Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

THEO dõi PHẢN ỨNG DUNG HUYẾT và NGƯNG kết HỒNG cầu SAU KHI TRUYỀN máu CHO CHÓ tại BỆNH xá THÚ y đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.23 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ HOÀNG TUẤN

THEO DÕI PHẢN ỨNG DUNG HUYẾT VÀ NGƯNG
KẾT HỒNG CẦU SAU KHI TRUYỀN MÁU CHO CHÓ
TẠI BỆNH XÁ THÚ Y ðẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên ñề tài:

THEO DÕI PHẢN ỨNG DUNG HUYẾT VÀ NGƯNG
KẾT HỒNG CẦU SAU KHI TRUYỀN MÁU CHO CHÓ
TẠI BỆNH XÁ THÚ Y ðẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


ThS. Nguyễn Văn Biện

Võ Hoàng Tuấn
MSSV: 3042849
Lớp: Thú y K 30

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

ðề tài: “Theo Dõi Phản Ứng Dung Huyết Và Ngưng Kết Hồng Cầu Sau Khi

Truyền Máu Cho Chó Tại Bệnh Xá Thú Y - ðại Học Cần Thơ” do sinh viên: Võ
Hoàng Tuấn thực hiện tại: Bệnh xá Thú y ðai Học Cần Thơ từ ngày 15/01 ñến ngầy
25/03/2009

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2009

Cần Thơ, ngày tháng

Duyệt của Giáo viên hướng dẫn

năm 2009


Duyệt của Bộ Môn

Nguyễn Văn Biện

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2009

Duyệt của Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan những kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là
nghiên cứu của bản thân tôi. Tất cả số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực và chưa
từng ñược ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước ñây.
Tác giả luận văn

Võ Hoàng Tuấn

iii


LỜI CẢM ƠN
Con kính dâng kết quả này lên cha mẹ. Cha mẹ ñã cho con sự sống và nuôi
dạy con ñến ngày hôm nay.
Xin tri ân các thầy cô thuộc bộ môn thú y và chăn nuôi ñã tận tâm truyền thụ
cho em những kiến thức quý báo trong suốt quá trình học tập tại trường.

Vô cùng biết ơn
Cô Huỳnh Kim Diệu, Cô Trần Thị Minh Châu. Các cô vừa là cố vấn học tập
vừa như người mẹ thứ hai luôn chăm lo, giúp ñỡ chúng em trong những năm qua.
Thầy Nguyễn Văn Biện, người thầy tận tâm và luôn rộng lượng với những
lầm lỗi của học trò. Nhân cách và tri thức của thầy mãi là tấm gương sáng cho
chúng em.
Cô Lý Thị Liên Khai: lòng nhiệt tình với sinh viên cũng như tri thức và phong
cách của cô luôn là ñiều khiến chúng em cảm phục
Chân thành cảm ơn
Anh Lê Thanh Phương, người luôn ñộng viên và giúp ñỡ các thế hệ ñi sau như
chúng em.
Các anh chị ñang công tác tại bệnh xá thú y ðại Học Cần Thơ, tập thể lớp Thú
y khóa 30 và những cá nhân ñã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Võ Hoàng Tuấn

iv


Mục Lục

Trang Bìa
Trang Phụ Bìa ...................................................................................................................... i
Trang Duyệt ........................................................................................................................ ii
Lời Cam ðoan.................................................................................................................... iii
Lời Cảm Ơn ....................................................................................................................... iv
Mục Lục.............................................................................................................................. v
Danh Mục Bảng ................................................................................................................. vi
Danh Mục Hình Và Sơ ðồ................................................................................................ vii
Tóm Lược ........................................................................................................................ viii

CHƯƠNG 1 ðẶT VẤN ðỀ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 2
2.1. Chức năng của máu...................................................................................................2
2.2 Thành phần cấu tạo của máu......................................................................................2
2.2.1 Huyết tương ........................................................................................................3
2.2.2 Thành phần hữu hình ..........................................................................................3
2.3 Tính chất của máu......................................................................................................5
2.4 Nhóm máu ở chó........................................................................................................6
2.5 Sự phù hợp nhóm máu ...............................................................................................7
2.6 Truyền máu, an toàn trong truyền máu......................................................................8
2.6.1 Các tai biến có thể gặp trong truyền máu ..........................................................8
2.6.2 Yêu cầu ñối với con cho máu ............................................................................11
2.63 Những chỉ tiêu cần theo dõi trong quá trình truyền máu. .................................11
2.7 Thiếu máu và chỉ ñịnh truyền máu ............................................................................. 14
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.............................. 15
3.1 Phương tiện ..............................................................................................................15
3.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm tiến hành .......................................................................15
3.1.2 ðối tượng nghiên cứu .......................................................................................15
3.1.3 Phương tiện thí nghiệm.....................................................................................15
3.2 Phương pháp nghiện cứu .........................................................................................15
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...............................................................................................15
3.2.2 Phương pháp lấy máu và trữ máu ....................................................................15
3.2.3 Kiểm tra phản ứng dung huyết và ngưng kết hồng cầu....................................16
3.2.4 Qui trình truyền máu.........................................................................................18
3.2.5 Phương pháp xác ñịnh nhóm máu ....................................................................21
Chương 4 Kết Quả Thảo Luận.......................................................................................... 22
4.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu trong lần truyền máu thứ nhất ...................................22
4.2 Kết quả thử phản ứng giữa máu con cho và các con nhận sau truyền máu lần 1 ....24
4.3 Kết quả truyền máu lần thứ 2...................................................................................25
4.4 Kết quả thử phản ứng dung huyết và ngưng kết hồng cầu ở lần truyền máu thứ 2 .26

Chương 5 Kết Luận .......................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 28

v


Danh Mục Bảng

Bảng 4.1 Bảng theo dõi nhịp tim con nhận trong ñợt truyền máu thứ
nhất............................................................................................................................24
Bảng 4.2: Bảng theo dõi thân nhiệt con nhận trong lần truyền thứ
nhất............................................................................................................................25
Bảng 4.3 Theo dõi nhịp tim và thân nhiệt của các con nhận trong
truyền máu lần 2........................................................................................................26

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ðỒ
Sơ ñồ phản ứng trên lamen........................................................................................18
Sơ ñồ thử phản ứng trong ống nghiệm......................................................................19
Hình 3.1: Lấy máu.....................................................................................................20
Hình 3.2: Truyền máu................................................................................................20
Phiếu theo dõi quá trình truyền máu..........................................................................21
Hình 4.1: Túi chứa ñầy máu sau khi lấy ……………………..............................................23

vii


TÓM LƯỢC

Truyền máu là một liệu pháp cấp cứu quan trọng và có hiệu quả cao trong
việc ñiều trị các bệnh gây mất máu cấp tính ở chó, mèo như: tai biến sản khoa, chấn
thương ngoại khoa, tiêu huyết, hủy huyết trong nhiễm trùng máu…tuy nhiên, Việt
Nam chưa sản xuất ñược bộ kít giúp kiểm ñịnh chính xác nhóm máu ở chó mà việc
này là rất cần thiết và mang tính quyết ñịnh cho sự thành công trong truyền máu.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng máu của con chó chuyên cho máu ñang
nuôi tại Bệnh Xá Thú y – ðại Học Cần Thơ truyền cho 5 con nhận. Sau hai tuần
tiến hành lấy máu của con cho máu và con nhận máu ñể thử phản ứng dung huyết
và phản ứng ngưng kết hồng cầu. Phản ứng ñược thực hiện trên lamen và trong ống
nghiệm bằng cách cho hồng cầu 5% của con cho máu tiếp xúc với huyết thanh của
các con nhận máu sau ñó ñọc kết quả bằng mắt thường và kính hiển vi. Kết quả thử
phản ứng cho thấy không có hiện tượng dung huyết và ngưng kết xảy ra. Năm con
nhận máu sau ñó ñược truyền máu của con cho máu thứ hai, thực hiện kiểm tra
tương tự như lần truyền trước. Kết quả cũng cho thấy không có hiện tượng ngưng
kết xảy ra. Vậy các con cho máu ñã không kích thích việc tạo kháng thể kháng hồng
cầu của chúng trong cơ thể các con nhận máu. Từ ñó cho thấy con cho máu có thể
có nhóm máu A- hoặc cùng nhóm máu với các con nhận.

viii


CHƯƠNG 1 ðẶT VẤN ðỀ
Máu là một sinh phẩm ñặc biệt quý mà không một chất hay dược phẩm nào
có thể thay thế ñược. Trong thực tế ñiều trị bệnh chó mèo việc truyền máu kịp thời
trong các trường hợp mất máu cấp tính như: chấn thương làm ñứt ñộng mạch, tiêu
chảy máu do kí sinh trùng hoặc do bệnh truyền nhiễm hoặc do tai biến sản khoa,
phẫu thuật…mang ý nghĩa quyết ñịnh trong việc cứu sống con vật. Yếu tố quyết
ñịnh cho thành công trong truyền máu chính là sự phù hợp về nhóm máu giữa con
cho máu và con nhận máu. Tuy nhiên Việt Nam chưa sản xuất ñược bộ kít giúp xác
ñịnh nhóm máu trên chó nên vấn ñề phòng tránh những tai biến trong truyền máu

còn gặp nhiều khó khăn. Theo Stephen Bistner, 1969 thì việc kiểm ñịnh sự phù hợp
về nhóm máu giữa con cho máu và con nhận máu từ lần truyền máu thứ 2 trở ñi là
cực kỳ cần thiết vì kháng thể hình thành từ lần truyền máu trước sẽ gây nguy hiểm
cho con nhận máu trong lần truyền máu sau.
Từ những lí do trên chúng tôi tiến hành ñề tài “Theo Dõi Phản Ứng Dung Huyết Và
Ngưng Kết Hồng Cầu Sau Khi Truyền Máu Cho Chó Tại Bệnh Xá Thú Y - ðại Học Cần
Thơ”.

Mục tiêu của ñề tài là thông qua theo dõi phản ứng dung huyết và ngưng kết
hồng cầu giữa con cho máu và con nhận ñể kết luận về sự phù hợp nhóm máu trên
chó làm cơ sở cho việc truyền máu trên chó tại bệnh xá.
Mong muốn của chúng tôi là thông qua việc theo dõi phản ứng dung huyết
và ngưng kết hồng cầu giữa con cho và con nhận ñể nêu lên nhận xét về nhóm máu
của con cho máu.

1


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Chức năng của máu
Máu là thành phần quan trọng của nội môi trường. ðối với các ñộng vật ñơn bào,
các quá trình trao ñổi chất ñược thực hiện qua màng tế bào; ñối với các ñộng vật ña
bào sự trao ñổi chất thông qua một chất trung gian là máu (máu có chức năng sinh
lý rất quan trọng). Theo Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim ðông (2006-7007)
máu có các chức năng như sau:
Chức năng dinh dưỡng: máu ñem các dưỡng chất hấp thu từ ruột ñến các tổ chức
hay các mô ñể nuôi dưỡng các bộ phận, cơ quan (glucose, acid amin, acid béo,…)
Chức năng hô hấp: máu mang oxygene từ phổi ñến các mô và mang CO2 từ các mô
ñến phổi.
Chức năng bài tiết: máu mang các chất bài tiết (ure, acid uric…) từ các tế bào hay

các mô ñể thải ra ngoài qua hệ thống tiết niệu.
Chức năng nội tiết: máu mang các kích thích tố từ các tuyến nội tiết ñến các cơ
quan có liên hệ ñể kích thích sự hoạt ñộng của các cơ quan này.
Chức năng bảo vệ cơ thể: chống sự xâm nhập của vi trùng, virus, các mầm bệnh từ
ngoài vào nhờ các protid ñặc biệt gọi là các kháng thể và các bạch cầu trong máu.
ðiều hòa thân nhiệt: máu mang những chất sinh nhiệt trong cơ thể ra ngoài ñể gây
sự thoát nhiệt (H2O).
ðiều hòa sự cân bằng nước: giữa các thành phần khác nhau trong cơ thể.
Các chức năng khác: duy trì áp suất thẩm thấu, ñiều hòa pH (trong máu).
(Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim ðông, 2006-2007)
2.2 Thành phần cấu tạo của máu
Máu là 1 mô liên kết ñặc biệt gồm 2 thành phần: phần ñặc là huyết cầu chiếm
45% thể tích. Phần lỏng là huyết tương chiếm 55% thể tích. Lấy máu cho vào ống
nghiệm có chất chống ñông rồi ñể lắng hoặc ly tâm, máu sẽ phân làm 2 lớp, lớp trên
là huyết tương màu vàng nhạt chiếm khoảng 55 – 60% thể tích máu, phía dưới là

2


hồng cầu màu ñỏ thẩm, phủ một lớp mỏng bạch cầu và tiểu cầu chiếm khoảng 40 –
45% thể tích máu.
2.2.1 Huyết tương:
Màu vàng của huyết tương do sắc tố mật Bilirubin, trong huyết tương nước
chiếm 90 – 92%, vật chất khô 8 – 10%. Trong vật chất khô gồm có khoáng, protid,
glucid, lipid, các sản phẩm phân giải protid, glucid, lipd, các men, kích thích tố,
vitamin, các thể miễn dịch (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim ðông, 2006 –
2007).
2.2.2 Thành phần hữu hình: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Hình dáng và số lượng hồng cầu: là những tế bào có màu ñỏ, không nhân. Hồng cầu
của chó từ lúc sinh ra ñến 3 – 4 tuần tuổi có hình ñĩa lõm hai mặt với ñường kính

khoảng 8µm. Sau ñó hồng cầu của chó trưởng thành sẽ có ñường kính khoảng 7µm.
Sự lõm hai mặt trong cấu tạo hồng cầu ñã làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của
hồng cầu lên 1,63 lần, tạo ñiều kiện thuận lợi cho quá trình trao ñổi khí. Sự mất
nhân của hồng cầu ñồng thời với sự tập trung Hemoglobin vào trong hồng cầu ñã
làm tăng khả năng vận chuyển khí, nhất là O2 (Trịnh Hữu Hằng, ðỗ Công Huỳnh,
2001).
Theo Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim ðông (2006-2007) số lượng hồng
cầu từ 6-8 triệu/mm3 máu, trong ñiều kiện bình thường số lượng hồng cầu ít thay
ñổi, nhưng thay ñổi nhiều trong các trường hợp bệnh lí như: bệnh ña hồng cầu, mất
nước nặng, bỏng… hoặc giảm trong bệnh thiếu máu, giun móc, suy tuỷ…
Cấu tạo và thành phần hóa học: hồng cầu có màng bán thấm bao quanh, ñó là màng
lipoprotein có tính bán thấm chọn lọc, cho khí O2, CO2, nước, glucose, các ion âm
ñi qua ñược. Nhưng màng hồng cầu không cho các chất keo như protein, lipid…
thấm qua. Trên màng hồng cầu có một số kháng nguyên của các nhóm máu, có vai
trò sinh lý trong việc quyết ñịnh các nhóm máu. Màng hồng cầu còn có các enzym
glucose 6 – photphat dehydrogenaza, glutation reductaza có vai trò sinh lý quan
trọng trong việc ñảm bảo tính bền vững thẩm thấu của màng hồng cầu và sự trao ñổi
các chất qua màng hồng cầu (Trịnh Hữu Hằng và ðỗ Công Huỳnh, 2001).
Thành phần chủ yếu của hồng cầu:

3


Nước: từ 63 – 67%
Chất khô: từ 33 – 37% trong ñó có
Protein (Hemoglobin): 28%
Các chất có chứa Nitơ: 0.2%
Glucid: 0.075%
Lipid các loại (Lecithin, cholesterol): 0.3%
Số lượng hồng cầu: biến thiên tùy tình trạng cơ thể, tùy thuộc tuổi, giới tính, tình

trạng dinh dưỡng, tình trạng hoạt ñộng của gia súc. Ở chó có lượng hồng cầu
khoảng 5,2 – 8,4 triệu/mm3 máu (Trần Thị Minh Châu, 2005).
Sự thành lập và hủy hồng cầu: hồng cầu có tuổi thọ giới hạn và phải ñược tái tạo
liên tục. Ở bào thai cho ñến lúc sinh ra, hồng cầu thành lập ở gan và lách. Sau ñó,
hồng cầu ñược tạo ra từ tủy xương. Hồng cầu ñược hủy ở lách, gan và tủy xương.
[Fe] trong các hồng cầu bị hủy ñược gan, lách, tủy xương sử dụng lại trong việc tạo
hồng cầu mới, phần còn lại ñưa ñến gan tạo sắc tố mật, theo ống tiêu hóa thải ra
ngoài. Nhiệm vụ chính của hồng cầu là chuyên chở O2 từ phổi ñến các mô, cơ quan
và vận chuyển CO2 từ mô về phổi ñể thải ra ngoài do Hemoglobin ñảm nhiệm.
Trong 100ml máu + 20ml O2 thì chỉ có 0.3ml O2 ở dạng hòa tan, phần còn lại kết
hợp với Hemoglobin. Do ñó, trong trường hợp xuất huyết (chảy máu nhiều) chỉ
truyền vào cơ thể huyết tương thì không ñủ mà phải truyền cả huyết tương và hồng
cầu.
Bạch huyết cầu: có chức năng giúp cho sự ñông huyết nhờ tiết Throbokinase, bảo vệ
cơ thể (tiết kháng ñộc tố làm vô hiệu hóa ñộc tố vi trùng, nuốt các chất lạ vào cơ thể
và phân hủy các chất này), tiêu hủy xác tế bào già bằng cách thực bào chúng. ðời
sống bạch cầu từ 2 – 15 ngày, sau ñó cũng bị phân hủy ở gan và lách (Theo Hứa
Văn Chung và Nguyễn Thị Kim ðông, 2006 – 2007).
Tiểu cầu: có chức năng quan trọng là ngăn ngừa xuất huyết khi màng huyết quản bị
tổn thương. Trong thời kỳ ñông máu, tiểu cầu giữ nhiệm vụ rất tích cực. Trong cơ
chế ngăn chặn các vật lạ, vi trùng xâm nhập cơ thể thì tiểu cầu cô ñọng các vật này

4


trước khi chúng bị thực bào. ðời sống tiểu cầu từ 3 – 5 ngày và bị phân hủy khi già
ở lách (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim ðông, 2006 – 2007).
2.3 Tính chất của máu
Mùi vị: là chất lỏng, sệt, màu ñỏ, vị mặn hơi tanh do chứa nhiều acid béo bay hơi.
ðộ quánh: thường trong khoảng 3-6: chủ yếu do hàm lượng protid huyết tương và

hồng cầu quyết ñịnh. Vì vậy hàm lượng hồng cầu trong cơ thể tích máu càng nhiều
thì ñộ quánh càng lớn. Mặt khác, protid huyết tương cao thì ñộ quánh cũng tăng .
ðộ quánh của máu ảnh hưởng ñến sức cản của máu trong mạch nên ảnh hưởng ñến
huyết áp.
Tỷ trọng: chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng hồng cầu. Máu chó có tỷ trọng khoảng
1,059
ðộ pH máu của một số loài gia súc (phản ứng của máu). Máu có phản ứng kiềm
yếu. ðộ pH của máu vào khỏang 7,35 – 7,50. Trong ñiều kiện bình thường, ñộ pH
máu thay ñổi rất ít (0,1 – 0,2). Khi pH máu thay ñổi từ 0, 2 – 0,3 trong khoảng thời
gian dài gia súc có thể trúng ñộc toan hoặc kiềm. ðộ pH của máu chó khoảng 7,40.
Áp suất thẩm thấu của máu: Do hàm lượng muối hòa tan trong máu và hàm lượng
protid (áp suất thể keo - chỉ một phần nhỏ). Các muối thường: NaCl, NaHCO3…
− Áp suất thẩm thấu do các muối tạo nên gọi là áp suất thẩm thấu tinh thể.
− Áp suất thẩm thấu huyết tương bình thường ổn ñịnh trong từng loại gia súc.
− Áp suất thẩm thấu gần bằng dung dịch NaCl(0.9%).
Theo Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim ðông (2006-2007) áp suất thẩm thấu của
máu chó: 0,933
Khối lượng máu: thường máu chiếm khỏang 1/3 trọng lượng cơ thể (hơi tăng ở gia
súc sơ sinh và trẻ em). Máu ở mạch quản và tim gọi là máu tuần hòan. Phần còn lại
ở dạng dự trữ trong các kho máu: máu ở lách 16%, gan 20%, da 10%. Như vậy máu
tuần hòan trong cơ thể chiếm khỏang ½ tổng lượng máu (phụ thuộc vào tình trạng
họat ñộng của cơ thể). Tỷ lệ % của lượng máu so với thể trọng khác nhau tùy thuộc
loài gia súc. Sự thay ñổi khối lượng máu chịu ảnh hưởng bởi hệ thần kinh, ngoài ra
các tuyến nội tiết và các nhân tố khác cũng tham gia ñiều hòa lượng máu trong cơ
thể.

5


2.4 Nhóm máu ở chó

Theo Phạm Quang Vinh (2004) kháng nguyên nhóm máu là các sản phẩm
protein trên bề mặt hồng cầu và có sự khác nhau giữa cá thể này với cá thể khác.
Kháng nguyên nhóm máu có khả năng kích thích sinh kháng thể trong những cá thể
khác thiếu chúng nếu có sự tiếp xúc (truyền máu).
Có ít nhất 8 nhóm máu khác nhau ở chó (A1, A2, B, C, D, E, F và G). Trong
ñó chỉ có nhóm máu A (có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu) là tạo kháng thể
cao và có biểu hiện lâm sàng trong truyền máu. Nếu truyền nhóm máu A cho chó có
nhóm máu thuộc nhóm A- thì có thể tạo kháng thể kháng A. Kháng thể kháng A
hình thành chất gây dung huyết. Nếu con nhận có nhóm máu thuộc nhóm A- mà
trước ñó ñã ñược truyền với nhóm máu có A thì sẽ xảy ra những phản ứng truyền
máu trong vòng 1 giờ với các dấu hiệu ñặc trưng như tan huyết, hemoglobin huyết
tương, hemoglobin nước tiểu, giảm tiểu cầu, bạch cầu, sốt, nôn, nổi mề ñai và suy
nhược. (Stephen Bistner,1969)
Về mặt thực tế kháng nguyên A là kháng nguyên riêng lẻ có thể tạo ra những
phản ứng chính và là kháng nguyên duy nhất mang tầm quan trọng. Khoảng 37%
chó có nhóm máu A- và với 63% chó khác có nhóm máu A. Bằng cách nhân các tần
số này lại với nhau, ta có thể tính ñược trong 25% số lần truyền máu sẽ có một khả
năng kích thích ñược kháng thể kháng A ở con nhận. Nếu một con chó ñược truyền
máu lần 2 và con cho ñược chọn một cách ngẫu nhiên thì có khả năng bị phản ứng
và sẽ nhận ra sự khác biệt về nhóm máu.
Theo Stephen 2000, Kháng nguyên hồng cầu chó (DEA – Dog Erythrocyte
Antigence) ñược công nhận gần ñây gồm 8 loại. ðược xác ñịnh bằng những liệu
pháp miễn dịch ñơn ñặt hiệu. Trong 8 loại trên thì có DEA1 và DEA2 là phản ứng
linh hoạt nhất. Những phản ứng dung huyết nghiêm trọng xảy ra khi truyền máu
DEA1 hoặc DEA2 cho chó mà trước ñó ñã mẫn cảm với sự truyền máu. Do sự mẫn
cảm của lần truyền máu thứ nhất, con nhận máu sẽ sinh kháng thể kháng DEA1
hoặc DEA2 trong lần truyền máu tiếp theo.

6



2.5 Sự phù hợp nhóm máu
Yếu tố quyết ñịnh cho sự thành công trong truyền máu chính là sự phù hợp
giữa nhóm máu con cho và con nhận. Do ñó cần phải thử sự phù hợp của các nhóm
máu. Sự thử phù hợp nhóm máu: gồm hai phần
Phần chính: huyết thanh chó nhận máu + hồng cầu túi máu.
Phần phụ: huyết thanh (hoặc huyết tương) túi máu + hồng cầu chó nhận.
Phần chính là phần xét nghiệm quan trọng hơn cả. Nếu có phản ứng dương
tính ở bất kỳ giai ñoạn nào ở phần chính thì việc truyền máu phải ngừng ngay, vì
nếu túi máu ñược truyền, có nhiều khả năng hồng cầu ñưa vào sẽ bị tiêu hủy bởi
kháng thể tương ứng hiện diện trong huyết tương chó nhận máu mà còn có thể gây
tai biến trầm trọng cho chó nhận máu.
Phần phụ là phần không quan trọng lắm so với phần chính vì kháng thể nếu có ở túi
máu khi truyền từng giọt cho chó nhận máu sẽ ñược pha loãng rất nhanh trong tuần
hoàn của chó nhận máu, do ñó không còn ñủ khả năng gây tiêu hủy hồng cầu trong
cơ thể, trừ trường hợp kháng thể thuộc loại nguy hiểm tức loại làm ngưng kết và có
tính kết ñịnh bổ thể, có nồng ñộ cao, ñược ñưa vào cơ thể chó nhận máu một số
lượng lớn trong một thời gian ngắn, như trong trường hợp truyền máu ồ ạt (trên ½
thể tích máu trong vài giờ). Do ñó phần phụ không cần thiết phải tiến hành (Trần
Văn Bé, 1998).
Kỹ thuật thử sự phù hợp nhóm máu:
Máu tươi ñược lấy từ con cho và con nhận cho vào các ống nghiệm khác
nhau có chất kháng ñông, sau ñó ñem ly tâm và chia ra làm 2 phần. Một phần ñược
giữ nguyên, và phần thứ hai ñược dùng ñể tạo ra dung dịch hồng cầu treo 5%. Phần
này ñược chuẩn bị bằng cách thêm vào 20 giọt huyết thanh và 1 giọt tế bào hồng
cầu cô ñặc. Cho một lượng bằng nhau (0.5ml) huyết thanh của con nhận và dung
dịch hồng cầu treo 5% của con cho vào ống nghiệm thứ nhất. Ống nghiệm thứ hai
cho huyết thanh của con cho hòa vào dung dịch hồng cầu treo 5% của con nhận.
Ống nghiệm ñược theo dõi ở nhiệt ñộ phòng trong vòng 30 phút và sau ñó quay ly
tâm 1 phút với tốc ñộ 1000 vòng/phút. Sau ñó kiểm tra phản ứng dung huyết và

phản ứng ngưng kết. Lấy một giọt kiểm tra dưới kính hiển vi ñể phát hiện ngưng kết
7


và phát hiện sự tương kỵ về nhóm máu. Phương pháp trên lamen thì chính xác, ít
phức tạp và ít mất thời gian hơn. Máu tươi ñược lấy từ mỗi con chó cho và nhận.
Lấy 1 giọt huyết thanh trộn với một giọt tế bào hồng cầu treo, trộn ñều nhẹ nhàng
và ñể yên không quá 2 phút rồi quan sát dưới kính hiển vi.
2.6 Truyền máu, an toàn trong truyền máu
Mục ñích của việc truyền máu là nhằm cải thiện tình trạng con vật, tuy nhiên
nếu truyền máu không suy xét hoặc không ñúng cách sẽ làm cho con vật thêm nguy
cấp hay tử vong.
Một ñiều nên lưu ý là truyền máu có thể làm con nhận máu nhiễm thêm một
hay nhiều bệnh nếu máu của con cho bị bệnh từ trước. Các bệnh này có thể là bệnh
truyền nhiễm hoặc kí sinh trùng ñường máu. Do ñó con cho máu bắt buộc phải ñạt
chuẩn và ñược theo dõi trong thời gian dài.
2.6.1 Các tai biến có thể gặp trong truyền máu
Phản ứng ngưng kết
Theo ðỗ Trung Phấn (2004) ñây là phản ứng ñặc hiệu giữa các kháng thể
dịch thể với các kháng nguyên xâm nhập (hồng cầu). Phản ứng ñược phát hiện bằng
“kĩ thuật ngưng kết” là kĩ thuật giúp phát hiện sự tương kỵ nhóm máu thông qua
việc phát hiện hiện tượng ngưng kết giữa kháng thể kháng hồng cầu và hồng cầu
xâm nhập. Trong lĩnh vực Huyết học – Truyền máu, hồng cầu ñược xem là kháng
nguyên với các ñiểm trình diện là các protein nằm trên bề mặt. Kháng thể kháng
hồng cầu là những globulin miễn dịch hiện diện trong huyết tương (các Ig). Dựa
theo nguồn gốc hình thành chúng ñược chia làm 2 loại: Kháng thể tự nhiên và
kháng thể miễn dịch.
− Kháng thể tự nhiên: là những kháng thể hình thành không thông qua một
phản ứng miễn dịch rõ ràng chiếm ña số là các IgM và một ít IgG.
− Kháng thể miễn dịch: là những kháng thể ñược tạo thành thông qua sự miễn

dịch rõ ràng, chủ yếu là do truyền máu. Bản chất của chúng thường là IgG,
một số ít hơn là IgM.
Phản ứng ngưng kết bao gồm hai giai ñoạn: giai ñoạn một hình thành liên kết giữa
kháng nguyên và kháng thể. Giai ñoạn này chịu ảnh hưởng của các yếu tố: nồng ñộ

8


kháng nguyên và kháng thể trong huyết tương; pH của môi trường phản ứng; nhiệt
ñộ nằm trong khoảng từ 370C ñến 400C. hi các yếu tố này thuận lợi thì phản ứng
xảy ra nhanh.
Giai ñoạn 2: Ở giai ñoạn này hồng cầu ngưng kết với nhau tạo thành mảng lớn có
thể thấy bằng mắt thường. Giai ñoạn này chịu ảnh hưởng của các yếu tố: mức ñộ
tiếp xúc giữa kháng thể và kháng nguyên; ñời sống và hiệu lực của kháng thể; ñiện
tử tự do trên bề mặt hồng cầu. Phản ứng có thể quan sát ñược trong thực nghiệm.
Việc này là do sự hình thành một mạng lưới các kháng nguyên – kháng thể cho
phép kết hợp một lượng ñủ lớn các hạt nhỏ ñể tạo ra thể ngưng kết ñủ ñể có thể
quan sát bằng mắt thường. Phản ứng ngưng kết là tương ñối nhạy nên có thể phát
hiện chỉ với một lượng nhỏ kháng thể.
Phản ứng dung huyết
Là hiện tượng hồng cầu bị tiêu hủy và phóng thích hemoglobin ra môi trường
ngoài. Hiện tượng này xảy ra khi hồng cầu bị cho vào môi trường nhược trương
(NaCl < 0.9%) hoặc hồng cầu và huyết tương không tương thích nhau.
Các phản ứng khác
Phản ứng miễn dịch do protein huyết tương: do phản ứng giữa kháng thể của con
nhận và protein huyết tương của con cho.
Triệu chứng: chứng nổi mề ñai là tác dụng phụ của truyền máu hay gặp thứ hai sau
sốt. Phản ứng này mang những ñặc ñiểm bởi rát ñỏ, tím tái xuất hiện trong hoặc sau
khi truyền máu.
ðiều trị: nếu phản ứng này nhẹ, có thể dùng thuốc trước với kháng Histamin và tiếp

tục truyền máu (Thái Quí, 2002).
Những phản ứng không thuộc ñáp ứng miễn dịch trong truyền máu: máu cho bị
nhiễm bẩn hoặc bảo quản máu không hợp lý, ví dụ quá nóng hoặc quá lạnh.
Triệu chứng: khi máu ñã bị tan một cách ngẫu nhiên ñược truyền vào, triệu chứng
thường lành tính mặc dù hemoglobin niệu, sốt có thể xảy ra.
ðiều trị: ngừng truyền máu, chống shock và sử dụng dịch truyền, thuốc lợi tiểu
(Thái Quí, 2002).

9


Một số vi khuẩn phát triển ở nhiệt ñộ thấp (Pseudomonas, Serratia, Yersinia) có thể
tăng sinh ở 40C. Nếu ñược truyền hội chứng shock nhiễm ñộc và nhiễm khuẩn
huyết chắc chắn xảy ra với sốt, run, tụt huyết áp và ñôi khi tử vong.
ðiều trị: cần dừng truyền máu ngay lập tức, bao vây bằng kháng sinh phổ rộng, hỗ
trợ tuần hoàn tích cực (Thái Quí, 2002).
Biến chứng chuyển hóa của truyền máu số lượng lớn: những biến chứng này xảy ra
chủ yếu ở người bệnh khi nhận những thể tích máu lớn với khoảng thời gian nghỉ
ngắn. Chó bệnh bị suy gan hoặc suy thận có nguy cơ cao hơn. Mất protein ñông
máu và tiểu cầu là biến chứng phổ biến của truyền máu số lượng lớn. Việc giảm các
yếu tố ñông máu và tiểu cầu thường do sự pha loãng. Vì máu ñược bảo quản có hàm
lượng thấp yếu tố VIII, V và tiểu cầu không còn chức năng (Thái Quí, 2002).
Nhiễm ñộc Citrate và hạ Canxi huyết có thể gặp khi truyền máu nhanh hoặc nếu
chức năng gan giảm vì Citrat ñược chuyển hóa ở gan. Triệu chứng gồm co cơ, ñặc
biệt ở mắt hoặc cơ mặt trong giai ñoạn ñầu. Nên ñiều trị bằng Canxi nếu có biểu
hiện lâm sàng, giảm tốc ñộ truyền máu cũng có hiệu quả (Thái Quí, 2002).
Toan máu: có thể xảy ra từ ñầu trong khi truyền máu số lượng lớn, thường kéo theo
kiềm chuyển hóa và thường không cần ñiều trị. Bicarbonat và các chất ñệm khác
thường ñược sử dụng ở các trường hợp nặng.
Hạ thân nhiệt với nguy cơ loạn nhịp tim: có thể xảy ra khi truyền máu số lượng lớn.

Hạ thân nhiệt cũng có thể gây ra những thay ñổi chuyển hóa khác và ảnh hưởng ñến
giải phóng O2 từ Hemoglobin. Làm ấm máu ở nhiệt ñộ 38 – 390C với dụng cụ phù
hợp trong quá trình truyền có thể phòng hiện tượng hạ thân nhiệt (Thái Quí, 2002).
Phản ứng quá tải tuần hoàn: phản ứng này biểu hiện bằng phù phổi. ðây là nguy cơ
ñặc biệt trong thiếu máu mãn tính, bệnh có giảm khối hồng cầu và tăng thể tích
huyết tương. Sử dụng khối hồng cầu và giám sát cẩn thận thể tích truyền sẽ làm
giảm thiểu việc xảy ra biến chứng này. ðiều trị tức thì phù phổi cấp và giảm tốc ñộ
truyền hoặc ngừng truyền, dùng thuốc lợi tiểu và thuốc giãn mạch và morphin.

10


Quá tải sắt với tăng Hemosiderin: có thể xảy ra ở những con bệnh ñược truyền máu
nhiều lần trong thời gian dài. Mỗi ñơn vị hồng cầu chứa khoảng 250mg sắt. Sắt tích
tụ trong gan, tim và những tuyến nội tiết nhất ñịnh.

2.6.2 Yêu cầu ñối với con cho máu
Theo Neil.I Gorman (1998), con cho máu nên ñạt một số ñiều kiện như sau:
Trọng lượng ít nhất 23kg nhưng phải có thể trạng ốm. Có PCV (Packet Cell
Volume) ít nhất 40%. Tiêm phòng ñầy ñủ. Âm tính với Babecia Canis, Ehrilichia
Canis. Huyết tương âm tính với Brucella Canis. Chưa truyền máu lần nào

2.63 Những chỉ tiêu cần theo dõi trong quá trình truyền máu.
Niêm mạc
Niêm mạc có nhiều mao mạch và tình trạng niêm mạc phản ánh tình trạng
chung của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, dinh dưỡng. Quan sát bằng mắt dưới ánh
sáng tự nhiên hoặc dùng ñèn soi ñể kiểm tra niêm mạc mắt, mũi, miệng, hậu môn.
Bình thường niêm mạc có màu hồng, các mạch quản không nổi rõ. Có thể thấy
những thay ñổi bệnh lý trên niêm mạc như: niêm mạc nhợt nhạt (trắng bệch): gặp
trong bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy tim, bệnh ký sinh trùng mãn tính, bệnh

nội khoa…hoặc niêm mạc bị ñỏ do thú bị sốt, bị viêm niêm mạc thường thấy trong
các bệnh truyền nhiễm có xuất huyết lấm chấm. Niêm mạc có màu vàng khi sắc tố
mật trong máu tăng cao và xuất hiện ở niêm mạc làm niêm mạc có màu vàng gặp
trong các bệnh về gan, bệnh ký sinh trùng ñường máu. Niêm mạc xanh tím gặp
trong bệnh rối loạn tuần hoàn và hô hấp nghiêm trọng, trong máu có nhiều CO2.
Niêm mạc sưng dầy do viêm tụ máu, phù làm thành niêm mạc dầy lên hoặc có vết
loét, mụn nước, mụn mủ trên niêm mạc. (Trần Thị Minh Châu, 2005)
Thân nhiệt
Bình thường thân nhiệt là một hằng số, có thay ñổi trong khoảng dao ñộng
hẹp do các ảnh hưởng về tuổi, giới tính, loài, sự hoạt ñộng, nhiệt ñộ môi trường. Sự
ổn ñịnh của nhiệt ñộ là do có sự cân bằng giữa sự sinh nhiệt và sự thải nhiệt dưới
tác ñộng chi phối của hệ thần kinh trung ương và khu ñiều hòa nhiệt.
Thân nhiệt bình thường của chó: 380C – 390C.

11


Phải lấy thân nhiệt chó trước, trong và sau quá trình truyền máu.
Thân nhiệt thấp: ít xảy ra nhưng rất nguy hiểm, là triệu chứng bệnh nặng,
tiên lượng bệnh xấu biểu hiện sự suy thoái trầm trọng của cơ thể gặp khi thú bị tiêu
chảy nặng sắp chết.
Thân nhiệt cao (sốt): là biểu hiện của sự gia tăng hoạt ñộng của toàn cơ thể
ñể tích cực chống lại sự xâm nhập và gây hại của mầm bệnh. Tuy nhiên nếu sốt cao
kéo dài sẽ gây rối loạn hoạt ñộng của các cơ quan.
• Sốt nhẹ: nhiệt ñộ cao hơn bình thường 0.50C
• Sốt trung bình: nhiệt ñộ cao hơn bình thường 1 – 20C
• Sốt cao: nhiệt ñộ cao hơn bình thường 2 – 30C
• Sốt rất cao: nhiệt ñộ cao hơn bình thường 30C.
Ý nghĩa của kiểm tra thân nhiệt: ño thân nhiệt là việc làm không thể thiếu ñược
trong chẩn ñoán bệnh, giúp ñánh giá hiệu quả ñiều trị và tiên lượng bệnh. (Trần Thị

Minh Châu, 2005)
Nhịp tim
Nhịp tim thể hiện cường ñộ trao ñổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ
thể.
Nhịp tim của chó trưởng thành: 60 – 120 (lần/phút).
Nhịp tim của chó con: 120 – 220 (lần/phút).
Hematocrit (Packet Cell Vollume – PCV)
Hematocrit là tỷ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu và máu toàn phần.
PCV tăng khi có ứ nước trong tế bào hoặc trong trạng thái bị shock.
PCV giảm trong trạng thái thiếu máu.
PCV bình thường ở chó 45% (37 – 55). (Trần Thị Minh Châu, 2005)
ðịnh lượng huyết sắc tố (Hemoglobin)
Hàm lượng huyết sắc tố ñược biểu thị bằng số gam huyết sắc tố trong 100ml máu.

12


Trong trường hợp bệnh lý huyết sắc tố tăng trong các trạng thái mất nước làm máu
ñặc lại (tiêu chảy, ói nhiều, trúng ñộc cấp tính) và giảm trong các bệnh thiếu máu.
Việc ñịnh lượng huyết sắc tố sẽ cho biết chức năng của hồng cầu và tìm ñược
nguyên nhân của trạng thái thiếu máu.
Chỉ số Hemoglobin trung bình ở chó là 14g/100ml
Giới hạn Hemoglobin ở chó: 11 – 17g/100ml
Huyết sắc tố =

Hematocrit
3

Hồng cầu
Hồng cầu tăng gặp trong trạng thái mất nước do tiêu chảy, ói nhiều, sốt, các bệnh

truyền nhiễm cấp tính có sốt cao hoặc thiếu dưỡng khí. Hồng cầu giảm thường gặp
trong thiếu máu, trúng ñộc. Ở chó, chỉ số của hồng cầu là 5,2 – 8,4 triệu/mm3 máu.
Hồng cầu =

Hematocrit
6

Giá trị hồng cầu tức là số lượng huyết sắc tố có trong hồng cầu ñược dùng ñể xác
ñịnh trạng thái thiếu máu là nhược sắc, ñẳng sắc hay ưu sắc.
GTHC =

HCbq × Hb%
=1
SLHC × 100

GTHC: giá trị hồng cầu
HCbq: số lượng hồng cầu bình quân của mỗi loài
Hb%: lượng huyết sắc tố tính bằng %
SLHC: số lượng hồng cầu ñếm ñược trong 1mm3 máu xét nghiệm.
Giá trị hồng cầu bình thường ñược qui ñịnh là 1 khi huyết sắc tố là 100% và số
lượng hồng cầu trong 1mm3 máu xét nghiệm bằng số hồng cầu bình quân của loài
ñó.
GTHC > 1: Thiếu máu có hồng cầu to (thiếu máu ưu sắc).

13


GTHC = 1: thiếu máu có hồng cầu bình thường, huyết sắc tố bình thường nhưng số
lượng hồng cầu giảm nhiều (thiếu máu ñẳng sắc).
GTHC < 1: thiếu máu có hồng cầu nhỏ, huyết sắc tố ít (thiếu máu nhược sắc).

2.7 Thiếu máu và chỉ ñịnh truyền máu
Thiếu máu là sự giảm sút của huyết sắc tố (còn gọi là huyết cầu tố) lưu hành
trong tuần hoàn. Biểu hiện lâm sàng trong thiếu máu là: run, khó thở, niêm mạc
nhợt nhạt, khát nước, nhiệt ñộ cơ thể giảm, mạch ñập yếu, con vật mệt mỏi, mất khả
năng làm việc. Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây nên
Do mất máu: do vỡ mạch quản khi làm phẫu thuật, vỡ gan, lách, dạ dày xuất huyết.
Ngoài ra còn gặp trong trường hợp con vật mắc bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng,
bệnh nội khoa mãn tính.
Do tan máu: tan máu cấp do trúng ñộc hóa chất (chì, thủy ngân, cloroforin,…),
nhiễm khuẩn (nhiễm liên cầu tan huyết, nhiễm khuẩn huyết), bất ñồng nhóm máu,
tự miễn dịch.
Theo Thái Quí (2002) cần lưu ý trường hợp thiếu máu giả tạo do máu bị hòa loãng
mà nguyên nhân là tăng thể tích huyết tương. Trong trường hợp này, dù tỷ lệ huyết
sắc tố có giảm, số lượng hồng cầu và hematocrit có giảm nhưng vẫn không có thiếu
máu, khối lượng toàn thể huyết sắc tố vẫn lưu hành trong giá trị bình thường. Do
ñó, ñể chẩn ñoán tình trạng thiếu máu thì ta phải dựa vào biểu hiện lâm sàng, tiến
hành ñếm số lượng hồng cầu, ño chỉ số hematocrit (PPV), và nồng ñộ hemoglobin
thì mới có thể ñánh giá ñược.
Truyền máu ñược chỉ ñịnh trong các trường hợp:
• Chấn thương làm ñứt mạch
• Phẫu thuật trong thời gian dài và con vật bị mất máu nhiều.
• Chảy máu nặng do xuất huyết tiêu hóa hay do kí sinh trùng


Vỡ gan, lách, xuất huyết phổi.

• Tiêu huyết do nhiễm siêu vi hay do trường hợp khác

14



CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện
3.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm tiến hành
Thời Gian: ðề ñược thực hiện từ tháng 15/01 ñến tháng 25/03 năm 2009
ðịa ñiểm: Tại Bệnh Xá Thú Y ðại Học Cần Thơ

3.1.2 ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài bao gồm bảy con chó khỏe mạnh trong ñó hai con
dùng làm con cho máu và năm con dùng làm con nhận máu

3.1.3 Phương tiện thí nghiệm
- Trang thiết bị và dụng cụ
Các trang thiết bị sử dụng bao gồm: máy li tâm 4000 vòng/phút, lamen, ống
nghiệm, kính hiển vi, bơm tiêm vô trùng, cân ñồng hồ, dây truyền máu, túi chứa
máu nhãn hiệu TURUMO CORPORATION do Nhật sản xuất.
- Hóa chất
Chất

kháng

ñông

Natri

Citrate,

cồn,

Povidine,


Atropin,

Combistress

(acepromazine), H2O2, dung dịch NaCl 0.9%
3.2 Phương pháp nghiện cứu

3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Bảy con chó ñược chia thành hai nhóm: 2 con ở nhóm cho máu và 5 con ở nhóm
nhận máu
Các chó nhận máu ñược truyền máu 2 lần. Lần thứ nhất truyền máu của con cho
máu thứ nhất, lần thứ hai truyền máu của con cho thứ hai, sau mỗi lần truyền máu
từ 9 ñến 14 ngày sẽ lấy máu của con cho máu và con nhận máu ñể kiểm tra phản
ứng dung huyết và phản ứng ngưng kết hồng cầu.

3.2.2 Phương pháp lấy máu và trữ máu
Gây mê và cố ñịnh con vật, cắt và cạo sạch lông vùng tĩnh mạch cổ con cho máu.
Sau ñó ñâm kim vào vị trí lấy máu. Cho máu chảy nhẹ nhàng vào túi máu theo dây
dẫn. Lắc nhẹ túi máu ñể máu hòa ñều với chất kháng ñông trong túi. Sau khi lấy

15


máu ghi ñầy ñủ thông tin về ngày tháng năm lấy máu, tên người lấy, hạn sử dụng
lên túi máu và lưu trữ trong tủ lạnh ở nhiệt ñộ từ 200C ñến 600C. Theo Trầm Thế
Vinh (2007) thể tích máu có thể lấy là 20ml/kg thể trọng.

3.2.3 Kiểm tra phản ứng dung huyết và ngưng kết hồng cầu.
Theo Trần Hồng ðịnh (2008) qui trình thử phản ứng tiến hành như sau

Chẩn bị
Lấy 3ml máu của con nhận và chắt lấy huyết thanh. Sau ñó 1.5ml máu của con cho
máu cho vào ống nghiệm có sẵn chất kháng ñông (Natricitrate). Sau ñó ly tâm chắt
lấy hồng cầu. Rửa hồng cầu 3 lần với dung dịch NaCl 0.9% và pha thành dung dịch
hồng cầu treo 5%
Thực hiện phản ứng
Thử phản ứng trên lamen:
Lấy lần lượt huyết thanh con nhận và hồng cầu 5% của con cho mỗi thứ một
giọt cho lên lamen, hoà ñều, ñể yên 2 phút. ðọc kết quả bằng mắt thường và kính
hiển vi:
− Hồng cầu phân tán ñều: Không ngưng kết
− Hồng cầu kết thành từng ñám hoặc mảng lớn: Ngưng kết
− Không nhìn thấy hình dáng hồng cầu: Dung huyết

16


×