Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

XÂY DỰNG mẫu BỆNH án, PHIẾU xét NGHIỆM và THEO dõi DIỄN BIẾN một số CA BỆNH PHỨC tạp TRÊN CHÓ tại BỆNH xá THÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.15 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

PHẠM THU THẢO

XÂY DỰNG MẪU BỆNH ÁN, PHIẾU XÉT NGHIỆM
VÀ THEO DÕI DIỄN BIẾN MỘT SỐ CA BỆNH PHỨC
TẠP TRÊN CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, Tháng 7/2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

PHẠM THU THẢO

XÂY DỰNG MẪU BỆNH ÁN, PHIẾU XÉT NGHIỆM VÀ
THEO DÕI DIỄN BIẾN BỆNH TRÊN CHÓ TẠI BỆNH XÁ
THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y


Giáo Viên Hướng Dẫn

NGUYỄN VĂN BIỆN

Cần Thơ, Tháng 7/2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Xây dựng mẫu bệnh án, phiếu xét nghiệm và theo dõi diễn biến một số ca
bệnh phức tạp trên chó tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ, do sinh viên:
Phạm Thu Thảo, thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ từ ngày
10/04/2007 đến ngày 15/06/2007.

Trung

Cần Thơ, ngày…..tháng……năm 2007 Cần Thơ, ngày..…tháng…..năm 2007
tâm Học
Liệu
ĐH Cần Thơ @ TàiDuyệt
liệu Giáo
họcviên
tậphướng
và nghiên
cứu
Duyệt
Bộ Môn
dẫn


Nguyễn Văn Biện
Cần Thơ, ngày ……tháng……năm 2007
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


LỜI CẢM ƠN

Xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến ba mẹ và gia đình, những người thân yêu
nhất đã hết lòng dạy dỗ cho tôi ăn học nên người.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Thạc sĩ Nguyễn Văn Biện đã tận
tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn những đóng góp quý báu, sự hướng dẫn nhiệt tình
của Thầy Nguyễn Dương Bảo, Anh Chị làm việc tại Bệnh Xá Thú Y đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Bệnh Xá.
Xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô Bộ Môn Thú Y & Chăn Nuôi Thú Y,
Khoa Nông Nghiệp&SHƯD đã hết lòng dạy bảo tôi trong năm năm học ở trường.
Xin cám ơn các bạn lớp Thú Y khóa 28 những người đã chia sẻ cùng tôi
những niềm vui, nỗi buồn, luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học và
thực hiện đề tài này.
Cần Thơ, ngày 16 tháng 07 năm 2007
PHẠM THU THẢO

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa................................................................................................................i

Trang duyệt .......................................................................................................... ii
Lời cảm tạ ........................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................iv
Danh sách bảng ....................................................................................................vi
Tóm lược............................................................................................................vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................2

Trung tâm

2.1. Đặc điểm sinh lý của chó. ...............................................................2
2.1.1 Một số hằng số sinh lý của chó ..................................................2
2.1.2 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển. ...................................2
2.1.3. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản...............................................2
2.1.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu .......................................................2
2.2. Một số phương pháp chẩn đoán ......................................................2
2.2.1. Đăng ký và hỏi bệnh. ................................................................2
2.2.2. Chẩn đoán lâm sàng. .................................................................2
nghiệm.
2.2.3 Chẩn
Học Liệu
ĐH đoán
Cầnphòng
Thơthí@
Tài ....................................................3
liệu học tập và nghiên cứu
2.2.4. Các chẩn đoán đặc biệt. ............................................................5
2.3. Một số bệnh trên chó ......................................................................5
2.3.1. Bệnh Carê.................................................................................5
2.3.2. Bệnh do Parvovirus...................................................................6

2.3.3. Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó.......................................7
2.3.4. Viêm ruột..................................................................................8
2.3.5. Viêm phổi .................................................................................9
2.3.6. Bệnh ở gan..............................................................................10
2.3.7. Viêm dạ dày và ruột................................................................11
2.3.8. Xơ gan ....................................................................................13
2.3.9. Suy thận……………………………………………………….15

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM......................20
3.1. Phương tiện thí nghiệm.................................................................20
3.1.1. Thời gian và địa điểm..............................................................20
3.1.2. Phương tiện và đối tượng thí nghiệm.......................................20
3.2. Nội dung. ......................................................................................20
3.3.Phương pháp thí nghiệm ................................................................20
3.3.1. Lập bệnh án theo dõi bệnh ......................................................20
3.3.2. Ghi nhận thông tin về con vật .................................................20


3.3.3. Hỏi bệnh .................................................................................20
3.3.4. Chẩn đoán lâm sàng. ...............................................................20
3.3.5. Chẩn đoán cận lâm sàng..........................................................21
3.4. Chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................21
3.5. Mẫu bệnh án và phiếu xét nghiệm .................................................22
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................21
4.1. Mẫu bệnh án được đề nghị ....................................................... 26
4.2. Mẫu phiếu xét nghiệm được đề nghị..........................................29
4.3. Bảng tỉ lệ các trường hợp được chọn lọc làm bệnh án................31
4.4. Kết quả chẩn đoán từ phiếu xét nghiệm. ....................................32
4.5 Biểu hiện lâm sàng của những ca được chọn làm bệnh án và phiếu
xét nghiệm ........................................................................................32

4.6.Hiệu quả của điều trị…………………………………………….33
4.7 Mẫu bệnh án có ghi nhận kết quả theo dõi………………………34
.Chương 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ ...................................................................45
5.1. Kết luận. ....................................................................................45
5.2. Đề nghị. .....................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................46

Trung tâm
Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
PHỤ
CHƯƠNG


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Bảng tỉ lệ các trường hợp được chọn lọc làm bệnh án.
Bảng 2: Biểu hiện lâm sàng và kết quả chẩn đoán một số ca bệnh sau khi xét nghiệm.
Bảng 3: Kết quả điều trị.
Bảng 4: Kết quả và số ngày điều trị trung bình.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


TÓM LƯỢC

Trung

Để có thể ghi nhận được đầy đủ quá trình diễn biến bệnh, theo dõi sát sao
tình trạng sức khỏe của con vật và thuận tiện cho việc lưu hồ sơ bệnh để những lần

điều trị triếp theo của con vật được dễ dàng hơn khi mang vào Bệnh xá.Chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài:” Xây dựng mẫu bệnh án, phiếu xét nghiệm và theo dõi
diễn biến bệnh trên chó tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ”.
Với mục tiêu:
Quản lý bệnh tốt hơn.
Ghi nhận được đầy đủ những diễn biến phức tạp của bệnh và tình trạng sức khỏe
con vật.
Ghi nhận được đầy đủ các kết quả cận lâm sàng và hiệu quả điều trị.
Qua thời gian thực tập chúng tôi thu được một số kết quả sau: tổng số ca được chọn
làm bệnh án là 32.
Có 15 trường hợp được tiến hành làm phiếu xét nghiệm.
Trong đó: Bệnh ở hệ tiết niệu có 9 trường hợp, 2 trường hợp viêm gan, 1 suy tủy, 1
viêm phổi và 1viêm phúc mạc tích nước xoang bụng.
Kết quả trong 15 trường hợp có 3 ca khỏi hoàn toàn, 7 ca giảm bệnh và 4 ca tử
vong.
tâm
Liệu
ĐHtổng
Cần
Thơ
Tài thiết
liệulập
học
quả điều
trị trong
số 32
bệnh@
án được
là: tập và nghiên cứu
HiệuHọc

+ Số ca khỏi bệnh hoàn toàn: 12 (chiếm tỉ lệ 37.5%)
+ Có giảm nhiều sau thời gian điều trị: 10 (chiếm tỉ lệ 31.2%)
+ Có dấu hiệu bệnh tái đi tái lại nhiều lần: 2 (chiếm tỉ lệ 6.3%)
+ Tử vong: 8 (chiếm tỉ lệ 25%).


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trung

Khi tìm hiểu sâu về bệnh ở chó, người ta nhận thấy có nhiều loại bệnh và cách điều
trị cũng rất đa dạng. Bệnh diễn biến càng phức tạp thì quá trình theo dõi điều trị
càng kéo dài, càng khó kiểm soát các biến đổi, các xét nghiệm có liên quan khó mà
ghi nhận được rõ ràng.
Vì lẽ đó mà ta cần thành lập bệnh án trong theo dõi điều trị cho gia súc. Qua bệnh
án ta có thể ghi nhận được đầy đủ quá trình diễn biến bệnh, theo dõi sát sao tình
trạng sức khỏe của con vật và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ bệnh để những lần
điều trị tiếp theo của con vật được dễ dàng hơn khi mang vào bệnh xá. Xuất phát từ
những nhu cầu trên và được sự phân công, hướng dẫn và giúp đỡ của quý thầy cô
thuộc bộ môn Thú y, bệnh xá thú y trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành đề
tài “Xây dựng mẫu bệnh án, phiếu xét nghiệm và theo dõi diễn biến một số ca
bệnh phức tạp trên chó tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ”.
Mục tiêu đề tài:
Quản lý bệnh tốt hơn.
Ghi nhận được đầy đủ những diễn biến phức tạp của bệnh, tình hình sức
khỏe của con vật và hiệu quả của từng đợt điều trị.
Ghi nhận đầy đủ các kết quả cận lâm sàng: siêu âm, X- quang, xét nghiệm
tâm
máu.Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu



CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trung

2.1. Đặc điểm sinh lý của chó
2.1.1. Một số hằng số sinh lý của chó.
Thân nhiệt bình thường của chó là 39 ± 0,5 0C ( Theo Nguyễn Văn Biện, 2001)
Nhịp tim: 70- 120 nhịp/ phút.
Nhịp thở: 10- 40 lần/ phút( Theo Trần Thị Minh Châu, 2002)
2.1.2. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển
(Theo Nguyễn Văn Biện, 2001)
Loài
Mở mắt
Mọc răng
Thay răng
Tuổi thọ
Chó
15 ngày
4 tuần
4- 5 tháng
10- 14 năm
Mèo
10- 15 ngày
2- 3 tuần
3,5- 4 tháng
9- 10 năm
2.1.3. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản

thành Thời
gian Mùa
lên Thời gian lên
Loài
Tuổi
thục(*)
mang thai
giống
giống
Chó
5- 24 tháng
63 ngày
Quanh năm
2- 21 ngày
Mèo
4- 12 tháng
63 ngày
Quanh năm
6- 7 ngày
(*) Tùy theo giống: lớn con thành thục chậm, nhỏ con thành thục sớm.
2.1.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu.
Loài
Tỉ lệ huyết Bạch cầu (x Hồng cầu (x Tiểu cầu (x
tâm Học LiệucầuĐH
Cần Thơ
@ Tài liệu
học tập105/(1))
và nghiên cứu
tố (%)
103/(1))

106/(1))
Chó
37- 55
6- 17
5,5- 8,5
2- 9
Mèo
24- 25
5,5- 19,5
5- 10
3- 7
2.2. Một số phương pháp chẩn đoán (Theo Trần Thị Minh Châu,2002)
Khi chẩn đoán một thú bệnh cần khám theo một trình tự với các nội dung như sau
để việc chẩn đoán được toàn diện và không bị sót.
2.2.1. Đăng ký và hỏi bệnh
Ghi lại tên thú, tên chủ, loại thú, giống, phái tính, trọng lượng, màu sắc, độ tuổi, …
để tiện theo dõi, chẩn đoán và điều trị.
Hỏi về nguồn gốc, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng, triệu chứng đã thấy, thuốc đã
dùng điều trị, hiệu quả điều trị ra sao để có hướng chẩn đoán và đưa ra liệu pháp
điều trị thích hợp.


2.2.2. Chẩn đoán lâm sàng.
Khám tổng quát.
Kiểm tra thân nhiệt, quan sát thể trọng, khám niêm mạc, khám da lông, khám các
hạch bạch huyết.
Chó, mèo cũng được khám chung về tai, mắt, mũi, miệng để biết thêm thông tin về
sức khỏe, đoán độ tuổi con vật.
Khám hệ tim mạch.
Nghe nhịp tim, tính chất tiếng tim, sờ nắn vùng tim để cảm nhận được lực đập và

cảm giác đau của chó, mèo.
Khám hệ hô hấp

Trung

Chủ yếu là kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp, tính cân đối khi thở.
Kiểm tra mũi, dịch mũi, gương mũi.
Kiểm tra thanh, khí quản bằng cách sờ nắn, quan sát ho.
Nghe âm phổi, quan sát sờ nắn vùng phổi.
Khám hệ tiêu hóa.
Khám miệng, răng lưỡi, lợi, mùi ở miệng, các rối loạn về nhai, nuốt, ói, ỉa.
Quan sát, sờ nắn vùng bụng, quan sát phân về màu sắc, độ đặc lỏng, mùi phân.
Sờ nắn vùng bụng, hỏi về thức ăn, nước uống, điều kiện sống của thú.
Khám hệ tiết niệu sinh dục.
Quan sát các bất bình thường khi đi tiểu, màu sắc nước tiểu, sờ nắn vùng thận, bàng
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quang, bào thai.
Với chó,mèo cái, kiểm tra cơ quan sinh dục cái.
Với chó, mèo đực, có thể quan sát, sờ bao dương vật, kiểm tra dương vật.
Khám giác quan tai, mắt và các phản xạ thần kinh.
Khám mắt: niêm mạc, độ co giãn đồng tử, dùng tay thử phản xạ nhìn của mắt, soi
mắt.
Khám tai: khám vành tai, màu sắc dịch tai, soi tai. Quan sát cử động bất thường như
lắc đầu, cụp tai, gãi tai, …
Thử các phản xạ đau, phản xạ co đầu gối, phản xạ co duỗi, phản xạ bước lên của chi
sau, chi trước khi có vật cản.
2.2.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm.
Máu.
Đo tỉ trọng, lập công thức máu, xác định chỉ số Hematocrit, phát hiện ký sinh trùng

đường máu, ấu trùng giun tim, vi trùng (ví dụ: Leptospira), xác định đường huyết,
Billirubin, Creatinine, urea, protein, AST, ALT, …
Làm các phản ứng huyết thanh học.
* Ý nghĩa của các chỉ tiêu: (Theo BS Nguyễn Thế Khanh, Phạm Tử
Dương,1999).


Đơn vị

Bình
thường

Glucose

mmol/L

3.4-6.0

Ure

mmol/L

3.2-9.2

Creatinin

µmol/L

44.3138.4


Albumin

g/L

28.5-39.7

Protein

g/L

55.1-75.2

Chỉ tiêu

AST(SGOT) U/L

8.9-38.5

ALT(SGPT)

8.2-57.3

U/L

Kết
quả

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @
Bilirubin TP


µmol/L

0.9-10.6

Bilirubin TT µmol/L

Hồng cầu

nx1012/L 5.5-8.5

Bạch cầu

nx109/L

6-17

Ý nghĩa
Tăng: suy gan, các u não, đái tháo đường
Giảm: suy gan nặng
Tăng: viêm thận cấp tính, ăn giàu đạm
Giảm: teo gan vàng cấp tính, sỏi thận, sỏi
đường tiết niệu
Tăng: viêm thận, cắt bỏ thận, nhiễm độc
thủy ngân
Giảm: suy gan do giảm tổng hợp Creatin
Tăng: thường không tăng
Giảm: viêm gan, xơ gan, viêm thận mạn
tính
Tăng: viêm thận, thận hư nhiễm mỡ
Giảm: bệnh của bộ máy tiêu hoá

Tăng: viêm gan cấp tính do virus, xơ
gan,viêm màng ngoài tim,suy tim, viêm túi
mật
Giảm:
Tăng: viêm gan cấp tính do virus, xơ
gan,viêm màng ngoài tim,suy tim, viêm túi
mật liệu học tập và nghiên cứu
Tài
Giảm:
Tăng: viêm gan, các bệnh gây vàng da, kể
cả vàng da do tắc mật
Giảm:
Tăng: viêm gan, xơ gan, sỏi mật, hạch to
đè đường dẫn mật
Giảm:
Tăng: tiêu chảy, ói nhiều, sốt
Giảm: thiếu máu, trúng độc, suy tủy
Tăng: đang mang thai, sau mổ, xuất huyết
nhiều, viêm phổi, áp xe, ăn no, bệnh
truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn
Giảm: suy tuỷ, trúng độc do hoá chất, các
bệnh do virus

Nước tiểu.
Đo tỷ trọng, màu sắc, pH, xét nghiệm vi sinh vật, sự có mặt bạch cầu, đo protein,
bilirubin, urobilinogen, glucose, …
Dịch chọc dò.
Quan sát màu, mùi, sự hiện diện của bạch cầu, protein, vi sinh vật, xác định dịch
viêm hay dịch phù bằng mắt thường và bằng các phản ứng Rivalta, Mopitz.



Trung

Phân.
Có thể kiểm tra độ cứng mềm, màu sắc, mùi phân, sự hiện diện của niêm mạc ruột,
máu. Nhưng thông thường nhất là kiểm tra ký sinh trùng.
Ráy tai- dịch viêm ở Abscess- Các chất cạo từ da lông.
Kiểm tra ký sinh trùng ở da, tai bằng cách xem kính hiển vi.
Nuôi cấy, kiểm tra nấm.
Phân lập vi trùng và làm kháng sinh đồ.
2.2.4. Các chẩn đoán đặc biệt.
X- quang, siêu âm.
Sử dụng các test kiểm tra nhanh bệnh giun tim.
Không phải bất cứ chó, mèo bệnh nào cũng phải khám đầy đủ các nội dung trên, có
ca chẩn đoán được ngay, có ca cần phải chẩn đoán đầy đủ, có ca được chẩn đoán
qua điều trị, có ca bệnh không chẩn đoán được mặc dù thú điều trị khỏi bệnh. Tuy
nhiên, chẩn đoán ra nguyên nhân gây bệnh rồi điều trị vẫn là biện pháp tối ưu.
2.3. Một số bệnh trên chó.
2.3.1. Bệnh Carê (Theo Nguyễn Văn Biện,2001)
Carê là bệnh truyền nhiễm gây chết tỉ lệ rất cao, đặc biệt là chó con. Do virus thuộc
nhóm paramyxovirus.
Các cơ quan bị virus tấn công nhiều nhất là hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, da, thần kinh.
Triệu chứng.
ChóHọc
sốt 40-Liệu
40,50C,
ủ rũ,Cần
bỏ ăn,Thơ
sau 24giờ thì
hạ sốt,

ăn tập
lại. Vài
sau lại bỏ
tâm
ĐH
@48Tài
liệu
học
vàngày
nghiên
cứu
ăn, sốt, bệnh tiến triển trầm trọng.
Virus tác hại chính trên đường tiêu hóa và hô hấp nên chó bị tiêu chảy có máu,
cũng như viêm đường hô hấp, ho với dịch tiết mũi có mủ.
Chó bệnh có mụn mủ ở vùng da mỏng như bụng, háng.
Bệnh nặng chó thể hiện triệu chứng thần kinh như co giật, run từng cơn, giai đoạn
cuối chó bị liệt.
Trường hợp khác thì thể hiện triệu chứng gan bàn chân dầy và cứng, đôi khi cả ở
mũi.


Trung

Chẩn đoán (Theo Phạm Ngọc Thạch,2006)
Nếu bệnh phát ra điển hình, đặc biệt ở chó chưa tiêm phòng, chó con, có hội đủ
triệu chứng điển hình như viêm hô hấp, viêm ruột, cứng bàn chân, mụn mủ ở da,
các cơn co giật… thì dễ nhận biết bệnh. Quy luật sốt là một trong những chỉ tiêu
quan trọng của bệnh Carê.
*Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
Bệnh viêm phổi: chó sốt cao, không kể lứa tuổi, thường do cảm lạnh. Điều trị bằng

kháng sinh liều cao có kết quả.
Bệnh ỉa chảy do rối loạn tiêu hóa: con vật ỉa chảy không có máu, sốt ít hoặc không
sốt, thường do ăn phải thức ăn không đảm bảo hay quá nhiều mỡ.
Bệnh dại: chó không sốt, hung dữ, sợ ánh sáng, hay cắn.
Bệnh ỉa chảy do Parvovirus: Bệnh này rất giống với bệnh Carê nhưng phân màu
hồng và chó không có triệu chứng thần kinh, không xuất hiện các mụn mủ.
Điều trị.
Bệnh Carê không có cách chữa trị chuyên biệt nào thành công hoàn toàn. Việc chăm
sóc tốt và cẩn thận là quan trọng nhất.
Kháng sinh: Kanamycin, Ampicillin, Gentamycin
Cấp nước, chất điện giải, chống sốt, co giật, thuốc trợ hô hấp.
Dùng kháng huyết thanh.
Phòng bệnh.
Vaccin
virus
sốngĐH
nhược
độc Thơ
ban đầu@
tiêm
tuầnhọc
tuổi và
lại sau cứu
1
tâm
Học
Liệu
Cần
Tàiở 6liệu
tậptiêm

vànhắc
nghiên
tháng và hằng năm.
2.3.2. Bệnh do Parvovirus (Theo Nguyễn Văn Biện,2001)
Bệnh lây lan rất mạnh, gây tác hại nhiều ở chó. Thể hiện bằng triệu chứng tiêu chảy
nghiêm trọng gây xuất huyết và hoại tử đường ruột, hoặc viêm cơ tim.
Chó tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng nặng nhất là chó con.
Triệu chứng.
Dạng viêm cơ tim:
Thường xảy ra ở chó con 4- 8 tuần tuổi. Bệnh thường không kịp xuất hiện triệu
chứng gì mà chỉ thấy chó chết thình lình. Hoặc có thể thấy chó thể hiện thở khó,
nôn mửa, kêu la, thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím rồi chết. Kháng
thể chó mẹ phòng được dạng này.
Dạng viêm ruột:
Thường thấy nhất từ 6 tuần đến 1 năm tuổi. Đối với chó từ 8- 12 tháng tuổi chết
cao, chết thình lình.
Thời kỳ nung bệnh khoảng 7 ngày. Những triệu chứng thường thấy là ói, suy
nhược, sốt, biếng ăn, tiêu chảy phân rất lỏng có máu dẫn đến mất nước trầm trọng
và có mùi tanh rất đặc trưng.
Chó sẽ khỏi bệnh nếu bệnh kéo dài hơn 5 ngày (Nicolas Delbary và ctv, 1993).
Chó khỏi bệnh đạt được miễn dịch lâu dài.


Trung

Điều trị.
Chưa có thuốc điều trị, áp dụng liệu pháp điều trị triệu chứng và tăng cường đề
kháng, chống phụ nhiễm.
Chống nôn, tiêu chảy, bảo vệ niêm mạc ruột.
Truyền dịch và cung cấp vitamin.

Dùng kháng sinh: Gentamycin, Kanamycin.
Phòng bệnh.
Giữ vệ sinh chó. Tốt nhất là dùng vaccine để phòng bệnh, bắt đầu 6 hoặc 7 tuần tuổi.
2.3.3. Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó (Theo Nguyễn Văn Biện,2001)
Do virus thuộc nhóm Canine adenovirus (CAVI) gây ra.
Tỉ lệ nhiễm bệnh thường không cao nhưng tỉ lệ chết cao, nhất là chó con.
Triệu chứng.
Đa số xảy ra ở chó còn bú sữa và chó non, thường chết đột ngột. Hoặc chậm hơn, ta
thấy chó thình lình sốt 40- 40,50C, bỏ ăn, suy sụp, tiêu chảy có máu, niêm mạc tái,
có đặc điểm xuất huyết, chó thường chết sau 24- 72 giờ.
Ngoài các dấu hiệu trên con vật còn khát nước, viêm kết mạc, tiết nhiều dịch từ mắt,
mũi. Thỉnh thoảng có trường hợp bụng to sờ rất đau, con vật bị ói, phù toàn thân
nhất là vùng cổ, ngực, bụng, mi mắt, hạch lâm ba ngoại biên sưng, đục giác mạc.
Điều trị.
Rất khó trị, liệu pháp khả dĩ có hiệu quả là:Chăm sóc kỹ.
Truyền
dịch,
chốngĐH
nôn,Cần
cung cấp
Vitamin,
truyền
máu.học tập và nghiên cứu
tâm
Học
Liệu
Thơ
@ Tài
liệu
Dùng kháng sinh hoạt phổ rộng để chống phụ nhiễm. Dùng kháng huyết thanh.

Phòng bệnh.
Dùng vaccine bắt đầu từ 7 hay 8 tuần tuổi.
2.3.4. Viêm ruột (Theo Nguyễn Văn Biện,2001)
Là từ để chỉ chứng viêm màng nhày ruột cấp tính hay mạn tính. Chứng viêm ruột có
thể chỉ khu trú ở vùng ruột non hay lan ra cả dạ dày hoặc ruột già.
Bao gồm nhiều nguyên nhân như:Do virus: parvovirus, coronavirus, virus gây bệnh
Carê…Vi trùng: E. coli, Salmonella, Leptospira…Ký sinh trùng đường ruột: giun
móc, giun đũa, giun lươn…Nguyên sinh động vật: cầu trùng, Entam- oeba…Nuốt
phải ngoại vật không tiêu hóa được, ăn phải chất độc…
Triệu chứng.
Nổi bật nhất là tiêu chảy, đi đôi với ói mửa khi có sự viêm ở đoạn trên của ruột non
hoặc dạ dày.
Khi con vật biểu lộ đau lúc đi phân thì sự viêm đã lan đến vùng ruột già.
Khi phân lỏng có mùi tanh hôi khó chịu có thể có màu xanh đậm hoặc đen thì
thường do xuất huyết ở ruột non, hoặc có những vệt máu thấy rõ thì xuất huyết ở
ruột già.
Thành bụng căng lên trong trường hợp cấp tính, ta có thể phát hiện khi sờ nắn.


Trung

Ngoài ra, con vật còn bị mất nước, mất cân bằng điện giải và biến chứng acid hóa là
nguy hiểm nhất khi bệnh kéo dài.
Còn bệnh mạn tính, con vật gần như không có triệu chứng.
Chẩn đoán.
Trước hết, căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và các phương pháp sờ, nắn, gõ, nghe.
Tiếp theo cần xét nghiệm phân tìm trứng ký sinh trùng. Nuôi cấy và phân lập vi
trùng làm kháng sinh đồ. Đôi khi phải dùng X- quang để xác định những thay đổi
về cơ thể học hoặc xác định ngoại vật.
Điều trị.

Nên ngưng cho ăn trong 24 giờ đầu, cho chó uống đủ nước.
Truyền dịch để bù lượng nước mất và chất điện giải.
Tiêu chảy có thể được trị với Bismuth subcarbonate, than hoạt tính…
Nếu nghi là vi trùng thì cho thuốc kháng sinh, có thể kết hợp thuuốc chống tiêu
chảy.
Với ký sinh trùng thì dùng thuốc tẩy giun nhưng cẩn thận với chó quá yếu.
2.3.5. Viêm phổi (Theo Nguyễn Văn Biện,2001)
Bệnh viêm phổi bao gồm viêm phổi và phế quản cấp tính hay mạn tính.
Bệnh đặc trưng bởi rối loạn hô hấp, giảm chức năng máu, gây ảnh hưởng toàn thân.
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân:
Kế phát bệnh viêm hô hấp trên.
VirusHọc
gây bệnh
I và II…Vi
khuẩn;
tâm
LiệuCarê,
ĐHadenovirus
Cần Thơ
@ Tài
liệuAspergillus,
học tập Histoplasma…Ký
và nghiên cứu
sinh trùng: giun phổi.
Ngoài ra, có những tổn thương ở màng nhày phế quản làm cho phế quản bị kích
thích, gây viêm phổi và nhiễm trùng thứ phát.
Triệu chứng.
Chó lừ đừ, bỏ ăn, sốt cao 40- 410C. Ho nhiều nhưng ho yếu, ho khó và có vẻ rất
đau. Mũi khô, mắt ghèn, niêm mạc tím tái. Chó thở khó, thở thể bụng.
Âm phổi nghe rất xấu, có âm ran ướt.

Xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu tăng cao.
Biến chứng của viêm phổi có thể xảy ra như viêm phế mạc, viêm trung thất, có sự
xâm nhập của một số vi trùng cơ hội.
Bệnh diễn biến bất thường có khi chết nhanh do bọt khí tràn đầy đường hô hấp có
khi kéo dài thành mạn tính, có thể dẫn đến viêm màng phổi.
Chẩn đoán.
Cần phải lấy dịch tiết hoặc màng nhày để xét nghiệm thì mới có kết quả chính xác.
Đối với bệnh do virus: thường làm con vật sốt cao (40- 410C)
Những con bệnh cấp tính có thể chết trong vòng 24- 48 giờ.
Viêm phổi do nấm thường xảy ra mạn tính.
Điều trị.


Đặt con vật nơi khô, ấm và thoáng. Dùng kháng sinh càng sớm càng tốt và dùng ít
nhất trong 7 ngày, có thể dùng một trong số các loại sau: Spiramycin tiêm bắp 1,5
ml/10kg/ngày, Baytril tiêm bắp 1 ml/10kg/ngày, Clavamox 20mg/kg ngày 2 lần
uống 2 tuần.
Dùng thuốc giãn phế quản Theostat, giảm tiết dịch Exomuc.
Nếu chó ho ướt, âm ran ướt nên dùng thuốc long đờm Bromhexine 315mg/con/ngày cho uống hoặc tiêm bắp.
Truyền nước chống mất nước nội bào.
Cung cấp vitamine B, C trợ sức, cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
Nếu nguyên nhân là nấm thì dùng Ketoconazole.
Nếu do ký sinh trùng thì dùng thuốc tẩy giun sán.

Trung

2.3.6 . Bệnh ở gan (Theo Nguyễn Dương Bảo,2005)
Các yếu tố có thể tác động đến gan:Vi khuẩn: actinobacillus, hemophylus…Virus:
canine herpesvirus, parvovirus. Ký sinh trùng: sán lá gan, sán dây, giun đũa. Nấm
độc: aspergillus, blastomyces.

Tắc ống mật: hiếm xảy ra, có thể do nhiễm trùng, ký sinh trùng, sạn mật hoặc khối
u.
Triệu chứng.
Sốt cao ở giai đoạn đầu khi gan bị viêm, khi bệnh kéo dài thành xơ thì giảm sốt.
Hoàng
đản Liệu
(vàng da,
niêm
mạc).Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm
Học
ĐH
Cần
Rối loạn tiêu hóa: ói mửa, tiêu chảy, phân lỏng, nhạt màu và có hạt mỡ.
Gan sưng và đau ở thời kỳ viêm nhưng khi bị xơ gan có thể bị teo hoặc sưng cứng,
bề mặt gồ ghề nhưng ít đau.
Phù khi gan bị viêm, khi gan xơ còn có tích nước xoang bụng.
Bilirubin toàn phần trong máu tăng phản ứng Vandenberg lưỡng tính.
Stercobilin giảm và urobilin tăng.
Các men chuyển SGPT và SGOT đều tăng trong viêm gan.
Chẩn đoán.
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng: sốt, vàng da, tiêu chảy, gan đau, sưng hoặc teo.
Để có chẩn đoán quyết định chủ yếu dựa vào kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu và
phân.
Chẩn đoán phát hiện bệnh gan với dung huyết và tắc ống dẫn mật.
Điều trị.
Kích thích tiêu hóa và lợi mật: Sulfat magiê 20%.
Trợ sức và tăng chức năng giải độc: Glucoza, Urotropin, B complex, C, K.
Kháng sinh phòng và chống viêm gan nhiễm trùng: Colistine
Kháng viêm: Prednisolon

Chống phù, cổ chướng bằng thuốc lợi tiểu mạnh như: furosemit (lasix).
Có thể chọc dò xoang bụng rút dịch cổ chướng.


Trung

Hộ lí: tránh ăn thức ăn có nhiều dầu, mỡ, đạm, hạn chế muối, cho ăn thức ăn dễ tiêu
có nhiều vitamine, giảm lượng thức ăn mỗi bữa và cho ăn nhiều bữa trong ngày.
2.3.7. Viêm dạ dày và ruột (Theo Hồ Văn Nam và ctv,1997)
Đặc điểm bệnh.
Viêm dạ dày và ruột do trúng độc thức ăn, hóa chất hay do kế phát từ bệnh truyền
nhiễm hay kí sinh trùng. Bệnh làm trở ngại rất lớn tới tuần hoàn và dinh dưỡng ở
vách ruột, làm cho cả lớp tổ chức dưới niêm mạc bị viêm, do đó làm cho vách dạ
dày và ruột bị sung huyết, xuất huyết, hóa mủ, hoại tử mà còn gây nên nhiễm độc và
bại huyết. Bênh này các gia súc đều mắc, bệnh tiến triển nhanh và gây tỉ lệ chết cao
(Hồ Văn Nam và ctv, 1997).
Nguyên nhân.
Nguyên phát:
Do cho ăn những thức ăn kém phẩm chất như thức ăn thối mốc, lên men,…cho
uống nước bẩn.
Do thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại kém vệ sinh.
Do trúng độc các lọai hóa chất, gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa.
Do nhiễm các lọai vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa như: Salmonella, E.coli,
Clostridium,…khi sức đề kháng con vật giảm các lọai vi khuẩn này phát triển gây
bệnh.
Kế phát:do kế phát từ thể viêm cata, do kế phát từ các bệnh kí sinh trùng đường
ruột:Học
giun móc,
giun
đũa,Cần

cầu trùng,…
tâm
Liệu
ĐH
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Trung

Cơ chế phát bệnh.
Niêm mạc dạ dày và ruột bị kích thích bởi những nguyên nhân gây bệnh làm trở
ngại nghiêm trọng tới cơ năng vận động và tiết dịch của dạ dày và ruột. Các mô bào
của vách dạ dày và ruột bị phá họai, đồng thời các vi khuẩn trong ruột phát triển
mạnh phân giải các chất chứa thành các sản vật độc, ngấm vào máu gây trúng độc
cho cơ thể. Trong quá trình viêm niêm mạc dạ dày và ruột bị sưng, sung huyết, xuất
huyết. Lớp niêm mạc thượng bì bị tróc thối rữa protit như Indole, Scatol,
H2S,…ngấm vào máu, ức chế thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của
dạ dày và ruột làm con vật bị tiêu chảy dữ dội.
Viêm dạ dày và ruột có nhiều thể viêm: viêm xuất huyết, viêm thể màng giả, viêm
hóa mủ, viêm hoại thư.
Do kết quả của các quá trình viêm trên làm con vật bị sốt cao, tiê chảy mạnh, cơ thể
mất nước, kết quả con vật bị trúng độc, hôn mê dẫn tới chết. Ngoài ra còn có thể
gây viêm kế phát đến tim, gan, thận, lách,…
Triệu chứng
*Triệu chứng toàn thân.
Con vật ăn uống kém hoặc không ăn, uể oải, khát nước.
Khi bệnh trở nên kịch phát con vật ủ rũ, sốt cao, mạch nhanh, run rẩy, và chết rất
nhanh. Trước khi chết thân nhiệt giảm.
*Triệu chứng cục bộ.
Con Học

vật tiêuLiệu
chảy mãnh
liệt, phân
lỏng@
nhưTài
nước,
màuhọc
đen thối
có khi có lẫn
tâm
ĐH Cần
Thơ
liệu
tậpkhắm,
và nghiên
cứu
máu tươi, màng giả (do lớp niêm mạc ruột tróc ra), số lần đi phân trong ngày nhiều.
Nôn mửa.
Do tiêu chảy mạnh hố mắt trũng sâu, khóe mắt có dữ, niêm mạc mắt hơi vàng, da
khô mất đàn tính, lông xù. Khi tiêu chảy nhiều, đến giai đọan cuối cơ vòng hậu môn
bị liệt nên phân tự động chảy ra ngoài, con vật nằm liệt.
*Triệu chứng phi lâm sàng.
Kiểm tra nước tiểu: có Albumin niệu, lượng nước tiểu giảm, tỉ trọng nước tiểu tăng.
Kiểm tra máu: số lượng hồng cầu, hàm lượng Hemoglobin tăng, tỉ lệ bạch cầu đa
nhân trung tính tăng.
Kiểm tra phân: có thể có vi khuẩn Salmonella, E.coli. Clostridium,…
Bệnh tích.
Trường hợp viêm ruột xuất huyết trên vách ruột có các điểm hoặc vết xuất huyết.
Phân màu đỏ hoặc đen.
Nếu viêm thể màng giả: trên bề mặt ruột phủ lớp fibrin.

Nếu viêm hóa mủ: trên bề mặt phủ lớp màu vàng. Trên lâm sàng gia súc bị viêm dạ
dày và ruột niêm mạc ruột bị tróc ra từng mảng dài, màu trắng, xanh, dính, nhầy,
theo phân ra ngoài.
Chất chứa trong ruột nát như bùn đen.
Chẩn đoán.


* Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
Viêm ruột thể cata cấp tính: Triệu chứng toàn thân nhẹ, chủ yếu là trở ngại cơ năng
vận động và tiết dịch sinh ra tiêu chảy. Điều trị kịp thời và hộ lí tốt thì con vật khỏi
sau đó phục hồi nhanh.
Hội chứng đau bụng: Triệu chứng lâm sàng giống viêm dạ dày và ruột nhưng con
vật không sốt, không có triệu chứng toàn thân rõ rệt, hiện tượng đau bụng thể hiện
rõ.
Suy tim cấp và viêm ngọai tâm mạc: Bệnh này do máu ứ lại ở tĩnh mạch nên gây
viêm dạ dày và ruột, song bệnh không có ứ huyết toàn thân và phù.
Điều trị.
Nguyên tắc.
Thải trừ chất chứa trong dạ dày và ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế sự
lên men để đề phòng trúng độc, bổ sung nước và tăng cường thể lực cho con vật.

Cung cấp nước và chất điện giải: Dùng Orezol hòa tan với nước
uống

Trung

Truyền dịch: Lactate Ringer, Glucose 5%
Dùng chất chống nôn: Atropin
Kháng sinh diệt vi khuẩn đường ruột: Gentamycin, Colistine, Norfloxacin, Bactrim,
tâm

Học Liệu
ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Streptomycin,
Kanamycin,
Enrofloxacin…
Hộ lý: có thể cho nhịn ăn 1-2 ngày, sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu.
2.3.8. Xơ gan (Theo Hồ Văn Nam & ctv,1997)
Bệnh gây nên do nhiều nguyên nhân, song do ảnh hưởng của bệnh đến gan làm cho
tổ chức thực thể của gan bị chết, tổ chức liên kết tăng sinh và cứng lại. Xơ gan có 3
thời kì: thời kì hoại tử, thời kì tăng sinh và thời kì gan cứng, qua 3 thời kì sẽ làm
thay đổi kết cấu của gan.
Bệnh nguyên.
*Thể nguyên phát
Do ăn những thức ăn có nấm mốc, lên men, những loại thức ăn có tính chất kích
thích mạnh trong thời gian dài.
*Thể kế phát
Kế phát từ những bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng hoặc trong những bệnh nội
khoa khác: viêm ruột, tắc ruột, áp xe gan…
Cơ chế phát bệnh.
Xơ gan có liên hệ tới sự rối loạn tiêu hóa, tuần hoàn và trao đổi chất. Chất độc sau
khi bị hấp thu qua tĩnh mạch cửa, động mạch gan và ống mật vào gan. Nếu chất độc
qua tĩnh mạch cửa vào gan bệnh tích thường biểu hiện ở cục bộ tổ chức quanh tiểu
thùy, nơi phân nhánh cuối cùng của tĩnh mạch cửa; nếu chất độc theo động mạch
vào gan thì bệnh tích mở rộng ra tổ chức liên kết giữa các thùy gan.


Trung

Chất độc vào gan xâm nhập vào tổ chức thực thể của gan sẽ gây viêm gan thực thể,

nếu xâm nhập vào tổ chức liên kết giữa các tiểu thùy thì gây nên teo gan.
Tính chất bệnh lí quyết định bởi số lượng tế bào gan bị tổn thương, mức độ tăng
sinh của tổ chức liên kết, năng lực làm bù và tái sinh của tế bào gan…Tuy vậy
cường độ độc tố có vai trò rất quan trọng…
Do có hiện tượng tăng sinh của tổ chức liên kết giữa các tiểu thuỳ sẽ gây nên trở
ngại về tuần hoàn, sinh ra ứ huyết ở tĩnh mạch cửa gây ra tích nước và phù ở quanh
tĩnh mạch, ngoài ra còn làm hẹp và tắc ống mật.
Cơ năng gan bị phá hoại sẽ ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất và giải độc,
ảnh hưởng đến sự tiết và bài mật của gan.
Ngoài ra do rối loạn tuần hoàn ở dạ dày, ruột và tụy, dịch mật tiết ra ít sẽ làm trở
ngại tiêu hóa ở đường ruột gây viêm dạ dày và ruột, đồng thời gây ứ mật sẽ gây nên
hoàng đản.
Bệnh tích.
Bệnh tích gồm hai thể:
Thể teo gan: thể tích gan nhỏ, mặt gan lồi lõm, cứng, cắt ra khó, có những nốt rắn
nhỏ. Mặt gan có nhiều màu loang lổ (màu đỏ, đỏ sạm, vàng nhạt, vàng thẫm…), tổ
chức liên kết giữa các tiểu thùy tăng sinh.
Thể sưng gan: thể này ít thấy, thể tích gan to gấp hai ba lần bình thường, rắn, mặt
gan láng bóng.
TriệuHọc
chứng.
tâm
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bệnh mới phát triệu chứng không rõ ràng, con vật có hiện tượng rối loạn tiêu hóa,
viêm dạ dày và ruột cata mạn tính, ỉa chảy và táo bón thay nhau xuất hiện, con vật
có hiện tượng hoàng đản.
Bệnh súc gầy dần, thể lực suy kiệt, uể oải, thường có hiện tượng tích nước trong
xoang bụng.
Gan sưng làm cho vùng gan mở rộng, dưới cung sườn phải có thể sờ thấy vùng gan.
Gan sưng và cứng.

Trong nước tiểu, hàm lượng urobilinogen tăng, xuất hiện cả cholebilirubin trong
nước tiểu.
Trong máu hàm lượng bilirubin tổng số tăng, gồm hemobilirubin và cholebilirubin.
Trong phân hàm lượng stecobilin giảm.
Điều trị.
Hiệu quả điều trị cao khi bệnh ở giai đoạn đầu.
Hộ lý: cho con vật nghỉ ngơi, cho ăn thức ăn dễ tiêu, giàu vitamin, đặc biệt nên bổ
sung vào khẩu phần methyonin.
Dùng thuốc điều trị: Để kích thích tiêu hoá và lợi mật dùng sulphat magie
25g/con/ng ày.
Dùng thuốc trợ sức, trợ lực nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Glucose 5%, Vitamin
C.


Nếu con vật tiêu chảy dùng thuốc cầm tiêu chảy.
Dùng phương pháp chọc dò để tháo nước trong xoang bụng.
Bệnh do kế phát từ bệnh truyền nhiễm phải dùng kháng sinh để điều trị.

Trung

2.3.9. Suy thận (Theo Nguyễn Ngọc Lanh,2002)
Là hậu quả của nhiều bệnh thận khác, trong đó thận không thực hiện được đầy đủ
chức năng của nó, trước hết là khả năng đào thải, biểu hiện bằng sự ứ đọng trong cơ
thể các chất cặn bã và các chất thừa khác. Suy thận, nếu kéo dài còn thể hiện bằng
cao huyết áp và thiếu máu. Người ta chia ra: suy thận cấp và mạn tính tuỳ theo quá
trình diễn biến.
*Suy thận cấp.
Giảm nhanh chóng chức năng thận (sau vài giờ đến vài ngày) đưa đến tình trạng
nguy hiểm.
Nguyên nhân trước thận.

Chủ yếu do lượng máu tới thận suy giảm nặng nề, do vậy thận bị thiếu oxy và nhạy
cảm nhất với tình trạng này là các tế bào ống thận. Chúng thoái hóa và hoại tử hàng
loạt, có thể đưa đến tử vong do nhiễm độc các chất đào thải. Tuy nhiên, với sự tái
sinh mạnh mẽ của ống thận, nếu giải quyết được nguyên nhân thiếu oxy thận, chức
năng thận sẽ phục hồi không di chứng.
Phân loại và cơ chế nguyên nhân trước thận
Có 4Học
nhóm Liệu
nguyênĐH
nhânCần
cụ thể:Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm
- Giảm thể tích máu: mất máu (đứt mạch), mất nước nặng nề (qua tiêu hóa hay qua
thận). Các cơ chế bù trừ được huy động tối đa, nếu vẫn không đảm bảo được lưu
lượng máu qua thận sẽ dẫn đến suy thận cấp.
- Giảm cung lượng tim: khi suy tim nặng, chèn ép tim, loạn nhịp nặng nề…
- Do tụt huyết áp nặng và kéo dài: sốc, trụy, co thắt đột ngột mạch thận…
- Do các bệnh hệ thống đưa đến rối loạn tự điều hòa mạch tại thận ( tiểu đường, cao
huyết áp, thuốc ức chế enzim vận chuyển, thuốc kháng viêm…) tạo điều kiện cho
suy thận cấp.
Nguyên nhân tại thận.
Có 4 nhóm nguyên nhân cụ thể:
- Do mạch lớn ở thận: huyết khối động mạch thận, huyết khối tĩnh mạch thận, viêm
mạch thận, xơ vữa, hội chứng tan huyết urê cao ( Hb đông vón trong vi mạch thận).
Tế bào ống thận phản ứng bằng trương phù, hoại tử, bong ra làm lấp lòng ống, đồng
thời nơi hoại tử làm nước tiểu trong lòng ống trực tiếp vào máu. Hệ số thanh lọc hay
GFR giảm rất thấp (5 hay 10 ml/phút).
- Do cầu thận: viêm cầu thận cấp (do liên cầu và do nhiễm khuẩn nói chung), viêm
cầu thận do lupus hệ thống…Cơ chế chung là rối loạn vi tuần hoàn tại cầu thận và
sau đó ống thận gây giảm GFR (chỉ còn 10 hay 20% mức chuẩn).



- Do ống thận: viêm ống thận cấp (do thiếu máu tại thận, do nhiễm độc kim loại
nặng, hóa chất, một số kháng sinh…), do tinh thể acid uric, do tan huyết dữ dội. Cơ
chế hoại tử tương tự như trên.
- Do viêm thận kẽ cấp diễn: dị ứng, thuốc (kháng sinh, lợi tiểu, kháng viêm), viêm
thận mủ, u di căn tới mô kẽ thận…
Trên lâm sàng, cần phân biệt suy thận do bản thân thận hay do nguyên nhân trước
thận.Có thể dựa vào các chỉ số sau:
Chỉ số
Bun/Creatinin máu
Tỷ trọng nước tiểu
Độ thẩm thấu nước tiểu
Na+ nước tiểu
Tỷ lệ bài tiết Na+

Trung

Nguyên nhân trước
thận
>20mg
>1.020
>500mOsm
<20mEq/lit
<1%

Nguyên nhân tại
thận
<10mg
<1.020

<300mOsm
>40 mEq/lit
>?

Nguyên nhân sau thận.
Rất hiếm gặp, sỏi, u, chèn ép đường tiết niệu chỉ gây suy thận mạn tính, vì chúng
phát triển tương đối chậm, trừ trường hợp gây tắc đột ngột cả hai bên, hoặc tắc ở
chỗ hợp nhất (u tiền liệt tuyến gây chít cổ bàng quang).
Cơ chế
sinhLiệu
bệnh.ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm
Học
Tế bào ống thận tổn thương, thoái hóa và hoại tử đưa lại các hậu quả:
Tế bào phồng to, làm chít hẹp hoặc tắc ống thận (vô niệu).
Tế bào hoại tử, bong ra, làm lấp ống thận, và quan trọng hơn là làm nước tiểu chảy
trực tiếp vào máu đem theo chất đào thải.
Sự ứ trệ cấp diễn nhiều sản phẩm độc: H+ , hợp chất nitơ (hội chứng urê- huyết cấp
diễn).
Các chất có hoạt tính của viêm giải phóng vào máu.
Một thống kê cho thấy suy thận cấp do thiếu máu thận chiếm 50% trường hợp, do
độc chất chiếm 35%, còn lạI do viêm cầu thận cấp (5%) và viêm kẽ thận (10%). Nó
cho ta khái niệm về sự phân bố nguyên nhân.
Điều trị suy thận cấp.
Dược phẩm nghi ngờ là nguyên nhân gây suy thận thì ngưng sử dụng.
Chó bị nghẽn niệu cần được ưu tiên tháo nghẽn.
Cấp bù nước, duy trì dịch nội mô và cân bằng điện giải bằng Lactate Ringer, NaCl
0.9% 30-50ml/kg P tốc độ truyền phụ thuộc lượng nước tiểu ra và thể trạng chó.
Bổ sung chất lợi niệu như Furocemide 2-4mg/kg/ngày, hoặc Dopamine
2-5µg/kg/phút.

Kiểm soát nhiễm acid máu, nếu pH<7 thì cần can thiệp kịp thời bằng Sodium
bicarbonat vớI liều 650mg/chó/ngày.
Giảm đau vùng thận với Phloroglucinol (0.5mg/kg/8giờ).


Chống nôn ói và viêm dạ dày bằng Metoclopramide (Primperan) 1-2mg/kg P/ngày
và Cimetidin (5-10mg/kg/8giờ).
Chó suy thận cấp nhạy cảm với ung thư và nhiễm trùng vì thế cần được ưu tiên điều
trị, kháng sinh cấp theo liệu trình như Clavamox 10-15mg/kg P/ngày.
Cho ăn khẩu phần ít muối, ít đạm.
* Suy thận mạn.
Chức năng thận giảm dần, diễn biến kéo dài, do số cầu thận giảm đi. Tuy nhiên khi
triệu chứng suy thận đã biểu lộ trên lâm sàng và trên xét nghiệm là thời điểm đã có
tới 70% số cầu thận bị xơ quá và hoàn toàn không còn hoạt động chức năng.
Các biểu hiện.
Trung thành và khách quan nhất biểu hiện suy thận mạn tính là sự giảm dần hệ số
thanh lọc.
Sau đó là sự tích đọng ngày càng tăng các sản phẩm chuyển hoá chứa nitơ. Hàng
đầu là Creatinin và urê. Bản thân Creatinin không độc nhưng sản phẩm thoái hóa
của nó có độc tính ( các chất creatinin, sarcosin, methylguanidun).
Kali, natri và nước vẫn được điều chỉnh tương đối tốt, chỉ tăng lên đến mức bệnh lý
khi hệ số thanh lọc đã giảm rất nặng: <10ml/phút. H+ cũng tăng tương đối chậm,
nhờ vốn kiềm lớn trong cơ thể, nhất là ở xương; tuy nhiên nhiều trường hợp có thể
dẫn đến nhiễm acid mất bù và góp phần quan trọng dẫn đến hôn mê.
Bao giờ cũng có thiếu máu và nhiều trường hợp có cao huyết áp đến mức cần xử lý.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đánh giá chức năng thận trong suy thận mạn.
Tốt nhất là đo hệ số thanh lọc (GFR).
Nếu không được, có thể theo dõi nồng độ các chất trong máu: Creatinin, urê (giá trị

nhất, vì không tái hấp thu); Phosphat, urat, H+…(tạm được, vì tái hấp thu một phần
và vì ống thận có bài tiết); Natri,Cl (kém giá trị, vì tái hấp thu mạnh). Khi mất tớI
30% nephron nhưng nước và natri trong cơ thể vẫn bình thường.
Ảnh hưởng của suy thận mạn tới các dịch cơ thể.
Phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Lượng nước và thức ăn đưa vào cơ thể
Mức độ suy thận.
Do vậy chế độ ăn uống rất quan trọng đối với suy thận.
Nếu suy thận vẫn sử dụng chế độ ăn uống như bình thường thì dịch ngoài tế bào sẽ
tương tự như sau: tăng rõ nhất là hợp chất nito, sau đó là K+, nước, Na+, H+, HPO42và SO4-, còn HCO3- thì giảm nhiều.
Hậu quả và biểu hiện của tình trạng trên gồm có:

Phù toàn thân (do giữ muối và nước)
Nhiễm acid
Nồng độ cao các hợp chất nitơ phi protein trong máu


Trung

Tăng nồng độ các chất đào thải khác (sulphat, phosohat, kali, các base guanidin.
Phức hợp cận lâm sàng này tham gia hội chứng urê huyết cao, bên cạnh các triệu
chứng lâm sàng.
Hội chứng urê- huyết.
Thoạt đầu, coi urê là thủ phạm gây hội chứng nhiễm độc nội sinh trong suy thận,
sau mở rộng đến các hợp chất nitơ khác (sản phẩm chuyển hoá cuối của protêin).
Chúng có thể tăng hàng chục lần sau 1-2 tuần suy thận toàn bộ và song song với
mức độ suy mạn tính; do vậy hay được theo dõi để đánh giá, nhất là creatinin và
urê.
Nhiễm acid trong suy thận mạn.
Mỗi ngày cơ thể sản xuất các acid chuyển hóa, cũng như các kiềm chuyển hóa và

chúng trung hòa nhau. Tuy nhiên, lượng acid sản xuất ra vượt lượng kiềm khoảng
50-80 millimol và được thận đào thải. Suy thận, tùy mức độ, làm tích đọng một
phần hay toàn bộ số acid này trong các dịch cơ thể. Khi kho kiềm của cơ thể bị sử
dụng cạn kiệt, pH máu sẽ giảm nhanh, gây hôn mê và chết nếu pH dưới 6.8. Khi suy
thận hoàn toàn thì sau 10-12 ngày lượng H+ có thể tăng đến mức gây chết.
Điều trị suy thận mạn.
Suy thận mạn khó biết nguyên nhân, diễn biến chậm kéo dài, luôn tiến triển và có
nhiều khả năng kết hợp với nhiều bệnh lý khác gây ảnh hưởng nặng nề cho sức
khỏe chó bệnh, dẫn đến khó khăn cho phục hồi và tốn kém cho điều trị.
CungHọc
cấp nước
sạch,
giảm
stress,
sử dụng
pháp trước
tâm
Liệu
ĐH
Cần
Thơ
@ thực
Tài phẩm
liệu ngon
họcmiệng
tập làvàliệunghiên
cứu
tiên.
Dược phẩm như kháng sinh, thuốc chống nôn, thuốc chống ung thư, hạ huyết áp
như Amlodipine (0.5-1.0mg/kg/lần/ngày), thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau.

Cấp chất bổ sung như chất kháng acid nhằm giữ P máu ở mức bình thường như:
Amphogel, hormone giúp điều hòa mức calcium trong máu như Calcitriol, chất bổ
sung Kali như Potassium chloride, bổ sung chất tăng ngon miệng như
Ciproheptadine (1.1mg/kg/12giờ), chất bổ sung hồng cầu như Erythropoietin.
Cấp dịch truyền nhằm tăng lợi niệu và cân bằng điện giải nhất là ở những chó bị
mất nước, chó bị ngộ độc.
Điều trị triệu chứng và diệt khuẩn bằng dược phẩm như kháng sinh, thuốc chống
nôn, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc hạ huyết áp như Amlodipin
(0.5-1mg/kg.ngày), bổ sung vitamin nhóm B.
Cấp thực phẩm chức năng nhằm tăng cường chất bổ sung protein chất lượng cao
như trứng, pedirree adrance


×