Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

DINH DƯỠNG KHOÁNG n, p, k, mg, ca, zn và ẢNH HƯỞNG bón lân TRÊN hàm LƯỢNG KHOÁNG CHẤT của bắp LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.94 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN BẢO TRÂN

DINH DƯỠNG KHOÁNG N, P, K,
Mg, Ca, Zn VÀ ẢNH HƯỞNG BÓN LÂN
TRÊN HÀM LƯỢNG KHOÁNG CHẤT CỦA
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ
@LAI
Tài liệu học tập và nghiên cứu
BẮP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

DINH DƯỠNG KHOÁNG N, P, K,
Mg,liệu


Ca,ĐH
ZnCần
VÀThơ
ẢNH
BÓN
LÂN
Trung tâm Học
@ HƯỞNG
Tài liệu học
tập và
nghiên cứu
TRÊN HÀM LƯỢNG KHOÁNG CHẤT CỦA
BẮP LAI

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. Ngô Ngọc Hưng

Sinh viên thực hiện:
Trần Bảo Trân
MSSV: 3053210
Lớp: KHĐ K31

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

----o0o----

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài: “Dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca, Mg, Zn và ảnh hưởng bón
lân trên hàm lượng khoáng chất của bắp lai”
Do sinh viên: Trần Bảo Trân MSSV: 3053210 Lớp Khoa học đất khóa 31
- Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ thực
hiện từ 01/2009 đến 05/2009.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………….

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2009
Cán bộ hướng dẫn.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o---XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Xác nhận đề tài: “Dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca, Mg, Zn và ảnh hưởng
bón lân trên hàm lượng khoáng chất của bắp lai”
Do sinh viên: Trần Bảo Trân MSSV: 3053210 Lớp Khoa học đất khóa
31 - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ thực
hiện từ 01/2009 đến 05/2009.

Ý kiến của Bộ Môn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………….

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài: “Dinh dưỡng
khoáng N, P, K, Ca, Mg, Zn và ảnh hưởng bón lân trên hàm lượng khoáng

chất của bắp lai”
Do sinh viên: Trần Bảo Trân MSSV: 3053210 Lớp Khoa học đất 31 Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện
và bảo vệ trước hội đồng ngày….. tháng….. năm 2009.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức……………………………

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ý kiến của hội đồng:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………….

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2009.
Chủ tịch hội đồng

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Trần Bảo Trân
Ngày sinh: 27-02-1987
Nơi sinh: Bình Thủy – Cần Thơ
Con ông: Trần Tam Nám
Và bà: Trần Thị Thu Trang
Quê quán: Bình Thủy , Bình Thủy – Cần Thơ

Năm 2005: tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường THPT Bùi Hữu Nghĩa,
Q Bình Thủy- TP Cần Thơ
Từ năm 2005-2009: học tại trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và
SHƯD. Tốt nghiệp kỹ sư Khoa học đất năm 2009

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Người khai ký tên

Trần Bảo Trân

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


i

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác gi ả luận văn


Trần Bảo Trân

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


iii

LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn!
PGS. Ts. Ngô Ngọc Hưng đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến để
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Chị Trương Thúy Liễu, anh Phan Toàn Nam và anh Tr ần Minh Giàu đã tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
Quý Thầy, Cô Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt khóa học
Ba, Mẹ và những người thân đã lo lắng và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập
Chân thành cảm ơn!
Quí Thầy Cô, Anh Chị trong phòng thí nghiệm và các bạn sinh viên lớp Khoa
Học Đất, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã
động viên, cung cấp tài liệu và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập và
thực hiện luận văn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



iv

Trần Bảo Trân. 2009. “Dinh dưỡng khoáng N, P, K, Mg, Ca, Zn và ảnh hưởng bón
lân trên hàm lượng khoáng chất của bắp lai”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư nghành Khoa
Học Đất khóa 31. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD. Trường Đại Học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Cây bắp hiện được xem là một trong các loài cây lương thực chủ đạo của thế giới.
Việc canh tác bắp cũng vì thế mà ngày càng phổ biến và được chú trọng hơn. Tuy
nhiên, biện pháp canh tác như thế nào cho hợp lý và đạt năng suất cao còn tùy thuộc
vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, biện pháp bón phân nhằm cung cấp lượng dưỡng chất
đáp ứng nhu cầu cây trồng và bồi hoàn lại cho đất phần nào lượng dinh dưỡng mất đi
do sự hút thu của cây là rất quan trọng. Để việc bón phân đạt hiệu quả hơn, cần phải
hiểu rõ về hàm lượng, tỉ lệ của một số dưỡng chất trong cây bắp. Với mục tiêu đó, đề
tài nghiên cứu “Dinh dưỡng khoáng N, P, K, Mg, Ca, Zn và ảnh hưởng bón lân
trên hàm lượng khoáng chất của bắp lai” đã được tiến hành. Mẫu hạt và thân bắp
lai được sử dụng từ thí nghiệm trong nhà lưới Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
dụng năm 2008. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần
lặp lại. Nghiệm thức (NT) thí nghiệm bao gồm:
- Chín loại đất (mô tả trong bảng 1 phụ chương)
- Hai mức độ P: (i) Không bón P (180-0-90) và (ii) có bón lân (180-90-90)

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Các loại khoáng được phân tích bao gồm: N, P, K, Ca, Mg và Zn. Sau khoảng thời
gian phân tích từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009, đã thu được một số kết quả:
- Trong bắp lai, hạt chứa nhiều N (1.94-2.29 %) và P (0.26-0.41%), riêng K tập
trung chủ yếu trong thân (0.93-1.48%) còn trong hạt thấp hơn (0.35-0.61%). Các
nguyên tố trung lượng tích lũy nhiều trong thân: Ca (0.1 – 0.3%), Mg (0. 2 – 0.4%),
còn trong hạt thì rất thấp nhất là Ca chỉ khoảng 57-98 ppm, %Mg nằm trong hạt

khoảng 0.09-0.13%
- Hàm lượng của các nguyên tố được phân tích ở trên thì cao nhất là N kế đến là
K, P, Mg, Ca và Zn. Có sự khác biệt giữa hàm lượng của cùng một dưỡng chất trong
bắp trồng trên các biểu loại đất khác nhau
- Tỷ lệ hàm lượng các dưỡng chất trong hạt bắp được sắp xếp theo thứ tự như
sau: Mg/Ca (12) > N/P (7)> N/K (4.9) > K/P (1.4)
- Việc bón P chỉ làm tăng hàm lượng P trong cây mà không ảnh hưởng đáng kể
đến các dưỡng chất khác.Tuy nhiên, P góp phần làm tăng sinh khối cây. Do đó, ở
nghiệm thức bón P thì hàm lượng dưỡng chất hút thu được luôn cao hơn ở nghiệm
thức không bón P

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


v

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
ii
Cảm tạ
iii
Tóm lược
iv
Mục lục
v
Danh sách hình
vii
Danh sách bảng

viii
GIỚI THIỆU
1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 Sơ lược về cây bắp
2
2
1.1.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và Việt Nam gần 50 năm qua
*Thế giới
2
* Việt Nam
3
1.1.2 Một số đặc điểm của cây bắp
4
5
1.2 Khái quát về Lân (P)
1.2.1 Vai trò của P đối với cây trồng
5
1.2.2 Lân trong đất
7
a) Lân tổng số
7
10
b) Lân dễ tiêu
Trung tâm1.3
Học
liệu
Đạm
(N) ĐH

trong Cần
cây Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 11
1.4 Kali (K) trong cây
12
13
1.5 Canxi (Ca)
1.5.1 Hàm lượng và các dạng canxi trong đất, trong cây
13
1.5.2 Vai trò sinh lí của canxi
14
* Điều hòa tính thấm của màng và điều tiết enzyme
14
* Canxi và sự tăng trưởng của tế bào
14
* Sự cân bằng Cation-anion và điều hoà thẩm thấu
15
1.5.3 Nhu cầu canxi của thực vật, triệu chứng của cây trồng khi thừa
15
hoặc thiếu canxi
1.6 Magie (Mg)
16
1.6.1 Hàm lượng và các dạng Mg trong đất, trong cây
16
1.6.2 Vai trò sinh lí của magiê
17
* Magiê đối với sinh tổng hợp diệp lục và điều tiết pH của tế bào
17
* Magiê đối với sự tổng hợp protein
17
* Vai trò của magiê trong sự điều tiết các enzym và truyền năng

18
lượng
1.6.3 Nhu cầu magiê của thực vật, triệu chứng của cây trồng khi thừa
18
hoặc thiếu magiê
1.7 Kẽm (Zn)
19
19
1.7.1 Hàm lượng và các dạng kẽm trong đất và trong cây
1.7.2 Vai trò sinh lí của nguyên tố kẽm
19
* Điều hoà cấu trúc và chức năng của các enzym
19
* Vai trò của Zn trong tổng hợp tinh bột
20

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


vi

* Vai trò của kẽm trong tổng hợp protein
1.7.3 Mối tương tác giữa P và Zn
1.7.4 Nhu cầu kẽm đối với thực vật và những biểu hiện của cây trồng
khi thiếu hoặc thừa kẽm
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
2.1.2 Đất thí nghiệm
2.1.3 Giống

2.1.4 Dụng cụ phân tích
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm nhà lưới
2.2.2 Phương pháp phân tích
2.3 Chỉ tiêu phân tích
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Chương 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Hàm lượng các dưỡng chất N, P,K, Ca, Mg và Zn trong bắp trồng trên
chín biểu loại đất ĐBSCL
3.1.1 Đạm tổng số
3.1.2 Lân tổng số
3.1.3 Kali tổng số
3.1.4 Hàm lượng Ca
3.1.5 Hàm lượng Mg
Trung tâm Học
liệuHàm
ĐHlượng
Cần
3.1.6
Zn Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
3.2 So sánh hàm lượng các dưỡng chất đa lượng, trung lượng trong bắp
3.2.1 Dưỡng chất đa lượng
3.2.2 Dưỡng chất trung lượng
3.2.3 Tỷ lệ hàm lượng các dưỡng chất trong bắp lai
3.3 Ảnh hưởng của bón P trên hàm lượng dưỡng chất trong bắp
3.3.1 Đối với các dưỡng chất đa lượng
*Nguyên tố N
*Nguyên tố P
* Nguyên tố K
3.3.2 Ảnh hưởng của bón P trên hàm lượng Ca và Mg trong bắp

3.3.3 Ảnh hưởng của bón P trên hàm lượng Zn trong bắp
3.4 Khả năng hút thu dinh dưỡng của bắp
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHÂN TÍCH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

20
20
21

22
22
22
22
22
22
22
23
24
24
25
25

cứu

24

26
26
27
28
28
30
30
31
32
32
32
32
33
34
35
36
37
38
39
42
45
62


vii

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình


Diện tích bắp thu hoạch ở từng châu lục trong năm 2006 (FAO,
3
2008)
Bắp giai đoạn: 15; 45 và 75 ngày sau khi gieo
2
23
Hàm lượng đạm trong thân và hạt bắp trồng trên chín biểu loại
3.1
25
đất ĐBSCL
Hàm lượng P trong thân và hạt bắp trồng trên 9 biểu loại đất
3.2
26
ĐBSCL
Hàm lượng K trong thân và hạt bắp trồng trên 9 biểu loại đất
3.3
26
ĐBSCL
Hàm lượng Ca trong thân và hạt bắp trồng trên 9 biểu loại đất
3.4
27
ĐBSCL
Hàm lượng Mg trong thân và hạt bắp trồng trên 9 biểu loại đất
3.5
28
ĐBSCL
Hàm lượng Zn trong thân và hạt bắp ở nghiệm thức bón P trên 9
3.6
29

biểu loại đất ĐBSCL
Hàm lượng các dưỡng chất NPK trong thân và hạt bắp trồng
3.7
30
trên 9 biểu loại đất ĐBSCL
Hàm lượng các dưỡng chất Ca, Mg trong thân và hạt bắp trồng
3.8
31
9 biểu
đất ĐBSCL
tâm Họctrên
liệu
ĐHloại
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hàm lượng P trong hạt bắp ở 2 nghiệm thức bón P trên 9 biểu
3.9
34
loại đất ĐBSCL
Lượng hút thu trung bình của dinh dưỡng khoáng trong bắp lai
3.10
37
1

Trung

Trang

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



viii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng bắp, lúa mì, lúa nước thế
giới 1961- 2007 (FAO, 2008)
Sản xuất bắp ở Việt Nam 1961-2007
Tình hình sản xuất bắp ở các vùng lớn trong cả nước
trong năm 2007
1.4 Tình hình sản xuất bắp ở ĐBSCL 1998- 2007
1.5 Chất dinh dưỡng cây bắp lấy đi sau 1 vụ thu hoạch
(kg/ha) (Đỗ Thị Thanh Ren, 2003)
1.6 Hàm lượng lân tổng số trên tầng mặt của các nhóm đất
chính vùng Tây Nam Sông Hậu
1.7 Đánh giá đất theo hàm lượng lân tổng số, % P2O5
1.8 Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo Đỗ Ánh (2003)
1.9 Thay đổi sắc tố ở lạp thể và hàm lượng chất khô trong lá
1.10 Ảnh hưởng của nguyên tố kẽm lên hoạt tính của các hệ
enzim ở lá bắp phát triển trong điều kiện thiếu kẽm
1.11 Ảnh hưởng của P cung cấp trên trọng lượng khô của
chồi và hàm lượng P và Zn trong lá non
3.1 Tỷ lệ hàm lượng (%) các dưỡng chất trong bắp
3.2 Ảnh hưởng của bón P trên hàm lượng N của bắp trồng
trên 9 biểu loại đất ĐBSCL
tâm
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập
3.3 Ảnh hưởng của bón P trên hàm lượng P của bắp trồng

trên 9 biểu loại đất ĐBSCL
3.4 Ảnh hưởng của bón P trên hàm lượng K của bắp trồng
trên 9 biểu loại đất ĐBSCL
3.5 Ảnh hưởng của bón P trên hàm lượng Ca và Mg trên 9
biểu loại đất
3.6 Ảnh hưởng của bón P trên hàm lượng Zn trong bắp
3.7 Lượng dinh dưỡng mà bắp hút thu trên 9 biểu loại đất thí
nghiệm
1.2
1.3

Trung

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang
2
3
4
4
5
8
8
11
18
20
21
32
33


và nghiên
cứu
33
35
35
36
35


1

GIỚI THIỆU
Bắp là nguồn lương thực quan trọng của thế giới, nó được xếp thứ năm về diện tích và
thứ ba về sản lượng, phổ biến nhất là bắp lai với diện tích khoảng 70%. Đã có nhiều
dự án được thực hiện nhằm mục tiêu gia tăng năng suất và lợi nhuận ở những vùng
trồng bắp chủ yếu của Việt Nam, thông qua việc áp dụng kỹ thuật canh tác tối ưu, biện
pháp quản lý chất dinh dưỡng chuyên vùng và quản lý chất dinh dưỡng tổng hợp.

Trung

Qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy phân bón là nhân tố ảnh hưởng
đến năng suất cây trồng mạnh nhất. Trong canh tác bắp, việc bón phân cân đối không
chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho cây mà còn hạn chế tình trạng mất cân bằng dinh
dưỡng trong đất. Bên cạnh các nguyên tố đa lượng NPK, cây bắp còn cần nhiều
nguyên tố trung và vi lượng khác như Ca, Mg, Zn… sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố
nào đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Việc gia tăng năng suất cây
trồng là kết quả của sự đáp ứng đầy đủ và cân đối về nhu cầu của các nguyên tố đa,
trung và vi lượng. Mỗi nguyên tố có hàm lượng và nhu cầu khác nhau đối với từng bộ
phận của cây, mặt khác khả năng hút thu của cây đối với từng nguyên tố cũng khác
nhau. Ở từng giai đoạn, cây bắp sẽ hút thu những lượng dưỡng chất khác nhau tùy vào

nhu cầu của cây. Vì thế, cần tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây bắp
thông qua việc xác định hàm lượng của mỗi nguyên tố để có thể cân đối dinh dưỡng
tâm
Học
ĐHtrồng
Cần
@ưuTài
họcBên
tậpcạnh
vàđónghiên
cứu
và tăng
năng liệu
suất cây
đếnThơ
mức tối
là rấtliệu
cần thiết.
đã có nhiều
nghiên cứu về ảnh hưởng của lân đến sự sinh trưởng và đáp ứng năng suất bắp, tuy
nhiên còn ảnh hưởng của lân đối với các chất khoáng khác trong bắp như thế nào thì
chưa được tìm hiểu nhiều.
Từ những vấn đề trên đề tài nghiên cứu “Dinh dưỡng khoáng N, P, K, Mg, Ca, Zn
và ảnh hưởng bón lân trên hàm lượng khoáng chất của bắp lai” đã được thực hiện
nhằm khảo sát:
(i) Hàm lượng dưỡng chất N, P, K, Ca, Mg và Zn trong cây bắp trên chín biểu
loại đất Đồng bằng sông Cửu Long
(ii) Tỷ lệ hàm lượng một số dưỡng chất trong cây bắp lai
(iii) Ảnh hưởng của bón P trên hàm lượng N, P, K, Mg, Ca, Zn của bắp


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


2

CHƯƠNG 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về cây bắp
Bắp có tên khoa học là Zea mays L., được Linnaeus đặt tên vào năm 1737. Thuộc họ
hoà thảo (Gramineae), bộ hoà thảo (Graminales). Bắp là cây hằng niên, có thể sinh
trưởng trên vùng khí hậu rộng lớn khắp mọi nơi trên thế giới, ở vĩ độ từ 0 đến 40 - 500
Bắc bán cầu và 0 - 300 Nam bán cầu. Cây bắp được coi là một trong ba loại cây lương
thực quan trọng nhất thế giới, đứng vị trí thứ 3 sau lúa mì và lúa nước, góp phần nuôi
sống 1/3 dân số thế giới, lại giàu dinh dưỡng hơn lúa mì và gạo
1.1.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và Việt Nam gần 50 năm qua
* Thế giới

Trung

Ngành sản xuất bắp thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là
trong hơn 40 năm gần đây, bắp là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao
nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất bắp trung bình
của thế giới chỉ chưa đến 2 tấn/ha, năm 2004 đã đạt 4.9 tấn/ha. Năm 2007, theo
USDA, diện tích bắp đã vượt qua lúa nước, với 157 triệu ha, năng suất 4.9 tấn/ha
và sản lượng đạt kỷ lục với 766.2 triệu tấn. (FAOSTAT, USDA 2008). Diện tích trồng
bắp lớn nhất và chiếm phần lớn là ở Châu Mỹ, theo sau là châu Á, châu Phi, châu Âu
tâm
Thơ
Tài thế
liệu
học

tậpTrung
và nghiên
cứu
(FAO,Học
2008).liệu
Các ĐH
nước Cần
sản xuất
bắp @
lớn nhất
giới
là Mỹ,
Quốc, Brazil,
Mexico (FAO, 2005)
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bắp, lúa mì, lúa nước thế giới 1961- 2007 (FAO,
2008)

Năm

Diện tích (1000ha)

Năng suất (tấn/ha)

1961
2004
2005
2006
2007

104.8

145.0
145.6
148.6
157.0

2.0
4.9
4.8
4.7
4.9

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Sản lượng (1000
tấn)
204.2
714.8
696.3
704.2
766.2


3

96
13439
26118

Châu Phi
Châu Mỹ

Châu Á

47365

Châu Âu
Châu Úc

57359

Hình 1: Diện tích bắp thu hoạch ở từng châu lục trong năm 2006 (FAO, 2008)

* Việt Nam

Trung

Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn hecta
trồng Học
bắp, năm
đã chiếm
khoảng
95%học
trongtập
số và
hơn nghiên
1 triệu hecta.
tâm
liệu2007
ĐHgiống
Cầnlai Thơ
@ Tài

liệu
cứu
Năng suất bắp nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới
trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất bắp nước ta chỉ bằng 34% so với
trung bình thế giới (11/32 tạ/ha), đến năm 2007 đã đạt 81.0% (39.6/49 tạ/ha). Năm 1994,
sản lượng bắp Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn, và
năm 2007 chúng ta đạt diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay: diện
tích là 1.072.800 ha, năng suất 39.6 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn - 4.250.900
tấn (Ngô Xuân Hào, 2008)
Bảng 1.2: Sản xuất bắp ở Việt Nam 1961-2007
Năm

1961

1975

1990

1994

2000

2005

2007

Diện tích
(1000ha)

229.2


267

432

534.6

730.2

1052.6

1072.8

Sản lượng
(1000 tấn)

260.1

280.6

671

1143.9

2005.9

3787.1

4250.9


Năng suất
(tạ/ha)

11.4

10.5

15.5

21.4

25.1

36

39.6

Nguồn: Tổng cục thống kê

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


4
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất bắp ở các vùng lớn trong cả nước trong năm 2007

Diện tích

Năng Suất

Sản lượng


(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

Đồng bằng sông Hồng

84.7

41.7

352.8

Đông Bắc

236

31.5

744.1

Tây Bắc

172

31.5

541.3


Bắc Trung Bộ

137.3

36.0

494.8

Duyên hải Nam Trung Bộ

42.1

40.2

169.3

Tây Nguyên

233.4

40

1026.6

Đông Nam Bộ

126.1

45.7


576.4

Đồng bằng sông Cửu Long

36.3

55.7

202.2

Vùng

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích trồng bắp chưa thể sánh
kịp các vùng khác như Đồng bằng sông Hồng nhưng lại cho năng suất trung bình cao
nhất nước (55.7tạ/ha). Hiện diện tích trồng bắp ở khu vực này ngày càng gia tăng chủ
yếu là ở các tỉnh An Giang (10.5 nghìn ha), Trà Vinh (5.3 nghìn ha), Long An (4.6
nghìn ha) từ đó cho thấy tiềm năng sản xuất của cây bắp ở đây là rất lớn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất bắp ở ĐBSCL 1998- 2007
Năm
Diện
tích
(1000ha)
Sản
lượng
(1000

tấn)
Năng
suất
(tạ/ha)

1998 1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Sơ bộ
2007

17.1

17.7

19.0


22.9

26.5

31.6

32.5

34.9

33.7

36.3

54.1

48.1

51.8

95.5

112.0 150.0 172.3 189.7 188.7

202.2

31.6

27.2


27.3

41.7

42.3

55.7

47.7

53

54.4

56

Nguồn: Tổng cuc thống kê

1.1.2 Một số đặc điểm của cây bắp
Trong điều kiện khí hậu Việt Nam theo Chu Thị Thơm et al.(2005), trồng bắp càng
có nhiều ánh nắng càng thuận lợi cho cây sinh trưởng và tạo năng suất. Tuy nhiên,
thời gian trồng bắp trong một vụ ngắn, số giờ chiếu sáng trong ngày ngắn nên các vụ
trồng bắp ở Việt Nam thường có tổng lượng bức xạ thấp. Đây là một trong những
nguyên nhân làm cho năng suất bắp ở nước ta thấp. Do vậy, cần phải chọn thời vụ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


5


gieo trồng sao cho bắp nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất.Trồng bắp không kén đất
nhưng thích hợp nhất là đất thịt hay đất thịt pha cát, xốp, giàu dinh dưỡng, thoáng khí
và giữ nước tốt, có pH từ ít chua đến trung tính (5.5-7.0)
Chu kỳ sinh trưởng của cây bắp thường bắt đầu từ khi hột nẩy mầm đến khi trái chín
hoàn toàn, trung bình từ 90-160 ngày tùy giống, điều kiện canh tác và môi sinh. Theo
Bùi Thế Hùng (1997), sự phát triển này được chia ra làm năm giai đoạn là giai đoạn
nẩy mầm, giai đoạn cây con, giai đoạn vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản, giai
đoạn nở hoa và giai đoạn chín. Trong đó, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của cây bắp
được bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây có cờ (khoảng 55-60 ngày)
Bảng 1.5: Chất dinh dưỡng cây bắp lấy đi sau 1 vụ thu hoạch (kg/ha) (Đỗ Thị Thanh Ren, 2003)

Nguyên tố đa
lượng

Bộ phận
của cây
N

Nguyên tố trung
lượng

P2O5 K2O MgO CaO

S

Nguyên tố vi lượng
Fe

Mn


Cu

Zn

B

Cl

Hạt

129

71

47

18

2.1

12 0.11 0.1 0.02 0.19 0.05

4.5

Thân

62

18


188

55

55

9

76

Tổng cộng 191

89

235

73

2.02 0.3 0.09 0.19 0.14

57.1 21 2.13 0.3 0.11 0.38 0.19 80.5

1.2 Khái
quát
về Lân
Trung tâm
Học
liệu
ĐH(P)Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.1 Vai trò của P đối với cây trồng

Lân có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và protein (Fageria,
1992). P là nguyên tố thành phần rất cần thiết của vật chất sống. Đứng thứ 2 sau
nguyên tố N, nó bị giới hạn bởi đất (Yoshida, 1972). Lân là nguyên tố cấu thành phân
tử adenosine triphosphate (ATP), nucleotides, nucleic acids, và phospholipids. Chức
năng chính là dự trữ năng lượng và vận chuyển vật chất qua màng tế bào. Lân rất di
động trong cây, kích thích chồi và rễ phát triển, gây trổ hoa sớm, và chín sớm trên cây
trồng đối với những vùng lạnh. Lân đặc biệt quan trọng đối với thời kỳ đầu của một
giai đoạn sinh trưởng (Achim Dobermann, 2000). Hiện nay lân là yếu tố hạn chế năng
suất, chi phối độ phì nhiêu thực tế của đất và đã trở thành vấn đề chiến lược đối với
nông nghiệp nước ta vì hàm lượng lân ở các loại đất đều thấp (Đỗ Ánh và Bùi Đình
Dinh, 1992)
Trong cây tỉ lệ lân biến động trong phạm vi 0.08-1.14% so với chất khô (Vũ Hữu
Yêm, 1997). Phần lớn lân được dữ trữ trong hạt. Trong cây lân chủ yếu nằm dưới
dạng hữu cơ, chỉ có 10-12% là lân vô cơ. Cây trồng hấp thu lân ở dạng H2PO4- hoặc
HPO42-. Khác với đạm, lân luôn giữ ở dạng oxi hóa bên trong cây. Lân hiện diện ở
dạng lân vô cơ hoặc dạng ester của acid phosphorid, nghĩa là trong acid nucleic (DNA
và RNA), lân hiện diện mang tính không thể thay thế được cho sự tạo tính di truyền
của cây trồng. Bên cạnh đó lân còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng lượng
biến dưỡng trong cây. Adenosin triphosphate là một nucleic acid đơn, một hợp chất

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


6

trữ năng lượng cho tiến trình hô hấp hoặc quang tổng hợp trong cây. Lân là thành
phần của lipid đặc biệt là phospholipids. Nhưng hợp chất này là thành phần chính của
màng tế bào. Các thành phần khác của lân trong cây ở dạng lân vô cơ. Các dạng này là
thành phần dự trữ của lân trong cây ở điều kiện lân được hấp thu cao (Đỗ Thị Thanh
Ren, 1999). Trong quá trình trao đổi chất của cây, lân là chất cần thiết bậc nhất. Các

quá trình hình thành và tích lũy carbon hydrat, protid, chất béo… đều có sự tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp của lân
Theo Đỗ Ánh (2003) lân là thành phần của adenosine triphosphate (ATP), lân có tác
dụng thúc đẩy quá trình chín, lân là nguồn năng lượng vận chuyển và bảo tồn vật chất,
lân cần thiết cho hình thành acid nucleic và phospholipid, thúc đẩy đẻ nhánh trổ bông
và tăng cường chất lượng hạt. Lân giúp cho việc phân chia tế bào được dễ dàng hơn
(Vũ Hữu Yêm, 1995).
Lân có khả năng điều hòa khi những phản ứng của môi trường trong cây thay đổi đột
ngột. Ví dụ như trong dịch tế bào có ion H2PO4-, HPO42-, tùy theo dịch tế bào các ion
này sẽ có sự chuyển biến khác nhau theo từng chương trình sau
HPO42- + H2O →
H2PO4- →

Trung

H2PO4- + OHHPO42- + H+

Do đó làm tăng khả năng điều chỉnh pH, làm tăng tính hoãn xung của nguyên sinh
chất tế bào. Ngoài ra, còn làm cho cây có sức chịu đựng với môi trường hơn. Nói cách
tâm
Học
liệu
@Văn
Tài
liệu
học tập và nghiên cứu
khác lân
có tác
dụngĐH
giải Cần

độc choThơ
cây (Lê
Căn,
1985)
Lân giúp rễ cây phát triển mạnh, ăn sâu lan rộng, giúp cây đứng vững, hút được nhiều
dưỡng chất khác trong đất. Thúc đẩy việc ra rễ bên đặc biệt là lông hút (Vũ Hữu Yêm,
1995)
Lân làm tăng cường phẩm chất của nông sản. Nếu bón đầy đủ lân, sản phẩm sẽ chứa
nhiều vitamine thuộc nhóm B2. Lân làm tăng cường khả năng hút thu đạm do nó có
tác dụng chống chế độ độc của lượng đạm khoáng, tăng cường việc chuyển biến đạm
khoáng thành đạm protid
Bón lân làm tăng quá trình chuyển hóa đạm nitrate, do đó làm giảm mạnh nồng độ
đạm nitrate trong cây (Trần Thị Tường Linh et al., 2005)
Ngoài ra lân còn có tác dụng giúp cây tăng các khả năng chống chịu với điều kiện bất
thuận như: khả năng chịu rét, chịu hạn và khả năng chống chịu sâu bệnh hại cây trồng
Theo Đỗ Ánh (2003) đối với đất lân là một chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất Đất giàu lân
mới có độ màu mỡ cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu lân. Vì vậy giữa
đất và lân có mối tương quan. Do đó năng suất cây trồng tăng tỉ lệ thuận với liều
lượng bón lân.
Sự hấp thu lân của cây bắp tăng theo sự phát triển của cây. Lượng lân tích lũy trong
cây chỉ bằng nữa lượng đạm. Theo Chu Thị Thơm et al. (2005), lượng lân trong hạt ở

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


7

tỷ lệ 0.55-0.6% P2O5 và trong thân 0.3-0.35%. Ở giai đoạn bắp có 3-4 lá, lân có vai trò
quan trọng dù nhu cầu không nhiều và là thời kỳ khủng hoảng lân của cây bắp, nếu
thiếu lân trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Nhu cầu này tăng

mạnh trong khoảng thời gian 25-50 ngày sau mọc do cần cho sự phát triển của bộ rễ,
các cơ quan sinh trưởng, phân hóa hoa, tạo tiền đề cho năng suất sau này. Thời kỳ 50100 ngày sau trồng (trước trỗ cờ đến làm hạt), cây hút lượng lân lớn nhất (khoảng
65%) đặc biệt vào thời kỳ thụ phấn tạo hạt. Thời kỳ chín yêu cầu lân giảm dần, 25
ngày trước khi thu hoạch cây chỉ hút 5% so với tổng nhu cầu của cây. Như vậy cũng
giống như đạm, nhu cầu lân của bắp có hai thời kỳ đầu và cuối của quá trình sinh
trưởng thấp, còn các thời kỳ giữa nhu cầu lân rất cao. Theo Dương Minh (1999), trong
giai đoạn tạo hột, ngoài lượng lân hấp thu thêm (1/2 tổng lân), một số lân ở lá, thân
cờ, lá bi và lõi đều được chuyển vị về hột làm tổng lân ở hột chiếm 3/4 tổng lân của
cây (0.42-0.81% P2O5)
Cây bắp rất dễ bị phản ứng thiếu lân trong giai đoạn cây con, nhất là khi cây được 4-6
lá. Khi thiếu lân, cây con phát triển chậm, thân lá có màu xanh đậm do hàm lượng
diệp lục tố tăng, bên cạnh đó cây trồng sản xuất một lượng antocianine nên trên lá
xuất hiện màu tím hồng. Triệu chứng này bị che khuất khi cây trưởng thành, chỉ còn
thể hiện qua hiện tượng cây phun râu trễ, hàng hột không đều, xoắn lại, hột nhỏ

Trung tâm
Họctrong
liệuđấtĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.2 Lân
Lân trong đất thường nằm dưới dạng hữu cơ và vô cơ. Nhưng người ta thường phân
biệt lân trong đất dựa vào lân tổng số và lân dễ tiêu
a) Lân tổng số
Tổng số các hợp chất lân trong đất, dù kết hợp với cation nào, ở dạng nào, hữu cơ
hoặc vô vơ gộp lại thành “lân tổng số” của đất, thể hiện bằng hàm lượng tổng số P2O5
(Lê Văn Căn, 1985). Do đó lân tổng số chỉ cho chúng ta biết được tổng lượng lân
trong đất mà không cho biết khả năng cung cấp lân cho cây trồng. Mặc khác các loại
cây trồng khác nhau thì khả năng sử dụng lân cũng khác nhau. Các đất có hàm lượng
lân tổng số khác nhau, đặc biệt ở Việt Nam hàm lượng lân tổng số rất thấp. Nhưng xét
về phì nhiêu thực tế thì lân tổng số không có ý nghĩa gì nhiều, vì đại bộ phận lân tổng
số ở dạng khó tiêu đối với thực vật (Nguyễn Tử Siêm et al., 2000)

Hàm lượng lân tổng số trong đất biến thiên trung bình từ 0.02–0.15% P2O5. Đất vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long nhìn chung nghèo lân tổng số, hàm lượng lân trung bình
của các nhóm đất chính là 0,06% P2O5. Đất phù sa nhiễm mặn có hàm lượng lân tổng
số khá 0.088% P2O5. Đất phù sa Sông Hồng có hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu
nhiều hơn đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Phù sa
Sông Hồng, mặn trung tính kiềm có tỉ lệ lân trung bình 0,1% P2O5 (Nguyễn Tử Siêm
et al., 2000). Hai dạng chủ yếu của lân tổng số là lân vô cơ và lân hữu cơ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


8
Bảng 1.6: Hàm lượng lân tổng số trên tầng mặt của các nhóm đất chính vùng Tây Nam
Sông Hậu. (Ngô Ngọc Hưng et al, 1990)
Hàm lượng P2O5 (%)

Nhóm đất
Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

Phèn

0.053

0.017

0.150


Phèn nhiễm mặn

0.061

0.022

0.131

Phù sa

0.060

0.011

0.236

Phù sa nhiễm mặn

0.088

0.028

0.293

Bảng 1.7: Đánh giá đất theo hàm lượng lân tổng số, % P2O5 ( Lê Văn Căn, 1978)
Lân tổng số %

Đánh giá


<0.03

Rất nghèo

0.04 – 0.06

Nghèo

0.061 – 0.080

Trung bình

0.081 – 0.13

Khá

>0.13

Giàu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

* Lân hữu cơ
Là dạng lân liên kết với chất hữu cơ nên nó được tìm thấy chủ yếu ở lớp đất mặt. Hàm
lượng lân hữu cơ trong đất thay đổi tùy theo loại đất và gia tăng với hàm lượng chất
hữu cơ theo thứ tự sau: đất cát < đất sét < đất than bùn (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004)
Dạng lân hữu cơ trong đất biến động từ 10–15% lân tổng số bao gồm các phytin,
nucleoprotein, lecitin, hợp chất mùn và các acid hữu cơ chứa lân, các acid mùn chứa
4–5% lân và trong điều kiện thuận lợi có thể giải phóng 15–20 kg lân/ha/năm (Nguyễn
Tử Siêm et al., 2000)

Trong đất, phytin thường chiếm tỉ lệ dưới 30–40% tổng số lân hữu cơ và không hòa
tan trong nước (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Phospholipid là hợp chất lân béo được tìm
thấy ở thực vật, cùng với nucleic acid chúng chiếm tỉ lệ 1–2% lân hữu cơ trong đất
(Đỗ Thị Thanh Ren, 2004)
Theo Nguyễn Chí Thuộc et al., (1974), dạng lân hữu cơ trong đất phổ biến là dạng
Phytate chiếm 50% tổng số lân hữu cơ. Ở đất chua lân hữu cơ chủ yếu là dạng nhôm
phytate, sắt phytate, còn ở đất trung tính chủ yếu là canxiphytate. Canxi phytate hòa
tan trong acid và không hòa tan trong môi trường trung tính hoặc kiềm, trái lại phytate

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


9

nhôm và sắt không hòa tan trong acid nhưng hòa tan trong môi trường kiềm (Đỗ Thị
Thanh Ren, 2004)
Ngoài ra lân trong đất còn tồn tại ở cơ thể vi sinh vật nhưng cây không thể hút trực
tiếp được phải đến khi vi sinh vật chết đi và cơ thể của chúng bị khoáng hóa cây mới
hút được (Nguyễn Chí Thuộc et al., 1974). Theo Lê Văn Căn (1978) trong đất mùn,
lân hữu cơ dao động từ 0.81–2.45% phụ thuộc vào các loại đất khác nhau và điều kiện
sinh học hình thành các loại đất đó. Trong các loại đất khoáng, tỉ lệ lân hữu cơ từ 25–
65% và ở các chân đất nhẹ, đất bạc màu… có ít keo sét thì tỉ lệ lân thường thấp hơn
các chân đất khác
Sau khi các chất hữu cơ trong đất được phân hủy thì chất hữu cơ mới được giải phóng
ra acid orthophosphorid và những muối dễ hòa tan của nó. Nhưng những dạng này bị
hấp phụ bởi đất và vi sinh vật cho nên lân hòa tan trong đất rất ít. Nếu ta vùi chất hữu
cơ nghèo lân vào trong đất, sau khi bị khoáng hóa thì lân dễ tiêu trong đất không tăng
mà còn bị giảm xuống, khi chất hữu cơ vùi vào đất ít hơn 0.2–0.3% P2O5 thì khi phân
giải sẽ không có thêm chút lân dễ tiêu nào vì bị vi sinh vật hút hết (Nguyễn Chí Thuộc
et al., 1974)

* Lân vô cơ (lân khoáng)

Trung

Hàm lượng lân vô cơ trong đất thường cao hơn lân hữu cơ, ngoại trừ trên các loại đất
hữu cơ, hàm lượng lân vô cơ gia tăng theo độ sâu của phẫu diện (Đỗ Thị Thanh Ren,
2004). Lân vô cơ chiếm khoảng 80% lân tổng số, bao gồm phosphate K, Na, NH4, Ca,
tâm
Học
ĐH
Cần
@phong
Tài hóa
liệuđáhọc
tập
vàgiảinghiên
Mg, Fe,
Al…liệu
đây là
những
sản Thơ
phẩm do
mẹ, do
phân
chất hữu cứu

hoặc do sự chuyển biến phân lân từ ngoài vào. Dạng dễ tan là phosphate của các
cation hóa trị I (KH2PO4; NaH2PO4), hay phosphate của kim loại kiềm thổ, phosphate
Ca, Mg ở dạng khó tan (CaHPO4; MgHPO4; Ca3(PO4)2; Mg3(PO4)2) và còn có thể ở
dạng hydroxyt apatit (Ca5(PO4)3OH) khó tan hơn (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1978). Lân

vô cơ nằm dưới dạng muối phosphate. Ở đất chua giàu sắt, nhôm là các phosphate sắt,
nhôm. Ở đất kiềm là các phosphate canxi và phosphate magiê. Ở đất mặn còn có thể
xuất phát phosphate natri (Vũ Hữu Yêm, 1995)
Theo Nguyễn Tử Siêm et al. (2000) các nhóm phosphate vô cơ tự do và liên kết với
các cation hóa trị I hầu như không có trong dung dịch đất, dạng liên kết với cation hóa
trị II cũng rất ít. Lân tồn tại chủ yếu dưới dạng các phosphate với các cation đa hóa trị
Fe-P, Al-P khó tan (chiếm tới 65–90%, thậm chí 95% lân tổng số). Phosphate sắt
chiếm trên 50% lân khoáng trong đất, có độ hòa tan thấp hơn P-Ca nhưng trong môi
trường chua chúng bền vững hơn P-Ca
Lê Văn Căn (1978) cho rằng dạng phosphate sắt, nhôm có thể cung cấp lân đáng kể
khi nó ở dạng trung tính nghĩa là tỉ lệ phân tử giữa phosphate và kim loại là 1:1. Trên
đất nhiệt đới, phosphate sắt, nhôm không ở dạng trung tính, chỉ có ở dạng acid khó tan
trong nước, nên đất nhiệt đới rất nghèo lân dễ tiêu (Nguyễn Chí Thuộc và ctv., 1974).
Theo Mathan, K.K and A.Amberger (1977) cho rằng nếu nồng độ Fe trên 5mg/l thì sẽ
ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng và hấp thu lân, còn lân ở mức cao làm giảm sự
vận chuyển của sắt từ rễ tới chồi

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


10

b) Lân dễ tiêu
Lân dễ tiêu được định nghĩa là phần hợp chất vô cơ chứa lân trong đất, có khả năng
hòa tan trong nước hoặc các dung môi yếu như các acid vô cơ có nồng độ thấp, các
muối kiềm như carbonate… phần lân đó cây trồng có thể hút thu được dễ dàng
(Nguyễn Vi và Trần Khải, 1978)
Lân dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu dao động và không ổn định ngay cả trong một
thời gian rất ngắn, ở ngay trong một loại đất. Mặc dù vậy lân dễ tiêu vẫn là một chỉ
tiêu đánh giá độ phì của đất rất quan trọng không thể thiếu được. Vì nếu hàm lượng

lân dễ tiêu cao thì đất có khả năng cung cấp lân nhanh và việc thu hút chất lân của bộ
rễ được thuận lợi (Lê Văn Căn, 1985)
Nhưng lân dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu tương đối phức tạp nó chịu sự tác động
mạnh mẽ của điều kiện môi trường, của vi sinh vật trong đó pH và các kim loại như:
Fe, Al, Mn, Ca cũng như các tinh khoáng silicat và các hydroxyt của các kim loại trên
có vai trò hết sức quan trọng đối với sự hữu dụng của lân
Chỉ tiêu lân dễ tiêu phản ánh khá trung thực nhu cầu bón lân cho bắp. Theo ý kiến của
đa số các nhà bác học thì lân dễ tiêu trong đất gồm các dạng chính sau đây
- Những phân tử riêng rẻ của H3PO4 trong dung dịch đất và trong nước tưới

Trung

- Những photphate dễ hòa tan trong nước của các kim loại có hóa trị I (NH4, K,
Na) với
các gốc
H2PO
PO43- @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm
Học
liệu
ĐH
Cần42-,Thơ
4 , HPO
- Những phosphate của kim loai đa hóa trị như Ca, Mg, Al, Fe với ion H2PO4
- Những ion H2PO4-, HPO42-, PO43- hấp thụ trên bề mặt keo đất
- Các phosphates Ca, Mg, Fe, Al… lúc mới thành lập
- Các phosphates Fe-P, Al-P bị khử hóa trong đất ở điều kiện yếm khí
Các dạng của lân dễ tiêu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ hòa tan của chúng
trong nước và mức độ hữu dụng của chúng đối với cây trồng. Hàm lượng lân dễ tiêu
trong dung dịch đất và trong cây thay đổi rất lớn tùy thuộc vào tính chất của đất, nhiệt

độ môi trường, hàm lượng lân tổng số, quá trình hình thành và phát sinh của đất cũng
như loại cây trồng trên đó
Theo Lê Văn Căn (1985) thì lân dễ tiêu trong đất rất dễ bị kết tủa: ở đất kiềm nó bị kết
tủa dưới dạng phosphate canxi, ở đất chua bị kết tủa dưới dạng phosphate sắt, nhôm.
Vì vậy lượng phosphate hòa tan khi ta bón vào đất không bao lâu sẽ chuyển thành
những dạng khó hòa tan hơn, và càng ít hòa tan thì càng chậm tiêu, khó được cây thu
hút. Canxiphosphate dễ dàng biến đổi thành lân dễ tiêu cho cây hơn là sắt, nhôm
phosphate (Nguyễn Chí Thuộc et al.,1974)

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


11

Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), nồng độ lân hòa tan rất thấp thường là 0.2-0.5mg/l.
Các loại đất giàu lân có thể chứa 1mg/l, các loại đất nghèo lân là 0,1mg/l. Cây có khả
năng thu hút được lân từ những nồng độ rất loãng trong dung dịch đất
Cây trồng hút lân chủ yếu dưới dạng ion H2PO4- sau đó mới đến ion HPO42. Dạng ion
PO43- cây không hút được vì thực tế ion này chỉ có mặt trong dung dịch đất ở pH = 10
trở lên, mà ở pH đó thì cây không phát triển được. Những loại phosphate dễ tiêu cho
cây nhất là các muối phosphate 1 kim loại, những loại muối này ở trong đất với tỉ lệ
nhỏ thường không quá 1mg/kg đất. Trong thực tế người ta thấy có nhiều loại muối
phosphate khó tan trong nước nhưng cây vẫn có thể sử dụng được (Nguyễn Chí Thuộc
et al., 1974)
Bảng 1.8: Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo Đỗ Ánh (2003)
% P2O5 dễ tiêu

Mức độ

Dưới 5mg/100g đất


Đất nghèo lân

5-10mg/100g đất

Đất trung bình

Trên 10mg/100g đất

Đất giàu lân

1.3 Đạm (N) trong cây
Đạm là thành phần không thể thiếu được trong tế bào thực vật. Đạm là nguyên tố quan
trọng nhất trong việc gia tăng năng suất cây trồng. Cây hấp thu đạm từ đất dưới hai
dạng NO3- và NH4+ . Một số cây trồng thích nghi với cả 2 dạng đạm, đối với bắp thích
nghi với dạng NH4+. Phần lớn cây trồng khi được cung cấp chỉ thích hợp trong khoảng
pH hẹp từ 5-6 (Ngô Ngọc Hưng et al.,2004). Theo Võ Thị Gương (2004) thì đạm là
dưỡng tố chính, là thành phần quan trọng của nhiều hợp chất cần thiết của cây trồng.
Đạm là thành phần chính của tất cả các amino acid tạo thành protein, enzyme mà các
hợp chất này kiểm soát toàn bộ các tiến trình sinh học bên trong cây. Tùy vào loài cây,
giai đoạn phát triển và bộ phận của cây. Trong cây trồng tỷ lệ đạm trung bình từ 1-3%
trọng lượng chất khô

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Khi thiếu đạm cây phát triển chậm, diệp lục tố khó thành lập nên cấu trúc lá bị vàng
úa, cây còi cọc, lù, lá hẹp, trái mau chín, năng suất kém, số lá, số chồi, số nhánh ít,
kích thước lá nhỏ. Triệu chứng thiếu trên xuất hiện ở các lá già bị vàng trong khi các
lá non vẫn còn xanh do sự di chuyển đạm sang các bộ phận non của cây và trên cuống
lá có đốm màu tím do sự tích tụ sắc tố anthocyanine

Cây trồng thiếu N có tỉ lệ carbohydrate/protein cao, lá nhỏ hẹp, trái nhỏ, tỉ lệ thân
lá/rễ và tỉ lệ trái/thân lá thấp hơn so với bón đủ N. Lá phát triển kém và có màu vàng
do hàm lượng diệp lục tố giảm. Lá già vàng khô và rụng sớm

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


×