Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.05 KB, 100 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài........................................................2

3.

Mục đích nghiên cứu.............................................................................................................4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................................4
4.1.

Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................4

4.2.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................5

4.3.

Phương pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu đã kết hợp sử dụng các phương pháp sau

đây:


........................................................................................................................................5

4.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................5

4.3.3.

Phương pháp nghiên cứu và phân tích án lệ...............................................................5

5.

Kết cấu của đề tài..................................................................................................................6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CISG VÀ VỀ NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
VIỆT NAM.......................................................................................................................................7
1.1.

Tổng quan về CISG và việc áp dụng CISG tại Việt Nam..................................................7

1.1.1.

Khái niệm CISG.........................................................................................................7

1.1.2.

Đặc điểm.....................................................................................................................7

1.1.3.


Phạm vi áp dụng.......................................................................................................10

1.1.4.

Việt Nam trước và sau khi gia nhập CISG...............................................................11

1.2.

Tổng quan về ngành xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam................................................15

1.2.1.

Thực trạng xuất khẩu thủy sản từ năm 2005 đến năm nay.......................................15

1.2.2.

Thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam...............................23

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CISG TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN THẾ GIỚI..................................................................................................................25
2.1. Thực tiễn áp dụng CISG trong hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản thế giới.......................25


2.1.1. Hoa Kỳ..........................................................................................................................26
2.1.2. Trung Quốc....................................................................................................................28
2.1.3. EU.................................................................................................................................29
2.2. Các án lệ điển hình về việc áp dụng CISG trong hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản trên
thế giới........................................................................................................................................31
2.2.1. Các án lệ điển hình........................................................................................................31
2.2.2. Nhận xét chung thông qua các án lệ:............................................................................41

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN KÝ KẾT, THỰC HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TỪ CÁC
HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM...............................................46
3.1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................46
3.2. Kết quả khảo sát...................................................................................................................47
3.2.2. Phần thứ hai - Thực tiễn soạn thảo hợp đồng................................................................48
3.2.3. Thực tiễn tranh chấp khi thực hiện hợp đồng................................................................53
3.2.4. Hiểu biết của doanh nghiệp về CISG............................................................................58
3.3. Nghiên cứu các tranh chấp từ hợp đồng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã được giải
quyết tại VIAC............................................................................................................................59
3.3.1. Án lệ 1- Tranh chấp về việc kiểm tra chất lượng thủy sản ở cảng đi và cảng đến........60
3.3.2. Án lệ 2 – Người XK VN không giao hàng và khiếu nại của người NK nước ngoài bồi
thường thiệt hại do mua hàng thay thế....................................................................................63
3.3.3. Án lệ 3 - người NK nước ngoài không nhận hàng........................................................64
3.3.4. Án lệ 4 - Rủi ro từ giao dịch qua email.........................................................................66
CHƯƠNG 4 : BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
........................................................................................................................................................67
4.1. Một số bài học cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng các lợi ích do CISG mang lại67
4.1.1. Chủ động tìm hiểu và áp dụng CISG............................................................................67
4.1.2. Cần thận trọng phòng ngừa rủi ro trong việc đàm phán và soạn thảo HĐ....................69
4.1.3. Bài học về thực hiện HĐ và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ.............................72
4.2. Một số kiến nghị.................................................................................................................73


4.2.1. Tăng cường hoạt động tập huấn về CISG cho các doanh nghiệp thủy sản nói riêng và
doanh nghiệp VN nói chung....................................................................................................73
4.2.2. Tạo đầu mối cung cấp/chia sẻ thông tin về các rủi ro/tranh chấp trong quá trình giao
kết, thực hiện HĐ XNK thủy sản............................................................................................74
4.2.3. Xây dựng HĐ mẫu XNK thủy sản cho doanh nghiệp thành viên VASEP....................74
KẾT LUẬN....................................................................................................................................77
PHỤ LỤC 1 – CÁC ÁN LỆ...........................................................................................................79

ÁN LỆ 5: Mực nang và bạch tuộc đông lạnh.............................................................................79
ÁN LỆ 6: Cua và sò huyết..........................................................................................................82
ÁN LỆ 7: Cá thu đông lạnh........................................................................................................84
PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI...............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................92
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................................96
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................98


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắt đầu từ ngày 01/01/1988 khi chính thức có hiệu lực, Công ước của Liên Hợp Quốc về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi là CISG hay Công ước Viên) đã trở
thành một trong những Công ước về mua bán hàng hóa quốc tế được áp dụng rộng rãi,
thành công nhất với hơn 30001 vụ tranh chấp đã được trọng tài và tòa án quốc tế giải
quyết. Công ước Viên năm 1980 tính đến thời điểm hiện tại đã có 86 thành viên. Tính ưu
việt của CISG là ở chỗ, nó không chỉ xây dựng một bộ khung pháp lí thống nhất cho các
quốc gia thành viên áp dụng, mà nó còn cho phép các quốc gia chưa phải thành viên vẫn
được quyền lựa chọn áp dụng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, thúc đẩy thương
mại quốc tế phát triển nhanh chóng.2
Nhận ra được tầm quan trọng của ngành Thương mại Quốc tế đối với nền kinh tế Việt
Nam, rất nhiều luật sư, tổ chức luật pháp hay chính các Doanh nghiệp đã bày tỏ mong
muốn Việt Nam được chính thức gia nhập CISG. Do đó, nhận thấy được nhu cầu và vai
trò vô cùng quan trọng của Công ước, vào ngày 18/12/2015, đi trước rất nhiều nước
ASEAN, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập CISG để trở thành viên thứ 84,
trở thành thành viên thứ 2 của ASEAN chỉ sau Singapore gia nhập CISG. Công ước chính
thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017.3
Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy, mặc dù ngành thủy hải sản chỉ chiếm

khoảng 5% cơ cấu XK Việt Nam 4, nhưng lại đang chứng kiến độ tăng trưởng vô cùng khả
quan. Theo ước tính , tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2017 đạt
khoảng 3,6 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2016 5. Xuất khẩu thủy sản sang các
thị trường nước ngoài lớn như EU, Nhật bản, Trung Quốc, Mỹ (đều là các thành viên của
CISG) đều tăng, đặc biệt là sang Trung Quốc tăng hơn 50%6. Từ đó có thể thấy được nhu
1 Xem tại: cisg.law.pace.edu
2 Xem tại: />%E1%BB%A7a-cisg/
3Xem tại: />4 Bộ Công Thương, Nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế
5Xem tại: />6 Xem tại: />

2

cầu sử dụng CISG của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong tương lai khi kí kết hợp
đồng với các đối tác nước ngoài là rất lớn.
Do chỉ vừa mới chính thức có hiệu lực taị Việt Nam được gần 9 tháng, CISG vẫn còn khá
mới mẻ với rất nhiều Doanh nghệp, Luật sư hay các Sinh viên ngành Luật. Do đó, đề tài
nghiên cứu THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 CỦA LIÊN HỢP QUỐC
VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM mang tính cấp thiết và có tính ứng
dụng không chỉ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản nói riêng mà còn cho cả
các doanh nghiệp thực hiện hoạt động ngoại thương nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài.
Do sự phổ biến rộng rãi nên đã có rất nhiều các đề tài cũng như nghiên cứu về những vấn
đề cả chung và cụ thể của CISG trên thế giới. Nhóm nghiên cứu xin liệt kê một số nghiên
cứu tiêu biểu được đề cập trên trang cisg.law.pace.edu:
 Ademi, Flutra, 2014, The United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods in the Courts and Arbitral Tribunals of the Successor
States of the SFRY, Faculty of Law at the University of Graz, Switzerland. Nghiên
cứu này tập trung phân tích các quy định của CISG khi được áp dụng trong các



trường hợp cụ thể ở Mỹ.
Chan Leng Sun, 2005, Celebrating Success: 25 Years United Nations Convention
on Contracts for the International Sale of Goods, Singapore International
Arbitration Centre. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích một số quy
định của CISG và so sánh một số quy định trong Công ước viên với các điều luật



trong Common Law của Singapore.
Maartje Bijl, 2009, Fundamental Breach in Documentary Sales Contracts The
Doctrine of Strict Compliance with the Underlying Sales Contract, European
Journal of Commercial Contract Law.Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân
tích các vấn đề liên quan đến phá vỡ hợp đồng, hay các vấn đề xung quanh Điều

49 CISG.
 Troiano, Stefano, 2008, The CISG's Impact on EU Legislation, 8 Internationales
Handelsrecht. Tác động của CISG lên hệ thống luật pháp ở các nước EU được
phân tích trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tác giả cũng lí giải sức hấp dẫn của


3

CISG đối với một số quốc gia EU và dự đoán về tầm ảnh hưởng của các tác động
của CISG trong tương lai.
Các nghiên cứu kể trên chủ yếu tập trung phân tích các quy định và tác động của CISG
lên một ngành hay một nền kinh tế cụ thể, cũng như cách áp dụng CISG khi xử lí và giải
quyết các tranh cãi, ngoài ra các tác giả cũng bình luận về những ưu điểm của từng điều
luật hay một số những thiếu sót còn tồn tại của CISG. Phần lớn các nghiên cứu đều thể
hiện rõ sự ủng hộ quyết định gia nhập CISG qua việc nêu ra các điểm phát triển tích cực

từ khi gia nhập Công ước.
Ở Việt Nam, dù CISG chưa được phổ biến rộng rãi nhưng cũng đã có những đơn vị
nghiên cứu hay các chuyên gia, luật sư, học giả cũng đã đóng góp những công trình
nghiên cứu nhất định hay các bài phân tích trên các trang báo, cụ thể như:
 Bộ Công Thương Việt Nam, Nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước
Viên 19890 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). Nghiên cứu dã tổng
hợp, đánh giá tình hình của xuất nhập khẩu tại Việt Nam, so sánh CISG với Luật
Thương mại Việt Nam, phân tích các vấn đề hay gặp trong tranh chấp và hướng
giải quyết của các trọng tài, từ đó đánh giá khả năng gia nhập Công ước Viên của
Việt Nam.
 Uỷ ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế (VCCI), 2010, Đề xuất Việt
Nam gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước Viên 1980CISG). Bên cạnh việc khẳng định sự cần thiết của việc gia nhập CISG, nghiên cứu
còn đề xuất lộ trình cho quá trình gia nhập CISG của Việt Nam.
 Ngoài ra cò có thể kể đến trang web www.cisgvn.net, trang web chính thức của
CISGVN7, nơi đăng tải các nội dung liên quan đến từng điều khoản, giới thiệu tổng
quan về CISG hay nhưng câu hỏi thường gặp khi mọi người bắt đầu tiếp cận với
Công ước Viên. Nhiều ý kiến cũng như dự đoán về các tác động tích cực của CISG
lên nền kinh tế Việt Nam cũng được thể hiện qua nhiều bài viết ở trang web này.
Mặc dù trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về CISG nhưng chưa có nghiên
cứu nào về việc áp dụng CISG trong lĩnh vực thủy sản.

7CISGVN được thành lập từ năm 2010, do Uỷ ban tư vấn chính sách Thương mại quốc tế của VICC thành lập.
nhằm vận động Chình phủ Việt Nam gia nhập CISG và thúc đẩy hội nhập Luật Thương mại Quốc tế của Việt Nam
với thế giới.


4

Cũng có thể thấy rằng, số lượng nghiên cứu về đề tài CISG tại Việt Nam chưa thực sự
nhiều so với các nước trên thế giới, một phần cũng do Việt Nam vừa mới gia nhập Công

ước. Nhóm nghiên cứu nhận thấy chưa có một nghiên cứu cụ thể nào tập trung vào việc
áp dụng CISG trong hoạt động cụ thể của ngành Xuất nhập khẩu thủy sản tại Việt Nam.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã trực tiếp xây dựng một bảng hỏi nhằm khảo sát thuyết phục
hơn mức độ phổ biến của CISG với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam,
từ đó phân tích và đánh giá về thực tiễn áp dụng của CISG trong các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu thủy sản tại nước ta.
3. Mục đích nghiên cứu
Đặt trong hoàn cảnh Công ước Viên vừa mới chính thức có hiệu lực ở Việt Nam, và bối
cảnh giao thương xuất nhập khẩu với các nền kinh tế bạn ngày một nhộn nhịp, nhóm
nghiên cứu thực hiện đề tài nhằm mục đích:
 Phân tích những lợi ích, thuận lơi, thách thức, rủi ro cho các DN XNK thủy sản khi
không áp dụng và khi chọn áp dụng CISG.
 Thông quan quá trình khảo sát, nghiên cứu thực tiễn áp dụng CISG trong lĩnh vực
thủy sản trên thế giới cũng như thực tiễn giao kết, thực hiện và giải quyết tranh
chấp từ hợp đồng XNK thủy sản tại Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm cho
doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng những lợi ích do CISG đem lại và đưa ra
một số kiến nghị, trong đó có ý tưởng về việc xây dựng một Hợp đồng mẫu xuất
nhập khẩu thủy sản cho DN chế biến và xuất khẩu thủy sản thành viên của VASEP,
giúp các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng khi đàm phán ký kết hợp đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

 Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế;
 Các hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp; các khó khăn, rủi ro
pháp lý, các tranh chấp đã phát sinh trong kinh doanh quốc tế mà doanh nghiệp
Việt Nam đã gặp phải.
 Ngành xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam.



5


Các án lệ CISG liên quan đến tranh chấp hợp đồng thủy sản được tổng hợp và ghi
chép trên trang web www.cisg.law.pace.edu,www.unilex.info, www.uncitral.org

4.2.

Phạm vi nghiên cứu

 Về mặt không gian: Việt Nam và một số quốc gia thành viên Công ước Viên. Phạm
vi tiến hành điều tra khảo sát là các DN xuất khẩu thủy sản trên toàn quốc.
 Về mặt thời gian: Các án lệ và phân tích về CISG từ những năm 90 của thế kỷ
trước cho đến nay (vì năm 1988 thì CISG mới bắt đầu có hiệu lực).
Thời gian đề tài được tiến hành bắt đầu từ tháng 05/2017 đến hết tháng 07/2017, trong đó
bảng hỏi được phát và thu thập lại từ ngày 15/06/2017 đến 01/07/2017
4.3.

Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã kết hợp sử dụng các phương pháp sau đây:

4.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: nhóm nghiên cứu đã thu thập các số liệu thứ cấp về tình hình ngành xuất
nhập khẩu thủy hải sản nói chung qua các năm, về các vấn đề chung liên quan đến CISG.
Số liệu sơ cấp: Tiến hành khảo sát thông qua Bảng hỏi nhằm xác định mứcđộ hiểu biết về
CISG của các DN cũng như thực tiễn giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp về hợp
đồng XNK thủy sản của doanh nghiệp.
4.3.2. Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, thống kê

Từ các số liệu số liệu sơ cấp và thứ cấp, thông tin hay đánh giá của các chuyên gia, kết
quả nghiên cứu trên các trang thông tin cơ sở dữ liệu miễn phí về CISG cũng như các số
liệu thống kê từ các báo cáo của các Bộ, VCCI, nhóm nghiên cứu đã áp dụng các phương
pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp và thống kê nhằm đạt được các kết quả nghiên
cứu.
4.3.3. Phương pháp nghiên cứu và phân tích án lệ
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích và đánh giá dựa trên các án lệ có liên quan đến
ngành xuất khẩu thuỷ sản từ các án lệ về CISG được lưu trữ và tổng hợp trên các website
www.unilex.info, www.uncitral.org và www.cisg.law.pace.edu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của đề
tài bao gồm bốn chương:


6

 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CISG VÀ VỀ NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN VIỆT NAM
 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CISG TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN THẾ GIỚI
 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN KÝ KẾT, THỰC HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TỪ CÁC HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
 CHƯƠNG 4 : BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CISG VÀ VỀ NGÀNH XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

1.1.

Tổng quan về CISG và việc áp dụng CISG tại Việt Nam

1.1.1. Khái niệm CISG
CISG là chữ viết tắt theo tiếng Anh của Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention on Contracts for the International Sale of
Goods). CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc
tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho
HĐMBHH quốc tế. Công ước này được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm
1980 (nên còn được gọi là Công ước Viên 1980) và có hiệu lực từ ngày 01/01/19888.
CISG đã và đang tạo ra luật chơi chung cho các quốc gia, một bộ khung pháp lí chung áp
dụng cho mọi HĐMBHH quốc tế, dù ở quốc gia nào. Tính đến thời điểm hiện tại, có thể
khẳng định CISG là Công ước viên thành công nhất trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm
1.1.2.1.

Mục tiêu, vai trò của CISG trong thương mại quốc tế

 Mục tiêu của CISG:
Công ước Viên có 3 mục tiêu chính, trong đó quan trọng nhất là nhằm thống nhất luật áp
dụng cho các HĐMBHH quốc tế. Từ đó, dựa trên mục tiêu tiền đề này, CISG giúp giảm
xung đột pháp luật thông qua việc thống nhất luật nội dung, hạn chế tranh chấp phát sinh.
Từ đó, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa không chỉ giữa các quốc gia
thành viên, mà trên toàn thế giới.
 Vai trò của CISG:
Hiện nay, CISG có 87 quốc gia thành viên9, trong đó bao gồm hầu hết các cường quốc
kinh tế trên thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada, Đức... Đó là lí do vì
sao có đến ba phần tư các giao dịch thương mại hàng hóa trên thế giới được điều chỉnh
bởi CISG. Theo thống kê, có ít nhất 3000 vụ tranh chấp về HĐMBHH quốc tế trong đó

Tòa án và trọng tài áp dụng CISG để giải quyết. Điều này đã thể hiện rõ vai trò của CISG
khi rất nhiều vụ việc trong con số nêu trên xảy ra ở các quốc gia không phải thành viên
của Công ước. Thậm chí tại các quốc gia không phải thành viên, các bên hợp đồng vẫn có
8 Xem Tổng quan CISG,
9 Xem Status United Nations Convention on CISG,


8

thể chọn áp dụng Công ước Viên như là luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc do các trọng tài,
tòa án dẫn chiếu để giải quyết mỗi khi có tranh chấp. CISG, với tính vượt trội và ưu việt
của nó so với luật quốc gia, đã được nhiều doanh nhân tự nguyện lựa chọn cho các hoạt
động mua bán của doanh nghiệp mình.
Thêm vào đó, Công ước còn là tiền đề và là nguồn tham khảo quan trọng của Bộ nguyên
tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) và Bộ nguyên tắc của Luật hợp
đồng Châu Âu (PECL).Các bộ nguyên tắc này đã trở thành những văn bản thống nhất luật
về hợp đồng, được nhiều quốc gia và doanh nhân tham khảo và sử dụng.
Đối với nhiều quốc gia còn đang phát triển, trong đó có Việt Nam, CISG còn trở thành
nguồn tham khảo tin cậy của luật về HĐMBHH. Ví dụ, khái niệm “Vi phạm cơ bản”,
được đưa vào Luật thương mại Việt Nam năm 2005 trên cơ sở tham khảo khái niệm tương
ứng tại Điều 25 CISG.
1.1.2.2.

Các nội dung chính của CISG

CISG gồm 101 Điều, được chia thành 4 phần với các nội dung chính sau:
 Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1 – Điều 13). Phần này quy
định trường hợp nào CISG được áp dụng, đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong áp
dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên,
nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng.

 Phần 2: Thành lập hợp đồng (trình tự, thủ tục kí kết HĐ) (Điều 14 – Điều 24):
Trong phần này, Công ước quy định chi tiết các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá
trình kí kết HĐMBHH quốc tế.
 Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 – Điều 88): Phần này quy định các vấn đề
pháp lý trong quá trình thực hiện HĐ như quyền và nghĩa vụ của Người Bán và
Người Mua, trách nhiệm các bên khi không thực hiện đúng hợp đồng, vấn đề bồi
thường thiệt hại, hủy hợp đồng, miễn trách,… Khi một bên vi phạm HĐ, Công ước
cũng cho phép Bên bán và Bên mua áp dụng các biện pháp như: buộc thực hiện
đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại hay hủy bỏ hợp đồng.
Ngoài ra, còn có các quy định về giá, gia hạn hoặc tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ,
…CISG cũng đề cập đến vấn đề miễn trách, hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng và
bảo quản hàng hóa khi có tranh chấp.


9

 Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 – Điều 101): Phần này quy định về các
thủ tục để các quốc gia kí kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo lưu có thể áp
dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn đề thủ tục khác.
Có thể kết luận, với tính chất là một văn bản luật điều chỉnh về hợp đồng, CISG đã bao
quát hầu hết các vấn đề pháp lí quan trọng trong quá trình đàm phán và thực hiện hợp
đồng.
1.1.2.3.

CISG và luật Việt Nam có gì giống và khác nhau?

Về cơ bản, các quy định của pháp luật Việt Nam về HĐMBHH đều tương thích với những
quy định của CISG, dù thường thì một số vấn đề được quy định cụ thể và chi tiết hơn
trong CISG. Trong đó, nhóm nghiên cứu xin được trình bày một số khác biệt cơ bản sau:
Đầu tiên về hình thức của hợp đồng, Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định HĐ chỉ

được công nhận dưới hình thức văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương
(điện báo, fax, telex, thông điệp điện tử…). Trong khi đó, Điều 11 CISG quy định HĐ có
thể bằng văn bản, bằng lời nói, bằng hành vi; có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể
cả bằng nhân chứng. Lưu ý là Việt Nam đã thực hiện bảo lưu về hình thức của HĐMBHH
quốc tế theo quy định tại Điều 96 CISG.
Trong mục Nội dung chủ yếu của chào hàng, nếu Luật Thương mại Việt Nam không có
quy định cụ thể, thì điều này lại được đề cập ở Điều 14 của Công ước ( Bao gồm tên
hàng, số lượng, giá cả). Hay trong mục Thời hạn khiếu nại, Luật Việt Nam chỉ cho thời
hạn trong 6 tháng (Điều 318), còn trong Điều 39 CISG, khoảng thời gian này là 2 năm.
Trong điều 312 Luật Thương mại, chế tài hủy HĐ được áp dụng khi một bên vi phạm HĐ,
còn trong Công ước Viên thì điều khoản này được bổ sung thêm trường hợp khi khi bên vi
phạm không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm (điều 49.1 và điều
64.1).
1.1.3. Phạm vi áp dụng
1.1.3.1.

Bốn trường hợp áp dụng CISG:

Theo quy định của CISG và thực tiễn HĐMBHH quốc tế, có bốn trường hợp CISG được
áp dụng:
 Trường hợp đầu tiên là khi các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia là
thành viên của CISG (theo Điều 1.1.a CISG). Đây có lẽ là trường hợp áp dụng phổ


10

biến nhất của Công ước Viên. Ví dụ như, kể từ ngày 01/01/2017 khi CISG chính
thức có hiệu lực ở việt Nam, khi các DN Việt Nam kí kết HĐ với các danh nghiệp
có trụ sở ở quốc gia mà cũng là thành viên của CISG như, Trung Quốc hay Mỹ, sẽ
áp dụng CISG, trừ khi các bên lựa chọn quyền loại trừ việc áp dụng Công ước.

 Trong trường hợp thứ hai là khi một DN Việt Nam kí kết hợp đồng với bên không
có trụ sở tại một quốc gia thành viên Công ước, CISG cũng có thể được áp dụng
(theo Điều 1.1.b CISG)
 Trường hợp thứ ba, kể cả khi các bên của hợp đồng, dù chưa có trụ sở tại quốc gia
thành viên, vẫn có quyền lựa chọn CISG như là luật áp dụng của mình theo nguyên
tắc tự do lựa chọn luật áp dụng cho HĐMBHH quốc tế nói riêng và cho hợp đồng
dân sự nói chung được thừa nhận rộng rãi trong tư pháp quốc tế của nhiều quốc
gia.
 Trường hợp thứ tư khá phổ biến khi tòa án quốc gia, hay trọng tài quốc tế quyết
định áp dụng CISG khi các bên của hợp đồng không lựa chọn luật điều chỉnh hợp
đồng hay khi một nguồn luật bổ sung cho một luật quốc gia đã được lựa chọn.
1.1.3.2.

Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa theo CISG

Một đặc điểm rất nổi bật của CISG nằm ở tính quốc tế của nó, khi không đặt nặng vấn đề
quốc tịch của các bên. Điều này có nghĩa là khi hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết
giữa hai công ty có quốc tịch khác nhau, nhưng lại có địa điểm kinh doanh tại cùng một
quốc gia, thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG. Cần lưu ý là CISG không quy
định tiêu chí hàng hóa phải được chuyển qua biên giới.Ví dụ, một HĐMBHH được ký kết
giữa một DN Việt Nam và một DN Pháp, hàng hóa không được XK ra nước ngoài mà
được giao cho một DN khác tại Việt Nam (DN này làm gia công cho DN Pháp). Một hợp
đồng như vậy, mặc dù không có sự di chuyển của hàng hóa qua biên giới, vẫn được coi là
HĐMBHH quốc tế theo quy định của CISG.
1.1.3.3.

Một số loại hàng hóa mà CISG không áp dụng điều chỉnh

Công ước không áp dụng trong những giao dịch mua bán tàu thủy, máy bay, các máy chạy
trên đệm không khí và điện năng (Điều 2 CISG).

Đối tượng được coi là “hàng hóa” theo CISG :


11

CISG không quy định những điều kiện cụ thể về hàng hóa. Tuy nhiên thông qua các bình
luận pháp lý và vụ việc cụ thể trên thực tế, đối tượng được coi là “hàng hóa” theo CISG
phải là các tài sản hữu hình và có thể di chuyển được.
Trong thực tiễn áp dụng CISG, phần mềm máy tính (computer software) có thể được coi
là hàng hóa nếu đó là một phần mềm tiêu chuẩn. Phần mềm sẽ không được coi là hàng
hóa trên cơ sở CISG chỉ trong trường hợp phần mềm đó được sản xuất theo nhu cầu của
một khách hàng cụ thể (custom-made software).
1.1.3.4.

Quyền từ chối áp dụng Công ước trong CISG.

Theo Điều 6 CISG, các bên có thể không áp dụng Công ước nhưng không quy định cụ thể
về cách thức từ chối áp dụng Công ước. Thực tiễn cho thấy cách đơn giản nhất để các bên
từ chối áp dụng CISG một cách hợp lệ là bổ sung một điều khoản chọn luật vào hợp đồng
mua bán của họ. Nếu luật áp dụng được lựa chọn là luật của quốc gia không phải thành
viên CISG thì Công ước đương nhiên không được áp dụng.Điều khoản chọn luật khi đó
được coi là sự từ chối áp dụng CISG hợp lệ.
Ví dụ, hợp đồng giữa DN Đức và doanh nghiệp Trung Quốc. Nếu trong hợp đồng, hai bên
không thỏa thuận luật áp dụng thì CISG sẽ được áp dụng theo Điều 1.1.a CISG vì Đức và
Trung Quốc là hai quốc gia thành viên CISG.
Nếu trong hợp đồng, hai bên thỏa thuận áp dụng luật của Anh (chưa phải là thành viên
CISG) thì thỏa thuận này được coi là sự từ chối áp dụng CISG.
1.1.4. Việt Nam trước và sau khi gia nhập CISG
1.1.4.1.


Thực trạng vấn đề luật áp dụng tại Việt Nam trước khi gia nhập CISG.

Trước khi trở thành thành viên chính thức của CISG, các DN Việt Nam đã gặp một số
những khó khăn nhất định liên quan đến vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng.
Khó khăn đầu tiên là khi chọn luật áp dụng cho hợp đồng: Măc dù khi chưa là quốc gia
thành viên, Việt Nam và bên đối tác vẫn hoàn toàn có quyền chọn CISG là luật áp dụng.
Nhưng do sự thiếu hiểu biết sâu của các doanh ngiệp và sự phổ biến chưa được rộng rãi
mà hầu như chưa có Hợp đồng nào được ghi nhận là áp dụng CISG ở Việt Nam. Điều này
có nghĩa các bên hoặc phải chọn luật từ một trong hai bên, hoặc luật một bên thứ 3 lựa
chọn thứ nhất có thể gây sự không thoải mái cho phía có luật quốc gia không được áp
dụng, lựa chọn thứ 2 cũng mang nhiều rủi ro nếu các bên không hiểu rõ luật bên thứ 3
này.


12

Thứ hai là sự bị động khi không chọn được luật áp dụng: Có một thực trạng hết sức đáng
buồn ở Việt Nam đó là các doanh nghiệp thường không quan tâm đến luật áp dụng khi kí
kết hợp đồng10. Khi Việt Nam chưa là thành viên của Công ước Viên, tòa sẽ chọn Luật áp
dụng mỗi khi có tranh chấp, gây ra sự bị động rất lớn do các doanh nghiệp không biết rõ
được luật sẽ được áp dụng. Thực trạng này sẽ được cải thiện khi Việt Nam chính thức là
thành viên CISG, vì đối với hợp đồng được ký với các đối tác của các quốc gia thành viên
Công ước, CISG sẽ tự động được áp dụng nếu các bên không có lựa chọn trước. Điều này
giúp giảm đáng kể tính khó dự đoán mỗi khi tranh chấp xảy ra.
1.1.4.2.

Lợi ích khi gia nhập CISG

Trở thành một thành viên của Công ước Viên đem đến cho Việt Nam những lợi ích về mặt
kinh tế (đối với các doanh nghiệp) và lợi ích về mặt pháp lý (đối với hệ thống pháp luật

Việt Nam).
 Lợi ích về mặt pháp lý:
Thứ nhất, việc trở thành một thành viên CISG sẽ giúp tạo ra một hệ thống pháp luật mua
bán hàng hóa quốc tế thống nhất giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế.
Trong các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế thường xuyên xuất hiện những bất đồng,
xung đột đến từ các hệ thống pháp luật khác nhau, nên với tính chất là một văn bản thống
nhất luật, CISG giúp giải quyết các mâu thuẫn kể trên, thúc đẩy thương mại quốc tế phát
triển. Vì vậy, khi Việt Nam gia nhập CISG, nước ta cũng sẽ được hưởng những lợi ích từ
tính chất thống nhất của bộ luật này. Đặc biệt, trong hoạt động XK thuỷ sản, các thị
trường XK lớn của ta đều là thành viên của CISG như Mỹ, EU, Nhật Bản hay Trung
Quốc. Việc sử dụng chung một nguồn luật sẽ giúp doanh nghiệp từ các nước dễ dàng giải
quyết tranh chấp, tăng độ tin cậy giữa các bên.
Thứ hai, trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập, việc gia nhập CISG
tăng cường mức độ hội nhập của nước ta, giúp hài hoà về hệ thống pháp luật với các nước
đối tác.
Thứ ba, CISG sẽ giúp nước ta hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng
và pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung. Điều này đã được minh chứng qua những
phản hồi tích cực của những nước đã là thành viên trước đó như Đức, Pháp, Nhật Bản,…
10Xem Những lợi ích của Việt Nam khi gia nhập CISG, 7/09/2010,
< />

13

Đặc biệt trong quá trình soạn thảo Luật Thương mại 2005, chúng ta đã tham khảo nguồn
luật từ CISG, nên khi trở thành một thành viên chính thức thì tác động tích cực của CISG
lên luật Việt Nam sẽ còn rõ hơn.
Thứ tư, do các đối tác quốc tế của ta chủ yếu là các thành viên của CISG, nên việc tham
gia CISG cũng là điều kiện để giải quyết tranh chấp nếu có. Với phạm vi áp dụng rộng,
CISG tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán trở nên dễ
dàng hơn.

 Lợi ích về mặt kinh tế
Đầu tiên, tham gia CISG giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm được chi phí và tránh
được các tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Việc có một nguồn
luật thống nhất chung sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian đàm phán để thống nhất lựa chọn
luật áp dụng cho HĐ. Bên cạnh đó CISG còn giúp các doanh nghiệp giảm bớt các khó
khăn và chi phí có thể phát sinh do luật được lựa chọn để áp dụng cho hợp đồng là luật
nước ngoài bởi việc tìm hiểu và áp dụng luật nước ngoài vô cùng tốn kém và chứa đây rủi
ro. Ngoài ra việc sử dụng CISG giúp doanh nghiệp tránh được việc phải sử dụng đến quy
phạm xung đột trong tư pháp quốc tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Trong khi
quy phạm luật xung đột thường là khác nhau ở các quốc gia, vì thế, việc áp dụng các quy
phạm này thường dẫn đến đến việc khó dự đoán và bất cập mỗi khi có tranh chấp. Đặc
biệt, CISG chỉ áp dụng nếu các bên không quy định gì về luật áp dụng. Vì vậy, các bên
vẫn có thể tự do lựa chọn luật áp dụng nên có thể nói, CISG là “tấm đệm” an toàn cho
doanh nghiệp trong nhiều ngành. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên trường quốc tế
thường không có tiếng nói, dễ bị áp đặt bất công, vì thế sử dụng một bộ luật thống nhất sẽ
bảo vệ tính bình đẳng, hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp.
Thứ hai, CISG là một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn, giúp cho các hoạt
động thương mại quốc tế trở nên dễ dàng. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có căn cứ hợp
lý để giải quyết tranh chấp nếu phát sinh, từ đó có điều kiện cạnh tranh công bằng hơn
trên trường quốc tế.
Thứ ba, việc áp dụng CISG sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc phòng
tránh những tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế Việt Nam đang trên con đường


14

hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động
thương mại quốc tế, trong đó thương mại hàng hóa vẫn là hoạt động sôi động nhất.
1.1.4.3.


Một số lưu ý khi áp dụng CISG

Bên cạnh nhiều điểm mạnh, CISG cũng tồn tại một số điểm bất cập cần được lưu ý khi áp
dụng:
Thứ nhất, về mặt nội dung, CISG không áp dụng cho hợp đồng mua tất cả các loại hàng
hóa. Ví dụ như hàng hóa để sử dụng vào mục đích cá nhân hoặc gia đình, phi cơ, tàu thủy,
điện năng,… Những mục hàng hóa không thuộc phạm vi áp dụng của CISG đã được nêu
rõ trong Điều2. Hơn nữa, CISG cũng không xử lí những vấn đề liên quan đến hiệu lực và
hệ quả pháp lí của hợp đồng (Điều 4), hoặc những vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp
lí của sản phẩm (Điều 5). Chính vì thế bên cạnh việc áp dụng CISG, các doanh nghiệp
không được lơ là, vẫn phải chủ động trong việc tìm hiểu việc áp dụng các nguồn luật quốc
gia khác.
Thêm vào đó, được soạn thảo từ năm 1980, thế nên CISG vẫn chưa có những điều chỉnh
về các vấn đề mua bán hàng hoá quốc tế mới phát sinh 11. CISG không có cơ chế sửa đổi
nên có thể, các bên vẫn phải áp dụng những hệ thống luật bổ sung khác để giải quyết
những vấn đề mới mà chưa được CISG đề cập dù đã chọn áp dụng CISG cho hợp đồng
của mình.
Mặc dù rất nhiều quốc gia đã gia nhập, vẫn còn nhiều nước khác chưa là thành viên của
CISG, tiêu biểu như các nước trong khu vực ASEAN, một trong những đối tác thương
mại quan trọng của Việt Nam. Điều này có thể không làm CISG phát huy hết tiềm năng
khi doanh nghiệp Việt Nam kí kết hợp đồng với các đối tác đến từ nước chưa là thành
viên Công ước Viên.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp hiện nay thường có thông lệ sử dụng những hợp đồng
mẫu sẵn có theo ngành của mình, ví dụ như cà phê, gạo,…Thông lệ này có thể khiến các
doanh nghiệp chần chừ áp dụng CISG khi không muốn từ bỏ thói quen của mình, từ chối
áp dụng CISG kể cả khi Việt nam đã gia nhập Công ước.
1.2.

Tổng quan về ngành xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam


Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thuỷ hải sản lớn nhất thế giới. Đường bờ
biển dài 3620 km cùng hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi
11Xem Những điều bất cập của Công ước Viên mà Việt Nam cần lưu ý, trungtamwwto.vn, />

15

cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta. Sản lượng thủy sản Việt Nam
đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm 12.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc thông qua những chủ
trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, sản lượng bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp
đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Trong khi đó sản lượng
khai thác thuỷ hải sản của ta chỉ đạt mức bình quân là 6,42%/năm do sự cạn kiệt về nguồn
thuỷ hải sản tự nhiên. Thêm vào đó, vì Việt Nam chủ yếu là XK thủy sản trong khi nhập
khẩu không đáng kể nên phần sau đây nhóm nghiên cứu chỉ trình bày về XK thủy sản.
1.2.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản từ năm 2005 đến năm nay
1.2.1.1.

Tổng quan tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản và tốc độ tăng
trưởng từ năm 2005 đến nay

 Tổng giá trị kim ngạch và tốc độ tăng trưởng
Xuất khẩu thuỷ hải sản của nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc trong suốt 20 năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 1995 chỉ đạt 550 triệu nay đã đạt mức tăng trưởng
bình quân là 15,6%/ năm. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 nước xuất khẩu
thuỷ sản lớn nhất thế giới, nắm giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp thuỷ sản toàn cầu.
Một trong những yếu tố giúp cho ngành xuất khẩu thuỷ sản của nước ta đạt được mức
tăng trưởng như hiện nay đó chính là sự đột phá, phát triển mạnh mẽ trong hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản đặc biệt là cá tra và tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng).
Từ năm 2005 đến nay, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta luôn nằm trong
những mặt hàng xuất khẩu đem về lợi nhuận cao nhất. Năm 2016, nước ta đã thành công

xuất khẩu thuỷ sản sang 160 nước và vùng lãnh thổ trong đó 3 thị trường chính là Mỹ
chiếm 20,6%, EU 17,3% và Nhật Bản 15,7%. Đồng thời ngành thuỷ sản nước ta cũng
đang tập trung khai thác một số thị trường tiềm năng khác như Trung Quốc, các nước
thuộc ASEAN.

12Xem tại:< ngày 4/7/2017


16

Hình 1: XK thủy sản Việt Nam năm 2005 – 2016 (Nguồn: VASEP)
Trước hết, nhìn chung, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành thuỷ sản nước ta đang đạt
mức tăng trưởng ổn định. Kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản năm 2005 đặt mức
2,739 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 14% so với năm ngoái. Năm 2006 Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giá trị kim
ngạch và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục đạt được những
con số khả quan trừ 3 năm là năm 2009, 2012 và 2015. Cụ thể, khởi điểm năm 2006, xuất
khẩu thủy sản đạt xấp xỉ 3,4 tỷ USD và mức tăng trưởng cao tới 22,6%. Con số này đã
vươn lên đến 3,76 tỷ USD vào năm 2007, tăng 12,1%. Tuy nhiên sang năm 2009, cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kim ngạch và tốc độ tăng
trưởng của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của ngành xuất khẩu thuỷ sản nói riêng. Điều
này khiến cho giá trị kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảm 5,7% xuống còn 4,25 tỷ
USD trong khi năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của ngành đã đạt tới mốc 4,5 tỷ USD.
Trong 2 năm tiếp theo là 2010 và 2011, ngành xuất khẩu thủy sản của nước ta bắt đầu có
những dấu hiệu khởi sắc với mức kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 5,02 tỷ USD, 18%
và 6,11 tỷ USD, 21,8%. Tuy nhiên đến năm 2012, theo báo cáo số liệu Thống kê Hải
quan, xuất khẩu thuỷ sản lại 1 lần nữa gặp khó khăn khi chỉ đạt được 6,09 tỷ USD, giảm
0,4 % so với năm trước đấy. Những năm tiếp theo giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm
mặt hàng này tiếp tục tăng cao, đạt tới 6,8 tỷ USD năm 2013 và lên mức cao nhất là 7,9 tỷ
USD vào năm 2014.

Tuy nhiên đến năm 2015, ngành xuất khẩu thuỷ hải sản của ta gặp phải những khó khăn,
thách thức lớn gây ảnh hưởng nặng nề lên tổng giá trị kim ngạch toàn ngành, dù đã đón
đầu trước những cơ hội và thách thức nhưng thủy sản Việt Nam vẫn chưa kịp thích nghi


17

và ứng phó với nhiều rào cản. Năm 2015, tổng giá trị XK đạt 6,6 tỷ tỷ USD, giảm xấp xỉ
16% so với năm trước. Đặc biệt, 3 sản phẩm thủy sản XK chủ lực của ngành là tôm giảm
26,2%; cá tra giảm 10,3% và cá ngừ giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước 13. Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này là do Mỹ và EU – 2 đối tác quan trọng của nước ta tang cường hoạt
động giám sát và quản lý thuỷ sản khai thác, biến động tỷ giá gây nên sức ép không nhỏ
đến thị trường xuấ khẩu và đặc biệt là chương trình thanh tra cá da trơn với các rào cản kỹ
thuật và thương mại được các nước nhập khẩu đưa ra đẩy ta vào nguy cơ vuột mất thị
trường Mỹ. Ngoài ra năm 2015, dịch bệnh thuỷ sản diễn biến khá phức tạp gây ảnh hưởng
lớn tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Vượt qua những khó khăn về thị trường xuất khẩu và những bất lợi về môi trường, khi
hậu, đến năm 2016 ngành xuất khẩu thuỷ sản của ta đã dần khôi phục, đạt tổng giá trị kim
ngạch lên đến 7 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2015. Theo báo cáo sơ bộ của Thống kê
hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đến hết ngày 31/6/2017 đạt xấp xỉ hơn 3,5
tỷ USD.
1.2.1.2.

Tổng quan giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, tốc độ tăng trưởng và

các mặt hàng ở các thị trường xuất khẩu chính là thành viên của CISG từ năm 2005
đến nay:
Như đã đề cập ở phía trên, thị trường xuất khẩu thuỷ sản của nước ta đến năm 2016 tăng
lên đến 160 nước. Trong đó, các nước là bạn hàng, nhập khẩu thuỷ sản của nước ta là
thành viên của CISG chiếm 64%.


36.00%

64.00%

Các nước
thành viên
CISG

13Xem tại Thành Long, 26/12/2015, “Xuất khẩu thuỷ sản 2015 giảm 16%” truy cập tại
< ngày 4/7/2017


18

Hình 2: Tỷ lệ các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam là thành viên CISG năm 2016
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong đó 4 thị trường xuất khẩu chính bao gồm Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc EU và
Trung Quốc đều là các quốc gia thành viên của Công ước viên 1980 (CISG). Kim ngạch
XK vào 4 thị trường này chiếm tới hơn 50% kim ngạch XK thuỷ sản của nước ta.
 Thị trường Mỹ:
Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt nam. Nhu cầu
thuỷ sản của thị trường Mỹ vô cùng phong phú và đa dạng đặc biệt là tôm, cá tra, các loại
cá đông lạnh, … Tuy nhiên sản lượng thuỷ sản của Việt Nam XK vào Mỹ không đều qua
mỗi năm do đây là một thị trường khá khó tính với nhiều quy định kiểm tra chất lượng
ngặt nghèo và đặc biết tính cạnh tranh gay gắt trước những đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ,
… Năm 2005 sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ lần lượt là 91,1
nghìn tấn, (đạt kim ngạch đạt 634 triệu USD), 664 nghìn tấn, 720,5 triệu USD và 771,5
triệu USD, tăng 8,5% và 7%14. Tuy nhiên đến năm 2009, dưới ảnh hưởng nặng nề của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá trị XK thuỷ sản sang Mỹ giảm chỉ còn 711 triệu

USD, giảm 8,4%. Các năm tiếp theo, xuất khẩu thuỷ sản đã khôi phục và có những dấu
hiệu khởi sắc, giá trị XK ở các năm sau từ 2010 đến 2014 tăng cao. Năm 2010, kim ngạch
XK thuỷ sản ở Mỹ đạt 956 triệu USD, tăng 25%. Năm 2011 và 2012, kim ngạch XK vượt
ngưỡng 1 tỷ USD. Con số này tiếp tục tăng cao và đạt tới 1,4 tỷ USD vào năm 2013. Đến
năm 2014, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của nước ta với giá trị kim
ngạch lên tới 1,7 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2013 và chiếm tới hơn 24% tổng giá trị
kim ngạch XK của năm đó. Thế nhưng đến năm 2015, mặc dù vẫn là thị trường lớn nhất
của Việt Nam nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tại Mỹ giảm xuống còn 1,3 tỷ
USD. Theo VASEP, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các các doanh nghiệp của
ta đang phải chịu sức ép từ thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ đối với 2 mặt
hàng chủ lực của ta là tôm và cá tra 15. Năm 2016 giá trị xuất khẩu thuỷ sản ở thị trường
Mỹ bắt đầu tăng trở lại đạt 1,4 tỷ USD, tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam
14Xem tại :< ngày 4/7/2017
15Xem tại :< ngày
4/7/2017


19
1705

1800
1600

1456

1400

1159 1164


1200

1306

1435.6

956

1000
800 634
600

771.5 711
664 720.5

400
200
0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Kim ngạch (Triệu USD)

Hình 3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tại thị trường Mỹ từ năm 2005 – 2016
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
 Thị trường EU:
Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm 25 quốc gia với khoảng 500 triệu người tiêu dùng.Các
nước thành viên thuộc EU đã kí với nhau hiệp ước thống nhất về hải quan, định mức thuế
hải quan áp dụng cho tất cả các nước thành viên.
Đối với mặt hàng thuỷ sản, EU là một trong những thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất
của các doanh nghiệp Việt Nam.Hàng năm, sản lượng thuỷ sản nhập khẩu vào EU chiếm

từ 25-30% toàn thế giới. Các đối tác chủ yếu cảu ngành thuỷ sản nước ta thuộc Liên Minh
Châu Âu bao gồm Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỹ, Hy Lạp, etc…
Đặc biệt là giá cả mặt hàng thuỷ sản ở thị trường EU thường cao hơn các thị trường Châu
Á trung bình khoảng từ 1,1 đến 1,4 lần và có tính ổn định, nhu cầu cao 16. Ngoài ra, Uỷ
ban nghề cá EU còn tuyên bố cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác. Điều này đã dẫn đến nhu
cầu các sản phầm thuỷ sản từ nguồn nhập khẩu tăng cao, tạo điều kiện cho các nước xuất
khẩu thuỷ sản và đặc biệt là Việt Nam có thể tận dụng khai thác thị trường tiềm năng này.
Từ sau năm 2006, khi Việt Nam bắt đầu trở thành 1 thành viên của WTO, sản lượng thuỷ
sản xuất khẩu sang các nước đặc biệt là EU tăng cao. Năm 2006, kim ngạch XK thuỷ sản
sang EU đạt 728 triệu USD, trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau Nhật Bản. Sang
16Xem tại “Một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam” truy cập tại < ngày 4/7/2017


20

đến 2007, giá trị XK thuỷ sản ở EU đạt tới 924 triệu USD, đưa EU trở thành đối tác lớn
nhất của nước ta. Từ năm 2008 đến nay, kim ngạch XK thuỷ sản ở Châu Âu luôn vượt
ngưỡng 1 tỷ USD. Năm 2008, giá trị XK đạt 1,153 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước.
Cũng như thị trường Mỹ, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thuỷ sản
xuất khẩu sang EU giảm nhẹ xuống còn 1,119 tỷ USD. Giá trị XK thuỷ sản tại EU tăng
trở lại vào năm 2010 và 2011, lần lượt đạt 1,2 tỷ USD và 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên đến năm
2012, do áp lực từ khủng hoảng tài chính và việc chăn nuôi tôm với cá tra gặp khó khăn,
nên kim ngạch XK tụt xuống còn 1,1 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu tại thị trường EU vẫn tiếp
tục giữ vững phong độ khi sang năm 2013, và một lần nữa tăng mạnh, đạt tới 1,4 tỷ USD.
Năm 2015, do biến động tỷ giá đồng euro khiến cho các mặt hàng xuất khẩu của nước ta
trở nên đắt đỏ, làm giảm sức cạnh tranh, dẫn đến kim ngạch giamr 23% xuống còn 1,156
tỷ USD. Từ năm 2015 đến nay, kim ngạch XK sang EU duy trì ở mức 1,1 tỷ USD.
1600

1431


1360

1400

1153 1119 1204

1200

11331179.6

1156 1196

924

1000
728

800
600
400 243.9
200
0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Kim ngạch (Triệu USD)

Hình 4. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản tại thị trường EU từ năm 2005 - 2016
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
 Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là quốc gia có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người cao nhất thế giới
(67kg/người /năm)17.Tuy nhiên Nhật Bản vốn có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng
thuỷ sản bởi nước này sở hữu 1 đường bờ biển dài cùng với những kĩ thuật đánh bắt xa bờ

17Xem tại “Một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam” truy cập tại < ngày 4/7/2017


21

tân tiến nhất. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là 1 trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất
của nước ta do nhu cầu lớn về tôm, cá ngừ, surimi, cua,…
Nhìn chung, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật của nước ta luôn đạt giá trị cao và
ổn định. Từ năm 2005 đến 2006, Nhật Bản là thị trường XK lớn nhất của nước ta với giá
trị xuất khẩu lên đến 754 triệu USD và 813 triệu USD. Kim ngạch các năm 2007, 2008,
2009 vµ 2010 lần lượt là 755 triệu USD, 829 triệu USD, 761,4 triệu USD và 894 triệu
USD. Từ năm 2011 đến nay, giá trị thuỷ sản XK ở thị trường Nhật Bản tăng trưởng ổn
định qua các năm và đều ở ngưỡng 1 tỷ USD. Trong đó, năm 2014 đạt kim ngạch cao nhất
trong các năm xấp xỉ 1,2 tý USD, tăng 6% so với năm trước đó. Cũng giống như ở thị
trường EU, năm 2015, do biến động tỷ giá đồng yên Nhật trở nên đặt hơn, điều này khiển
các mặt hàng xuất khẩu vào Nhật trở nên đắt đỏ hơn, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của
thuỷ sản nước ta, dẫn đến kim ngạch sụt giảm nhẹ xuống còn 1, 03 tỷ USD.
1400
1200
1000
800
Kim ngạch
(Triệu
USD)

600

400
200
0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Hình 5: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tại thị trường Nhật Bản từ năm 2005 - 2016
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
 Thị trường Trung Quốc:
Trước sức ép tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản, các doanh nghiệp
Việt Nam chuyển dần sang khai thác các thị trường khác. Trung Quốc là một trong những
thị trường tiềm năng nhất do dân số đông đúc cùng tạo nên nhu cầu lớn. Từ năm 2007 đến
2015 kim ngạch XK thuỷ sản tại thị trường Trung Quốc luôn tăng đều. Năm 2007, kim
ngạch XK sang Trung Quốc chỉ đạt 86,5 triệu USD. Các năm tiếp theo con số này tiếp tục
tăng cao lên 92,4 triệu USD năm 2008; 124,7 triệu USD năm 2009 dù cho năm này các
thị trường khác đều sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; năm


22

2010 tăng 29% lên 176 triệu USD. Kim ngạch XK năm 2011, 2012, 2013 và 2014 lần
lượt là 223,4 triệu USD, 295 triệu USD, 422 triệu USD và 468,3 triệu USD với mức tăng
trưởng lần lượt là 21%, 24%, 29% và 9%. Sang đến năm 2015, giá trị thuỷ sản xuất khẩu
của ta tại Trung Quốc giảm nhẹ 4% xuống còn 447,6 triệu USD. Tuy nhiên đến năm 2016
con số này 1 lần nữa tăng 34% lên 685 triệu USD. Càng ngày thị trường Trung Quốc càng
trở nên tiềm năng hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Tuy nhiên các chuyên gia của VASEP bày tỏ ra quan ngại trước sự mở rộng của thị trường
này. Nguyên nhân được họ đưa ra là do đây là một thị trường khá bất thường.

Kim ngạch (Triệ u USD)

800
700
600
500
400
300
200
100
0

Kim ngạch (Triệu USD)

07 08 09 10 11 12 13 14 15 16
20 20 20 20 20 20 20 20 20 20

Hình 6: Giá trị kim ngạch XNK thủy sản tại thị trường Trung Quốc từ năm 2007 - 2016
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
1.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
1.2.2.1.

Thuận lợi

Trước hết, về điều kiện tự nhiên, như đã nói ở trên, nước ta sở hữu đường bờ biển dài
3620 km cùng với 4 ngư trường trọng điểm là Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư
trường vịnh Thái Lan), Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Ngư
trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ), Ngư trường quần đảo Hoàng
Sa, quần đảo Trường Sa. Những điều kiện này đã tạo ra nguồn tài nguyên thuỷ hải sản
phong phú, dồi dào và có giá trị cao như tôm, cá ngừ, cá tra. Bên cạnh đó dọc bờ biển
nước ta có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ
sản nước lợ. Ngoài ra nước ta còn có nhiều song, ngòi, kênh rạch, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.


×