TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
------
TRẦN HỒNG ĐỊNH
THEO DÕI PHẢN ỨNG TAN HUYẾT VÀ NGƯNG
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KẾT SAU KHI TRUYỀN MÁU CHO CHÓ TẠI
BỆNH XÁ THÚ Y - ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ THÚ Y
Năm 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
------
TRẦN HỒNG ĐỊNH
THEO DÕI PHẢN ỨNG TAN HUYẾT VÀ NGƯNG
MÁU
CHÓ
Trung tâm HọcKẾT
LiệuSAU
ĐH KHI
Cần TRUYỀN
Thơ @ Tài
liệu CHO
học tập
và TẠI
nghiên cứu
BỆNH XÁ THÚ Y – ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ THÚ Y
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN VĂN BIỆN
Năm 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: Theo dõi phản ứng tan huyết và ngưng kết sau khi truyền máu cho chó tại
Bệnh Xá Thú Y – Đại Học Cần Thơ.
Do sinh viên: Trần Hồng Định thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y – Đại Học Cần Thơ từ
ngày 01/03/2008 đến 09/05/2008.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2008
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2008
môn
Duyệt Giáo viên hướng dẫn
Trung tâmDuyệt
Học Bộ
Liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu
học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2008
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng
i
LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn cũng như tốt nghiệp ra trường, ngoài sự phấn đấu
của bản thân đây còn là kết quả của sự yêu thương, quan tâm động viên của ba mẹ
và những người thân yêu trong gia đình, sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè. Quan
trọng hơn hết là sự chỉ dạy tận tình của thầy cô. Vì vậy, ngoài sự thành kính và
lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi muốn nói lời cám ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
Ban chủ nhiệm và quí Thầy Cô Bộ môn Thú Y .
Thầy Nguyễn Văn Biện – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Ban lãnh đạo Bệnh Xá Thú Y.
Các anh chị làm việc tại Bệnh Xá Thú Y đã hổ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình. Thật
tuyệt vời khi được học tập và làm việc trong một không khí vui vẽ, sự quan tâm,
Trungđoàn
tâmkếtHọc
Liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
của mọi
người.
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang Tựa ...................................................................................................................
Trang Duyệt ..............................................................................................................i
Lời Cám ơn ............................................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh mục hình .........................................................................................................v
Danh mục bảng .......................................................................................................vi
Tóm lược ............................................................................................................... vii
Chương 1: Đặt Vấn đề .............................................................................................1
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận .......................................................................................2
2.1 Sinh lý máu ........................................................................................................2
2.1.1 Chức năng của máu .........................................................................................2
2.1.2 Tính chất lý hóa của máu ................................................................................2
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.3 Khối lượng và thành phần của máu ................................................................3
2.2 Nhóm máu ở chó ................................................................................................6
2.3 Phản ứng ngưng kết, phản ứng dung huyết trong truyền máu............................7
2.3.1 Phản ứng dung huyết ......................................................................................7
2.3.2 Phản ứng ngưng kết ........................................................................................8
2.3.3 Sự thử phù hợp nhóm máu (chứng nghiệm phù hợp) .....................................9
2.4 Những phản ứng có thể xảy ra do truyền máu – Cách xử lý ...........................10
2.4.1 Phản ứng tan máu trong cơ thể chó nhận ......................................................10
2.4.2 Những phản ứng không thuộc đáp ứng miễn dịch trong truyền máu ...........12
2.5 Điều kiện đối với con cho máu, những trường hợp cần truyền máu ...............13
2.5.1 Điều kiện đối với con cho máu .....................................................................13
2.5.2 Những trương hợp cần truyền máu để cấp cứu .............................................14
2.6 Những chỉ tiêu cần theo dõi chặt chẽ trong quá trình truyền máu ...................14
2.6.1 Niêm mạc ......................................................................................................14
2.6.2 Thân nhiệt .....................................................................................................15
iii
2.6.3 Nhịp tim ........................................................................................................15
2.6.4 Hematocrit .....................................................................................................15
2.6.5 Định lượng huyết sắc tố ................................................................................15
2.6.6 Hồng cầu .......................................................................................................16
Chương 3: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ............................................17
3.1 Phương tiện ......................................................................................................17
3.1.1 Địa điểm ........................................................................................................17
3.1.2 Thời gian .......................................................................................................17
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................17
3.1.4 Trang thiết bị, dụng cụ ..................................................................................17
3.1.5 Hóa chất và thuốc ..........................................................................................18
3.2 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................18
3.2.1 Lấy máu và trữ máu ......................................................................................18
3.2.2 Truyền máu ...................................................................................................18
3.2.3 Thử phản ứng sau khi truyền máu lần thứ nhất ............................................20
Trung3.2.4
tâmTruyền
Học máu
LiệulặpĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lại lần
2 ...............................................................................22
Chương 4: Kết quả và thảo luận ............................................................................23
4.1 Kết quả lấy máu và trữ máu .............................................................................23
4.2 Kết quả truyền máu lần thứ nhất ......................................................................24
4.3 Kết quả thử phản ứng giữa máu con cho và con nhận sau truyền máu ...........26
4.4 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu trong quá trình truyền máu lần 2 .......................27
Chương 5: Kết luận và đề nghị ..............................................................................29
Tài Liệu Tham Khảo ..............................................................................................30
Phụ chương ............................................................................................................32
iv
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Phản ứng ngưng kết được quan sát dưới mắt thường ..................................9
Hình 2. Phản ứng ngưng kết được quan sát dưới kính hiển vi .................................9
Hình 3. Chó cho máu .............................................................................................17
Hình 4. Lấy máu con cho .......................................................................................18
Hình 5. Lấy máu tĩnh mạch chi trước ....................................................................20
Hình 6. Túi máu sau khi lấy 250ml máu ................................................................24
Hình 7. Kết quả âm tính của phản ứng dung huyết trong ống nghiệm ..................26
Hình 8. Chó được truyền máu lần 2 .......................................................................28
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Theo dõi nhịp tim (lần/phút) con nhận trong truyền máu lần 1. .................25
Bảng 2. Theo dõi nhiệt độ (0C) con nhận trong truyền máu lần 1 ...........................25
Bảng 3. Theo dõi nhịp tim (lần/phút) trong truyền máu lần 2 .................................27
Bảng 4. Diễn biến sức khoẻ của con nhận trong truyền máu lần 2 .........................28
Bảng 5. Thành phần và tác dụng của chất chống đông ............................................32
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi
TÓM LƯỢC
Do hiện nay ta không có kháng nguyên chuẩn để thử các nhóm máu của chó nên
trước khi truyền máu phải thử phản ứng dung huyết và phản ứng ngưng kết giữa
máu con cho và con nhận để xem trong cơ thể con nhận có kháng thể kháng A
không. Nếu có thì không nên truyền vì sẽ gây ra tai biến trong truyền máu và có thể
làm chết con nhận.
Ở chó, khi truyền máu thuộc nhóm A cho con nhận có nhóm máu A- thì sẽ kích
thích sản sinh kháng thể kháng A trong cơ thể con nhận sau khi truyền máu được 9
– 14 ngày. Kháng thể hình thành này có thể gây tan huyết trong cơ thể con nhận
nhưng tác hại không đáng kể mà con nhận chỉ bị lấy đi lợi ích của việc truyền máu.
Vì vậy truyền máu lần thứ nhất không cần phải thử phản ứng nhưng kháng thể hình
thành sẽ gây nguy hiểm khi truyền máu lần 2. Do đó việc thử phản ứng trước khi
truyền máu lần 2, 3 thì cực kỳ cần thiết.
Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã lấy máu của 1 con cho (con cho duy
nhất này được nuôi tại Bệnh Xá đạt một số tiêu chuẩn của con chuyên cho) truyền
cho 13 con nhận. Lần truyền thứ nhất, các con nhận tiếp nhận máu tốt – không xảy
ra tai biến trong truyền máu. Sau khi truyền máu được 9 - 14 ngày và 40 ngày lấy
máu
con Học
cho vàLiệu
con nhận
thử phản
phản
ứngvà
ngưng
kết. Thu
Trung
tâm
ĐHđểCần
Thơứng
@dung
Tàihuyết
liệu và
học
tập
nghiên
cứu
được kết quả là tất cả đều âm tính. Để kiểm chứng lại độ chính xác của phản ứng,
tiến hành truyền máu lặp lại lần 2, kết quả truyền máu lần 2 cũng không xảy ra tai
biến trong truyền máu. Vậy con cho có cùng nhóm máu với các con nhận hoặc con
cho có nhóm máu thuộc nhóm A- nên không kích thích cơ thể con nhận sinh kháng
thể kháng A trong lần truyền máu thứ nhất.
vii
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các trường hợp chấn thương làm đứt mạch, mất máu trong phẩu thuật, giun
móc thì các phương pháp điều trị như: tiêm thuốc, truyền dịch, ngoại khoa,… chưa
mang lại kết quả do con vật bị mất quá nhiều máu. Vì vậy giải pháp tối ưu nhất để
cấp cứu con vật là truyền máu để bù lại lượng máu đã mất, duy trì huyết áp bình
thường.
Thực tế, một số con chó cái sinh sản bị xuất huyết làm mất nhiều máu nên cần
phải truyền máu ở những lần sinh khác nhau. Có con lại bị mất máu do chấn
thương làm đứt mạch và không phải chỉ bị một lần trong đời, vì vậy cần phải
truyền máu nhiều lần. Nói chung ở những con chó có nhu cầu cần truyền máu từ
lần thứ 2 trở lên thì cần phải thử sự phù hợp nhóm máu trước khi truyền (thử phản
ứng dung huyết và phản ứng ngưng kết). Việc thử sự phù hợp nhóm máu là rất cần
thiết để quyết định có nên hay không nên truyền máu lần 2, 3,… khi những con
chó này cần cấp cứu bằng truyền máu.
Trung
Từ yêu cầu thực tiễn trên cũng như được sự đồng ý của Bộ môn Thú Y, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến
tâm
Liệu
CầndõiThơ
liệu và
học
tậpkếtvà
hànhHọc
thực hiện
đề ĐH
tài “Theo
phản @
ứngTài
tan huyết
ngưng
saunghiên
khi truyềncứu
máu cho chó tại Bệnh Xá Thú Y – Đại Học Cần Thơ.
Mục tiêu: Theo dõi phản ứng tan huyết và ngưng kết sau khi truyền máu cho chó
tại Bệnh Xá Thú Y – Đại Học Cần Thơ, nhằm đảm bảo an toàn trong truyền máu,
nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho chó tại Bệnh Xá.
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sinh lý máu
Máu gồm hai phần: tế bào và huyết tương. Tế bào gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu
cầu. Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein, muối
khoáng và nước. Máu là tổ chức lỏng lẻo điều hòa toàn bộ các hoạt động cơ thể.
2.1.1 Chức năng của máu
Theo Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, năm 2005 thì máu có các chức
năng cơ bản sau:
Chức năng dinh dưỡng: máu đem các dưỡng chất (glucose, acid amin, acid béo,…)
hấp thu từ ruột đến các tổ chức hay các mô để nuôi dưỡng các bộ phận cơ quan
trong cơ thể.
Chức năng hô hấp: máu mang oxygene từ phổi đến các mô và mang CO2 từ các
mô đến phổi.
ChứcHọc
năng Liệu
bài tiết:ĐH
máu Cần
mang các
chất@
bàiTài
tiết (ure,
uric…)
cácnghiên
tế bào haycứu
Trung tâm
Thơ
liệuacid
học
tậptừvà
các mô để thải ra ngoài qua hệ thống tiết niệu.
Chức năng nội tiết: máu mang các kích thích tố từ các tuyến nội tiết đến các cơ
quan có liên hệ để kích thích sự hoạt động của các cơ quan này.
Chức năng bảo vệ cơ thể: chống sự xâm nhập của vi trùng, các mầm bệnh từ bên
ngoài vào nhờ các protid đặc biệt gọi là các kháng thể và các bạch cầu trong máu.
Các chức năng khác: duy trì áp suất thẩm thấu, điều hòa pH trong máu, điều hòa
thân nhiệt, đông cầm máu.
2.1.2 Tính chất lý hóa của máu
Máu là chất lỏng, sệt, màu đỏ, vị mặn hơi tanh do chứa nhiều acid béo bay hơi
(Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2005).
Tỷ trọng của máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là lượng protein trong
huyết tương và huyết cầu tố trong hồng cầu. Ngoài ra tỷ trọng máu còn phụ thuộc
vào hàm lượng hồng cầu (S. Pavelski và Z. Zawotski, 1967). Tỷ trọng máu tăng
khi cơ thể mất nhiều nước, giảm khi mất máu (Goluseva và Galperin, 1956). Tỷ
trọng máu của chó là 1,059 (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2005).
Độ pH máu được duy trì nhờ tác dụng đệm của máu, thận và phổi. Trong điều kiện
bình thường độ pH thay đổi rất ít (0.1 – 0.2). Khi pH máu thay đổi từ 0.2 – 0.3
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
trong khoảng thời gian dài, gia súc có thể bị trúng độc toan hoặc kiềm. Chó có độ
pH máu là 7.4 (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2005).
Áp suất thẩm thấu của máu chủ yếu do muối khoáng trong máu tạo ra. Protein
trong huyết tương chỉ tạo ra một phần nhỏ gọi là áp suất keo, tuy nhỏ nhưng nó
quyết định sự phân phối nước cho cơ thể. Áp suất thẩm thấu của máu chó là 0.93
%NaCl (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2005).
Độ quánh của máu (độ nhớt của máu) chủ yếu do hàm lượng protein huyết tương
và hồng cầu quyết định. Vì vậy hàm lượng hồng cầu trong một thể tích máu càng
nhiều thì độ quánh càng lớn. Mặt khác, protein huyết tương cao thì độ quánh cũng
tăng. Độ quánh của máu ảnh hưởng đến sức cản của máu trong mạch nên ảnh
hưởng đến huyết áp (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2005). Độ quánh
tăng khi cơ thể mất nước như ỉa chảy. Trường hợp mất nhiều nước không những
chỉ làm thay đổi độ quánh mà còn kèm theo giảm huyết áp, các thành phần nội
môi mất cân bằng, do đó cần phải được tiếp dung dịch sinh lý cho cơ thể (Trịnh
Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
2.1.3 Khối lượng và thành phần của máu
Trung
Ở chó, phần trăm tỷ lệ máu so với trọng lượng cơ thể là 8% - 9%. Lượng máu thay
đổi theo một số trạng thái, lượng máu tăng sau khi ăn no, lượng máu giảm khi đói,
khi cơ thể mất nước. Trong trạng thái sinh lý bình thường có khoảng 1/2 lượng
tâm
Liệu
ĐH
Cần
@ dự
Tàitrữliệu
tập và
nghiên
1/2 được
ở cáchọc
kho chứa,
cụ thể
là ở láchcứu
máu Học
lưu thông
trong
mạch,
cònThơ
khoảng 16%, gan 20%, dưới da 10%. Máu ở trong kho dự trữ thường “đặc” hơn
máu lưu thông do lượng nước hấp thu bớt. Máu dự trữ được huy động bổ sung cho
máu lưu thông trong mạch khi cơ thể mất máu, khi nhiệt độ cơ thể tăng (sốt)…
Khi khối lượng máu giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm cho tính mạng vì làm cho
huyết áp giảm nhanh. Khi 3/4 lượng hồng cầu mất từ từ vẫn không gây chết,
nhưng nếu mất nhanh 1/2 - 1/3 tổng lượng máu, thì cơ thể sẽ chết, nghĩa là mất
nhanh khối lượng máu nguy hiểm hơn mất từ từ hồng cầu (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ
Công Huỳnh, 2001).
Lấy máu cho vào ống nghiệm có chất chống đông rồi để lắng hoặc quay ly tâm,
máu sẽ phân làm 2 lớp, lớp trên là huyết tương màu vàng nhạt chiếm khoảng 55 –
60% thể tích máu, phía dưới là hồng cầu màu đỏ thẩm, phủ một lớp mỏng bạch
cầu và tiểu cầu chiếm khoảng 40 – 45% thể tích máu.
Huyết tương: Màu vàng của huyết tương do sắc tố mật Bilirubin, trong huyết
tương nước chiếm 90 – 92%, vật chất khô 8 – 10%. Trong vật chất khô gồm có
khoáng, protid, glucid, lipid, các sản phẩm phân giải protid, glucid, lipd, các men,
kích thích tố, vitamin, các thể miễn dịch (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim
Đông, 2005).
Protid trong huyết tương: chủ yếu gồm 3 loại là albumine, globuline, fibrinogene.
Trong đó albumine tham gia cấu tạo tế bào của cơ thể. Albumine được tạo từ gan,
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
sau đó được đưa vào máu đến các tế bào để tạo các albumine đặc biệt đối với từng
mô. Nhiệm vụ của albumine là liên kết và vận chuyển acid béo, sắc tố mật và
nhiều chất khác. Globuline gồm 3 loại là , , globuline. và globuline
tham gia vào quá trình vận chuyển cholesterol, các hormone steroid, phosphatic,
acid béo và một số hợp chất khác. globuline là loại globuline miễn dịch của máu
gọi là Ig (Inmunoglobulin). Có 5 loại Ig (IgG, IgA, IgE, IgD, IgM). Cả 5 loại Ig
này đều do Lympho B sản sinh ra, nồng độ của các Ig tăng lên để phản ứng lại các
kháng nguyên nhằm bảo vệ cơ thể (Trần Thị Ngọc Liễu, 2007). Fibrinogene do
gan sản sinh ra có tác dụng sinh lý là tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể
(Nguyễn Quang Mai, 2004). Phần huyết tương không có fibrinogene gọi là huyết
thanh.
Glucid trong huyết tương chủ yếu là glucose với nồng độ 1g/l. Hàm lượng glucose
trong máu tương đối ổn định và được điều hòa bởi hệ thần kinh và nội tiết. Tác
dụng chủ yếu là dinh dưỡng và phát năng lượng. Khi hàm lượng glucose tăng cao
hoặc hạ thấp trong máu đều là bệnh lý.
Lipid huyết tương không có dạng tự do mà kết hợp với protein tạo thành hợp chất
lipoprotein. Lipid huyết tương có chức năng vận chuyển lipid của thức ăn vào cơ
thể qua hệ bạch huyết, vận chuyển acid béo tới các mô, vận chuyển cholesterol và
chức năng dinh dưỡng (Trần Thị Ngọc Liễu, 2007).
Các Học
chất hữu
cơ chứa
gồm:Thơ
acid uric,
acid amin
do, creatin,
bilirubin.
Chấtcứu
Trung tâm
Liệu
ĐHNitơ
Cần
@ Tài
liệutựhọc
tập và
nghiên
hữu cơ không chứa Nitơ như glucose, lipid, cholesterol và acid lactic.
Các thành phần vô cơ: Muối NaCl là thành phần quan trọng, các muối trong huyết
tương thường ở dạng Clorua, Sulfate, Phosphate và Bicarbonate. Hàm lượng muối
không cao và được coi là phân ly hoàn toàn thành các ion K+, Na+, Ca2+… Trong
đó K+ có vai trò trong sinh lý hưng phấn thần kinh và cơ. Na+ có vai trò sinh lý
trong việc phân phối nước trong và ngoài màng của tế bào. Ca2+ rất cần cho cấu
tạo xương và răng.
Các tế bào máu: gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Hồng cầu là những tế bào có màu đỏ không nhân. Hồng cầu của chó từ lúc sinh ra
đến 3 – 4 tuần tuổi có hình đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 8µm. Sau đó
hồng cầu của chó trưởng thành sẽ có đường kính khoảng 7µm (Stephen J. Ettinger
và Edward C. Feldman, 2000). Sự lõm hai mặt trong cấu tạo hồng cầu đã làm tăng
diện tích tiếp xúc bề mặt của hồng cầu lên 1.63 lần, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình trao đổi khí. Sự mất nhân của hồng cầu đồng thời với sự tập trung
Hemoglobin vào trong hồng cầu đã làm tăng khả năng vận chuyển khí, nhất là O2
(Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh, 2001).
Thành phần, cấu tạo của hồng cầu: hồng cầu có màng bán thấm bao quanh, đó là
màng lipoprotein có tính bán thấm chọn lọc, cho khí O2 , CO2 , nước, glucose, các
ion âm đi qua được. Nhưng màng hồng cầu không cho các chất keo như protein,
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
lipid… thấm qua (Nguyễn Quang Mai, 2004). Trên màng hồng cầu có một số
kháng nguyên của các nhóm máu, có vai trò sinh lý trong việc quyết định các
nhóm máu. Màng hồng cầu còn có các enzym glucose 6 – photphat
dehydrogenaza, glutation reductaza có vai trò sinh lý quan trọng trong việc đảm
bảo tính bền vững thẩm thấu của màng hồng cầu và sự trao đổi các chất qua màng
hồng cầu (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001). Thành phần chủ yếu của
hồng cầu:
Nước: từ 63 – 67%
Chất khô: từ 33 – 37% trong đó có
Protein (Hemoglobin): 28%
Các chất có chứa Nitơ: 0.2%
Glucid: 0.075%
Lipid các loại (Lecithin, cholesterol): 0.3%
Trung
Số lượng hồng cầu biến thiên tùy tình trạng cơ thể, tùy thuộc tuổi, giới tính, tình
trạng dinh dưỡng, tình trạng hoạt động của gia súc. Ở chó có lượng hồng cầu
khoảng 6 – 8 triệu/mm3 máu (Nguyễn Quang Mai, 2004). Trong điều kiện bình
thường, số lượng hồng cầu thay đổi rất ít. Tuy vậy, hồng cầu thay đổi nhiều trong
các trường
hợp: hồng
tăngThơ
trong @
các bệnh
lý nhưhọc
bệnh tập
đa hồng
do mấtcứu
tâm
Học Liệu
ĐHcầu
Cần
Tài liệu
và cầu,
nghiên
nhiều nước như ỉa chảy, ói… và mất huyết tương do bỏng. Hồng cầu cũng có thể
giảm xuống trong các bệnh như: thiếu máu, chảy máu nhiều, giun móc, bệnh
nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây thiếu máu và suy tủy xương…
Theo Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, năm 2005 thì hồng cầu có các
tính chất như đàn hồi (biến dạng đàn hồi để di chuyển trong các mạch máu nhỏ),
nhớt (dính nhau thành từng chuỗi), tính thấm chọn lọc qua màng tế bào hồng cầu
(cho phép hấp thu hoặc loại thải các chất khi cần thiết), biến dạng theo môi trường.
Sự thành lập và hủy hồng cầu: Hồng cầu có tuổi thọ giới hạn và phải được tái tạo
liên tục. Ở bào thai cho đến lúc sinh ra, hồng cầu thành lập ở gan và lách. Sau đó,
hồng cầu được tạo ra từ tủy xương. Hồng cầu được hủy ở lách, gan và tủy xương.
[Fe] trong các hồng cầu bị hủy được gan, lách, tủy xương sử dụng lại trong việc
tạo hồng cầu mới, phần còn lại đưa đến gan tạo sắc tố mật, theo ống tiêu hóa thải
ra ngoài.
Nhiệm vụ chính của hồng cầu là chuyên chở O2 và CO2 từ phổi đến các cơ quan
và ngược lại do Hemoglobin đảm nhiệm. Trong 100ml máu + 20ml O2 thì chỉ có
0.3ml O2 ở dạng hòa tan, phần còn lại kết hợp với Hemoglobin. Do đó, trong
trường hợp xuất huyết (chảy máu nhiều) chỉ truyền vào cơ thể huyết tương thì
không đủ mà phải truyền cả huyết tương và hồng cầu.
Theo Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, năm 2005 thì bạch cầu có chức
năng giúp cho sự đông huyết nhờ tiết Throbokinase, bảo vệ cơ thể (tiết kháng độc
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
tố làm vô hiệu hóa độc tố vi trùng, nuốt các chất lạ vào cơ thể và phân hủy các
chất này), tiêu hủy xác tế bào già bằng cách thực bào chúng. Đời sống bạch cầu từ
2 – 15 ngày, sau đó cũng bị phân hủy ở gan và lách.
Tiểu cầu có chức năng quan trọng là ngăn ngừa xuất huyết khi màng huyết quản bị
tổn thương. Trong thời kỳ đông máu, tiểu cầu giữ nhiệm vụ rất tích cực. Trong cơ
chế ngăn chặn các vật lạ, vi trùng xâm nhập cơ thể thì tiểu cầu cô đọng các vật này
trước khi chúng bị thực bào. Đời sống tiểu cầu từ 3 – 5 ngày và bị phân hủy khi
già ở lách (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2005).
2.2 Nhóm máu ở chó
Theo Stephen năm 2000, kháng nguyên hồng cầu chó (CEA – Canine Erythrocyte
Antygence) được công nhận gần đây gồm 8 loại được xác định bằng việc sử dụng
những miễn dịch đơn đặc hiệu cùng loài có cân nhắc kỹ. Trong 8 loại kháng
nguyên hồng cầu, CEA 1 (old A1) và CEA 2 (old A2) thì phản ứng linh hoạt nhất.
Những phản ứng gây dung huyết nghiêm trọng được sinh ra một cách chắc chắn
khi A1 hoặc A2 được truyền cho chó mà trước đó đã bị mẫn cảm bởi việc truyền
máu. Do sự mẫn cảm của lần truyền máu thứ nhất, con nhận sẽ sản sinh ra kháng
thể kháng A1 hoặc A2 và gây tai biến ở lần truyền máu kế tiếp.
Trung
Theo Stephen I. Bistner năm 1969, có ít nhất 8 nhóm máu khác nhau ở chó (A1,
A2, B, C, D, E, F và G). Trong đó chỉ có nhóm máu A là tạo kháng thể cao và có
tâm
Liệu
Tài liệu
nghiên
hiện lâm
sàngĐH
trongCần
truyềnThơ
máu. @
Có 37%
chó cóhọc
nhómtập
máuvà
thuộc
nhóm Acứu
biểu Học
và 63% chó có nhóm máu A. Nếu truyền nhóm máu A cho chó có nhóm máu
thuộc nhóm A- thì có thể tạo kháng thể kháng A (anti A antibody), Kháng thể
kháng A hình thành chất gây dung huyết. Nếu con nhận có nhóm máu thuộc nhóm
A- mà trước đó đã được truyền với nhóm máu có A thì sẽ xảy ra những phản ứng
truyền máu trong vòng 1 giờ với các dấu hiệu đặc trưng như tan huyết,
hemoglobin huyết tương, hemoglobin nước tiểu, giảm tiểu cầu, bạch cầu, sốt, nôn,
nổi mề đai và suy nhược.
Theo J. Archibald năm 1974, có 7 ngưng kết nguyên (kháng nguyên hoặc yếu tố)
được biết ở chó, và nó được chia thành A, B, C, D, E, F và G. Trong đó, chỉ có
một kháng nguyên có khả năng sản sinh ra kháng thể trong quá trình truyền máu
và chỉ có một kháng nguyên này là quan trọng cần chú ý trong truyền máu. Trong
hệ thống nhóm máu chó có 2 kháng nguyên A khác nhau rõ rệt đó là A1 và A2, chỉ
có kháng nguyên A1 khi truyền sẽ kích thích sản sinh kháng thể kháng A trong con
nhận do A1 là yếu tố gây dung huyết, còn A2 thì không. Khoảng 60% chó được
chọn một cách ngẫu nhiên có nhóm máu A và còn lại 40% chó có nhóm máu
thuộc nhóm A -.
Theo Clarence M. Fraser năm 1998, có 8 nhóm máu khác nhau ở chó. Trong đó,
nhóm máu A tạo kháng thể cao thể hiện rõ triệu chứng lâm sàng trong truyền máu.
Có 37% chó có nhóm máu không có A và 60% chó có nhóm máu A. Nếu truyền
máu A cho con nhận có nhóm máu thuộc nhóm A- thì tạo thành kháng thể kháng
6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
A, kháng thể kháng A hình thành chất gây tan huyết. Nếu chó có nhóm máu không
có A mà trước đây đã được truyền nhóm máu A thì sẽ bị shock khi truyền nhóm
máu A lần tiếp theo.
Theo Catcott năm 1965, Về mặt thực tế kháng nguyên A là kháng nguyên riêng lẽ
có thể tạo ra những phản ứng chính và là kháng nguyên duy nhất mang tầm quan
trọng. Khoảng 37% chó có nhóm máu A- và với 63% chó khác có nhóm máu A.
Bằng cách nhân các tầng số này lại với nhau, ta có thể tính được trong 25% số lần
truyền máu sẽ có một khả năng kích thích được kháng thể kháng A ở con nhận.
Nếu một con chó được truyền máu lần 2 và con cho được chọn một cách ngẫu
nhiên thì có khoảng 15% khả năng bị phản ứng và sẽ nhận ra sự khác biệt về nhóm
máu. Có khoảng 40% những con chó có nhóm máu thuộc nhóm A- sẽ sinh kháng
thể kháng A sau khi truyền máu được 9 – 14 ngày và 80 – 90% sinh kháng thể
kháng A sau 40 ngày khi đựợc truyền bởi chó có nhóm máu A.
Theo Catcott năm 1967, có hai kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu chó, một là
A1 kích thích sinh kháng thể trong truyền máu và gây vỡ hồng cầu (dung huyết)
trong lần truyền máu tiếp theo. Một kháng nguyên khác là A2 thì không. Hầu như
60% chó mang kháng nguyên A nhưng chỉ có 30% thể hiện phản ứng lâm sàng
trong truyền máu. Cần tránh vấn đề xảy ra phản ứng tương kỵ trong truyền máu.
Chỉ có con có nhóm máu thuộc nhóm A- nên được sử dụng làm con cho máu.
Ghi chú:
Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Con chó cho máu: gọi là con cho.
Con chó nhận máu: gọi là con nhận.
Những con chó có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu: gọi là con có nhóm máu A
Những con chó không có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu (có nhóm máu khác A như
B, C, D, E, F, G) gọi chung là con có nhóm máu thuộc nhóm A-
2.3 Phản ứng ngưng kết, phản ứng dung huyết
2.3.1 Phản ứng dung huyết
Định nghĩa dung huyết: hiện tượng dung huyết là sự phóng thích Hemoglobin ra
môi trường ngoài.
Trong dung dịch đẳng trương (NaCl 0.9%) hình dáng hồng cầu không đổi.
Dung dịch ưu trương (NaCl > 0.9%) nước từ hồng cầu đi ra ngoài làm hồng cầu
teo lại (teo huyết).
Dung dịch nhược trương (NaCl < 0.9%) nước từ ngoài ngấm vào hồng cầu làm
hồng cầu nở to lên đến một mức độ nào đó sẽ vỡ ra (tiêu huyết = dung huyết). Sức
đề kháng của hồng cầu chó ở điểm khởi đầu tiêu huyết là 0.45 %NaCl, tiêu huyết
hoàn toàn là 0.36 %NaCl.
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
2.3.2 Phản ứng ngưng kết
Phản ứng ngưng kết là phản ứng liên kết các tiểu thể (kích thước nhỏ tính bằng
micromet) thành một cấu trúc lớn, quan sát được bằng mắt thường. Trong miễn
dịch các tiểu thể có thể là hồng cầu, bạch cầu, … có mang kháng nguyên một cách
tự nhiên - tức là kháng nguyên là một phần trên bề mặt tiểu thể (Văn Đình Hoa,
2003). Ngưng kết chủ động hay trực tiếp thường dùng để xác định sự phù hợp
nhóm máu, một giọt máu trên kính có màu đỏ mịn, khi thêm kháng thể vào, trộn
đều, nếu có phản ứng dương tính thì hồng cầu sẽ ngưng kết thành cụm, mắt
thường thấy được dưới dạng các hạt đỏ sẫm, lổn nhổn.
Các phản ứng kháng nguyên – kháng thể trong in vitro có thể quan sát được trong
thực nghiệm. Đó là phản ứng ngưng kết phức hệ Ag – Ab, chẳng hạn sự tan huyết
khi kháng nguyên mang hồng cầu tương tác với kháng thể.
Sự ngưng kết cũng là do hình thành một mạng lưới giữa các kháng nguyên và các
kháng thể, cho phép kết hợp đủ một số lượng các hạt có hình thể để tạo ra thể
ngưng kết có thể quan sát được bằng mắt thường.
Phản ứng ngưng kết nhạy hơn so với các phản ứng khác, nghĩa là có thể phát hiện
một số lượng rất nhỏ kháng thể (Đỗ Ngọc Liên, 2004).
Trung
Kháng thể kháng hồng cầu: Là những globulin miễn dịch hiện diện trong huyết
tương. Chúng thuộc các nhóm IgM, IgG và ít hơn nữa là IgA. Dựa vào nguồn gốc
tâm
Liệu
ĐHngười
Cầnta Thơ
@2Tài
vàvànghiên
xuất Học
hiện của
chúng,
chia làm
loại: liệu
khánghọc
thể tựtập
nhiên
kháng thểcứu
miễn dịch. Kháng thể tự nhiên hay còn gọi là kháng thể ngưng kết là những kháng
thể xuất hiện không thông qua một quá trình miễn dịch rõ ràng. Bản chất của miễn
dịch tự nhiên thường là IgM, một số rất ít là IgG. Điều kiện hoạt động tối ưu là
40C – 200C, nhưng vẫn có thể hoạt động từ 00C – 370C và ở môi trường NaCl
0.9%. Do những đặc điểm trên chúng là những kháng thể làm ngưng kết mạnh và
hủy diệt hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng trong in vitro cũng như in vivo,
hậu quả là gây nên những tai biến tiêu huyết trầm trọng trong lòng mạch, có thể
đưa đến tử vong. Kháng thể miễn dịch là những kháng thể được tạo thành thông
qua sự miễn dịch rõ ràng, chủ yếu là do truyền máu. Bản chất của chúng thường là
IgG, một số ít hơn là IgM (Trần Văn Bé, 1998).
Theo Đỗ Trung Phấn và ctv năm 2004, phản ứng ngưng kết là phản ứng thường
dùng nhất trong truyền máu, do kháng thể đa hóa trị gắn với kháng nguyên trên bề
mặt hồng cầu tạo thành mảng ngưng kết.
Phản ứng này có thể chia 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: sự ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể.
Giai đoạn hai: ngưng kết thấy được ở giai đoạn này. Hồng cầu kết dính với
nhau tạo thành các mảng ngưng kết có thể thấy được bằng mắt thường.
8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
Dưới đây là hình ảnh ngưng kết giữa hồng cầu của người có nhóm máu AB và
huyết tương của người có nhóm máu A.
Hình 1. Phản ứng ngưng kết được
quan sát dưới mắt thường
Hình 2. Phản ứng ngưng kết được
quan sát dưới kính hiển vi
2.3.3 Sự thử phù hợp nhóm máu (chứng nghiệm phù hợp)
Chứng nghiệm phù hợp gồm hai phần:
Phần chính: huyết thanh bệnh nhân + hồng cầu túi máu
Phần phụ: huyết thanh (hoặc huyết tương) túi máu + hồng cầu bệnh nhân.
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phần chính là phần xét nghiệm quan trọng hơn cả. Nếu có phản ứng dương tính ở
bất kỳ giai đoạn nào ở phần chính thì việc truyền máu phải ngừng ngay, vì nếu túi
máu được truyền, có nhiều khả năng hồng cầu đưa vào sẽ bị tiêu hủy bởi kháng
thể tương ứng hiện diện trong huyết tương bệnh nhân mà còn có thể gây tai biến
trầm trọng cho người bệnh.
Phần phụ là phần không quan trọng lắm so với phần chính vì kháng thể nếu có ở
túi máu khi truyền cho bệnh nhân so với từng giọt 1 sẽ được pha loãng rất nhanh
trong tuần hoàn của bệnh nhân, do đó không còn đủ khả năng gây tiêu hủy hồng
cầu bệnh nhân trong cơ thể, trừ trường hợp kháng thể thuộc loại nguy hiểm tức
loại làm ngưng kết và có tính kết định bổ thể, có nồng độ cao, được đưa vào cơ thể
bệnh nhân một số lượng lớn trong một thời gian ngắn, như trong trường hợp
truyền máu ồ ạt (trên ½ thể tích máu trong vài giờ). Do đó phần phụ không cần
thiết phải tiến hành (Trần Văn Bé, 1998).
Kỹ thuật thử sự phù hợp nhóm máu:
Theo Catcott năm 19965, James Archibald và ctv năm 1974, thì một phương pháp
thực tiễn và chính xác đầy đủ của thử phù hợp về nhóm máu được mô tả:
Máu tươi được lấy từ con cho và con nhận cho vào các ống nghiệm khác nhau, sau
đó đem ly tâm và chia ra làm 2 phần. Một phần được giữ nguyên, và phần thứ hai
9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
được dùng để tạo ra dung dịch hồng cầu treo 4%. Phần này được chuẩn bị bằng
cách thêm vào 20 giọt huyết thanh và 1 giọt tế bào hồng cầu cô đặc,
Cho một lượng bằng nhau (0.5ml) huyết thanh của con nhận và dung dịch hồng
cầu treo 4% vào ống nghiệm thứ nhất. Ống nghiệm thứ hai cho huyết thanh của
con cho hòa vào dung dịch hồng cầu treo 4% của con nhận. Ống nghiệm được
theo dõi ở nhiệt độ phòng trong vòng 30 phút và sau đó quay ly tâm 1 phút với tốc
độ 1000 vòng/phút. Sau đó kiểm tra phản ứng dung huyết và phản ứng ngưng kết.
Lấy một giọt kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện ngưng kết và phát hiện sự
tương kỵ về nhóm máu.
Phương pháp trên lame thì chính xác, ít phức tạp và ít mất thời gian hơn. Máu tươi
được lấy từ mỗi con chó cho và nhận. Lấy 1 giọt huyết thanh trộn với một giọt tế
bào hồng cầu treo, trộn đều nhẹ nhàng và để yên không quá 2 phút (sau 2 phút,
ngưng kết sẽ khó phân biệt với sự cuộn nhỏ tự nhiên của máu) rồi quan sát dưới
kính hiển vi.
Clarence M. Fraser và ctv năm 1986, kỹ thuật thử phản ứng chéo được tiến hành:
Trung
Những mẫu máu được chống đông và đông lại thì được thu từ những con chó cho
và nhận. Tế bào máu từ chất chống đông và huyết thanh được rút ra làm 2 phần.
Một phần sẽ được sử dụng để tạo ra tế bào hồng cầu treo 5%. Phần chính của thử
phản ứng chéo: lấy lượng bằng nhau của huyết thanh con nhận và hồng cầu treo
tâm
Học
ĐH
Thơ
Tàinày
liệu
học
nghiên
5% con
choLiệu
hòa vào
ốngCần
nghiệm,
ống@
nghiệm
được
đặt tập
ở 370và
C trong
15 phútcứu
và nhiệt độ phòng là 30 phút. Phần phụ của thử phản ứng là lấy huyết thanh của
con cho hòa vào hồng cầu của con nhận. So sánh màu của tầng mặt của mẫu đó
với mẫu chuẩn. Mỗi mẫu đều được lắc nhẹ từ đáy lên tới ống nghiệm 2 lần.
2.4 Những phản ứng có thể xảy ra do truyền truyền máu – Cách xử lý
Máu là một huyết phẩm tốt không có dược phẩm nào có thể thay thế được. Nó
mang lại nhiều lợi ích và cứu sống chó bệnh. Nhưng truyền máu cũng có thể làm
chết hoặc gây nhiều tác hại bởi vì trong máu của con cho có thể gây tai biến trong
truyền máu.
2.4.1 Phản ứng tan máu trong cở thể chó nhận
Phản ứng tan máu cấp: Phản ứng tan máu cấp là phản ứng có thể xảy ra tức khắc
sau khi truyền vài phân khối máu, phản ứng này rất nguy kịch, rất trầm trọng có
thể làm chết con vật ngay (Trần Văn Bé, 1998).
Phản ứng tan máu do truyền máu là phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể có
hoạt động bổ thể làm phá hủy màng hồng cầu gây tan máu. Tan máu có 2 loại: tan
máu trong lòng mạch và tan máu trong tổ chức (Trần Văn Bé, 1998).
Cơ chế tan máu: muốn có tan máu trong lòng mạch hay trong tổ chức khi đã có
các phức hợp kháng nguyên kháng thể trong cơ thể do kháng nguyên hoặc kháng
thể từ bên ngoài đưa vào cùng với kháng thể hoặc kháng nguyên có trong cơ thể
10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
tạo ra. Muốn tan máu cần có sự tham gia của hệ thống bổ thể: bổ thể được ký hiệu
C' và có từ C1 đến C9 . Nếu có bổ thể C1 , C9 tác động lên phức hợp kháng
nguyên kháng thể sẽ làm tan máu trong lòng mạch. Còn có bổ thể C3 tác động lên
phức hệ miễn dịch sẽ xảy ra tan máu ở trong tổ chức như gan, lách, v.v… Ngoài ra
nhờ tác động bổ thể C3b và vai trò của bạch cầu monocyte mà làm cho hồng cầu
bị đại thực bào xảy ra tan máu trong lách (Trần Văn Bé, 1998).
Sinh lý bệnh: máu đã tan, các hồng cầu đã vỡ tác động lên hệ thống đông máu, cụ
thể là yếu tố XII tăng hoạt động, tác động lên mảnh vở của hồng cầu đã tan, tạo ra
các cục máu nhỏ và sẽ kích thích hoạt động của các yếu tố đông máu khác kể cả
tiểu cầu gây nên đông máu nội mạch. Bên cạnh đó hệ thống kinin tăng cường hoạt
động với sự tạo thành chất Bradykinin hay gây ra tương tác các mạch máu làm cho
huyết áp giảm và gây ra choáng. Các hồng cầu vở thì huyết sắc tố thoát ra: nếu
huyết sắc tố cao ở thận gây ra huyết sắc tố niệu, gây hemosiderin niệu và
urobilinogene niệu; nếu huyết sắc tố niệu tăng cao gây lắng động các ống thận dẫn
đến vô niệu suy thận. Mặt khác huyết sắc tố sẽ thoái hóa thành globin và heme.
Globin dưới tác động của hệ thống thực bào ở gan sẽ tạo nên bilirubin trong máu
cao. Heme dưới tác dụng hemopexin ở gan cũng tạo nên bilirubin và heme kết hợp
với albumin trong cơ thể sẽ tạo thành chất Methemalbumin tăng trong máu (Trần
văn Bé, 1998).
Trung
Nguyên nhân gây tan máu cấp: phản ứng tan máu cấp có thể xảy ra khi có bất
đồngHọc
giữa hồng
của Cần
con choThơ
và huyết
tâm
LiệucầuĐH
@tương
Tài con
liệunhận.
học tập và nghiên cứu
Triệu chứng: khi mà sự dung huyết nhanh thì con vật có thể bị chấn động, nôn,
không kiềm được phản xạ đi tiêu, đi tiểu và sẽ quỵ xuống, bị sốt trong vòng một
vài phút. Có một sự tăng lên đáng kể về huyết áp, kế đến là giảm nhịp tim và hạ
huyết áp. Triệu chứng nổi mề đai, khó thở, và chứng co giật sau đó cũng có thể
xảy ra. Hemoglobin niệu cũng được sinh ra. Ở con chó nhận máu nào mà được
miễn dịch mạnh thì chỉ cần truyền một vài ml máu cũng có thể đủ để gây ra những
dấu hiệu lâm sàng. Những con vật nào mà bệnh nghiêm trọng sau khi truyền máu
mà máu không hòa hợp thì có thể không sống được bởi phản ứng này (Stephen và
ctv, 2000).
Điều trị: dừng truyền máu ngay lập tức và dùng Adrenalin và Corticosteroid.
Phản ứng dung huyết thể thứ cấp
Nguyên nhân: hiện tượng dung huyết thể thứ cấp xảy ra trong việc truyền máu lần
đầu và có sự tương kỵ về nhóm máu (nhóm máu con cho là A và con nhận là A-).
Ở những con chó mà không được truyền máu trước đó, thử phản ứng chéo âm tính
thì không chắc dẫn đến dung huyết cấp tính nhưng sự phá hủy chậm tế bào hồng
cầu có thể xảy ra. Đều này được giải thích:
Trong vòng 10 ngày truyền máu của tế bào A1 sang một con nhận có nhóm máu
thuộc nhóm A- thì xuất hiện những kháng thể kháng A1. Trong sự lưu chuyển
không ngừng và gây ra sự tan vỡ nhanh hơn của tế bào A1 được truyền.
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
Đều này thường không được phát hiện trong lâm sàng nhưng con nhận thì bị lấy đi
lợi ích của việc truyền máu. Những tế bào A2 thì sinh kháng thể yếu hơn. (Stephen
và ctv, 2000).
Phản ứng miễn dịch do protein huyết tương:
Nguyên nhân: do phản ứng giữa kháng thể của con nhận và protein huyết tương
của con cho.
Triệu chứng: chứng nổi mề đai là tác dụng phụ của truyền máu hay gặp thứ hai sau
sốt. Phản ứng này mang những đặc điểm bởi rát đỏ tím xuất hiện trong hoặc sau
khi truyền máu.
Điều trị: nếu phản ứng này nhẹ, có thể dùng thuốc trước với kháng Histamin và
tiếp tục truyền máu (Thái Quí, 2002).
2.4.2 Những phản ứng không thuộc đáp ứng miễn dịch trong truyền máu
Nguyên nhân: máu cho bị nhiễm bẩn hoặc bảo quản máu không hợp lý, ví dụ quá
nóng hoặc quá lạnh.
Triệu chứng: khi máu đã bị tan một cách ngẫu nhiên được truyền vào, triệu chứng
thường lành tính mặc dù hemoglobin niệu, sốt có thể xảy ra.
Điều trị: ngừng truyền máu, chống shock và sử dụng dịch truyền, thuốc lợi tiểu
(Thái Quí, 2002).
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Một số vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ thấp (Pseudomonas, Serratia, Yersinia) có
thể tăng sinh ở 40C. Nếu được truyền hội trứng shock nhiễm độc và nhiễm khuẩn
huyết chắc chắn xảy ra với sốt, run, tụt huyết áp và đôi khi tử vong. Điều trị: cần
dừng truyền máu ngay lập tức, bao vây bằng kháng sinh phổ rộng, hỗ trợ tuần
hoàn tích cực (Thái Quí, 2002).
Biến chứng chuyển hóa của truyền máu số lượng lớn: Những biến chứng này xảy
ra chủ yếu ở những bệnh nhân nhận những thể tích máu lớn với khoảng thời gian
nghỉ ngắn. Bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận có nguy cơ cao hơn. Mất protein
đông máu và tiểu cầu là biến chứng phổ biến của truyền máu số lượng lớn. Việc
giảm các yếu tố đông máu và tiểu cầu thường do sự pha loãng. Vì máu được bảo
quản có hàm lượng thấp yếu tố VIII, V và tiểu cầu không còn chức năng (Thái
Quí, 2002).
Nhiễm độc Citrat và hạ Canxi huyết có thể gặp khi truyền máu nhanh hoặc nếu
chức năng gan giảm vì Citrat được chuyển hóa ở gan. Triệu chứng gồm co cơ, đặc
biệt ở mắt hoặc cơ mặt trong giai đoạn đầu. Nên điều trị bằng Canxi nếu có biểu
hiện lâm sàng, giảm tốc độ truyền máu cũng có hiệu quả (Thái Quí, 2002).
Toan máu có thể xảy ra từ đầu trong khi truyền máu số lượng lớn, thường kéo theo
kiềm chuyển hóa và thường không cần điều trị. Bicarbonat và các chất đệm khác
thường được sử dụng ở các trường hợp nặng.
12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
Hạ thân nhiệt với nguy cơ loạn nhịp tim có thể xảy ra khi truyền máu số lượng
lớn. Hạ thân nhiệt cũng có thể gây ra những thay đổi chuyển hóa khác và ảnh
hưởng đến giải phóng O2 từ Hemoglobin. Làm ấm máu ở nhiệt độ 38 - 390C với
dụng cụ phù hợp trong quá trình truyền có thể phòng hiện tượng hạ thân nhiệt
(Thái Quí, 2002).
Phản ứng quá tải tuần hoàn: phản ứng này biểu hiện bằng phù phổi. Đây là nguy
cơ đặc biệt trong thiếu máu mãn tính, bệnh có giảm khối hồng cầu và tăng thể tích
huyết tương. Sử dụng khối hồng cầu và giám sát cẩn thận thể tích truyền sẽ làm
giảm thiểu việc xảy ra biến chứng này. Điều trị tức thì phù phổi cấp và giảm tốc
độ truyền hoặc ngừng truyền, dùng thuốc lợi tiểu và thuốc giãn mạch và morphin.
Quá tải sắt với tăng Hemosiderin có thể xảy ra ở những con bệnh được truyền máu
nhiều lần trong thời gian dài. Mỗi đơn vị hồng cầu chứa khoảng 250mg sắt. Sắt
tích tụ trong gan, tim và những tuyến nội tiết nhất định.
2.5 Điều kiện đối với con cho, những trường hợp cần truyền máu để cấp cứu
2.5.1 Điều kiện đối với con cho máu
Những con chó có nhóm máu thuộc nhóm A- và từ trước đến giờ chưa được truyền
máu lần nào thì có thể sử dụng như là những con cho máu phổ biến. (James
Archibald và ctv, 1974).
Trung tâm
ĐHnăm
Cần
Thơ
liệuconhọc
tập nên:
và PCV
nghiên
1998,
điều@
kiệnTài
đối với
cho máu
ít nhấtcứu
TheoHọc
Neil. Liệu
T. Gorman
là 40% và có trọng lượng 25kg, tiêm ngừa đầy đủ, âm tính với Ehrlichia Canis,
Babesia Canis, Haemobartonella Canis, Brucella Canis và ấu trung giun tim
(Microfilaria).
Một con chó 2 năm tuổi hoặc già hơn và chưa nhận máu lần nào, có trọng lượng
18 - 27kg được sử dụng làm con cho máu (E. J.Catcott and J. F. Smithcors, 1967).
Theo Stephen I. Bistner năm 1975 thì con chó dùng để cho máu là chó trưởng
thành, ốm, có trọng lượng 23kg.
Cách lấy máu: cần tuân thủ các nguyên tắc lấy máu từ tĩnh mạch cổ bằng cách sử
dụng kỹ thuật vô trùng, có thể lấy 20ml máu/kg thể trọng, mỗi lần lấy cách nhau
2-3 tuần. Máu lấy cho vào túi đựng bằng plastic có chứa 1 trong 2: CPDA (citrate
phosphate dextrose adenin) hồng cầu sống 4 tuần nếu giữ ở 40C (Neil. T. Gorman,
1998). Đảm bảo đúng 100% hoặc ít nhất 90% thể tích của đơn vị máu, dung dịch
chống đông không được quá 25% số lượng máu được lấy (Trần Văn Bé, 1998).
2.5.2 Những trường hợp cần truyền máu để cấp cứu
“Việc truyền máu có ý nghĩa là bổ sung lượng máu bị mất trong chảy máu cấp hay
hồng cầu bị phá vỡ nhiều, nhiễm trùng máu. Do đó làm tăng áp suất thẩm thấu của
máu và tăng lượng máu ở mao quản vì vậy duy trì huyết áp bình thường”. “Chống
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
nhiễm trùng và giải độc: nó cung cấp kháng thể, lượng huyết cầu mới, tăng cường
tuần hoàn do vậy giải độc tăng cường” (Hồ Văn Nam và ctv, 2004).
Truyền máu được chỉ định trong các trường hợp:
Chấn thương làm đứt mạch
Phẩu thuật trong thời gian dài và con vật bị mất máu nhiều.
Chảy máu cam nặng.
Vỡ gan, lách, xuất huyết phổi.
Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày.
Nhiễm ký sinh trùng như giun móc gây tiêu chảy máu: Bệnh giun móc do các loài
thuộc lớp Nematoda, họ Ancylostomatidae, giống Ancylostoma. Đây là một trong
những loài giun ký sinh chủ yếu ở ruột chó, mèo. Một giun cái có thể đẻ 7700 –
8200 trứng/ngày. Giun móc có bao miệng phát triển lại được trang bị bởi các
mảnh kitin, nhờ vậy mà giun có thể bám chắc vào niêm mạc ruột để hút máu, giun
móc còn tiết ra một chất kháng đông làm cho hiện tượng chảy máu kéo dài và trầm
trọng hơn. Mỗi giun móc hút 0.1ml máu/ngày. Chó bị chết do ỉa chảy nặng, mất
máu và mất nước, dẫn đến rối loạn điện giải, kiệt sức và trụy tim mạch. Trong
trường hợp này liệu pháp điều trị tối ưu nhất là truyền máu cho chó bệnh để cung
cấp lượng máu bị mất, kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Lúc Học
xuất huyết
truyền
máu
cấp cứu
truyềntập
máuvà
sẽ đem
lại cáccứu
Trung tâm
Liệunhiều,
ĐHphải
Cần
Thơ
@đểTài
liệuvìhọc
nghiên
dưỡng chất cần thiết và tạo áp xuất máu trở lại bình thường (Hứa Văn Chung và
Nguyễn Thị Kim Đông, 2005).
Khi máu được truyền vì lợi ích cho việc chữa bệnh nhất thời cho những con chó
bệnh thiếu máu do chảy máu cấp thì nhu cầu cho khả năng vận chuyển O2 của
Hemoglobin hơn là tăng thêm lượng máu được cung cấp bởi máu toàn phần
(Stephen J. Ettinger Edward C. Feldman, 2000).
2.6 Những chỉ tiêu cần theo dõi chặt chẽ trong quá trình truyền máu
2.6.1 Niêm mạc
Niêm mạc có nhiều mao mạch và tình trạng niêm mạc phản ánh tình trạng chung
của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, dinh dưỡng. Quan sát bằng mắt dưới ánh sáng
tự nhiên hoặc dùng đèn soi để kiểm tra niêm mạc mắt, mũi, miệng, hậu môn. Bình
thường niêm mạc có màu hồng, các mạch quản không nổi rõ. Có thể thấy những
thay đổi bệnh lý trên niêm mạc như:
Niêm mạc nhợt nhạc (trắng bệch) gặp trong bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng, bệnh
ký sinh trùng mãn tính,…
Niêm mạc đỏ do bị sốt.
Niêm mạc xanh tím gặp trong bệnh rối loạn tuần hoàn và hô hấp nghiêm trọng,
trong máu có nhiều CO2 (Trần Thị Minh Châu, 2002)
14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
2.6.2 Thân nhiệt
Bình thường thân nhiệt là một hằng số, có thay đổi trong khoảng dao động hẹp do
các ảnh hưởng về tuổi, sự hoạt động, nhiệt độ môi trường.
Thân nhiệt bình thường của chó: 380C – 390C.
Phải lấy thân nhiệt chó trước, trong và sau quá trình truyền máu.
Ý nghĩa của kiểm tra thân nhiệt: đo thân nhiệt là việc làm không thể thiếu được
trong chẩn đoán bệnh, giúp đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.
Thân nhiệt thấp: ít xảy ra nhưng rất nguy hiểm, là triệu chứng bệnh nặng, tiên
lượng bệnh xấu biểu hiện sự suy thoái trầm trọng của cơ thể gặp khi thú bị tiêu
chảy nặng sắp chết.
Thân nhiệt cao (sốt): là biểu hiện của sự gia tăng hoạt động của toàn cơ thể để tích
cực chống lại sự xâm nhập và gây hại của mầm bệnh. Tuy nhiên nếu sốt cao kéo
dài sẽ gây rối loạn hoạt động của các cơ quan.
* Sốt nhẹ: nhiệt độ cao hơn bình thường 0.50C
* Sốt trung bình: nhiệt độ cao hơn bình thường 1 – 20C
* Sốt cao: nhiệt độ cao hơn bình thường 2 – 30C
0
rất cao:
nhiệtThơ
độ cao
bìnhliệu
thường
3 C.tập và nghiên cứu
* SốtĐH
Trung tâm Học Liệu
Cần
@hơnTài
học
2.6.3 Nhịp tim
Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể.
Nhịp tim của chó trưởng thành: 70 - 100 (lần/phút).
Nhịp tim của chó con là 120 (lần/phút).
2.6.4 Hematocrit (packet cell vollume – PCV)
Hematocrit là tỷ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu và máu toàn phần.
PCV tăng khi có ứ nước trong tế bào hoặc trong trạng thái bị shock. PCV giảm
trong trạng thái thiếu máu (C. P. Swenson, 1970).
PCV bình thường ở chó 45%.
2.6.5 Định lượng huyết sắc tố (Hemoglobin)
Huyết sắc tố là một sắc tố màu đỏ của máu.
Hàm lượng huyết sắc tố được biểu thị bằng số gam huyết sắc tố trong 100ml máu.
Trong trường hợp bệnh lý huyết sắc tố tăng trong các trạng thái mất nước làm máu
đặc lại (tiêu chảy, ói nhiều, trúng độc cấp tính) và giảm trong các bệnh thiếu máu.
15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SVTH: TRẦN HỒNG ĐỊNH
Hàm lượng Hemoglobin giảm là tiêu chuẩn đánh giá thiếu máu (Bạch Quốc
Tuyên, 1978). Việc định lượng huyết sắc tố sẽ cho biết chức năng của hồng cầu và
tìm được nguyên nhân của trạng thái thiếu máu.
Chỉ số Hemoglobin trung bình ở chó là 14 g/100ml
Giới hạn Hemoglobin ở chó: 11 – 14 g/100ml
Huyết sắc tố =
Hematocrit
3
2.6.6 Hồng cầu
Hồng cầu tăng gặp trong trạng thái mất nước do tiêu chảy, ói nhiều, sốt, các bệnh
truyền nhiễm cấp tính có sốt cao hoặc thiếu dưỡng khí. Hồng cầu giảm thường gặp
trong thiếu máu, trúng độc. Ở chó, chỉ số của hồng cầu là 6 – 8 triệu/mm3 máu.
Hồng cầu =
Hematocrit
6
Giá trị hồng cầu tức là số lượng huyết sắc tố có trong hồng cầu được dùng để xác
định trạng thái thiếu máu là nhược sắc, đẳng sắc hay ưu sắc.
HCbq Hb%
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần
Thơ
GTHC
= @ Tài liệu
= 1học tập và nghiên cứu
SLHC 100
GTHC: giá trị hồng cầu
HCbq: số lượng hồng cầu bình quân của mỗi loài
Hb%: lượng huyết sắc tố tính bằng %
SLHC: số lượng hồng cầu đếm được trong 1mm3 máu xét nghiệm.
Giá trị hồng cầu bình thường được qui định là 1 khi huyết sắc tố là 100% và số
lượng hồng cầu trong 1mm3 máu xét nghiệm bằng số hồng cầu bình quân của loài
đó.
GTHC > 1: Thiếu máu có hồng cầu to (thiếu máu ưu sắc).
GTHC = 1: thiếu máu có hồng cầu bình thường, huyết sắc tố bình thường nhưng
số lượng hồng cầu giảm nhiều (thiếu máu đẳng sắc).
GTHC < 1: thiếu máu có hồng cầu nhỏ, huyết sắc tố ít (thiếu máu nhược sắc).
16