Họ phụ Epistylidinae Kahl, 1933
Giống Epistylis Ehrenberg, 1836
Họ phụ Apiosomatinae Banina
Giống Apiosoma Blanchard, 1885
Họ phụ Vorticellidae
Giống Vorticella
Giống Zoothamnium

Hình 3 Giống Apiosoma Blanchard

(Trích dẫn: http//www.edis.ifas.ufl.edu)
Trùng loa kèn ký sinh ở động vật thủy sản Việt Nam thường gặp 4 giống
thuộc 2 họ. Nhìn chung, hình dạng cơ thể phía trước lớn, phía sau nhỏ, có dạng

hình loa kèn, hình chuông lộn ngược nên có tên là trùng loa kèn. Phía trước cơ thể
có 1 - 3 vòng lông rung và khe miệng, phía sau ít nhiều đều có cuống để bám vào
bất kỳ giá thể nào. Một số giống hình thành tập đoàn (Epistylis, Zoothamnium).
Các cá thể liên kết với nhau bởi nhánh đuôi. Trùng loa kèn lấy dinh dưỡng bằng
cách lọc trong môi trường nước (Từ Thanh Dung, 2005).
Trùng loa kèn sinh sản vô tính bằng hình thức cắt đôi theo chiều dọc cơ thể
và sinh sản hữu tính bằng hình thức tiếp hợp.
- Giống Vorticella: có thể sống đơn độc, tế bào đính vào giá thể bằng một
cuống hình trụ mãnh, xoắn lò xo có thể co rút được. Tế bào có dạng hình chuông
lộn ngược, phía trước thường rộng hình đĩa, có một vùng lông xoắn ngược chiều
kim đồng hồ, hướng tới miệng, có thể có một nhân nhỏ và một nhân lớn hình đài, có
1 - 2 không bào co rút. Cơ thể không màu hoặc màu vàng xanh.

14


×