Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

XÁC ĐỊNH BỆNH DO DEMODEX CANISTRÊN CHÓ và SO SÁNH HIỆU QUẢ một số PHÁC đồ điều TRỊ tại BỆNH xá THÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.26 MB, 73 trang )

( Word Converter - Unregistered )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ HOÀNG SUÔNG

XÁC ĐỊNH BỆNH DO DEMODEX CANIS TRÊN CHÓ
VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2010


( Word Converter - Unregistered )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

XÁC ĐỊNH BỆNH DO DEMODEX CANIS TRÊN CHÓ


VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Thị Bé Mười

Sinh viên thực hiện:
Lê Hoàng Suông
MSSV: 3064608
Lớp: Thú Y K32
Cần Thơ, 2010


( Word Converter - Unregistered )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Xác định bệnh do Demodex canis trên chó và so sánh hiệu quả một số
phác đồ điều trị tại Bệnh Xá Thú Y trường Đại Học cần Thơ” do sinh viên Lê
Hoàng Suông thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ từ ngày 01
tháng 8 năm 2010 đến ngày 01 tháng 11 năm 2010.

Cần Thơ ngày.......tháng......năm 2010
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ ngày.....tháng.....năm 2010

Duyệt giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Bé Mười
Cần Thơ ngày........tháng........năm 2010
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


( Word Converter - Unregistered )


ii


( Word Converter - Unregistered )


LỜI CẢM ƠN

Sau những năm tháng miệt mài đèn sách, học tập và rèn luyện tại trường cùng
thời gian thực tập luận văn tốt nghiệp tại Bệnh Xá Thú Y trường Đại học Cần Thơ, em
chân thành cám ơn.
Ban lãnh đạo Trường Đại Học Cần Thơ
Quý thầy cô Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường
Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức rất quý báu về chuyên môn và
hành trang bước vào đời.
Thầy Đỗ Trung Giã, người luôn quan tâm dạy dỗ em trong suốt khoá học.
Cô Nguyễn Thị Bé Mười đã ân cần giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Biện, Nguyễn Dương Bảo và các
anh chị làm việc tại Bệnh Xá Thú y đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và

thực tập tại Bệnh Xá.
Cùng tất cả các bạn thực tập tại Bệnh Xá Thú Y, các bạn Thú y khóa 32 đã giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Chân thành cảm ơn!


( Word Converter - Unregistered )


Lê Hoàng Suông

iii


( Word Converter - Unregistered )


MỤC LỤC

Trang tựa

i

Trang duyệt

ii

Lời cảm ơn


iii

Mục lục

iv

Danh sách chữ viết tắt

vi

Danh sách bảng

vii

Danh sách hình và biểu đồ

viii

Tóm lược

ix

Chương 1: Đặt vấn đề

1

Chương 2: Cơ sở lý luận

2


2.1 Đặc điểm chó nuôi Việt Nam

2

2.1.1 Các giống chó nội của Việt Nam

2

2.1.2 Một số giống chó ngoại đã được nuôi ở Việt Nam

3

2.2 Hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý của da

4

2.2.1 Hình thái và cấu tạo da

4

2.2.2 Chức năng của da

5

2.3 Lông

5

2.4 Tuyến da


6

2.4.1 Tuyến nhờn

6


( Word Converter - Unregistered )


2.4.2 Tuyến mồ hôi

6

2.5 Bệnh ghẻ chó

7

2.5.1 Ghẻ bề mặt da (Sarcoptes Scabiei vanis)

7

2.5.2 Bệnh do Demodex canis trên chó

7

2.6 Thuốc sử dụng trong đề tài

14


2.6.1 Amitraz

14

2.6.2 Ivermectin

16

2.6.3 Moxidectin và
2.7 Các thuốc chống nhiễm

iv

Imidacloprid

16

trùng

17

2.8.1 Shotapen LA

17

2.8.2 Amoxi 15%

18

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu


19

3.1 Thời gian và địa điểm

19

3.2 Đối tượng nghiên cứu

19

3.3 Phương tiện thí nghiệm

19

3.4 Phương pháp thí nghiệm

19

3.4.1 Hỏi bệnh

19

3.4.2 Kiểm tra lâm sàng

20

3.4.3 Kiểm tra cận lâm sàng

20


3.5 Bố trí thí nghiệm
Chương 4: Kết quả và thảo luận
4.1 Tình hình bệnh trên chó tại Bệnh xá thú y

20
22
22


( Word Converter - Unregistered )


4.2 Tỷ lệ các bệnh ngoài da trên chó tại Bệnh xá thú y

23

4.3 Triệu chứng lâm sàng và mức độ bệnh ở chó nhiễm

24

4.4 Vị trí xuất hiện triệu chứng rụng lông ở chó nhiễm

24

4.5 Kết quả điều trị chó nhiễm bệnh do Demodex canis

26

Chương 5: Kết luận và Đề Nghị


28

Tài liệu tham khảo

29

Phụ chương

31

v


( Word Converter - Unregistered )


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

CTV: cộng tác viên
GABA: Gama aminobutyric acid
I: Taktic + Vimectin
II: AdvocateR
III: Taktic
L.A: Long Active
ml: millilitre
NT: nghiệm thức
P: trong lượng
UI: international unit



( Word Converter - Unregistered )


vi


( Word Converter - Unregistered )


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Các thuốc dùng để phun trị ngoại ký sinh trùng

13

Bảng 2.2 Các thuốc dùng để tiêm trị ngoại ký sinh trùng

14

Bảng 2.3 Liều lượng sử dụng thuốc Taktic

15

Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm thuốc đều trị Demodex canis ở chó

20

Bảng 4.1 Tình hình bệnh trên chó tại bệnh xá thú y


22

Bảng 4.2 Tỷ lệ các bệnh ngoài da trên chó

23

Bảng 4.3 Triệu chứng lâm sàng và mức độ bệnh ở chó bị nhiễm Demodex canis 24
Bảng 4.4 Vị trí xuất hiện triệu chứng rụng lông chó nhiễm Demodex canis

25

Bảng 4.5.1 Kết quả điều trị mò bao lông ở thể cục bộ

26

Bảng 4.5.2 Kết quả điều trị mò bao lông ở thể toàn thân

27


( Word Converter - Unregistered )


vii


( Word Converter - Unregistered )


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ


Hình 2.1 Cấu tạo da

5

Hình 2.2 Demodex canis

8

Hình 2.3 Chó nhiễm Demodex canis dạng khô

11

Hình 2.4 Chó nhiễm Demodex canis dạng mủ

11

Biểu đồ 1 Tần suất xuất hiện triệu chứng trên cơ thể

25


( Word Converter - Unregistered )


viii


( Word Converter - Unregistered )



TÓM LƯỢC

Chó là vật nuôi truyền thống trong các gia đình người Việt Nam, được nuôi từ
nông thôn đến thành thị. Từ đó ngày nay chó có sự gia tăng về số lượng đàn, giống và
cả bệnh trên chó ngày càng nhiều. Bệnh gây ra do Demodex canis là bệnh gây ảnh
hưởng nghiêm trọng trên chó nuôi, nhưng điều trị rất khó dứt điểm, tốn nhiều thời gian
công sức và chi phí.
Sau 3 tháng thực hiện luận văn tốt nghiệp tại Bệnh Xá Thú Y với đề tài: “Xác
Định Bệnh Do Demodex Canis trên Chó Và So Sánh Hiệu Quả Một Số Phác Đồ
Điều Trị Tại Bệnh Xá Thú Y trường Đại Học Cần Thơ” chúng tôi thu được kết sau:
Trong tổng số 989 chó được đưa đến khám và điều trị tại Bệnh Xá Thú Y Trường
Đại Học Cần Thơ, có160 ca bệnh về da chiếm tỷ lệ 16,18%.
Trong tổng số 160 ca bệnh về da, chúng tôi tiến hành chẩn đoán và xét nghiệm da
với dung dịch glycerin trên vật kính X10 để tìm Demodex canis, kết quả thu được 19 ca
nhiễm bệnh do Demodex canis chiếm tỷ lệ 11,87% .
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh do Demodex canis gây ra: rụng lông chiếm tỷ
lệ cao nhất (100%), kế đến viêm (94,74%), ngứa (78,95%) và thấp nhất là nổi mẫn đỏ
(21,05%). Vị trí xuất hiện nhiều nhất trên cơ thể vật nuôi là vùng mặt (68,42%), kế đến
là chân (42,10%), quanh mắt (31,58%) và thấp nhất là khu vực đuôi (10,53%).
Kết quả điều trị: ở thể cục bộ, nghiệm thức II (AdvocateR) cho hiệu quả điều trị
Demodex canis cao hơn nghiệm thức I (Vimectin + Taktic) và nghiệm thức III
(Taktic). Ở thể bệnh toàn thân thì không có hiệu quả ở cả 3 nghiệm thức.


( Word Converter - Unregistered )


ix



( Word Converter - Unregistered )


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ xưa đến nay, chó là một vật nuôi phổ biến trong các gia đình người Việt Nam, là
một thành viên trong gia đình đặc biệt là trong các gia đình nông thôn, còn ở khu vực
thành phố việc nuôi chó chủ yếu là làm thú cảnh và giữ nhà.
Cho dù chó được nuôi với mục đích nào đi nữa thì nó vẫn đóng góp một phần vai
trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó là một người bạn trung thành, là một
thành viên quan trọng trong gia đình, luôn bên ta lúc ta buồn hay vui, lúc giàu sang hay
khốn khó. Chính vì thế mà ngày nay việc nuôi chó có sự gia tăng nhanh về số lượng
đàn, về số lượng giống chó,.......
Từ đó các bệnh trên chó ngày càng nhiều, đặc biệt là bệnh ký sinh trùng, trong đó
có bệnh do Mò Bao Lông (Demodex Canis) gây ra. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng
đến sức khỏe của chó mà còn làm mất đi vẻ đẹp của chó, đồng thời có mùi hôi tanh gây
khó chịu cho người nuôi. Đối với bệnh này thì việc điều trị lại tốn nhiều thời gian,
công sức và chi phí điều trị lại cao.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế đó, đòi hỏi phải chẩn đoán sớm, chính xác và
đưa ra phát đồ điều trị bệnh do Demodex Canis. Được sự phân công, hướng dẫn, giúp
đỡ của quí Thầy Cô bộ môn Thú Y, Bệnh xá Thú Y trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi
tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Xác định bệnh do Demodex Canis
trên chó và so sánh hiệu quả một số phát đồ điều trị tại Bệnh Xá Thú Y Trường
Đại Học Cần Thơ”.
Mục đích đề tài:
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm da để chẩn đoán nhanh
và chính xác bệnh.
- Thử nghiệm phát đồ điều trị và hiệu quả điều trị.



( Word Converter - Unregistered )


1


( Word Converter - Unregistered )


Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Đặc điểm chó nuôi ở Việt Nam
Mỗi nhóm động vật có khả năng giữ lại cho đời sau những tính chất, đặc điểm ngoại
hình và thể chất đã có của đời trước thì được gọi là một giống.
Chó nhà là con vật được con người thuần dưỡng từ lâu đời, có khả năng duy trì hình
thành các giống thuần chủng khác nhau; khả năng lai giữa các giống thuần chủng để tạo
ra một giống mới.
Trong chăn nuôi chó việc giữ giống thuần có ý nghĩa quyết định. Từ đó có thể lai
tạo với một giống chó thuần khác tạo ra một giống chó mới đáp ứng được yêu cầu sử
dụng của con người và thích nghi với điều kiện sống mới. Muốn tạo ra một giống mới
thích nghi với hoàn cảnh Việt Nam ta cần có thời gian lai tạo, thuần dưỡng từ 15 - 20
năm (Phạm Sỹ Lăng, 2006).
2.1.1. Các giống chó nội của Việt Nam (chó nội địa)
Theo Phạm Sỹ Lăng và ctv (2006), các giống chó nội bao gồm 4 giống chó
Giống chó vàng: tầm vóc trung bình cao 50 – 55 cm, nặng 12 – 15 kg, là giống
chó săn được nuôi phổ biến ở nước ta để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó đực
phối giống được ở lứa tuổi 15 – 18 tháng. Chó cái sinh sản được ở lứa tuổi 12 - 14
tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con, trung bình 5 con.
Giống chó của người H’Mông: sống ở miền núi cao, được dùng giữ nhà và săn

thú, có tầm vóc lớn hơn chó vàng: cao 55 - 60 cm, nặng 18 - 20 kg. Chó đực phối
giống được ở lứa tuổi 16 – 18 tháng. Chó cái sinh sản được ở lứa tuổi 12 - 15 tháng.
Mỗi lứa chó cái đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con.
Giống chó Lào: có ở trung du và miền núi, lông xồm màu hung có hai vệt trắng
trên mi mắt; cao 60 - 65 cm, nặng 18 - 25 kg. Chó đực phối giống được ở lứa tuổi 16 –
18 tháng. Chó cái sinh sản được ở lứa tuổi 13 - 15 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 5 - 8
con, trung bình 6 con.
Giống chó Phú Quốc: màu nâu xám, bụng thon, trên lưng lông mọc có hình xoắn,
hay lật theo kiểu rẽ “ngôi”, lông vàng xám có các đường kẽ nhạt chạy dọc theo thân,


( Word Converter - Unregistered )


tầm vóc tương tự chó Lào. Chó cao 60 - 65 cm, nặng 20 - 25 kg. Chó đực phối giống
được ở lứa tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản được ở lứa tuổi 12 - 15 tháng. Mỗi lứa
chó cái đẻ 4 - 6 con, trung bình 5 con.

2.

Một số giống chó ngoại đã

Theo Lê Văn Thọ (2009), các giống
gồm một số giống phổ biến sau:

được nuôi ở Việt Nam
2

chó ngoại được nuôi ở nước ta bao


Giống chihuahua: đây là giống chó nhỏ nhất trên thế giới. Nó được đặt tên của
tiểu bang Chihuahua của Mexico. Chihuahua có hai nhóm: chó có bộ lông nhẵn và bộ
lông dài và mịn. Trọng lượng có thể lên 2,7 kg. Bộ lông có thể màu vàng hoặc đen
pha trắng. Đầu hình quả táo, tai lớn, mắt tròn và lồi, đuôi mọc ở phần cao uốn cao lên
lưng.
Giống chó Bắc Kinh: là giống rất được ưa chuộng trong những gia đình thuộc hoàng
tộc ở Bắc Kinh. Là chó cảnh khá nổi tiểng, có tầm vóc nhỏ. Trọng lượng lúc 12 tháng
tuổi bình quân ở chó cái là 2,66 kg và chó đực 3,58 kg. Đầu rộng, khoảng cách giữa
hai mắt lớn. Mặt rất ngắn so với chiều dài sọ (2,58 cm so với 6,53 cm). Mũi ngắn, tẹt,
nhưng có thể thấy được rõ ràng. Trên mõm có những vết nhăn, mặt gãy. Tai hình quả
tim cụp xuống hai bên với nhiều lông che phủ. Mắt tròn, lớn, hơi lồi, đen huyền và
long lanh. Cao vai bình quân 24,41 cm. Bộ lông đôi, lông dài sát đất che phủ toàn
thân và bốn chân, lông thẳng. Đuôi dài 17,65 cm, đuôi gập dọc trên lưng giống kiểu
đuôi sóc.
Chó nhật (Japanese spaniel): là giống chó khá nhỏ vóc. Trọng lượng lúc 12 tháng
tuổi từ 4,58 – 4,8 kg. Đầu rộng trán vồ, lổ mũi rộng, hơi hếch, kênh mũi ngắn, hàm
dưới rất nhỏ so với hàm trên. Mắt khá lớn, giống quả hạnh, mắt đen long lanh diễn
cảm. Cấu trúc cơ thể có dạng hình chữ nhật, cao vai trung bình 26,83 cm. Đuôi khá
dài 19,91 cm nằm rủ xuống trên lưng với nhiều lông dài. Bộ lông mịn không quăn, dài
che kín toàn thân. Lông có màu trắng pha đen hoặc có điểm màu hồng. Tai có nhiều
lông màu đen.
Chó Pomeranian: là giống chó nhỏ con, cao vai là 19,25 cm. Trọng lượng lúc 10
tháng tuổi 1,7 - 1,8 kg. Đầu có dạng cái nêm, mõm thon nhỏ, mặt ngắn hơn sọ. Tai
nhỏ dựng đứng, chóp tai nhọn. Mắt nhỏ màu đen huyền, dáng vẻ lanh lợi, thông minh.
Bộ lông rậm rạp và khá dài, sợi lông thẳng. Lông có thể màu trắng, đỏ, cam, đen hoặc
nâu vàng. Đuôi dài 12,5 cm, đuôi ngã dọc trên lưng, lông đuôi rất dài kiểu đuôi sóc.


( Word Converter - Unregistered )



Chó Miniature Pinscher (Chó Fox): là giống có nguồn gốc từ Đức, nhỏ vóc. Trọng
lượng bình quân lúc 12 tháng tuổi từ 2,87 - 3,62 kg. Đầu cân đối, mặt thẳng. Mõm
thon nhỏ và ngắn hơn sọ. Tai hướng về phía trước, thẳng đứng và mọc ở phần cao của
đầu, vành tai mỏng. Bốn chân nhỏ, thẳng, cao vai trung bình 27,91 cm. Bộ lông ôm
sát thân, rất bóng mượt. Màu sắc lông đen pha vàng hoặc màu chocolate và nâu vàng.
Chó German Shepherd (Berger): con vật có cơ thể thon dài nhưng cấu trúc xương
rắn chắc và vạm vỡ. Trọng lượng trung bình lúc 12 tháng tuổi 21 kg. Đầu cân đối với
cơ thể, sọ dài hơn mặt (12,44 cm so với 10,42 cm). Bốn chân khỏe, chân trước rất cao,
cao vai trung bình 59 cm, mặt khá
thẳng. Tai rộng ở phần đáy, chóp tai
3
nhọn, thẳng đứng và hướng về phía
trước. Mắt dạng quả hạnh, màu đen
không lồi, sinh động và thông minh.
Bộ lông đôi, lông cứng và hơi thô.
Lông màu đen, xám, nâu, vàng hoặc xám nhạt.
1.

Hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý của da
2.2.1 Hình thái và cấu tạo da
Theo Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm (2005).

Da dày hơn ở lưng, bụng, các chi; da mỏng ở môi, mi mắt; các lỗ tự nhiên (miệng,
hậu môn, âm hộ,...) da rất bền nên bảo vệ cơ ở trong, vì thế trong nhiều trường hợp cơ
ở bên trong bị tổn thương mà da không bị rách.
Da có màu sắc khác nhau do có tế bào sắc tố. Ngoài da còn có lông, màu lông cũng
khác nhau tùy loài gia súc.
Cấu tạo da gồm 3 lớp: biểu bì, da chính thức, lớp dưới da.
Biểu bì: là lớp da ngoài cùng do một lớp mô thượng bì nhiều tầng tạo thành.

Tầng ngoài cùng bị sừng hóa nên dễ bong ra. Dưới đó là tầng hạt tăng sinh dễ dàng
thay thế tầng đã bong. Tầng này gồm các tế bào chứa sắc tố melanin làm da có màu
sắc khác nhau.
Da chính thức (lớp bì): lớp này gồm các mô sợi sinh keo, sợi đàn hồi, sợi cơ trơn và
chia làm 2 tầng.
Tầng trên: tầng gai sát với biểu bì chứa mao mạch đầu mút thần kinh, lỗ đổ của
tuyến mồ hôi.


( Word Converter - Unregistered )


Tầng dưới: là tầng lưới, dày hơn tầng gai chứa mô sợi chắc.
Lớp dưới da: nằm sát và phủ các cơ chứa mô sợi xốp và mỡ. Lớp này dày mỏng
khác nhau tùy vùng cơ thể, tùy giới tính và chế độ dinh dưỡng. Nó là mô mỡ dự trữ
của cơ thể.

4

Hình 2.1 Cấu Tạo Da


( Word Converter - Unregistered )


(Nguồn />
2.2.2 Chức năng của da
Theo Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm (2005) thì da bao bọc toàn bộ cơ
thể và làm các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ xúc giác: thu nhận các kích thích bên ngoài (nhiệt độ, ánh sánh, độ ẩm,

tác động cơ giới,…).
Bảo vệ cơ thể chống lại tác dụng có hại của hóa chất, điện, phóng xạ, sự xâm nhập
của vi khuẩn.
Tham gia điều tiết thân nhiệt (nóng giãn ra, lạnh co lại).
Loại thải chất cặn bã (mồ hôi).
Tham gia điều tiết, phân phối máu và nước trong cơ thể.
2.3. Lông
Lông mọc từ tầng sâu của lớp da chính thức. Mỗi lông có 2 phần: lông chính thức
và nang lông.
Lông chính thức: hình trụ, khi ra ngoài ở bề mặt da thì đầu lông thon lại. Phần giữa
là thân lông. Phần dưới phình to là hành lông (gốc lông).
Cấu tạo: gồm 3 phần: tủy lông hay
trục của lông, vỏ lông bao ngoài tủy
5
lông chứa nhiều tế bào hình thoi có sắc
tố hóa sừng. Vỏ ngoài mỏng chứa
các tế bào thượng bì, càng ra ngoài càng trong suốt xếp chồng lên nhau như mái nhà.
Nang lông (bọng chân lông): cấu tạo có 4 lớp từ ngoài vào:
+ Lớp mô liên kết.
+ Lớp thủy tinh thể trong suốt.
+ Lớp thượng bì trong.
+ Cơ dựng lông ở gần gốc lông.
Phân loại:


( Word Converter - Unregistered )


+ Loại mềm: Phủ khắp bề mặt cơ thể.
+ Loại cứng: sợi cứng như cước ở đuôi, gáy.

+ Lông mi ở mi mắt.
+ Lông xúc giác ở xung quanh môi hoặc mi mắt.
Sự rụng lông: thông thường rụng vào mùa xuân và mùa thu sau đó được thay bởi lớp
lông mới gọi là sự thay lông. Lông có thể thay từng phần dần dần hoặc cả một lúc.
2.4. Tuyến da
Có 3 loại tuyến da: Tuyến nhờn, tuyến mồ hôi và tuyến vú.
2.4.1. Tuyến nhờn (tuyến bã)
Tuyến nhờn có dạng tuyến nhiều thùy tiết ra chất mỡ (gọi là chất bã) có ống tiết đổ
vào nang lông. Nơi nào không có lông thì nó đổ thẳng ra mặt da (âm hộ, da đầu dương
vật...).
Nhờ có sự hoạt động của tuyến nhờn, mặt da được trơn láng không bị nứt nẻ, ít
thấm nước.
2.4.2. Tuyến mồ hôi
Tuyến mồ hôi có dạng hình ống. Tuyến nằm ở lớp da chính thức hoặc ở lớp dưới
da. Ở lợn, ngựa, cừu, mèo đầu dưới cuộn lại hình xoắn ốc xuyên qua lớp biểu bì lên
mặt da.
Ống dẫn mồ hôi có thể đổ vào gốc lông hoặc xuyên qua biểu bì da thoát ra ngoài ở
những nơi không có lông.
Ở ngựa, cừu có tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể.
Ở chó tuyến này lại ở phần đệm

6

gan bàn chân.

2.5. Bệnh ghẻ chó
2.5.1. Ghẻ bề mặt da (Sarcoptes Scabiei vanis): sống ký sinh trên lớp biểu bì của
mặt da. Ghẻ có hình gần tròn nhiều vân ngang có 4 đôi chân với những giác bám và
lông sắc dùng để bào vào lớp biểu bì. Ghẻ đực có kích thước 0,2 - 0,23 x 0,14 - 0,19



×