Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

THEO dõi PHẢN ỨNG và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRUYỀN máu CHO CHÓ tại BỆNH xá THÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.7 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN QUỐC MINH

THEO DÕI PHẢN ỨNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
TRUYỀN MÁU CHO CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần thơ, 2009



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

THEO DÕI PHẢN ỨNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
TRUYỀN MÁU CHO CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ YTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN VĂN BIỆN



TRẦN QUỐC MINH
MSSV: 3042899
Lớp: THÚ Y K30

Cần thơ, 2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Đề tài: Theo dõi phản ứng và đánh giá hiệu quả truyền máu cho chó tại Bệnh
Xá Thú Y – Trường Đại Học Cần Thơ. Do sinh viên: Trần Quốc Minh thực
hiện tại Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại Học Cần Thơ từ ngày: 02/01/2009 đến
31/03/2009.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
2009

Cần Thơ, ngày … tháng … năm

Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng


ii


LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn cũng như tốt nghiệp ra trường, ngoài sự
phấn đấu của bản thân đây còn là kết quả của sự yêu thương, quan tâm
động viên của ba mẹ và những người thân yêu trong gia đình, sự giúp đỡ
nhiệt tình của bạn bè. Quan trọng hơn hết là sự chỉ dạy tận tình của thầy
cô. Vì vậy, ngoài sự thành kính và lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi muốn nói
lời cám ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
Ban chủ nhiệm và quí Thầy Cô Bộ Môn Thú Y .
Ban lãnh đạo Bệnh Xá Thú Y.
Thầy Nguyễn Văn Biện – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Các anh chị và bạn bè làm việc tại Bệnh Xá Thú Y đã hổ trợ, giúp đỡ tôi
rất nhiệt tình.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang Tựa ................................................................................................................. i
Trang Duyệt .............................................................................................................ii
Lời Cám ơn .............................................................................................................iii
Mục lục ................................................................................................................... iv
Danh mục hình, bảng .............................................................................................vii
Tóm lược ...............................................................................................................viii

Chương 1: Đặt Vấn Đề ............................................................................................ 1
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận ...................................................................................... 2
2.1 Sinh lý máu .......................................................................................... 2
2.1.1 Chức năng của máu ..................................................................... 2
2.1.2 Tính chất lý hóa của máu ............................................................. 2
2.1.3 Khối lượng và thành phần của máu ............................................. 3
2.1.4 Thiếu máu ..................................................................................... 5
2.2 Nhóm máu ở chó ................................................................................. 6
2.3 Phản ứng ngưng kết ............................................................................. 6
2.3.1 Phản ứng ngưng kết..................................................................... 6
2.3.2 Sự thử phù hợp nhóm máu .......................................................... 9
2.4 Những phản ứng có thể xảy ra do truyền máu – Cách xử lý ............... 9
2.4.1 Phản ứng tan máu trong cơ thể chó nhận .................................... 9
2.4.2 Phản ứng miễn dịch do protein huyết tương............................... 10
2.4.3 Những phản ứng không thuộc đáp ứng miễn dịch ..................... 10
2.5 Điều kiện đối với con cho máu, trường hợp cần truyền máu ............ 11
2.5.1 Điều kiện đối với con cho máu .................................................. 11
2.5.2 Những trường hợp cần truyền máu để cấp cứu ......................... 12

iv


2.5.3 Những trường hợp không nên truyền máu để cấp cứu.............. 12
2.6 Những chỉ tiêu cần theo dõi trong quá trình truyền máu ................... 12
2.6.1 Niêm mạc ................................................................................... 12
2.6.2 Thân nhiệt .................................................................................. 13
2.6.3 Nhịp tim ..................................................................................... 14
2.6.4 Hematocrit ................................................................................. 14
2.6.5 Định lượng huyết sắc tố (Hemoglobin)....................................... 14
2.6.6 Hồng cầu...................................................................................... 14

Chương 3: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ............................................ 16
3.1 Phương tiện ........................................................................................ 16
3.1.1 Địa điểm .................................................................................... 16
3.1.2 Thời gian .................................................................................... 16
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 16
3.1.4 Trang thiết bị, dụng cụ ............................................................... 16
3.1.5 Hóa chất và thuốc ...................................................................... 16
3.2 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................... 16
3.2.1 Lấy máu và trữ máu ................................................................... 16
3.2.2 Truyền máu ................................................................................ 17
3.2.3 Phiếu theo dõi quá trình truyền máu .......................................... 19
Chương 4: Kết quả và thảo luận ............................................................................ 20
4.1 Kết quả lấy máu và trữ máu ............................................................... 20
4.2 Kết quả truyền máu lần 1.................................................................... 21
4.3 Kết quả truyền máu lần 2.................................................................... 24
4.4 Hiệu quả sau truyền máu .................................................................... 25
Chương 5: Kết luận và đề nghị............................................................................... 27
5.1 Kết luận............................................................................................... 27
5.2 Đề nghị ............................................................................................... 27

v


Tài Liệu Tham Khảo............................................................................................... 28
Phụ chương ............................................................................................................. 29

vi


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1. Phản ứng ngưng kết được quan sát dưới mắt thường............................... 7
Hình 2. Phản ứng ngưng kết được quan sát dưới kính hiển vi .............................. 7
Hình 3. Lấy máu ................................................................................................. 17
Hình 4. Truyền máu............................................................................................. 17
Hình 5. Túi máu sau khi lấy 250ml máu ............................................................ 20

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Các biểu hiện lâm sàng ở chó được chNn đoán thiếu máu ................ 21
Bảng 4.2: Theo dõi nhịp tim trong khi truyền máu lần 1 ................................... 22
Bảng 4.3: Theo dõi nhiệt độ trong khi truyền máu lần 1.................................... 23
Bảng 4.4: Theo dõi nhịp tim trong khi truyền máu lần 2. .................................. 24
Bảng 4.5: Theo dõi nhiệt độ trong khi truyền máu lần 2.................................... 24
Bảng 4.6: Diễn biến sức khỏe chó bệnh trước và sau truyền máu ..................... 25
Bảng: Thành phần và tác dụng của chất chống đông ........................................ 29

vii


TÓM LƯỢC
Trong các trường hợp chấn thương làm đứt mạch, viêm loét ruột gây tiêu chảy
máu nhiều,… làm chó bệnh mất máu là nguyên nhân chậm phục hồi trong nhiều
bệnh và có thể gây tử vong, nên truyền máu là rất cần thiết để bù lại lượng máu đã
mất đi và hỗ trợ việc điều trị cho chó bệnh được tốt hơn. Chúng tôi đã tiến hành lấy
máu 4 lần (mỗi lần 250 ml) trên 2 con chó cho đủ điều kiện của con chuyên cho.
Sau đó đem trữ vào tủ lạnh ở 2 – 6 0C và sử dụng trong 1 tháng để truyền khi cần.
Trước khi truyền máu kiểm tra dấu hiệu lâm sàng của con nhận (nhịp tim, nhiệt độ,
màu sắc niêm mạc, hematocrit,…), khi đủ điều kiện thì tiến hành truyền. Làm ấm
máu trước khi truyền bằng cách ngâm dây truyền máu vào bình nước nóng với nhiệt

độ 38 0C – 39 0C. Chúng tôi đã truyền máu cho 9 con chó bệnh đến điều trị tại bệnh
xá. Trong đó, có 4 con được truyền máu 2 lần. Kết quả sau khi truyền máu các chó
bệnh có biểu hiện tốt như: thể trạng khá lên, niêm mạc hồng hào hơn, các chỉ tiêu
sinh lý như: nhịp tim, nhiệt độ được ổn định, giúp chó bệnh mau khỏe mạnh, lanh
lợi, tỉnh táo hơn (chỉ có 1 con chết do thể trạng quá yếu và suy kiệt).

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mất máu trong các trường hợp chấn thương làm đứt mạch, trong phNu
thuật, trong các bệnh ký sinh trùng đường máu, ký sinh trùng đường ruột gây tiêu
chảy máu, giun móc,… thì các phương pháp điều trị như: tiêm thuốc, truyền dịch,
ngoại khoa,… chưa mang lại kết quả tốt do con vật bị mất quá nhiều máu. Mất
máu là nguyên nhân chậm phục hồi trong nhiều bệnh và có thể gây tử vong, nên
truyền máu là rất cần thiết để bù lại lượng máu đã mất đi và hỗ trợ việc điều trị
cho chó bệnh được tốt hơn, giúp cho con vật mau phục hồi, trở về trạng thái bình
thường.
Từ yêu cầu thực tiễn trên cũng như được sự đồng ý của Bộ môn Thú Y,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Theo dõi phản ứng và đánh giá hiệu quả truyền
máu cho chó tại Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại Học Cần Thơ”.
Mục tiêu: Theo dõi phản ứng và đánh giá hiệu quả truyền máu cho chó tại
Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại Học Cần Thơ, nhằm đảm bảo an toàn trong truyền
máu, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho chó tại Bệnh Xá.

1



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sinh lý máu
Máu gồm hai phần: tế bào và huyết tương. Tế bào gồm hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu. Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein,
muối khoáng và nước.
2.1.1 Chức năng của máu
Chức năng dinh dưỡng: máu đem các dưỡng chất hấp thu từ ruột đến các tổ chức
hay các mô để nuôi dưỡng các bộ phận, cơ quan (glucose, acid amin, acid béo,…)
Chức năng hô hấp: máu mang oxygene từ phổi đến các mô và mang CO 2 từ các
mô đến phổi.
Chức năng bài tiết: máu mang các chất bài tiết (ure, acid uric…) từ các tế bào
hay các mô để thải ra ngoài qua hệ thống tiết niệu.
Chức năng nội tiết: máu mang các kích thích tố từ các tuyến nội tiết đến các cơ
quan có liên hệ để kích thích sự hoạt động của các cơ quan này.
Chức năng bảo vệ cơ thể: chống sự xâm nhập của vi trùng, virus, các mầm bệnh
từ ngoài vào nhờ các protid đặc biệt gọi là các kháng thể và các bạch cầu trong
máu.
Điều hòa thân nhiệt: máu mang những chất sinh nhiệt trong cơ thể ra ngoài để
gây sự thoát nhiệt (H 2 O).
Điều hòa sự cân bằng nước: giữa các thành phần khác nhau trong cơ thể.
Các chức năng khác: duy trì áp suất thNm thấu, điều hòa pH (trong máu).
(Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2006-2007)
2.1.2 Tính chất lý hóa của máu
Mùi vị: là chất lỏng, sệt, màu đỏ, vị mặn hơi tanh do chứa nhiều acid béo bay hơi.
Tỷ trọng: chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng hồng cầu. Tỷ trọng máu tăng khi cơ
thể mất nhiều nước, giảm khi mất máu. Tỷ trọng máu của chó là 1,059.
Độ pH: độ pH của máu vào khoảng 7,35 – 7,50. Trong điều kiện bình thường độ
pH thay đổi rất ít (0.1 – 0.2). Khi pH máu thay đổi từ 0.2 – 0.3 trong khoảng thời
gian dài, gia súc có thể bị trúng độc toan hoặc kiềm. Chó có độ pH máu là 7.4.


2


Áp suất thẩm thấu: chủ yếu do muối khoáng trong máu tạo ra. Protein trong
huyết tương chỉ tạo ra một phần nhỏ gọi là áp suất keo, tuy nhỏ nhưng nó quyết
định sự phân phối nước cho cơ thể. Áp suất thNm thấu của máu chó là 0.933
%NaCl.
Độ quánh (độ nhớt): chủ yếu do hàm lượng protein huyết tương và hồng cầu
quyết định. Độ quánh của máu ảnh hưởng đến sức cản của máu trong mạch nên
ảnh hưởng đến huyết áp. (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2006-2007)
2.1.3 Khối lượng và thành phần của máu
Khối lượng: ở chó, phần trăm tỷ lệ máu so với trọng lượng cơ thể là 8% - 9%.
Lượng máu thay đổi theo một số trạng thái, lượng máu tăng sau khi ăn no, lượng
máu giảm khi đói, khi cơ thể mất nước. Trong trạng thái sinh lý bình thường có
khoảng 1/2 lượng máu lưu thông trong mạch, còn 1/2 được dự trữ ở các kho chứa,
cụ thể là ở lách khoảng 16%, gan 20%, dưới da 10%. Máu ở trong kho dự trữ
thường “đặc” hơn máu lưu thông do lượng nước hấp thu bớt. Máu dự trữ được
huy động bổ sung cho máu lưu thông trong mạch khi cơ thể mất máu, khi nhiệt độ
cơ thể tăng (sốt)… Khi khối lượng máu giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm cho
tính mạng vì làm cho huyết áp giảm nhanh. Khi 3/4 lượng hồng cầu mất từ từ vẫn
không gây chết, nhưng nếu mất nhanh 1/2 - 1/3 tổng lượng máu, thì cơ thể sẽ chết,
nghĩa là mất nhanh khối lượng máu nguy hiểm hơn mất từ từ hồng cầu (Trịnh Hữu
Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
Thành phần của máu: lấy máu cho vào ống nghiệm có chất chống đông rồi để
lắng hoặc ly tâm, máu sẽ phân làm 2 lớp, lớp trên là huyết tương màu vàng nhạt
chiếm khoảng 55 – 60% thể tích máu, phía dưới là hồng cầu màu đỏ thNm, phủ
một lớp mỏng bạch cầu và tiểu cầu chiếm khoảng 40 – 45% thể tích máu.
Huyết tương: Màu vàng của huyết tương do sắc tố mật Bilirubin, trong huyết
tương nước chiếm 90 – 92%, vật chất khô 8 – 10%. Trong vật chất khô gồm có

khoáng, protid, glucid, lipid, các sản phNm phân giải protid, glucid, lipd, các men,
kích thích tố, vitamin, các thể miễn dịch (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim
Đông, 2006 – 2007).
Thành phần hữu hình: gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Hồng cầu: là những tế bào có màu đỏ không nhân. Hồng cầu của chó từ lúc sinh
ra đến 3 – 4 tuần tuổi có hình đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 8µm. Sau
đó hồng cầu của chó trưởng thành sẽ có đường kính khoảng 7µm. Sự lõm hai mặt
trong cấu tạo hồng cầu đã làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của hồng cầu lên 1.63

3


lần, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi khí. Sự mất nhân của hồng cầu
đồng thời với sự tập trung Hemoglobin vào trong hồng cầu đã làm tăng khả năng
vận chuyển khí, nhất là O 2 (Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh, 2001).
Thành phần, cấu tạo của hồng cầu: hồng cầu có màng bán thấm bao quanh, đó
là màng lipoprotein có tính bán thấm chọn lọc, cho khí O 2 , CO 2 , nước, glucose,
các ion âm đi qua được. Nhưng màng hồng cầu không cho các chất keo như
protein, lipid… thấm qua. Trên màng hồng cầu có một số kháng nguyên của các
nhóm máu, có vai trò sinh lý trong việc quyết định các nhóm máu. Màng hồng cầu
còn có các enzym glucose 6 – photphat dehydrogenaza, glutation reductaza có vai
trò sinh lý quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững thNm thấu của màng hồng
cầu và sự trao đổi các chất qua màng hồng cầu (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công
Huỳnh, 2001).
Thành phần chủ yếu của hồng cầu:
Nước: từ 63 – 67%
Chất khô: từ 33 – 37% trong đó có
Protein (Hemoglobin): 28%
Các chất có chứa Nitơ: 0.2%
Glucid: 0.075%

Lipid các loại (Lecithin, cholesterol): 0.3%
Số lượng hồng cầu: biến thiên tùy tình trạng cơ thể, tùy thuộc tuổi, giới tính, tình
trạng dinh dưỡng, tình trạng hoạt động của gia súc. Ở chó có lượng hồng cầu
khoảng 5,2 – 8,4 triệu/mm3 máu (Trần Thị Minh Châu, 2005).
Sự thành lập và hủy hồng cầu: hồng cầu có tuổi thọ giới hạn và phải được tái tạo
liên tục. Ở bào thai cho đến lúc sinh ra, hồng cầu thành lập ở gan và lách. Sau đó,
hồng cầu được tạo ra từ tủy xương. Hồng cầu được hủy ở lách, gan và tủy xương.
[Fe] trong các hồng cầu bị hủy được gan, lách, tủy xương sử dụng lại trong việc
tạo hồng cầu mới, phần còn lại đưa đến gan tạo sắc tố mật, theo ống tiêu hóa thải
ra ngoài.
Nhiệm vụ chính của hồng cầu: là chuyên chở O 2 từ phổi đến các mô, cơ quan và
vận chuyển CO 2 từ mô về phổi để thải ra ngoài do Hemoglobin đảm nhiệm.
Trong 100ml máu + 20ml O 2 thì chỉ có 0.3ml O 2 ở dạng hòa tan, phần còn lại kết
hợp với Hemoglobin. Do đó, trong trường hợp xuất huyết (chảy máu nhiều) chỉ

4


truyền vào cơ thể huyết tương thì không đủ mà phải truyền cả huyết tương và hồng
cầu.
Bạch cầu: có chức năng giúp cho sự đông huyết nhờ tiết Throbokinase, bảo vệ cơ
thể (tiết kháng độc tố làm vô hiệu hóa độc tố vi trùng, nuốt các chất lạ vào cơ thể
và phân hủy các chất này), tiêu hủy xác tế bào già bằng cách thực bào chúng. Đời
sống bạch cầu từ 2 – 15 ngày, sau đó cũng bị phân hủy ở gan và lách (Theo Hứa
Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2006 – 2007).
Tiểu cầu: có chức năng quan trọng là ngăn ngừa xuất huyết khi màng huyết quản
bị tổn thương. Trong thời kỳ đông máu, tiểu cầu giữ nhiệm vụ rất tích cực. Trong
cơ chế ngăn chặn các vật lạ, vi trùng xâm nhập cơ thể thì tiểu cầu cô đọng các vật
này trước khi chúng bị thực bào. Đời sống tiểu cầu từ 3 – 5 ngày và bị phân hủy
khi già ở lách (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2006 – 2007).

2.1.4 Thiếu máu
Thiếu máu là sự giảm sút của huyết sắc tố (còn gọi là huyết cầu tố) lưu hành trong
tuần hoàn. Biểu hiện lâm sàng trong thiếu máu là: đổ mồ hôi, run, khó thở, niêm
mạc nhợt nhạt, khát nước, nhiệt độ cơ thể giảm, mạch đập yếu, con vật mệt mỏi,
mất khả năng làm việc. Các nguyên nhân thiếu máu:
Do mất máu: do vỡ mạch quản khi làm phNu thuật, vỡ gan, lách, dạ dày xuất
huyết. ngoài ra còn gặp trong trường hợp con vật mắc bệnh truyền nhiễm, ký sinh
trùng, bệnh nội khoa mãn tính.
Do tan máu: tan máu cấp do trúng độc hóa chất (chì, thủy ngân, cloroforin,…),
nhiễm khuNn (nhiễm liên cầu tan huyết, nhiễm khuNn huyết), bất đồng nhóm máu,
tự miễn dịch.
Hội chứng thiếu máu là một vấn đề rất rộng, có liên quan đến nhiều nguyên nhân.
Nhưng cũng cần lưu ý những trường hợp thiếu máu giả tạo do máu bị hòa loãng
mà nguyên nhân là tăng thể tích huyết tương. Trong trường hợp này, dù tỷ lệ
huyết sắc tố có giảm, số lượng hồng cầu và hematocrit có giảm nhưng vẫn không
có thiếu máu, khối lượng toàn thể huyết sắc tố vẫn lưu hành trong giá trị bình
thường. Do đó, để chNn đoán tình trạng thiếu máu thì ta phải dựa vào biểu hiện
lâm sàng, tiến hành đếm số lượng hồng cầu, đo chỉ số hematocrit (PPV), và nồng
độ hemoglobin thì mới có thể đánh giá được. (Thái Quí, 2002)

5


2.2 Nhóm máu ở chó
Có ít nhất 8 nhóm máu khác nhau ở chó (A 1, A 2 , B, C, D, E, F và G).
Trong đó chỉ có nhóm máu A (có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu) là tạo
kháng thể cao và có biểu hiện lâm sàng trong truyền máu. Có 37 % chó có nhóm
máu thuộc nhóm A- (không có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, có nhóm
máu khác A như: B, C, D, E, F, G) và 63% chó có nhóm máu A. Nếu truyền
nhóm máu A cho chó có nhóm máu thuộc nhóm A- thì có thể tạo kháng thể kháng

A. Kháng thể kháng A hình thành chất gây dung huyết. Nếu con nhận có nhóm
máu thuộc nhóm A- mà trước đó đã được truyền với nhóm máu có A thì sẽ xảy ra
những phản ứng truyền máu trong vòng 1 giờ với các dấu hiệu đặc trưng như tan
huyết, hemoglobin huyết tương, hemoglobin nước tiểu, giảm tiểu cầu, bạch cầu,
sốt, nôn, nổi mề đai và suy nhược. (Stephen Bistner,1969)
Về mặt thực tế kháng nguyên A là kháng nguyên riêng lẽ có thể tạo ra
những phản ứng chính và là kháng nguyên duy nhất mang tầm quan trọng.
Khoảng 37% chó có nhóm máu A- và với 63% chó khác có nhóm máu A. Bằng
cách nhân các tần số này lại với nhau, ta có thể tính được trong 25% số lần truyền
máu sẽ có một khả năng kích thích được kháng thể kháng A ở con nhận. Nếu một
con chó được truyền máu lần 2 và con cho được chọn một cách ngẫu nhiên thì có
khoảng 15% khả năng bị phản ứng và sẽ nhận ra sự khác biệt về nhóm máu. Có
khoảng 40% những con chó có nhóm máu thuộc nhóm A- sẽ sinh kháng thể kháng
A sau khi truyền máu được 9 – 14 ngày và 80 – 90% sinh kháng thể kháng A sau
40 ngày khi đựợc truyền bởi chó có nhóm máu A. (Catcott, 1965)

2.3 Phản ứng ngưng kết
2.3.1 Phản ứng ngưng kết
Phản ứng ngưng kết là phản ứng liên kết các tiểu thể (kích thước nhỏ tính
bằng micromet) thành một cấu trúc lớn, quan sát được bằng mắt thường. Trong
miễn dịch các tiểu thể có thể là hồng cầu, bạch cầu, … có mang kháng nguyên một
cách tự nhiên - tức là kháng nguyên là một phần trên bề mặt tiểu thể. Ngưng kết
chủ động hay trực tiếp thường dùng để xác định sự phù hợp nhóm máu, một giọt
máu trên kính có màu đỏ mịn, khi thêm kháng thể vào, trộn đều, nếu có phản ứng
dương tính thì hồng cầu sẽ ngưng kết thành cụm, mắt thường thấy được dưới dạng

6


các hạt đỏ sẫm, lổn nhổn. Sự ngưng kết cũng là do hình thành một mạng lưới giữa

các kháng nguyên và các kháng thể, cho phép kết hợp đủ một số lượng các hạt có
hình thể để tạo ra thể ngưng kết có thể quan sát được bằng mắt thường.
Kháng thể kháng hồng cầu: là những globulin miễn dịch hiện diện trong
huyết tương. Chúng thuộc các nhóm IgM, IgG và ít hơn nữa là IgA. Dựa vào
nguồn gốc xuất hiện của chúng, người ta chia làm 2 loại: kháng thể tự nhiên và
kháng thể miễn dịch. Kháng thể tự nhiên hay còn gọi là kháng thể ngưng kết là
những kháng thể xuất hiện không thông qua một quá trình miễn dịch rõ ràng. Bản
chất của miễn dịch tự nhiên thường là IgM, một số rất ít là IgG. Điều kiện hoạt
động tối ưu là 40C – 200C, nhưng vẫn có thể hoạt động từ 00C – 370C và ở môi
trường NaCl 0.9%. Do những đặc điểm trên chúng là những kháng thể làm ngưng
kết mạnh và hủy diệt hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng trong in vitro cũng
như in vivo, hậu quả là gây nên những tai biến tiêu huyết trầm trọng trong lòng
mạch, có thể đưa đến tử vong. Kháng thể miễn dịch là những kháng thể được tạo
thành thông qua sự miễn dịch rõ ràng, chủ yếu là do truyền máu. Bản chất của
chúng thường là IgG, một số ít hơn là IgM (Trần Văn Bé, 1998).
Theo Đỗ Trung Phấn và ctv (2004) phản ứng ngưng kết là phản ứng thường
dùng nhất trong truyền máu, do kháng thể đa hóa trị gắn với kháng nguyên trên bề
mặt hồng cầu tạo thành mảng ngưng kết.
Phản ứng này có thể chia 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: sự ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể.
Giai đoạn hai: ngưng kết thấy được ở giai đoạn này, hồng cầu kết dính với
nhau tạo thành các mảng ngưng kết có thể thấy được bằng mắt thường.

Hình 1: Phản ứng ngưng kết được

Hình 2: Phản ứng ngưng kết được

7



quan sát dưới mắt thường

quan sát dưới kính hiển vi

2.3.2 Sự thử phù hợp nhóm máu: gồm hai phần
Phần chính: huyết thanh chó bệnh + hồng cầu túi máu.
Phần phụ: huyết thanh (hoặc huyết tương) túi máu + hồng cầu chó bệnh.
Phần chính là phần xét nghiệm quan trọng hơn cả. Nếu có phản ứng dương tính ở
bất kỳ giai đoạn nào ở phần chính thì việc truyền máu phải ngừng ngay, vì nếu túi
máu được truyền, có nhiều khả năng hồng cầu đưa vào sẽ bị tiêu hủy bởi kháng
thể tương ứng hiện diện trong huyết tương chó bệnh mà còn có thể gây tai biến
trầm trọng cho chó bệnh.
Phần phụ là phần không quan trọng lắm so với phần chính vì kháng thể nếu có ở
túi máu khi truyền cho chó bệnh so với từng giọt 1 sẽ được pha loãng rất nhanh
trong tuần hoàn của chó bệnh, do đó không còn đủ khả năng gây tiêu hủy hồng cầu
chó bệnh trong cơ thể, trừ trường hợp kháng thể thuộc loại nguy hiểm tức loại làm
ngưng kết và có tính kết định bổ thể, có nồng độ cao, được đưa vào cơ thể chó
bệnh một số lượng lớn trong một thời gian ngắn, như trong trường hợp truyền máu
ồ ạt (trên ½ thể tích máu trong vài giờ). Do đó phần phụ không cần thiết phải tiến
hành (Trần Văn Bé, 1998).
Kỹ thuật thử sự phù hợp nhóm máu:
Máu tươi được lấy từ con cho và con nhận cho vào các ống nghiệm khác nhau, sau
đó đem ly tâm và chia ra làm 2 phần. Một phần được giữ nguyên, và phần thứ hai
được dùng để tạo ra dung dịch hồng cầu treo 4%. Phần này được chuNn bị bằng
cách thêm vào 20 giọt huyết thanh và 1 giọt tế bào hồng cầu cô đặc. Cho một
lượng bằng nhau (0.5ml) huyết thanh của con nhận và dung dịch hồng cầu treo
4% vào ống nghiệm thứ nhất. Ống nghiệm thứ hai cho huyết thanh của con cho
hòa vào dung dịch hồng cầu treo 4% của con nhận. Ống nghiệm được theo dõi ở
nhiệt độ phòng trong vòng 30 phút và sau đó quay ly tâm 1 phút với tốc độ 1000
vòng/phút. Sau đó kiểm tra phản ứng dung huyết và phản ứng ngưng kết. Lấy

một giọt kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện ngưng kết và phát hiện sự tương
kỵ về nhóm máu. Phương pháp trên lame thì chính xác, ít phức tạp và ít mất thời
gian hơn. Máu tươi được lấy từ mỗi con chó cho và nhận. Lấy 1 giọt huyết thanh
trộn với một giọt tế bào hồng cầu treo, trộn đều nhẹ nhàng và để yên không quá 2
phút rồi quan sát dưới kính hiển vi. (Catcott, 1965)

8


2.4 Những phản ứng có thể xảy ra do truyền truyền máu – Cách xử lý
Máu là một huyết phNm tốt không có dược phNm nào có thể thay thế được.
Nó mang lại nhiều lợi ích và cứu sống chó bệnh. Nhưng truyền máu cũng có thể
làm chết hoặc gây nhiều tác hại bởi vì trong máu của con cho có thể gây tai biến
trong truyền máu.
2.4.1 Phản ứng tan máu trong cơ thể chó nhận
Phản ứng tan máu cấp:
Phản ứng tan máu cấp là phản ứng có thể xảy ra tức khắc sau khi truyền vài phân
khối máu, phản ứng này rất nguy kịch, rất trầm trọng có thể làm chết con vật ngay.
Phản ứng tan máu do truyền máu là phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể có
hoạt động bổ thể làm phá hủy màng hồng cầu gây tan máu. Tan máu có 2 loại: tan
máu trong lòng mạch và tan máu trong tổ chức (Trần Văn Bé, 1998).
Nguyên nhân gây tan máu cấp: phản ứng tan máu cấp có thể xảy ra khi có bất
đồng giữa hồng cầu của con cho và huyết tương con nhận.
Triệu chứng: khi mà sự dung huyết nhanh thì con vật có thể bị chấn động, nôn,
không kiềm được phản xạ đi tiêu, đi tiểu và sẽ quỵ xuống, bị sốt trong vòng một
vài phút. Có một sự tăng lên đáng kể về huyết áp, kế đến là giảm nhịp tim và hạ
huyết áp. Triệu chứng nổi mề đai, khó thở, và chứng co giật sau đó cũng có thể
xảy ra. Những con vật nào mà bệnh nghiêm trọng sau khi truyền máu mà máu
không hòa hợp thì có thể không sống được bởi phản ứng này (Stephen và ctv,
2000).

Điều trị: dừng truyền máu ngay lập tức và dùng Adrenalin và Corticosteroid.
Phản ứng dung huyết thể thứ cấp
Nguyên nhân: hiện tượng dung huyết thể thứ cấp xảy ra trong việc truyền máu lần
đầu và có sự tương kỵ về nhóm máu (nhóm máu con cho là A và con nhận là A-).
Ở những con chó mà không được truyền máu trước đó, thử phản ứng chéo âm tính
thì không chắc dẫn đến dung huyết cấp tính nhưng sự phá hủy chậm tế bào hồng
cầu có thể xảy ra.
Điều này được giải thích: trong vòng 10 ngày truyền máu của tế bào A 1 sang một
con nhận có nhóm máu thuộc nhóm A- thì xuất hiện những kháng thể kháng A 1 .
Trong sự lưu chuyển không ngừng và gây ra sự tan vỡ nhanh hơn của tế bào A 1
được truyền. Điều này thường không được phát hiện trong lâm sàng nhưng con

9


nhận thì bị lấy đi lợi ích của việc truyền máu. Những tế bào A 2 thì sinh kháng thể
yếu hơn. (Stephen và ctv, 2000)
2.4.2 Phản ứng miễn dịch do protein huyết tương
Nguyên nhân: do phản ứng giữa kháng thể của con nhận và protein huyết tương
của con cho.
Triệu chứng: chứng nổi mề đai là tác dụng phụ của truyền máu hay gặp thứ hai sau
sốt. Phản ứng này mang những đặc điểm bởi rát đỏ tím xuất hiện trong hoặc sau
khi truyền máu.
Điều trị: nếu phản ứng này nhẹ, có thể dùng thuốc trước với kháng Histamin và
tiếp tục truyền máu (Thái Quí, 2002).
2.4.3 Những phản ứng không thuộc đáp ứng miễn dịch trong truyền máu
Nguyên nhân: máu cho bị nhiễm bNn hoặc bảo quản máu không hợp lý, ví dụ quá
nóng hoặc quá lạnh.
Triệu chứng: khi máu đã bị tan một cách ngẫu nhiên được truyền vào, triệu chứng
thường lành tính mặc dù hemoglobin niệu, sốt có thể xảy ra.

Điều trị: ngừng truyền máu, chống shock và sử dụng dịch truyền, thuốc lợi tiểu
(Thái Quí, 2002).
Một số vi khuNn phát triển ở nhiệt độ thấp (Pseudomonas, Serratia, Yersinia) có
thể tăng sinh ở 40C. Nếu được truyền hội trứng shock nhiễm độc và nhiễm khuNn
huyết chắc chắn xảy ra với sốt, run, tụt huyết áp và đôi khi tử vong.
Điều trị: cần dừng truyền máu ngay lập tức, bao vây bằng kháng sinh phổ rộng, hỗ
trợ tuần hoàn tích cực (Thái Quí, 2002).
Biến chứng chuyển hóa của truyền máu số lượng lớn: những biến chứng này xảy
ra chủ yếu ở những chó bệnh nhận những thể tích máu lớn với khoảng thời gian
nghỉ ngắn. Chó bệnh bị suy gan hoặc suy thận có nguy cơ cao hơn. Mất protein
đông máu và tiểu cầu là biến chứng phổ biến của truyền máu số lượng lớn. Việc
giảm các yếu tố đông máu và tiểu cầu thường do sự pha loãng. Vì máu được bảo
quản có hàm lượng thấp yếu tố VIII, V và tiểu cầu không còn chức năng (Thái
Quí, 2002).
Nhiễm độc Citrat và hạ Canxi huyết có thể gặp khi truyền máu nhanh hoặc nếu
chức năng gan giảm vì Citrat được chuyển hóa ở gan. Triệu chứng gồm co cơ, đặc

10


biệt ở mắt hoặc cơ mặt trong giai đoạn đầu. Nên điều trị bằng Canxi nếu có biểu
hiện lâm sàng, giảm tốc độ truyền máu cũng có hiệu quả (Thái Quí, 2002).
Toan máu: có thể xảy ra từ đầu trong khi truyền máu số lượng lớn, thường kéo
theo kiềm chuyển hóa và thường không cần điều trị. Bicarbonat và các chất đệm
khác thường được sử dụng ở các trường hợp nặng.
Hạ thân nhiệt với nguy cơ loạn nhịp tim: có thể xảy ra khi truyền máu số lượng
lớn. Hạ thân nhiệt cũng có thể gây ra những thay đổi chuyển hóa khác và ảnh
hưởng đến giải phóng O 2 từ Hemoglobin. Làm ấm máu ở nhiệt độ 38 - 390C với
dụng cụ phù hợp trong quá trình truyền có thể phòng hiện tượng hạ thân nhiệt
(Thái Quí, 2002).

Phản ứng quá tải tuần hoàn: phản ứng này biểu hiện bằng phù phổi. Đây là nguy
cơ đặc biệt trong thiếu máu mãn tính, bệnh có giảm khối hồng cầu và tăng thể tích
huyết tương. Sử dụng khối hồng cầu và giám sát cNn thận thể tích truyền sẽ làm
giảm thiểu việc xảy ra biến chứng này. Điều trị tức thì phù phổi cấp và giảm tốc
độ truyền hoặc ngừng truyền, dùng thuốc lợi tiểu và thuốc giãn mạch và morphin.
Quá tải sắt với tăng Hemosiderin: có thể xảy ra ở những con bệnh được truyền
máu nhiều lần trong thời gian dài. Mỗi đơn vị hồng cầu chứa khoảng 250mg sắt.
Sắt tích tụ trong gan, tim và những tuyến nội tiết nhất định.

2.5 Điều kiện đối với con cho, những trường hợp cần truyền máu để cấp cứu
2.5.1 Điều kiện đối với con cho máu
Theo Stephen Bistner, 1969 thì con chó dùng để cho máu là chó trưởng
thành, ốm, có trọng lượng khoảng 23 kg, không mang mầm bệnh và chưa được
truyền máu lần nào.
Cách lấy máu: cần tuân thủ các nguyên tắc lấy máu từ tĩnh mạch cổ bằng cách sử
dụng kỹ thuật vô trùng, có thể lấy 20ml máu/kg thể trọng, mỗi lần lấy cách nhau 2
– 3 tuần. Máu lấy cho vào túi đựng bằng plastic có chứa 1 trong 2: CPDA (citrate
phosphate dextrose adenin) hồng cầu sống 4 tuần nếu giữ ở 40C. Đảm bảo đúng
100% hoặc ít nhất 90% thể tích của đơn vị máu, dung dịch chống đông không
được quá 25% số lượng máu được lấy (Trần Văn Bé, 1998).

11


2.5.2 Những trường hợp cần truyền máu để cấp cứu
“Việc truyền máu có ý nghĩa là bổ sung lượng máu bị mất trong chảy máu
cấp hay hồng cầu bị phá vỡ nhiều, nhiễm trùng máu. Do đó làm tăng áp suất thNm
thấu của máu và tăng lượng máu ở mao quản vì vậy duy trì huyết áp bình thường”.
“Chống nhiễm trùng và giải độc: nó cung cấp kháng thể, lượng huyết cầu
mới, tăng cường tuần hoàn do vậy giải độc tăng cường” (Hồ Văn Nam và ctv,

2004).
Truyền máu được chỉ định trong các trường hợp:
 Chấn thương làm đứt mạch
 Phẩu thuật trong thời gian dài và con vật bị mất máu nhiều.
 Chảy máu cam nặng.
 Vỡ gan, lách, xuất huyết phổi.
 Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày.
 Nhiễm ký sinh trùng như giun móc gây tiêu chảy máu.
 Lúc xuất huyết nhiều.
2.5.3 Những trường hợp không nên truyền máu để cấp cứu
Viêm cơ tim, các bệnh về valve tim, huyết áp cao, chấn thương sọ não, viêm
não,…

2.6 Những chỉ tiêu cần theo dõi chặt chẽ trong quá trình truyền máu
2.6.1 Niêm mạc
Niêm mạc có nhiều mao mạch và tình trạng niêm mạc phản ánh tình trạng
chung của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, dinh dưỡng. Quan sát bằng mắt dưới ánh
sáng tự nhiên hoặc dùng đèn soi để kiểm tra niêm mạc mắt, mũi, miệng, hậu môn.
Bình thường niêm mạc có màu hồng, các mạch quản không nổi rõ. Có thể thấy
những thay đổi bệnh lý trên niêm mạc như:
 Niêm mạc nhợt nhạt (trắng bệch): gặp trong bệnh thiếu máu, suy dinh
dưỡng, suy tim, bệnh ký sinh trùng mãn tính, bệnh nội khoa…
 Niêm mạc đỏ: do thú bị sốt, bị viêm niêm mạc thường thấy trong các bệnh
truyền nhiễm có xuất huyết lấm chấm.

12


 Niêm mạc màu vàng: khi sắc tố mật trong máu tăng cao và xuất hiện ở
niêm mạc làm niêm mạc có màu vàng gặp trong các bệnh về gan, bệnh ký

sinh trùng đường máu.
 Niêm mạc xanh tím: gặp trong bệnh rối loạn tuần hoàn và hô hấp nghiêm
trọng, trong máu có nhiều CO 2 .
 Niêm mạc sưng dầy: do viêm tụ máu, phù làm thành niêm mạc dầy lên
hoặc có vết loét, mụn nước, mụn mủ trên niêm mạc. (Trần Thị Minh Châu,
2005)
2.6.2 Thân nhiệt
Bình thường thân nhiệt là một hằng số, có thay đổi trong khoảng dao động
hẹp do các ảnh hưởng về tuổi, giới tính, loài, sự hoạt động, nhiệt độ môi trường.
Sự ổn định của nhiệt độ là do có sự cân bằng giữa sự sinh nhiệt và sự thải nhiệt
dưới tác động chi phối của hệ thần kinh trung ương và khu điều hòa nhiệt.
Thân nhiệt bình thường của chó: 38 0C – 39 0C.
Phải lấy thân nhiệt chó trước, trong và sau quá trình truyền máu.
Thân nhiệt thấp: ít xảy ra nhưng rất nguy hiểm, là triệu chứng bệnh nặng,
tiên lượng bệnh xấu biểu hiện sự suy thoái trầm trọng của cơ thể gặp khi thú bị
tiêu chảy nặng sắp chết.
Thân nhiệt cao (sốt): là biểu hiện của sự gia tăng hoạt động của toàn cơ thể
để tích cực chống lại sự xâm nhập và gây hại của mầm bệnh. Tuy nhiên nếu sốt
cao kéo dài sẽ gây rối loạn hoạt động của các cơ quan.
 Sốt nhẹ: nhiệt độ cao hơn bình thường 0.5 0C
 Sốt trung bình: nhiệt độ cao hơn bình thường 1 – 2 0C
 Sốt cao: nhiệt độ cao hơn bình thường 2 – 3 0C
 Sốt rất cao: nhiệt độ cao hơn bình thường 3 0C.
Ý nghĩa của kiểm tra thân nhiệt: đo thân nhiệt là việc làm không thể thiếu được
trong chNn đoán bệnh, giúp đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh. (Trần
Thị Minh Châu, 2005)

13



2.6.3 Nhịp tim
Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể.
Nhịp tim của chó trưởng thành: 60 – 120 (lần/phút).
Nhịp tim của chó con: 120 – 220 (lần/phút).
2.6.4 Hematocrit (Packet Cell Vollume – PCV)
Hematocrit là tỷ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu và máu toàn phần.
PCV tăng khi có ứ nước trong tế bào hoặc trong trạng thái bị shock.
PCV giảm trong trạng thái thiếu máu.
PCV bình thường ở chó 45% (37 – 55). (Trần Thị Minh Châu, 2005)
2.6.5 Định lượng huyết sắc tố (Hemoglobin)
Huyết sắc tố là một sắc tố màu đỏ của máu.
Hàm lượng huyết sắc tố được biểu thị bằng số gam huyết sắc tố trong 100ml máu.
Trong trường hợp bệnh lý huyết sắc tố tăng trong các trạng thái mất nước làm máu
đặc lại (tiêu chảy, ói nhiều, trúng độc cấp tính) và giảm trong các bệnh thiếu máu.
Việc định lượng huyết sắc tố sẽ cho biết chức năng của hồng cầu và tìm được
nguyên nhân của trạng thái thiếu máu.
Chỉ số Hemoglobin trung bình ở chó là 14 g/100ml
Giới hạn Hemoglobin ở chó: 11 – 17 g/100ml

Huyết sắc tố =

Hematocrit
3

2.6.6 Hồng cầu
Hồng cầu tăng gặp trong trạng thái mất nước do tiêu chảy, ói nhiều, sốt, các bệnh
truyền nhiễm cấp tính có sốt cao hoặc thiếu dưỡng khí. Hồng cầu giảm thường
gặp trong thiếu máu, trúng độc. Ở chó, chỉ số của hồng cầu là 5,2 – 8,4 triệu/mm3
máu.


Hồng cầu =

Hematocrit
6

14


Giá trị hồng cầu tức là số lượng huyết sắc tố có trong hồng cầu được dùng để xác
định trạng thái thiếu máu là nhược sắc, đẳng sắc hay ưu sắc.

GTHC =

HCbq  Hb%
=1
SLHC  100

GTHC: giá trị hồng cầu
HCbq: số lượng hồng cầu bình quân của mỗi loài
Hb%: lượng huyết sắc tố tính bằng %
SLHC: số lượng hồng cầu đếm được trong 1mm3 máu xét nghiệm.
Giá trị hồng cầu bình thường được qui định là 1 khi huyết sắc tố là 100% và số
lượng hồng cầu trong 1mm3 máu xét nghiệm bằng số hồng cầu bình quân của loài
đó.
GTHC > 1: Thiếu máu có hồng cầu to (thiếu máu ưu sắc).
GTHC = 1: thiếu máu có hồng cầu bình thường, huyết sắc tố bình thường nhưng
số lượng hồng cầu giảm nhiều (thiếu máu đẳng sắc).
GTHC < 1: thiếu máu có hồng cầu nhỏ, huyết sắc tố ít (thiếu máu nhược sắc).

15



×