Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

THEO dõi HIỆU QUẢ gây mê TRONG QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT TRÊN CHÓ tại BỆNH xá THÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.87 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH THIỆN LÀNH

THEO DÕI HIỆU QUẢ GÂY MÊ TRONG QUÁ
TRÌNH PHẪU THUẬT TRÊN CHÓ TẠI BỆNH XÁ
THÚ Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

THEO DÕI HIỆU QUẢ GÂY MÊ TRONG QUÁ
TRÌNH PHẪU THUẬT TRÊN CHÓ TẠI BỆNH XÁ
THÚ Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


NGUYỄN VĂN BIỆN

HUỲNH THIỆN LÀNH
MSSV: 3042891
Lớp: THÚ Y K30

Cần thơ, 2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------

Đề tài: Theo dõi hiệu quả gây mê trong quá trình phẫu thuật trên chó tại
Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại Học Cần Thơ. Do sinh viên: HUỲNH
THIỆN LÀNH thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại Học Cần Thơ từ
02/02/2009 đến 31/03/2009

Cần thơ, ngày…. tháng…. năm 2009

Cần thơ, ngày….tháng….năm 2009

Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần thơ, ngày….tháng….năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường và thực tập luận văn tốt nghiệp Bệnh Xá Thú Y,
tôi chân thành biết ơn!
Thầy Nguyễn Văn Biện đã nhiệt tình tận tâm giúp đở hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Thầy Nguyễn Dương Bảo và tất cả các anh chị trong Bệnh Xá Thú Y đã chỉ bảo và
tạo mọi điều kiện cho tôi làm việc trong suốt thời gian thực tập ở Bệnh Xá.
Cô Trần Thị Minh Châu và cô Huỳnh Kim Diệu đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong
vai trò cố vấn.
Quý thầy cô của bộ môn Thú Y và bộ môn Chăn Nuôi Thú Y – khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo, hết lòng
truyền đạt kiến thức tốt cho tôi thực hiện tốt đề tài cũng như trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Cùng tất cả các bạn thực tập tại Bệnh Xá Thú Y, và các bạn của tập thể Thú Y khóa
30 đã chia sẽ và giúp đở khi tôi gặp khó khăn trong suốt thời gian qua.
Chân thành cám ơn!

Cần Thơ, ngày 4 tháng 5 năm 2009
HUỲNH THIỆN LÀNH

iii


MỤC LỤC
Trang Tựa .......................................................................................................................i
Trang Duyệt ..................................................................................................................ii

Lời Cám ơn ..................................................................................................................iii
Mục lục .........................................................................................................................iv
Danh mục hình .............................................................................................................vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Tóm lược ....................................................................................................................viii
Chương 1: Đặt Vấn đề .................................................................................................. 1
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận ............................................................................................ 2
2.1 một số vấn đề sinh lý............................................................................... 2
2.1.1 Sinh lý thần kinh ................................................................................. 2
2.1.2 Sinh lý tuần hoàn................................................................................. 2
2.1.3 Sinh lý hô hấp...................................................................................... 4
2.1.4 Giấc ngủ .............................................................................................. 4
2.1.5 Cảm giác đau....................................................................................... 5
2.2 Quá trình gây mê...................................................................................... 5
2.2.1 Các giai đoạn của sự mê...................................................................... 5
2.2.2 Các phản xạ lúc mê ............................................................................. 6
2.2.3 Các tai biến có thể xảy ra lúc mê và phương pháp cứu chữa.............. 7
2.3 Dược học thuốc mê .................................................................................. 9
2.3.1 Đại cương thuốc mê ............................................................................ 9
2.3.2 Các quá trình dược động học của thuốc............................................ 10
2.3.4 Thuốc sử dụng trong thí nghiệm. ...................................................... 11
Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiỆm .................................................. 15
3.1 Phương tiện thí nghiệm .......................................................................... 15
3.1.1 Thời gian và địa điểm ....................................................................... 15
3.1.2 Động vật thí nghiệm.......................................................................... 15
3.1.3 Dụng cụ và thuốc sử dụng trong thí nghiệm..................................... 15
3.2. Phương pháp thí nghiệm ...................................................................... 15
3.2.1 Ghi nhận thông tin và chNn đoán ...................................................... 15
3.2.2 Quá trình theo dõi gây mê................................................................. 15
3.2.3 Biễu mẫu theo dõi thí nghiệm ........................................................... 17

Chương 4: Kết quả và thảo luận................................................................................... 18
4.1 Trạng thái trước khi tiêm thuốc ............................................................. 18
4.2 Trạng thái sau khi tiêm thuốc................................................................. 19

iv


4.3 Sự thay đổi màu niêm mạc lưỡi ............................................................. 19
4.4 Thời gian ngủ ......................................................................................... 19
4.5 Tác dụng của thuốc đối với mắt............................................................. 20
4.6 Sự thay đổi của nhịp tim, nhịp thở......................................................... 20
4.7 Phản xạ đau khi phẫu thuật .................................................................... 21
Chương 5: Kết luận và đề nghị .................................................................................... 23
5.1. Kết luận ................................................................................................. 23
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 23
Tài liệu tham khảo........................................................................................................ 24
Phụ chương................................................................................................................... 25

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hai vòng tuần hoàn ...................................................................................3
Hình 2: bảng so màu niêm mạc.............................................................................25
Hình 3: Thuốc Combistress (Acepromazine)....................................................... 25
Hình 4: Thuốc Atropin (Atropin sulfate) ............................................................. 26
Hình 5: Thuốc Lidocain (Lidocain hydroclorid).................................................. 26

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: tóm tắt các thời kỳ mê của giai đoạn 2. ................................................... 7
Bảng 4.1: các ca phẫu thuật đã được theo dõi........................................................ 21
Bảng 4.2: Sự thay đổi màu niêm mạc lưỡi............................................................. 22
Bảng 4.3: Thời gian ngủ khi gây mê...................................................................... 23
Bảng 4.4: Thời gian tác dụng của thuốc đối với mắt ............................................. 23
Bảng 4.5: Sự thay đổi của nhịp tim, nhịp thở trong quá trính gây mê................... 24
Bảng 4.6: Phản xạ đau của con vật dưới tác dụng của Combistress kết hợp với
Lidocain trong phẫu thuật ...................................................................................... 25

vii


TÓM LƯỢC
Để cho con chó mất đi cảm giác đau đớn, và góp phần thành công trong phẫu thuật
thì phải có gây mê cho chó. Trong quá trình gây mê, chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu
như: sự thay đổi màu niêm mạc lưỡi, vị trí tròng mắt, phản xạ nháy mắt, phản xạ
con ngươi (phản xạ ánh sáng), nhịp tim, nhịp thở, thời gian ngủ của con vật trong
khi mê và phản xạ đau của con vật khi có thao tác cắt và được theo dõi trước khi
tiêm thuốc, sau khi tiêm Atropin và sau khi tiêm Combistress. Kết quả cho thấy:
Sau khi tiêm Atropin màu niêm mạc lưỡi không thấy thay đổi, nhịp tim trung bính
131 lần/phút và nhịp thở trung bình 91 lần/phút tăng so với trước khi tiêm nhưng
không thấy ảnh hưởng đến sức khỏe của con vật. Sau khi tiêm Combistress thấy
màu niêm mạc lưỡi có thay đổi nhưng không đáng kể. Thời gian bắt đầu ngủ của
thuốc trung bình là 5,17 phút và thời gian ngủ kéo dài trung bình 109 phút. N hịp
tim trung bình là 106 lần/phút và nhịp thở trung bình là 24 lần/phút giảm so với
trước khi tiêm. Thời gian trung bình bắt đầu tác dụng của thuốc làm mất phản xạ
nháy mắt là 9,00 phút và được kéo dài trung bình khoảng 15,90 phút, trung bình
khoảng 9,30 phút vị trí tròng mắt lộn xuống và kéo dài trung bình khoảng 13,60

phút, còn phản xạ con ngươi thì chưa thấy. Có 9/28 trường hợp con vật có phản xạ
đau khi có thao tác cắt. N hìn chung, Combistress được dùng trong phẫu thuật có tác
dụng ngủ, thời gian ngủ dài nhưng ngủ không sâu rất dễ tỉnh lại. Combistress dùng
để gây mê trên chó chó tuy giảm đau kém nhưng khi kết hợp với thuốc Lidocain thì
hiệu quả giảm đau tốt.

viii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, chó là con vật cưng được nuôi phổ biến. Do chó là động vật thông minh,
dễ gần gũi không những thế nó còn là bạn trung thành của con người. Vì vậy con
người cũng quan tâm chăm sóc sức khỏe cho con vật cưng của mình. Và khi chó
mắc bệnh thì được đưa đến Bệnh Xá Thú Y hay Trạm Thú Y để điều trị, đôi khi
cũng có một số trường hợp yêu cầu phẫu thuật như: mổ bắt con, mổ lấy sạn bàng
quang, thiến cái, thiến đực v.v… Trong những ca phẫu thuật đó cần có sự gây mê để
giúp cho con vật mất đi cảm giác đau đớn trong khi mổ. Đó cũng là yếu tố góp
phần thành công trong phẫu thuật, đồng thời gây mê còn thể hiện tính nhân đạo.
Nhưng nếu sử dụng thuốc mê quá liều hay quá mạnh làm cho con vật bị ngộ độc,
gây nguy hiểm thậm chí gây chết con vật.
Từ yêu cầu thực tiễn trên cũng như được sự đồng ý của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Theo dõi hiệu quả gây mê trong quá trình phẫu thuật trên chó tại
Bệnh Xá Thú Y, Đại Học Cần Thơ”.
Mục tiêu: Nhằm xác định hiệu quả gây mê trong quá trình phẫu thuật trên chó.

1



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số vấn đề sinh lý.
2.1.1 Sinh lý thần kinh.
Chức năng sinh lý chủ yếu của hệ thần kinh: trong cơ thể động vật hệ thần kinh có
chức năng sinh lý chủ yếu sau: điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của tất
cả các bộ phận, của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể luôn là một khối thống
nhất; đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường sống.
Các nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thần kinh:
Khi có các tác nhân kích thích tác động vào cơ thể động vật thì cơ thể phản ứng lại
bằng một hoạt động nhất định. Phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân kích thích
tác động đến môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể với sự tham gia của thần
kinh trung ương gọi là phản xạ.
Căn cứ vào quá trình phát sinh của phản xạ có thể chia thành hai loại phản xạ là
phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiên. Tùy cơ quan tham gia vào
phản xạ và tùy tính chất của phản xạ có thể đưa các phản xạ thành các phản xạ vận
động, các phản xạ tiết, các phản xạ tim mạch, phản xạ tiêu hóa… (Nguyễn Quang
Mai, 2004)
2.1.2 Sinh lý tuần hoàn.
Hệ mạch máu.
Trong cơ thể động vật gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Động mạch là
những mạch mang máu từ tim đi khắp cơ thể. Động mạch có hai đặc tính quan
trọng là tính đàn hồi và co bóp. Trong đó, động mạch phổi, động mạch chủ là động
mạch lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể, động mạch chia nhánh nhỏ dần cuối
cùng thành mao mạch. Tĩnh mạch là những mạch dẫn máu từ cơ quan về tim. Lớn
nhất là tĩnh mạch chủ trước thu hồi máu từ nửa phần trước cơ thể; tĩnh mạch chủ
sau thu hồi máu từ nửa phần sau cơ thể, các tĩnh mạch này được thu gom từ những
mao mạch rồi những tĩnh mạch lớn mà thành. Như vây, mao mạch là mạng lưới
trung gian giữa động mạch và tĩnh mạch.(Trịnh Hữu Bắng, 2001).
Vòng tuần hoàn.

Máu lưu thông trong cơ thể theo một vòng tuần hoàn kín từ tim đến các cơ quan và
từ các cơ quan trở về tim. Ở động vật hữu nhũ vòng tuần hoàn kín nghĩa là nó đi
theo hai con đường:

2


 Đại tuần hoàn: Máu đỏ từ tâm nhĩ trái đến tâm thất trái rồi đến động mạch chủ:
phân phát O 2 và chất dinh dưỡng đến các cơ quan, đem CO 2 và chất cặn bã về tâm
nhĩ phải bằng tĩnh mạch chủ. Thời gian đại tuần hoàn khoảng 24 giây.
 Tiểu tuần hoàn (tuần hoàn phổi): Máu đen từ tâm nhĩ phải đến tâm thất phải đến
động mạch phổi đến phổi thải CO 2 nhận O 2 do quá trình hô hấp biến máu đen thành
máu đỏ. Sau đó theo bốn tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái. Thời gian tiểu tuần hoàn
khoảng 6 giây.
Sự tuần hoàn rất quan trọng, nếu ngưng tuần hoàn huyến áp sẽ giảm nhanh làm
ngưng mạch dẫn đến tê liệt, ngưng hoạt động các mô bào cuối cùng gây chết.
(Nguyễn Thị Kim Đông, Hứa Văn Chung, 2004).

Hình 1: Hai vòng tuần hoàn
___________
---------____________

máu đỏ, nhiều ôxy
máu đen, ít ôxy

( />
Huyết áp.
Huyết áp là áp lực máu đối với thành mạch quản. Trong trạng thái bình thường
huyết áp sinh ra và duy trì ở một áp lực nhất định chủ yếu được quy định bởi hai
nhân tố: năng lượng lúc tim bóp và sức cản trong hệ thống mạch quản. Năng lượng

do tim co bóp giải phóng ra, một phần chuyển thành tốc độ máu chảy, phần khác
chuyển thành áp lực trong động mạch chủ. Động mạch càng xa tim thì huyết áp
càng thấp, chính vì thế máu chảy từ động mạch lớn đến động mạch nhỏ. Sức cản ở
ngoài tim và mạch quản lớn ta gọi là sức cản ngoại vi. Huyết áp tỷ lệ thuận lượng

3


máu chảy qua đoạn mạch quản đó trong một đơn vị thời gian (cũng chính là lượng
máu phóng ra trong một đơn vị thời gian) và sức cản ngoại vi. Sức cản ngoại vi lớn
nhất ở động mạch nhỏ (Trần Cừ, 1975).
Nhịp tim.
Khi tim đập thì mõm tim hoặc vách tim chạm vào thành ngực. Dùng tay sờ vào
hoặc dùng tai nghe ta có thể biết được lần tim đập trong một phút được gọi là nhịp
tim/phút. Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất trạng thái sinh lý, bệnh lý của
tim, của cơ thể.
Trong cùng một loài gia súc thậm chí trong cùng một cá thể nhịp tim cũng thay đổi.
Nhân tố ngoại cảnh và trạng thái bản thân cơ thể đều ảnh hưởng đến nhịp tim.
Trong ngày nhịp tim vào buổi sáng chậm hơn buổi chiều.
Nhiệt độ ngoại cảnh cao, thân nhiệt tăng, tinh thần hưng phấn, khi ăn và khi vận
động,… đều làm cho nhịp tim tăng. (Nguyễn Thị Kim Đông, Hứa Văn Chung,
2004). Nhịp tim của chó là 100-130 lần/phút. (Nguyễn Văn Biện, 2006)
2.1.3 Sinh lý hô hấp.
Các cử động hô hấp bao gồm động tác hít vào và thở ra. Trong đó, hít vào được coi
là quá trình tích cực, còn thở là quá trình thụ động. khi hít vào thể tích lồng ngực
tăng và phổi cũng tăng theo, tạo điều kiện cho luồng không khí đi vào các phế nang.
Khi thở ra các cơ giãn ra, thể tích lồng ngực giảm làm cho phổi xẹp xuống đNy
không khí ra ngoài. Động tác hít vào và thở ra nhịp nhàng tạo thành chu kỳ gọi là
nhịp thở. Số lần thở trong một phút thường thấp khi nghỉ ngơi và cao khi làm việc.
Gia súc còn non nhịp thở cao hơn gia súc già. Trạng thái sinh lý vận động, nhiệt độ

của môi trường ,… ảnh hưởng đến nhịp thở. (Trịnh Hữu Bắng, 2001). N hịp thở chó
là 10-30 lần/phút. (N guyễn Thị Kim Đông, Hứa Văn Chung, 2004)
2.1.4 Giấc ngủ.
Khi kích thích có cường độ quá lớn hoặc cường độ trung bình, thậm chí là nhỏ
nhưng tác động kéo dài đều gây ức chế các tế bào thần kinh (ức chế trên giới hạn).
quá trình ức chế tạo điều kiện cho các tế bào thần kinh nghỉ ngơi và phục hồi chúc
năng, biểu hiện là trạng thái ngủ.
Cơ thể điều hòa trạng thái thức ngủ: N ão thức tỉnh là nhờ có các luồng xung động
hướng tâm từ các cơ quan cảm giác, cũng như các luồng hưng phấn từ thể lưới thân
não truyền lên vỏ não. Ở trạng thái thức tỉnh, các vùng vỏ não gởi các xung động
thần kinh xuống kìm hãm các trung khu gây ngủ ở vùng dưới đồi. N hư vậy, lúc
thức tỉnh có hai cấu trúc được hoạt hóa là vỏ não và thể lưới thân não, còn các trung
khu gây ngủ bị ức chế. Khi các tế bào thần kinh trong vỏ não bị ức chế thì các tế
bào này giảm dần các luồng xung động có tác dụng ức chế đối với trung khu gây
ngủ. Các trung khu gây ngủ được giải phóng khỏi ức chế thì bắt đầu phát ra các
luồng xung động đến ngăn chặn các luồng hoạt hóa đi lên từ thể lưới thân não. Các
tế bào thần kinh trong vỏ não đang bị ức chế, giờ đây bị mất các luồng hoạt hóa từ

4


thể lưới do đó trương lực của chúng càng giảm, quá trình ức chế trong chúng càng
phát triển. Kết quả dẫn đến giấc ngủ ngày càng sâu.
Các biểu hiện khi ngủ: dấu hiệu đặc trưng của giấc ngủ là sự giảm chức năng của hệ
thần kinh, đặc biệt là của vỏ bán cầu đại não, là sự ngừng liên hệ của não bộ với thế
giới bên ngoài. Khi giấc ngủ sâu, trương lực các cơ giảm xuống, các phản xạ thực
vật cũng giảm (hô hấp chậm lại, tim đập chậm lại…) (Trịnh Hữu Bằng, 2001).
2.1.5 Cảm giác đau.
Các thụ cảm tiếp nhận kích thích gây cảm giác đau là các đầu mút sợi thần kinh
không có bao myelin phân bố ở nhiều nơi của cơ thể. Phía ngoài gồm trong mô bì

của da, màng cứng và màng liên kết của mắt, màng nhày trong miệng, mũi…Phía
trong gồm màng xương, mạch máu, màng bụng, màng phổi… Các kích thích quá
mạnh dẫn đến sự phá hủy cấu trúc của cơ thể, do vậy cảm giác đau xuất hiện là một
cơ chế tự vệ. Phản ứng trả lời cảm giác đau là một loạt các phản ứng tự vệ (tăng
trưởng lực cơ, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, co đồng tử…).
Cảm giác đau được truyền theo các sợi thần kinh từ các mút thần kinh ở da, ở nội
tạng về tủy sống. Từ tủy sống các xung được dẫn truyền lên não, đến trung khu
đau, Các tế bào thần kinh tiết ra chất endorphin có tác dụng đau. (Trịnh Hữu Bằng,
2001).
2.2 Quá trình gây mê (N guyễn Văn Biện, 2000).
2.2.1 Các giai đoạn của sự mê.
Việc phân chia các giai đoạn của sự mê và các thời kỳ mê có thể chia ra làm 3 giai
đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Kích thích.
Khi bắt đầu cho thuốc mê thì con vật tỏ vẻ sợ sệt và chống cự lại. Kế đến là biểu lộ
sự lẫn lộn, các cử động chân đầu không còn được kiểm soát. Kế đến các giác quan
bị ảnh hưởng với xúc giác mất trước tiên và thính giác mất sau cùng. Tiếp theo là
sự bất tỉnh. Trong giai đoạn này hô hấp và tuần hoàn thay đổi rất lớn, biểu hiện thở
mạnh có khi nín thở, tim đập mạnh, các hoạt động của cơ yếu dần và mất hẳn trừ hô
hấp và tuần hoàn. Các tai biến thường xảy ra trong giai đoạn này. Con vật hay kêu
la rên siết, có thể có những phản ứng mạnh bạo bất thường. Các phản ứng nôn mửa
đã yếu dần, phản ứng ho còn.
Giai đoạn 2: Mê giải phẫu.
Cơ bản trong thời kỳ này con vật bắt đầu mê, hô hấp tuần hoàn ổn định lại, các cử
động tùy ý đều mất, các phản xạ yếu và mất dần.

5


Bảng 2.1: tóm tắt các thời kỳ mê của giai đoạn 2.

Thời kỳ

Hô hấp

Mắt

Phản xạ
hầu

Sự giãn cơ Ứng dụng

1

Điều hóa,
thở ngực và
bụng

Phản xạ nháy mắt
yếu dần rồi mất
hẳn khi sang thời
kỳ 2

Ho còn,
nuốt mửa
mất

Cơ chân

Thăm khám
chNn đoán,

mổ xẻ nhỏ

Đều, thở
ngực và
bụng, hơi
cạn

Tròng mắt cố
định ở giữa, chó
mèo mắt lộn
xuống. Phản xạ
nháy mắt mất

Ho mất
(vào giữa
thời kỳ 2)

Phần
nhiều cơ
trơn và
bụng

Hầu hết các
ca giải phẫu

N hanh, cạn,
hơi ngập
ngừng

Tròng mắt chó

mèo cố định ở
giữa. Phản xạ ánh
sáng mất (giữa
thời kỳ 3)

Cơ bụng
giãn

Giải phẫu sâu,
thời gian lâu
như bụng
ngực

Mê ít
2
Mê vừa

3
Mê sâu

Giai đoạn 3: quá liều.
Ở giai đoạn này các cơ ngực bị tê liệt, chỉ còn hoành cách mô là còn hoạt động
nhưng rất chập chùng. Thú thở thoi thóp, mạch đập nhanh nhưng yếu. Con ngươi
mở rộng và mắt lờ đờ như mắt cá, nếu không cứu chữa thú sẽ thở yếu dần và ngưng
hẳn. Màu các màng niêm tím đi rồi trở thành tái cuối cùng tim ngừng hẳn.
2.2.2 Các phản xạ lúc mê.
Trong quá trình mê con vật còn duy trì một số phản xạ trong một giai đoạn nào đó.
Phản xạ mắt: N hững phản xạ mắt thường giúp ta kiểm tra thời kỳ mê của gia súc.
Phản xạ nháy mắt: đó là phản xạ tự nhiên để bảo vệ mắt phản xạ này có được khi ta
sờ vào mi mắt hay màng mắt thì mắt sẽ chớp, còn trong lúc tỉnh ta chỉ cần có một

động tác nhẹ gần phía trước mắt thì mắt nhắm lại hay nháy mắt. Phản xạ này yếu
dần vào cuối thời kỳ 1 và mất vào thời kỳ 2.
Phản xạ con ngươi: Hay còn gọi là phản xạ ánh sáng, ta thử phản xạ này bằng cách
che mắt con vật trong 5 đến 10 phút rồi mở ra, do ở trong tối con ngươi mở rộng
còn ngoài ánh sáng thì co lại nên lúc kiểm tra ta sẽ thấy con ngươi đang co lại.
Phản xạ này yếu dần trong thời kỳ 3 và mất vào giữa thời kỳ này.
Phản xạ Hầu và Thanh quản: N hóm phản xạ này không kiểm tra được trong lúc mê,
nhưng sự tồn tại hoặc biến mất của nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con vật
trong lúc mê.

6


Phản xạ Ho: Tức là phản xạ tống vật lạ trong đường hô hấp ra ngoài. Phản xạ này
giúp bảo vệ sự thông suốt của đường hô hấp. Phản xạ này yếu đi vào thời kỳ 2 và
mất vào giữa thời kỳ này.
Phản xạ nuốt: Đây là phản xạ thường xuyên trong quá trình nuốt. Trong giai đoạn
đầu gây mê, phản xạ này vẫn còn, nó có lợi cho sức khỏe con vật. N hờ phản xạ này
mà các vật lạ, thức ăn ói ra ở vùng hầu được nuốt vào đường tiêu hóa, tránh lọt vào
đường hô hấp. N hất là trong lúc mê hay có phản xạ mửa do tác dụng phụ của một
số thuốc mê, hoặc dịch đường hô hấp hay tiêu hóa tiết nhiều. Phản xạ này không
thử được, nó thường mất vào giai đoạn 2.
Phản xạ mửa: Là phản xạ tống thức ăn, dịch tiêu hóa …từ ống tiêu hóa ra ngoài.
Phản xạ này thường xảy ra do tác dụng phụ của một số thuốc gây mê, nhất là mê
qua đường hô hấp. N ó gây bất lợi cho con vật trong lúc mê vì nó có thể gây bế tắc
đường hô hấp do thức ăn hoặc dịch tiêu hóa ra tràn vào đường hô hấp. Phản xạ này
cũng mất vào đầu giai đoạn hai. Để phòng tác hại này ta nên:
Cho gia súc nhịn ăn trước khi mổ 12 đến 18 giờ.
Tiêm Atropin trước khi gây mê để giới hạn tiết dịch và co thắt đường tiêu hóa.
Giới hạn dùng thuốc mê qua đường hô hấp.

Đặt ống thông khí quản.
2.2.3 Các tai biến có thể xảy ra lúc mê và phương pháp cứu chữa.
Ta luôn nhớ thuốc mê là thuốc độc. Bất cứ loại thuốc mê nào khi quá liều cũng có
thể làm chết con vật. N hững trạng thái mê quá liều hoặc những nguy hiểm khác có
thể làm chết con vật trong lúc gây mê thường biểu hiện trên đường hô hấp và tuần
hoàn. Điều ta cần chú ý khi xảy ra bất cứ tai biến nào trong lúc gây mê ta phải
ngưng ngay việc cấp thuốc mê.
Tai biến trên đường hô hấp: Hầu hết xảy ra do sử dụng thuốc mê bay hơi. Khi bất
cứ tai biến nào xảy ra trong lúc gây mê đều phải ngưng cho thuốc ngay, rồi tìm
nguyên nhân và cứu chữa kip thời. N goài ra trong các trường hợp tai biến trên
đường hô hấp đều có thể đề phòng bằng phương pháp đặt ống thông khí quản trong
lúc gây mê.
Thanh quản bị thắt chặt: Thanh quản thường bị thắt chặt hơn là khí quản. Đề
phòng bằng cách đặt ống thông khí quản.
Hô hấp bị cản trở: Tình trạng này thường do lưỡi hay tiểu thiệt chạm vách sau yết
hầu. Để chữa trị người ta kéo đầu tới trước hay kéo lưỡi ra khỏi miệng. Tai biến
này có thể đề phòng bằng cách đặt ống thông khí quản.
Tắt thở: Trong lúc đánh thuốc mê thú tắt thở là thường. Chỉ nguy hiểm khi đánh
thuốc mê bằng chloroforme quá liều, vì tim cũng sẽ ngừng hoạt động. Thú bệnh,
già ốm yếu, ở trại thái nhiễm độc thường hay bị tắt thở khi đánh thuốc mê.

7


Phương pháp trị liệu là kích thích cho con vật thở trở lại. N hưng trước hết phải
kiểm tra đường hô hấp nếu có bế tắc thì khai thông. Kế đó là hô hấp nhân tạo, tiêm
các thuốc kích thích hô hấp như nikethamide tiêm mạch với liều: 10 – 20 ml cho đại
gia súc; 1 – 3 ml cho chó; 1 – 2 ml cho mèo. Khi sự quá liều thuốc mê ít thì thuốc
kích thích có tác dụng, nhưng quá liều nhiều thì thuốc chỉ có tác dụng ngắn hạn nên
ta phải luôn luôn hổ trợ thêm bằng hô hấp nhân tạo.

Hít thực chất vào phổi: Thực chất trong thực quản và dạ dày có thể trào ra yết hầu
trong lúc mê. Tình trạng này thường xảy ra khi gây mê bằng thuốc mê bay hơi,
nhất là trong lúc dạ dày có thức ăn. Bình thường thì phản xạ mửa chỉ có thể xảy ra
trong lúc mê cạn, và phản xạ ho mất sau phản xạ mửa, nên các thực chất từ hầu do
mửa, có tràn vào đường hô hấp thì cũng được tống ra. N ên khi con vật có mửa hay
tiết nhiều dịch thì ta nên lau chùi ngay. Khi đã hít thực chất vào phổi rồi thì nó dễ
làm bế tắc đường hô hấp mà biểu hiện đầu tiên là màng niệm bầm tím bất ngờ, khó
thở, tim đập nhanh. Gặp trường hợp này thì ta phải lập tức đặt ống thông vào khí
quản để hút thực chất ra. Để đề phòng trường hợp này ta đặc ống thông khí quản
khi gây mê.
Hô hấp yếu dần do quá liều: dùng các loại kích thích hô hấp như cafein, long não,
nikethamide để kích thích thú thở kết hợp hô hấp nhân tạo.
Tai biến trên đường tuần hoàn.
Áp huyết xuống: Do các ca phẫu thuật lâu thường bị mất máu nhiều. Giải quyết
bằng cách tiếp máu hoặc dung dịch dextran, glucose. N ếu huyết áp xuống độc ngột
mà không thấy mất máu đáng kể, thú tắc thở, con ngươi bình thường là do trong lúc
mổ tử cung, kéo dây chằng quá mạnh, hay gan và dạ dày bị đụng chạm mạnh, hay
sờ mó quá mạnh tay vào các cơ quan nội tạng nào đó. Trong trường hợp này ta phải
ngừng ngay cuộc giải phẫu và chờ cho con vật trở lại bình thường mới bắt đầu lại.
Vậy khi mổ xoang bụng ta nên nhẹ tay.
Xáo Trộn Nhịp Tim: Bình thường thì có ở thú con tim đập rất nhanh còn thú già tim
chỉ đập nhanh khi bị kích xúc hay do dùng atropin. Trong trường hợp có dùng
adrenaline với chloroforme, ethyle chloride, cyclopropane có thể gây xáo trộn nhịp
tim hay tim đập lộn xộn. Khi bế tắc đường hô hấp làm cho cơ thể thiếu oxy hoặc
tăng lượng CO 2 cũng làm cho tim đập bất thường. Để giải quyết tình trạng này
trước hết ngừng cho thuốc mê bay hơi, hoặc khai thông đường hô hấp.
Tim Ngừng Hoạt Động: thường xảy ra khi quá liều thuốc mê tương đối, nghĩa là
dùng liều bình thường với gia súc già, ốm yếu, bị kích xúc mà xảy ra tình trạng trên.
Phải can thiệp ngay vì nếu não thiếu cung cấp oxy trong 2 – 3 phút thì có thể não
chết. Thường sự hô hấp không ngừng ngay khi tim ngừng đập, hô hấp chỉ ngừng

khi trung tâm hô hấp ở hành tủy bị thiếu oxy. Triệu chứng của sự ngừng tim là
mạch hết, màn nhờn tái nhợt, con ngươi mở rộng. Biện pháp dối với trường hợp
này là trước hết ngưng cung cấp thuốc ngay, bóp tim qua lồng ngực, tiêm thẳng
adrenaline (chó lớn 5ml dung dịch 1/10.000) vào tâm thất trái, bơm oxy vào phổi.
N hững biện pháp trên nếu không có hiệu quả thì mổ tim để bóp trực tiếp. Bóp với

8


một nhịp điệu đều đặn từ đỉnh lên tới đáy. Để đầu thú thấp hơn thân. Dấu hiệu của
tuần hoàn máu phục hồi trở lại khi con ngươi nhỏ lại, tìm thấy nhịp mạch, màng
nhờn dần có màu hồng.
2.3 Dược học thuốc mê.
2.3.1 Đại cương thuốc mê.
Định nghĩa.
Thuốc mê làm cho người và động vật mất hết linh cảm và mọi cảm giác (đau, đụng
chạm, nóng lạnh…).
Gây mê rất quan trọng trong phẫu thuật, vì làm không cho đau đớn, làm cho bộ
phận cần phẫu thuật không cử động, và cắt các phản ứng gây choáng.
Khi xưa, trong bệnh lý ngoại khoa, gây mê chỉ được coi như một thủ thuật nhỏ.
N gày nay, gây mê đóng vai trò quan trọng và góp một phần lớn vào thành công của
phẫu thuật, gây mê đi đôi với hồi sức, và tác dụng hiện nay lan cả sang nội khoa và
ngành chuyên khoa. Gây mê có nhiều đường: tĩnh mạch, hô hấp, máu, trực tràng,
tủy xương…
Đặc điểm thuốc mê.
Thời gian mê thay đổi với liều độ thuốc: liều vừa thì mê ngắn, liều cao sẽ mê dài.
Dưới ảnh hưởng của thuốc mê, các phản xạ không mất cùng một lúc mà chỉ mất dần
dần.
Với liều điều trị, thuốc mê có tác dụng hồi phục: sau khi thải trừ thuốc mê, cơ thể
lại trở lại bình thường.

Tác dụng.
Thuốc mê hào tan trong mỡ và nước, có tác dụng trên động vật, thực vật, sinh vật
đơn bào (như vi khuNn) và đến cả men sinh vật hoặc hóa chất.
Thí dụ: Hoa cây Trinh nữ (Memosa pudica) nếu đụng vào thì cụp lại, khi có mùi ête thì không cụp nữa.
Để hạt thóc vào chậu đất, rồi úp chuông kính lên, hạt thóc sẽ nảy mầm. N ếu trong
chậu có bông tNm ê-te, thì hạt thóc không nảy mầm.
H và O trộn vào nhau không có phản ứng; cho bọt Pt vào thì phản ứng thành H 2 O.
N ếu bọt Pt có dính clorofoc, phản ứng không thành.
Đối với người và động vật, thuộc mê vào máu, rồi lên hệ thần kinh, tuần tự làm biến
mất linh cảm, cảm giác, cử động, phản xạ. N ếu còn cho thêm thuốc mê nữa, thì ảnh
hưởng đến các trung tâm tuần hoàn và hô hấp, và gây ngất hoặc ngạt.
Cơ chế tác dụng.
Thuyết sinh lý thần kinh
Thuốc mê ức chế cấu trúc lưới.

9


Thuốc mê gắn vào lipid màng tế bào gây cản trở trao đổi N a+ qua màng do đó ngăn
khử cực màng tế bào nên ức chế dẫn truyền luồng thần kinh.
Thuyết dược lý thần kinh
Các phản ứng nhạy cảm phân biệt với thuốc mê.
Tế bào sừng lưng tủy sống rất nhạy cảm với thuốc mê. Sự giảm hoạt tính của nơron
ở vùng này làm giảm dẫn truyền cảm giác theo đường tủy - đồi thị kể cả cảm giác
đau (tương ửng giai đoạn 1).
Giai đoạn kích thích là do ức chế các nơron ức chế (tế bào Golgi II) cùng với sự làm
dễ dàng các nơron kích thích.
Thuốc mê làm suy nhược cấu trúc lưới truyền lên nên ức chế phản xạ tủy gây giãn
cơ (tương ứng giai đoạn 3).
Các nơron của trung tâm hô hấp và vận mạch ở hành tủy tương đối ít nhạy cảm với

thuốc mê trừ ở liều độc (tương ứng giai đoạn 4).
Phân loại thuốc mê.
Thuốc mê bay hơi: các loại thuốc mê này bay hơi nhanh chủ yếu gây mê qua đường
hô hấp. Các thuốc mê này thường có tác dụng nhanh sau khi cấp thuốc và ta có thể
cắt thuốc kịp thời khi con vật có biểu hiện quá liều. N hưng nó lại dễ gây ra tai biến
trên đường hô hấp trong lúc mê. Một số loại thuốc mê thuộc dạng bay hơi là: Ether,
Chloroforme, Ethyl chlorua, Halothane…
Thuốc mê không bay hơi: các loại thuốc mê này tiện dụng trong thú y, dễ sinh mê,
không gây ói mửa, nhưng bất lợi là sợ bị cho thuốc quá liều. Một số loại thuốc mê
thuộc dạng này là: Acepromazine, Thiopental sodium, Chloral hydrate,
pentobarbital N a, Xylazine, Ketamine…
2.3.2 Các quá trình dược động học của thuốc.
Dược động học (Pharmacokinetic) nghiên cứu các quá trình chuyển vận của thuốc
từ lúc thuốc được hấp thu vào cơ thể cho đến khi thuốc bị thải trừ hoàn toàn. Các
quá trình đó là:
Sự hấp thu (Absorption): sự vận chuyển của thuốc từ nơi dùng thuốc (tiêm, uống)
vào máu rồi đi khắp cơ thể, tới nơi tác dụng, ngoại trừ đường tiêm tĩnh mạch, trong
quá trình hấp thu một phần thuốc sẽ bị phá hủy trước khi đưa vào vòng tuần hoàn.
N gười ta thấy rằng đường đưa thuốc vào cơ thể sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu.
Đường tiêu hóa: ưu điểm là để dùng vì là đường hấp thu tự nhiên, nhược điểm là bị
các enzyme tiêu hóa phá hủy hoặc thuốc tạo phức với thức ăn làm chậm hấp thu.
Tiêm dưới da: do có nhiều sợi thần kinh cảm giác nên đau, ít mạch máu do đó thuốc
hấp thu chậm.
Tiêm bắp: khắc phục được nhược điểm tiêm dưới da, tuy nhiên một số thuốc tiêm
bắp có thể gây hoại tử.

10


Tiêm tĩnh mạch: thuốc được hấp thu nhanh nhất và hoàn toàn nhất, tuy nhiên có một

số thuốc bị phá hủy khi đưa vào vòng tuần hoàn. (Huỳnh Kim Diệu, 2000).
Sự phân phối (Distributrion): sau khi được hấp thu vào máu một phần thuốc gắn
vào protein của huyết tương (các protein trong tế bào cũng gắn thuốc), phần thuốc
tự do sẽ qua thành mạch để chuyển vào các mô, vào nơi tác dụng, vào mô dự trữ
hoặc chuyển hóa rồi thải trừ.
Sự chuyển hóa (Metabolism): mục đích chuyển hóa thuốc là để loại trừ chất lạ
(thuốc) ra khỏi cơ thể. N hưng thuốc là những phần tử tan trong mỡ, không bị ion
hóa, dễ thấm qua màng tế bào, gắn vào protein - huyết tương và giữ lại trong cơ thể.
Vì vậy, muốn thải trừ cơ thể phải chuyển hóa những thuốc này sao cho chúng trở
nên các phức hợp có cực, dễ bị ion hóa, trở nên ít tan trong mỡ, khó gắn vào
protein, khó thắm vào tế bào, tan trong nước, dễ bị thải trừ (qua thận, qua phân).
N ơi chuyển hóa thuốc chủ yếu là niêm mạc ruột, huyết thanh, hệ thần kinh, gan.
Sự thải trừ (Excretion): thuốc được thải trừ dưới dạng nguyên chất hoặc đã bị
chuyển hóa.
Thải trừ qua dường tiêu hóa: các thuốc khó hấp thu ở dạ dày – ruột sẽ theo đường
này. Một phần quan trọng trong thuốc chuyển hóa qua gan cũng sẽ đỗ vào mật rồi
tá tràng để theo phân ra ngoài.
Thải trừ qua phổi: các loại thuốc bay hơi tốt đưa vào cơ thể qua đường hô hấp sẽ
được loại thải qua đường phổi.
Thải trừ qua sữa: chủ yếu là các chất tan mạnh trong lipid (barbirat, tetracyclin …).
Thải trừ qua da: được thải trừ qua tuyến mồ hôi, tuyến nhờn.
(Phạm Khắc Hiếu – Lê thị N gọc Diệp, 1997).
Thuốc mê qua đường tĩnh mạch đào thải qua đường nước tiểu sau khi bị chuyển hóa
thành dạng mất hoạt tính (Trần Thị Thu Hằng, 1994).
2.3.4 Thuốc sử dụng trong thí nghiệm.
Thuốc Combistress (Acepromazine).
Thành phần của thuốc là Acetylpromazine maleale (Acepromazine). Dung dịch
tiêm, mỗi ml chứa 20mg Acepromazine. Dạng trình bài của thuốc là chai thủy tinh
50ml. Đây là sản phNm của công ty Phenix của Bỉ sản xuất.
Acepromazine là dẫn xuất của phenothiazine, tên khoa học là Ethylon-3

(dimethylamino 3’-propyl) 10-phenothiazine.
Acepromazine được dùng như một loại thuốc giảm đau hay tiền mê, hoặc dùng để
chống nôn, chống co thắt (N guyễn Văn Biện, 2000).
Cơ chế tác dụng của các dẫn xuất Phenothiazine thì chúng ức chế các kích thích
nhận được từ ngoại vi theo đường hướng tâm truyền lên võ não. N gười ta thấy rằng
vùng dưới đồi có các trung tâm cảm xúc (vui mừng, lo âu, sợi hải…). Do đó, khi

11


vùng dưới đồi bị ức chế thì các hưng phấn cảm xúc cũng giảm đi; kết quả là động
vật hết căng thẳng tinh thần trở nên yên tĩnh và bình thản. Con vật trở nên thờ ơ với
các tác động của ngoại cảnh. Con vật đứng yên hoặc nằm yên tại chỗ. Các hoạt
động phản xạ giảm do đó chúng có thể ngủ nhưng rất dể tỉnh lại (Phạm Khắc Hiếu,
1997).
Acepromazine gây nhịp tim chậm và làm nhịp thở giảm nhưng không có ý nghĩa.
Thuốc gây mê từ 3 – 4 giờ (L. Mayer Jones, 1977).
Theo N guyễn Phước Tương, 2000 thì thuốc có tác dụng an thần giống
chlorpromazine: làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, dẫn tới trạng thái yên tĩnh và
thư giãn cơ; là chất làm tăng tìm lực đối với các loại thuốc ngủ và các chất gây an
thần cục bộ. Thuốc được chỉ định dùng cho các gia súc dễ bị kích thích, hung dữ để
kiểm tra lâm sàng hoặc phẫu thuật. Thuốc gây tác dụng trong vòng 15 – 20 phút
trường hợp cho uống, tiêm bắp thịt, tiêm dưới da. Khi tiêm tĩnh mạch thì bắt đầu
tác dụng 5 phút ở chó và 10 phút ở ngựa, thuốc có tác dụng kéo dài 6 – 12 giờ.
Liều Dùng:
Tiền mê 0,1 - 0,2 mg/kg thể trọng tiêm mạch hoặc tiêm thịt (tối đa không quá 3mg)
(N guyễn Văn Biện, 2000), liều dùng của nhà sản xuất: tiêm tĩnh mạch: 0,25ml
(5mg)/100kg thể trọng; tiêm bắp: 0,25–0,50ml (5-10mg)/100kg thể trọng.
Thuốc tiền mê.
Thuốc tiền mê là những thuốc được sử dụng trước khi mê. Tuy nhiên trong trường

hợp rất cần thiết đối với động vật nhất là con người. N hững ca phẫu thuật khó và
nguy hiểm cần phải có sự tham gia của thuốc tiền mê để nhằm đảm bảo cho con vật
an toàn trong gây mê.
Mục đích sử dụng thuốc tiền mê như sau:
Làm dịu và giảm sự lo lắng, sợ hải cho con vật.
Phòng ngừa các tai biến của thuốc mê: trạng thái kích thích, hung hăng giãy giụa,
co thắt phế quản.
Làm tăng tác dụng và giảm liều các thuốc mê, bớt tác dụng phụ.(Lê Minh Trí, 2005)
Không có công thức phối hợp thuốc rỏ ràng vì phụ thuộc vào từng cá thể, từng loại
thuốc mê. (Hoàng Tích Huyền, 2001).
Thuốc Atropin (Atropin sulfate)
Thành phần của thuốc là Atropin sulfate. Dung dịch tiêm, dạng trình bày của thuốc
là ống thủy tinh 2ml, trong mỗi ống 2ml có chứa 1mg Atropin sulfate. Đây là sản
phNm của công ty CP SXKD Vật Tư và Thuốc Thú Y (VEMEDIM)
Tính chất:

12


Atropin có dạng bột hay tinh thể nhỏ màu trắng, vị đắng, tan nhiều trong nước, tan
trong Clorofooc, dễ bị cháy. Khi sờ vào thấy thuốc nhớt tay. Thuốc thường dùng
dưới dạng muối sunfat.
Độc tính và sự dung nạp đối với Atropin rất thay đổi tùy theo loài. Thứ tự nhạy
cảm giảm dần: người, chó, mèo; sau đó đến loài ăn cỏ ít nhạy cảm là cừu, dê, và
nhất là thỏ.
Atropin tương kỵ với Pilocarpin, Eserin, Arecolin (N guyễn Phước Tường, Trấn
Diễm Uyên, 2000).
Tác dụng:
Atropin làm ngừng hãm hệ M (muscarin) tức là làm liệt thần kinh phó giao cảm, do
nó loại trừ mọi phản ứng của các thụ quan tận cùng của dây thần kinh nhạy cảm với

Acetylcholin. (N guyễn Phước Tương, Trấn Diễm Uyên, 2000).
Thay đổi theo liều dùng: liều nhỏ (0,5 – 1 mg) ảnh hưởng trên tiết dịch đường hô
hấp và nước bọt, liều lớn hơn (2mg) tác dộng trên mắt, tim. Liều lớn hơn tác động
lên bàng quang và tiêu hóa, sau cùng mới tác động lên bài tiết dịch vị (Trần Thị Thu
Hằng, 2005).
Trên tim: Atropin thường gây nhịp tim nhanh. Tuy nhiên ở liều điều trị (0,4 - 0,6
mg) cũng có thể gây nhịp tim chậm thoáng qua. Sự thay đổi nhịp tim này không
ảnh hưởng đến huyết áp. Sự đối nghịch tác động (tim chậm – tim nhanh) được giải
thích do hiệu lực của Atropin ở liều thấp do ức chế receptor M 1 trên nơ-rôn hậu
hạch đối giao cảm gây tim chậm và ở liều cao hơn, ức chế receptor M 2 ở mô nút,
gây tim nhanh.
Trên Mạch: ở liều điều trị, Atropin đối kháng với tác động giãn mạch, hạ huyết áp
của các ester cholin, nhưng sử dụng riêng lẽ hiệu lực trên mạch của chất này không
rõ. Liều độc gây giãn nở huyết mạch da (đỏ bừng). (Mai Phương Mai, 2006).
Trên khí quản: làm giãn khí quản, nhất là khi bị co thắt vì cường đối cảm. Giảm tiết
dịch đường hô hấp (nhất là khi có tiết dịch quá độ do cường đối giao cảm) nên làm
khô niêm mạc đường hô hấp.
Sự tiết dịch: làm giảm tiết nước bọt, dịch ở mũi - miệng – hầu – phế quản, dịch vị.
Ít gây giảm tiết dịch tụy và mật vì còn do cơ chế hormon điều khiển. Sự giảm tiết
dịch làm khô miệng, khô da. (Trần Thị Thu Hằng, 2005).
N goài ra còn kích thích trên cả hê thần kinh trung ương làm cho hô hấp tăng lên.
N hưng liều cao kích thích vỏ não làm mê sản, nghẹt thở.(Huỳnh Kim Diệu, 2000).
Chỉ định:
Thuốc tiền mê do giảm tiết nước bọt và dịch hô hấp. Tránh ngừng tim do phản xạ
dây X. (Trần Thị Thu Hằng, 2005).
Liều dùng: 0,04 mg/kg thể trọng (Huỳnh Kim Diệu, 2000). Theo đề nghị của nhà
sản xuất: tiêm dưới da liều 1ml/5 - 7,5 kg thể trọng.

13



Chú ý:
Khi dùng Atropin thường gặp các phản ứng phụ như: khô miệng, giãn đồng tử,
loạng choạng, run rẫy cơ, tứ chi
Cách giải độc Atropin: rữa dạ dày bằng dung dịch Tanin 4%, tiêm Morphine hoặc
dùng thuốc an thần, tiêm Pilocarpin liều nhỏ, tiêm thuốc trợ tim (caffein), trợ sức
(glucose). (Huỳnh Kim Diệu, 2000)
Lidocain
Thành phần của thuốc là Lidocain hydroclorid. Dung dịch tiêm, dạng trình bài của
thuốc là ống thủy tinh 2ml, trong mỗi ống 2ml có chứa 0,04g (40mg) Lidocain
hydroclorid. Đây là sản phNm của công ty cổ phần dược phNm Vĩnh Phúc –
Vinphaco..
Có tác dụng gây tê tại chỗ, gây tê màng cứng, gây tê bề mặt.
Được hấp thu tương đối nhanh bằng đường tiêm chích.
Sự quá liều có thể gây chóng mặt, ảo giác, lú lẫn, run rẫy, co giật, suy hô hấp và
trụy tim mạch.
Được sử dụng trong: (Huỳnh Kim Diệu, 2000)
 Gây tê thấm:
Thú nhỏ: dung dịch 0,5%.
Thú lớn: dung dịch 1%
 Gây tê dẫn truyền:
Thú nhỏ: dung dịch 1-2%
Thú lớn: dung dịch 2-3%
Ở bệnh xá Lidocain được dùng tùy theo tính chất của ca phẫu thuật (đại phẫu hay
tiểu phẫu).

14


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện thí nghiệm.
3.1.1 Thời gian và địa điểm.
Đề tài thực hiện từ ngày 02/02/2009 đến 31/03/2009 tại Bệnh Xá Thú Y, Trường
Đại Học Cần Thơ.
3.1.2 Động vật thí nghiệm.
Chó đem đến Bệnh Xá Thú Y yêu cầu phẫu thuật.
3.1.3

Dụng cụ và thuốc sử dụng trong thí nghiệm.

Dụng cụ: ống tiêm, kim tiêm, kẹp, cồn 700, bông gòn vô trùng, ống nghe, nhiệt kế,
bảng so màu niêm mạc, đèn pin, đồng hồ bấm giây và các dụng cụ ngoại khoa.
Thuốc sử dụng:
Atropin (Atropin sulfate).
Combistress (Acepromazine).
Lidocain (Lidocain hydroclorid).
3.2 Phương pháp thí nghiệm.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành:
3.2.1. Ghi nhận thông tin và chẩn đoán.
Ghi nhận về tên gia súc, giống, màu lông, giới tính, tuổi, trọng lượng.
Hỏi chủ của gia súc về tình trạng sức khỏe của con vật và lấy thân nhiệt của con vật.
ChNn đoán: Khám lâm sàng, hoặc khám lâm sàng kết hợp với xét nghiệm siêu âm
hay chụp hình X-quang.
Chọn những con có yêu cầu cần phẫu thuật.
3.2.2. Quá trình theo dõi gây mê.
Các bước gây mê:
Tiêm Atropin: liều 0,5ml/10kg thể trọng (0.025mg/1kg thể trọng), tiêm dưới da,
ngay khi quyết định phẫu thuật.
Tiêm Combistress: liều 1ml/20kg thể trọng (1mg/1kg thể trọng), tiêm tĩnh mạch,

sau khi tiêm Atropin 5 – 15 phút.
Tiêm Lidocain: trước các thao tác cắt như cắt da, cắt mô liên kết dưới da, cắt phúc
mạc, cắt tử cung, cắt dịch hoàn…

15


Các chỉ tiêu theo dõi:
N iêm mạc lưỡi: nhằm theo dõi và ghi nhận sự thay đổi của màu niêm mạc so với
bảng so màu. Bảng so màu với thang màu như sau: từ 1 – 5 được qui định cho màu
hồng, 6 – 7 được qui định cho màu hồng nhạc, 8 màu tái, 9 – 16 màu tím.
Vị trí tròng mắt: theo dõi sự lệch xuống của tròng mắt.
Phản xạ nháy mắt: theo dõi mất phản xạ nháy mắt bằng cách dùng ngón tay gõ nhẹ
vào mí mắt.
Phản xạ con ngươi (hay còn gọi là phản xạ ánh sáng): che mắt con vật trong 5 đến
10 phút rồi mở ra, rọi đèn vào quan sát sự mất co lại của con ngươi.
N hịp tim: dùng ống nghe để đếm tần số nhịp tim (lần/phút).
N hịp thở: quan sát dao động của lồng ngực để đếm tần số hô hấp (lần/phút).
Thời gian ngủ của con vật trong khi mê: xác định khi con vật nằm im, nhắm mắt.
Ghi lại thời gian bắt đầu tiêm thuốc Combistress, thời gian con vật bắt đầu ngủ và
thời gian con vật tỉnh lại
Phản xạ đau của con vật: theo dõi những cử động bất thường như kêu la, giãy giụa
của con vật đã được tiêm thuốc Lidocain khi cắt da, cắt mô liên kết dưới da, cắt
phúc mạc, sờ nắn cắt tử cung, cắt dịch hoàn,…và may trong các ca phẫu thuật.
Các bước theo dõi
Trước khi tiêm thuốc: Đo màu niêm mạc lưỡi, đếm nhịp tim, nhịp thở.
Sau khi tiêm thuốc Atropin: Chúng tôi theo dõi lại: màu niêm mạc lưỡi, nhịp thở và
nhịp tim.
Sau khi tiêm thuốc Combistress: Sau khi con vật được tiêm thuốc Combistress,
chúng tôi theo dõi thường xuyên với khoảng cách thời gian là: 5 phút, 10 phút, 20

phút, 30 phút, 40 phút, 60 phút, 90 phút. Với các chỉ tiêu theo dõi: màu niêm mạc
lười, nhịp tim, nhịp thở, vị trí tròng mắt, phản xạ nháy mắt, phản xạ con ngươi, và
quan sát trạng thái đau của con vật.
N hững chỉ tiêu được trình bày theo biểu mẫu:“ Phiếu theo dõi thuốc mê trong phẫu
thuật”.

16


×